You are on page 1of 10

Đề bài:

A. Đặt vấn đề

Trên thế giới, ở tát cả quốc gia và các nền kinh tế, vai trò của các tổ chức tín dụng
là hết sức quan trọng và đặc biết. Nắm được yếu tố này nên ngay từ khi nước ta
dành được độc lập và thực hiện công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng và nhà
nước ta đã quan tâm đến việc xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng của chế độ
mới. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, từ khi đổi mới nền kinh tế, nền kinh tế nước
ta đạt mức tăng trưởng cao so với khu vực. Với mức tăng trưởng như vậy, nhu cầu
về vốn cho nền kinh tế luôn là một bài toán lớn của chính phủ. Hơn nữa, trong điều
kiện nước ta hiện nay, đầu tư nước ngoài chưa đạt mức như kế hoạch, nhiều nơi
còn có dấu hiệu giảm sút, thì chủ trương dựa vào nguồn vốn trong nước là hết sức
đúng đắn và cần được thực hiện một cách triệt để. Tuy nhiên, các kênh huy động
vốn trong nước còn gì hẹp: thị trường chứng khoán mới được hình thành và chưa
thực sự trở thành kênh cung cấp vốn hiệu quả cho nền kinh tế; phần lớn các doanh
nghiệp có năng lực tài chính còn yếu kém, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn
vay từ các tổ chức tín dụng. Từ đó, có thể khẳng định tín dụng ngân hàng đang và
sẽ còn tiếp tục là một kênh cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam
trong tương lai gần. Nhưng làm sao để đảm bảo an toàn cho hệ thống các tổ chức
tín dụng trong giai đoạn hiện nay, để có được hệ thống các tổ chức tín dụng vững
mạnh, một nền kinh tế ổn định, hướng tới phát triển trong tương lai. Vì vậy, em đã
chọn đề tài “Các giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

B. Nội dung

1. Khái quát về các tổ chức tín dụng


1.1: Khái niệm các tổ chức tín dụng
- Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
ngân hàng. Trong đó hoạt động ngân hàng có thể được hiểu là việc kinh doanh,
cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp
tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Tổ chức tín dụng bao gồm
ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng
nhân dân.
1.2: Đặc điểm:
– Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh
nghiệp và những quy định khác của pháp luật.
– Đối tượng kinh doanh: tiền tệ và giấy tờ có giá
– Hoạt động kinh doanh đặc thù:
+ Huy động vốn: nhận tiền gửi, vay vốn ngân hàng nhà nước
+ Sử dụng vốn: cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán
– Tính rủi ro: nguy cơ mất vốn hoặc có thể gây ra rủi ro cho toàn hệ thống tín dụng
– Quản lý tổ chức tín dụng: chủ thể tham gia quản lý là Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam
– Điều kiện thành lập và hoạt động vô cùng chặt chẽ, yêu cầu vốn theo quy định và
nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ
1.3: Các hoạt động của tổ chức tín dụng

1.3.1. Huy động vốn

Huy động vốn là một quyền năng đặc thù của các tổ chức tín dụng. Việc huy động
vốn không chi đơn thuần là một hình thức kêu gọi vốn góp nhàn rỗi nhằm mục
đích bổ sung vốn kinh doanh, mà còn là một hình thức kinh doanh dem lại lợi
nhuận. Việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng rất đa dạng và được thực hiện
bằng chính các nghiệp vụ kinh doanh của tổ chức tín dụng như: nhận tiền gửi của
các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp; phát hành giấy tờ có giá; vay
vốn từ ngân sách nhà nước, từ các tổ chức tín dụng… Các nguồn vốn huy động
được trở thành nguồn vốn hoạt động chủ yếu của tổ chức tín dụng.
– Nhận tiền gửi, tiền gửi là tiền mà khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình
thức tiền gửi có thời hạn, không thời hạn, tiết kiệm hay hình thức khác.

– Phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu.

– Vay vốn của tổ chức, cá nhân khác: doanh nghiệp nếu có khó khăn, có thể vay
của nhau tạm thời.

