You are on page 1of 3

Nền văn học Việt Nam được thắp sáng rực rỡ bởi vô vàn những tài năng,

nhưng trong số đó, có một nhà văn vô cùng đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhấn mạnh: “Cái ánh sáng tỏa ra
từ tâm hồn Bác, qua thơ Bác, trước hết là ánh sáng của tình thương
người”. Vừa là một vị lãnh tụ vĩ đại, vừa là nhà văn, nhà thơ xuất sắc, từ
chính đôi tay Bác, biết bao lời thơ, ý văn về cách mạng và thắm đượm tình
người đã ra đời. Trong đó, điển hình là tác phẩm Mộ - Chiều tối, trích trong
tập thơ Nhật kí trong tù. Bài thơ đã khái quát nên vẻ đẹp thiên nhiên vào
buổi chiều tối và vẻ đẹp tâm hồn, sự yêu đời, yêu thiên nhiên, luôn hướng
về ánh sáng của nhà thơ dù trong gian truân, gông cùm. Đồng thời Chiều
tối đã cho ta thấy vẻ đẹp hiện đại và cổ điển đan xen vô cùng tinh tế.
Trong suốt mười ba tháng tù, HCM vẫn không ngừng cống hiến cho nền
văn học, CM VN. Người viết 134 bài thơ chữ Hán, ghi trong một cuốn sổ
tay, đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù). Chiều tối là bài thơ thứ
31. Bài thơ được viết trên đường chuyển lao từ nhà ngục Tĩnh Tây đến
Thiên Bảo vào năm 1942. Bài thơ là sự giao thoa uyển chuyển, tinh tế giữa
cái cũ và cái mới.

Cái hồn của thơ cổ điển phảng phất trong tác phẩm Mộ được thể hiện qua
bốn phương diện. Đầu tiên, đề tài, cấu tứ và thi liệu của bài thơ vô cùng
quen thuộc. Trong văn học cổ điển, một trong những thi đề thường thấy là
“Giai thì, mĩ cảnh” (thời gian đẹp, cảnh đẹp). Đó cũng chính là thi đề của
Chiều tối. Ngoài ra, bài thơ còn thể hiện nỗi lòng của người tha hương,
điều mà biết bao thi sĩ thời xưa đã từng bày tỏ. Bên cạnh đó, tác phẩm còn
có thi liệu và cấu tứ đậm đà màu sắc cổ điển. …. Thứ hai, bài thơ có thể
thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật được gieo vần, điệu một cách nghiêm
khắc. Kết hợp với cấu tứ cổ điển và cấu trúc đăng đối trong hình ảnh thơ
và mqh giữa hai câu thơ đầu (tả cảnh) với hai câu thơ cuối (tả người) lại
càng thể hiện cách dung tài hoa, cô đúc, đắc địa của nhà thơ. Tiếp theo, thi
pháp cổ đã được tg vận dụng rất sáng tạo như: hình ảnh ước lệ quen
thuộc, bút pháp chấm phá, lấy điểm vẽ diện, lấy động tả tĩnh, lấy ánh sáng
miêu tả nóng tối. Những hình ảnh ước lệ quen thuộc như cánh chim mỏi
bay về tổ và chòm mây trôi lững lờ không khó để bắt gặp trong thơ xưa.
“Chim mỏi về… tầng không”
Chẳng hạn trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan
có câu:

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,


Dặm liễu sương sa khách bước dồn.”
Cánh chim mỏi như mang bóng tối phủ dần lên không gian là cảm nhận
sâu sắc trạng thái bên trong của sự vật, là cái nhìn gần gũi và điểm tương
đồng giữa cánh chim và Bác. Còn “cô vân” bày tỏ sự đơn độc, nhỏ bé của
con người trước cõi hư không. Tuy nhiên bản dịch đã bỏ đi từ “cô” nên
không thấy được sự lẻ loi trong ý thơ nguyên tác và chưa lột tả được hết ý
nghĩa của từ láy “mạn mạn”. Bằng bút pháp chấm phá, gợi ít tả nhiều, tác
giả không cần nêu cụ thể thời gian vẫn gợi lên trong đầu đọc giả một bức
tranh thiên nhiên buổi chiều và cái hồn của cảnh vật. Bút pháp lấy sáng tả
tối được thể hiện qua từ “hồng” trong câu thơ: “Xây hết lò than đã rực
hồng”. Nhờ đốm lửa sáng rực mà ta mới cảm nhận được bóng tối đang
bao trùm lên núi rừng. Tất cả đã vẽ nên thời không vô tận, rợn ngợp,
thoáng buồn thường xuất hiện trong thơ xưa. Cuối cùng, điều đã làm cho
bài thơ nhuốm màu cổ điển là sự ung dung, nhàn tản, hòa hợp với thiên
nhiên, vũ trụ của nhân vật trữ tình. Từ láy “mạn mạn” bày tỏ phong thái
thanh thản, phóng khoáng. Ngoài ra ta còn thấy được sự giao cảm, đồng
điệu và cái nhìn trìu mến Bác dành cho cảnh vật, giống như người xua vẫn
thường quan niệm con người phải chan hòa với thiên nhiên. Qua những
phương diện trên, tác phẩm rất gần gũi với thơ Đường và Tống vì nghiêng
về thiên nhiên, cảnh vật. Tuy nhiên, điều đã làm bài thơ nổi bật hơn hàng
nghìn bài thơ cổ khác chính là sức sống hiện đại.

