You are on page 1of 5

NHÂN VẬT ÔNG SÁU- HỌC THUỘC

MB1:
Có một nhà văn đã nói rằng: “ Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống
của chúng ta” Cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành
huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Một trong số đó
phải kể đến TG Nguyễn Quang Sáng một nhà văn Nam Bộ, trưởng thành trong 2 cuộc
kháng chiến chống Pháp và Mĩ với tác phẩm chiếc lược Ngà sáng tác năm 1966 tại chiến
trường Nam Bộ- thời kì kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra cam go khốc liệt. Tác phẩm đã
diễn tả 1 cách chân thực, cảm động tình cha con thắm thiết sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của
chiến tranh.Ông Sáu -nhân vật chính của truyện một người chiến sĩ cách mạng dũng
cảm, yêu nước, một người cha có tình yêu thương con sâu sắc tiêu biểu cho những điều
kỳ diệu mà con người VN đã viết nên.
MB2: Bom đạn chiến tranh đã khiến cho đất nước mang trên mình những vết thương, khiến
cho bao gia đình tan nát vì chia xa, những nỗi đau cứ thế mà chồng chất. Tuy nhiên, giữa bản
nhạc buồn của chiến tranh, văn học vẫn mang đến cho đời sống tình cảm của con người những
cung bậc, những âm thanh da diết, tuyệt đẹp về tinh thần đoàn kết, về tình đồng đội, đồng chí
và cả tình cảm gia đình thiêng liêng bất diệt. Một trong số đó phải kể đến TG Nguyễn Quang
Sáng một nhà văn Nam Bộ, trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ với
tác phẩm chiếc lược Ngà sáng tác năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ- thời kì kháng chiến
chống Mĩ đang diễn ra cam go khốc liệt. Tác phẩm đã diễn tả 1 cách chân thực, cảm động tình
cha con thắm thiết sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.Ông Sáu -nhân vật chính
của truyện một người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, yêu nước, một người cha có tình
yêu thương con sâu sắc tiêu biểu cho những điều kỳ diệu mà con người VN đã viết nên.

TB:
*Vị trí xuất hiện nhân vật- hoàn cảnh của nhân vật:
Ông Sáu- một trong hai nhân vật chính trong truyện CLN mặc dù truyện được sáng tác
trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra khốc liệt nhưng Nguyễn
Quang Sáng không khai thác đề tài của truyện với khói bụi, bom đạn mù mịt của cuộc chiến
mà đi sâu vào tình cảm một gia đình Nam Bộ thông qua tình huống éo le, bất ngờ mà hợp
lí, để làm nổi bật vẻ nhân vật -một người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, yêu nước, một
người cha giàu tình yêu thương con.
* HTLĐ
1.LĐ1:Trước hết, ông Sáu là một người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, yêu nước:
-Nghe theo tiếng gọi của tổ quốc, ông Sáu đã từ giã gia đình, người thân vào chiến trường khi
đứa còn gái đầu lòng chưa tròn 1 tuổi.Suốt 8 năm kháng chiến, ông chưa một lần được về nhà
thăm vợ thăm con.
=>Ông đã gác tình riêng vì nghĩa lớn, ông đặt nhiệm vụ với kháng chiến lên trên tình
cảm riêng tư.
-Trong một trận càn của giặc, ông Sáu đã chiến đấu dũng cảm và bị thương. Vết thương ấy
khiến khuôn mặt của ông trở nên biến dạng để rồi ngày trở về, đứa con gái duy nhất của ông
không chịu nhận ông là ba, ông chỉ được nghe con gọi tiếng ba một lần duy nhất trong đời.
-Một ngày cuối năm 1958, ông đã chiến đấu dũng cảm bị thương nặng và hi sinh. Đây là sự
hi sinh của người chiến sĩ cách mạng yêu nước dũng cảm luôn biết đặt tình cảm chung
lên tình cảm riêng tư.
=>Có thể nói: Ông Sáu là hình ảnh tiêu biểu cho người dân Việt Nam trong những năm kháng
chiến chống Mỹ đau thương, anh dũng đã góp phần làm nên những trang sử vẻ của dân tộc.
