You are on page 1of 14

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2022 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH


BIÊN SOẠN: THẦY ĐẶNG NGỌC KHƯƠNG
TÀI LIỆU: ĐỀ THI SỐ 1

ĐỀ SỐ 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 5:
(1) Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
(2) Nhớ về Sầm Nứa nhớ chơi vơi
(3) Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
(4) Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(5) Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
(6) Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(7) Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
(8) Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Quang Dũng, Tây Tiến, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2014)
Câu 1: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Những câu thơ nào cho biết tác giả nhấn mạnh thiên nhiên
miền Tây hùng vĩ dữ dội, khắc nghiệt?
A. Câu 3, 4, 5, 6 B. Câu 5, 6, 7 , 8
C. Câu 3, 5, 6, 7. D. Câu 3, 4, 7, 8

Câu 2: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Những câu thơ nào cho biết tác giả nhấn mạnh thiên nhiên
miền Tây thơ mộng huyền ảo?
A. Câu 2, 4
B. Câu 3, 4
C. Câu 4, 8
D. Câu 7, 8

Câu 3: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Trong câu (6), cụm từ “súng ngửi trời ” thể hiện biện pháp
tu từ nghệ thuật nào?
A. Nhân hóa

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. So sánh

Câu 4: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chủ đề nổi bật trong đoạn trích trên là gì?
A. Nỗi nhớ thiên nhiên và con người miền Tây.
B. Nỗi nhớ đoàn quân Tây Tiến và những cuộc hành quân gian khổ.
C. Nỗi nhớ con người miền Tây và kỉ niệm tình quân dân gắn bó.
D. Nỗi nhớ thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ.

Câu 5: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Từ “nhớ” được lặp lại 2 lần trong câu thơ số (2) nhấn mạnh
nội dung gì?
A. Nỗi nhớ mênh mông, khắc khoải.
B. Nỗi nhớ đắm say, cuồng nhiệt.
C. Nỗi nhớ buồn bã, vô định.
D. Nỗi nhớ bồng bềnh, da diết.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 6 đến 10:
“Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế
giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, ma quỷ, Thần
Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh
hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng không bám lấy hiện thể, không quá sợ hãi cái
chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao.
Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho
nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp
để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh
phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn
người.
(Trần Đình Hượu, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2014)
Câu 6: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Phương thức biểu đạt của đoạn trích là gì?
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 7: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo tác giả đoạn trích, ý nào sau đây không phải là biểu
hiện cho thấy người Việt Nam ít tinh thần tôn giáo?
A. Người Việt Nam coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia.
B. Người Việt Nam không mê tín, không tin có linh hồn, ma quỷ, thần Phật.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
C. Người Việt Nam lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình.
D. Người Việt Nam không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết.

Câu 8: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Có bao nhiêu thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích
trên?
A. Hai
B. Ba
C. Bốn
D. Một

Câu 9: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì?
A. Bình luận
B. Giải thích
C. Phân tích
D. Chứng minh

Câu 10: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đoạn trích bàn về vấn đề gì?
A. Văn hóa Việt Nam
B. Kiến trúc Việt Nam
C. Tôn giáo Việt Nam
D. Khoa học Việt Nam