1.3.2. Cấp tín dụng

Hoạt động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả
bằng nghiệp vụ cho vay chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo hành
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Hoạt động ngân hàng trong thời kỳ đối mới đã có những khác biệt về chất so với
thời kỳ kế hoạch hóa tập trung trước đây và ngày càng phản ánh sâu sắc hơn các
quan hệ thị trường, đảm bảo quyền tự chủ kinh đoanh cho các tổ chức tín dụng.
Các hình thức cấp tín dụng ngày càng đa dạng tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng
lựa chọn các hình thức cấp tín dụng phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng,
từng nhu cầu vay vốn. Gồm các hình thức như:

+ Cho vay

+ Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá và các công cụ chuyển nhượng

+ Cung cấp dịch vụ bảo lãnh

+ Cho thuê tài chính

1.3.3. Cung ứng dịch vụ thanh toán

Hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các giao dịch khác trong nền kinh tế cuối
cùng đều kết thúc bằng khâu thanh toán. Thanh toán ngân hàng, thực chất, đơn
giản chi là những nghiệp vụ chỉ trả tiền hàng, dịch vụ và các khoản thanh toán khác
giữa các tác nhân trong nước và quốc tế được thực hiện thông qua hệ thống ngân
hàng. Để quá trình thanh toán được thực hiện một cách thuận lợi và an toàn, thanh
toán qua ngân hàng là biện pháp được các chủ thể kinh tế lựa chọn hàng đầu. Và
trên cơ sở các quy định của pháp luật, các tổ chức tín dụng lựa chọn các hình thức
thanh toán phù hợp để cung ứng theo nhu cầu của các khách hàng.
Thanh toán ngân hàng bao gồm hai bộ phận: thanh toán bằng tiền mặt và thanh
toán không dùng tiền mặt. Ở bất cứ một quốc gia nào, thanh toán không dùng tiền
mặt cũng được coi là thách thức mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm, nó chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng khối lượng thanh toán. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số
trường hợp, các ngân hàng vẫn phải sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hång
ngày, dù không nhiều.

– Mở tài khoản, cung ứng phương tiện thanh toán(thẻ tín dụng, séc, ngân phiếu)
thực hiện dịch vụ thanh toán(thu hộ, chi hộ, hoạt động ngân quỹ)

– Chỉ có tổ chức này mới được thực hiện hoạt động thanh toán quỹ tín dụng trung
ương.

1.3.4. Kinh doanh ngoại hối

+ Giao dịch giao ngay (Spot)

Giao dịch giao ngay là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo
tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày
làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán

+ Giao dịch có kỳ hạn (Forward)

Giao dịch có kỳ hạn là một giao dịch trong đó hai bên sẽ cam kết mua bán với
nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và việc
thanh toán sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kế từ ngày ký kết giao
dịch.

+ Giao dịch hoán đổi (Swap) ngoại hối

Đây là hình thức giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: Giao dịch
mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiến khác,
trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch này khác nhau và tỷ giá của hai giao
dịch này được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

+ Giao dịch đồng tương lai (Future)

Giao dịch hợp đồng tương lai là một giao dịch tiền tệ thực hiện trong tương lai, thể
hiện bằng việc mua bán những hợp đồng với số lượng tiền định sẵn, tỷ giá ấn định
vào thời điểm ký hợp đồng và ngày nhận được ấn định theo quy định của từng sở
giao dịch. Khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng tương lai là hợp đồng chuẩn
hoá về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng giao dịch và ngày thanh toán cụ tương lai.

+ Giao dịch hợp đồng quyền lựa chọn (Option)

Trên thị trường hối đối, hợp đồng quyền lựa chon cho phép người mua có quyền
mua hoặc bán( nhưng không bắt buộc) một số lượng ngoại tệ nhất định với giá cả
ấn định ( giá thực hiện) vào hoặc tới một ngày ấn định.

1.3.5. Hoạt động khác

Ngoài những hoạt động khác ngoài những hoạt động bên trên:

– Góp vốn, cổ phần bao gồm:

+Góp vốn điều lệ: doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, công ty con, công ty liên
kết, quỹ tín dụng và chỉ được góp tối đa 30%,

+ Mua cổ phần.

– Kinh doanh vàng

+ Chỉ được sản xuất, gia công vàng

+ Mùa bán vàng

+ Xuất khẩu, nhập khẩu vàng

+ Kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng

+ Huy động vốn, cho vay vàng.

2. Các giới hạn bảo đảm an toàn của hoạt động

2.1: những trường hợp không được cấp tín dụng

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối
với những tổ chức, cá nhân sau: Thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng
thành viên, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám
đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là
thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công
ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là
công ty trách nhiệm hữu hạn; Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên hội đồng
quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc
(giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương.

Quy định trên không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi
mô.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho
khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đổi tượng theo quy định trên. Tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kì hình thức nào để
tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng kể trên.

- Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

- Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ
phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc, công ty con của tổ chức tín dụng.

- Tổ chức tín dụng không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác
trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn
góp.

