You are on page 1of 10

Đề tài: Lý luận về bảo hộ công dân và liên hệ thực tiễn việc bảo hộ công dân của

VN trong bối cảnh đại dịch covid-2019.


A. Đặt vấn đề:
Trong các yếu tố cấu thành nên quốc gia, dân cư là yếu tố có vai trò quan
trọng. Không thể hình thành nên một quốc gia nếu như không có dân cư cư trú
thường xuyên trên lãnh thổ quốc gia. Quốc gia sẽ đảm bảo cho công dân được
hưởng những quyền và ngược lại công dân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ
pháp lý mà pháp luật quy định. Một trong những vấn đề đã và đang rất được
quan tâm hiện nay là bảo hộ công dân. Đây là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt
không chỉ đối với mỗi quốc gia mà còn có vai trò quan trọng trên phạm vi toàn
thế giới. Đặc biệt là trong đại dịch covid đang lan tràn trên toàn thế giới cũng
như ở việt nam và càng ngày càng căng thẳng này thì việc bảo hộ công dân càng
trở lên quan trọng hơn. Vì vậy em chọn đề tài “Lý luận về bảo hộ công dân và
liên hệ thực tiễn việc bảo hộ công dân của VN trong bối cảnh đại dịch covid-
2019” làm đề tài nghiên cứu.
B. Nội dung:
1. Lý luận chung về bảo hộ công dân
1.1: Khái niệm về bảo hộ công dân
- Trong CPQT, bảo hộ công dân được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có
thaame quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ủa công dân nước mình ở nước
ngoài, khi các quyền và lợi ích này bị xâm hại ở nước ngoài đó, đồng thời bao
gồm cả các hoạt động giúp đỡ mọi mặt mà nhà nước dành cho công dân nước
mình đang ở nước ngoài, kể cả trong trường hợp không có hành vi xâm hại nà.
Việc bảo hộ công dân do các cơ quan đại diện ngoại giao của nước đó thực hiện.
- Bảo hộ công dân bao gồm các hoạt động:
+ Hoạt động có tính công vụ
+ Hoạt động có tính giúp đỡ
1.2: Các nguyên tắc bảo hộ công dân
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, bảo hộ công dân tuân theo các nguyên tắc cơ
bản sau:
1.2.1: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền quốc gia
- Đây là nguyên tắc có vai trò quan trọng trong việc thiết lập, xây dựng cũng như
duy trì một trật tự quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia. Hiến chương LHQ đã
ghi nhận “bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia” là nguyên tắc cơ bản nhất
trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của tổ chức này.
- Nội dung của nguyên tắc này thể hiện: Quốc gia được tham gia giải quyết các
vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình và của công dân nước mình.
1.2.2: Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế
- Trên cơ sở Hiến chương LHQ, điều 26 Công ước Viên quốc tế năm 1969 đã chỉ
rằng: “ Mọi điều ước đã có hiệu lực ràng buộc các bên tham gia và phải được
các bên thi hành với thiện chí”. Như vậy, khi tiến hành bảo hộ công dân của
mình, các quốc gia có quyền bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ mà không
có sự phân biệt giữa nước lớn hay nước nhỏ, nước giàu hay nước nghèo trong
cộng đồng. Bất kỳ một quốc gia nào cũng không có quyền áp đặt một chính sách
hay hạn chế nào các đối với quốc gia khác.
1.2.3: Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế
- Trong Hiến chương LHQ đã đưa ra nguyên tắc ghi nhận tại khoản 3, Điều 2:
“Thành viên LHQ giải quyết các tranh chấp quốc tế của hộ bằng phương pháp
hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như
đến công lý”. Như vậy, trong quá trình bảo hộ công dân mà các quốc gia có tranh
chấp với nhau thì trước tiên các quốc gia liên quan phải giải quyết vấn đề trên cơ
sở hòa bình, không dùng vũ lực hay đe dọa dung vũ lực.
1.3: Thẩm quyền bảo hộ công dân

Thẩm quyền bảo hộ công dân: Dựa trên cơ sở cơ cấu tổ chức năng và phạm vi
hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo hộ công dân, có thể chia
các cơ quan này ra làm 2 loại: cơ quan có thẩm quyền trong nước và cơ quan có
thẩm quyền nước ngoài.

– Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ trong nước:

+ Cơ sở pháp lý: Pháp luật quốc gia quy định

+ Cơ quan có thẩm quyền: hầu hết các quốc gia đều thực hiện việc bảo hộ công
dân thông qua Bộ ngoại giao. Bộ ngoại giao chịu trách nhiệm trước chính phủ về
các hoạt động bảo hộ công ở trong nước cũng như nước ngoài.

– Cơ quan có thẩm quyền bảo hộ ở nước ngoài:

+ Cơ sở pháp lý: pháp luật quốc tế

+ Theo nguyên tắc chung, thẩm quyền bảo hộ công dân nước mình ở nước ngoài
thuộc về các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước cử đại diện
tại nước nhận đại diện. Việc bảo hộ công dân do các cơ đại diện thực hiện được
ghi nhận trong công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và công ước
Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự.
1.4: Đối tượng được bảo hộ công dân
Quốc tịch của mỗi cá nhân thể hiện mối quan hệ qua lại giữa nhà nước với công
dân và công dân với nhà nước. Quốc tịch là cơ sở pháp lý đầu tiên làm pháp sinh
quyền và nghĩa vụ của công dân với nhà nước và ngược lại. Đồng thời cũng là cơ
sở để công dân nhận dược sự bảo hộ từ nhà nước. Như vậy, một người muốn
nhận được sự bảo hộ của một quốc gia thì điều kiện cần thiết nhất chính là có
quốc tịch của quốc gia đó. Trường hợp một người có một hay nhiều quốc tịch thì
cũng chỉ được một quốc gia trong số các quốc gia mà mình có quốc tịch bảo hộ.
1.5: Các biện pháp bảo hộ công dân
-Biện pháp ngoại giao:
+ Đây là bp đầu tiên để thực hiện bảo hộ công dân
+ Cơ sở pháp lý của biện pháp này là nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh
chấp quốc tế.
+ Nội dung bp: thông qua trung gian hòa giải, thương lượng hoặc đàm phán trực
tiếp
- Bp trừng phạt kinh tế
- Bp trừng phạt ngoại giao:áp dụng đối với các nước vi phạm như thực hiện
chiến dịch bao vây, cấm vận, rút cơ quan đại diện ngoại giao và toàn bộ cán bộ
của cơ quan về nước
- Đưa ra cơ quan tài phán giải quyết.
2. Thực tiễn việc bảo hộ công dân của VN trong đại dịch covid-2019
2.1:Tình hình bảo hộ công dân của VN trong đại dịch covid 19
Theo thống kê của Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), số công dân được bảo hộ tăng
dần qua từng năm: năm 2017 có 8.024 người; năm 2018 có hơn 10 nghìn người;
năm 2019 có 13.643 công dân và năm 2020 là 21.384 công dân. Số lượng cuộc
gọi của công dân Việt Nam cần tư vấn về các vấn đề liên quan bảo hộ công dân
ở nước ngoài thông qua tổng đài điện thoại về bảo hộ công dân đã tăng gấp 10
lần so với lúc bắt đầu hoạt động năm 2016.

Số lượng công dân được bảo hộ tăng đi kèm tính chất các vụ việc ngày càng
phức tạp và nghiêm trọng. Nhiều vụ việc chưa từng có tiền lệ như: Tàu biển của
Việt Nam bị cướp biển tiến công và thuyền viên bị giữ làm con tin; việc bảo hộ
công dân Ðoàn Thị Hương bị bắt và xét xử tại Ma-lai-xi-a; đoàn du khách Việt
Nam thăm Ai Cập bị đánh bom; vụ việc 39 người chết trên một xe tải tại đông
bắc Luân Ðôn (Anh)...

Ðặc biệt, năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, yêu cầu về
công tác bảo hộ công dân đã được nâng lên một mức cao mới khi chúng ta triển
khai giúp đỡ hàng nghìn công dân Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống,
bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng của công dân. Những
chuyến bay đưa công dân Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn, nhu cầu cấp thiết về
nước đã

mang nặng nghĩa đồng bào giữa lúc Covid-19 hoành hành khắp nơi trên thế
giới, đã thật sự làm lay động hàng triệu con tim. Mặc dù ngân sách hạn hẹp, khó
khăn thách thức còn nhiều, nhưng Việt Nam là một trong số ít quốc gia tổ chức
các chuyến bay đưa công dân bị mắc kẹt về nước một cách bài bản, chuyên
nghiệp, an toàn và bảo đảm công tác phòng, chống dịch hiệu quả.

