You are on page 1of 23

Đệ Nhất Thiên LUẬN CỤC THIÊN

(VỀ TOÀN CỤC)


Đệ Nhị Thiên ĐẮC TOÁN THIÊN
(VỀ SỰ TÍNH TOÁN)
Đệ Tam Thiên QUYỀN DƯ THIÊN
(VỀ NGUYÊN TẮC)
Đệ Tứ Thiên HỢP CHIẾN THIÊN
(VỀ SỰ PHÁT TRIỂN)
Đệ Ngũ Thiên HƯ THỰC THIÊN
(VỀ NỘI LỰC)
Đệ Lục Thiên TỰ TRI THIÊN
(VỀ TẦM NHÌN)
Đệ Thất Thiên THẨM CỤC THIÊN
(VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HUỐNG)
Đệ Bát Thiên ĐỘ TÌNH THIÊN
(VỀ ĐO LÒNG NGƯỜI)
Đệ Cửu Thiên TÀ CHÍNH THIÊN
(VỀ ĐẠO ĐỨC)
Đệ Thập Thiên ĐỘNG VI THIÊN
(VỀ ĐƯỜNG LỐI)
Đệ Thập Thiên DANH SỔ THIÊN
(VỀ KỸ THUẬT)
Đệ Thập Nhị Thiên PHẨM CÁCH THIÊN
(VỀ PHẨM CHẤT)
Đệ Thập Tam Thiên TẠP THUYẾT THIÊN
(BÀN TH ÊM)
Đệ Nhất Thiên : Luận Cục Thiên
LUẬN CỤC THIÊN (VỀ TOÀN CỤC)

Nguyên văn:

Tự cổ cập kim, dịch giả vô đồng cục. Truyện viết “Nhật nhật
tân”. Cố nghi dụng ý thâm nhi tồn lự tinh, dĩ cầu kì thắng
phụ chi do, tắc chí kì sở vị chí hĩ.

Nghĩa:

Từ xưa tới nay, chưa kỳ thủ nào đánh ra ván cờ giống nhau.
Truyện viết rằng “Mỗi ngày lại mới”. Vì các kỳ thủ đều phải
suy nghĩ kĩ càng sâu sắc để đạt đến thắng lợi, nên không thể
xảy ra ván cờ đã có của tiền nhân.

Luận:

Là kỳ thủ thì đòn thế, khai cuộc, trung cuộc, sát pháp ai cũng
biết cả, nhưng sử dụng phối hợp ra sao, tung ra ở thời điểm
nào, đó chính là sự cao thấp của kỳ thủ vậy.
Trong Luận Cục Thiên, cổ nhân nói: “Vì suy nghĩ kĩ càng sâu
sắc để đạt thắng lợi mà không có ván cờ lặp lại của tiền
nhân”. Cổ nhân không coi nặng vào vấn đề phải nghĩ ra khai
cuộc mới, đòn thế mới mà chủ ý vào “suy nghĩ kĩ càng sâu sắc
để đạt thắng lợi” tức là coi trọng “Kỹ” hơn là “Mới”. 

Tổng kết: “Kỹ” quan trọng hơn “Mới”. Nếu không nhìn ra
được cái Mới trong cái Cũ thì đó là người không có cái “Thấy".
Đệ Nhị Thiên : Đắc Toán Thiên
ĐẮC TOÁN THIÊN (VỀ SỰ TÍNH TOÁN)

Nguyên văn:

Binh pháp viết: “Đa toán thắng, thiểu toán bất thắng, nhi
huống vu vô toán hồ? Do thử quan chi, thắng phụ kiến hĩ”.

Nghĩa:
Binh pháp viết rằng “Tính toán thì thắng, không tính toán thì
không thắng, sao lại bảo không tính toán? Vì thế mà nói, thắng
là do thấy mà thôi".

