You are on page 1of 3

1.

Công cụ sử dụng
1.1 Hệ điều hành Ubuntu

Ubuntu là một hệ điều hành máy tính dựa trên Debian DNU/Linux , một bản phân phối Linux
thông dụng. Ubuntu là phần mềm mã nguồn mở tự do, có nghĩa là người dùng được tự do chạy,
sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm theo điều khoản của giấy phép
GNU GPL.
Ubuntu kết hợp những đặc điểm nổi bật chung của hệ điều hành nhân Linux, như tính bảo mật
trước mọi virus và malware, khả năng tùy biến cao, tốc độ, hiệu suất làm việc, và những đặc
điểm riêng tiêu biểu của Ubuntu như giao diện bắt mắt, bóng bẩy, cài đặt ứng dụng đơn giản, sự
dễ dàng trong việc sao lưu dữ liệu và sự hỗ trợ của một cộng đồng người dùng khổng lồ.

1.2 Virtual Box

Oracle VM VirtualBox là một hosted hypervisor tự do nguồn mở phát triền bởi Oracle. Nền tảng
ứng dụng này cho phép người dùng tạo , quản lý và chạy các máy ảo (VMs).
Oracle VM VirtualBox cho phép bạn thiết lập một hoặc nhiều máy ảo (VM) trên một máy tính vật
lý . Mỗi máy ảo đều có thể được thiết lập và thực thi hệ điều hành riêng biệt. Không những thế,
bạn có thể sử dụng chúng đồng thời cùng với máy tính vật lý vô cùng tiện lợi. Số lượng cài đặt và
chạy máy ảo nhiều hay ít phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và dung lượng ổ cứng kèm bộ nhớ
RAM.

2. Cơ sở lý thuyết
2.1 Định tuyến trong mạng

Định tuyến là quá trình xác định đường đi trên mạng máy tính thông qua các bộ định tuyến
router để có thể di chuyển tới đích dựa trên mục đích của người sử dụng .Quãng đường di
chuyển qua các router sẽ được cập nhật nhật liên tục trên các router hoặc cố định tùy theo mục
đích của người dùng.

Cách hoạt động của định tuyến dựa vào bảng routing (routing table ) và giao thức
routing(routing protocol) .Bảng routing sẽ chứa các đường đi tốt nhất tới đích tính từ router
xuất phát . Thông thường các bảng routing bao gồm :
+ Địa chỉ IP đích : địa chỉ này có thể là địa chỉ của một host cụ thể hoặc địa chỉ một mạng
+ Gateway : địa chỉ IP của next-hop router hoặc địa chỉ một mạng kết nối trực tiếp mà gói tin cần
chuyển qua để có thể tới đích
+ Network interface:cổng của router được sử dụng để gửi gói tin đến next-hop
+ Flag :Cho biết nguồn cập nhật của tuyến . Chẳng hạn S là Static Route, C là Connected Route, O
– OSPF Route,...
+ Metric: Là thông tin thể hiện khoảng cách từ router hiện tại đến địa chỉ đích . Giá trị này có ý
nghĩa so sánh khi các route sử dụng cùng một giao thức định tuyến .
+ Subnet mask của địa chỉ đích
Các thông tin trên có thể được cấu hình thủ công hoặc có thể sử dụng một giao thức định tuyến
động để tạo ra và tự động cập nhật các thông tin định tuyến.
Giao thức định tuyến được coi như ngôn ngữ giao tiếp giữa các router . Giao thức định tuyến
cho phép các router chia sẻ thông tin về các network , router sử dụng các thông tin này để xây
dựng và duy trì bảng định tuyến .

