You are on page 1of 11

Chương IV

ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ


1. Đời sống tình cảm
1.1. Khái niệm
Trong cuộc sống những gì làm con người thõa mãn nhu cầu thì sẽ khiến con người
thấy vui sướng hay mừng rỡ dẫn đến yêu thương, ham muốn… Ngược lại, những gì làm
cản trở việc thỏa mãn nhu cầu thì tạo ra sự căm giận hoặc xót xa. Những hiện tượng mừng
rỡ, yêu thương, phấn khởi, căm giận, xót xa, bất bình… chính là biểu hiện của xúc cảm và
tình cảm. Vậy, xúc cảm và tình cảm là sự phản ánh hiện thực khách quan, biểu thị thái độ
là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng có liên quan tới
nhu cầu, động cơ của chính cá nhân đó.
Phân biệt xúc cảm và tình cảm
Xúc cảm là những rung động của con người đối với từng sự vật, hiện tương riêng lẻ
có liên quan đến nhu cầu, động cơ của người đó trong những tình huống nhất định. Riêng
ở loài vật, xúc cảm cũng xuất hiện những chủ yếu liên quan đến nhu cầu vật chất và mang
chức năng sinh vật, giúp chúng tồn tại trong thế giới tự nhiên. Ở con người, những xúc cảm
này được xây dựng lại và chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm xã hội. Do đó, cách thức thể
hiện xúc cảm ở con người được xã hội hóa và mang dấn ấn văn hóa dân tộc, khác hẳn với
động vật.
Khác với xúc cảm, tình cảm cũng là những rung động nhưng nó biểu thị thái độ của
con người đối với một loạt sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của chủ
thể chứ không phải là những rung động đối với từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ. Tình cảm
không thể hiện một các trực tiếp như xúc cảm trong những tình huống xác định mà nó tồn
tại ở dạng tiềm tàng và được nhận biết một cách gián tiếp thông qua những xúc cảm cụ thể.
Chính sự khái quát hóa các xúc cảm cùng loại tạo thành một dạng tình cảm nhất định. Do
đó, tình cảm mang tính khái quát hơn và có tính chất ổn định bền vững hơn so với xúc cảm.
Tình cảm là một thuộc tính tâm lý chỉ có ở con người, giúp con người thực hiện những
chức năng xã hội.
Sự giống và khác nhau giữa xúc cảm và tình cảm
Phân biệt Xúc cảm Tình cảm
- Đều phản ánh hiện thực khách quan.
Giống nhau - Phản ánh mối quan hệ giữa sự vật và hiện tượng có liên quan đến sự
thỏa mãn nhu cầu.
- Có cả ở con người và động vật - Chỉ có ở con người
- Là một quá trình tâm lý - Là thuộc tính tâm lý
- Có tính chất nhất thời - Có tính chất ổn định
- Luôn luôn ở trạng thái hiện thực - Thường ở trạng thái tiềm tàng
- Xuất hiện trước
Thực hiện chức năng sinh vật - Xuất hiện sau
Khác nhau
(giúp con người định hướng và - Thực hiện chức năng xã hội (giúp
thích nghi với môi trường bên con người định hướng và thích
ngoài với tư cách là một cá thể nghi với xã hội với tư cách là một
- Gắn liền vơí phản xạ không điều nhân cách)
kiện - Gắn liền vơí phản xạ có điều
kiện

1.2. Đặc điểm của tình cảm


Tính nhận thức: Nhận thức được xem là “cái lý” của tình cảm, nó làm cho tình cảm
có tính đối tượng xác định. Yếu tố nhận thức, cững giống như sự rung động, sự phản ứng
xúc cảm là yếu tố tất yếu để nảy sinh tình cảm.
Tính xã hội: Tình cảm hình thành trong môi trường xã hội, tình cảm mang tính xã
hội chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn thuần. Xúc cảm, tình cảm của con người
mang tính xã hội, nảy sinh do những đối tượng xã hội và hướng vào điều chỉnh hành động
của con người cho phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Vì tính xã hội hình thành trong môi
trường xã hội nên gia đình, bạn bè, nhà trường, xã hội là những môi trường chính thức tác
động trực tiếp tới tình cảm của mỗi người.
