You are on page 1of 10

Đề bài: Khái niệm, đặc điểm của đình công.

Phân loại đình công căn cứ vào tính


hợp pháp. Hãy dẫn chứng một vụ đình công xảy ra trong thực tiễn (nêu nguồn dẫn
chứng), đề xuất biện pháp hạn chế xảy ra đình công.
A. Đặt vấn đề:
Hiện nay, đình công đang là một trong những vấn đề nóng bỏng và là một hiện
tượng quan hệ lao động tự nhiên trong nền kinh tế thị trường. Nó biểu hiện một sự
bế tắc trong quan hệ lao động, khi có sự xung đột về quyền và lợi ích giữa người
lao động và người sử dụng lao động mà sự xung đột này không được giải quyết
kịp thời. bản chất của đình công thường thay đổi và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội trong các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Việt nam là
quốc gia đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, pháp luật lao
động chưa đạt được mức độ chặt chẽ cần thiết và đang trong quá trình hoàn thiện,
hoạt động của hệ thống thanh tra lao động tuy có những tiến bộ rõ rệt trong thời
gian qua song tính hiệu quả của nó vẫn chưa được như mong muốn nên việc bế tắc
trong quan hệ lao động dẫn đến đình công gần như là một vấn đề hiển nhiên, mang
tính quy luật chung của nền kinh tế thị trường. Vì vậy em chọn đề tài: “Khái niệm,
đặc điểm của đình công. Phân loại đình công căn cứ vào tính hợp pháp. Hãy dẫn
chứng một vụ đình công xảy ra trong thực tiễn (nêu nguồn dẫn chứng), đề xuất
biện pháp hạn chế xảy ra đình công” làm đề tài nghiên cứu.
B. Nội dung
1. Khái quát về đình công
1.1: Khái niệm đình công
Theo điều 198, Bộ luật lao động 2019: “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự
nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình
giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền
thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo”.
1.2: Đặc điểm của đình công
- Đình công là sự ngừng việc tạm thời.
Đây là dấu hiệu cơ bản nhất, giữ vị trí trung tâm, liên kết các dấu hiệu khác tạo nên hiện
tượng đình công. Sự ngừng việc của đình công được hiểu là phản ứng của những người
lao động bằng cách không làm việc. Sự ngừng việc này chỉ diễn ra tạm thời, trong một
thời gian ngắn. Thời gian ngừng việc cụ thể của mỗi cuộc đình công sẽ tùy thuộc vào
từng hoàn cảnh nhưng họ không dự định ngừng việc lâu dài, không bỏ việc và không đi
làm cho người sử dụng lao động khác. Trong thời gian đình công, quan hệ lao động vẫn
tồn tại và người lao động sẽ tiếp tục làm việc sau đình công.
- Đình công phải có sự tự nguyện của người lao động.
Đây là dấu hiệu thể hiện ý chí của người lao động, kể cả người lãnh đạo và
tham gia đình công. Người lao động được quyền quyết định và tự ý quyết định ngừng
việc để tham gia đình công. Họ hoàn toàn không bị người khác bắt buộc, cưỡng ép
ngừng việc. Nếu một người lao động nào đó bị những người lao động khác buộc tham
gia đình công thì hoàn toàn không phải là người đó đang sử dụng quyền đình công của
mình. Nếu tập thể lao động bị những thế lực khác buộc phải ngừng việc, không do họ
tự nguyện thì ngừng việc đó không phải là đình công. Ngoài ra, những trường hợp tập
thể lao động phải ngừng việc một cách bị động cũng không phải là đình công.
- Đình công phải có tổ chức của tập thể lao động.
Tính tổ chức của đình công được biểu hiện bằng sự có chủ định, có sự phối hợp,
thống nhất về ý chí, mục đích và hành động trong phạm vi những người lao động
ngừng việc. Điều đó có nghĩa là, khi chuẩn bị và tiến hành đình công luôn có sự tổ
chức, lãnh đạo, điều hành thống nhất của tổ chức. Tính tổ chức là dấu hiệu không thể
thiếu của đình công, đồng thời nó cũng là điều kiện tạo nên sức mạnh của cuộc đình
công.
