You are on page 1of 10

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2022 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH


BIÊN SOẠN: THẦY ĐẶNG NGỌC KHƯƠNG
TÀI LIỆU: ĐỀ THI SỐ 15

ĐỀ SỐ 15
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A A,B D C A A A A D C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D A D B B C D D A D

Câu 1: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Trong những câu dưới đây câu nào mắc lỗi?
A. Ở trường tôi, chỉ vài phòng học có máy lạnh, phòng còn lại chỉ gắn quạt.
B. Chiều nay, tôi sẽ làm xong bài tập.
C. Cây trong vườn quốc gia Nam Cát Tiên đa phần là những cây cổ thụ.
D. Ở Việt Nam, áo dài là trang phục truyền thống của người Việt.
Tư Duy:
Câu A sai về logic “chỉ vài phòng... phòng còn lại”.
 Sửa thành “Ở trường tôi, chỉ vài phòng học có máy lạnh, những phòng còn lại chỉ gắn
quạt.”
Chọn A
Câu 2: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ viết sai chính tả.
A. Trăn trối.
B. Nghi ngại.
C. Chất phát.
D. Câu chuyện.
Tư Duy:
- Từ “trăn trối”  “trăng trối”: lời nói cuối cùng của người sắp chết.
- Từ “chất phát”  “chất phác”: bộc lộ bản chất tốt đẹp một cách tự nhiên, không giả
dối, màu mè.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
- Từ “nghi ngại”: chưa rõ thực hư ra sao nên chưa dám có thái độ, hành động rõ ràng.
- Từ “câu chuyện”: sự việc hoặc chuyện được nói ra.
Chọn A,B
Câu 3: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ viết đúng chính tả.
A. Nguồn cuội.
B. Suông sẻ.
C. Day rứt
D. Manh mún.
Tư Duy:
- Từ “manh mún”: ở tình trạng bị chia cắt thành những mảnh, những phần nhỏ và rời rạc.
- Từ “nguồn cuội”  “nguồn cội”: nơi từ đó nảy sinh ra.
- Từ “suông sẻ”  “suôn sẻ”: trôi chảy, không có khó khăn, vấp váp
- Từ “day rứt”  “day dứt”: bứt rứt, không yên tâm
Chọn D
Câu 4: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu tục ngữ
sau:
“Tháng ba mưa đám, tháng ... mưa cơn.”
A. Bảy.
B. Sáu.
C. Tám.
D. Chín.
Tư Duy:
Phân biệt thành ngữ với tục ngữ:
- Thành ngữ chỉ khái quát hiện tượng mà không nói đến kinh nghiệm, được hiểu theo
nghĩa bóng.
- Tục ngữ gắn với kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân, có thể hiểu theo
nghĩa đen.
 Câu tục ngữ “Tháng ba mua đám, tháng tám mưa cơn”: kinh nghiệm dự đoán thời tiết
của nhân dân.
Chọn C
Câu 5: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đoạn văn dưới đây sử dụng phép liên kết nào?
“Khi sắp xếp những ý nghĩ tươi sáng đó rồi rón rén bày ra trên giấy, có thể Lợi đang mỉm
cười cho tương lai, cũng có thể nó đang nhỏ nước mắt tong tong xuống hiện tại. Nhưng tôi

