You are on page 1of 45

CHƯƠNG 4

ĐO LƯỜNG VÀ GHI NHẬN


ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
MỤC TIÊU CHƯƠNG

 Nhận thức được sự cần thiết của đo lường và phân tích


được các yêu cầu của đo lường kế toán
 Giải thích được các cơ sở của đo lường
 Giải thích và vận dụng được nguyên tắc đo lường tài sản,
nợ phải trả, vốn chủ sở hữu.
 Giải thích và vận dụng được nguyên tắc đo lường doanh
thu, chi phí, lợi nhuận.
 Vận dụng đo lường đối tượng kế toán trong quá trình ghi
nhận các giao dịch kinh tế chủ yếu.
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

 Để ghi nhận tài sản và sự vận động của tài sản có thể sử
dụng nhiều loại thước đo khác nhau như thước đo hiện vật
(cái, kg,v.v.), thước đo lao động (giờ công, ngày công, v.v.)
và thước đo tiền tệ.
 Tiền tệ là một đơn vị đo lường thống nhất, giúp tổng hợp,
phản ánh đúng đắn tình hình tài sản, nguồn hình thành tài
sản cũng như sự vận động của tài sản, phân tích và đánh
giá đúng tình hình tài chính của đơn vị.
việc sử dụng thước đo tiền tệ là bắt buộc và chủ yếu để
phản ánh thông tin về các đối tượng
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

 Đo lường kế toán là quy trình xác định giá trị bằng tiền các
đối tượng kế toán.
 Vai trò:

+ Đối với kế toán,


làm căn cứ cho việc ghi nhận các đối tượng kế toán vào
sổ sách
xác định những chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho công tác
quản lý hoạt động kinh doanh.
+ Đối với quản lý,
xác định những chỉ tiêu để thực hiện đánh giá hiệu quả
hoạt động ở từng bộ phận hoặc từng giai đoạn hoạt động sản
xuất cụ thể
xác lập những căn cứ để giám sát toàn bộ tình hình của
đơn vị.
YÊU CẦU CỦA ĐO LƯỜNG ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

 Độ tin cậy của đo lường

 Sử dụng ước tính kế toán hợp lí

 Tính thống nhất trong đo lường

 Tính có thể xác minh được


ĐỘ TIN CẬY CỦA ĐO LƯỜNG

Tính tin cậy của đo lường thể hiện ở các khía cạnh:

 trình bày trung thực

 khách quan

 có thể xác minh được

quá trình đo lường đối tượng kế toán phải dựa trên cơ
sở các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ và hợp lí liên quan
đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị.
SỬ D Ụ NG ƯỚC TÍNH KẾ T O Á N HỢP L Í

 Ước tính kế toán là quá trình xét đoán dựa trên thông tin
tin cậy nhất và mới nhất tại thời điểm ước tính .
 Đối với nhiều ước tính kế toán, việc xét đoán bao gồm đưa
ra giả định về các vấn đề không chắc chắn tại thời điểm ước
tính (nguyên tắc thận trọng)
 Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
+ tài sản và thu nhập không được đánh giá quá cao,
+ hoặc nợ phải trả và chi phí không được đánh giá quá
thấp giá trị của nó.
SỬ D Ụ NG ƯỚC TÍNH KẾ T O Á N HỢP L Í
Các trường hợp có thể cần ước tính kế toán, bao gồm:
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi;
- Hàng tồn kho lỗi thời;
- Nghĩa vụ bảo hành;
- Phương pháp khấu hao hoặc thời gian sử dụng hữu ích
của tài sản;
- Dự phòng giá trị còn lại của một khoản đầu tư khi có sự
không chắc chắn về khả năng thu hồi;
- Kết quả của các hợp đồng dài hạn;
- Chi phí phát sinh từ việc giải quyết các vụ kiện tụng, tranh
chấp và các phán quyết của tòa án.
TÍNH THỐNG NHẤT TRONG ĐO LƯỜNG

 Tính thống nhất trong đo lường đối tượng kế toán được


thể hiện qua yêu cầu về tính nhất quán và sự tuân thủ
những quy định có liên quan đến đo lường.

 Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã


chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ
kế toán năm.

 Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế


toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của
sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài
chính .
TÍNH THỐNG NHẤT TRONG ĐO LƯỜNG
 Việc nhất quán trong đo lường có thể đảm bảo cho thông tin
mang tính ổn định và có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán
với nhau và giữa kế hoạch, dự toán với thực hiện.

 Việc áp dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể
của từng doanh nghiệp, nguyên tắc nhất quán yêu cầu khi kế
toán đã lựa chọn áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng
nhất quán trong các kỳ kế toán.