Tính khái quát: Đây là đặc điểm đặc trưng cho tình cảm. Tình cảm xuất hiện do một
loại hay một phạm trù các sự vật hiện tượng tác động gây nên, chứ không phải do một sự
vật hiện tượng đơn lẻ nào. Tình cảm, do vậy, có tính khái quát cao, nhất là những tình cảm
mang tính chất thế giới quan.
Tính ổn định: Tình cảm là thuộc tính tâm lý, là những kết cấu tâm lý ổn định, tiềm
tàng của nhân cách, khó hình thành và khó mất đi. Chính vì vậy mà tình cảm là một thuộc
tính tâm lý, một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người, dựa vào đó có thể đưa ra
những nhận định đánh giá về con người.
Tính chân thực: Tình cảm phản ánh chân thực nội tâm và thái độ ngay cả khi con
người cố che dấu nó bằng những động tác giả ngụy trang bên ngoài.
Tính đối cực (tính hai mặt): Tình cảm có tính đối cực vì nó gắn liền với sự thỏa mãn
hay không thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong một hoàn cảnh nhất định, một số nhu
cầu được thỏa mãn, còn một số nhu cầu bị kìm hãm hoặc không được thỏa mãn – tương
ứng với điều đó, cảm xúc của con người được phát triển và mang tính đối cực: yêu – ghét;
vui – buồn; sợ hãi – can đảm …
1.3 Các mức độ của đời sống tình cảm
Đời sống tình cảm rất đa dạng, phong phú được thể hiện qua 3 mức độ như sau
a. Màu sắc xúc cảm là mức độ thấp nhất của đời sống tình cảm là một sắc thái của
cảm xúc đi kèm theo quá trình cảm giác.
Ví dụ: Cảm giác về màu xanh lá cây gây cảm xúc khoan khoái, nhẹ nhỏm, dễ chịu.
Cảm giác về màu đỏ gây cảm giác rạo rực, nhức nhối,… Trong tiếng Việt có nhiều từ nói
lên màu sắc cảm xúc của cảm giác. Ví dụ: “đỏ lòm”, “xanh lè”,...
b. Xúc cảm là mức độ tình cảm cao hơn màu sắc xúc cảm, là thể nghiệm trực tiếp của
một tình cảm nào đó. Xúc cảm có hai mức độ:
Xúc động: Là một dạng của xúc cảm có cường độ rất mạnh nhưng xảy ra trong một
thời gian ngắn và khi xảy ra xúc động con người thường không làm chủ được bản thân
mình, ví dụ “cả giận mất khôn”.
Tâm trạng: Là một dạng khác của xúc cảm, nó có cường độ trung bình và yếu tồn tại
một thời gian tương đối dài. Tâm trạng là một trạng thái xúc cảm bao trùm lên toàn bộ hoạt
động của cá nhân, có ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của cá nhân trong một thời gian
dài.
c. Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật,
hiện tượng của hiện thực khách quan, là sản phẩm cao cấp của sự phát triển những quá
trình cảm xúc trong điều kiện xã hội.
Tình cảm được hình thành và biểu hiện qua xúc cảm. Tuy nhiên xúc cảm và tình cảm
không đồng nhất với nhau. Tình cảm hình thành trong thời gian tương đối dài trên cơ sở
khái quát nhiều xúc cảm, nếu chỉ có thời gian ngắn tình cảm không dễ xuất hiện ngay được
mà chỉ có thể có xúc cảm. Tình cảm cũng là nguyên nhân của xúc cảm và biểu hiện qua
xúc cảm. Mối quan hệ của xúc cảm và tình cảm là mối quan hệ nhân quả. Xúc cảm và tình
cảm đều biểu thị thái độ của con người đối với thế giới, nhưng xúc cảm và tình cảm cũng
có những điểm khác nhau.