Tính tập thể là dấu hiệu không thể thiếu, luôn gắn với hiện tượng đình công. Dấu
hiệu này không chỉ thể hiện ở số lượng có nhiều người tham gia ngừng việc mà còn thể
hiện ở ý chí, hành động và mục đích chung của họ; ở tính đại diện của những người đó
cho những người khác không tham gia đình công nhằm đạt được những quyền và lợi
ích chung hoặc đạt được những nguyên tắc chung về quyền lợi trong lao động. Tính
tập thể không chỉ là điều kiện đảm bảo thắng lợi cho đình công, đảm bảo tính hợp pháp
cho sự ngừng việc của mỗi người lao động mà còn làm cho sự ngừng việc đó được coi
là hiện tượng đình công chứ không phải là dấu hiệu của hiện tượng khác. Phạm vi tập
thể lao động tiến hành đình công có thể là toàn bộ, đa số hoặc một số lượng lớn người
lao động trong một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp, trong một doanh nghiệp…
-Đình công có mục đích là đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh
chấp lao động.
Mục đích cuối cùng mà những người đình công hướng tới là những yêu sách về
lợi ích mà họ mong muốn đạt được. Thông thường, đó là những lợi ích của chính
những người đình công, trong phạm vi quan hệ lao động. Trong trường hợp này, người
bị gây áp lực là người sử dụng lao động hoặc các tổ chức đại diện của họ. Đình công
bao giờ cũng kèm theo những yêu sách của những người lao động ngừng việc. Về nội
dung, những yêu sách đó thuộc về quan hệ lao động, liên quan trực tiếp đến quan hệ
lao động. Về hình thức, những yêu sách đó thể hiện bằng lời nói, khẩu hiệu…
1.3: Phân loại đình công
* Căn cứ vào mục đích của đình công, đình công được chia thành:
- Đình công yêu sách: Đình công yêu sách là những cuộc đình công nhằm đạt
được một hoặc một số yêu sách về quyền và lợi ích cho chính những người lao
động tham gia đình công.
- Đình công hưởng ứng: Đình công hưởng ứng là đình công nhằm ủng hộ, tỏ
thái độ đồng tình để hỗ trợ cho một cuộc đình công khác trong khi những người
tham gia đình công (hưởng ứng) không có yêu sách về quyền và lợi ích cho mình.

* Căn cứ phạm vi của đình công, đình công được chia thành:
- Đình công doanh nghiệp: Đình công doanh nghiệp là đình công do tập
thể lao động trong phạm vi một doanh nghiệp tiến hành.
- Đình công ngành: Đình công ngành là đình công do người lao động
trong phạm vi một ngành tiến hành.
- Đình công toàn quốc: Đình công toàn quốc là đình công của người lao
động trong phạm vi nhiều ngành, nhiều khu vực trong toàn quốc tiến hành (tổng
đình công).
* Căn cứ vào tính hợp pháp của đình công, đình công được chia thành:
- Đình công hợp pháp
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích có quyền tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật để đình công trong
trường hợp sau đây:
+ Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp
luật mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
+ Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng
không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên
tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài
lao động.
- Đình công bất hợp pháp.
Đình công bất hợp pháp là đình công trái với quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam, pháp luật quy định những trường hợp đình công bất hợp pháp bao
gồm:
+ Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật
Lao động.
+ Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình
công.
+ Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định
của Bộ luật này.
+ Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
+ Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công: Không được
đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an
ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
+ Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.

2. Thực trạng đình công, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
2.1: Thực trạng
Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, kể từ khi Bộ luật Lao động có hiệu lực
thi hành (từ năm 1995 đến hết năm 2012), cả nước xảy ra 4.922 cuộc đình công,
trong đó: doanh nghiệp nhà nước xảy ra 100 vụ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài xảy ra hơn 3.500 vụ; doanh nghiệp tư nhân xảy ra gần 1.300 vụ.
