You are on page 1of 3

ÔN TẬP HÓA HỌC 10

I. Chương 1: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học


Câu 1. Cho các nguyên tố: N (Z=7); P (Z = 15); Na (Z=11); Cr (Z=24); Zn (Z=30).
(a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố trên.
(b) Xác định vị trí của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn. Giải thích?
Câu 2. Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của các nguyên tố X, Y dưới đây trong bảng
tuần hoàn:
(a) Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4
(b) Nguyên tử của nguyên tố Y có 7 electron ở các phân lớp s.
(c) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e là 60, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt
không mang điện.
(d) Cation X2+ có cấu hình electron 1s22s22p6.
(e) Tổng số hạt cơ bản của X3+ là 37, trong hạt nhân số hạt không mang điện hơn số hạt mang điện 1 hạt.
Câu 3. Tính số electron, viết cấu hình electron và xác đinh vị trí của A, B (Z A < ZB) trong bảng tuần hoàn
trong các trường hợp sau:
(a) Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn và thuộc cùng chu kì. Tổng số
proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 27.
(b) A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng
số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 24.
Câu 4. Cho các nguyên tố thuộc chu kì 2: F, O, N, Be, B, C, Li. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo
chiều
(a) giảm dần bán kính nguyên tử.
(b) tăng dần độ âm điện.
(c) tăng dần tính kim loại.
Câu 5. (C.07): Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19).
(a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn.
(b) Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần độ âm điện? giải thích?
Câu 6. Cho các nguyên tố Na (Z = 11), Mg (Z = 12), O (Z = 8), N (Z = 7), Li (Z = 3), Cl (Z = 17).
(a) Viết cấu hình electron của các ion Na+, Mg2+, O2-, N3-.
(b) Sắp xếp các ion trên theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử.
Câu 7. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố R và cho biết R là nguyên tố nào trong các trường hợp
sau:
(a) Nguyên tố R thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hợp chất khí với hiđro của
nguyên tố này chứa 17,64% hiđro về khối lượng.
(b) Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về khối lượng.
(c) Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH 3. Trong oxit mà R có hoá trị
cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng.
Câu 8. Nguyên tố X có hóa trị cao nhất với oxi gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Gọi A là công
thức hợp chất oxit cao nhất và B là hợp chất với hiđro của X. Tỉ khối hơi của A so với B là 2,353. Xác
định X, cho biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn?
Câu 9. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO 3. Nguyên tố Y tạo với
kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Tìm kim loại M.
Câu 10. Brom (Br) có hai đồng vị X1 và X2. Hạt nhân của brom có 35 proton. Đồng vị X 1 có 44
nơtron, đồng vị X2 nhiều hơn X1 2 nơtron. Hàm lượng nguyên tử của đồng vị X2 là 49,3 %.
(a) Tính nguyên tử khối trung bình của brom.
(b) Tính phần trăm khối lượng của X1 trong hợp chất MgBr2 (Mg = 24).
II. Chương 2: Liên kết hóa học
Câu 1. Biểu diễn sự hình thành liên kết ion trong các phân tử sau: KCl, MgCl2, Na2O, AlF3.
Câu 2. Tổng số hạt proton trong hai ion XA 32- và XA42- lần lượt là 40 và 48. Xác định các nguyên tố X, A
và các ion XA32- và XA42-.
Câu 3. Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng điện tích hạt nhân bằng 16, nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y
một electron. Tổng số electron trong ion (YX3)- là 32. Xác định số electron của X, Y, Z và cho biết X, Y,
Z là những nguyên tố nào?
Câu 4. Một hợp chất Y được tạo ra từ ion M2+ và X2-. Trong Y có tổng số hạt là 60, số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Số hạt mang điện trong ion X 2- ít hơn của ion M2+ là 4 hạt.
Tìm số hạt mang điện trong M2+ và trong X2-.
Câu 5. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: Cl (3,16); O (3,44); N (3,04); H (2,20); Na (0,93). Xác
định kiểu liên kết (liên kết ion? cộng hóa trị không cực? cộng hóa trị có cực?) trong các phân tử sau: HCl,
H2, NH3 Na2O, O2, NaCl.
Câu 6. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có
cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết nào?
Câu 7. Dự đoán kiểu liên kết hóa học trong các phân tử sau đây: Cl 2, NH3, KCl, O2, NaF, CaCl2, HCl,
CaS.
Câu 8. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau:
(a) Cl2, O2, N2. (b) HCl, H2S, NH3, CH4.
(c) O3, SO2, SO3, HNO3, H2SO4, H2CO3, H3PO4. (d) HClO, HClO2, HClO3, HClO4.
Câu 9. Xác định số oxi hóa của tất cả các nguyên tố trong các phương trình phản ứng sau:
(a) NH3 + Cl2 → N2 + HCl.
(b) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
(c) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
(d) Cu + H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + H2O
(e) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

III. Chương 3: Phản ứng hóa học


Câu 1. Xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử. Cân bằng các phương trình hóa
học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
(1) Cu + H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + H2O.
(2) Al + H2SO4 đặc Al2(SO4)3 + SO2 + H2O.
(3) Mg + H2SO4 đặc MgSO4 + S + H2O.
(4) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
(5) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O + H2O
(6) Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
(7) Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2 + H2O
(8) MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O.
(9) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
(10) K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O.
(11) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
(12) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Câu 2. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
(1) FeS2 + O2  Fe2O3 + SO2
(2) CuFeS2 + O2  CuO + Fe2O3 + SO2
(3) FeS2 + HNO3  Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
(4) FeS + HNO3  Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
(5) FeS + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
(6) Cu2S + FeS2 + HNO3 → CuSO4 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
Câu 3. Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
(1) Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O ( VNO : VN2O = 3 : 1)
(2) Al + HNO3  Al(NO3)3 + NO + N2 + H2O ( nNO : nN2 = 3 : 2)
(3) Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + NO + N2 + H2O ( nNO : nN2 = 2 : 3)
(4) Zn + HNO3  Zn(NO3)2 + NO + N2O + H2O ( nNO : nN2O = 1 : 3)

You might also like