* Tình cảm của con người có nhiều loại và nhiều cấp độ khác nhau
Căn cứ vào cường độ của tình cảm thì có sự say mê. Sự say mê là loại tình cảm có
cường độ mạnh, nó tồn tại lâu dài và ổn định ở mỗi cá nhân. Sự say mê được phân loại
thành say mê tích cực và say mê tiêu cực dựa theo tính chất xã hội của đối tượng của sự
say mê. Nếu đó là một đối tượng có ý nghĩa xã hội tiêu cực (cờ bạc, rượu chè...) thì sự say
mê ấy là tiêu cực, nó làm cho con người suy yếu cả tinh thần và thể chất. Nó ngăn cản con
người vươn lên trong hoạt động. Ngược lại, nếu đó là một đối tượng có ý nghĩa xã hội tích
cực (nghệ thuật, khoa học...) thì sự say mê ấy là tích cực. Loại say mê này, người ta gọi là
hăng say, nhiệt tình, thường thúc đẩy con người hoạt động một cách mạnh mẽ.
Tình cảm hình thành dựa trên sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu khác
nhau của con người. Do các nhu cầu của con người được phân cấp thành những nhu cầu
bậc thấp hơn (nhu cầu sinh lý - cơ thể) và nhu cầu bậc cao (nhu cầu xã hội), nên tình cảm
cũng được phân loại thành tình cảm cấp cao và tình cảm cấp thấp. Tình cảm cấp thấp là
những tình cảm liên quan đến nhu cầu sinh lý cơ thể, nó có ý nghĩa sinh học to lớn – báo
hiệu về trạng thái sinh lý của cơ thể. Tình cảm cấp cao là những tình cảm mang ý nghĩa xã
hội rõ rệt – nói lên thái độ của con người đối với những hiện tượng khác nhau của đời sống
xã hội. Tình cảm cấp cao gồm có: Tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ,
tình cảm hành động.
Tình cảm đạo đức là những tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn
nhu cầu đạo đức của con người. Tình cảm đạo đức thể hiện thái độ của con người đối với
những người khác, đối với tập thể, cộng đồng và đối với trách nhiệm xã hội của bản thân.
Tình cảm trí tuệ là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí tuệ, liên
quan đến những quá trình nhận thức và sáng tạo – đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn
nhu cầu nhận thức và sáng tạo của con người. Những tình cảm trí tuệ, ví dụ lòng ham hiểu
biết, sự hoài nghi, sự ngạc nhiên... , phản ánh thái độ của con người đối với các tư tưởng,
các quá trình và kết quả của hoạt động trí tuệ.
Tình cảm thẩm mỹ là những tình cảm liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ. Tình cảm thẩm
mỹ thể hiện thái độ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực (tự nhiên, xã hội, lao động
và bản thân con người), thể hiện thị hiếu thẩm mỹ và được thể nghiệm trong những trạng
thái khoái cảm nghệ thuật đặc trưng.
Tình cảm hoạt động là sự thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt động nhất
định, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu đối với việc thực hiện hoạt
động đó. Lòng yêu lao động, sự tôn trọng các giá trị lao động, ham thích thể thao... là những
hình thức của tình cảm hoạt động.
Tình cảm có tính chất thế giới quan: Đây là mức độ cao nhất của tình cảm con người.
Trong tiếng Việt, loại tình cảm này được diễn đạt bằng những từ “tính”, “lòng”, “tinh thần”
ở đầu danh từ: “tính giai cấp”, “tính kỷ luật”, “lòng yêu nước”, “tinh thần trách nhiệm”,
“tinh thần giai cấp”,…
1.4. Các quy luật của đời sống tình cảm
a. Quy luật lây lan của xúc cảm và tình cảm
Xúc cảm tình cảm của người này có thể truyền, lây sang người khác. Trong cuộc sống
hàng ngày ta thường thấy hiện tượng vui lây, buồn lây, một hiện tượng tâm lý biểu hiện rõ
rệt của quy luật này là hiện tượng “hoảng loạn”.
b. Quy luật thích ứng của xúc cảm và tình cảm
Xúc cảm tình cảm nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần một
cách không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu bị lắng xuống, đó là hiện tượng “chai sạn”
của tình cảm.