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
tin, dù nụ cười hay nước mắt thấm vào những trang văn thì câu chuyện tuyệt vời về chàng
chăn ngựa có lẽ đã góp phần ru nó qua những cơn ác mộng của cuộc đời.”
(Lá nằm trong lá, Nguyễn Nhật Ánh)
A. Phép nối.
B. Phép thế.
C. Phép liên tưởng.
D. Phép liên kết lặp.
Tư Duy:
- Phép nối: Dùng các quan hệ từ để nối các câu tạo sự liên kết.
- Phép thế: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường
liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép lặp: Lặp lại ở câu sau các từ ngữ đã có ở câu trước.
 Đoạn văn sử dụng phép liên kết nối bằng từ “Nhưng”.
Chọn A
Câu 6: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Từ “vô vi” trong bài thơ dưới đây có ý nghĩa gì?
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đạo binh.
A. Khuyên con người hành động hợp với lẽ tự nhiên.
B. Quan niệm sống thiền tịnh, an nhiên.
C. Để nhân dân có được cuộc sống ấm no, yên ổn.
D. Sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên.
Tư Duy:
Đây là bài thơ “Quốc Tộ” (Vận nước) của Thiền sư Pháp Thuận (915-990).
Dịch nghĩa (Đoàn Thăng):
Vận nước như mây quấn,
Trời Nam mở thái bình.
Vô vi trên điện các,
Chốn chốn dứt đao binh.
 “Vô vi” vốn là thuật ngữ của Lão Tử trong Đạo đức kinh, chỉ một thái độ sống thuận theo
tự nhiên. Lão Tử chủ trương người cầm quyền trong nước nếu thực hiện được đạo Vô vi thì

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
đất nước sẽ thịnh trị. Sau này Vô vi được dùng rất rộng rãi nhằm chỉ một đường lối cai trị
của một vua sáng, biết tuân theo quy luật cuộc sống, nhân tình để đất nước được thịnh trị.
Chọn A
Câu 7: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Văn học viết Việt Nam được chia thành các thời kì lớn là?
A. Thời kì văn học trung đại và thời kì văn học hiện đại.
B. Thời kì văn học hợp pháp và thời kì văn học bất hợp pháp.
C. Thời kì văn học dân gian và thời kì văn học viết.
D. Thời kì văn học hiện thực và thời kì văn học lãng mạn.
Tư Duy:
Văn học viết Việt Nam được chia thành các thời kì lớn gồm:
- Thời kì văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX).
- Thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).
Chọn A
Câu 8: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Câu nào sau đây cần được hiểu với nghĩa hàm ý?
A. Con người không phải cái máy.
B. Cô ấy là một người tốt.
C. Hôm nay, tôi đi học.
D. Tôi vừa thi xong sáng nay.
Tư Duy:
- Nghĩa tường minh: Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Nghĩa hàm ý: Phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
 Câu A cần được hiểu với nghĩa hàm ý: Con người cũng có những lúc cần nghỉ ngơi, không
thể hoạt động liên tục như máy móc.
Chọn A
Câu 9: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đoạn thơ dưới đây thuộc thể thơ nào?
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi.
(Trích Tương tư, Nguyễn Bính)
A. Thơ Đường luật.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
B. Thơ mới.
C. Thơ tự do.
D. Thơ lục bát.
Tư Duy:
- Thơ Đường luật (thơ cận thể): Thể thơ Đường cách luật, có hệ thống quy tắc được thể
hiện ở Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục. Về hình thức có các dạng: thất ngôn bát cú; thất
ngôn tứ tuyệt; ngũ ngôn bát cú; ngũ ngôn tứ tuyệt,...
- Thơ mới (1932-1945): Là phong trào thơ đi ngược lại với thơ cũ, đi theo hướng hiện đại,
phương Tây. Về hình thức có những thể thơ khác hoàn toàn về niêm luật so với văn học
trung đại, đặc biệt là thể tự do và được viết bằng chữ quốc ngữ. Về nội dung, thơ mới
xoay quanh tinh thần dân chủ - xuất hiện cái “tôi” cá nhân.
- Thơ tự do: Là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không bị ràng buộc
vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,...
- Thơ lục bát: Thể thơ dân gian gồm nhiều cặp câu thơ kết lại tạo nên một bài thơ hoàn
chỉnh. Thông thường gồm có câu đầu 6 tiếng và câu sau 8 tiếng.
 Đoạn trích thuộc tác phẩm Tương Tư (1940) của Nguyễn Bính, thuộc thể thơ lục bát.
Chọn D
Câu 10: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Phóng sự, tiểu phẩm là hai thể loại thuộc phong cách ngôn
ngữ nào?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
C. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
D. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Tư Duy:
- PCNN sinh hoạt: ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày như chuyện trò, nhật kí, thư từ,...
- PCNN chính luận: nhật dụng bàn về 1 vấn đề chính trị - xã hội nào đó.
- PCNN báo chí: bản tin, phóng sự, phỏng vấn, thư bạn đọc.
- PCNN nghệ thuật: văn bản thơ, truyện, kí, kịch, tiểu thuyết.
 Phóng sự, tiểu phẩm là hai thể loại thuộc PCNN báo chí.
Chọn C
Câu 11: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ dưới
đây?
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
(Tự tình II, Hồ Xuân Hương)
A. Phép đối.
B. Liệt kê.
C. Nhân hóa.
D. Đảo ngữ.
Tư Duy:
- Phép đối: Cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau.
- Liệt kê: Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại.
- Nhân hóa: Sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ
dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối.
- Đảo ngữ: Thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu.
 Biện pháp đảo ngữ “trơ” lên đầu câu có tác dụng nhấn mạnh. Từ “trơ” có nghĩa là tủi hổ,
là bẽ bàng, cho thấy “bà Chúa thơ Nôm” đã ý thức sâu sắc bi kịch tình duyên của bản thân.
Chọn D
Câu 12: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Từ “phong lưu” trong đoạn trích dưới đây được hiểu là gì?
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
A. Có dáng vẻ, cử chỉ, tác phong lịch sự, trang nhã.
B. Có đời sống vật chất khá giả, dễ chịu.
C. Lối sống nay đây mai đó.
D. Giàu có, sung túc.
Tư Duy:
Từ “phong lưu” trong đoạn trích: Có dáng vẻ, cử chỉ, tác phong lịch sự, trang nhã.
Chọn A
Câu 13: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Nội dung nào sau đây không có trong “Hai đứa trẻ” (Thạch
Lam)?
A. Niềm thương xót của Thạch Lam với những kiếp người cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố
huyện nghèo trước Cách mạng.
B. Cuộc sống và hình ảnh những người dân nơi phố huyện.
C. Hình ảnh đoàn tàu nơi phố huyện.
D. Tình yêu phố huyện Cẩm Giàng - quê ngoại của tác giả.
Tư Duy:

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Các nội dung có trong “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam):
- Niềm thương xót của Thạch Lam với những kiếp người cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở
phố huyện nghèo trước Cách mạng. (Cảnh chợ tàn)
- Cuộc sống và hình ảnh những người dân nơi phố huyện. (Cảnh chiều tàn)
- Hình ảnh đoàn tàu nơi phố huyện. (Cảnh đêm khuya)
Chọn D
Câu 14: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] “Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa
thu được quả”. Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Ẩn dụ.
B. So sánh.
C. Hoán dụ.
D. Liệt kê.
Tư Duy:
- Ẩn dụ: Gọi tên các sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương
đồng với nó.
- So sánh: Liên tưởng, đối chiếu sự vật này với sự vật khác dựa trên những nét tương đồng.
- Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng,
khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
- Liệt kê: Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại.
 Biện pháp so sánh việc học với trồng cây, ý nói quá trình học tập cũng giống như quá
trình phát triển của cây, phải trải qua nhiều khó khăn, phải có sức sống bền bỉ, ý chí kiên
cường thì mới phát triển và đơm hoa kết trái được.
Chọn B
Câu 15: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn
cảnh nào?
A. Trong một lần về thăm vùng biển ở quê.
B. Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền.
C. Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền.
D. Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương.
Tư Duy:
Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển
Diêm Điền (Thái Bình).
Chọn B