Đạo Phật có nói tới một cảnh giới mà hành giả có thể "vào ra
ba cõi như chốn không người". Đơn giản là vào ra tự tại không
ràng buộc. Vậy cứ tạm so sánh một người khởi nghiệp là một
hành giả tu hành. Và khi đạt được giác ngộ, họ có thể vào cõi
"chi tiết" một lúc, rồi lại vào cõi "toàn cảnh" một lúc, tùy ý tự
do tự tại. Thành công chỉ là hệ quả của sự giác ngộ mà thôi.
Như Tôn Tử viết: "Thắng là do Thấy mà thôi".
Đệ Tam Thiên : Quyền Dư Thiên
QUYỀN DƯ THIÊN (VỀ NGUYÊN TẮC)
Nguyên văn: 

Cận bất tất bỉ, viễn bất tất quai. Thử giai cổ nhân chi luận,
hậu học chi quy, xá thử cải tác, vị chi hoặc tri. Thi viết: “Mỹ
bất hữu sơ, tiên khắc hữu chung”.

Nghĩa:
Quân cờ gần nhau thì không nên đặc quá, xa nhau thì không
thể mỏng quá, những điều này là do các cao thủ chuyên nghiệp
từ nhiều đời tổng kết, người mới học nên triệt để tuân theo.
Ngoài ra còn có những thứ mới hơn thì cũng phải tìm hiểu để
biết. Kinh Thi viết rằng: “Không có giai đoạn học tập cơ bản
thì không bao giờ có khả năng thành tựu”.
Khi học dùng mưu kế binh pháp, cần phải xây dựng cả cái tâm,
cái hiểu trên nguyên tắc, đạo lý song song với việc áp dụng.
Như thế thì mưu kế mới ngấm được vào huyết mạch và dùng
được lâu dài. Cùng với học tập thì tìm tòi cái mới, ứng dụng
mới, góc nhìn mới.
Đệ Tứ Thiên : Hợp Chiến Thiên
HỢP CHIẾN THIÊN (VỀ SỰ PHÁT TRIỂN)

Nguyên văn:

Bác dịch chi đạo, quý hồ cẩn nghiêm. Tùy thủ nhi hạ giả, vô
mưu chi nhân dã. Bất tư nhi ứng giả, thủ bại chi đạo dã. Thi
vận: “Chúy chúy tiểu tâm, như lâm vu cốc”.

Nghĩa:

Cái đạo đánh cờ, quý nhất là sự nghi hoặc, cẩn thận và
nghiêm túc. Đánh cờ mà tuỳ tiện là kẻ vô mưu. Đánh mà không
nghĩ là con đường dẫn tới thất bại mà thôi. Kinh Thi viết rằng:
“Cẩn thận lo lắng như vào hang sâu”.

Ta đã từng nói về thái độ. Dù có ngàn vạn chiêu thức mà không


có thái độ đúng đắn suốt đời mình thì dễ đi vào ma đạo. Cẩn
thận, nghiêm túc thì dễ hiểu, song ở đây, chỉ bàn về chữ Hồ
(nghi ngờ). Hồ không phải là Nghi trong ngũ độc Tham - Sân -
Si - Mạn - Nghi.
Hồ ở đây là nghi ngờ để kiếm chứng, là không tin vào lý thuyết
ngay mà phải qua thực chiến mà giác ngộ về lý thuyết đó. Còn
Nghi trong ngũ độc là sự thiếu niềm tin vào chân lý.

Hải Thượng Lãn Ông có phép tăng tuổi thọ đúc kết là:

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

Thủ chân nghĩa là giữ vững niềm tin vào chân lý. Trong Kinh
Anguttara Nikaya (Tăng Chi Bộ), Đức Phật cũng nói đừng tin
vào một điều chỉ vì điều đó do bậc thánh nhân dạy, hay do thầy
ta dạy. Mà chỉ tin sau khi đã kiểm chứng, suy nghĩ, sử dụng,
đúc kết và giác ngộ điều đó.
Đệ Ngũ Thiên : Hư Thực Thiên
HƯ THỰC THIÊN (VỀ NỘI LỰC)

Nguyên văn:

Phu dịch kì, tự đa tắc thế phân, thế phân tắc nan cứu.
Truyện viết: “Kiến khả nhi tiến, tri nan nhi thối”.