2.LĐ2: Một vẻ đẹp xuyên suốt tác phẩm của nhân vật ông Sáu, đó chính là tình yêu thương
con sâu sắc trong cách ngộ éo le của cuộc chiến tranh.
TH1(a,b,c)
- Trong xa cách
- Nỗi khao khát được gặp con
- Nỗi khổ và niềm vui trong 3 ngày nghỉ phép- lúc chia tay
- Khi trở lại khu căn cứ-TH2
a,Trong xa cách:
-Lúc còn ở rừng, ông rất nhớ con, lần nào vợ lên thăm ông cũng bảo vợ cho con lên cùng
nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, ông chỉ nhìn con qua tấm ảnh nhỏ, ông rất nhớ con và khao
khát được gặp lại con.
b. Tình yêu con còn đc thể hiện qua nỗi khao khát được gặp con :
-Lần đầu tiên gặp con sau 8 năm xa cách, bao nỗi nhớ thương khiến ông Sáu xúc động mãnh
liệt.
+ Được về nhà sau bao năm ở chiến khu khao khát lớn nhất trong lòng ông Sáu là được gặp
con, được nghe con gọi tiếng ba,được ôm con vào lòng.vì thế không thể kìm thêm một giây
phút nào, không chờ xuồng cập bến, ông nhún chân nhảy thót lên xô chiếc xuống tạt ra xa vội
vàng bứơc những bứơc chân dài.
+Ông dừng lại kêu to 2 tiếng thiêng liêng mà ông luôn khao khát bấy lâu nay: “Thu!
Con.”
 Cái tiếng gọi ông phải kìm nén bao nhiêu lâu nay bỗng bật ra thật cảm động khiến
người đọc thấy nghẹn ngào xúc động.
+ Ngược lại với điều ông mong muốn Bé Thu không nhận ba khiến ông Sáu không ghìm
được xúc động mỗi lần xúc động khiến vết sẹo bên má phải của ông đỏ ửng giật giật trông rất
sợ.
+Trước thái độ bất thường của con, ông như rơi vào trạng thái đau đớn, tủi hổ vô cùng.Ông
đứng sững lại, nỗi đau đớn khiến mặt ông sầm lại trông rất đáng thương, 2 cánh tay buông
xuống như bị gãy.
 Hình ảnh ấy thật tội nghiệp khiến người đọc rưng rưng nước mắt.
c,Tình yêu con được thể hiện qua nỗi khổ và niềm vui trong 3 ngày nghỉ phép:
*Ông Sáu làm mọi cách để bé Thu thay đổi và ông kiên nhẫn chờ đợi tình cảm của con:
+Ông không đi đâu xa mà luôn gần gũi, lúc nào cũng vỗ về con, ông muốn bù đắp cho con
những tình cảm của người cha suốt 8 năm xa cách.
+Ông khao khát được nghe con gọi tiếng “Ba” . Ông giả vờ không nghe con gọi vô ăn cơm
đến việc dồn con vào thế bí khi phải chắt nước nồi cơm to đang sôi.
+ Khi con bé ngang ngạnh, bướng bỉnh, ông không hề trách giận ,ông đau khổ lắm nhưng chỉ
khe khẽ lắc đầu cười ,ông cười vì khổ tâm đến mức không khóc được.
+Thậm chí, khi con bé từ chối một cách quyết liệt sự quan tâm của ông Sáu lúc ông gắp cho
con cái trứng cá, nó hắt cái trứng cá khiến cơm văng tung tóe. Hành động cứng đầu của bé Thu
đã khiến ông đau đớn tột độ, không giữ được bình tĩnh, ông đánh con một cái.  Chính điều
này dày vò ông khiến ông day dứt và cảm thấy có lỗi với con gái khi trở lại chiến khu.
*Lúc chia tay: Tình cảm cha con sâu nặng được bộc lộ rất xúc động:
+Ông không dám đến gần con, chỉ đứng nhìn với đôi mắt trìu mến, buồn rầu. Ông muốn ôm
con hôn con nhưng sợ nó giẫy lên bỏ chạy.Ông cố gắng kìm giữ nỗi khát khao ấy.