Quy luật thích ứng gây ra sự nhàm chán trong đời sống tình cảm, trong mối quan hệ
giữa người - người với nhau. Đôi khi không nắm rõ quy luật này có thể dẫn đến sự đổ vỡ
một mối quan hệ. Vì thế, để tránh hiện tượng “chai sạn” hay sự thích ứng thì chủ thể phải
chú tâm tạo ra những xúc cảm, tình cảm mới bằng cách tác động thay đổi môi trường xung
quanh và chính bản thân mình.
c. Quy luật tương phản của xúc cảm và tình cảm
Tương phản là sự tác động qua lại giữa xúc cảm tình cảm âm tính và dương tính tích
cực và tiêu cực thuộc cùng một loại.
Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hay suy yếu của một
tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hay nối tiếp.
Ví dụ: Sau khi chấm một loạt bài thi rất yếu thì có một bài khá khiến người giáo viên cảm
thấy hài lòng nhiều hơn so với trường hợp bài khá ấy nằm trong một loạt bài khá tương
đương.
d. Quy luật di chuyển của tình cảm
Hiện tượng “giận cá chém thớt” hay “yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả
tông chi họ hàng” là biểu hiện của quy luật di chuyển tình cảm.
Tình cảm có thể được di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Quy luật này
nhắc nhở chúng ta phải chú ý kiểm soát thái độ xúc cảm của mình, làm cho nó mang tính
chọn lọc tích cực, tránh “vơ đũa cả nắm”; “Giận cá chém thớt”.
e. Quy luật pha trộn tình cảm
Sự pha trộn xúc cảm tình cảm là sự kết hợp màu sắc âm tính của biểu tượng với màu
sắc dương tính của nó. Tính pha trộn cho phép hai xúc cảm, hai tình cảm đối lập nhau có
thể tồn tại cùng một con người, chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau, như ghen
tuông, lo âu và tự hào là những xúc cảm tồn tại trong cùng một thời điểm với nhau.
f. Quy luật hình thành tình cảm
Tình cảm được hình thành từ quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa
những xúc cảm đồng loại (cùng một phạm trù, cùng một phạm vi đối tượng).
Ví dụ tình cảm yêu mến, kính trọng cha mẹ của con cái là do tổng hợp hóa, động hình
hóa, khái quát hóa những xúc cảm của con cái có được khi thường xuyên được nhận sự
chăm sóc của cha mẹ. Nhưng khi đã hình thành thì tình cảm lại thể hiện qua các xúc cảm
và chi phối các xúc cảm. Như vậy, muốn hình thành tình cảm của con người thì phải đi từ
xúc cảm, đảm bảo sự lặp lại và động hình hóa những xúc cảm này.
1.5. Vai trò của tình cảm
- Trong tâm lý học, tình cảm chính là mặt tập trung nhất, đậm nét nhất nhân cách của
con người
- Tình cảm là động lực thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người vượt qua những
khó khăn trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động.
Đối với hoạt động nhận thức: Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con
người tìm tòi chân lí. Ngược lại, nhận thức là cơ sở, là cái lí của tình cảm, cái lí chỉ đạo
tình, lí và tình là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của con người.
Đối với hoạt động: Xúc cảm, tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hoạt động, đồng
thời nó là một trong những động lực thúc đẩy con người hoạt động.
Đối với đời sống: Xúc cảm, tình cảm có vai trò to lớn đối với đời sống của con người
(kể cả mặt sinh lý lẫn tinh thần) con người không có cảm xúc thì không thể tồn tại được.
Khi con người “đói tình cảm” thì toàn bộ hoạt động sống không thể phát triển bình thường.
TÌnh cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp vượt qua khó khăn, trở ngại gặp phải trong
cuộc sống
Đối với công tác giáo dục con người: Xúc cảm và tình cảm giữ một vị trí, vai trò vô
cùng quan trọng: vừa là điều kiện, vừa phương tiện giáo dục, đồng thời cùng là nội dung
và mục đích giáo dục.