Nghĩa:

Tự mình tạo ra nhiều đám quân thì thế phải bị phân chia, thế bị
phân chia thì khó mà cứu. Truyện viết rằng: “Thấy tiến được
thì tiến, thấy khó thì nên lui"
Đệ Lục Thiên : Tự Tri Thiên
TỰ TRI THIÊN (VỀ TẦM NHÌN)

Nguyên văn: 

Phu trí giả kiến vu vị manh, ngu giả ám vu thành sự. Lão Tử
viết: “Tự tri giả minh.”

Nghĩa:

Người biết thì tuy thấy mà vẫn còn phải suy xét kiểm chứng. Kẻ
ngu tuy mù lòa, chẳng thấy gì mà mồm nói hàm hồ. Lão Tử
nói: "Tự thấy thì sáng"

Thấy có cái thấy nhập thế gian, có cái thấy xuất thế gian. Trong
cái thấy nhập thế gian, ta cần hệ quy chiếu, cần góc cạnh của
người thấy, thế nên chưa đi đôi giày của người khác, chưa nhập
hồn vào xác người khác để nhìn qua đôi mắt của họ thì ta chưa
thể thấy như họ thấy. 
Vì thế, bậc trí giả tự nhiên sẽ không tranh biện trong cái thấy
nhập thế gian, bởi vì họ luôn nhìn bằng cái thấy xuất thế gian,
hòa trộn với lòng từ bi, tình thương yêu rồi để thấy cái thấy mù
lòa của kẻ mù mà giúp kẻ ấy. Ngược lại kẻ ngu, dù mù lòa
nhưng tự hào về sự mù lòa của mình, theo kiểu “thày bói xem
voi”.

Trong chúng ta có những người tập võ, tập khí công, thì đều
biết huyệt Đan điền là nơi ta tụ khí. Lại biết, khi tập luyện ta
phải tán khí ra cho Đan điền trống rỗng, vận hành đi qua kỳ
kinh bát mạch, được sự giúp đỡ của thầy, của bạn, của kỳ
duyên mà đả thông Nhâm Đốc nhị mạch, điều khí qua những
chỗ tắc nghẽn, rồi mới lại tụ khí Đan điền để dưỡng.

Chỉ khi ta biết tự làm trống rỗng mình thì mới có cơ hội tiếp
quản thêm được khí của trời đất, khi ta khai mở và kết nối, sự
sáng sẽ tự đến. Đó chính là khái niệm "Tự Tri" mà Lão Tử nói
tới, ta xoay vào trong nhiều hơn ta xoay ra ngoài, ta có mỏ
vàng ở trong để khai thác nhưng lại quỳ gối lê la khắp chốn ăn
xin. Đó chính là nghịch lý của thời mạt pháp vậy.
Đệ Thất Thiên : Thẩm Cục Thiên
THẨM CỤC THIÊN (VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HUỐNG)

Nguyên văn:

"Ngộ nhân giả đa phương, thành công giả nhất lộ nhi dĩ.
Năng thẩm cục giả đa thắng. Dịch viết: “Cùng tắc biến, biến
tắc thông, thông tắc sướng”.

Nghĩa:

"Người sai lầm vì lắm mối, kẻ thành công chỉ một đường. Kẻ
biết nhận định thế cuộc, thường hay thắng. Kinh Dịch nói
rằng: Cùng thì biến, biến thì thông, thông thì sướng".

Có nhiều người muốn khởi nghiệp. Nhìn thấy một cái này hay,
ngồi tính toán, tính toán mãi xong rồi nản. Lại nhìn thấy một
cái khác, ngồi tính toán tiếp rồi lại vì việc này việc kia mà
chẳng làm. Ta sẽ chẳng bao giờ đi được tới đích nếu không có
bước chân đầu tiên. 
Không có tính toán thì không được (như trong bài Nội công
Đắc toán thiên đã nói tới) nhưng tính toán nhiều quá vì sợ rủi
ro thì chẳng bao giờ làm được gì. Làm gì có công việc nào
không có rủi ro. Quan trọng là rủi ro đã có tính toán và rủi ro
đó có thể chấp nhận được mà thôi.

