You are on page 1of 16

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2022 ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH


BIÊN SOẠN: THẦY ĐẶNG NGỌC KHƯƠNG
TÀI LIỆU: ĐỀ THI THỬ SỐ 1

ĐỀ THI THỬ SỐ 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 5:
(1) “Những cuộc chia lìa khởi từ đây,
Cây đàn sum họp đứt từng dây.
Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc,
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày…
[…]
(2) Có lần tôi thấy một bà già,
Đưa tiễn con đi trấn ải xa.
Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng,
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga.

(3) Có lần tôi thấy một người đi,


Chẳng biết vì đâu, nghĩ ngợi gì!
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ,
Một mình làm cả cuộc phân ly.”
(Nguyễn Bính, Những bóng người trên sân ga,
Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, 2001)
Câu 1: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Cụm từ “có lần tôi thấy” (in đậm, gạch chân) trong đoạn
trích thể hiện ý nghĩa gì?
A. Tác giả ngạc nhiên khi bắt gặp những hình ảnh thú vị.
B. Tác giả tò mò vì nhìn thấy những người quen của mình trên sân ga.
C. Tác giả nhận ra những cuộc chia tay trên sân ga thường gắn liền với mất mát.
D. Tác giả quan sát và phát hiện ra những quy luật vô hình gắn liền với sân ga.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Câu 2: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Trong đoạn (3), hình ảnh bóng người trên sân ga thể hiện
điều gì?
A. Hình ảnh những người yêu nhau phải xa nhau.
B. Những người thân trong gia đình phải ly tán.
C. Đôi bạn xa nhau để tìm cho mình những hướng đi khác.
D. Con người cô đơn, bước đi vô định trên sân ga.
Câu 3: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Hình ảnh nào sau đây KHÔNG được nhắc tới trong đoạn
trích?
A. Người mẹ tiễn con đi lính nơi phương xa.
B. Những người rời quê hương đi phiêu bạt tứ xứ.
C. Những người ra đi vẫy chào những người ở lại qua cửa kính.
D. Những người rời ga chỉ có một mình, cô đơn, lẻ bóng.
Câu 4: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Hình ảnh “sân ga” trong đoạn trích gắn liền với điều gì?
A. Nơi diễn ra những cuộc gặp gỡ.
B. Nơi diễn ra những cuộc chia ly.
C. Nơi diễn ra những cuộc sum họp.
D. Nơi diễn ra những cuộc tình buồn.

Câu 5: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Tác giả thể hiện giọng điệu như thế nào qua đoạn trích?
A. Buồn đau trước cảnh những người thân trong gia đình phải xa nhau.
B. Buồn thương khi chứng kiến những cuộc chia ly nơi sân ga.
C. Thương xót cho những kiếp người sống trên sân ga.
D. Xót xa khi chứng kiến những bóng người lang thang trên sân ga.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 6 đến 10:
(1) “Lãnh tụ người da đen nổi tiếng Ma-tin Lu-thơ King đã nói: “Mỗi sự việc được thực
hiện trên thế giới này đều được làm nên từ sự hi vọng”.
(2) Điều này nói lên rằng, con người ta dựa vào nhận thức đối với hoàn cảnh để tìm mục
tiêu của chính mình. (3) Khi thực hiện mục tiêu nên xét đến nhu cầu, nhu cầu sẽ dẫn đến ước
vọng. (4) Ước vọng chính là muốn có được một điều gì đó hoặc đạt được một loại yêu cầu
nào đó của mục tiêu. (5) Ước vọng của con người càng mãnh liệt, mưu cầu giành được mục
tiêu càng đến gần, cũng giống như dây cung kéo càng căng thì mũi tên sẽ bay càng xa.
(6) Mục tiêu rõ ràng, xa rộng, với nguyện vọng cháy bỏng, không gì lay chuyển được thì
mới nảy sinh hành động kiên quyết. (7) Một người không ngại khó khăn, không dễ thất bại,
có lòng tin, quyết không từ bỏ mục tiêu mới có những năm tháng tràn đầy sinh lực để đi tiếp
đến thành công. (8) Ước vọng thực hiện mục tiêu càng mãnh liệt, khả năng thành công càng
lớn. (9) Ngược lại, không có ước vọng thành công thì mục tiêu sẽ mãi mãi không thể đạt
được.”

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
(Hoàng Văn Tuấn, Mười suy nghĩ không bằng một hành động,

NXB Văn hoá thông tin, 2012)


Câu 6: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Nghị luận.
D. Thuyết minh.

