You are on page 1of 2

Cốt truyện:

Cái làng quê vốn bằng lặng yên ả ấy, giờ chợt xao động đổi thay… từ tâm tư
con người đến nhịp sống thường ngày. Duyên, sau những năm tháng vượt biên
sống nơi đất khách quê người, nay trở về thăm lại làng xưa với bao nỗi niềm
thương nhớ. Còn Ngữ, thì an phận sống tần tảo bên cạnh cậu em, âm thầm chờ
chồng đi xa làm ăn. Và Nhâm, chàng trai vừa tới tuổi vào đời, nhạy cảm, lãng
mạn, gắn một thời tuổi thơ với đồng quê, đến khi gia nhập quân ngũ, vẫn không
sao dứt được mối cảm thương đồng quê da diết… Tất cả họ, ba người, bằng
những điểm tựa khác nhau, đều hướng về quê nhà, đều một lòng thương nhớ
đồng quê.

Bối cảnh phim


Phim được lấy bối cảnh ở một làng quê. Ở đó, bao trùm bầu không khí trầm
lắng và mọi thứ dường như đều chìm vào bên trong, âm ỉ sục sôi…Hình
ảnh của bộ phim đa phần giản dị, cấu thành từ những góc quay chân phương,
động tác máy không cầu kỳ; phản ánh khá chân thực cuộc sống thường nhật.
Độ dài của hình ảnh khớp hợp với nội dung thoại và lượng thông tin, không sa
đà vào việc kích tạo không khí mang tính giải thích. Ánh sáng trong phim chủ
yếu đến từ mặt trời tự nhiên.

Kịch bản
Đặng Nhật Minh đảm bảo được không gian Bắc Bộ hấp dẫn, đầy gợi cảm và
hoài niệm vốn có trong truyện ngắn. Nhưng về phận người, Đặng Nhật Minh
đã đặt Nhâm - Ngữ - Quyên vào mối quan hệ thấp thoáng “tay ba” điều mà
truyện ngắn không đề cập rõ nét. Song, nhờ vậy, phim trở nên kịch tính, đúng
ngôn ngữ điện ảnh hơn.
Nhâm là chàng trai 17 tuổi mới lớn, yêu quê hương vô điều kiện. Nhâm chăm
chỉ, thương mẹ, cũng vì thương mà bỏ cả học. Nhâm thân thiện, tốt bụng với
xóm làng, được nhiều người yêu quý. Và cũng là một chàng trai lãng mạn, biết
làm thơ đang tò mò về tình yêu và những rung động đầu đời.
Gặp Quyên, cô gái đã lênh đênh vượt biên sang Mỹ, đã qua hai đời chồng
nhưng xinh đẹp, hiện đại, Nhâm chợt nhận thấy mình đã lớn. Hơn cả, là từ
Quyên, Nhâm hiểu ra tình cảm không thể gọi tên mà bấy lâu nay Ngữ - chị dâu
– dành cho mình. Trong nỗi niềm vò võ đợi chồng, Ngữ chỉ có Nhâm là chỗ
neo đậu duy nhất về mặt tình cảm. Và chính sự xuất hiện của Quyên đã khiến
Ngữ lo lắng sẽ mất luôn cả Nhâm.

Mối quan hệ tay ba ấy lại được đặt trong những cảnh sắc không thể Bắc Bộ hơn
với cánh đồng lúa vàng, bánh tro, oản gạo và múa lục cúng trên chùa.
Bắc Bộ hiện lên nguyên sơ mà đẹp đẽ. Và mỗi nhân vật trong đó đều có cái hay
riêng, cái dở riêng. Đẹp, đời, mà cũng đầy nỗi niềm bi kịch.

Diễn xuất
Ba nhân vật chính của bộ phim là những khuôn mặt ta thường thấy, thường
gặp, không có gì khác thường; song trong tác phẩm này, tất cả họ đều tiêu biểu
trong mỗi thân phận riêng biệt. Tác giả đẩy nhân vật ra sàn diễn một cách nhẹ
nhàng, tự nhiên. Nhân vật được giới thiệu, phản ánh bằng thái độ khách quan.

Các nhân vật, hiển hiện như những hình hài sống động, những thân phận có tên
riêng. Nhâm, chàng trai 17 tuổi, cái tuổi vừa có thể đặt trọn bàn chân thơ ngây
lên ngưỡng cửa cuộc đời, xốc nổi và háo hức nhưng hời hợt non nớt, có những
diễn biến tâm sinh lý âm thầm mà sục sôi, nóng bỏng. Còn Ngữ đại diện cho
lớp phụ nữ nông thôn chịu thương chịu khó, mộc mạc và mạnh mẽ như dòng
thác ngầm bị kìm nén. Và Quyên, hồ hởi như cánh chim tự do, đầy tự tin và
chân thành.

Diễn viên được chọn hoàn toàn phù hợp với tiêu chí miêu thuật. Đặng Nhật
Minh chú trọng khả năng trùng khớp thực chất của vai diễn với nhân vật, chứ
không bị lôi cuốn bởi hình thức bên ngoài. Tạ Ngọc Bảo và Thúy Hường tuy
không chuyên, diễn theo kinh nghiệm sống bản thân, cũng đã tái tạo rõ nét
những mẫu nhân vật sống động, chân thực. Lê Vân, với kinh nghiệm và khả
năng biểu hiện chuyên nghiệp, đã khắc họa chính xác hình ảnh cùng tâm cảnh
người phụ nữ lâu ngày tái hợp quê nhà đang trong quá trình biến đổi mau lẹ.

You might also like