You are on page 1of 16

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2022 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH


BIÊN SOẠN: THẦY ĐẶNG NGỌC KHƯƠNG
TÀI LIỆU: ĐỀ THI THỬ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 5:
“Tuy nhiên, ý nghĩ dai dẳng cho rằng trái đất là nơi độc nhất có phép màu của sự sống
trong hệ mặt trời, ý nghĩ đó đã đẩy chúng ta tới kết luận này, không thể khác được: Chạy đua
vũ trang là đi ngược lại lý trí.
Không những đi ngược lại lý trí con người mà còn đi ngược lại cả lý trí tự nhiên nữa... Từ
khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay
được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. Cũng đã phải trải
qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Trong thời
đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra
một biện pháp, chỉ cần bấm một cái nút là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng
bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó.”
(G.G. Mác-két, Đấu tranh cho một thế giới hoà bình)
Câu 1: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
trên là gì?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Tự sự

Câu 2: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lý trí con người và tự nhiên.
B. Chạy đua vũ trang chia rẽ, tạo ra xung đột trên thế giới.
C. Chạy đua vũ trang mất thời gian và tốn kém.
D. Chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải tạo đời sống của con người.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Câu 3: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Tác giả viết “chỉ cần bấm một cái nút là đưa cả quá trình
vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó” có ý nghĩa
gì?
A. Ca ngợi trí tuệ của con người.
B. Ca ngợi sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.
C. Tố cáo những thế lực hiếu chiến.
D. Thể hiện sự nguy hiểm của việc chạy đua vũ trang.

Câu 4: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích là gì?
A. Chúng ta cần chung tay chống lại sự phá hủy môi trường.
B. Mong muốn thế giới không có chạy đua vũ trang và một cuộc sống hòa bình.
C. Thể hiện niềm tự hào về sự phát triển khoa học - kỹ thuật.
D. Sự cảm nhận về thiên nhiên kỳ diệu.

Câu 5: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích
là gì?
A. Điệp ngữ.
B. Ẩn dụ.
C. Phóng đại.
D. Đối lập.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 6 đến 10:
“Pháp luật là cái để ngăn cấm việc riêng tư sai lầm vượt ra ngoài phát luật. Hình phạt
nghiêm là để cho lệnh được thi hành và trừng trị cấp dưới. Cái uy không thể cho mượn. Cái
quyền không thể dùng chung với người khác. Nếu uy quyền chung với người khác thì bọn
gian tà nhan nhản. Pháp luật không chắc chắn thì nhà vua bị nguy, hình phạt không quyết
đoán thì không thắng được kẻ gian.
Cho nên có câu: “Người thợ khéo tuy dùng ý và mắt cũng đúng dây mực, nhưng trước đó
phải lấy cái quy cái củ để đo [...]”. Nhờ dây dọi thẳng mà cây cong bị đẽo. Nhờ cái mực nước
bằng mà chỗ cao, chỗ nghiêng bị gọt. Nhờ treo cái cân lên mà bớt được cái nặng, thêm được
vào cái nhẹ. Nhờ xác lập cái đấu, cái thạch mà bớt được cái nhiều, thêm được cái ít. Cho
nên lấy pháp luật trị nước chỉ cốt theo pháp luật mà làm hay ngăn cấm mà thôi.
Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi
đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng
trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên điều
sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa
được điều sai, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật.”
(Hàn Phi Tử, tập I, bản dịch của Phan Ngọc, NXB Văn học, Hà Nội, 1990)

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Câu 6: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Cụm “cái đấu, cái thạch” được tác giả sử dụng dùng để đo
cái gì?
A. Số lượng.
B. Chất lượng.
C. Trọng lượng.
D. Độ cao.

Câu 7: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Lệnh được thi hành nếu có yếu tố nào sau đây?
A. Phạt của người ra lệnh.
B. Phạt do pháp luật đề ra.
C. Uy của người ra lệnh.
D. Uy của pháp luật.

Câu 8: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo đoạn văn, cái gì được nhắc đến là không thể dùng
chung?
A. Hiến pháp.
B. Uy nghiêm.
C. Pháp luật.
D. Hình phạt.
Câu 9: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo cách lý giải của tác giả trong đoạn văn, từ “quy củ”
thuộc loại từ nào?
A. Từ ghép chính phụ.
B. Từ ghép đẳng lập.
C. Từ láy.
D. Từ thuần Việt.

