You are on page 1of 2

ĐỀ KIỂM TRA HẾT CHƯƠNG II – HÌNH HỌC 11 ĐỀ II

I) TRẮC NGHIỆM ( 5 ĐIỂM)

Câu 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M , N lần lượt là trung điểm AD và
BC .Giao tuyến của hai mặt phẳng ( SMN ) và ( SAC ) là:
A. SD . B. SO , O là tâm hình bình hành ABCD .
C. SG , G là trung điểm AB . D. SF , F là trung điểm CD .
Câu 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ABCD ( AD  BC ) . Gọi M là trung điểm CD . Giao

tuyến của hai mặt phẳng ( MSB ) và ( SAC ) là


A. SI , I là giao điểm AC và BM . B. SJ , J là giao điểm AM và BD .
C. SO , O là giao điểm AC và BD . D. SP , P là giao điểm AB và CD .
Câu 3: Cho ABCD là một tứ giác lồi. Hình nào sau đây không thể là thiết diện của hình chóp S.ABCD ?
A. Tam giác. B. Tứ giác. C. Ngũ giác. D. Lục giác.
Câu 4: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I là trung điểm SA . Thiết diện của
hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng ( IBC ) là:
A. Tam giác IBC. B. Hình thang IJCB ( J là trung điểm SD ).
C. Hình thang IGBC ( G là trung điểm SB ). D. Tứ giác IBCD .
Câu 5: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một hình bình hành tâm O . Gọi M , N , P là ba điểm trên
các cạnh AD, CD, SO . Thiết diện của hình chóp với mặt phẳng ( MNP ) là hình gì?
A. Ngũ giác B. Tứ giác C. Hình thang D. Hình bình hành
Câu 6 : Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
B. Hai đường thẳng phân biệt không có điểm chung thì chéo nhau.
C. Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.
D. Hai đường thẳng lần lượt nằm trên hai mặt phẳng phân biệt thì chéo nhau.
Câu 7: Cho tứ diện ABCD . I và J theo thứ tự là trung điểm của AD và AC , G là trọng tâm tam giác BCD .
Giao tuyến của hai mặt phẳng ( GIJ ) và ( BCD ) là đường thẳng :
A. qua I và song song với AB. B. qua
J và song song với BD.
C. qua G và song song với CD. D. qua
G và song song với BC.
Câu 8:Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang, AD//BC , AD = 2.BC , M là trung điểm SA
. Mặt phẳng ( MBC ) cắt hình chóp theo thiết diện là
A. tam giác. B. hình bình hành. C. hình thang vuông. D. hình chữ nhật.
Câu 9:Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Lấy điểm I trên đoạn SO sao cho
SI 2
= , BI cắt SD tại M và DI cắt SB tại N . MNBD là hình gì ?
SO 3
A.Hình thang. B.Hình bình hành. C.Hình chữ nhật. D.Tứ diện vì MN và BD chéo nhau.
Câu 10: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang, đáy lớn là AB. M là trung điểm CD. Mặt
phẳng ( ) qua M song song với BC và SA. ( ) cắt AB, SB lần lượt tại N và P. Nói gì về thiết diện của
mặt phẳng ( ) với khối chóp S.ABCD ?
A. Là một hình bình hành. B. Là một hình thang có đáy lớn là MN.
C.Là tam giác MNP. D.Là một hình thang có đáy lớn là NP.
II)TỰ LUẬN

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ( AD là đáy lớn) và AD=2BC. Gọi O
là giao điểm của AC và BD, G là trọng tâm tam giác SCD.
1. Chứng minh: AD song song với (SCB)
2. Chứng minh: OG song song với (SBC).
3. Gọi M là trung điểm SD. Chứng minh CM song song (SAB). Từ đó chứng
minh CMN song song với (SAB).
4. Giả sử I thuộc S sao cho SC:SI=3:2. Chứng minh SA song song với (BID).

You might also like