You are on page 1of 1

CƠ NĂNG.

ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG


Bài 1 : Ném một vật có khối lượng 2kg theo phương thẳng đứng lên trên với vận tốc đầu là 15m/s, từ độ
cao 80m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2.
TH1: Bỏ qua sức cản không khí. - Tính độ cao lớn nhất mà vật đạt được ?
- Tính vận tốc của vật lúc chạm đất ?
TH2: Do có lực cản của không khí nên vật chỉ lên được độ cao lớn nhất là 90m so với mặt đất. Tính lực
cản của không khí tác dụng lên vật và vận tốc của vật lúc chạm đất?

Bài 2: Dùng một lực có phương song song phẳng nghiêng, có độ lớn không đổi F = 5N để kéo một vật
m = 500g trượt không vận tốc đầu lên một phẳng nghiêng dài 4m, có góc nghiêng là 30 0. Lấy g =
10m/s2. Cho hệ số ma sát trượt 0,2. Tính vận tốc của vật khi vật tới đỉnh phẳng nghiêng?

Bài 3: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống chân một phẳng nghiêng có góc nghiêng là 30 0.
Ban đầu, vật ở độ cao 2m so với phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và phẳng nghiêng là 0.2. Lấy
g = 10 m/s2 .
a. Tính vận tốc của vật tại chân phẳng nghiêng?
b. Sau đó, vật tiếp tục trượt trên phẳng ngang được quãng đường 2m thì dừng lại. Tính hệ số ma sát
trượt giữa vật và phẳng ngang?

Bài 4: Truyền cho một vật đang nằm yên tại chân phẳng nghiêng một vận tốc ban đầu là 5 m/s hướng lên
phía trên phẳng nghiêng, để vật chuyển động trượt lên trên phẳng nghiêng. Cho hệ số ma sát trượt giữa
vật và phẳng là μ = 0,2. Tính quãng đường lớn nhất mà vật đi được trên phẳng nghiêng?

Bài 5 : Một lò xo có độ cứng k = 120N/m, đặt nằm ngang, một đầu giữ cố định, đầu còn lại gắn với vật
nhỏ có khối lượng m = 400g. Lấy g = 10m/s 2. Từ vị trí cân bằng, kéo vật tới vị trí A sao cho lò xo giãn
5cm rồi thả nhẹ cho vật chuyển động.
a. Tính vận tốc lớn nhất của vật?
b. Tìm vị trí và vận tốc của vật khi vật có động năng bằng ba lần thế năng?

Bài 6 : Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 30cm, độ cứng k = 120N/m, khối lượng không đáng kể, đặt
trên mặt phẳng ngang, một đầu giữ cố định, đầu còn lại gắn với vật nhỏ có khối lượng m = 400g. Từ vị
trí cân bằng O, đưa vật tới vị trí A sao cho lò xo bị nén 10cm rồi truyền cho vật vận tốc v A = 1m/s hướng
theo trục lò xo về vị trí cân bằng.
TH1: Bỏ qua ma sát giữa vật và phẳng ngang.
a. Tính vận tốc của vật khi vật về qua vị trí cân bằng O?
b. Tính độ dài lớn nhất của lò xo trong quá trình vật chuyển động?
A
. .
O
TH2: Cho hệ số ma sát giữa vật và phẳng ngang là μ = 0,1. Tính lại độ dài lớn nhất của lò xo trong quá
trình vật chuyển động?

Bài 7: Một lò xo có độ cứng k = 50N/m, có chiều dài tự nhiên là 30cm, được treo thẳng đứng. Đầu dưới
treo vật nặng có khối lượng 250g. Từ vị trí cân bằng, đưa vật tới vị trí A ( theo phương thẳng đứng) sao
cho lò xo dài 40cm, rồi truyền cho vật vận tốc v = 0,1m/s hướng về vị trí cân bằng. Lấy g = 10m/s2. Tính
vận tốc khi vật qua vị trí cân bằng và chiều dài lớn nhất của lò xo?

Bài 8: Một vật nhỏ có khối lượng m = 200g được treo vào một sợi dây dài l = 1,8m. Tại vị trí cân bằng
O, dây treo có phương thẳng đứng. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng đến vị trí A sao cho dây treo hợp với
phương thẳng đứng một góc α0 = 600 rồi thả nhẹ cho vật chuyển động.
a. Vật đạt vận tốc lớn nhất tại vị trí nào? Tính vận tốc lớn nhất đó?
b. Lực căng của sợi dây lớn nhất tại vị trí nào? Tính lực căng lớn nhất đó?
c. Khi vật qua vị trí cân bằng thì dây treo bị đứt. Tìm vị trí và vận tốc của vật khi chạm đất? Biết độ cao
của điểm treo sợi dây so với mặt đất là 2,3m.

Bài 9: Một vật nhỏ M trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một bán cầu
có bán kính 7,5m xuống mặt sàn nằm ngang như hình vẽ. Lấy g = B
9,8m/s2.
a. tính vận tốc của vật khi chạm phẳng ngang?
b. vật bắt đầu tách khỏi mặt cầu từ vị trí B. tìm độ cao điểm B?

You might also like