Câu 10: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Từ “nhan nhản” trái nghĩa với từ nào sau đây?
A. Hiếm có.
B. Lưa thưa.
C. Thưa thớt.
D. Ít có.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 15:
“Làm người có dại mới nên khôn,
Chớ dại ngây si, chớ quá khôn.
Khôn được ích mình, đừng rẽ dại,
Dại thì giữ phận chớ tranh khôn.
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại,
Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Dại khôn)

Câu 11: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
“Làm người có dại mới nên khôn,
Chớ dại ngây si, chớ quá khôn.”
A. Đối lập.
B. Liệt kê.
C. Chơi chữ.
D. So sánh.

Câu 12: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Trong các câu thơ nào sau đây, tác giả đã thể hiện rõ nhất
quan niệm về sự trưởng thành của con người trong câu:
A. “Dại thì giữ phận chớ tranh khôn”.
B. “Chớ dại ngây si, chớ quá khôn”.
C. “Khôn được ích mình, đừng rẽ dại”.
D. “Làm người có dại mới nên khôn”.

Câu 13: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Từ “khôn dại” (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích dùng
để chỉ những đối tượng:
A. Những con người độc ác, luôn tranh phần hơn về cho bản thân mình.
B. Những người thông minh nhưng lại có nhiều hành động dại dột ở đời.
C. Những kẻ lúc nào cũng chỉ mong muốn có cuộc sống sung sướng hơn người.
D. Những người có nhiều tính toán trong cuộc sống quá mức cần thiết.
Câu 14: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Thông qua đoạn thơ trên, tác gỉ đã thể hiện tâm trạng gì?
A. Châm biếm một cách nhẹ nhàng.
B. Vui vẻ vì phát hiện ra điều đặc biệt.
C. Khinh thường những kẻ dại, khôn.
D. Lo lắng trước sự thay đổi của con người.

Câu 15: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định thể loại của đoạn trích trên?
A. Thơ thất ngôn trường thiên.
B. Thơ lục bát biến thể.
C. Thơ thất ngôn bát cú.
D. Thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
(1) “Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của
mình, để các em nhỏ sẽ không còn “khát” sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của những
người tham gia chương trình: “Sách hóa nông thôn Việt Nam”, đang chung tay đeo đuổi mục
tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá
trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày
mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân
tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ
chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng
chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách
được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách
đọc. (...)
(3) Chương trình: “Sách hóa nông thôn Việt Nam” ra đời theo mong muốn của anh là
nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng
tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ
thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức.
Chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ
sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc
biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”
(trích Đưa sách về làng, Báo Nhân dân cuối tuần, số ra tháng 4 năm 2015)

Câu 16: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Nội dung nào sau đây KHÔNG xuất hiện trong đoạn trích?
A. Ở Việt Nam, trẻ em ở thành phố có nhiều cơ hội đọc sách hơn trẻ em nông thôn.
B. Người khởi xướng của chương trình “Sách hóa nông thôn” đã công tác tại nhiều vị trí
khác nhau.
C. Đọc sách mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của xã hội nói chung và các cá nhân nói
riêng.
D. Trung bình, mỗi trẻ em Việt Nam đọc khoảng 40 đầu sách/năm nhưng không đa dạng về
thể loại.

Câu 17: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Nội dung đoạn (2) KHÔNG cung cấp thông tin nào về
chuyến “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang Thạch?
A. Thông tin về hành trình.
B. Thông tin về thời gian.
C. Thông tin về mục đích.
D. Thông tin về những người tham gia.

Câu 18: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo đoạn trích, mục tiêu của chương trình: “Sách hóa
nông thôn Việt Nam” là gì?
A. Mười triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
B. Thực hiện thành công năm loại tủ sách trên nhiều địa phương.
C. Giúp 200 nghìn người dân nông thôn được tiếp cận với sách.
D. Phân bổ sách về tất cả các khu vực vùng sâu, vùng xa.
Câu 19: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” KHÔNG
đạt được kết quả nào sau đây?
A. Thực hiện thành công năm loại tủ sách.
B. Xây dựng thành công tổng cộng hơn 3.800 tủ sách.
C. Giúp 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.
D. Cập nhật sách mới cho toàn bộ trẻ em nông thôn Việt Nam.