Ngày 25/01/2020, chỉ ba ngày sau khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện, Thủ
tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ chỉ đạo các cơ
quan, tổ chức chủ động triển khai công tác bảo hộ công dân tại các quốc gia,
vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Trong những ngày tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia về
phòng chống dịch COVID-19 đã liên tục có những chỉ đạo giao Bộ Ngoại giao,
Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tại và Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội xác định số lượng công dân ở các khu vực có dịch, sẵn sàng tiến hành
các biện pháp bảo hộ công dân khi cần thiết; tích cực động viên, khuyến cáo
công dân không về nước khi không thật sự cần thiết, chấp hành nghiêm túc các
quy định phòng chống dịch của sở tại; yêu cầu các cơ quan đại diện ngoại giao ở
nước ngoài rà soát, khẩn trương có kế hoạch đón công dân Việt Nam đang bị kẹt
ở sân bay các nước; đề xuất phương án đưa một số công dân Việt Nam hiện đang
ở nước ngoài có nhu cầu về nước, ưu tiên người cao tuổi, người ốm đau, trẻ em
dưới 18 tuổi, bảo đảm cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly tập trung
trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cụ thể, chặt chẽ. Tại các cuộc trao đổi
với lãnh đạo các nước của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Việt
Nam đều đề nghị nước bạn phối hợp chặt chẽ, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn
nhau trong công tác phòng chống dịch, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước
sở tại yên tâm ổn định cuộc sống, được tiếp cận đầy đủ các điều kiện cần thiết để
phòng chống dịch bệnh.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở
nước ngoài, các hãng hàng không trong nước, các cơ quan chức năng sở tại tiến
hành đồng bộ, chủ động, tích cực, toàn diện công tác bảo hộ công dân. Với quyết
tâm “không ai bị bỏ lại phía sau”, tinh thần “bám trụ để hoàn thành tốt nhiệm
vụ”, trong bối cảnh dịch bệnh gây ra sự phong tỏa tại hàng loạt quốc gia, công
tác bảo hộ công dân tại các cơ quan đại diện vẫn được ưu tiên hàng đầu, trở
thành nhiệm vụ chính trị quan trọng bậc nhất, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân Việt Nam, đảm bảo sức khỏe cho bà con, đưa những
người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở về quê hương.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đến nay, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các
cơ quan chức năng, cơ quan quốc tế hỗ trợ triển khai hơn 30 chuyến bay đưa
công dân ở các vùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh về nước, với hơn 2000 công
dân, ghi nhận nguyện vọng của 17.249 công dân. Trên cơ sở nguyện vọng của
công dân Việt Nam và điều kiện cách ly tập trung của các địa phương trong
nước, nhận được sự phối hợp chặt chẽ, tích cực của các bộ, ban, ngành, địa
phương, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã tổ
chức nhiều chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ vùng dịch về nước.
Trong đó nổi bật, đáng kể nhất là chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ tâm
dịch Vũ Hán trở về ngày 10/02/2020, chuyến bay của hãng hàng không Vietnam
Airlines, loại máy bay Airbus A321-231 chở theo 30 công dân Việt Nam từ thành
phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã hạ cánh tại sân bay Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh).
Hay Chuyến bay thẳng lịch sử đến Mỹ của Vietnam Airlines vào tháng 5/2020,
nối Washington D.C. và Hà Nội với thời gian bay lên tới gần 24 giờ cho mỗi
chặng. Hay là chuyến bay đầy rủi ro tới châu Phi xa xôi, đưa 129 lao động, trong
đó có hơn một nửa được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 từ Guinea Xích
đạo. Và gần đây nhất là khi tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ bùng nổ và ngày càng