 Đo lường đối tượng kế toán còn liên quan đến quy định trong
chế độ kế toán nhằm đảm bảo việc đo lường đối tượng kế toán
được thống nhất.

so sánh được thông tin tương tự ở các đơn vị khác nhau, phục
vụ cho việc đánh giá hoạt động của các đơn vị.
TÍNH CÓ THỂ XÁC MINH ĐƯỢC

 bảo đảm rằng thông tin trình bày trung thực tình hình kinh
tế tài chính thuộc mục tiêu cần phản ánh.

 Tính có thể xác minh được thực hiện bằng cách sử dụng các
cơ sở đo lường mà kết quả đo lường có thể được kiểm chứng
một cách độc lập hoặc gián tiếp.

+ Sự kiểm chứng trực tiếp có nghĩa là kiểm chứng một giá trị
thông qua quan sát trực tiếp.

+ Sự kiểm chứng gián tiếp có nghĩa là kiểm chứng các đầu
vào của một mô hình, công thức hoặc kỹ thuật khác và tính
toán lại kết quả đầu ra sử dụng cùng một phương pháp.
CÁC CƠ SỞ GIÁ TRONG ĐO LƯỜNG

- Giá lịch sử (Historical cost)


- Giá trị hiện hành (Current value):
+ Giá trị hợp lý (fair value)
+ Giá trị sử dụng (của tài sản) hay giá trị thanh toán (của
nợ phải trả) (value in use or fulfilment value)
+ Chi phí (giá phí) hiện hành (current cost)
GIÁ LỊCH SỬ (GIÁ GỐC)
 Giá lịch sử (giá gốc) phản ánh giá của giao dịch hay sự
kiện phát sinh của tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí.
 Giá lịch sử của tài sản được ghi nhận theo giá trị của các
khoản chi phí gánh chịu để hình thành tài sản.
 Giá lịch sử của nợ phải trả được ghi nhận theo giá trị của
khoản nhận được khi trao đổi với các nghĩa vụ hoặc trong
một số trường hợp, theo chi phí dự kiến phải trả để thanh
toán các khoản nợ trong quá trình hoạt động kinh doanh
bình thường của đơn vị.
 Ưu điểm: cách tiếp cận đơn giản, đảm bảo tính tin cậy
 Hạn chế: nên không thích hợp với các quyết định trong
môi trường kinh doanh hiện tại theo nền kinh tế thị trường.
GIÁ TRỊ HIỆN HÀNH

 Giá trị hiện hành cung cấp thông tin cập nhật về giá trị
tài sản, nợ phải trả và doanh thu, chi phí, qua đó phản
ánh được các điều kiện tại thời điểm đo lường.
 Giá trị hiện hành của tài sản và nợ phải trả phản ánh sự
thay đổi về giá trị từ thời điểm đo lường trước đó đến
hiện tại.
 Bao gồm:
+ Giá trị hợp lý (fair value)
+ Giá trị sử dụng (của tài sản) hay giá trị thanh toán (của
nợ phải trả) (value in use or fulfilment value)
+ Chi phí (giá phí) hiện hành (current cost)
GIÁ TRỊ HỢP LÝ
 Giá trị hợp lý là giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản
hay giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải
trả trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia
thị trường tại ngày đo lường (IFRS 13 – Đo lường giá
trị hợp lý)
 Ở Việt Nam, giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù
hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài
sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời
điểm xác định giá trị (Luật Kế toán, 2015)
 giá trị hợp lý là mức giá được xác định trên cơ sở mức
giá thị trường hoặc được xác định từ các tham số của thị
trường.
giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả có thể thay đổi
theo thời gian, tại mỗi thời điểm lập báo cáo tài chính.
GIÁ TRỊ HỢP LÝ
 Giá trị hợp lý phản ánh được những thay đổi của thị
trường;

 Những giả định dùng để ước tính giá trị hợp lý có thể
được xác định và kiểm chứng, ngày càng mang tính
khách quan hơn với sự phát triển của hệ thống thông tin
và sự phát triển của các thị trường chuyên ngành, nó
cũng được yêu cầu công bố, vì vậy khả năng lạm dụng
giá trị hợp lý được hạn chế đáng kể;

 Các mô hình định giá cho những trường hợp không có


giá thị trường hiện đang phát triển và từng bước hoàn
thiện
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ GIÁ TRỊ THANH TOÁN
 Giá trị sử dụng là giá trị hiện tại của dòng tiền hoặc các lợi
ích kinh tế khác mà đơn vị mong muốn xuất phát từ việc sử
dụng và thanh lý tài sản.
 Giá trị thanh toán là giá trị hiện tại của tiền hoặc nguồn lực
kinh tế khác mà đơn vị có trách nhiệm chuyển giao để thanh
toán một khoản nợ phải trả.
cơ sở để xác định giá trị sử dụng và giá trị thanh toán là giá trị
hiện tại - giá trị dự kiến của các dòng tiền phát sinh trong
tương lai liên quan đến tài sản và nợ phải trả, được chiết khấu
theo một lãi suất nào đó.