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 15:
“Và rồi cuối cùng thì vào năm 1995 chúng ta cũng tìm ra 51 Pegasi b, hành tinh đầu tiên
được phát hiện xoay quanh một ngôi sao tương tự như Mặt Trời. Và nó cũng mang lại không
ít ngạc nhiên. Cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Phi Mã (Pegasus),
nó có khối lượng bằng một nửa Sao Mộc nhưng lại ở trên một quỹ đạo cực kỳ gần với ngôi
sao chủ: Nó chỉ mất 4,2 ngày để xoay hết một vòng. Làm thế nào mà nó lại bị đẩy vào gần
tới như vậy? Nếu so sánh thì ở hệ Mặt Trời của chúng ta, chỉ có những hành tinh đá nhỏ như
Sao Kim, Sao Thủy, Trái Đất và Sao Hỏa mới nằm gần Mặt Trời. Hành tinh khí khổng lồ
như Sao Mộc và Sao Thổ có quỹ đạo xa hơn rất nhiều, còn những vật thể băng giá cỡ vừa
như Sao Thiên Vương và Hải Vương thì nằm ở khu vực hoang vu hẻo lánh ở ngoài cùng.
Liệu có phải ở các hệ sao khác thì các hành tinh lại không nằm yên một chỗ?”
(Ben Miller, Trái Đất này là của chúng mình, NXB Thế giới, 2017, trang 83)
Câu 11: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Thông tin nào sau đây về hành tinh 51 Pegasi b KHÔNG
chính xác?
A. Xoay hết một vòng quanh ngôi sao chủ hết 4,2 ngày.
B. Nằm trong chòm sao Pegasus, cách Trái Đất khoảng 50 năm ánh sáng.
C. Là hành tinh đầu tiên được phát hiện xoay quanh Mặt Trời.
D. Có khối lượng bằng một nửa Sao Mộc.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Câu 12: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích?
A. Sao Kim, Sao Thủy, Trái Đất, Sao Hỏa là những hành tinh đá nhỏ.
B. Sao Mộc, Sao Thổ là những hành tinh khí khổng lồ.
C. 51 Pegasi b là hành tinh tương tự như Trái Đất.
D. Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương cách xa Mặt Trời hơn Sao Kim, Sao Thủy.

Câu 13: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Hành tinh 51 Pegasi b khiến người ta ngạc nhiên khi phát
hiện ra bởi điều gì ?
A. Hành tinh đầu tiên được phát hiện xoay quanh một ngôi sao.
B. Xoay hết một vòng quanh ngôi sao chủ chỉ mất 4,2 ngày.
C. Có khối lượng lớn nhưng lại ở trên một quỹ đạo cực kì gần với ngôi sao chủ.
D. Là hành tinh có sự sống ngoài Trái Đất.

Câu 14: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đoạn trích trên được trình bày theo quy tắc nào?
A. Quy nạp
B. Diễn dịch
C. Song hành
D. Tổng - phân - hợp

Câu 15: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?
A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
B. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
C. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
D. Phong cách ngôn ngữ khoa học.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:
(1) Điều kiện thuận tiện nhất cho một người cố tâm học hỏi là phải có được một đời sống
đơn giản nhất. Sống đơn giản, đâu có nghĩa là sống nghèo khó trong cảnh muối dưa đạm bạc,
sống thiếu tất cả tiện nghi và trở lại cái sống con người bán khai mộc mạc. Sự bận lòng vì
quá thiếu thốn về vật chất không những sẽ làm cho đời ta bực bội, lại còn làm cho nó thêm
phiền phức hơn nữa, chứ không giản dị hóa nó được như ta đã tưởng. Trái lại, có một sự
nghiệp to lớn, tiền của nhiều cũng làm bận thêm tâm trí: lo làm thêm ra mãi, lo thu cất giữ
gìn, lo tranh đấu với những kẻ tranh thương với cho mình là cả một công việc vô cùng phiền
phức. Đời sống như thế không thể nào gây dựng một công trình văn hóa gì được cho ra hồn.
Chỉ có những đời sống mà gia tư kha khá về mực trung mới có thể có đủ điều kiện thuận tiện
nhất cho công trình tự học.
(2) Tuy nhiên, ở đây ta nên để ý đến vấn “phẩm” hơn là “lượng”. Không phải mà cái số
tiền bạc tài sản nhiều hay ít là điều quan trọng. Quan trọng chăng là cái quan niệm của mình
đối với tiền bạc. Đời sống đơn giản tức là cái nếp sống tổ chức theo một quan niệm biết nhìn
thấy cái gì là chính, cái gì là phụ trong đời, biết quý cái cần thiết mà bỏ qua những cái không

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
cần thiết. Phần đông con người không biết phân biệt cái gì là chính, cái gì là phụ, chỉ loay
hoay quan trọng hóa những cái phụ thuộc của cuộc đời mà quên lửng những gì cốt yếu.”
(Thu Giang - Nguyễn Duy Cần, Tôi tự học, NXB Trẻ, 2016, tr.57-58)

Câu 16: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Ý chính của đoạn trích là gì?
A. Sống đơn giản là xu thế tất yếu của con người hiện đại.
B. Phần đông con người không biết cách sống đơn giản.
C. Sống đơn giản là điều kiện thuận tiện nhất cho một người cổ tâm học hỏi.
D. Sống đơn giản phụ thuộc vào quan niệm của con người về tiền bạc.