Câu 20: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Ý nghĩa của chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”
là gì?
A. “Sách hóa nông thôn Việt Nam” là sự kiện buộc giới chính trị phải có trách nhiệm đối với
việc nâng cao chất lượng và số lượng sách cho trẻ em vùng sâu vùng xa.
B. “Sách hóa nông thôn Việt Nam” giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn, nâng cao dân
trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng.
C. “Sách hóa nông thôn Việt Nam” là một sự kiện giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về hoàn cảnh
“khát” sách của các học sinh nghèo Việt Nam.
D. “Sách hóa nông thôn Việt Nam” là một chương trình giúp cho mỗi người có nhận thức
đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.

Câu 21: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách:
“Hà Nội có nhiều chợ hoa, song nổi tiếng nhất có lẽ là chợ hoa nằm trên phố Hàng Lược,
một con phố không dài, chỉ 260m nối từ phố Hàng Cót đến Chả Cá, nhưng lại có một mối
lương duyên sâu đậm trong lòng người Hà Nội..”
A. song
B. có lẽ
C. mối lương duyên
D. sâu đậm

Câu 22: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách:
“Phác đồ thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer mang tên Paxlovid được dùng tại nhà dành
cho các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nhẹ đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng vào
tháng 12/2021 đối với người bệnh từ 12 tuổi trở lên.”
A. Phác đồ
B. triệu chứng
C. cho phép

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
D. người bệnh

Câu 23: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách:
“Tô Hoài cùng những “đứa con tinh thần” của ông sẽ luôn là người bạn đồng hành với tuổi
thơ trên quá trình trưởng thành và là những hồi kí tươi đẹp của người lớn khi nghĩ về thuở
nhỏ.”
A. đứa con tinh thần
B. đồng hành
C. trưởng thành
D. hồi kí

Câu 24: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách:
“Bột ngọt cung cấp các axitamin tối cần thiết cho sự tổng hợp protein, nhưng không thể dùng
nó cho cá, thịt được.”
A. tối cần thiết
B. nhưng
C. không thể
D. cho

Câu 25: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách:
“Lễ hội ánh sáng được cử hành ngày 13 tháng 12. Ngày này, người dân Thụy Điển thắp nến
để cầu mong muốn xua tan đi mùa đông lạnh lẽo và âm u kéo dài”
A. được cử hành
B. cầu mong muốn
C. thắp nến
D. âm u

Câu 26: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với
các từ còn lại.
A. Dè sẻn
B. Căn cơ
C. Dành dụm
D. Tiết kiệm

Câu 27: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với
các từ còn lại.
A. Cùng quẫn

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
B. Quẫn bách
C. Khốn khổ
D. Nguy khốn

Câu 28: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với
các từ còn lại.
A. Lay động
B. Dao động
C. Xao động
D. Cơ động

Câu 29: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với
các từ còn lại.
A. Hòa hảo
B. Hòa đồng
C. Hòa thuận
D. Hòa hiếu

Câu 30: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với
các từ còn lại.
A. Hơn thế
B. Vả lại
C. Vả chăng
D. Hơn nữa

Câu 31: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây:
“Hình thức ______ trải nghiệm đang là xu hướng mới trong 05 năm trở lại đây. Khi tới một
vùng đất mới, con người có nhu cầu ______ văn hóa, lối sống hay đơn giản là được sống
như người bản địa..”
A. du lịch/ khám phá
B. học tập/ khai phá
C. việc làm/ tàn phá
D. sống/ khám phá

Câu 32: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây:
“Các nhà nghiên cứu cho rằng phần lớn người Hoa đã Việt hóa, cũng giống như người Hoa
______ ở các nước khác trong vùng, họ đã ______ để thích nghi với hoàn cảnh.”