Câu 7: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo tác giả, khi xác định mục tiêu, con người cần lưu ý
điều gì?
A. Mục tiêu cần phải phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân.
B. Mục tiêu cần phải to lớn để con người có động lực cố gắng.
C. Mục tiêu cần gắn liền với hành động để có thể dễ dàng đo đếm.
D. Mục tiêu cần gắn với đời sống xã hội để được nhiều người ủng hộ.

Câu 8: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Điều nào sau đây KHÔNG đúng với nội dung đoạn trích?
A. Chỉ cần con người có mục tiêu, chắc chắn họ sẽ chạm tay được tới thành công.
B. Mọi điều trên thế giới đều bắt nguồn từ sự hy vọng và khao khát thực hiện nó.
C. Mũi tên giống như mục tiêu của con người, phải rõ ràng và có đích đến cụ thể.
D. Niềm tin, ý chí và lòng quyết tâm là những điều yếu tố quan trọng của thành công.

Câu 9: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo tác giả, điều gì đã tạo nên thành công cho con người?
A. Những giá trị khác biệt của bản thân trong hành trình tự khám phá.
B. Những mục tiêu cụ thể được hoạch định chi tiết tới từng nội dung nhỏ nhất.
C. Sự nhận thức về hoàn cảnh kết hợp cùng yếu tố may mắn trong cuộc đời.
D. Năng lượng sống tích cực để họ có thể vượt qua mọi khó khăn, vất vả.
Câu 10: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đâu là thông điệp mà tác giả muốn gửi tới qua đoạn trích?
A. Con người cần sống, hy vọng và thực hiện những trọng trách mà xã hội giao phó.
B. Mục tiêu sẽ tạo nên thành công khi nó phù hợp và con người nỗ lực thực hiện.
C. Hành động thực tế quan trọng hơn những thứ hão huyễn mà con người nghĩ ra.
D. Ước vọng càng lớn thì chứng tỏ con người đó càng có cơ hội thành công.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 15:
“Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ
từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa
hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống
bờ sông đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời mà nhớ lên, nhớ nhãn Hưng
Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, buởi Vạn Phước, cam Bổ Hạ, đào Sa Pa mà
nhớ xuống.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Nhớ không biết bao nhiêu, nhớ bát canh rau sắng chùa Hương, nhớ khóm tiễn-xuân-la
trồng ở bên giậu trúc; nhớ mưa bụi, vợ chồng nửa đêm thức giấc đi uống một ly rượu ấm ở
cao lâu, nhớ những buổi trưa hè có ve sầu kêu rền rền, nhớ luôn cả những cô gái Thổ cưỡi
ngựa thồ đi trong rừng có những cánh hoa đào rơi lả tả nơi vai áo...
Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà Nội biết bao nhiêu, lại càng say đắm Bắc Việt biết bao
nhiêu!”
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)
Câu 11: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
là gì?
A. Biểu cảm.
B. Tự sự.
C. Miêu tả.
D. Thuyết minh.

Câu 12: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đoạn trích được viết bằng phong cách ngôn ngữ nào?
A. Khoa học.
B. Sinh hoạt.
C. Chính luận.
D. Nghệ thuật.

Câu 13: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Cảm xúc chủ đạo của tác giả là gì?
A. Nỗi buồn của tác giả khi phải đi xa khỏi Bắc Việt.
B. Nỗi nhớ da diết với Bắc Việt.
C. Niềm hạnh phúc khi được sống giữa Bắc Việt.
D. Nỗi niềm của tác giả khi quay trở lại Bắc Việt.
Câu 14: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn trích trên là gì?
A. Điệp từ.
B. Nhân hóa.
C. So sánh.
D. Ẩn dụ.