Nếu tính riêng 5 năm từ năm 2008 đến 2012, cả nước xảy ra hơn 3.000 cuộc tranh
chấp cụ thể và đình công trên địa bàn 29 tỉnh, thành phố Theo số liệu thống kê, từ
khi Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành đến hết năm 2009, cả nước đã xảy ra
2863 cuộc đình công, bình quân 190,8 cuộc/năm. Số các vụ đình công diễn ra theo
xu thế tăng dần trong suốt giai đoạn từ 1995 (chỉ có 50 vụ) đến đỉnh điểm là năm
2008 (652 vụ), sau đó giảm mạnh vào năm 2009 (chỉ 216 vụ). Tuy nhiên, đến năm
2010, số các vụ đình công tiếp tục gia tăng. Theo số liệu của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã có trên 200 vụ đình
công trên phạm vi cả nước... Nhưng từ năm 2014 đến này, số cuộc đình công có
xu hướng giảm so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên kể từ khi Việt Nam chuyển
đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường vào đầu
thập niên 1990, quan hệ lao động ở Việt Nam đã biến đổi về chất với sự xuất hiện
ngày càng nhiều các cuộc tranh chấp lao động tập thể và đình công. Sau khi Bộ
luật Lao động nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực năm 1995,
cho đến nay, đã có hơn 6.500 cuộc đình công diễn ra trên cả nước 1 , nhưng điểm
đáng chú ý là có rất ít các cuộc đình công là hợp pháp. Một cuộc đình công hợp
pháp phải đáp ứng hai tiêu chí: thứ nhất, phải tuân theo trình tự quy định trong Bộ
luật Lao động, trong đó không được phép đình công về quyền; và thứ hai, phải do
tổ chức công đoàn lãnh đạo. Thế nhưng, tất cả các cuộc đình công ở Việt Nam
dường như đều tự phát, không do công đoàn tổ chức và lãnh đạo, và vì vậy, được
xem là bất hợp pháp. Đáng chú ý, số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
cũng cho thấy, số cuộc đình công đa số xảy ra tại các doanh nghiệp FDI- doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ví như cuộc đình công của hơn 500 công nhân Công ty TNHH Công nghệ thực
phẩm PATAYA năm 2008. Theo báo Cần Thơ: “Công ty TNHH Công nghiệp
thực phẩm Pataya (Việt Nam) là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Thái Lan,
được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 1915/GP ngày 30-5-1997 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, thuộc lĩnh vực chế biến thủy hải sản đóng hộp và thành phẩm
chuyên xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Hiện nay số CN của công ty này vào
khoảng 1.200 người, trong đó trên 700 CN được ký HĐLĐ, số còn lại là lao động
công nhật, thời vụ.
10 giờ sáng 25-4-2008, trên 500 CN của Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm
Pataya (Việt Nam) - Lô 44 KCN Trà Nóc, TP Cần Thơ đồng loạt đình công, tụ tập
tại sân công ty yêu cầu lãnh đạo công ty trả lời dứt khoát về những kiến nghị tăng
tiền trợ cấp cơm trưa, trợ cấp tiền xe, ký HĐLĐ... Đại diện công nhân đình công
cho biết, những kiến nghị tăng tiền trợ cấp ăn trưa, trợ cấp tiền xe đưa rước công
nhân (gọi tắt là trợ cấp tiền xe) đã 20 ngày mà lãnh đạo công ty vẫn không có lời
giải thích khiến trên 500 công nhân (CN) bức xúc và đình công. Còn có những nữ
công nhân có thai nhưng vẫn phải làm ca đêm; lao động làm công nhật đã 3-4 năm
mà công ty vẫn không ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) nên không được đóng bảo
hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), tiền thưởng bị trừ... 
Theo lãnh đạo công ty, lương của CN mức cao nhất khoảng 1 - 1,2 triệu
đồng/tháng, thấp nhất là mức lương cơ bản theo quy định. Ngoài ra, CN còn được
trợ cấp 8.000 đồng/người/ngày (trợ cấp cơm trưa, trợ cấp tiền xe)... Tuy nhiên đấy
là đối với công nhân được ký HĐLĐ, còn hàng trăm lao động công nhật thì thực
hiện theo kiểu “làm ngày nào ăn ngày đó”, ngoài ra họ không được hưởng chế độ
thưởng Tết, không được đóng BHXH, BHYT... dù họ làm việc cho công ty từ 2-3
năm, có người đã làm trên 6 năm.
