You are on page 1of 2

I.

Tên gọi Vovinam

- Vovinam được ngôn ngữ hóa từ Võ Việt Nam nhằm để phân biệt các phái võ khác ở VN.
- Vovinam có 2 phần:
+ Việt Võ Thuật là gốc rễ - cội nguồn
+ Việt Võ Đạo là hoa trái của Việt Võ Thuật sau mấy chục năm phát triển.
II. 10 điều tâm niệm
1. Việt Võ Đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loạị
2. Việt Võ Đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt
Võ Đạọ
3. Việt Võ Đạo sinh đồng tâm nhất chí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạọ
4. Việt Võ Đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sĩ.
5. Việt Võ Đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dụng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phảị
6. Việt Võ Đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh.
7. Việt Võ Đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực, và cao thượng.
8. Việt Võ Đạo sinh kiện toàn ý chí đanh thép để thắng phục cường quyền và bạo lực.
9. Việt Võ Đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động.
10. Việt Võ Đạo sinh tự tin, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ.
III. Sơ lược về Sáng Tổ - Chưởng Môn
- Sáng tổ môn phái Vovinam Việt Võ Đạo: Võ sư Nguyễn Lộc (1912 – 1960), quê quán: tỉnh Sơn
Tây, nay là Hà Tây
- Chưởng môn phái Vovinam Việt Võ Đạo: Võ sư Lê Sáng (1920 – 2010), quê quán: Thanh Hóa,
sinh ra ở Hà Nội.
- Cột mốc phát triển
1. Sáng tổ Nguyễn Lộc sinh ngày 08 tháng 04 năm Nhâm Tý (24-5-1912) tại làng Hữu Bằng,
huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
2. Từ 1936 về trước: Sáng tổ NGUYỄN LỘC đã không ngừng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu từ môn
Võ và Vật cổ truyền Việt Nam đến việc phối hợp, thái dụng các tinh hoa võ thuật trên thế giới
để sáng tạo thành một môn phái riêng, đặt tên là VOVINAM.
3. Năm 1938: cuộc nghiên cứu hoàn tất. Sáng tổ đem VOVINAM ra huấn luyện cho một số thân
hữu.
4. Mùa thu 1939, công khai ra mắt dân chúng tại Nhà hát lớn Hà Nội.
5. Năm 1940: Lớp võ đầu tiên được khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại Trường Sư Phạm Hà
Nội.
6. Năm 1954: di cư vào Nam cùng một số môn đệ tâm huyết và mở trường dạy VOVINAM Sài
Gòn và một số nơi khác.
7. Sáng tổ mất ngày mùng 04 tháng 04 năm Canh Tý (29/04/1960) tại Sài Gòn, sau khi ủy thác
quyền lãnh đạo Môn phái cho người môn đệ tâm huyết là Võ sư Lê Sáng - Chưởng môn
VOVINAM. Hiện nay di cốt của Cố Võ Sư Sáng Tổ được bảo quản tại Tổ đường Môn phái số 31
đường Sư Vạn Hạnh, phường 3, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Chưởng Môn Lê Sáng: Nguyên quán ở tỉnh Thanh Hóa, võ sư Lê Sáng chào đời vào mùa thu
năm 1920 tại Hà Nội.
9. Đầu năm 1939, ông bị bệnh nên đôi chân đi đứng khó khăn.
10. Năm 1940: theo học võ với Sáng tổ tại Trường Sư Phạm Hà Nội.
11. Năm 1954: cùng Sáng tổ di cư vào Sài Gòn và phát triển khắp miền Nam. Là người tài hoa
"Song toàn văn võ", có công lớn hệ thống lại Kỹ thuật Võ thuật và Triết lí Võ đạo và phát triển
Vovinam ra nước ngoài.
12. Hiện nay di cốt của Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc và Chưởng Môn Lê Sáng được bảo quản
tại Tổ đường Môn phái số 31 đường Sư Vạn Hạnh, phường 3, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

IV. Ý nghĩa của nghiêm lễ


“Bàn tay thép đặt lên trái tim từ ái”
Khi nghiêm lễ đặt bàn tay phải lên trái tim có nghĩa bàn tay thép đặt lên trái tim từ ái
+đức dũng đi đôi với lòng nhân
+ Võ thuật gắn liền với võ đạo
+ Việt võ đạo sinh chỉ được dùng võ để rèn luyện sức khỏe, tự vệ, cảnh cáo và cảm hóa chứ
không dùng để trừng phạt và trả thù người.

You might also like