You are on page 1of 3

IV.

VÀI ĐIỀU SUY NGHIỆM VỀ CUỘC ĐỜI NGÀI HUYỀN TRANG:


 Quả là khó nói đầy đủ trọn vẹn cuộc đời vẽ vang hùng tráng, sự nghiệp lớn lao của Ngài và thật cũng chỉ là ngôn
từ tượng trưng khi người đời ca ngợi hạnh cao chí cả, đạo đức thanh khiết của Ngài.
 Nhưng, đã là Phật tử, không nhiều thì ích chúng ta cũng đều nghe danh tiếng pháp sư Huyền Trang vẫn còn vang
dội từ hơn 1300 năm nay và còn tiếp mãi mai sau.
 Cho nên thật là ý nghĩa sâu sắc trong tinh thần trân trọng, ngưỡng mộ cuộc đời tuyệt vời của Ngài mà GĐPTVN
đã cung thỉnh pháp hiệu bất tử HUYỀN TRANG làm danh xưng cho trại “Huấn luyện Huynh trưởng cấp 2”, đào
tạo Liên Đoàn trưởng, lãnh đạo đơn vị GĐPT.
 Vậy, với tất cả tấm lòng chân thành khâm phục, cảm bội ân đức và nhất là học tập noi gương Ngài ít ra là mấy
tiêu điểm sáng ngời nơi con người siêu việt Huyền Trang mà người Huynh trưởng GĐPT hẳn thường tâm niệm.
 * Một là hạnh cao chí cả và khát vọng chân lý không cùng:
Cuộc đời Ngài Huyền Trang là hiện thân của chí nguyện cao vời, của một tâm hồn quảng đại và lòng khát khao
chân lý không chỉ sớm bộc lộ từ thuở thiếu niên mà còn luôn cháy bỏng thôi thúc Ngài suốt đời tiến tới. Bởi vậy
Ngài thấy vinh hoa danh lợi như cỏ rác, coi nhẹ gian nguy, xem thân mạng là tơ tóc mà dấn thân vào cát bụi để
thành tựu ước nguyện, cho thỏa chí bình sinh và cho đời người không phải “hư vinh vô bổ”
Học tập gương sáng Ngài Huyền Trang người LĐT/GĐPT không thể sống bo bo ích kỷ, êm ấm mà tẻ nhạt, đua
đòi mà không biết đó chỉ là thấp hèn, tự mãn trong dốt nát, hoặc tự ty rằng mình kém cõi, hoặc biếng trể ươn hèn
mà tự an ủi hay dối người bằng lý do hoàn cảnh. Trái lại, người Huynh trưởng luôn hướng đến chân trời lý tưởng
GĐPT với sứ mệnh trồng người thì hình ảnh và tấm gương chân lý bất diệt của ngài Huyền Trang sẽ luôn gần gũi,
khích lệ chúng ta trên con đường học tập, tu dưỡng rèn luyện và tiến tới hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang.
 * Hai là tinh thần bất thối chuyển vô song:
Sắt đá còn có thể cháy nát cùng cỏ cây, nhưng tinh thần kiên dũng bất khuất của Ngài Huyền Trang là sức mạnh
vô song đã khiến Ngài vượt lên tất cả, từ đạp bằng núi cao sóng dữ đến khuất phục lòng người và ma chướng nội
tâm đưa Ngài đến Tây Trúc hoàn thành chí nguyện.
Cuộc đời người LĐT cũng lắm chông gai chướng ngại khó khăn nhưng đó mới chỉ là những hạt cát trong sa mạc
ngàn dặm Ngài đã đi qua, nên hình ảnh Ngài Huyền Trang lầm lũi trong biển cát nung người, đang một mình trèo
non lội suối ròng rã 2 năm vì mục đích thỉnh cầu chánh pháp sẽ không cho phép ta nản lòng thối chí, nửa đường
dừng bước quay lưng.
 * Ba là chí tiến thủ không ngừng và niềm say mê học tập vô tận:
 Ý chí cầu tiến và lòng ham mê học tập của Ngài thật là vô tận khiến mọi người phải kinh ngạc. Danh tiếng uyên
bác của Ngài dù đã vang lừng khắp Trung Quốc và Ấn Độ thế mà Ngài vẫn chưa hài lòng không hề tự mãn lại
còn lặn lội khắp nơi để học tận nguồn hiểu tới ngọn, nên Ngài đã trở thành một học giả khổng lồ bên cạnh tất cả
những người trí thức uyên bác đồng thời. Vì vậy, người HT/GĐPT với tính chất đặc thù là “khả năng và đạo đức
không thể tách rời, trí thức và kinh nghiệm phải được thực hiện nương nhau” và tâm niệm “thông suốt đường
lối, trau dồi kiến thức” thì tấm gương tiến thủ và hăng say học hỏi vô tận của Ngài Huyền Trang là nguồn động
viên hết sức quý giá, là lời nhắc nhở thường xuyên cho người LĐT không được cam tâm chịu dốt nát tự mãn tự ty
mà phải có ý chí tiến thủ, không ngừng nổ lực tìm tòi học hỏi, trau dồi phẩm hạnh, nâng cao kiến thức mọi mặt để
vừa thăng hoa mình vừa làm điều kiện cần thiết có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đoàn sinh.
 * Bốn là niềm tin Tam bảo hết sức kiên định nồng nhiệt và thành khẩn:
 Niềm tin nồng nhiệt vào Tam bảo nơi Ngài Huyền Trang thật hiếm có và diệu kỳ. Chính niềm tin kiên định và
thành khẩn ấy đã tăng thêm nghị lực cho Ngài để thắng vượt những gian lao nguy khốn trên đường tây du. Ngài
thường xuyên cầu nguyện đức Quán Thế Âm Bồ tát, đức Phật Di Lặc trong những lúc gặp gian nguy. Ngài thành
khẩn đến độ những lời cầu xin đều linh nghiệm, Ngài đều được giải thoát trong gang tấc. Những lúc chiêm bái
các Thánh địa, Phật tích, Ngài đãnh lễ và tán thán đức Phật một cách nồng nhiệt thành khẩn đến xúc động không
cầm được nước mắt. Trong đời Ngài có những giấc mộng diệu kỳ, gặp những lời tiên tri rất ứng nghiệm là bởi