2.2. hạn chế cấp tín dụng

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không
có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng:Tổ chức kiểm
toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài; Kế toán trường của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy
định tại khoản 1 Điều 126 Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp
đó; Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; Các công ty con, công ty liên kết của
tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định trên không được vượt
quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng này phải được hội đồng quản trị, hội
đồng thành viên của tổ chức tín dụng thông qua và công khai trong tổ chức tín
dụng.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại điểm e khoản 1
Điều này không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả
các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 20% vốn
tự có của tổ chức tín dụng.

2.3: giới hạn cấp tín dụng

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15%
vốn tự có của ngân hảng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín
dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một
khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân
hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức
tài chính vi mô.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25%
vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với
một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ
chức tín dụng phi ngân hàng.

Mức dư nợ cấp tín dụng được quy định trên không bao gồm các khoản cho vay từ
nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách
hàng vay là tổ chức tín dụng khác.

Mức dư nợ cấp tín dụng theo quy định trên bao gồm cả tổng mức đầu tư vào trái
phiếu do khách hàng phát hành.

Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng nhà nước quy định.

Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới
hạn cấp tín dụng theo quy định thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được câp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp
vốn cùa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được
yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp
tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ thể
nhưng tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.

2.4: giới hạn góp vốn, mua cố phần

Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các công ty con,
công ty liên kết của ngân hảng thương mại đó vào một doanh nghiệp hoạt động
trên lĩnh vực Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao
thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh
toán, thông tin tín dụng, và lĩnh vực khác không được vượt quá 11% vốn điều lệ
của doanh nghiệp nhận vốn góp.

Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh
nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của ngần hàng thương mại đó không
được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.

Mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính và các công ty con, công ty
liên kết của công ty tài chính vào một doanh nghiệp, quỹ đầu tư không được vượt
quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.

Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính vào các doanh nghiệp,
kể cả các công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính đó không được vượt
quá 60% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của công ty tài chính.

Tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức
tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính tổ chức tín dụng đó.

2.5: Các tỉ lệ bảo đảm an toàn

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỉ lệ bảo đảm
an toàn sau đây:

- Tỉ lệ khả năng chi trả;

- Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỉ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng
nhà nước trong từng thời kì;

- Tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài
hạn;
- Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;

- Tỉ lệ dư nợ cho vay so vói tổng tiền gửi;

- Các tỉ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn.

Ngân hàng nhà nước quy định cụ thể các tỉ lệ bảo đảm an toàn trên đối với từng
loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh
toán liên ngân hàng quốc gia phải nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được
phép cầm cố theo quy định của Ngân hàng nhà nước trong từng thời kì.

Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác, công ty
con của tổ chức tín dụng dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và các khoản đầu tư
dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán phải trừ khỏi
vốn tự có khi tính các tỉ lệ an toàn.

Trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đạt
hoặc có khả năng không đạt tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định, tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng nhà nước giải
pháp, kế hoạch khắc phục để bảo đảm tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định.
Ngân hàng nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định tại Điều 149
của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả việc hạn chế phạm vi hoạt động, xử lí
tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm bảo đảm để tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.

2.6: Dự phòng rủi ro

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt
động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khoản dự phòng rủi
ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động.

Việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc
sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động do Ngân hàng nhà nước quy định
sau khi thống nhất với Bộ tài chính.

Trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi được
vốn đã xử lí bằng khoản dự phòng rủi ro, số tiền thu hồi này được coi là doanh thu
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
https://luatminhkhue.vn/phan-tich-co-che-dam-bao-an-toan-trong-hoat-dong-cua-
cac-to-chuc-tin-dung--.aspx
https://123docz.net//document/2378596-cac-han-che-nham-dam-bao-an-toan-cho-
to-chuc-tin-dung-theo-quy-dinh-cua-phap-luat.htm
https://luatduonggia.vn/hoat-dong-cua-to-chuc-tin-dung/
https://lawkey.vn/to-chuc-tin-dung-mang-nhung-dac-diem-gi/

https://123docz.net/document/4833392-hoan-thien-phap-luat-ve-cac-han-che-de-
bao-dam-an-toan-trong-hoat-dong-cua-to-chuc-tin-dung.htm

https://123docz.net/document/3192632-phap-luat-ve-dam-bao-an-toan-trong-hoat-
dong-cua-to-chuc-tin-dung.htm

https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=e99b69c5-
6ac4-4ada-aff0-3edac8f5ea7c

http://tapchinganhang.gov.vn/ngan-hang-nha-nuoc-yeu-cau-cac-to-chuc-tin-dung-
thuc-hien-10-noi-dung-han-che-rui-ro-tin-dung.htm

http://www.taichinhdientu.vn/ngan-hang/quy-dinh-gioi-han-an-toan-trong-hoat-
dong-cua-tctd-139335.html

You might also like