You are on page 1of 8

Huyền Quan chân giải_Chu Sùng Khuê.

taoteching chú

Tu hành hiểu rỏ huyền quan mới có thể tính là chân nhập


môn.

Gọi là quan bởi vì đó là một cửa ải phải qua, nhìn thẳng thì
giống như một vòng tròn sáng ngay trung tâm màn đêm tăm
tối, kì thực là nút thắt được tạo ra bởi thập thiện, nút thắt này
thắt nên bởi chữ vô nên gọi là "vô thằng". Nhìn xuyên qua nút
thắt này thì tiếp cận một màn tối đen hơn nữa, tới tận cùng
màn đen này sẽ chạm vào đáy của cái gọi là huyền trung
huyền. Chỉ có duy nhất một cửa ải này phải qua mà thôi. Cửa ải
này dù cho là Thái Thanh tái thế, Ngọc Thanh hóa thân thì cũng
phải đi từ từ mới qua được.

Có thành tựu hay không trong tu hành đều ở huyền quan


nhất khiếu, cái gọi là khiếu là quyết khiếu, khiếu môn, ý
là phương pháp không phải là huyệt trên cơ thể.

Huyệt là lỗ, cốc là hang, khiếu là chỗ hỏng của đặc kín, chỉ có
một khiếu duy nhất, không có khiếu nào khác nữa, nối hai
huyền là huyền và huyền trung huyền lại với nhau thành một
thể. Huyền thì chu vi và diện tích đều nhỏ hơn huyền trung
huyền, hay nói cách khác là pháp giới hẹp hơn, huyền và huyền
trung huyền nối với nhau qua cái chỗ hỏng duy nhất này, tức là
nối qua vô thằng của thập thiện, nên thực ra tuy hai huyền mà
một, một này là do hai huyền trộn lẫn vào nhau mà thôi. Ánh
sáng của vô thằng hiện ra, đạo sỹ thấy được, quan sát được, lo
gì không thâm nhập vào được huyền trung huyền. Nói là không
phải là huyệt đạo trên cơ thể nhưng không khai mở được đầy
đủ các huyệt đạo trên cơ thể thì đừng nói là xem thấy huyền
quan khiếu, ngay cả huyền cũng không có hội quan sát.

Một câu nói chân truyền, chân truyền ở điểm hóa. Cái gọi
là điểm hóa không phải là thầy mà ở trên thân thiện nam
tín nữ loạn điểm loạn mạt (xét sai sờ sai). Điểm hóa tức
là dụng một câu nói chỉ rỏ huyền quan một khiếu nhỏ:
dùng ý nhìn nhanh tự trụ ở hư vô tâm, vô sở trụ tâm. Tức
là kim cương tâm. Phật gia trì tâm này mà chứng đạo.
Huệ năng đạt tâm này mà xuất gia.

Thử tâm vô sở trụ,


Thử tâm vô sở hành.
Vô trụ vô hành xử,
Nhất lộ chúng diệu môn.

Tâm này không nơi trụ, tâm này không nơi hành, không
nơi trụ nơi hành. Là đường chúng diệu môn.

Gọi là điểm là nhất điểm linh quang, nhất điểm này biến hóa
thành rất nhiều, thành vạn hữu. Dầu cho thần thồng trăm mắt
ngàn tay, cũng trong một điểm linh đài hóa ra. Đã biết tới linh
đài nhưng vẫn chưa thể chứng được huyền quan khiếu. Phải tới
được tà nguyệt tam tinh thì mới chứng được huyền quan khiếu.
Do đâu các tổ sư biết ai đâu mở được huyền quan khiếu này
cũng bởi dụng thanh tĩnh ngọc thanh hư vô tự nhiên cảnh giới,
tiệm nhập chân đạo mà thấy tà nguyệt tam tinh này, huyền
quan khiếu này của các thần tiên tiền bối, so sánh với huyền
quan khiếu của mình mà biết tiếp theo phải làm gì. Tâm này
không trụ nhưng mà chấp, chấp cổ chi đạo, dĩ ngự kim chi hữu,
cái cổ ở đây là cái đã có từ xa xưa, từ trước khi thiên địa phân
chia, đó là đạo lý, không làm gì trái với đạo lý, thì đã hòa vào
đạo thể hư vô tự nhiên. Không chấp là không thể thành đạo,
chấp vào cái gì, chấp vào đạo lý, ôm giữ lấy đức độ. Đạo mất
rồi thì còn đức, đạo sinh nhất, ôm giữ nhất là ôm giữ đức.