Lại nói, có người bước một bước chân vào khởi nghiệp. Được
ba bữa, lại có ý khác hay, lại bước một bước vào khởi nghiệp 2.
Để ý mà xem, trong cái đội quân khởi nghiệp, có những người
có tới năm bảy cái công ty khởi nghiệp liền mà chả có cái nào
ra tấm ra miếng. Thế là vì sao? Có thể là vì hứng, cũng có thể
là vì tham. 

Thẩm cục thiên nói: "Người sai lầm vì lắm mối". Vậy thì ngay
cả khi ta có nhiều thứ, ta phải biết chọn cái nào chính cái nào là
phụ để mà phân chia thời gian, năng lượng. Đây cũng là cái lý
của việc đứng tấn phải có chân trụ. Trụ mà không vững thì ko
thể đá cao, lại càng không thể đá quét. Trước khi học tới trình
độ khinh công không trụ, mới vào môn phái phải học đứng tấn,
phải học trụ và sau đó học tới đổi trụ linh hoạt rồi mới tới bước
không còn trụ nữa.

Vì khi ta tập trung năng lượng vào một thứ, ta sẽ thấy trên con
đường ta đi, nhiều khó khăn sẽ tới, và khi vượt qua được từng
khó khăn đó, thì mỗi lần là một lần hoan lạc. Hãy nhớ: Cùng
thì biến, biến thì thông, thông thì sướng.
Đệ Bát Thiên : Độ Tình Thiên
ĐỘ TÌNH THIÊN (VỀ ĐO LÒNG NGƯỜI)

Nguyên văn:

“Bất tranh nhi tự bảo giả đa thắng, vụ sát nhi bất cố giả đa
bại”

Nghĩa:
Kẻ tránh đối sát, cẩn thận phòng thủ, thì thắng nhiều. Kẻ hiếu
sát, chỉ giết ko cần biết hậu quả, thua là chính.
Dù to hay nhỏ, khi cái suy nghĩ tranh đấu ham giết chóc, ham
triệt hạ thì thường hậu quả thực khôn lường. Chính lúc hiếu sát
nhất là lúc sơ hở nhất. Trong các kỳ viện dạy cờ Vây ở nước
ngoài có một câu rất quan trọng mà trẻ con rất thuộc: “Tấn
công để xây dựng, không phải để giết”. Bởi vì quá trình công
vào điểm sơ hở của địch, mỗi một nước công sẽ khiến địch
phải dùng tới vài nước thủ. Trong khi địch tốn thời gian công
sức để phòng thủ chính là lúc ta có thời gian để đầu tư xây
dựng cái mới tốt đẹp hơn.
Đệ Cửu Thiên : Tà Chính Thiên
TÀ CHÍNH THIÊN (VỀ ĐẠO ĐỨC)

Chính hay tà?

Có người nói: Trong ván cờ toàn xảy ra mẹo mực lừa dối, biến
hóa bất nhất, phải chăng cờ Vây là tà đạo? Việc quân sự mưu
kế cũng nhiều, biến hóa cũng lắm nhưng quân sự vẫn không
phải việc xấu xa. Cờ Vây chỉ là một nghệ thuật có bản chất rất
gần với quân sự. Ưu điểm của cờ Vây có nhiều. Nhưng cách
chơi, cách thể hiện của mỗi người lại khác nhau, tùy theo phẩm
chất từng người.

Xem kẻ tầm thường kia, nhìn bàn cờ nghĩ thì ít mà khoa chân
múa tay thì nhiều, mồm nói thao thao. Người đắc đạo trái lại,
bình thản sâu xa, dựa vào hình cờ mà để tinh thần tự do phiêu
lãng nơi ván cờ. Thắng không tỏ vẻ vui sướng, thua không oán
hận cay cú. Biểu hiện như thế có phải tà đạo không?