2. Ý chí
2.1. Khái niệm ý chí
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, bị liệt đôi tay từ nhỏ, nhưng ông đã tập viết bằng
chân, nhờ có quyết tâm cao, vượt qua khó khăn, khắc phục nhược điểm của thể chất, ông
đã tốt nghiệp khoa ngữ văn của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trở thành giáo viên
dạy giỏi. Việc ông nỗ lực vượt lên trên những khó khăn, trở ngại để đi đến mục đích ta gọi
là ý chí.
Ý chí là mặt năng động của ý thức, là khả năng tâm lý cho phép con người vượt qua
những khó khăn trở ngại để thực hiện được hành động có mục đích.
2.2. Đặc điểm của ý chí
Ý chí của con người mang tính chất xã hội và lịch sử. Ý chí của con người được hình
thành và biến đổi tuỳ theo những điều kiện xã hội - lịch sử.
Ý chí không tồn tại độc lập ngoài hành động mà nó luôn luôn tồn tại trong hành động
cụ thể nhất định.
Ý chí của con người được nảy sinh và hình thành trong quá trình lao động và những
hoạt động khác.
Ý chí không tách rời nhận thức và xúc cảm của con người. Nhận thức càng sâu sắc,
rõ ràng thì quyết tâm càng cao. Tình cảm càng mãnh liệt thì ý chí càng kiên cường.
2.3. Các phẩm chất của ý chí
Tính mục đích của ý chí: Tính mục đích của ý chí là một phẩm chất của ý chí cho
phép con người điều chỉnh hành vi của mình theo mục đích xác định và khả năng gạt bỏ
những mục đích không liên quan đến mục đích chính.
Tính độc lập của ý chí: Tính độc lập của ý chí là một phẩm chất của ý chí cho phép
con người buộc hành động của mình phục tùng những quan điểm và niềm tin của bản thân
mình, không bị chi phối bởi những tác động bên ngoài. Tuy nhiên, tính độc lập của ý chí
không đồng nghĩa với sự bảo thủ, ngang ngạnh, từ chối mọi ảnh hưởng tích cực từ bên
ngoài.
Tính quyết đoán: Tính quyết đoán của ý chí là khả năng đưa ra những quyết định
kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán, cân nhắc, chắc chắn.
Tính kiên cường của ý chí: Tính kiên cường là một phẩm chất của ý chí về mặt
cường độ của ý chí, cho phép con người có những quyết định bền vững và có cơ sở đúng
đắn trong trường hợp khó khăn để đạt mục đích.
Tính kiên cường thể hiện thông qua tính kiên trì, cho phép con người khắc phục khó
khăn, trở ngại để thực hiện đến cùng mục đích đặt ra. Cần phân biệt tính kiên trì với sự
ương bướng. Sự ương bướng chính là sự kiên trì không có mục đích còn kiên cường là sự
sẵn sàng dựa trên những kỹ năng để tiến tới đạt mục đích, bất chấp sự nguy hiểm cho tính
mạng hay cho lợi ích của cá nhân.
Tính tự chủ và tính tự kiềm chế: Là kỹ năng và thói quen kiểm tra hành, kiềm hãm
những hành động không cần thiết hoặc có hại trong trường hợp nào đó.
2.4. Hành động ý chí
a. Định nghĩa
Hành động ý chí là loại hành động có chủ tâm, được điều khiển một cách tự giác và
luôn luôn hướng tới mục đích đặt trước, nó gắn liền với ý chí con người.
b. Các giai đoạn của hành động ý chí
Mỗi hành động ý chí có thể được chia ra làm ba giai đoạn
Giai đoạn chuẩn bị: Là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ, cân nhắc các
khả năng khác nhau. Giai đoạn này bao gồm các khâu:
• Đề ra và ý thức một cách rõ ràng mục đích của hành động.
• Lập kế hoạch và lựa chọn phương tiện, phương pháp hành động.
• Quyết định hành động.
Giai đoạn thực hiện: Giai đoạn này có hai hình thức
• Hình thức hành động ý chí bên ngoài.