Câu 17: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Thao tác lập luận chủ yếu trong đoạn (1) là gì?
A. Giải thích
B. Phân tích
C. Bình luận
D. Chứng minh

Câu 18: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo đoạn trích, sống như thế nào để có đủ điều kiện thuận
tiện nhất cho công trình tự học?
A. Sống nghèo khó trong cảnh muối dưa đạm bạc.
B. Sống thiếu tất cả tiện nghi và trở lại cái sống của con người bán khai mộc mạc.
C. Sống đầy đủ, có sự nghiệp to lớn, tiền của nhiều.
D. Sống ở mực trung, biết phân biệt cái gì là chính, cái gì là phụ trong đời.

Câu 19: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo đoạn trích, sống đơn giản là nếp sống tổ chức theo
quan niệm nào?
A. Sự thiếu thốn về vật chất sẽ làm con người giản dị, thanh thản.
B. Tiền bạc không quan trọng trong cuộc sống của con người.
C. Con người cần biết quý cái cần thiết và bỏ qua những cái không cần thiết trong đời.
D. Đời sống lắm tiền của nhưng không thể gây dựng một công trình văn hóa có giá trị.

Câu 20: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “cốt yếu” (in
đậm, gạch chân) trong đoạn trích?
A. Cần thiết
B. Quan trọng
C. Chính yếu
D. Chủ yếu
Câu 21: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách: “Các nhà khảo cổ học dự đoán các chum này có niên đại 1500 đến 2000
năm nên đã khiến cho cơn sốt săn lùng đồ cổ lại càng khởi phát lớn mạnh chưa từng thấy.”
A. dự đoán

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
B. cơn sốt
C. khởi phát
D. lớn mạnh

Câu 22: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách: “ Do bản chất kinh doanh không lành mạnh, ngày 12-6-1992, nhà hàng
Phương Trinh bị đoàn kiểm tra liên ngành quận Bình Thạnh phát hiện sử dụng sai trái 21 lao
động.”
A. Do
B. bản chất
C. sai trái
D. lao động

Câu 23: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách: “Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải vật vã với biết bao công
chuyện để mưu cầu sự sống."
A. hàng ngày
B. vật vã
C. công chuyện
D. mưu cầu

Câu 24: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách: “Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều
cần xử lý và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu.”
A. ngay cả
B. xử lý
C. trường hợp
D. ít nhất
Câu 25: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách: “Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Đình Chiều, người nông dân hiện lên
như một chiến binh không biết khuất phục trước kẻ thù."
A. Dưới
B. tài hoa
C. một
D. khuất phục

Câu 26: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với
các từ còn lại.
A. Xanh biếc
B. Xanh lè

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
C. Xanh ngắt
D. Xanh thắm

Câu 27: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với
các từ còn lại.
A. Thấu hiểu
B. Thấu đáo
C. Thấu cảm
D. Thấu suốt

Câu 28: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với
các từ còn lại.
A. Nhân ái
B. Nhân văn
C. Nhân quả
D. Nhân tài

Câu 29: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm
còn lại.
A. Vợ nhặt
B. Chiếc thuyền ngoài xa
C. Rừng xà nu
D. Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Câu 30: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Nhà văn nào KHÔNG thuộc trào lưu văn học hiện thực
giai đoạn 1930 - 1945?
A. Nam Cao
B. Vũ Trọng Phụng
C. Nguyễn Công Hoan
D. Nguyễn Tuân

Câu 31: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây: “Con đường ______ bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy
vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng
______ những giá trị văn hóa bên ngoài.”
A. hình thành/ đồng hóa
B. sinh thành/ đồng hóa
C. cấu thành/ biến hóa
D. tạo thành/ giáo hóa

