You are on page 1of 7

ÔN TẬP GIỮA KÌ II

Bài tập trắc nghiệm:


I. Công cơ học:
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây có công cơ học ?
A. Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống
B. Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thể đỡ quả tạ
C. Một vật sau khi trượt xuống hết một mặt phẳng nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang coi
như không có ma sát
D. Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được
Câu 2. Biểu thức tính công cơ học là:
A. A = F.S B. A = F/S C. A = F/v.t D. A = p.t
Câu 3. Đơn vị của công cơ học có thể là:
A. Jun (J) B. Niu tơn.met (N.m) C. Niu tơn.centimet (N.cm) D. Cả 3 đơn vị trên
Câu 4 Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công cơ học?
A. Niu tơn trên mét (N/m). B. Niu tơn trên mét vuông (N/m2)
C. Niu tơn.met (N.m) D. Niu tơn nhân mét vuông (N.m2)
Câu 5. Đầu tàu hoả kéo toa xe với lực F= 500 000N. Công của lực kéo của đầu tàu khi xe dịch chuyển
0,2km là
A. A= 105J B. A= 108J C. A= 106J D. A= 104J
Câu 6. Một vật trọng lượng 2N trượt trên một bằng bàn nằm ngang được 0,5m. Công của lực là:
A. 1J B. 0J C. 2J D. 0,5J
Câu 7. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 4500N. Trong 3 phút công thực hiện được
là 4050 kJ. Vận tốc chuyển động của xe là:
A. v = 0,005 m/s B. v = 0,5 m/s C. v = 5 m/s D. v = 50 m/s
Câu 8. Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 1 600N. Trong 1 phút, công sản ra 960 kJ.
Quãng đường xe đi trong 30 phút là:
A. S = 0,018 km B. S = 0,18 km C. S = 1,8 km D. S = 18 km.

II. Định luật về công - Hiệu suất:


Câu 1. Chọn phát biểu đúng: Các máy cơ đơn giản đều …………
A. cho lợi về lực B. bị thiệt về đường đi
C. cho lợi về lực và đường đi D. không cho lợi về công
Câu 2. Câu nào sau đây nói về máy cơ đơn giản là đúng?
A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về đường đi.
B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì được lợi bấy nhiêu lần về công.
C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công.
D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi
Câu 3. Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về cả lực hay đường đi:
A. ròng rọc cố định B. ròng rọc động C. đòn bẩy D. mặt phẳng nghiêng.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về ròng rọc động:
A. Thiệt về lực, lợi về đường đi B. Lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi
C. Lợi về công, không lợi về lực và đường đi D. Lợi về đường đi, không lợi về công
Câu 5. Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa vật lên cao, nếu góc nghiêng càng nhỏ thì:
A. Lợi về công càng nhiều B. Lợi về đường đi càng nhiều
C. Lợi về lực càng nhiều D. Thời gian đưa vật lên càng ngắn.
Câu 6. Một người đưa một vật nặng lên cao h bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật theo
phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp 2 lần độ cao h. Nếu
bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng thì
A. công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì đường đi lớn gấp hai lần
B. công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn
C. công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn
D. công thực hiện ở cách thứ nhất nhỏ hơn đường đi của vật chỉ bằng nữa đường đi của vật ở cách thứ
hai.
E. công thực hiện ở hai cách đều như nhau