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
A. chuyển cư/ đồng hóa
B. nhập tịch/ bản địa hóa
C. nhập cư/ địa phương hóa
D. tiễn cư/ địa phương hóa

Câu 33: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây:
“______ biến thể Omicron xuất hiện khiến cho số ca nhiễm Covid-19 có chiều hướng tăng
______ một một số quốc gia châu Âu quyết định siết chặt các biện pháp hạn chế lây nhiễm.”
A. Nếu/ thì
B. Vì/ nên
C. Tuy/ nhưng
D. Không những/ mà còn

Câu 34: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây:
“Bây giờ với sự ra đời của Internet, chúng ta có thể tải nhạc ______ nhiều ứng dụng và nhiều
cách khác nhau.”
A. bằng
B. bởi
C. ở
D. trên

Câu 35: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây:
“Tại Station 2, bạn sẽ được trải nghiệm bay ______ quỹ đạo ______ gần 6 phút không trọng
lượng.”
A. tại/ cùng
B. trong/ với
C. trên/ và
D. ở/ bằng

Câu 36: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1) “Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
(2) Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
(3) Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
(4) Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?”
(Xuân Diệu, Vội vàng, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Từ “rớm” trong câu (1) thể hiện cảm xúc nào sau đây?

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
A. Sự vui mừng.
B. Sự hạnh phúc.
C. Sự đau đớn.
D. Sự thê lương.

Câu 37: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hai trăm năm ngày kỉ niệm Nguyễn Du
Pháo sáng đốt trên nhà của Nguyễn.
Em có yên tâm để đọc Truyện Kiều
Buổi trăng lửa chếch soi tiền tuyến?

Gió mùa thu xào xạc hoa lau


Anh qua nhà của Nguyễn chả dừng lâu
Nhớ đến Nguyễn, ngước nhìn Hồng Lĩnh vậy
Bến phà Vinh, bom cắt hai đầu.

Có ngờ đâu cồn cát trắng, cây xanh


Gặp Nguyễn nơi đây trên đất Quảng Bình.
Đất hỏa tuyến những chàng trai lớp bảy
Lại ngâm Kiều sau một cuộc giao tranh.
(Chế Lan Viên, Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ)
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Kỉ niệm ngày sinh của Nguyễn Du và tấm lòng của tác giả.
B. Tình yêu và niềm tự hào của tác đối với “Truyện Kiều”.
C. Sự trường tồn của “Truyện Kiều” qua chiến tranh.
D. Niềm tự hào của tác giả về văn hóa dân tộc.

Câu 38: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết
bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta
dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở
mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt...
Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”
(Kim Lân, Vợ nhặt, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Giá trị nghệ thuật nổi bật nhất của đoạn trích là gì?
A. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
B. Ngôn từ gần gũi, giản dị.
C. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.
D. Nghệ thuật độc thoại nội tâm.

Câu 39: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Người ta thường chia thời gian mỗi ngày thành ba phần: Tám giờ làm việc, tám giờ ngủ
và tám giờ nhàn rỗi, mặc dù không phải ai cũng có được tỉ lệ đều đặn như thế. Hai tiếng
“nhàn rỗi” gây cho ta ấn tượng tám giờ không làm gì, có vẻ “vô thưởng vô phạt”, không quan
trọng. Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc
sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn
hát, nhảy múa, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người
ruột thịt,... Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về
sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu
thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng
nữa!
Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có
người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian
ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính
mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy
là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa. Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội
ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo
tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,…là những cái
không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và
càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài,
chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.”
(Theo Hữu Thọ, Ngữ văn 11 nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục, 2011, trang 94)
Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên là gì?
A. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
C. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
D. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 40: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,


Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,


Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?”
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Hai từ “chiều sương” và “hồn lau” trong đoạn trích đã thể hiện vẻ đẹp nào của núi rừng Tây
Bắc?
A. Linh thiêng, hư ảo.
B. Hùng vĩ.
C. Heo hút.
D. Bí hiểm.

Câu 41: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong
nhà bác phở Mĩ, đèn Hoa Kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu
khách... Những nguồn ánh sáng đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường
mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối.
Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác
rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn
mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương
này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang
rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.
Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng
nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng
để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho
chúng nó.”
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Giọng điệu bao trùm đoạn trích trên là gì?
A. Hoài niệm, tiếc thương.
B. Buồn thương, da diết.
C. Phấn khởi, vui vẻ
D. Xót xa, bi tráng.

