You are on page 1of 3

Từ những quy định liên quan đến nội dung pháp lý về quyền hạn, nghĩa vụ của chủ

thể sở hữu dưới đây (xem xét thông qua Luật Doanh nghiệp của Việt Nam) về phân
chia loại hình doanh nghiệp, hãy cho biết:
- Ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp (nhìn nhận từ góc độ sở
hữu và lợi ích)?
- Vị trí của từng loại hình doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam?
- Loại hình nào là quan trọng và cần được ưu tiên phát triển?
- Xem xét đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở VN (gắn với lý thuyết):
* Về mục tiêu
* Về quan hệ sở hữu và thành phần KT
* Về quan hệ quản lý nền KT
* Về quan hệ phân phối
* Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng KT với công bằng XH

Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014  có các loại hình doanh nghiệp sau.
Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship):
Doanh nghiệp tư nhân là: doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được
quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm
pháp lý vô hạn.
Doanh nghiệp hợp danh (Partnership): 
Theo đó, công ty hợp danh có những đặc điểm sau: Công ty hợp danh là doanh nghiệp
trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái
tên chung (gọi là thành viên hợp danh).
Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp
vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên
trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân
làm chủ sở hữu. Không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh.
Chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật. 
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một
cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ
của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; b) Thành
viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định; c) Phần vốn góp của
thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật
doanh nghiệp 2014.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ
phần Công ty cổ phần là: Là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập
và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành
những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các
nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Công ty cổ phần
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế
số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Hợp tác xã

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07
thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ,
tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển
ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.

Việc thành lập hợp tác xã cũng giống với việc thành lập công ty, đều phải đăng ký tại Cơ
quan có thẩm quyền.   

You might also like