Thực ra, luận về chính tà là điều khó vì chính hay tà là do tâm


sinh ra niệm. Chính tâm thì sinh chính niệm. Tà tâm thì sinh tà
niệm. Chính niệm thì sinh ra an vui. Tà niệm thì gây ra đau
khổ. Vốn ta không thể định nghĩa chính tà được bởi vì quy định
vào khái niệm, định nghĩa, xác định ranh giới thì lại thành sai. 

Một ví dụ. Có một người bỗng quyết định phố đông người, và
cứ 15 phút lại hét to lên: “Ta là Phật”. Ngày đầu tiên, người đi
đường đều cười nhạo là kẻ điên. Sau một tuần, những người
hàng ngày qua đó bắt đầu không còn cười nữa. Sau một tháng,
có một bà già xuất hiện và lạy. Sau ba tháng có tới 30 người
quây quanh để lạy. Mỗi lần anh hô: “Ta là Phật” những người
kia lại lạy và niệm “Mô Phật”. 

Thế mới biết, những điều số đông tin theo chưa chắc đã là
đúng.

Einstein nói: “Có ba thế lực chi phối thế giới: sự ngu dốt, lòng
tham và sự sợ hãi”. Hễ mà những quyết định của ta bị chi phối
bởi các thế lực này thì khả năng là kết quả sẽ không đem lại sự
an lạc. Thế nên, dù đi chậm, mà chính đạo thì dù có không
thành công cũng sẽ an vui.
Đệ Thập Thiên : Động Vi Thiên
ĐỘNG VI THIÊN (VỀ ĐƯỜNG LỐI)

Động vi thiên được dịch là Mưu lược tinh vi lắt léo như hang
động chằng chịt. Nội dung của Động vi thiên thì dài dòng. Chỉ
xin trích vài câu.

Tính toán kĩ lưỡng phải biết chiến lược vòng ngoài có thể ảnh
hưởng đến vòng trong hay không, muốn tính phía Tây phải tính
từ phía Đông. Đường lối mỏng yếu không tạo nổi thế phòng
thủ phải sớm tìm lối thoát, hoặc có thể tạo cơ hội giáp lá cà
50/50 cục bộ. 

Khi phải nhường đường cho đối phương thì phải nghĩ thật
thông suốt, khi đối phương chấp nhận nhường đường cho mình
thì không nên cậy thế mà làm căng quá. Chọn được nơi thích
hợp để xây dựng căn cứ rồi thì lại cần phải theo dõi từng bước
phát triển, nếu nơi đó không có trở ngại gì thì mới tiếp tục khai
thác tiếp.
Những điều này là kiến thức cơ bản mà lại ảo diệu của binh
gia. Người mưu lược không thể không biết. Kinh Dịch viết:
“Trong thiên hạ, nếu không phải là loại người có cái Thấy thì
không thể lĩnh ngộ được cái ảo diệu của đạo này?"

Luận giải như sau: Cái sự ảo diệu tới mức chằng chịt như hang
động của Mưu Lược lại đến từ sự đơn giản đến không ngờ của
cái Thấy. Giả như, cùng đi trong rừng rậm, ai cũng sợ đi qua
đầm lầy, bởi thụt xuống là chết, lò dò từng bước. 

Thế mà con lợn rừng nó lại chạy phăng phăng, bởi trước mắt
nó, con đường đi của đầm lầy lại rất sáng rõ, nó có thể thấy rõ
chỗ nào lầy và chỗ nào không. Bản năng của con lợn rừng là
một sự sáng mà chỉ nó có: một sự sáng tự nhiên.

Cái Thấy là một sự sáng từ bên trong, là "tự tri" chứ không
phải đến từ bên ngoài như học thuộc. Mọi kiến thức đều chỉ là
những mảnh, đoạn, mẩu, cục nguyên liệu. Nối ráp chúng với
nhau để trở thành một điều hữu ích cần sự sáng tự nhiên không
gò ép. 