Những nét đẹp hiện đại trong thơ Bác được thể hiện qua 3 khía cạnh.
Trước nhất, đó là sự vận động của hình tượng thơ luôn hướng về nơi có
ánh sáng, sự sống. Chẳng hạn như, hình ảnh cánh chim trong thơ cổ
thường bay về những nơi xa xăm vô định, nhưng cánh chim trong Mộ đang
tìm đường về tổ ấm. Và những hình ảnh này không chỉ được cảm nhận hời
hợt qua những vận động bên ngoài, mà còn là những trạng thái sâu bên
trong, cũng chính là trạng thái của con người (mỏi mệt, cô độc). Dù cô
đơn, kiệt quệ nhưng họ vẫn ung dung và trao cho thiên nhiên một cái nhìn
trìu mến, luôn hướng về quê nhà, về tương lai tươi sáng. Tiếp theo tác giả
đã sử dụng bút pháp tả thực và hình ảnh đời thường để thổi một làn sức
sống mãnh liệt. Trong câu thơ 3 và 4, ta tháy xh hifh ảnh dân dã đời
thường của người lao động:
“Cô em... hồng”
Một lần nữa, bản dịch chua thích hợp đã làm mất đi sự trẻ trung, khỏe
khoắn của cô “thiếu nữ” và cái nhìn trân trọng đối với nhân vật trữ tình do
dịch thành “cô em”. Hình ảnh cô gái lao động cần mẫn, chăm chỉ đã vươn
lên trở thành trung tâm của bức tranh sinh hoạt rộng mênh mông, hoang
vắng, lạnh lẽo. Điệp ngữ vòng “ma bao túc – bao túc ma” đã gợi tả âm
thanh liên hoàn của cối xoay, diễn tả nhịp điệu lđ hang say và sự luân
chuyển của thời gian. Hình ảnh lao động đáng quý giữa núi rừng lạnh lẽo,
hoang vu đã sưởi ấm và tiếp thêm sức sống cho những người tù tha
hương. Từ “hồng” chính là nhãn tự của bài thơ. Chấm lửa đỏ ấy đã mang
lại thần sắc cho toàn cảnh, đem lại nguồn vui và sức m,ạnh cho người tù
đang cất bước trên đường xa. Cuối cùng chính là chất thép, bản lĩnh kiên
cường trong người những chiến sĩ. Chỉ trong phút chốc dừng chân nghỉ lại
mà Bác đã hòa vào nhịp sống bình dị của người lao động. Bác đã quên đi
nỗi đau của mình để cảm nhận cảnh ngộ, cuốc sống và yêu thương quan
tâm tới những người lđ nghèo và thiên nhiên. Thông qua hình ảnh thiếu nữ
xay ngô, một ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình của những người lưu
lạc, tượng hương hiện lên rõ hơn bao giờ hết. Chính tình yêu đó đã giúp
cho Bác vượt qua những gian lao vất vả.
Bản thân là một con người phương Đông, Bác hiển nhiên bị ảnh hưởng
bơi những vần thơ đậm màu sắc cổ điển, tinh thần yêu nước dạt dào, chan
hòa với thiên nhiên, am hiểu về thơ Đường và chữ Hán. Tuy nhiên,
Nguwofi cũng là một chiến sĩ yêu nước với tinh thần thép nên thơ của Bác
mang hồn thơ CM, sáng ngời tinh thần thời đại. Vẻ đpẹ cổ điển và hiện đại
đan xen một cách tinh tế, hài hòa với nhau làm nên nét riêng của phong
cách thơ HCM.

You might also like