III. Công suất:


Câu 1. Công thức tính công suất là:
A. ℘ = A/ t B. ℘ = A.t C. ℘ = F.t D. ℘ = A.s
Câu 2. Đơn vị công suất là
A. W(oát) B. J (Jun) C. J.s (Jun giây) D. N (Niu tơn)
Câu 3. Đơn vị của công suất là: A. W B. kW C. J/s D. Các đơn vị trên
Câu 4. Giá trị của công suất được xác định bằng:
A. Công thực hiện trong một đơn vị thời gian. B. Công thực hiện khi vật di chuyển được 1m.
C. Công thực hiện của lực có độ lớn 1N. D. Công thực hiện khi vật được nâng lên 1m
Câu 5. Trên một máy kéo có ghi 10 CV (mã lực). Biết 1CV = 736W. Số ghi trên máy cho biết máy kéo có
thể thực hiện công …
A. 736 J trong 1 giờ B. 736 J trong 1 giây C. 736 kJ trong 1 giờ D. 7360 kJ trong 1 giây
Câu 6. Công suất của một máy khoan là 800w. Trong 1 giờ máy khoan thực hiện được một công là:
A. 800 J B. 48 000 J C. 2 880 kJ D. 2 880 J
Câu 7. Cần cẩu thứ nhất nâng một vật nặng 4000N lên cao 2m trong 4 giây. Cần cẩu thứ hai nâng vật
nặng 2000N lên cao 4m trong 2 giây. So sánh công suất của hai cần cẩu:
A. P1 = P2 B. P1 = 2.P2 C. 2.P1 = P2 D. P1 = 4.P2
Câu 8. Máy xúc thứ nhất thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian lớn gấp 4 lần so với máy xúc thứ
hai. Nếu gọi P1, P2 là công suất của máy thứ nhất, của máy thứ hai, thì biểu thức nào dưới đây là đúng?
A. P1 = P2 B. P1 = 2.P2 C. P2 = 4.P1 D. P2 = 2.P1
Câu 9. Một người dùng lực 180N để kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Công suất:
A. 72W B. 450W C. 28800W D. 9W
Câu 10. Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 7 km/h. Lực kéo của con ngựa là 210 N. Công
suất trung bình của ngựa là:
A. P = 1 470 W B. P = 30W C. P = 409 W D. P = 40,9W .
Câu 11. Một con ngựa kéo xe đi đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo trung bình của ngựa là 200N. Công suất
trung bình của ngựa là
A. 1800W B. 500W C. 0,045W D. 22W
Câu 12. Công suất trung bình của một người đi bộ là 300W. Nếu trong 2,5 giờ người đó bước đi 10000
bước, thì mỗi bước đi cần một công là:
A. 270 J B. 270 KJ C. 0,075 J D. 75 J
Bài tập tự luận:
I. Công cơ học:
1. Áp dụng luôn công thức A = F.s
Câu 1. Một hòn bi sắt lăn trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Nếu coi như không có ma sát và lực cản của
không khí thì có công nào được thực hiện không?
Câu 2. Một máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động là F =10500N, sau một
thời gian máy bay đạt được độ cao là h = 850 m. Tính công của động cơ máy bay trong thời gian cất cánh.

2. s = v.t
Câu 3 Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 000N. Biết ô tô chuyển động đều với vận
tốc 36km/h. Trong 5 phút, công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu.
Câu 4 Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là
360kJ. Tính vận tốc của xe.
Câu 5. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo 500N. Trong 10 phút con ngựa thực hiện một
công là 600 kJ. Tính vận tốc chuyển động của xe.
Câu 6. Một đầu tàu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc 30km/h.
Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó chuyển động đều từ ga B đến C với vận tốc nhỏ hơn trước
10km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30 phút. Tính công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của
đầu tàu không đổi là 40 000N

3. P = 10.m; m = D.V; P = d.V


Câu 7. Một thang máy có khối lượng m = 500kg chất trong đó một thùng hàng nặng 300 kg. Người ta
kéo thang máy từ đáy hầm mỏ sâu 65m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp. Công nhỏ nhất của
lực căng để thực hiện việc đó là bao nhiêu?
Câu 8. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính
công thực hiện được trong trường hợp này.
Câu 9. Tính công của lực nâng một búa máy có khối lượng là 20 tấn lên cao 120cm
Câu 10. Công của một vật có khối lượng m = 1kg rơi ở độ cao h = 2m là bao nhiêu
Câu 11. Một người nâng vật có m = 1kg lên cao 6m. Tính công của người đã thực
hiện.
Câu 12. Một thang máy đưa người và hàng hóa lên độ cao 80m thì sinh ra công A là 160000J. Biết người
có khối lượng 60kg, tính khối lượng của hàng hoá.
Câu 13. Một kiện hàng, có khối lượng 20kg, được đưa từ mặt đất lên đến tầng 5 của một tòa nhà.
Chiều cao của mỗi tầng là 3,6m. Tính công thực hiện trong trường hợp đó.

Câu 14. Tính công cơ học của một người nặng 50kg thực hiện khi đi đều trên một đoạn đường nằm
ngang 1km. Biết rằng, công của một người khi đi đều trên đường nằm ngang thì bằng 0,05 lần công của
lực nâng người đó lên độ cao bằng đoạn đường đó.
Câu 15. Một người đẩy một chiếc xe có trọng lượng tổng cộng 800N chuyển động đều theo phương
ngang hết một đoạn đường 25m. Biết lực cản do ma sát bằng 0,25 trọng lượng của xe. Tính công của lực
đẩy xe và công của trọng lượng xe trên đoạn đường đó.
Câu 16. Một người kéo một gàu nước từ giếng sâu 10m. Công tối thiểu của người đó phải thực hiện là
bao nhiêu? Biết gàu nước có khối lượng là 1kg và đựng thêm 5 lít nước, khối lượng riêng của nước là
1000kg/m3.
II. Định luật về công:
1. Ròng rọc động - Ròng rọc cố định:

1.1. Dùng 1 ròng rọc cố định


Câu 1. Một thang máy có khối lượng m = 580kg, được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 125m lên mặt đất bằng
lực căng của một dây cáp do máy thực hiện.
a) Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc đó.
b) Biết hiệu suất của máy là 75%. Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản.
Câu 2. Người ta dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có khối lượng 10kg lên cao 15m với lực kéo
120N.
a/ Tính công của lực kéo
b/ Tính công hao phí để thắng lực cản.

