You are on page 1of 5

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2022 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH


BIÊN SOẠN: THẦY ĐẶNG NGỌC KHƯƠNG
TÀI LIỆU: ĐỀ THI SỐ 14

ĐỀ SỐ 14
Câu 1: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Câu nào sau đây không mắc lỗi?
A. Anh ấy đã làm bài xong rồi trước khi đến trường.
B. Hôm qua, tôi đã ở trường học nhìn thấy Mai.
C. Bạn ấy hình như thương mẹ rất nhiều.
D. Nghe nói vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh.

Câu 2: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Từ nào sau đây sai chính tả?
A. Suồng sã.
B. Xao xuyến.
C. Tựu chung.
D. Chẩn đoán.
Câu 3: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu tục ngữ
sau:
“Đầu năm sương muối, cuối năm gió...”
A. Mùa.
B. Lào.
C. Nồm.
D. Vào.

Câu 4: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đoạn thơ dưới đây thuộc thể thơ nào?
...Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
(Chân quê, Nguyễn Bính)
A. Tự do.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
B. Lục bát.
C. Thơ Mới.
D. Thơ hiện đại.
Câu 5: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Các từ “bình minh, cần mẫn, hào hùng, hữu hình” là:
A. Từ láy.
B. Từ ghép Hán Việt.
C. Từ ghép đẳng lập.
D. Từ ghép chính phụ.

Câu 6: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Các từ “inh ỏi, ấm áp, yên ả, ấm ức” là:
A. Từ ghép.
B. Từ láy.
C. Từ đơn.
D. Từ Hán Việt.

Câu 7: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Trong tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân), chi tiết Tràng bỏ ra
hai hào để mua dầu thắp sáng gian phòng đêm tân hôn thể hiện ý nghĩa gì?
A. Tràng không bị cái đói làm mất đi những mong ước được sống cho ra một con người, là
sự thể hiện vai trò của người chồng trong việc mang lại hạnh phúc cho người vợ.
B. Niềm vui của đêm tân hôn, là sự níu kéo chút tươi sáng trong những ngày đau khổ, cay
cực.
C. Sự cố gắng chiều chuộng vợ của anh chàng ngụ cư bỗng nhiên may mắn có được vợ.
D. Tất cả đáp án trên.

Câu 8: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Câu tục ngữ “Người ta là hoa đất” sử dụng biện pháp tu từ
gì?
A. Nhân hóa.
B. Ẩn dụ.
C. So sánh.
D. Hoán dụ.

Câu 9: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp thơ văn của Nguyễn
Trãi là?
A. Tư tưởng trung quân ái quốc.
B. Tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
C. Tấm lòng yêu thiên nhiên và gắn bó với cuộc sống quê nhà.
D. Tố cáo tội ác của giặc Minh xâm lược.

Câu 10: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thơ Hai-
cư?

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
A. Đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, ưu huyền, mềm mại, nhẹ nhàng.
B. Con người và vạn vật nằm trong một mối quan hệ khăng khít.
C. Sử dụng các “quý ngữ”.
D. Tự do về số lượng âm tiết.

Câu 11: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Tác phẩm nào từng được Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen
tặng là “thiên cổ kỳ bút”?
A. Bình Ngô đại cáo.
B. Truyền kỳ mạn lục.
D. Phú sông Bạch Đằng.
C. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Câu 12: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đoạn thơ dưới đây có bao nhiêu thành ngữ?
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
(Thương vợ, Trần Tế Xương)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 13: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Câu nào sau đây không chứa tình thái từ?
A. Lan ơi, dậy đi con.
B. Bác giúp cháu một tay ạ!
C. Đi nào, Rê - mi!
D. Mình cùng chơi nhé!
Câu 14: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Văn học Việt Nam gồm các bộ phận nào?
A. Văn học dân gian và văn học viết.
B. Văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại.
C. Văn học trung đại và văn học hiện đại.
D. Văn học hợp pháp và văn học bất hợp pháp.

Câu 15: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí là gì?
A. Tính mơ hồ, đa nghĩa, ngắn gọn.
B. Tính phổ biến, tính thông tin, tính xác thực.
C. Tính giật gân, hấp dẫn, xác thực.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
D. Tính thời sự, ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm
(Chiếc lá đầu tiên, Hoàng Nhuận Cầm)
Câu 16: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm.
D. Thuyết minh.

Câu 17: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Liệt kê.
D. Hoán dụ.

Câu 18: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thơ lục bát.
B. Thơ 7 chữ.
C. Thơ 8 chữ
D. Thơ tự do.

Câu 19: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Tác dụng của phép điệp cấu trúc trong câu thơ sau là gì?
“Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”
A. Tăng tính biểu cảm cho lời thơ.
B. Nhấn mạnh cảm xúc về những kỉ niệm tuổi học trò.
C. Làm cho câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm.
D. Tất cả các phương án trên.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Câu 20: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đoạn thơ nói về nội dung gì?
A. Mối tình đầu của nhà thơ.
B. Nỗi nhớ tuổi học trò của tác giả.
C. Nỗi nhớ trường lớp, bạn bè của nhà thơ.
D. Tất cả các đáp án trên.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*

You might also like