PV = ∑ti=1 CFn /(1+k)t


trong đó:
PV là giá trị hiện tại
CF là dòng tiền tương lai
k là lãi suất chiết khấu
t là kì hạn
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ GIÁ TRỊ THANH TOÁN

Ví dụ: Có số liệu về dòng tiền tương lai mà doanh nghiệp
mong đợi tạo ra từ một tài sản như sau:
Năm Dòng tiền tương lai Hệ số chiết khấu ứng với Giá trị hiện
được mong đợi lãi suất 10% tại
1 10.000 0,909 9.090
2 12.000 0,826 9.912
3 15.000 0,751 11.265
4 9.000 0,683 6.147
5 5.000 0,621 3.105
Tổng 51.000 39.519

Giá trị
sử dụng
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ GIÁ TRỊ THANH TOÁN

 Ví dụ : Khoản thanh toán trong tương lai của một khoản nợ
phải trả có thời hạn hai năm, lãi suất 10%/năm, là 121 triệu
đồng (trả vào cuối năm thứ 2). Như vậy, giá trị thanh toán
của khoản nợ phải trả này là 100 triệu đồng [121/(1+0,1)2].
 Hạn chế:
+ Tính không chắc chắn của dòng tiền
+ Để lựa chọn được tỷ lệ chiết khấu cũng rất khó khăn khi
thị trường vốn biến động.
CHI PHÍ HIÊN HÀNH

 Chi phí hiện hành của một tài sản là giá gốc của tài sản
tương tự tại ngày đo lường, được tính bằng số tiền phải trả
cộng với chi phí giao dịch phải gánh chịu tại ngày đo lường.
 Chi phí hiện hành của nợ phải trả là số tiền phải trả khi
thanh toán một khoản nợ phải trả tương tự tại ngày đo lường
trừ chi phí giao dịch phải gánh chịu.
 Chi phí hiện hành phản ánh gần đúng với giá thị trường,
tuy nhiên lại không có bằng chứng đáng tin cậy khi đo
lường theo loại giá này.
Chi phí hiện hành ít được sử dụng trên thực tế, trừ
trường hợp đối với một số quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA
CHỌN CÁC CƠ SỞ ĐO LƯỜNG

Việc lựa chọn cơ sở đo lường (các loại giá trong đo


lường) không chỉ nên quan tâm đến bản chất của thông
tin cung cấp trên Báo cáo tài chính mà còn phải quan tâm
các nhân tố khác bao gồm:

- Tính thích hợp

- Sự trình bày trung thực

- Mối quan hệ giữa việc nâng cao các đặc điểm chất
lượng và rào cản chi phí
ĐO LƯỜNG TÀI SẢN

 Nguyên tắc chung: Nguyên tắc giá gốc

 Giá gốc của tài sản được tính bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận
chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác cho
đến khi tài sản ở trạng thái sẵn sàng cho sử dụng (Luật kế toán,
2015).

 Hai thời điểm cần quan tâm khi đo lường TS:

+ Thời điểm hình thành tài sản

+ Thời điểm lập báo cáo tài chính


Đo lường tài sản tại thời
điểm hình thành
ĐO LƯỜNG TÀI SẢN MUA NGOÀI

Nguyên tắc đo lường:

Giá gốc = Giá mua + Chi phí liên quan trực tiếp đến quá
trình mua – Các khoản giảm trừ (nếu có)
ĐO LƯỜNG TÀI SẢN MUA NGOÀI
Hàng tồn kho:
Giá gốc hàng tồn kho mua ngoài bao gồm:
+ giá mua (ghi trên hóa đơn)
+ các loại thuế không được hoàn lại: thuế giá trị gia tăng đầu
vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi
mua hàng tồn kho.
+ chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản phân loại, bảo
hiểm, tiền thuê kho hoặc thuê bến bãi.v.v..,
+ công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu
mua độc lập
+ các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng
+ số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).
ĐO LƯỜNG TÀI SẢN MUA NGOÀI
Tài sản cố định (TSCĐ):
Giá gốc TSCĐ (nguyên giá TSCĐ) mua ngoài bao gồm:
+ giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá)
+ các loại thuế không được hoàn lại
+ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng:
chi phí chuẩn bị mặt bằng,
chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu,
chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các khoản thu hồi
về sản phẩm, phế liệu do chạy thử),
chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực
tiếp khác
GHI NHẬN GIÁ TRỊ HÌNH THÀNH QUA ĐO
LƯỜNG ĐỐI VỚI TS MUA NGOÀI
Tài khoản sử dụng:

Các tài khoản hàng tồn kho:

+ TK 151-Hàng mua đang đi đường;

+ TK 152-Nguyên liệu vật liệu;

+ TK 153-Công cụ dụng cụ;

+ TK 156-Hàng hóa

Tài khoản tài sản cố định: TK 211-Tài sản cố định hữu hình

Các tài khoản phản ánh việc thanh toán:

+ TK 111-Tiền mặt; TK 112- Tiền gửi ngân hàng;

+ TK 331-Phải trả người bán; TK 141-Tạm ứng


GHI NHẬN GIÁ TRỊ HÌNH THÀNH QUA ĐO
LƯỜNG ĐỐI VỚI TS MUA NGOÀI

Phương pháp ghi nhận:


+ Đối với hàng tồn kho:
1. Trường hợp mua hàng đã nhập kho trong kì
2. Mua hàng đã nhận hóa đơn nhưng cuối kì (tháng, quý,
năm) hàng vẫn chưa về nhập kho
+ Đối với TSCĐ:
ĐO LƯỜNG TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT
Đối với hàng tồn kho tự sản xuất (thành phẩm)

Giá gốc của hàng tồn kho qua sản xuất chế biến (thành phẩm)
= Giá thực tế của nguyên liệu xuất chế biến + Chi phí chế biến

+ Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên liệu
nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ được sử dụng trực
tiếp để sản xuất sản phẩm trong kỳ
+ Chi phí chế biến: gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí
sản xuất chung: chi phí để chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu
thành thành phẩm.
ĐO LƯỜNG TÀI SẢN HÌNH THÀNH TỪ
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
Đối với phương thức tự làm, nguyên giá TSCĐ bao gồm
các chi phí hợp lý, hợp lệ trong quá trình đầu tư.
Giá thành
thực tế của
TSCĐ
+
Nguyên giá TSCĐ tự xây dựng =
Các chi phí
trực tiếp liên
quan đến việc
đưa TSCĐ vào
trạng thái sẵn
sàng sử dụng
GHI NHẬN CÁC CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT ĐỂ ĐO LƯỜNG TS HÌNH THÀNH
QUA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
Tài khoản sử dụng
 Đối với sản xuất sản phẩm:
+ TK 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;
+ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp;
+ TK 627- Chi phí sản xuất chung;
+ TK 154-Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang;
+ TK 155-Thành phẩm
 Đối với đầu tư xây dựng TSCĐ:
TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
GHI NHẬN CÁC CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT ĐỂ ĐO LƯỜNG TS HÌNH THÀNH
QUA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
Phương pháp ghi nhận:
Đối với sản xuất sản phẩm:

-Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
+ Chi phí nhân công trực tiếp:
+ Chi phí sản xuất chung:
-Cuối kì, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm nhập
kho:
+ Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì
+ Nhập kho thành phẩm (giá thành sản phẩm)
Đối với đầu tư xây dựng TSCĐ:
ĐO LƯỜNG TÀI SẢN TẠI THỜI ĐIỂM
LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

 Thông thường: trình bày theo giá gốc của TS.


 Nếu giá trị của TS bị giảm sút và thấp hơn giá gốc:

lập dự phòng giảm giá (nguyên tắc thận trọng)


 Theo chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình ở
Việt Nam, các đơn vị không được điều chỉnh giá trị
TSCĐ theo giá thị trường vào thời điểm lập báo cáo tài
chính trừ khi có quyết định của Nhà nước.
ĐO LƯỜNG NỢ PHẢI TRẢ
Đo lường nợ phải trả tại thời điểm hình thành
Giá gốc nợ phải trả đo lường theo số tiền cam kết phải trả tại
thời điểm thanh toán hoặc giá trị của tài sản nhận về.
Các trường hợp đặc biệt:

+ Đối với khoản nợ thuê tài chính, tổng số nợ thuê được
đo lường theo giá thấp hơn giữa giá trị hiện tại của khoản thanh
toán tiền thuê tối thiểu và giá trị hợp lí của tài sản thuê.
+ Đối với nợ phải trả tài chính là trái phiếu công ty thì
được đo lường theo giá trị hiện tại của các dòng tiền gốc và tiền lãi
phải trả cho nhà đầu tư.
+ Đối với dự phòng phải trả, giá trị ghi nhận một khoản
dự phòng phải là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ
phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế
toán năm .
ĐO LƯỜNG NỢ PHẢI TRẢ