1
niềm tin kiên cố của Ngài. Cũng chính niềm tin nồng nàn sâu đậm ấy Ngài luôn tinh nghiêm hành trì giới luật, giữ
gìn oai nghi tế hạnh và suốt đời hiến mình phụng sự đạo pháp không phút giây mệt mỏi, giờ phút lâm chung tin
chắc mình sẽ sanh lên cung trời Đao Lợi và còn nguyện sẽ tái sinh trở lại Ta bà để hoá độ chúng sanh.
Học tập gương Ngài, người LĐT/GĐPT sẽ không để cho tà thuyết huyền dụ mê hoặc, không sa ngã chìm đắm
trong biển mê của tiền tài danh vọng. Người Huynh trưởng phải củng cố niềm tin chánh pháp, tin vào đường lối
đúng đắn, lý tưởng tốt đẹp của GĐPT và tin vào sự sáng suốt, khả năng giác ngộ của chính mình mà thẳng bước
đi tới trên con đường tu học rèn luyện và phụng sự để lợi đạo ích đời.
 * Năm là Ngài Huyền Trang đã trọn đời cống hiến cho đạo Pháp, đất nước và phụng sự chúng sanh:
Cuộc đời của Ngài Huyền Trang là hiện thân của tinh thần cống hiến không hề mệt mỏi, có chăng chỉ ngừng nghỉ
ở hơi thở cuối cùng. Tất cả mọi hoạt động, mọi việc làm trong đời Ngài đều nhằm thực hiện chí nguyện và nhiệm
vụ mà Ngài tự xác định cho mình là hiến mình để đạo pháp xương minh, chánh giáo được phổ biến rộng khắp, vẻ
vang cho đất nước và hoá độ tất cả chúng sanh. Nhờ sự chăm chuyên cần mẫn tột độ, đức tính dõng mãnh hăng
hái không ai bằng để theo đuổi mục đích tới cùng nên công việc gì, dự tính nào Ngài đều hoàn thành một cách
trọn vẹn, kết quả rực rỡ khiến mọi người phải cúi đầu bái phục.
Ánh sáng phản chiếu từ tấm gương sáng ngời về tinh thần cống hiến vô hạn của Ngài sẽ đánh thức những ai trong
chúng ta đang vật vờ trong cơn mê sảng của biếng trể, giải đãi mà bỏ bê nhiệm vụ, là tiếng gọi nhiệt tình hối thúc
chúng ta đứng lên khỏi chăn ấm nệm êm, mau rời chốn trà dư tửu hậu, hãy dùng mồ hôi, nước mắt, trí tuệ mà đem
ánh đuốc đạo pháp chiếu sáng cho đời, mang hương thơm hoa Sen GĐPT cho tuổi trẻ của đời được tươi vui, vì
đạo pháp mà không ngừng phụng sự, vì lý tưởng Áo Lam mà hăng say cống hiến, vì quê hương mà ra sức phục
vụ, có ích cho đời, thơm lây cho đạo, lấy xả lợi làm vinh hoa.
 * Sáu là Ngài nghiêm trì giới luật lại rất mực khiêm tốn ôn hoà:
Mặc dù phải bôn ba khắp nơi để cầu học, miệt mài làm việc để hoằng dương chánh pháp nhưng Ngài không hề
xao lảng việc hành trì. Ngược lại Ngài giữ gìn giới luật rất mực tinh nghiêm. Ngài xem giới luật như chính mạng
sống. Vua Cao Xương trọng vọng Ngài thiết đãi Ngài bằng tịnh nhục, Ngài giải thích chánh pháp để giữ đúng
hạnh ăn chay. Vua Đường Thái Tông kính yêu Ngài mời Ngài dự khán chiến trận, Ngài theo đức hiếu sinh và
lòng từ bi của Phật mà khéo léo nhẹ nhàng từ chối. Lại nữa dù danh tiếng Ngài vang rền người người bái phục
đến cả Hoàng đế cũng phải kính nể trọng vọng, thế mà Ngài luôn tỏ ra ôn hòa mềm mỏng và hết sức khiêm tốn.
Suy nghiệm đức tính cao thượng của đời Ngài, người LĐT chúng ta sẽ tự phản tĩnh cuộc sống đời mình để luôn
hành trì giới cấm, giữ gìn thân khẩu ý trong sạch, làm sáng đạo đức phẩm hạnh, không phá giới phạm trai, chẳng
buông lung trác táng và cũng đừng kiêu căng ngạo mạn tự cao mà phải ôn hoà khiêm tốn để học hỏi, tạo sự thân
ái đoàn kết trong cuộc sống đời thường cũng như trong GĐPT để được mọi người cảm mến, các em kính phục noi
theo gương tốt của chúng ta.