Vì vậyTu chân biện rằng: “huyền quan giả, nãi tứ đại bất
trứ chi địa, phi hữu phi vô, phi sắc phi không, phi nội phi
ngoại” (huyền quan là không bám vào nơi tứ đại phi hữu
phi vô, phi sắc phi không, phi nội phi ngoại), đó cũng
không phải, kia cũng không phải, cái không cái có hiểu
hết rồi mới là đúng.
Điều quan trọng nhất là chạm tới đáy, bám riết rượt theo tới
đáy, còn chạm vào lá, bám vào lá, lá kia còn xanh tốt thì còn
thấy vui mắt, lá héo rồi thì làm buồn mắt. Vui buồn là do mới
chạm tới ngọn mà thôi, chưa chạm tới gốc, giáng mạt lưu bản,
bỏ ngọn giữ gốc, bỏ con giữ mẹ, là lý này. Cái gọi là phi hữu phi
vô, phi sắc phi không phi nội phi ngoại là cái mà các người gọi,
có phải là cái mà đạo gọi là hữu hay vô ? Có phải là cái mà tự
trong đáy lòng các người gọi là hữu hay vô ? Đâu mới là chân
hữu, đâu là tận cùng hữu ? Tự xét tự nghiệm vậy.

Huyền quan không chỉ là nhất quan (một cửa)

Người tu hành hai mắt một khi nhắm, trước mắt nhất
phiến hắc (một mảnh đen). Nhất phiến hắc đó tức là
huyền quan (huyền tức là hắc). nhất phiến hắc đó phật
gia gọi là vô minh. Là vạn chủng phàm tâm dệt thành vạn
trùng hắc mạc (màn đen vạn tầng), vạn trùng quan tạp
(vạn tầng quan ải). giữ mọi người chống cự nó ở bên
ngòai vương quốc tinh thần, một chút cũng không thấy
đến hiếm có không có trí ăn hết cái khổ trong đầu. vô
minh bổn lai thị khổ hải (vô minh vốn là khổ hải), thành
đạo hòan tại vô minh xử (thành đạo trở lại nơi vô minh).
Phá vô minh tức là khai huyền quan.

Đoạn này viết đã rất rõ, chỉ chú thêm phá vô minh. Nhất phiến
hắc thì toàn thể là nhất phiến hắc, chỉ cần có một điểm sáng thì
đã phá được vô minh. Điểm sáng này thường thấy nhất là một
điểm đỏ chu sa. Kế đến là một điểm xanh huệ hải, hay một
điểm màu tím. Lại có thể thấy một điểm màu đen bắc phương,
điểm đen kỳ lạ này tự thân người tu luyện sẽ thấy rất khác so
với nhất phiến hắc, đen thì đen, nhưng không lẫn với màu đen
của nhất phiến hắc. Lại có khi là một giọt chất màu đường thốt
nốt.
Huyền quan không chỉ là 1 quan, khai huyền quan nói
khó nhưng lại dễ. tức diệt một niệm trong đầu, đả khai
một tầng huyền quan, tức diệt hai niệm trong đầu thì
khai hai tầng huyền quan, niệm trong đầu đều hết.

Thực chất chỉ có một quan duy nhất, không có quan thứ hai.
Chỉ là do xem huyền quan và vô minh như là một khái niệm
nhưng có hai tên gọi khác nhau nên mới nói như vậy. Theo đạo
thì tạp niệm ngày càng giảm, thực tế không thể diệt niệm được,
diệt là tiêu cực, là đi trái với đạo, đạo là cứu, thường thiện cứu
nhân, cố vô khí nhân, thường thiện cứu vật cố vô khí vật, gọi là
diệt nhưng thực chất là độ, vì có diệt thì có độ, diệt và độ cùng
sinh, cùng hóa. Nói chính xác, là lắng niệm, niệm nơi tầng mặt
nổi trôi, dần dần được gạn đục khơi trong, lắng xuống tầng đáy,
dùng gàu múc tạp niệm này đổ đi. Cái gàu múc tạp niệm này
chính là cỗ máy cơ động của huyền hóa, gọi là huyền cơ. Ẩn áo
điều này nằm trong hai câu tam bôi thông đại đạo, nhất đấu
hợp tự nhiên và rơi vào tay phái Toàn Chân cùng những người
đã khai mở huyến quan khiếu.