căng thẳng, ngay sau khi xuất hiện diễn biến mới liên quan đến tình hình dịch
COVID-19  tại Ấn Độ, cũng như một số nước trong khu vực Đông Nam Á, Bộ
Ngoại giao đã yêu cầu các cơ quan đại diện của Việt Nam tại các nước sở tại
chuẩn bị sẵn sàng cho các phương án bảo hộ công dân, cũng như tiếp tục phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại để cập nhật sát tình hình dịch
bệnh và đề nghị quan tâm, tích cực cứu chữa những công dân Việt Nam gặp khó
khăn.
Các cơ quan đại diện Việt Nam tại các quốc gia này cũng liên tục cập nhật thông
tin lên website chính thức của cơ quan đại diện và khuyến cáo công dân Việt
Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại các quốc gia này cần nâng cao ý
thức phòng chống dịch bệnh, tuân thủ nghiêm túc các quy định, chính sách và
phương pháp phòng chống dịch của sở tại.
Cán bộ nhân viên của các cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước với tinh thần
bám trụ địa bàn, cũng đang nỗ lực thiết lập thêm và duy trì các kênh thông tin
liên lạc trong cộng đồng người Việt, sẵn sàng các nhu yếu phẩm cần thiết để hỗ
trợ công dân Việt Nam trong trường hợp cần thiết.
Công dân Việt Nam có thể truy cập website chính thức của Đại sứ quán Việt
Nam tại Ấn Độ theo địa chỉ http://vietnamembassydelhi.in/, hoặc đường dây
nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ theo số +91 7303 625 588 để cập nhật
thông tin chính xác. Bộ Ngoại giao Việt Nam và các cơ quan đại diện ngoại giao
tại Ấn Độ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước, các
hãng hàng không để lên các phương án hỗ trợ, thu xếp các chuyến bay để đưa
công dân về nước trong trường hợp cần thiết và phù hợp với diễn biến dịch bệnh.
Có thể nói Việt Nam là một trong các nước ngay khi dịch covid- 2019 bùng phát
đã lên các kế hoạch phòng chống dịch trong đó có bảo hộ công dân ở nước
ngoài. Ngay cả khi kinh phí còn hạn hẹp, khó khăn nhưng nước ta vẫn tổ chức
các bay đưa công dân từ các vùng dịch về nước, hỗ trợ công dân ở nước ngoài
một cách tốt nhất trong mùa dịch covid-2019 ngày càng lan rộng và nguy hiểm
này. Dưới chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời, sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước
và Chính phủ ngay từ những ngày đầu tiên của dịch bệnh, cùng với đó là sự phối
hợp chặt chẽ, hiệu quả, với tinh thần trách nhiệm cao giữa các cơ quan chức
năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các hãng hàng
không, các cơ quan truyền thông, báo chí, Việt Nam đã đạt được những kết quả
quan trọng trên cả hai mặt trận, từ hành động thực tế cho tới công tác thông tin,
truyền thông trong công tác bảo hộ công dân. Những yếu tố này đã tạo được sự
cộng hưởng trên báo chí trong và ngoài nước, đưa công tác bảo hộ công dân
thành điểm nhấn trong nỗ lực phòng chống dịch của Chính phủ, đưa Việt Nam
thành một điểm sáng trong dư luận quốc tế. Ngoài ra còn tạo niềm tin, sự tin yêu
cho người dân về công tác bảo hộ cũng như chống dịch của Đảng và Chính phủ.
2.2: Điểm tích cực và hạn chế của công tác bảo hộ công dân
** Tích cực:
+Mặc dù ngân sách hạn hẹp, khó khăn thách thức còn nhiều, nhưng Việt Nam
là một trong số ít các quốc gia tổ chức các chuyến bay đưa công dân bị mắc kẹt
về nước một cách bài bản, chuyên nghiệp, an toàn và đảm bảo được công tác
phòng chống dịch hiệu quả.
+Chính sách của Đảng, và Nhà nước, Chính phủ về bảo hộ công dân tại nước
ngoài đã giảm bớt gánh nặng lo âu và làm "ấm lòng" những người con xa xứ khi
dịch bệnh bùng phát trên khắp ngõ ngách của trái đất. Những điều này đã khiến
hàng triệu người dân Việt Nam ở nước ngoài củng cố lòng tin yêu vào đất nước,
yên tâm đóng góp, cống hiến, trở lại sinh hoạt xã hội, kinh tế bình thường sau
khi dịch đã cơ bản được kiểm soát, góp phần tạo đòn bẩy cho nền kinh tế sớm trở
lại quỹ đạo và nắm lấy những cơ hội phát triển đất nước thời hậu dịch COVID-
19