2.2 RIP (Routing Information Protocol)


RIP là một giao thức định tuyến vector khoảng cách vô cùng điển hình và giao thức này
sử dụng tính bước nhảy như đơn vị tính metric . RIP ban đầu được thiết kế cho Xerox PARC
Universal Protocol dưới cái tên GWINFO trong bộ giao thức Xerox Network Systems (XNS) .
Lần đầu tiên ,RIP được định nghĩa ở trong RFC 1058 vào năm 1988 và được biết tới với khả
năng cấu hình dễ dàng ,đặc biệt với những mạng nhỏ . Hiện nay , RIP bị thay thế hầu hết bởi
OSPF và RIP bị thay thế bởi chính sự đơn giản và không thể xử lý với những mạng lớn và
phức tạp của mình.
RIP sử dụng thuật toán vectơ khoảng cách để quyết định đường dẫn nào để đặt một gói
tin để đến đích của nó. Mỗi router RIP duy trì một bảng routing, là danh sách tất cả các điểm
đến mà router biết cách tiếp cận. Mỗi router phát toàn bộ bảng routing của nó đến các láng
giềng gần nhất cứ sau 30 giây. Ở đây, láng giềng là các bộ router khác mà router được kết
nối trực tiếp , nghĩa là các router khác trên cùng một phân đoạn mạng với router đã chọn.
Những router láng giềng,khi tới lượt của mình, chuyển thông tin cho những router láng
giềng gần nhất , v.v., cho đến khi tất cả các host RIP trong mạng có chung nhận thức về các
định tuyến trong mạng.
Nếu router nhận được bản cập nhật trên một tuyến đường mới ngắn hơn, router sẽ cập
nhật bảng routing với độ dài và địa chỉ bước tiếp theo của tuyến đường ngắn hơn. Nếu
tuyến đường mới dài hơn, router sẽ đợi qua một khoảng thời gian để xem liệu các bản cập
nhật sau này có chứa giá trị cao hơn hay không. Router sẽ chỉ cập nhật bảng routing nếu
tuyến đường mới, dài hơn đã được xác định là ổn định.
Nếu router gặp sự cố hoặc kết nối mạng bị cắt đứt, mạng sẽ phát hiện ra điều này vì
router đó ngừng gửi bản cập nhật cho các router láng giềng hoặc ngừng gửi và nhận các bản
cập nhật dọc theo kết nối bị cắt đứt. Nếu một tuyến đường nhất định trong bảng routing
không được cập nhật trong sáu chu kỳ cập nhật liên tiếp (nghĩa là trong 180 giây), router sẽ
bỏ tuyến đường đó và cho phần còn lại của mạng biết về sự cố thông qua các bản cập nhật
định kỳ của riêng nó.
2.3 OSPF (Open Short Path First)
OSPF là một giao thức định tuyến IP được sử dụng thường xuyên để phân tán thông tin
định tuyến IP trong suốt một hệ thống tự trị (Autonomous System -AS ).Giao thức OSPF là
một giao thức định tuyến liên kết trạng thái , các router sẽ trao đổi thông tin cấu trúc mạng
với các router láng giềng gần nhất. Khi thông tin cấu trúc được chuyển đi hết AS, mọi router
trong AS đều có một bức hình tổng thể về cấu trúc của AS . Bức hình này sẽ được sử dụng
để tính toán các đường đầu cuối trong AS, quá trình này thường sử dụng một biến thể của
thuật toán Dijkstra.
Khi router được kết nối mạng, nó chạy "Hello protocol" để thiết lập quan hệ láng giềng.
Router lần lượt gửi bản tin Hello đến các router láng giềng yêu cầu cung cấp thông tin và
nhận bản tin Hello & thiết lập danh sách láng giềng (neighbor). Khi có thay đổi trong mạng
(làm topo mạng thay đổi hoặc link state thay đổi) , router gửi thông tin về trạng thái liên kết
(link state) cho láng giềng bằng bản ghi LSA (Link State Advertisement). Các router láng giềng
cùng thường xuyên đồng bộ LS Database bằng cách gửi nhau các bảng tin Database
description, mỗi bản tin chứa một tập các LSA Router có thể chủ động yêu cầu cập nhật LS
Database bằng cách gửi LSA request cho láng giềng .Sau khi cập nhật LS Database, giải thuật
Dijkstra SPF được chạy để tính toán đường đi có cost nhỏ nhất đến tất cả các mạng trong hệ
thống và cập nhật vào bảng routing

You might also like