Theo trình bày của các CN, từ ngày 5-4-2008, họ đã đề đạt với lãnh đạo công ty và
bộ phận Công đoàn với yêu cầu được tăng mức trợ cấp tiền cơm trưa, trợ cấp tiền
xe bởi từ trước Tết Nguyên đán 2008 đến nay vật giá leo thang, tiền nhà trọ, chi
phí bữa ăn hằng ngày tất cả đều tăng vọt, trong khi đồng lương của CN chẳng
thấm vào đâu, đời sống CN vô cùng khó khăn. Đại diện CN còn đề nghị lãnh đạo
công ty cho biết vì sao lương tháng 13 (thưởng cuối năm) được trên 800 ngàn
đồng (theo mức lương cơ bản) mà còn bị trừ với những lý do như bị đau ốm, thai
sản, nhà có tang ma... Khi lãnh lương tháng 13, có người chỉ còn lại 200 - 300
ngàn đồng. Các CN còn yêu cầu làm rõ việc CN nữ mang thai từ tháng thứ nhất
đến tháng thứ 7 sao vẫn bố trí làm ca đêm, vì sao có những công nhân làm công
nhật đã 3-4 năm, thậm chí có người làm trên 6 năm vẫn không được ký hợp đồng,
dù là hợp đồng lao động thời vụ. Có những CN bắt đầu đi làm từ khi công ty đi
vào hoạt động đến nay nhưng vẫn không biết tổ chức Công đoàn là thế nào, ai là
Chủ tịch Công đoàn. Ông Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty
TNHH Công nghiệp thực phẩm Pataya (Việt Nam) thừa nhận những kiến nghị nêu
trên của CN là xác đáng và phía Công đoàn đã trao đổi với lãnh đạo công ty tìm
hướng giải quyết. Cũng theo ông Long, từ khi công ty hoạt động đã hình thành tổ
chức Công đoàn, nhưng đến nay chỉ có 100 công đoàn viên. Lý giải chuyện này,
ông Nguyễn Hải Long cho rằng: “Số lượng CN của công ty luôn biến động nên rất
khó kết nạp công đoàn viên (?!)”.

2.2: Nguyên nhân


Có rất nhiều nguyên do dẫn đến đình công, tranh chấp lao động; bao gồm cả khách
quan và chủ quan, hợp pháp và bất hợp pháp.
Nhìn chung, hầu hết các cuộc đình công, tranh chấp lao động đều xuất phát từ việc
phía NLĐ cảm thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng hoặc đe dọa, nhất là về mặt
chế độ và phúc lợi như tiền lương, thưởng, giờ nghỉ ngơi, trợ - phụ cấp... Do đó,
họ quyết định đứng lên đòi công bằng để nhận lại điều xứng đáng và hợp pháp.
Ngoài ra, cấp trên đối xử hà khắc, thô bạo, bóc lột sức lao động, sa thải người
không thuyết phục... cũng là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến các cuộc đình công và
tranh chấp lao động.
Mặt khác, cũng không ít những lao động thiếu hiểu biết bị dụ dỗ, kích động bởi
thành phần gây chuyện dẫn đến những cuộc đình công tự phát, sai luật, đến khi bị
xử lý mới vỡ lẽ ra là mình sai nhưng đã muộn. Nhiều người trong số đó nhận
quyết định nghỉ việc, trừ lương, kéo dài thời gian nâng lương do vi phạm nội quy
lao động của DN, vi phạm Luật Lao động.
Ngoài ra, việc chưa hoặc không có tổ chức Công đoàn, đại diện cho tiếng nói và
đảm bảo những quyền lợi hợp pháp cho NLĐ cũng là một thiệt thòi, khiến thắc
mắc và mong đợi của 2 bên không được gặp nhau, tiềm ẩn nguy cơ hình thành bất
mãn, chống đối hay gây khó dễ ngấm ngầm đến hiện rõ, là nguồn cơn của đình
công và tranh chấp. Cũng có trường hợp DN có tổ chức Công đoàn nhưng hoạt
động không hiệu quả.