** Hạn chế:
+Khó khăn và thách thức: trong đó có vấn đề về nhân lực và kinh phí cho công
tác bảo hộ công dân:Trên thế giới có hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhưng chỉ
có 94 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công tác lãnh sự và bảo
hộ công dân. nhiều cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiêm nhiệm một số
nước, trong khi mỗi cơ quan chỉ có 5-7 cán bộ, mỗi cán bộ phải thực hiện nhiều
chức năng khác (chính trị, đối ngoại, kinh tế, thương mại, báo chí, tuyên
truyền…). Do đó, những vụ việc xảy ra ở nước kiêm nhiệm hoặc các địa phương
xa xôi, cách trụ sở cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hàng ngàn km, đi lại
khó khăn, gây cản trở lớn cho công tác bảo hộ công dân.
+Về kinh phí, Quỹ Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài đã
được thành lập và hoạt động hiệu quả, nhưng mới chỉ là nguồn hỗ trợ theo
nguyên tắc tạm ứng trước cho công dân gặp khó khăn, hoạn nạn để giải quyết
các sự cố, công dân có nghĩa vụ hoàn trả lại chi phí Quỹ đã tạm ứng, các khoản
hỗ trợ không hoàn lại từ Quỹ thường áp dụng cho những trường hợp bảo hộ thực
sự đặc biệt, chi phí thấp.
2.3: Các biện pháp khắc phục
Bên cạnh các điểm tích cực trong công tác bảo hộ công dân, nước ta cần phải có
các biện pháp để khắc phục các hạn chế khác. Chúng ta cần phải đưa ra các kế
hoạch cụ thể, nhanh chóng để bảo hộ công dân ở các nước dịch bệnh bùng phát
mạnh. Đưa ra các chính sách phù hợp với kinh phí, tình hình dịch bệnh. Liên kết
với các cơ quan tổ chức ở nước ngoài đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho các công
dân đang ở nước ngoài không thể về nước. Liên tục cập nhật thông báo về tình
hình dịch bệnh, các thông tin cần thiết đến cho công dân. Lên kế hoạch tổ chức
các chuyến bay phòng dịch đầy đủ khi công dân có yêu cầu muốn về nước.
Chúng ta cũng cần kêu gọi các quỹ hỗ trợ để có thể đáp ứng được các nhu cầu
cần thiết trong đại dịch covid-2019.
C. Kết luận:
Có thể nói, công tác bảo hộ công dân của Việt Nam là một trong những điểm
sáng trong đại dịch covid-2019. Nước ta đã có những chính sách, phương án
nhanh nhất để bảo hộ công dân ngay từ khi dịch bùng phát. Chính sách của
Đảng, và Nhà nước, Chính phủ về bảo hộ công dân tại nước ngoài đã giảm bớt
gánh nặng lo âu và làm "ấm lòng" những người con xa xứ khi dịch bệnh bùng
phát trên khắp ngõ ngách của trái đất. Những điều này đã khiến hàng triệu người
dân Việt Nam ở nước ngoài củng cố lòng tin yêu vào đất nước, yên tâm đóng
góp, cống hiến, trở lại sinh hoạt xã hội, kinh tế bình thường sau khi dịch đã cơ
bản được kiểm soát, góp phần tạo đòn bẩy cho nền kinh tế sớm trở lại quỹ đạo và
nắm lấy những cơ hội phát triển đất nước thời hậu dịch COVID-19.
Tài liệu tham khảo:
- Bài giảng CPQT – Trường đại học học Lao động – Xã hội
- https://123docz.net/document/2647057-tieu-luan-bao-ho-cong-dan.htm
- https://nhandan.vn/chinhtri/bao-ho-cong-dan-trong-boi-canh-dai-dich-covid-19-
635025/
- https://dangcongsan.vn/nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai/bao-ho-cong-dan-diem-
sang-trong-cuoc-chien-chong-covid-19-cua-viet-nam-553839.html

You might also like