Căn bản của hiện tượng càng đọc sách càng rối loạn chính là
vậy. Bởi vì đó chỉ là sự chất chứa hàng đống mảnh, đoạn, mẩu,
cục nguyên liệu mà để cả đống thì chỉ là rác rưởi, che lấp sự
sáng, càng học càng ngu. Nhưng chỉ cần có một tia sáng lóe lên
thì các mảnh mẩu đó tự lắp ghép lại một cách tự nhiên không
cần nhiều nỗ lực. Khi ấy, học một hiểu mười dùng trăm vạn.

Hãy là một con lợn rừng trong đầm lầy.


Đệ Thập Nhất Thiên : Danh Sổ Thiên
DANH SỔ THIÊN (VỀ KỸ THUẬT)

Nguyên văn:

Phu dịch kì giả, phàm hạ nhất tử, giai hữu định danh. Kì chi
hình thế, tử sanh, tồn vong, nhân danh nhi khả kiến. 

Hữu trùng, hữu oát, hữu xước, hữu ước, hữu phi, hữu quan,
hữu trát, hữu niêm, hữu đính, hữu tiêm, hữu thứ, hữu môn, hữu
đả, hữu đoạn, hữu hành, hữu nại, hữu lập, hữu điểm, hữu tụ,
hữu khiêu, hữu giáp, hữu tạt, hữu tị, hữu thứ, hữu lặc, hữu
phác, hữu chinh, hữu kiếp, hữu trì, hữu sát, hữu tùng, hữu bàn.
Vi kì chi danh, tam thập hữu nhị, vi kì chi nhân, ý tại khả chu. 

Lâm cục biến hóa, viễn cận tung hoành, ngô bất đắc nhi tri dã.
Dụng hạnh thủ thắng, nan đào thử danh. Truyện viết: “Tất dã,
chánh danh hồ kì !” 

Dịch: 

Danh sổ thiên là nói về danh từ khái niệm trong cờ.


Là người đánh cờ, đặt quân dứt khoát, nước đi nào cũng có tên
gọi. Dù là hình cờ, sống chết, tồn vong, từ tên nước đi mà biết.
Nào là: điểm trọng yếu, bẻ, vồ, kỳ cân, bay, quan tử, đâm, đè,
áp đỉnh, tiêm, gặm nông, đả nhập, gông, xiết, ép, trụ, điểm
mắt, đứng, cắt, khoét, phân tán, chạy, thử, phong tỏa, phác,
chinh quân, cướp, ghì, giết… Đòn trong cờ Vây, có cả thảy 32
tên gọi.

Người chơi cờ Vây, điều gì định làm, đều nghĩ thấu đáo. Vào
trận linh hoạt, ngang dọc xa gần, không được trơ trẽn đánh
bừa. Dựa vào may mắn để thắng, phàn nàn kêu ca, bỏ cuộc
giữa chừng đều là rác rưởi bỏ đi cả. Truyện viết: “Làm được
như thế, mới đúng là người đánh cờ vậy”.

Người biết được nhiều phương tiện, sử dụng được nhiều


phương tiện thì có nhiều cơ hội để làm việc lợi ích hơn kẻ
không có hoặc có ít phương tiện. Chỉ cần đừng bị dính mắc vào
phương tiện, đặt phương tiện đúng vị trí của nó, để sử dụng
mang lại hạnh phúc và giá trị cho đời. Thế thì ổn. Nếu bị dính
mắc, lại khổ hơn.

Còn đời này cũng có những kẻ, phương tiện chẳng có, cũng
chẳng làm gì bao giờ, dành thời gian và năng lượng chửi bới và
ghen tức với những người có phương tiện. Những kẻ ấy, còn
khổ hơn, lửa đốt trong ngoài. Cũng đáng thương vậy.