trước mắt không còn nhất phiến hắc nữa mà là nhất


phiến quang minh (một mãng ánh sáng), những thâm
sâu trong vương quốc tinh thần thông suốt vô ngại.

Cụm từ nhất phiến quang minh này dùng thật sự chưa đủ bao
quát. Sau khi thấy được một điểm sáng có các màu như tôi nói
ở trên, thì khi đã thâm nhập sâu hơn, sẽ thấy một mảng ánh
sáng có hình dạng cố định, là trăng, là sao, là mặt trời, cái mà
chúng ta không gọi là trời, mà là trên trời, chính là trăng, là
sao, là mặt trời, tức là thái âm, thái dương, tinh tú, thấy được
tức là đã hấp thu được tinh, nhật, nguyệt qua "con mắt". Thực
tế thì không phải là mắt vì lúc đó sẽ thấy là thân ta đã biến
mất, hòa nhập vào nhất phiến hắc làm một, không phải ta
thấy, mà là nhất phiến hắc thấy, là huyền quan thấy. Vậy hoa
thì sao, trong quá trình tu luyện sẽ tự thấy đủ các loại kỳ hoa dị
thảo của thập châu tam đảo thị hiện. Không thấy hoa là không
đúng, vì hoa và rượu đào, quỳnh tương phải thấy trước khi thấy
trăng sao. Tinh tú là tinh tiên thiên, là tinh có trước khi chúng
ta sinh ra đã có từ bao đời nay. Tinh tiên thiên này hóa thành
tiên thiên khí quang, luyện tinh hóa khí ở tầng tối cao, là luyện
tiên thiên tinh tú hóa tiên thiên khí quang. Tiên thiên khí quang
là một vùng sáng luôn thay đổi đường viền khi nhật nhãn và
nguyệt nhãn giao nhau ngay trước sơn căn.

cảnh giới này có ngũ tầng (năm tầng). thứ nhất vô lượng
huyễn. vô lượng lúc vạn vật trong không trung sanh diệt
biến hóa hiện ở trước mặt. thứ hai vô lượng cảnh. Sinh
họat tự thân trong cảnh giới vạn loại kỳ diệu. thứ ba vô
lượng quang. Tâm quang biến khắp pháp giới. thứ tư, vô
lượng phúc. Phúc này đều là tịnh phúc không phải thế
gian hồng phúc. Thứ năm, vô lượng không. Thân tâm đều
không. Cuối cùng ta đắc phật tâm, chứng ở cứu cánh
(trọn vẹn và cùng cực). vô niệm là đạo, tức tâm là phật
chứng được như lai.

Đó là nói theo phật giáo, vượt qua sắc giới, vượt qua một điểm
sáng linh thiêng có màu sắc tới một tượng hình có màu mà như
không có màu, cái phật gia gọi là sắc tức thị không, không tức
thị sắc. Sẽ thấy song long tranh đuổi nhị châu, bàn cổ xoay hắc
bạch cầu, có màu mà như không có màu, kim thân lúc hiện lúc
mất. Vượt qua vô sắc giới, qua một ải nữa, sẽ tới tam thanh
cảnh, dần dần nhập vào đại la. Không nói tam thanh, đại la, ở
đây tôi nói tới xuất nhập u minh cảnh giới bắc cực, nhất phiến
quang khi đó trong vi trường của mắt sẽ toàn là một màu xanh
lè đáng sợ, đáng hãi hùng, khiến người ta cảm hoảng hốt. Đầu
lâu, xương trắng hãi hùng, sẽ thấy cổ đế bắc phương chân thì
đạp rùa, tay thì vịn rắn, thống lĩnh u minh. Đến nam phương sẽ
thấy không chỉ là một điểm đỏ chu sa nữa, không chỉ là một
đoạn thẳng đỏ màu máu nữa mà là cả không gian đỏ rực màu
lửa.

