You are on page 1of 4

Chương 3: Nền kinh tế Canada

Em chào thầy cô, chào các bạn. Tiếp nối phần trình bày của Dương, sau đây em xin
khái quát những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Canada.
Có thể thấy, Canada là quốc gia có nền kinh tế hỗn hợp phát triển cao. Năm 2020,
Canada là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 15
theo sức mua tương đương
Trên đây là biểu đồ GDP và tăng trưởng GDP của Canada từ 2015-2020 theo nguồn
data.worldbank. Theo biểu đồ, có thể thấy GDP của Canada khá lớn và tăng trưởng
đều. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid và các yếu tố khác song GDP vẫn ở
mức cao. Về mức tăng trưởng GDP theo các năm, mạnh nhất là năm 2017. Đến năm
2020 có sự sụt giảm, song nhìn chung vẫn được đánh giá là nền kinh tế phát triển cao.
Thứ 2, là các ngành kinh tế của Canada. Với ưu điểm là quốc gia có nền kinh tế hỗn
hợp, Canada mạnh ở nhiều ngành, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Về ngành nông nghiệp, Canada là một trong những nhà cung cấp nông sản lớn nhất
thế giới, trong đó nông sản tiêu biểu là lúa mì và các loại ngũ cốc khá.Canada là nước
xuất khẩu nông sản lớn sang Hoa Kỳ và châu Á. Giống như tất cả các quốc gia phát
triển khác, tỷ lệ dân số và GDP trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm đáng kể trong thế
kỷ 20. Ngành nông nghiệp và sản xuất nông sản thực phẩm đã đóng góp 49 tỷ USD
cho GDP của Canada vào năm 2015, chiếm 2,6% tổng GDP. Lĩnh vực này cũng chiếm
8,4% lượng phát thải khí Nhà kính của Canada.
Cũng như các quốc gia phát triển khác, ngành nông nghiệp Canada nhận được những
sự hỗ trợ đáng kể của chính phủ. Tuy nhiên, Canada đã ủng hộ mạnh mẽ việc giảm trợ
cấp ảnh hưởng đến thị trường thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới. Năm 2000,
Canada đã chi khoảng 4,6 tỷ đô Canada để hỗ trợ cho ngành này. Trong số này, 2,32 tỷ
USD được WTO chỉ định là hỗ trợ "hộp xanh", có nghĩa là các biện pháp hỗ trợ (được
coi là) không hoặc hầu như không gây bóp méo thương mại, chẳng hạn như tiền cho
nghiên cứu hoặc cứu trợ thiên tai. Tất cả trừ 848,2 triệu đô la là trợ cấp trị giá dưới 5%
giá trị của cây trồng mà họ được cung cấp.
Về công nghiệp, Canada phát triển ở 1 số ngành công nghiệp chính như sản xuất chế
tạo, sản xuất thép, khai khoáng, năng lượng, dầu khí…Canada là nước xuất khẩu thép
lớn thứ 19 thế giới trong năm 2018. Tính đến đầu năm 2019 (đến tháng 3) Canada đã
xuất khẩu 1,39 triệu tấn thép, giảm 22% so với 1,79 triệu tấn năm 2018. Xuất khẩu
của Canada chiếm khoảng 1,5% tổng lượng thép xuất khẩu trên toàn cầu trong năm
2017 dựa trên dữ liệu có sẵn. Tính theo khối lượng, xuất khẩu thép năm 2018 của
