You are on page 1of 1

PHIẾU BÀI TẬP CHỦ ĐỀ.

VẬN TỐC – CHUYỂN ĐỘNG


 Dạng 1: So sánh vận tốc chuyển động của các vật. Đổi đơn vị vận tốc.
Câu 1. Hai ô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào dưới
đây là đúng?
A. Các ô tô chuyển động đối với nhau B. Các ô tô đứng yên đối với ngôi nhà
C. Các ô tô đứng yên đối với nhau D. Ngôi nhà đứng yên đối với các ô tô
Câu 2. Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi
trên chiếc tàu thứ nhất sẽ:
A. Chuyển động so với tàu thứ hai B. Đứng yên so với tàu thứ hai
C. Chuyển động so với tàu thứ nhất D. Chuyển động so với hành khách trên tàu thứ hai
Câu 3. Chuyển động của đầu van xe đạp so với trục xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là:
A. Chuyển động tròn
B. Chuyển động thẳng
C. Chuyển động cong
D. Sự kết hợp chuyển động thẳng với chuyển động tròn
Câu 4. An ngồi yên trên một toa tàu đang rời khỏi ga. Khi đó:
A. An chuyển động so với toa tàu B. An đứng yên so với toa tàu
C. An chuyển động so với chiếc ghế trên toa tàu D. An đứng yên so với hàng cây bên đường
Câu 5. Hai chiếc tàu hỏa chạy trên các đường ray song song, cùng chiều, cùng vận tốc. Người ngồi
trên tàu thứ hai sẽ:
A. Chuyển động so với tàu thứ nhất B. Đứng yên so với tàu thứ nhất
C. Chuyển động so với tàu thứ hai D. Chuyển động so với hành khách trên tàu thứ
nhất
Câu 6. Hai xe máy chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc đi ngang qua một ngôi nhà. Phát biểu nào
dưới đây là đúng?
A. Các xe máy chuyển động đối với nhau B. Các xe máy đứng yên đối với ngôi nhà
C. Các xe máy đứng yên đối với nhau D. Ngôi nhà đứng yên đối với các xe máy
 Dạng 2: Tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
Bài 1. Một vận động viên xe đạp đang chuyển động trên đường đua với vận tốc trung bình 20km/h.
Sau 6 phút vận động viên đi được quãng đường dài bao nhiêu?
Bài 2. Ô tô đang chuyển động với vận tốc 50km/h, gặp đoàn tàu đi ngược chiều. Người lái xe thấy
đoàn tàu lướt qua trước mặt mình trong thời gian 3s. Biết vận tốc của đoàn tàu là 60km/h. Tính chiều
dài đoàn tàu.
Bài 3. Một vật chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 1m với vận tốc 1,2m/s. Hỏi sau bao lâu
vật đi được 6 vòng?
 Dạng 3: Tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường và trên nhiều đoạn đường.
Bài 1. Một viên bi được thả lăn xuống một cái máng nghiêng dài 2,4m hết 0,8s. Khi hết dốc, bi lăn tiếp
một quãng đường nằm ngang dài 4,2m trong 1,8s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của bi trên
quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường.
Bài 2. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 180m hết 40s. Khi hết dốc, xe chuyển động tiếp một
quãng đường nằm ngang dài 150m trong 1 phút rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng
đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường.
Bài 3*. Một người đi bộ đều trên đoạn đường đầu dài 6km với vận tốc 3m/s. Ở đoạn đường sau dài
9km người đó đi hết thời gian 1h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.
Bài 4*. Để đo khoảng cách từ Trái Đất đến một hành tinh, người ta phóng lên hành tinh đó một tia
laze, sau 24 giây máy
thu được tia laze phản hồi. Biết vận tốc của tia laze là 3.105km/s. Tính khoảng cách từ Trái Đất đến
hành tinh đó.

You might also like