Thế nên, làm gì thì làm, miễn là bớt khổ, thêm vui thì làm. Còn
chuyện phương tiện, có ít có nhiều, cũng chẳng có sao. Bởi vì,
tinh túy nằm ở chỗ "dụng" chứ không phải nằm ở chỗ "có".
Đệ Thập Nhị Thiên : Phẩm Cách Thiên
Nguyên văn:

Phu vi kì chi phẩm hữu cửu. Nhất viết nhập thần, nhị viết
tọa chiếu, tam viết cụ thể, tứ viết thông u, ngũ viết dụng trí,
lục viết tiểu xảo, thất viết đấu lực, bát viết nhược ngu, cửu
viết thủ chuyết. Cửu phẩm chi ngoại bất khả thắng kế, vị
năng nhập cách, kim bất phục vân. Truyện viết: “Sanh nhi
tri chi giả, thượng dã; Học nhi tri chi giả, thứ dã; khốn nhi
học chi hựu kì thứ dã”. 

Nghĩa: 

Phàm luyện cờ Vây cần biết về chín phẩm cách. Thứ nhất là
tập trung. Thứ nhì là bình thản. Thứ ba là tỉ mỉ. Thứ tư là
thông suốt. Thứ năm là biết dùng trí. Thứ sáu là khéo léo. Thứ
bảy là dũng mãnh. Thứ tám là thanh tịnh. Thứ chín là khiêm
tốn. 

Ngoài chín phẩm cách này cờ Vây còn đem lại nhiều ưu điểm
nhỏ khác không bàn ở đây. Truyện viết rằng “Sinh ra mà đã
biết thì là bậc phi thường. Học mà biết là người bình thường.
Lâm vào thế khốn cùng rồi mới biết là là lũ tầm thường vậy". 

Luận giải:

Kỳ kinh Thập Tam Thiên là 13 thiên của Binh Pháp Tôn Tử


dùng trong cờ Vây. Dùng cờ Vây để luyện. Vậy luyện là luyện
cái gì? Chính là luyện Cửu Phẩm này vậy. Cờ Vây không phải
là trò chơi thuần túy. Thái độ với cờ Vây phải đúng đắn. Cờ
Vây là công cụ để cải biến tâm thức, rèn luyện phẩm cách, tiến
tới "tự sáng".

Sau mỗi ván cờ, thua hay thắng đều phải xem lại kĩ càng,
ngược xuôi nhiều lần. Tìm ra sai sót trong tâm thức dẫn tới thất
bại trên nước đi. Như thế, chính là dần dần mài giũa tâm thức
và phẩm chất. Ngày nào cũng tự chỉnh chính mình như thế thì
mỗi ngày đều là tiệm ngộ.

Chớ đợi đến khi thất bại thảm hại trong cuộc đời rồi, mới quay
đầu đi học và rèn luyện thì thật là lãng phí.
Đệ Thập Tam Thiên : Tạp Thuyết Thiên
TẠP THUYẾT THIÊN (BÀN THÊM)

Nguyên văn:

Thắng bất ngôn, bại bất ngữ, chấn liêm nhượng chi phong
giả, quân tử dã; Khởi phẫn nộ chi sắc giả, tiểu nhân dã.
Cao giả vô kháng, ti giả vô khiếp. Khí hòa nhi vận thư giả, hỉ
kì tương thắng dã. Tâm động nhi sắc biến giả, ưu kì tương
bại dã.

Nghĩa:
Thắng không ba hoa, bại cũng chả một lời, luôn khiêm tốn
nhường nhịn, ấy là đức của kẻ phong nhã, người quân tử vậy.
Cáu bẳn lên tới sắc mặt chính là loài tiểu nhân đó.
Gặp người thấp hơn không nạt, gặp người cao hơn không
khiếp. Khí sắc ôn hoà, lấy vui làm thắng. Nếu tâm động biến
sắc và lo lắng chính là đã bại.
Thiện Bại
Muốn có được công phu Thiện Bại trước tiên phải biết từ
bi với chính bản thân mình.
Kỳ Kinh Thập Tam Thiên viết: "Thiện bại giả bất loạn"
(Người biết cách bại thì không bao giờ loạn). Muốn có được
công phu Thiện Bại trước tiên phải biết từ bi với chính bản
thân mình. Khi thất bại, biết tìm ra lỗi, học bài học cần học, tha
thứ cho chính mình rồi tiếp tục dấn thân về phía trước không
nao núng.

You might also like