“lập định chung, nhi thủy hành” (dẹp yên hết mà cái ban
đầu khởi hành), không cần vọng tưởng một bước lên
mây, đầu tiên cần theo việc làm thường ngày, cần trong
công tác sinh họat, tôn sư, kính hiếu, khiêm nhường, hòa
bình, đòan kết, đồng sự. làm tốt các việc. Vu tử nói, chìm
đắm thấy qua cô nương học hiểu sanh tử hài tử, sau đó
người này không hàm dưỡng đạo đức, tòan thân mùi hỏa
dược mà tưởng chứng như lai. Tuyệt đối không thể.
Không nhanh không tỉnh thì ngày mới, mỗi ngày mới lại
ngày mới niệm trong đầu ngày ngày giảm, chân linh ngày
ngày tăng, đả khai khiếu trung khiếu sẽ kiến thiên trung
thiên.

Đoạn này nói sau khi liễu tận chơn tính thì lấy đức tiếp mệnh.
Nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên địa tiên.
Bất cảm, tức là không có bất kì cảm ứng nào, bất nhân, bất
nhân không phải là bất nghĩa mà là hữu trọng đức nên mới bất
nhân, thì sẽ chứng được tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai
giả,chính là cái gọi là thượng đức hữu vi mà vô vi, có trước
thiên địa, vì liền sau đạo là đức, không phải là thiên lẫn địa.
Đức tính cần nhất, trên hết là từ, là vạn vật chi mẫu, cha chung
bốn loại, là từ mẫu, là từ phụ. Đức tính này là đức tính cần nhất
để đắc chân đạo. Kiệm tức là ôm giữ tấm lòng kiệm ước, không
trộm cướp. Bởi thực ra thì, đã trộm quá nhiều trước khi liễu
tính, trộm máy âm dương, đoạt quyền tạo hóa, nếu không
trộm, không cướp thì sao thấy sao thấy được trăng sao giấu nơi
đáy lòng, tìm mãi mới thấy. Đến nỗi Trang tử nói một bầy trộm
cướp, đạo chích.

Huyền quan cũng gọi là huyền môn. Mỗi một tầng huyền
môn do hai cánh cửa hợp thành. Tóm lại huyền môn có
năm tầng. mỗi một tầng đều có hai cánh cửa: sắc dữ
không (sắc và không), tức dữ li (tới và đi), kí dữ vong
(nhớ và quên), sanh dữ diệt (sanh cùng diệt), hữu dữ vô
(có và không). Đầu tiên cần phá tầng huyền môn sắc dữ
không. “li chủng chủng biên, thị vi diệu đạo” (rời hết các
bên chính là diệu đạo). sắc cùng không là hai cánh cửa,
hai mặt đối lập. đầu tiên cần ly khai cánh cửa sắc lại ly
khai cánh cửa không. Triệt để ly khai rồi sắc và không hai
cửa hiểu cảm đến tức sắc thị không, tức không thị sắc,
sắc bất dị không, không bất dị sắc, không sắc bất nhị,
thấy suốc vô ngại, nhập chúng diệu môn, trước đạt diệu
âm. Đó là người tu hành tự có thể thấy đến quá trình sự
vật phát sanh, phát triển tiêu mất trong vô lượng thời
trong không trung. Chỉ lúc này mọi người như cùng thấy
khán nguyệt trung thủy, kính trung hoa (thấy trăng trong
nước, hoa trong kính), chỉ là nhìn không thể đạt đến lý
đó. Như nếu trùng phá tức cũng rời cái nhất huyền môn
đó, mọi người biết xuất hiện thai tức, nguyên thần như
chim sổ lồng, xuất nhập tự do, đi theo ý nguyện. như vậy
không dứt trùng phá tầng tầng huyền môn sẽ hiểu thẳng
đến vô thượng đạo cảnh.