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:
“Thái độ là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người đều có quyền nắm giữ và kiểm soát một
thái độ sống cho riêng bản thân. Nó là yếu tố còn quan trọng hơn cả học thức, ngoại hình và
tiền bạc. Chính thái độ sẽ quyết định bạn được mọi người yêu quý hay ghen ghét, xem
thường. Nó là yếu tố kéo mọi người lại gần bạn hay đẩy họ ra xa bạn.
Bên cạnh đó, thái độ còn quan trọng hơn cả những kĩ năng cần thiết để đạt được thành
công. John D. Rockefeller từng nói: “Tôi đánh giá cao người vừa có năng lực vừa có thái độ
hợp tác tốt với mọi người hơn bất kỳ khả năng vượt trội nào khác mà họ sở hữu”. Giữ cho
mình một thái độ đúng đắn cũng có nghĩa bạn đang phát huy một cách cao nhất tài sản quý
báu của mình.
Điều quan trọng không phải là gia đình bạn đang lâm vào tình trạng khó khăn như thế
nào, ông chủ của bạn đối xử với bạn ra sao hay bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Cái quan trọng
hơn nhiều chính là thái độ của bạn với gia đình, với những vấn đề của bản thân, với quyền
lực và tiền bạc. Thái độ tạo nên mọi sự khác biệt trên thế giới này.”
(Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016,
tr.15)
Câu 16: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Nghị luận.
D. Thuyết minh.
Tư Duy:
- Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con người.
- Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc.
- Nghị luận: Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận...
- Thuyết minh: Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp...
Chọn C
Câu 17: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo tác giả, điều gì quan trọng hơn học thức, tiền bạc?
A. Danh vọng.
B. Sự tin yêu của mọi người.
C. Sự khác biệt.
D. Thái độ sống.
Tư Duy:
Cần đọc kỹ ngữ liệu.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Chú ý các câu văn: “Thái độ là yếu tố quyết định tất cả. Mỗi người đều có quyền nắm giữ
và kiểm soát một thái độ sống cho riêng bản thân. Nó là yếu tố còn quan trọng hơn cả học
thức, ngoại hình và tiền bạc.”
Chọn D
Câu 18: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Trong ý kiến của mình, John D. Rockefeller đánh giá cao
những người như thế nào?
A. Người có thái độ hợp tác tốt với mọi người.
B. Người có năng lực, có thái độ đúng đắn.
C. Người vừa có tài vừa có đức.
D. Người vừa có năng lực vừa có thái độ hợp tác tốt.
Tư Duy:
Cần đọc kỹ ngữ liệu.
Chú ý câu văn: John D.Rockefeller từng nói: “Tôi đánh giá cao người vừa có năng lực vừa
có thái độ hợp tác tốt với người hơn bất kỳ khả năng vượt trội nào khác mà họ sở hữu”.
Chọn D
Câu 19: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Việc tác giả trích dẫn ý kiến của John D. Rockefeller có
tác dụng gì?
A. Tạo tính thuyết phục cho nhận định thái độ còn quan trọng hơn cả những kĩ năng cần thiết
để đạt được thành công.
B. Nhấn mạnh thái độ tạo nên sự khác biệt trên thế giới này.
C. Đánh giá cao người có thái độ hợp tác tốt.
D. Chứng minh thái độ quyết định thành công của mỗi người.
Tư Duy:
Cần đọc kỹ ngữ liệu.
Chú ý câu văn đứng trước lời trích dẫn: “Bên cạnh đó, thái độ còn quan trọng hơn cả những
kĩ năng cần thiết để đạt được thành công. John D. Rockefeller từng nói...”
 Việc tác giả trích dẫn ý kiến có tác dụng tạo tính thuyết phục cho nhận định thái độ còn
quan trọng hơn cả những kĩ năng cần thiết để đạt được thành công.
Chọn A
Câu 20: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Thông điệp mà tác giả gửi gắm thông qua văn bản là gì?
A. Thái độ quan trọng hơn trình độ.
B. Thái độ là yếu tố quyết định tất cả.
C. Thái độ tạo nên mọi sự khác biệt trên thế giới.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
D. Thái độ là yếu tố quyết định trong cuộc sống vì thế ta luôn phải giữ cho mình một thái độ
đúng đắn.
Tư Duy:
Cần đọc kỹ ngữ liệu và hiểu nội dung chính.
Chú ý các câu: “Thái độ là yếu tố quyết định tất cả”; “Giữ cho mình một thái độ đúng đắn
cũng có nghĩa bạn đang phát huy một cách cao nhất tài sản quý báu của mình”; “Thái độ
tạo nên mọi sự khác biệt trên thế giới này”.
Chọn D

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*

You might also like