• Hình thức kiềm hãm các hành động ý chí bên trong
Trong quá trình thực hiện hành động có thể gặp những khó khăn đòi hỏi con người
phải nỗ lực ý chí để vượt qua nhẳm thực hiện đến cùng mục đích đã đặt ra.
Giai đoạn đánh giá kết quả hành động: Là giai đoạn xem xét, đối chiếu kết quả với
mục đích đặt ra. Kết quả phù hợp với mục đích thì hành động kết thúc.
Sự đánh giá này cũng là động lực, động cơ của hành động tiếp theo, giúp chúng ta có
những cố gắng mới.
2.5. Hành động tự động hóa
a. Định nghĩa
Hành động tự động hoá là loại hành động mà lúc đầu là hành động có ý chí, có ý thức
nhưng do lặp đi, lặp lại nhiều lần hoặc do luyện tập mà về sau trở thành hành động tự
động hóa, nghĩa là không có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả.
b. Kĩ xảo và quy luật hình thành kĩ xảo
Kỹ xảo là một loại hành động tự động hoá một cách có ý thức, nghĩa là tự động hoá
nhờ luyện tập.
Kỹ xảo có những đặc điểm sau:
• Không có sự kiểm soát thường xuyên của ý thức, không cần sự kiểm tra bằng thị
giác.
• Động tác mang tính chất khái quát, không có động tác thừa, kết quả cao mà ít tốn
năng lượng thần kinh và cơ bắp
Các quy luật hình thành kỹ xảo
• Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của kỹ xảo
Trong quá trình luyện tập, kỹ xảo hình thành theo các chiều hướng sau:
+ Khi mới luyện tập thì nhanh, sau đó chậm dần, ví dụ: Tập xe đạp ban đầu thực hiện
nhanh (vài ngày) sau đó chậm lại (vài tháng mới thuần thục).
+ Khi mới luyện tập thì tiến bộ chậm, đến một giai đoạn nào đó thì tăng nhanh, ví dụ:
Lúc mới tập đàn chậm, sau khi đã quen phím và nhìn nốt nhanh thì tốc độ tiến bộ chậm lại,
một thời gian dài luyện tập mới đạt đến trình độ thuần thục, điêu luyện.
• Quy luật “đỉnh” của phương pháp luyện tập
Kết quả cao nhất có thể đạt được của một phương pháp cụ thể gọi là “đỉnh” của
phương pháp đó.
Muốn đạt kết quả cao hơn nữa thì phải thay đổi phương pháp khác để có “đỉnh” cao
hơn. Ví dụ: Học tiếng anh bằng đĩa CD đã bão hòa, có thể học bằng cách giao tiếp trực tiếp
để nâng cao trình độ hơn.
• Quy luật về sự tác động qua lại giữa các kỹ xảo đã có và kỹ xảo mới
Trong quá trình luyện tập kỹ xảo mới, những kỷ xảo đã có luôn ảnh hưởng rõ rệt đến
việc hình thành kỹ xảo mới theo hai hướng: Ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực.
Ảnh hưởng tích cực: Ảnh hưởng tốt, có lợi cho việc hình thành kỹ xảo mới nhanh hơn
như biết đi xe đạp rồi tập xe máy sẽ nhanh hơn, hoặc học tiếng Anh rồi học tiếng Pháp
cũng dễ hơn.
Ảnh hưởng tiêu cực: Ảnh hưởng xấu, gây cản trở cho việc hình thành kỹ xảo mới, còn
gọi là “giao thoa” kỹ xảo. Ví dụ như một người chơi bóng bàn giỏi nhưng khi chuyển sang
chơi quần vợt thì kỹ xảo của bóng bàn sẽ cản trở khi mới chơi quần vợt
• Quy luật dập tắt kỹ xảo
Một kỹ xảo được hình thành nhưng nếu không được luyện tập, củng cố lâu ngày sẽ
yếu dần và có thể mất hẳn (bị dập tắt). Ví dụ như việc học ngoại ngữ không củng cố thường
xuyên thì rất dễ bị mất đi các kỹ năng, vốn từ đã học.

You might also like