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, bị tác động ra sao thì việc đình công hay tranh
chấp lao động đều gây nên nhiều khó khăn và tổn thất cho cả NLĐ và NSDLĐ; dễ
thấy nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, hiệu suất công việc cũng như lòng
tin, tinh thần, mối quan hệ giữa 2 bên.
2.3: Giai pháp
Dựa vào những nguyên nhân dễ dẫn đến đình công và tranh chấp lao động trên
đây, để giảm thiểu tình trạng này nhất định phải có sự hợp tác, phối hợp của không
chỉ NLĐ và NSDLĐ, mà còn cả các cấp, cơ quan ban ngành có liên quan như
UBND cấp tỉnh, thành phố; Bộ LĐ-TB&XH; Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc
ban hành các Chỉ thị, Quyết định, Nghị quyết đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các
bên hay giám sát quá trình thực hiện quan hệ lao động giữa 2 bên. 
Cụ thể:
+ Về phía UBND cấp tỉnh, thành phố:
- Định kỳ hoặc đột xuất khi cần tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi diễn đàn để
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, việc làm, quy định về các chế độ,
chính sách cho NLĐ và NSDLĐ
- Tạo điều kiện tổ chức đối thoại trực tiếp với NLĐ tại các khu công nghiệp, khu
chế xuất để tiếp nhận và giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng của
NLĐ
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành theo
quy định của pháp luật về lao động, việc làm tại các DN, tập trung vào những nơi
có nhiều DN, KCN, DN sử dụng nhiều lao động trước với các nội dung chính yếu
như: tiền lương, quy định tăng ca, làm thêm giờ, chế độ phúc lợi, tiền ăn giữa ca,
đóng - hưởng các chế độ bảo hiểm... đây là những yếu tố "nhạy cảm" dễ gây nên
đình công và tranh chấp lao động nhất, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những
trường hợp vi phạm pháp luật lao động
- Trường hợp đình công và tranh chấp lao động xảy ra, cần tìm hiểu rõ nguyên
nhân, chủ động hỗ trợ các bên thương lượng, giải quyết tranh chấp thỏa đáng,
thuyết phục nhất để sớm ổn định tình hình, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên.
+ Về phía Tổng LĐLĐ Việt Nam:
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo Công đoàn cơ sở thường xuyên và kịp thời nắm bắt
tình hình đời sống, nguyên vọng của NLĐ; từ đó thương lượng, thỏa thuận, giải
quyết thỏa đáng
- Kiến nghị lên Bộ LĐ-TB&XH những yêu cầu, kiến nghị chính đáng liên quan
đến quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ.
+ Về phía Bộ LĐ-TB&XH:
- Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, Liên minh Hợp tác xã VN chỉ
đạo các đơn vị thành viên phối hợp với các hiệp hội tuyên truyền, phổ biến chính
sách lao động cho NSDLĐ
- Hỗ trợ NSDLĐ thực hiện các thương lượng, thỏa thuận ký kết Thỏa ước lao
động tập thể, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động với NLĐ.
+ Về phía NSDLĐ:
- Thành lập tổ chức Công đoàn (nếu chưa có) tại DN.
- Tổ chức này sẽ đứng ra thương lượng và tìm giải pháp thích hợp nếu có đình
công và tranh chấp lao động
- Tổ chức các buổi diễn đàn đối thoại trực tiếp để lắng nghe nguyện vọng, mong
muốn của NLĐ, phân tích và giải quyết kịp thời vấn đề bức xúc hay khúc mắt của
NLĐ
- Tạo điều kiện cho NLĐ thoải mái về tinh thần, yên tâm về vật chất trong công
việc thông qua các quy định về tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, thưởng, đời
sống sinh hoạt...
+ Về phía NLĐ:
- Siêng năng làm việc để tăng năng suất
- Luôn bình tĩnh, suy xét toàn diện mọi tình huống trước khi quyết định làm gì
- Chỉ thực hiện đình công và tranh chấp lao động khi chắc chắn quyền lợi của
mình bị xâm phạm
- Kiến nghị, bày tỏ nguyện vọng chính đáng lên cấp trên để được xem xét và giải
quyết
- Tìm hiểu kiến thức Luật liên quan đến quyền và lợi ích, nghĩa vụ của NLĐ, đảm
bảo hiểu và nắm rõ các quy định để tự bảo vệ và đòi quyền lợi cho mình khi cần.