Cuộc đời của Ngài Huyền Trang là hiện thân của tinh thần cống hiến không hề mệt mỏi, dâng trọn cuộc đời mình
cho đạo pháp. Trong tâm thì luôn trăn trở đến việc làm hưng thịnh và truyền bá chánh pháp, bên ngoài thì dốc sức
làm việc không ngơi nghĩ. Đọc toàn bộ những tư liệu về cuộc đời Ngài ta chỉ thấy Ngài dành hết thời gian cho
việc nghiên cứu, phiên dịch và giảng dạy. Bên cạnh đó Ngài còn làm những việc phước thiện ích nước lợi dân. Có
vẻ như chúng ta không thấy Ngài có một chút thời gian nào để trống dù chỉ là một phút lãng phí. Ngài đã sống
trọn vẹn và hữu ích từng ngày, từng giờ trong suốt thời gian Ngài hiện hữu trên cuộc đời này. Chúng ta hãy đọc 
một đoạn viết về cuộc sống hằng ngày của Ngài để cảm thấy Ngài giản dị mà vĩ đại biết bao nhiêu : “ Hằng ngày
Ngài lo việc phiên dịch, khi dịch xong  Ngài xếp sách đi lễ Phật, kinh hành đến canh ba mới tạm nghỉ. Sang canh
năm Ngài đã trở dậy, đọc to bản kinh chữ Phạn…”[7]
Biết nói sao cho hết lòng kính ngưỡng của chúng ta đối với Ngài, thật là thán phục vô hạn người con chân chính
của đức Như Lai! Có lẽ trong nghệ thuật Phật giáo không còn bức tranh nào diễm lệ, thoát tục bằng hình ảnh như
vậy, đó chính là bức chân dung có một không hai trên cuộc đời này.