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Câu 32: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây: " Là ______ của Danh và Thực / Dỏm và Thật / Vỏ và Ruột / Ngọn và
Gốc / Ngụy và Chân / Hình tướng và Chân tướng... thực ra, chủ nghĩa Mặt tiền là thứ bạo
bệnh đã đến hồi ______”
A. biến tướng/ cáo chung
B. biến dạng/ di căn
C. biến hóa/ cáo chung
D. biến tướng/ di căn

Câu 33: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây: “Butan là đất nước được ghi nhận uy thế của hạnh phúc quốc gia hơn là
thu nhập ______ từ những năm đầu tiên của thập kỉ 70 , thế kỉ XX và nổi tiếng với việc thực
thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm ______”
A. quốc nội/ quốc dân
B. cá nhân/ quốc dân
C. quốc dân/ quốc nội
D. trung bình/ quốc dân

Câu 34: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây: “______ là có phẩm đức cao cả, vượt hẳn lên trên những cái tầm thường,
nhỏ nhen.”
A. Cao siêu
B. Cao thượng
C. Cao quý
D. Thanh cao

Câu 35: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây: “Nghề nuôi tằm và nghề làm ruộng đều là nghề nghiệp ______ rất hệ
trọng cho việc ______ và lại rất khó nhọc hơn cả mọi nghề, nước nào thì cũng phải trọng hai
nghề ấy làm cốt."
A. căn bản/ sinh sống
B. cơ bản/ sinh sống
C. căn bản/ sinh nhai
D. căn cốt/ sinh nhai

Câu 36: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại
cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường
nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó
với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy.
Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng
cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự
phần tu sửa căn nhà.”
(Kim Lân, Vợ nhặt, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Đoạn trích thể hiện sự thay đổi nào ở nhân vật anh cu Tràng sau khi nhặt được vợ?

A. Trở nên nghiêm nghị không còn bông đùa.


B. Biết để ý đến cảm xúc của người khác.
C. Ăn nói chững chạc, đàng hoàng.
D. Có ý thức về bổn phận, trách nhiệm.

Câu 37: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

(Xuân Diệu, Vội vàng, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Nét độc đáo, mới mẻ của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ trên là gì?
A. Thiên nhiên tươi tắn, nên thơ.
B. Thiên nhiên tình tứ, quyến rũ.
C. Thiên nhiên trinh nguyên, thanh khiết.
D. Thiên nhiên bình dị, thân thuộc.

Câu 38: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu
hổ - nhục nhã.
- Phác, con ơi!
Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi
lại buông ra, chắp tay vái lấy, vái để rồi lại ôm chầm lấy.
(Nguyễn Minh Châu, Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Đoạn trích thể hiện tính cách nổi bật nào của người đàn bà hàng chài?

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
A. Sâu sắc, từng trải, thấu hiểu lẽ đời.
B. Đảm đang, chịu thương chịu khó.
C. Bao dung, nhân hậu, vị tha.
D. Yêu thương con sâu sắc.

Câu 39: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm
ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn
ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong
cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa.
Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một
gia đình bác xẩm ngồi trên mạnh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát
vì chưa có khách nghe.”
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Nét nổi bật nhất về nghệ thuật của đoạn trích là gì?
A. Từ ngữ được lựa chọn gợi tả, biểu cảm.
B. Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
C. Câu văn giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh.
D. Thủ pháp đối lập, tương phản.

Câu 40: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

(Tố Hữu, Từ ấy, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Đoạn thơ đã thể hiện mong muốn gì của tác giả?
A. Muốn gắn kết đời mình, tâm hồn mình với quần chúng lao khổ.
B. Muốn hòa nhập cuộc sống cá nhân với cuộc sống chung của mọi người.
C. Muốn sống theo tập thể để hòa nhập cái tôi cá nhân.
D. Muốn giúp đỡ những người cùng khổ ở khắp mọi nơi.