1.2. Dùng 1 ròng rọc động:


Câu 3. Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng 1 vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là
160N. Hỏi người công nhân đó phải thực hiện một công bằng bao nhiêu?
Câu 4. Để đưa một vật có trọng lượng P = 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động
,người ta phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8 m.
a. Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên .Bỏ qua ma sát .
b. Tính công nâng vật lên.
c. Do có ma sát nên lực phải kéo dây là 250N.Tính hiệu suất của ròng rọc.
d. Tính công lực ma sát.

1.3. Một ròng rọc cố định - Một ròng rọc động

Câu 5. Một người nặng 50 kg kéo một vật có khối lượng 70kg lên
cao nhờ một ròng rọc động và một ròng rọc cố định.
a) Hỏi người đó phải kéo đầu dây đi một đoạn bằng bao nhiêu để có
thể nâng vật lên 2m.
b) Tính lực mà người đó ép lên nền nhà
c) Tính công để nâng vật

Câu 6. Dùng hệ thống ròng rọc như hình vẽ để nâng một vật nặng có
khối lượng là 100kg lên cao. Bỏ qua ma sát ở ròng rọc và trọng lượng
của ròng rọc. Hỏi muốn nâng vật nặng lên cao 2 m thì lực kéo F tối
thiểu phải bằng bao nhiêu và phải kéo dây đi một đoạn bằng bao
nhiêu?

2. Mặt phẳng nghiêng:


2.1. Bỏ qua ma sát của mặt phẳng nghiêng ↔ Ahao phí = 0 ↔ Atoàn phần = Acó ích

Atoàn phần
=………………..
Acó ích = ……………..
Ahao phí = 0
→ Atoàn phần = Acó ích

Hiệu suất:
H = Acó ích× 100 = 100%
Atoàn
phần

Câu 1. Đưa thùng hàng có P = 1000N lên sàn xe cao h = 1,2m bằng ván nghiêng không ma sát. Tính
công? Ván dài 3 m. Dùng định luật về công tính lực kéo thùng hàng lên xe?
Câu 2. Người ta dùng lực kéo 125N để đưa một vật có khối lượng 50kg lên cao 2 m bằng mặt phẳng
nghiêng.
a) Tính công phải dùng để đưa vật lên cao.
b) Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
Câu 3. Hai công nhân, hàng ngày phải chất các thùng sơn, mỗi thùng nặng 500N, lên xe tải, mỗi xe chở
được 5 tấn, sàn xe cách mặt đất 0,8m. Một người chủ trương khiêng thẳng thùng sơn lên xe, một người
chủ trương dùng ván nghiêng, rồi đẩy cho thùng sơn lăn lên.
a) Trong hai cách làm này, cách nào lợi hơn về công? Cách thứ nhất có lợi về mặt nào ? Cách thứ hai có
lợi về mặt nào ?
b) Tính công mà mỗi công nhân phải sản ra để chất đầy một xe. Bỏ qua ma sát trong các trường hợp

2.2. Mặt phẳng nghiêng có ma sát ↔ Ahao phí ≠ 0 ↔ Atoàn phần = Acó ích + Ahao phí

Atoàn phần = ………………..


Acó ích = ……………..
Ahao phí = ……………..
→ Atoàn phần = Acó ích + Ahao phí

Hiệu suất:

H = Acó ích× 100 100%


Atoàn phần

Câu 4. Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 3m để kéo một vật có khối lượng 300kg với
lực kéo 1200N . Hỏi vật có thể lên cao bao nhiêu? Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 80%.
Câu 5. Người ta lăn 1 cái thùng theo một tấm ván nghiêng lên ôtô. Sàn xe ô tô cao 1,2m, ván dài 3m.
Thùng có khối lượng 100Kg và lực đẩy thùng là 420N.
a/ Tình lực ma sát giữa tấm ván và thùng.
b/ Tình hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Câu 6. Khi đưa một vật lên cao 2,5 m bằng mặt phẳng nghiêng, người ta phải thực hiện một công là 3600
J. Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 75%. Tính trọng lượng của vật. Biết chiều dài của mặt phẳng
nghiêng là 24m.Tìm công để thắng lực ma sát khi kéo vật lên và độ lớn của lực ma sát đó.
Câu 7. Một vận động viên xe đạp đang leo dốc. Biết rằng độ cao từ chân dốc lên đỉnh dốc là h = 10 m và
đoạn đường dốc dài = 50m, khối lượng của người và xe: m = 70kg, lực ma sát của mặt đường cản trở
chuyển động của người và xe là Fms = 50 N.Hãy tính:
a/ Công mà vận động viên tiêu tốn để vượt dốc.
b/ Hiệu suất của công đó
Câu 8. Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m dài 40m. Tính công của người đó
sinh ra. Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 25N và cả người và xe có khối
lượng là 60 kg. Tính hiệu suất đạp xe.
Câu 9. Người và xe có khối lượng tổng cộng 60kg đi lên một con dốc cao 5m, dài 40m.Biết lực ma sát
với mặt đường là 50N. Tính công xe sinh ra khi vượt hết dốc.
Câu 10. Đưa vật nặng có khối lượng P = 4000N lên cao h = 3m bằng mặt phẳng nghiêng có ma sát dài l =
5m phải dùng lực kéo F = 2700N.
a. Tính công có ích ? Tính công toàn phần ? Tính công hao phí ?
b. Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng ?