Canada chỉ chiếm hơn một phần mười khối lượng của quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế
giới là Trung Quốc. Về giá trị, thép chiếm 1,4% tổng lượng hàng hóa mà Canada xuất
khẩu trong năm 2018.
Canada sở hữu một nguồn tài nguyên dầu khí lớn tập trung chủ yếu ở Alberta và các
Lãnh thổ ở phía Bắc, ngoài ra còn có một lượng nhỏ ở các vùng lân cận British
Columbia và Saskatchewan. Theo USGS, Mỏ dầu Athabasca mang lại cho Canada
một trữ lượng dầu khí lớn thứ ba thế giới chỉ sau Ả Rập Xê-út và Venezuela.
Bên cạnh đó, Canada có khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng rẻ nhờ vào vị trí địa
lý. Điều này giúp đất nước phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng, chẳng hạn
như ngành công nghiệp sản xuất nhôm có quy mô lớn ở British Columbia và Quebec.
Ngoài ra Canada cũng là một trong những nước có lượng tiêu thụ năng lượng bình
quân đầu người cao nhất thế giới.
Về dịch vụ, Canada nổi bật ở lĩnh vực bán lẻ, kinh doanh, ngành công nghiệp chăm
sóc sức khỏe, điện ảnh và du lịch. Ngành dịch vụ ở Canada hoạt động trên quy mô lớn
và đa diện, ngành này tạo ra việc làm cho khoảng 3/4 lực lượng lao động ở Canada và
chiếm 70% GDP. Với gần 12% người Canada làm trong lĩnh vực bán lẻ, đây là ngành
tạo ra nhiều việc làm trong nước nhất. Ngành bán lẻ tập trung chủ yếu ở một số lượng
nhỏ các chuỗi cửa hàng được tập hợp lại với nhau trong các trung tâm mua sắm.
Lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ lớn thứ hai là kinh doanh khi ngành này chỉ ít hơn
ngành bán lẻ một chút về số lượng nhân công. Các dịch vụ kinh doanh chính bao gồm
dịch vụ tài chính, bất động sản và truyền thông đã phát triển một cách nhanh chóng
trong những năm gần đây. Các ngành này chủ yếu được tập trung tại các vùng đô thị
lớn và trọng yếu như Toronto, Montreal và Vancouver.
Giáo dục và y tế là hai lĩnh vực dịch vụ lớn nhất của Canada và cả hai đều nằm dưới
sự quản lý của chính phủ. Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đã nhanh chóng phát
triển để trở thành ngành lớn thứ ba ở Canada. Sự phát triển nhanh chóng của các
ngành này đã tạo ra một số vấn đề khi buộc chính phủ phải tìm kiếm nguồn tiền tài
trợ.
Canada có một ngành công nghiệp điện ảnh, truyền hình và giải trí đang phát triển tạo
ra các bộ phim và chương trình tivi cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Ngành du lịch ngày càng có tầm quan trọng và phần lớn du khách quốc tế là đến từ
Hoa Kỳ. Dịch vụ sòng bạn hiện là thành phần phát triển nhanh nhất trong ngành du
lịch khi đóng góp tới 5 tỷ đô la lợi nhuận cho chính phủ Canada và sử dụng số lượng
lao động vào khoảng 41.000 người tính đến năm 2001