Đo lường nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
+ giá gốc
+ đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá
giao dịch thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính theo quy
định của chế độ kế toán (trừ trường hợp doanh nghiệp đã sử
dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái)
GHI NHẬN CÁC GIAO DỊCH HÌNH THÀNH
NỢ PHẢI TRẢ

 việc ghi nhận các khoản nợ phải trả đồng thời với việc
ghi nhận tài sản hoặc chi phí phát sinh trong kì.
ĐO LƯỜNG VỐN CHỦ SỞ HỮU
- Vốn góp của chủ sở hữu: trường hợp nhận vốn góp
bằng tài sản phi tiền tệ thì kế toán phải ghi nhận theo giá trị
hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại ngày góp vốn.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản: phản ánh số chênh lệch
giữa giá hiện hành và giá gốc do đánh giá lại tài sản hiện có
vào cuối kì. Chuẩn mực kế toán hiện nay ở Việt Nam không
cho phép doanh nghiệp đánh giá lại tài sản vào cuối năm tài
chính. Việc đánh giá lại tài sản này xảy ra khi có quyết định
của Nhà nước về đánh giá lại tài sản, khi thực hiện cổ phần
hóa doanh nghiệp Nhà nước và các trường hợp khác theo
quy định của pháp luật.
GHI NHẬN CÁC GIAO DỊCH HÌNH THÀNH VỐN C H Ủ
SỞ H Ữ U

 Tài khoản sử dụng


+ TK 411 – Vốn đầu tư chủ sở hữu;
+ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;
+ TK 412 -Chênh lệch đánh giá lại tài sản
 Phương pháp ghi nhận:
+ Đối với vốn góp CSH
+ Đối với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
+ Đối với chênh lệch đánh giá lại TS
ĐO LƯỜNG LỢI NHUẬN

Lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu (thu nhập khác) và chi
phí trong kì kế toán.

Các nguyên tắc kế toán vận dụng trong đo lường lợi nhuận:

+ Cơ sở dồn tích

+ Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

+ Nguyên tắc phù hợp

+ Nguyên tắc thận trọng


ĐO LƯỜNG DOANH THU

 Doanh thu và thu nhập khác là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh
doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp
phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của
người chủ sở hữu.

 Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu
được hoặc sẽ thu được.

 Doanh thu này sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại được gọi là doanh
thu thuần.


ĐO LƯỜNG DOANH THU

 Giá gốc của doanh thu: Giá thỏa thuận ở thời điểm phát sinh
giao dịch.

Doanh thu bán hàng = Số lượng sản phẩm tiêu thụ x đơn giá bán

Các khoản giảm trừ

 Trường hợp bán hàng trả chậm:

 Trường hợp đối với giao dịch hàng đổi hàng không tương tự:
ĐO LƯỜNG CHI PHÍ

 Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế
trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các
khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến
làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối
cho cổ đông hoặc chủ sở hữu

 Thông thường: đo lường chi phí cũng dựa trên nguyên tắc
giá gốc.

 Chi phí gắn liền với doanh thu bán hàng bao gồm: giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp.
ĐO LƯỜNG CHI PHÍ

 Giá vốn hàng bán là giá gốc của thành phẩm, hàng hóa
được xác định tiêu thụ trong kì.
+ Phương pháp tính theo giá đích danh;

+ Phương pháp bình quân gia quyền;

+ Phương pháp nhập trước, xuất trước;

 Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình bán sản phẩm, hàng hóa
 Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quản lý chung của
doanh nghiệp
GHI NHẬN CÁC GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH
THU, CHI P H Í VÀ X Á C ĐỊNH LỢI NHUẬN
Ghi nhận doanh thu bán hàng:
Tài khoản sử dụng:
TK 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Phương pháp ghi nhận:
+ Đối với phương thức bán trực tiếp
+ Đối với phương thức bán chuyển hàng
Ghi nhận chi phí:
Giá vốn hàng bán

+ Tài khoản sử dụng: TK 632-Giá vốn hàng bán


+ Phương pháp ghi nhận
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Tài khoản sử dụng:
TK 641-Chi phí bán hàng;
TK 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Phương pháp ghi nhận
GHI NHẬN CÁC GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN
DOANH THU, CHI P H Í VÀ X Á C ĐỊNH LỢI
NHUẬN

Xác định lợi nhuận

+ Xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

+ Xác định lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

You might also like