Đình công và tranh chấp lao động là điều không cá nhân hay tổ chức nào mong
muốn xảy đến. Bởi NLĐ cần việc làm và lương thưởng xứng đáng - NSDLĐ cần
người làm được việc và hiệu suất cao. Do đó, chỉ khi phát sinh mâu thuẫn hay thực
sự bức xúc vì quyền lợi bị xâm phạm, NLĐ mới quyết định (hoặc bị kích động)
đình công và tranh chấp lao động. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cả
NLĐ và NSDLĐ "hòa hợp" trong quan hệ lao động, tránh xảy ra tranh chấp, gây
nên hậu quả không mong muốn.
KẾT LUẬN
Từ bài nghiên cứu trên, ta thấy được đình công là vấn đề khá phổ biến hiện nay,
là hình thức để người lao động đòi lại những lợi ích hợp pháp cho mình. Mặt
khác đình công đặt ra các vấn đề để doanh nghiệp, các cơ quan chức năng xem
xét lại cách quản lí, điều hành của mình cũng như chế độ tiền lương, chế độ đãi
ngộ với người lao động để có chính sách điều chỉnh tức thời thích hợp nhất. Đình
công là quyền của người lao động được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên các
cuộc đình công gần đây đều diễn ra trái pháp luật. Lúc đó người lao động sẽ
không thể bảo vệ lợi ích cho mình mà phải bồi thường cho doanh nghiệp. Vì vậy
khi tham gia đình công, việc tìm hiểu kĩ về pháp luật là rất cần thiết. Bên cạnh đó
người lao động cần bồi dưỡng tu bổ thêm kiến thức, tác phong lao động công
nghiệp, rèn luyện thêm kĩ năng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình cũng như hạn
chế tối đa đình công, gây ra những thiệt hại đáng tiếc. Người lao động cần phải sử
dụng quyền một cách đúng đắn để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Tránh lạm
dụng hoặc gây ra những cuộc tranh chấp, đình công không đáng có. Cả các cơ
quan chức năng, người sử dụng lao động và người lao động cần phải có các biện
pháp tích cực để giải quyết được các mâu thuẫn, hạn chế đình công, cùng nhau
góp sức xây dựng một cuộc sống, một xã hội giàu mạnh. Thông qua bài viết này,
mặc dù với kiền thức còn hạn chế nhưng hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên chúng
ta hiểu rõ hơn về đình công cũng thực trạng đình công ử nước ta hiện nay. Từ đó
chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân thêm vào hành
trang kiến thức chuẩn bị cho cuộc sống sau này, xây dựng đất nước ngày càng
tươi đẹp.
Tài liệu tham khảo:
Bộ luật lao động 2019
https://khotrithucso.com/doc/p/thuc-trang-dinh-cong-o-viet-nam-nguyen-nhan-
giai-phap-629584
http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=20884
https://123docz.net/document/3813461-dinh-cong-va-phuong-huong-giai-quyet-
tai-cac-doanh-nghiep-o-viet-nam-hien-nay.htm
https://laodongthudo.vn/nguyen-nhan-dinh-cong-chu-yeu-vi-quyen-loi-nguoi-lao-
dong-khong-duoc-dam-bao-96653.html
https://tuyencongnhan.vn/tin-tuc/lam-gi-de-giam-thieu-phong-ngua-tranh-chap-
lao-dong-va-dinh-cong
http://luanvan.co/luan-van/de-tai-thuc-trang-cua-dinh-cong-viet-nam-hien-
naykien-nghi-va-giai-phap-de-giam-thieu-tinh-trang-dinh-cong-bat-hop-phap-
63453/
https://baocantho.com.vn/qua-buc-xuc-vi-hang-loat-kien-nghi-lien-quan-den-
quyen-loi-khong-duoc-giai-quyet-a46846.html

You might also like