You are on page 1of 4

II.

TỰ LUẬN
Câu 1. Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số
vẫn tiếp tục tăng vì:
Trả lời:
Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dâ số vẫn tiếp tục tăng bởi vì:

- Nước ta có quy mô dân số lớn lại dân số trẻ chiếm tỉ trọng cao. Chính vì vậy, số người trong
độ tuổi sinh đẻ cao. Do đó, dù tỉ lệ gia tăng dân số trong những năm qua có giảm nhưng quy
mô dân số vẫn tiếp tục tăng.
Câu 2: Tại sao nói việc đảm bảo an loàn lương thực là cơ sở để đa dạng hoá nông
nghiệp? Dựa vào kiến thức đã học, hãy kể tên một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi,
trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên?
Trả lời:
-Việc đảm bảo an loàn lương thực là cơ sở để đa dạng hoá nông nghiệp vì: Đa dạng
hóa nông nghiệp ở nước ta đồng nghĩa với việc phát triển chăn nuôi, cây công nghiệp
dài ngày, cây ăn quả. Trong đó, do có hiệu quả kinh tế cao, nên cây công nghiệp, đặc
biệt là các cây công nghiệp dài ngày được phát triển trên quy mô lớn. Đây là cây cho
thu hoạch sản phẩm sau một thời gian dài, người sản xuất cần được đảm bảo lương
thực.

-Một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên:

+ Một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi, trung du Bắc Bộ: Than Uyên, Nghĩa Lộ,
Điện Biên, Trùng Khánh,...

+ Một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở Tây Nguyên: An Khê, Krông Pach,...

Câu 3: Phân tích những thuận lợi về tự nhiên trong phát triển ngành thủy sản nước ta?
Trả lời:
* Thuận lợi:
-Bờ biển dài(3260km), vùng đặc quyền kinh tế rộng
- Có nhiều ngư trường lớn, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng-Quảng Ninh,
quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên
Giang.
- Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho
phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn.
-Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng
hải sản.
- Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch... có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
* Khó khăn:
- Thiên tai, bão, gió mùa đông bắc
Câu 4: Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?
Trả lời:Nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành vì:
- Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực, nhằm thích nghi và hội nhập với thị
trường khu vực và thế giới.
- Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.
- Chịu sự tác động của thị trường – nhân tố điều tiết sản xuất, những thay đổi
của nhu cầu thị trường ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó làm thay đổi cơ cấu
ngành và sản phẩm.
- Chịu tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và kinh tế -
xã hội: nhằm phát huy thế mạnh về nguồn nguyên liệu cũng như lao động ở
những khu vực kém phát triển, tăng thu nhập cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội
ở các vùng này.

Câu 5: Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp
điện lực của nước ta?
Trả lời:
- Than: than antraxit, tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt
lượng 7.000 - 8.000calo/kg. Ngoài ra có than bùn, than nâu.
- Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn
dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng
khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Nguồn thuỷ năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kw
với sản lượng 260 - 270 tỉ kw. Tiềm năng này tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%)
và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nguồn năng lượng khác (sức gió, sức nước, năng lượng Mặt Trời,....) ở nước ta rất dồi
dào, cho phép đa dạng hoá ngành điện lực.
Câu 6: Hãy nêu vai trò của giao thông vặn tải trong sự phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời:
Vai trò của giao thông vận tải
- Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế (vận chuyển nguyên, nhiên liệu,
vật tư kĩ thuật, sản phẩm,...).
- Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân
- Có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường.
- Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
- Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội phát triển,
- Giúp tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng đất nước.
Câu 7: Tại sao ĐBSH là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước?
Trả lời:
ĐBSH là nơi tập trung dân cư đông nhất cả nước vì :
+Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ và có hệ thống sông Hồng
bồi đắp phù sa, nguồn nước phong phú là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp & cư
trú. .
+Lịch sử khai phá lâu đời, Hà Nội và Hải Phòng là hai trong những trung tâm kinh tế – xã
hội lớn nhất cả nước.
+Vị trí địa lí thuận lợi, có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh quốc phòng.
+Nghề trồng lúa nước với trình độ thâm canh cao đòi hỏi nhiều lao động
Câu 8: Tại sao có thể nói sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của vùng góp
phần
Trả lời:
Sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của vùng góp phần tạo thế liên hoàn trong
phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian theo chiều Đông –Tây:
- Vùng đồi núi phía Tây có thể phát triển lâm nghiệp với nhiều loại gỗ quý, lâm sản, động vật
quý hiếm. Các cơ sở chế biến lâm sản tập trung chủ yếu ở Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
- Vùng trung du – miền núi và đồng bằng ven biển:
+ Phát triển mô hình nông – lâm kết hợp, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp,
cây ăn quả: cà phê, cao su, hồ tiêu, keo…
+ Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò
cả nước).
+ Vùng đồng bằng ven biển có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày:
lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…
- Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các
vũng vịnh, đầm phá có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá).
Câu 9: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vùng biển nước ta bao gồm những bộ
phận nào? Tại sao kinh tế biển có vai trò ngày càng quan cao trong nền kinh tế của
nước ta?
Trả lời:
- Vùng biển nước ta bao gồm các bộ phận sau : nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyên kinh tế, thềm lục địa.
- Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta vì :
+ Trong điều kiện hiện nay khi mà tài nguyên thiên nhiên trong đất liền ngày càng cạn kiệt
thì tiến ra biển, khai thác có hiệu quả tài nguyên biển là điều cần thiết.
+ Phát triển kinh tế biển, đặc biệt các ngành hàng hải, du lịch biển…là một trong những con
đường nhanh nhất để nước ta giao lưu với các quốc gia trong khu vực, trên thế giới, là bàn
đạp để nước ta tiến ra đại dương.
+ Phát triển kinh tế biển cùng là cách khẳng định chủ quyền, bảo vệ an ninh biên giới vùng
biển nước ta.
+ Vùng biển nước ta chung với vùng biển của 9 quốc gia, biển Đông còn là vùng có nền
chính trị nhạy cảm. Vì thế nước ta cần đầu tư hơn nữa tới việc phát triển kinh tế biển, quan
tâm đời sống người dân vùng biển.
Câu 10. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 – 2014
(Đơn vị: %)
Ngành 1995 2000 2005 2014
Trồng trọt 78,1 78,2 76,7 73,2
Chăn nuôi 18,9 19,3 21,1 25,1
Dịch vụ nông nghiệp 3,0 2,5 2,2 1,7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nxb Thống kê 2016)
Dựa vào bảng số liệu, em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản
xuất nông nghiệp nước ta giai đoạn 1995-2014?

You might also like