Câu 41: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hà Nội vốn là thành phố nhiều cây xanh nhưng giờ đây tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân
số chóng mặt khiến tỷ lệ cây xanh đã trở nên quá thấp, chỉ khoảng 2m2/người, không đạt
quy chuẩn và chỉ bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trên thế giới. Quận
có số lượng cây nhiều nhất là Hai Bà Trưng (8.489 cây) và ít nhất là Long Biên (1.891 cây).
Nhiều tòa cao ốc mọc lên trên các tuyến đường mới mở như đường Lê Văn Lương, Tố Hữu

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
như một sự tỷ lệ nghịch với những hàng cây còi cọc thấp bé được trồng dọc đại lộ. Như một
hệ quả tất yếu, ô nhiễm không khí của Hồ 37 Nội đang ở mức báo động."
(Thanh Chương, Rừng thưa vắng đại thu, thành phố thiếu cây xanh, nhandan.com.vn)
Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì ?
A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
B. Phong cách ngôn ngữ khoa học.
C. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
D. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 42: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tnú lại ra đi, Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác
đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại,
lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi
mặt đất, nhọn hoắt như những lưỡi lên. Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt
cũng không thấy gì khác ngoài có những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. ”
(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Hình tượng cây xà nu trong đoạn trích biểu tượng cho điều gì dưới đây?
A. Tinh thần đoàn kết của người Tây Nguyên.
B. Tâm hồn mộc mạc, chất phác của người Tây Nguyên.
C. Nỗi đau thương của người Tây Nguyên.
D. Sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất của người Tây Nguyên.

Câu 43: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hồn Trương Ba (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ... (nói chậm và khẽ). Tôi không nhập
vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!
Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình.
Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống.
Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm
sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác.
Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn...
Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào...
Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái
giá đắt quá, không thể trả được... Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi
bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như
xưa...”
(Lưu Quang Vũ, Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, tập hai,
NXB Giáo dục VN, 2014)

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Việc hồn Trương Ba xin Đế Thích cho cu Tị sống lại còn mình chết hẳn cho thấy tính cách
nào của nhân vật?
A. Yêu đời, ham sống.
B. Thật thà, chất phác.
C. Can đảm, nhân hậu.
D. Vị tha, bao dung.

Câu 44: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi
lên. Tiếng thác nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu
khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang
lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét
với đàn trâu da cháy bùng bùng.”
(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Đoạn trích không sử dụng biện pháp tu từ nào ?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Liệt kê

Câu 45: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải
thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước đã nổi dậy giành
chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải tay Pháp.
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân
gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân
chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Đoạn trích trên được viết ra nhằm mục đích gì ?
A. Tố cáo tội ác của phát xít Nhật đối với nhân dân Việt Nam.
B. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam.
C. Bác bỏ quyền “bảo hộ” Đông Dương của thực dân Pháp.
D. Tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam độc lập.

Câu 46: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Những đường Việt Bắc của ta

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
(Tố Hữu, Việt Bắc, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ: “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ

Câu 47: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa
trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.
Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm
chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì thấy càng sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu
cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu Lục
Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn
Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bạn xâm lược Pháp lúc
chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm!”
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc,
Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Trong đoạn trích trên, tác giả Phạm Văn Đồng cho rằng “ánh sáng khác thường" của ngôi
sao Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam là gì?
A. Truyện thơ Lục Vân Tiên.
B. Phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp.
C. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiếu.
D. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 48: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm
mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày
trước. Tai Mị văng vắng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân
này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi và thổi lá cũng hay như thổi
sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.”
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Tiếng sáo gọi bạn đã làm sống dậy trong lòng Mị những kí ức nào?

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
A. Kí ức tuổi thơ nghèo khó.
B. Kí ức làm dâu đau buồn
C. Kí ức thanh xuân tươi đẹp.
D. Kí ức ngày Tết đông vui.

Câu 49: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa ..." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
(Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước - Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, Ngữ văn 12,
tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2014)
Đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của đoạn trích là gì?
A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
B. Giọng điệu thơ linh hoạt tiến linh.
C. Vận dụng sáng tạo chất liệu dân gian.
D. Cách ngắt nhịp độc đáo.

Câu 50: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(Huy Cận, Tràng giang, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Cảnh hoàng hôn trên sông hiện lên như thế nào trong đoạn trích trên?
A. Mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp.
B. Kì vĩ, tráng lệ, đượm buồn.
C. Ảm đạm, hiu hắt, buôn vắng.
D. Hoang sơ, rời rạc, vô định.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*

You might also like