Diệu âm vốn từ tám cái ống bể lò rèn sau khi trời đất phân
chia, hồ lô hóa hợp vào mà thành diệu âm. Tám ống bể đó lạ ở
chỗ phát ra tiếng vi vu suốt đêm ngày nhưng không phát thành
lời, ngôn ngữ, chú ấn nơi đó mà xuất. Đoạn này diễn theo ý
phật giáo, ngắn gọn chỉ là chương 2 đạo đức kinh với hàm ý
thông kim bác cổ, làm việc gì cũng phải tra xét cổ kim thật kỹ.
Phải thật hiểu ý tác giả, thực tế chỉ có một cửa thôi, chỉ làm
việc theo cơ chế một cửa, một cửa là huyền minh. Tức là huyền
và minh. Huyền là hư huyền, làm hư, làm hỏng màn đen nhất
phiến hắc, làm hỏng thì có nhiều kiểu, đục, khoan như đục
khoan hỗn độn, chặt, chém, xé rách màn đêm,...minh là tịnh
minh, ánh sáng thanh tịnh, vô đối, vô ngại, vô biên.

Huyền môn dịch tiến bất dịch thủ (huyền môn tiến dễ ma
khó giữ)

Cái lý của tôi giữ phá điểm huyền quan, chỉ là rất nhiều
người toàn là tham ngộ không thấu, là việc cổ kim có
nhiều phương tiện **ứng vận mà sinh, tôi sắp xếp “túy
phật xuất san”, “thiên phật hàng ma thủ”, “thái thượng
vô tâm thần chú”, “đốn ngộ pháp”, “di đà pháp”, “quan
tâm âm pháp”, “quan tự tại pháp”. (mời tham khảo bốn
quyển sách của tôi sọan) đều thuộc phương tiện **.**
không phải là giữ ýa là không phải người tu hành cần giữ
cửa quan. Mà là dẫn đạo mọi người theo đó nhập môn, đi
qua ngũ quan trảm lục tương. Phá ngũ quan tức là qua
sắc thụ tưởng hành thức ngũ quan. Trảm lục tương tức là
trảm nhãn nhĩ tị thiệt thân ý lục thức. lục thức là ác thần
ác tặc khôn cùng của nhân tâm, các bệnh của người đều
do lục tặc sanh. Trảm trừ lục tặc bách bệnh đều trừ. Trảm
trừ lục tặc lục căn phản nguyên, thành tựu 6000 công
đức, nhập vào tự tại siêu việt chi cảnh.

Nguyện người trong thiên hạ đều nhập huyền môn thành


kim cương chí chứng như lai tâm. Mọi người nếu tin cái
này hành như vầy thì thân tâm kiện khang, thiên hạ đều
văn minh.

Đó là phá theo nhà phật, phải biết là có ngắn thì có dài, đan
kinh nói theo phật thì phải hiểu theo tiên, mới gọi là sóng đôi,
mới gọi là đồng thanh tương ứng. Khi quốc gia hôn loạn thì hữu
trung thần, khi tất cả loạn động thì phải nhờ tới hữu, chớ khinh
khi hữu mà lầm. Nhờ hữu mà dẹp loạn, cái hữu này một chừng
mực gọi là lễ. Lễ này chính ở chỗ trang nghiêm, nghiêm túc,
thân khẩu ý phải nghiêm túc, y pháp hành thì khi sai loạn còn
có cái lễ này giữ lại cho. Nhưng trên hết là bão nhất, bão đức,
bão phác. Bão đức, bảo phác, chấp trì mộc mạc thì tư dục tự
nhiên bị trấn áp, thiên địa vạn hữu tự dưng hồi đầu thị ngạn.
Chỉ là phân biệt lục tặc cho người đời rõ, còn chính thể tự nọ bị
trấn áp, chân chính hiện tiền muôn phương, hà cớ gì phân biệt
khi đã dạo chơi nơi vô hà hữu. Người ta coi ác là chánh từ vô
thủy, từ cái gốc không rồi, nhận giặc làm cha từ vô thủy rồi,
nên người ta thấy ác niệm nhưng người ta cho là chánh niệm,
đến đỗi ăn sâu vào tâm thức, thì không gạt được nó ra, đến đời
nào mới phản bản hoàn nguyên.

taoteching, tận tiết thiên cơ, mong độc giả tiếp thu, rồi nhờ
phản biện lại mà dần nhập vào đạo thường thanh tĩnh.

You might also like