Câu 42: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
“Từ ngẩng đầu lên nhìn Hộ ba lần. Ba lần, Từ muốn nói nhưng lại không dám nói. Hắn
đang đọc chăm chú quá. Ðôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên
một chút. Ðôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Ðôi lưỡng quyền đứng
sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng
bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ
đến thành dữ tợn. Từ thấy sợ...”
(Nam Cao, Đời Thừa, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả - Tự sự.
B. Miêu tả - Biểu cảm.
C. Biểu cảm - Tự sự.
D. Nghị luận - Miêu tả.

Câu 43: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có
hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng
chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ:
“Chắc nó trừ mình ra!” Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi
được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không
ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ thân hắn không? Không biết đứa
chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha ! Phải đấy hắn cứ thế mà
chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng
vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời
mà biết, hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...”

(Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục)
Câu “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa
nào không chửi nhau với hắn.” sử dụng hình thức đối thoại nào?
A. Độc thoại nội tâm.
B. Trần thuật trực tiếp.
C. Trần thuật nửa trực tiếp.
D. Ca chèo.
Câu 44: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước - Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, Ngữ văn 12,
tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2014)

Từ “Đất Nước” được viết hoa trong đoạn trích nhằm mục đích gì?
A. Cách gọi thân mật.
B. Cách gọi chân thành.
C. Cách gọi trang trọng.
D. Một cách gọi theo tên riêng.
Câu 45: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con
sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi
rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc
dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn
tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.”
(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2014)
Theo đoạn trích, “cố nhân” được miêu tả là một người như thế nào?
A. Là người có tính nết thất thường.
B. Là một người dịu dàng.
C. Là một người khó tính.
D. Là một người lắm bệnh.

Câu 46: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh
hàng thịt được nữa, không thể được!
Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!
Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn
được là tôi toàn vẹn.”
(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2014)
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
A. Khát vọng muốn được sống là chính mình của anh hàng thịt.
B. Khát vọng muốn tìm cho mình một thân xác phù hợp hơn của Hồn Trương Ba.
C. Hồn Trương Ba cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn.
D. Khát vọng muốn được sống là chính mình của Hồn Trương Ba.

Câu 47: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt
lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng
nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp
vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh, vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi
nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ.
Chúng mày chết đi cho ông nhờ!”
(Nguyễn Minh Châu, Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Sự đau đớn, giày vò của người đàn ông làng chài.
B. Cảnh đánh vợ dã man của người đàn ông làng chài.
C. Cuộc sống bế tắc, bi thương của người đàn ông làng chài.
D. Lối sinh hoạt thường ngày của các gia đình làng chài.

Câu 48: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo, Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Từ “văn hiến” (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích cũng nghĩa với từ nào?
A. Truyền thống.
B. Pháp luật.
C. Độc lập.
D. Văn hóa.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Câu 49: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Rượu đã tan lúc nào (1). Người về, người đi chơi đã vãn cả (2). Mị không biết, Mị vẫn
ngồi trơ một mình giữa nhà (3). Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường
chơi, mà từ từ bước vào buồng (4). Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết (5). Mị cũng
chẳng buồn đi (6). Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng
trắng (7). Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những
đêm Tết ngày trước (8). Mị trẻ lắm (9). Mị vẫn còn trẻ (10). Mị muốn đi chơi (11). Bao nhiêu
người có chồng cũng đi chơi ngày Tết (12). Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau
mà vẫn phải ở với nhau (13)! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay,
chứ không buồn nhớ lại nữa (14). Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra (15). Mà tiếng sáo gọi
bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường (16).”

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Đoạn trích diễn tả tâm trạng gì của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân?
A. Đau khổ vì không được A Sử cho đi chơi hội mùa xuân.
B. Uất ức vì cảnh sống tù túng trong căn nhà chật hẹp.
C. Tuyệt vọng vì cảnh sống cô độc trong căn nhà của chính mình.
D. Vui vẻ, hào hứng khi mùa xuân về sẽ được đi chơi Tết như thời con gái.

Câu 50: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1) “Một duyên hai nợ âu đành phận,
(2) Năm nắng mười mưa dám quản công.
(3) Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
(4) Có chồng hờ hững cũng như không.”
(Tú Xương, Thương vợ, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Đoạn trích trên đã sử dụng chất liệu dân gian nào?
A. Tục ngữ.
B. Thành ngữ.
C. Ca dao.
D. Câu đố.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*

You might also like