Chương 4: Quan hệ hợp tác giữa Canada và Việt Nam


Sau khi tìm hiểu về nền kinh tế Canada, có thể thấy tiềm lực và nguồn lực của nước
bạn. Vậy, hiện tại nước ta đang làm gì để tận dụng cơ hội này như thế nào? Tiếp theo
đây tôi xin trình bày quan hệ hợp tác giữa Canada và Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nắm nhiều lợi thế về mặt địa lý như: nằm
gần nhiều trung tâm phát triển lớn, có đường bờ biển dài, có đặc điểm khí hậu nhiệt
đới gió mùa,..; do vậy, luôn là địa chỉ thu hút quan tâm hợp tác của nhiều quốc gia.
Canada là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới nằm ở châu Mỹ, cũng có
nhiều lợi thế về mặt địa lý như: được bao quanh bởi 3 đại dương, tài nguyên khoáng
sản phong phú, tiếp giáp Mỹ; tuy vậy lại gặp bất lợi về khí hậu lạnh giá khắc nghiệt,
phần lớn đất không thể sinh sống. Giữa Việt Nam và Canada có những khác biệt nhất
định về mặt địa lý, có những thế mạnh riêng để tạo ra cho hai nước những cơ hội hợp
tác giao thương, đầu tư phát triển kinh tế.
Việt nam là đối tác giao thương với Canada lớn nhất tại vùng ASEAN từ năm
2015. Cũng vậy, Canada là đối tác chính trong nhóm CPTPP của Việt Nam, bên cạnh
Mexico.
Đầu tiên là hợp tác thương mại. Việt Nam nhập khẩu khá nhiều hàng hóa của Canada,
trong đó có thể chia làm 4 nhóm mặt hàng chính: Nông sản, thủy hải sản, nguyên
nhiên liệu và máy móc, thiết bị, phụ tùng
Canada cũng là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam. Theo báo cáo
xuất nhập khẩu năm 2020, Canada là một trong bốn thị trường xuất khẩu có sự tăng
trưởng cao nhất của Việt Nam. Đối với mặt hàng nông sản, vượt qua được những hạn
chế về bảo quản thực phẩm và vận chuyển xa, Canada đang rất rộng mở cho ngành
hàng này vì hiện nay, dân số người Canada gốc Châu Á đang tăng nhanh và nhu cầu
về thực phẩm Châu Á cũng tăng rất nhanh. Đối với mặt hàng thuỷ sản, đây hiện đang
là ngành hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam sang thị trường Canada, với hai mặt
hàng truyền thống là tôm đông lạnh và cá basa. Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam sang Canada có thể kể đến là dệt may, đồ gỗ nội thất,
Thứ hai là về hợp tác đầu tư. Theo dõi trên biểu đồ của một số nước đầu tư vào Việt
Nam, theo lũy kế đến 31/12/2020, từ nguồn của Tổng cục thống kê, Canada có mức
đầu tư vào Việt Nam là 5050,9 Triệu USD. Tuy Việt Nam là đối tác thương mại lớn
nhất của Canada tại khu vực ASEAN song hợp tác đầu tư giữa hai nước còn chưa
tương xứng với thế mạnh của Canada và tiềm năng của Việt Nam. Canada hiện chỉ
đứng thứ 14/139 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam (lũy kế đến
20/3/2022) với hơn 234 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 4,8 tỷ USD, tập
trung chủ yếu vào lĩnh vực Hoạt động kinh doanh bất động sản (08 dự án, tổng vốn
đăng ký hơn 4,2 tỷ USD) chiếm 87,9% tổng vốn đầu tư của Canada vào Việt Nam.
Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có thể là cầu nối giữa Canada với khu vực
ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương. Canada cũng đang nhận thấy những cơ hội lớn
trong các lĩnh vực như chế biến thực phẩm, nông nghiệp, giáo dục, công nghệ thông
tin và truyền thông, cơ sở hạ tầng, công nghệ sạch,… tại thị trường Việt Nam. Trong
đó, Hoạt động kinh doanh bất động sản (08 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 4,2 tỷ USD)
chiếm 87,9% tổng vốn đầu tư của Canada vào Việt Nam.
Với môi trường kinh tế-chính trị ổn định, đội ngũ nhân lực được đào tạo bài
bản, có kỹ năng cao, chính sách thuế nhiều ưu đãi; Canada cũng có thể là điểm đến
của dòng đầu tư từ Việt Nam.
Như vậy, thương mại và đầu tư được xem là động lực quan trọng của quan hệ Việt
Nam-Canada. Nước ta đang tận dụng cơ hội, nỗ lực trong việc thúc đẩy quan hệ đối
tác toàn diện VIệt Nam-Canada bằng việc sớm khởi động lại các cơ chế đối thoại song
phương, tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội hợp tác kinh tế thông qua CPTPP, đề nghị
Canada tiếp tục hỗ trợ, mở cửa thị trường cho hàng hóa, nông sản Việt Nam, đặc biệt
là hoa quả mùa vụ và thủy hải sản, thúc đẩy hợp tác về biến đổi khí hậu, các cam kết
của Việt Nam tại Hội nghị COP26, chuyển đổi số, tài chính xanh, tăng trưởng xanh,
bền vững, đào tạo nguồn nhân lực và tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề khu
vực và quốc tế…
Hy vọng rằng trong tương lai, mối quan hệ giữa Việt Nam - Canada sẽ tiếp tục duy trì
ổn định và phát triển bền vững, toàn diện.
Phần trình bày của nhóm 2 xin hết. Vì thời gian và kiến thức có hạn nên khó tránh
khỏi có thể thiết sót, mong nhận được góp ý của thầy cô và cả lớp. Cảm ơn thầy cô và
các bạn đã lắng nghe.

You might also like