+Khi con bé nhận ông là ba, ông sung sướng, hạnh phúc tột độ, ông xúc động đến phát khóc
và không muốn cho con thấy mình khóc một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt 
Đây là những giọt nước mắt của người cha người chiến sĩ cách mạng sung sướng hạnh phúc
khi được nghe con gọi ba.
+Ông ra đi với lời hứa khi trở về sẽ mua cho con một cây lược làm quà.
=>Chốt tình huống 1(a;b;c): Đã tái hiện lại được tình cảm yêu thương con sâu sắc của ông
Sáu. Nó đã chiến thắng sự tàn bạo của chiến tranh, Trong xa cách vẫn luôn luôn vẹn nguyên,
ấm áp, tràn đầy.
d.Tình yêu con của ông Sáu càng được bộc lộ sâu sắc hơn khi trở lại khu căn cứ(TH2)
* Xa con ông rất nhớ con, luôn ân hận vì đã đánh con.
* Lời dặn của con lúc chia tay đã thôi thúc ông làm cho con một cây lược. TG đã diễn tả
tình yêu con của ông Sáu xoay quanh chuyện ông làm chiếc lược:
-Ông dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ vào lời hứa với con, quyết tâm làm được chiếc lược cho
con,
-Khi kiếm được khúc ngà voi, ông sung sướng, hớn hở như một đứa trẻ nhận được quà Từ
con đường mòn… được quà)-200/sgk
- Rồi ông dồn hết tâm trí để làm cây lược ngà cho thật đẹp tặng con( A cưa từng chiếc răng
….. một người thơ bạc)
-Ông tẩn mẩn khắc từng nét chữ :“Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông gưỉ vào đó tất cả
tình yêu và nỗi nhớ.
-Những lúc nhớ con, ông thường đem chiếc lược ra ngắm rồi mài lên mái tóc của mình cho cây
lược thêm bóng, thêm mượt. Ông không muốn con đau khi chải tóc. Yêu con người cha yêu
đến từng sợi tóc của con.
*Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra
một tác phẩm duy nhất trong đời nhưng tác phẩm ấy là vô giá vì nó được làm bằng tình
yêu, nỗi nhớ và cả những ân hận giày vò. Có cây lược rồi ông luôn mong ước gặp lại con
Ông gửi vào đó bao lời nhắn nhủ thiêng liêng, gửi vào đó bao nỗi nhớ mong con. Chiếc lược
ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, đơn sơ mà diệu kì là hiện hữu của tình cha
con bất hủ giữa ông Sáu và bé Thu. Tình thương ông dành cho con cháy bỏng, như một dòng
sông chảy mãi từ suối nguồn, như dòng máu chảy sâu vào tim ông, vào tâm hồn ông đến phút
cuối vẫn bùng cháy chẳng nguôi.
*Ý nghĩa của chiếc lược ngà:
-Chiếc lược đã trở thành kỉ vật thiêng liêng đối với ông Sáu.
-Cây lược chưa một lần được chải lên tóc con nhưng nó đã gỡ rối được phần nào nỗi day dứt,
ân hận khi ông lỡ đánh con.Nó chứa đựng tình cảm bao la của người cha đối với con.
-Chiếc lược ngà chính là kết tinh của tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt.
* Lúc hi sinh:  Trong giờ phút cuối cùng, điều duy nhất ông Sáu nghĩ đến là con gái
-Khi bị đạn trúng ngực vẫn nghĩ đến mong ước của con. Ông Sáu hy sinh khi chưa kịp trao món quà
cho cô con gái. Trong giờ phút cuối cùng, không đủ sức trắng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha
con là không thể chết. Ông “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và
nhìn bạn một hồi lâu. Ánh mắt, cái nhìn của ông trong giây phút cuối cùng đã nói lên tình yêu thương
của ông dành cho con. Ánh mắt ấy khiến cho người bạn “không đủ lời lẽ ta lại và cho đến bây giờ vẫn
“cứ nhớ lại đôi mắt” ấy.
Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc. Bởi đó là sự uỷ
thác, ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Khi người bạn – bác Ba
hứa hoàn thành tâm nguyện ấy đến lúc bấy giờ ông mới nhắm mắt đi xuôi. Bắt đầu từ giây phút ấy,
cây lược ngà của tình phụ tử đã biến người đồng đội thành người cha – người cha thứ hai của bé Thu.
- Những dòng cuối cùng của đoạn trích khép lại trong nỗi buồn mênh mang mà chứa chan ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. Chiến tranh là hiện thực đau xót của nhân loại. Chiến tranh đã làm cho
con người phải xa nhau, chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến dạng, chiến tranh khiến cuộc
gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo le, bị thử thách rồi một lần nữa chiến tranh lại khắc nghiệt
để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã phải hi sinh trên chiến
trường.
=> “Chiếc lược ngà” như một truyện cổ tích hiện đại dẫn người đọc dõi theo số phận của nhân
vật. Người còn, người mất những kỉ vật gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại là chiếc lược
ngà nói với chúng ta nhiều điều về tình người, tình đồng chí, tình cha con. Cảm động nhất, đề
lại ấn tượng nhiều nhất cho người đọc là tình phụ tử thiêng liêng, sâu đậm – tình yêu thương
mà ông Sáu dành cho đứa con gái.

3Đánh giá về NT và ý nghĩa nhân vật:


a. Nghệ thuật:( đã ghi ở phần I)
- Ngôi kể thứ nhất
- Tình huống truyện chân thực, gần gũi, tự nhiên kịch tính
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, đặc biệt là tâm lí trẻ thơ
- Ngôn ngữ truyện mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ
bÝ nghĩa nhân vật:
-Thông qua diễn biến tình cảm của nhân vật ông Sáu với con gái, tác giả ngợi ca ngợi tình phụ
tử thiêng liêng, sâu nặng đồng thời phản ánh chân thực những mất mát éo le mà chiến tranh
gây ra cho bao gia đình VN , tố cáo lên án chiến tranh phi nghĩa một cách đanh thép khiến cho
câu truyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
c. liên hệ MR với các TP cùng đề tài: Nói với Con của Y Phương
-Tình yêu người cha dành cho con qua lời tâm sự, nhắc nhở về nguồn cội sinh dưỡng, cho con
thấy được sự đầm ấm của gia đình và sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống tốt đẹp của
quê hương. Là tình yêu mà người cha muốn thắp sáng ý chí, nghị lực và niềm tin cho con mình
trong cuộc sống để kế thừa, tự hào và phát huy truyền thống của “người đồng mình”
4: Câu hỏi phụ:Liên hệ với trách nhiệm của người con trong gia đình:
+ Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.
+Trân trọng tình cảm gia đình
+ Sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình
+Tích cực học tập lao động , vâng lời cha me…..
KB:
- Khẳng định lại giá trị của TP đối với TG, thời kỳ văn học
- KQ lại đặc điểm của nhân vật
- Liên hệ bản thân
- Có thể nói Truyện ngắn Chiếc lược ngà còn âm vang mãi trong lòng người đọc bởi nó là
bài ca bất diệt về tình phụ tử thắm thiết, sâu nặng tạo nên tên tuổi nhà văn NQS góp
phần làm phong phú cho nền VH thời chông Mỹ.TG đã rất thành công trong việc xây
dựng nhân vật ông Sáu-một người chiến sĩ cách mạng dũng cảm, yêu nước, chịu thiệt
thòi, một người cha giàu tình yêu thương con- ông là hình ảnh tiêu biểu của con người
VN trong những năm kháng chiến chống Mi sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập tự do của
dân tộc .Truyện đã giúp người đọc suy ngẫm và thấm thía hơn về quá khứ đau thương
của dân tộc, thấm thía nỗi đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra khiến bao
gia đình phải chịu cảnh tan tác, chia lìa; đồng thời cũng giúp mỗi người biết trân trọng,
nâng niu hạnh phúc gia đình mình đang có.

You might also like