You are on page 1of 5

1. Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về võ sư Nguyễn Lộc?

+) Năm sinh: 1912 => Khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ.
+) Quê quán: Huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội).
+) Là người sáng lập môn phái Vovinam-Việt võ đạo (vào năm 1938) trên
cơ sở lấy võ và vật dân tộc làm nòng cốt, đồng thời nghiên cứu tinh hoa
các võ phái khác trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải.
+) Mùa thu 1939, ông đem lớp võ sinh đầu tiên công khai ra mắt dân
chúng tại Nhà Hát lớn Hà Nội.
+) Năm 1954, Ông cùng một số môn đệ tâm huyết di cư vào Nam và mở
trường dạy Vovinam tại đường Thủ Khoa Huân Sài Gòn và một số nơi
khác.
+) Năm 1960, ông mất tại Sài Gòn.
+) Đẳng cấp: Bạch đai Chưởng môn/Tổ sư

2. Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về võ sư Lê Sáng?


+) Năm sinh: 1920
+) Quê quán: Thanh Hóa.
+) Tham gia lớp võ Vovinam ở trường Sư phạm Hà Nội vào năm 1940.
+) Năm 1954, ông được Sáng tổ phân công dạy một số lớp Vovinam ở Sài
Gòn và tỉnh Gia Định.
+) Cuối tháng 4 năm 1960, trước lúc qua đời, Sáng tổ Nguyễn Lộc đã giao
nhiệm vụ lãnh đạo môn phái lại cho ông.
+) Ông mất năm 2010 tại TP Hồ Chí Minh.
+) Đẳng cấp: Bạch đai Chưởng môn (đời 2).

3. Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về võ sư Nguyễn Văn
Chiếu?
+) Năm sinh: 1949
+) Quê quán: Vĩnh Long.
+) Đẳng cấp: Bạch đai Chánh Chưởng Quản.
+) Ông đến với Vovinam từ năm 1965.
+) Sau hai năm, tức vào năm 1967, khi mới 23 tuổi, ông đã được phong
tam đẳng huyền đai và đi dạy võ ở trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong ở TP HCM).
+) Năm 1969, chàng võ sư trẻ Nguyễn Văn Chiếu đã ra thành phố Quy
Nhơn (Bình Định) để xây dựng phong trào Vovinam ngay trên “xứ võ”.
+) Năm 1975, ông trở lại Sài Gòn. Khi đó, phong trào Vovinam gần như
chìm xuống. Nhưng với niềm đam mê lớn với môn võ của dân tộc, ông
lại gầy dựng và làm sống dậy phong trào Vovinam.
+) Năm 1997, theo lời mời của các võ sinh tại Tây Ban Nha, ông bắt đầu
ra nước ngoài dạy Vovinam.
+) Ông mất năm 2020 tại TP Hồ Chí Minh.

4. Trình bày lịch sử môn phái Vovinam giai đoạn (1938 - 1960)?
+) Đây là giai đọan khởi nghiệp.
+) Khoảng mùa thu năm 1938, khi công trình nghiên cứu hoàn thành ông
đặt tên môn phái là Vovinam quốc tế hóa của cụm từ võ Việt Nam =>
Trong thời gian này, VVN lại được ông tiếp tục sửa chữa, bổ sung về lý
luận lẫn kỹ thuật.
+) Lớp võ công khai đầu tiên khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại
trường Sư phạm Hà Nội. Sau đó, nhiều lớp võ liên tục được mở ra ở
nhiều nơi. Trong khoảng gần 15 năm (1940 – 1954), VVN đã được quảng
bá rộng rải ở Hà Nội và lan dần sang các tỉnh Sơn Tây, Nam Định, Thanh
Hóa…
+) Năm 1954, ông Nguyễn Lộc và một số môn đệ vào Sài Gòn. Sau khi ổn
định nơi cư trú, ông liền sắp xếp kế hoạch phổ biến VVN. Đầu tiên, ông
tổ chức cuộc biểu diễn VVN đầu tiên tại rạp Norodomme rồi tiếp tục mở
một vài lớp võ.

5. Trình bày lịch sử môn phái Vovinam giai đoạn (1960 - 1963)?
+) Đây là giai đoạn tạm lắng.
+) Năm 1960, tổ sư Nguyễn Lộc qua đời, võ sư Lê Sáng lên làm Chưởng
Môn đời 2.
+) Ngày 11/11/1960, nhân võ sư Phạm Lợi (môn Judo) tham gia cuộc đảo
chính của nhóm Nguyễn Chánh Thi, chế độ Sài Gòn đã hạn chế các võ
phái hoạt động. Võ sư Lê Sáng phải tạm nghỉ dạy võ, lên Buôn Mê Thuộc
và Quảng Đức làm đồn điền.
+) Ba năm sau, ngày 01/11/1963, cuộc đảo chính do tướng Dương Văn
Minh cầm đầu đã hạ bệ Ngô Đình Diệm. Các võ phái ở Sài Gòn được
phép hoạt động trở lại.