2
Dõi theo dấu chân vạn dặm diệu kỳ bi tráng ngày xưa của Huyền Trang tôn giả, tưởng nghe pháp âm hùng biện
của Ngài xiển dương Đại thừa như còn vang vọng đâu đây, thấp thoáng hình ảnh Ngài đang miệt mài cặm cụi
trước trang kinh bên ánh đèn dầu thuở nọ, chắc chắn lòng ai không khỏi bồi hồi kính ngưỡng và cảm bội pháp sư
Huyền Trang bất diệt.
ĐÓNG GÓP CỦA NGÀI HUYỀN TRANG ĐỐI VỚI PG TQ

- Ngài Huyền Trang đã để lại một sự nghiệp phiên dịch kinh điển Phật giáo thật là đồ sộ cho Phật giáo Trung
Hoa. Trong 19 năm tâm huyết với công trình phiên dịch kinh điển, hội đồng phiên dịch dưới sự chủ tọa của Ngài
Huyền Trang là một tổ chức hoàn bị đã dịch được tổng cộng 75 bộ, hơn 1.300 quyển. Số lượng này vượt trội hơn
600 quyển đối với cả ba nhà dịch kinh nổi tiếng La Thập, Chân Đế và Bất Không.

-Dịch trường hoàn bị hơn.

-Tiên phong mở đường cho phong trào nhập Trúc cầu pháp cho tu sĩ Phật giáo, ngài là tấm gương cho tinh thần
xả thân cầu đạo.

-Huyền Trang là Cao tăng của Phật giáo Trung Quốc, một trong bốn dịch giả của Trung Hoa. Ngài cũng là người
sáng lập Pháp tướng tông tại Trung Quốc. 
-Tác phẩm Đại Đường Tây Vực Ký có một giá trị lớn đối với các nhà sử học và khảo cổ học hiện đại.[2] Tập ký là
một tài liệu quan trọng về Trung Á trong đầu thế kỷ thứ VII, vì nó cung cấp thông tin về một nền văn hóa Phật
giáo tồn tại ở miền và tái hiện lại Con đường tơ lụa của Tân Cương ngày nay ở phía tây bắc Trung Quốc, cũng
như các khu vực lân cận ở Trung Á và Nam Trung Quốc. 
-Từ việc phiên dịch các các bộ kinh và các bộ luận Phật giáo, , Ngài Huyền Trang là người đã mở đường cho sự
thiết lập hai tông phái phồn thịnh của Phật giáo Trung Hoa, đó là Câu-xá tông và Pháp Tướng tông. Việc Ngài
Huyền Trang dịch Câu-xá luận đã củng cố sự nghiên cứu về Tạng A-tỳ-đàm mà trước đó đã được khởi xướng
bởi Ngài Chơn Đế trên việc cùng dịch một tác phẩm, và cuối cùng dẫn đến sự hình thành của Câu-xá tông. Đặc
biệt, Thành Duy Thức luận - tác phẩm ưa thích nhất của Ngài Huyền Trang đã đặt nền móng cho sự thành lập
của Pháp Tướng tông ở Trung Hoa.
-Ngài Huyền Trang đã đưa ra lý thuyết về dịch thuật. Theo Ngài có năm trường hợp phải giữ nguyên âm
thanh tiếng Phạn mà không  dịch ra chữ Hán, đó là lý thuyết “ngũ chủng bất phiên” làm chuẩn mực cho các nhà
dịch Kinh Phật làm cơ sở.

- Sư là nguời đầu tiên dịch và giới thiệu môn luận lý học Phật giáo ở Trung Hoa, gọi là Nhân minh học,
trước khi Huyền Trang dịch và giới thiệu Nhân minh học thì Phật giáo Trung Hoa không hề biết gì về bộ môn học
quan trọng này.

 -Sử nói rõ chuyến trở về Huyền Trang “có 20 con ngựa để chở kinh sách” nên ta hiểu ngài đã mang theo được rất
nhiều văn bản kinh luận về Trung Hoa.
- Bản “Tâm Kinh Bát Nhã”, do Pháp sư biên dịch, được xem là bản dịch cô đọng và độc đáo nhất trong số 7 bản
dịch của các dịch giả khác nhau.

You might also like