2.3. Kết hợp


Câu 11. Dùng mặt phẳng nghiêng đẩy một bao xi măng có khối lượng 50Kg lên sàn ô tô . Sàn ô tô cách
mặt đất 1,2 m.
a/Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng sao cho người công nhân chỉ cần tạo lực đẩy bằng 200N để đưa
bì xi măng lên ô tô . Giả sử ma sát giữa mặt phẳng nghiêng và bao xi măng không đáng kể
b/ Nhưng thực tế không thể bỏ qua ma sát nên hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 75% . Tính lực ma sát
tác dụng vào bao xi măng.
Câu 12. Dùng mặt phẳng nghiêng dài 8m để kéo vật có khối lượng 49,2kg lên cao 2m.
a. Tính công kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát?
b. Tính lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát?
c. Thực tế có ma sát lực kéo vật là F’ = 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng?
Câu 13. Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m.
a) Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
b) Thực tế có ma sát và lực kéo vật là 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.

III. Công suất:


1. Bài tập cơ bản

Mức 1:
Câu 1. Một máy bay trực thăng khi cách cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 11 600 N, sau 1 phút 20
giây máy bay đạt được độ cao 720m. Hãy tính công suất động cơ của máy bay?
Câu 2. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m hết 1
phút. Tính công và công suất thực hiện được trong trường hợp này.
Câu 3. Một con ngựa kéo một cái xe với lực không đổi 1200N đi được 6000m trong 2400s. Tính công và
công suất của con ngựa?
Câu 4. Một người đi xe đạp với vận tốc v = 18 km/h trên quãng đường nằm ngang sản ra một công suất
trung bình là P = 50W. Tính lực cản chuyển động của xe.
Câu 5. Một đầu máy xe lửa kéo một đoàn tàu chuyển động đều với vận tốc 54km/h.Biết lực kéo của đầu
máy là 5.105 N.Tính:
a. Công suất của đầu máy đó
b. Công của đầu máy thực hiện khi chuyển động trên đoạn đường dài 12km.

Mức 2:
Câu 6. Một người nâng đều một kiện hàng có trọng lượng tổng cộng 250N lên cao 0,5m và sau đó di
chuyển đều theo phương ngang thêm một đoạn 4m. Tổng thời gian di chuyển kiện hàng là 10s. Tính
công suất của lực do người đặt lên kiện hàng
Câu 7. Một xe ô tô chuyển động đều lên dốc với vận tốc 2m/s mất 30 giây. Biết dốc cao 10m, khối
lượng của ô tô là 4 tấn, công suất của động cơ là 15kW.
a) Tính lực kéo của ô tô.
b) Hiệu suất của động cơ ô tô ?
Câu 8. Trong 4 giờ, một xe ô tô đi được 288km trên đường nằm ngang, lực ma sát giữa xe với mặt
đường là 500N. Biết xe chuyển động thẳng đều.Tính công suất của động cơ
Câu 9. Một cần cẩu thực hiện một công 50kJ nâng một thùng hàng lên cao 10m trong thời gian 12,5s.
Biết sức cản của không khí là 100N.
a) Tính công suất của cần cẩu.
b) Tính khối lượng của thùng hàng.
Câu 10. Một dòng nước chảy từ đập ngăn cao 30m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là
100m3/phút và khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Hãy tính công suất của dòng nước?
Câu 11. Một máy bơm nước có công suất P = 1kW bơm nước từ mặt đất lên bồn nước có dung tích V =
3000 lít đặt trên sân thượng tòa nhà cao tầng cách mặt đất h = 24 m. Biết TLR của nước là d =
10000N/m3; hiệu suất của động cơ là H = 80%. Để bơm được nước vào đầy bồn phải mất thời gian là bao
lâu?
Câu 12. Một nhà máy thuỷ điện có đập nước ở độ cao 50m để xuống làm quay tua bin của máy phát điện.
Biết lưu lượng nước trên đập đổ xuống là 30m 3/s. TLR của nước là 104N/m3. Tính công suất của nhà máy
điện đó. Bỏ qua sự mất mát năng lượng.

You might also like