6. Trình bày lịch sử môn phái Vovinam giai đoạn (1963 - 1975)?
+) Đây là giai đoạn khôi phục và phát triển.
+) Võ đường đầu tiên mở đầu thời kỳ khôi phục và phát triển đặt tại số
61 đường Vĩnh Viễn (Quận 10, Sài Gòn). Lúc đó, võ sư Chưởng môn Lê
Sáng, võ sư Trần Huy Phong (1938 – 1997), võ sư Nguyễn Văn Thư cùng
đội ngũ cốt cán đã họp để soạn thảo Quy lệ môn phái, vạch ra phương
hướng củng cố và phát triển môn phái.
+) Năm 1966, VVN được đưa vào trường học mà công đầu là của võ sư
Phùng Mạnh Chữ tự Mạnh Hoàng (1938 – 1967). Cũng từ năm này, danh
xưng Vovinam bổ sung thành Vovinam-Việt võ đạo.
+) Năm 1968, võ đường 61 Vĩnh Viễn dời đến số 31 Trần Hoàng Quân
(nay là 31 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TPHCM) và là trung tâm điều hành tất
cả hoạt động của môn phái.
+) Người có công dựng cột mốc đầu tiên để phát triển VVN-VVĐ ra quốc
tế (1973) là Giáo sư Tiến sĩ Phan Hoàng.

7. Trình bày lịch sử môn phái Vovinam giai đoạn (1975 - 1990)?
+) Đây là giai đoạn hàm dưỡng.
+) Khoảng gần một năm sau ngày thống nhất đất nước, võ sư Nguyễn
Văn Chiếu đã tập hợp một số võ sư, HLV về Quận 8, (TPHCM) ôn luyện.
+) Ngày 15/12/1978, được sự chấp thuận của Sở Thể dục Thể thao
(TDTT) TPHCM và Ủy ban nhân dân quận 8, lớp VVN-VVĐ chính thức khai
giảng tại tụ điểm hồ bơi Hòa Bình (đường Chánh Hưng – Quận 8) do võ
sư Nguyễn Văn Chiếu hướng dẫn, mở đầu quá trình khôi phục phong
trào trong thành phố.
+) Hội Việt võ đạo TPHCM được thành lập (1989) vì có ảnh hưởng đến
công tác chuyên môn, nhân sự lẫn sự quan tâm của các tỉnh, thành khác
đối với bộ môn.
+) Tháng 9/1990, 4 võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Anh Dũng, Lê
Thanh Liêm, Tô Mạnh Hòa đã cùng một số võ sư trong Liên đoàn Võ
thuật TPHCM đã sang biểu diễn tại Belarussia.

8. Trình bày lịch sử môn phái Vovinam giai đoạn (1990 – đến nay)?
+) Đây là giai đoạn vươn lên tầm cao mới.
+) Tổng cục TDTT đã cho VVN-VVĐ tổ chức giải vô địch toàn quốc (VĐTQ)
lần đầu tiên từ ngày 4 đến 6/12 /1992 tại TPHCM, quy tụ 178 võ sĩ của
nhiều tỉnh, thành, tranh tài 2 nội dung: hội thi kỹ thuật và đấu đối kháng.
+) VVN-VVĐ được Ủy ban TDTT đưa vào chương trình thi đấu chính thức
tại Đại hội TDTT toàn quốc năm 2002.
+) Sau một số năm thử nghiệm, giải vô địch thế giới được tổ chức vào
các năm 2003, 2005 và 2007. Riêng giải lần thứ 3 năm 2007 đã quy tụ
trên 200 quan chức và võ sĩ thuộc 21 quốc gia. Kết thúc giải, đại diện 21
đoàn đã phấn khởi tham dự Hội nghị trù bị thành lập Liên đoàn Vovinam
thế giới.
+) Năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã diễn ra
trong 2 ngày 19 và 20/10 tại TPHCM.
+) Năm 2011, Vovinam lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu
chính thức tại SEA Games 26.
+) Bonus: Ngày 2/7/2007 trường Đại học FPT chính thức đưa môn Võ
Vovinam vào chương trình giảng dạy chính khóa cho toàn bô sinh viên
khóa 1.

9. Em hãy trình bày điều tâm niệm số….?


+) Việt võ đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân
tộc và nhân loại.
+) Việt võ đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế
hệ thanh niên dấn thân hiến ích.
+) Việt võ đạo sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến
đồng đạo.
+) Việt võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.
+) Việt võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và
bênh vực lẽ phải.
+) Việt võ đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo
hạnh.
+) Việt võ đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
+) Việt võ đạo sinh kiện toàn một ý chí đanh thép, nỗ lực tự thân cầu
tiến.
+) Việt võ đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát
hành động.
+) Việt võ đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn tự
kiểm để tiến bộ.

10.Tác dụng của việc tập luyện TDTT thường xuyên đến cơ thể con người?
*Đối với hệ tim mạch:
+) Nhịp tim thấp hơn so với người ít tập luyện.
+) Huyết áp tối đa tang => Do độ bền thành mạch máu tang.
+) Hiệu suất bơm máu tăng.

*Đối với hệ hô hấp:


+) Tăng độ giãn nở lồng ngực.
+) Tăng dung tích phổi.
+) Hơi thở đều và sâu hơn.
+) Khả năng hấp thụ oxi hiệu quả hơn.

You might also like