Câu 15: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Ý nào sau đây không thể hiện giá trị nghệ thuật của đoạn
trích?
A. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng hợp lý.
B. Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
C. Diễn đạt tài hoa, uyên bác.
D. Từ ngữ giàu hình ảnh, giàu chất nhạc.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
“Người viết bài này thực tình chưa một lần cảm thấy xúc động vì “tầm quan trọng” của
chuyện “giảm tải” chương trình và sách giáo khoa hiện đang dùng theo luật định trên cả nước
– mà chỉ thấy buồn cười.
Bề ngoài nó giống câu chuyện thời chiến tranh, có anh thanh niên tong teo cân nhẹ nhưng
hăng hái muốn tòng quân, đã đeo thêm mấy cục gạch trước khi bước lên bàn cân. Cân xong,
anh tung tăng về nhà, trong túi vẫn còn nguyên mấy cục gạch dối trá mà thật đáng yêu. Và
rồi anh chợt thấy mấy cục gạch kia đã hết nhiệm vụ lịch sử, liền quăng cả đi, thực hiện “giảm
tải”, và còn “giảm tải sâu” nữa – giống như ngôn từ quen thuộc thời Giáo dục đại khủng
hoảng.
Đâu là chỗ khác nhau giữa sự giảm tải của anh thanh niên gầy gò ước ao thực hiện nghĩa
vụ quân sự với chủ trương giảm tải của những nhà sư phạm chịu trách nhiệm trước Tổ quốc
đã được mấy thế hệ những anh thanh niên thiếu cân kia gìn giữ? Khác nhau chỗ này: anh
thanh niên nhẹ cân kia rất thông minh, anh biết rõ mấy hòn gạch không tạo nên cân nặng của
cơ thể anh một cách hữu cơ. Anh biết thừa mấy hòn gạch đó không khi nào biến thành phủ
tạng của mình, vì thế mà anh đã chọn cái giải pháp ít tính chất “hàn lâm” đến thế!”
Thảm hại thay, các nhà sư phạm lại quá hàn lâm và đưa quá nhiều cục gạch hàn lâm vào
chương trình học và sách giáo khoa, thực lòng định tạo nên sức mạnh trí tuệ và tinh thần cho
đời đời thế hệ trẻ của đất nước. Và bây giờ, làm cách gì để rút bớt đi bao nhiêu phần trăm
nhân tố gạch trong máu, trong não, trong phủ tạng, trong cơ bắp, trong xương cốt con em?”
Cần nhiều chương trình giảm tải hơn sách giáo khoa - Phạm Toàn
(Giảm chương trình, kiến thức sách giáo khoa)

Câu 16: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] “Nhiệm vụ lịch sử” của những viên gạch được đề cập trong
đoạn trích là gì?
A. Trách nhiệm đối với tổ quốc.
B. Khát vọng tòng quân của người chiến sĩ.
C. Ao ước thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. Giúp người chiến sĩ tăng cân.
Câu 17: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Câu chuyện về người thanh niên được đề cập trong đoạn
trích là để?
A. Kể lại câu chuyện tòng quân.
B. So sánh với việc giảm tải sách giáo khoa.
C. Phê phán cách giảm tải sách giáo khoa.
D. Ôn lại kỉ niệm câu chuyện dân tộc.

Câu 18: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] “Gạch” trong “các nhà sư phạm lại quá hàn lâm và đưa
quá nhiều cục gạch hàn lâm vào chương trình học và sách giáo khoa” có ý nghĩa là?
A. Việc đưa thêm kiến thức vào sách giáo khoa.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
B. Kiến thức trong sách giáo khoa
C. Sức mạnh trí tuệ của học sinh
D. Thành tố trong máu, trong não, trong phủ tạng, xương cốt các em học sinh.
Câu 19: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Luận điểm nào có thể bổ trợ cho quan điểm của tác giả?
A. Giảm tải sâu thêm kiến thức.
B. Làm lại chương trình giáo dục.
C. Giảm bớt kiến thức trong sách giáo khoa.
D. Tăng kiến thức.

Câu 20: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Tác giả coi “giáo dục đại khủng hoảng” là?
A. Sự dối trá trong giáo dục.
B. Tập trung bồi dưỡng trí tuệ và thể chất của học sinh.
C. Chương trình giáo dục quá nặng với học sinh.
D. Chương trình không phù hợp với thể trạng của học sinh yếu.

Câu 21: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách:
“Mỗi cá nhân luôn có quyền chiếm đoạt tương lai của mình bằng chính những cố gắng và nỗ
lực ở thời điểm hiện tại và trong quá khứ. Sự vất vả ở hiện tại sẽ được đổi lại bằng “quả
ngọt” khi bạn trưởng thành.”
A. chiếm đoạt
B. nỗ lực
C. hiện tại
D. trưởng thành

Câu 22: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách:
“Một thiên thạch có đường kính gần 17km đã rơi xuống thị trấn, nó được đánh giá là loại
không nguy hiểm dù đã phá hủy 7000 căn nhà và làm 1600 người bị thương nhẹ.”
A. nó
B. đánh giá
C. không nguy hiểm
D. dù

Câu 23: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách:
“Khô miệng là một biến chứng, khi đó miệng tiết không đủ nước bọt, dẫn đến hôi miệng,
khó nhai.”
A. biến chứng

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
B. không đủ
C. dẫn đến
D. khó nhai.

Câu 24: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách:
“Pháp luật tự nhiên là hệ thống pháp luật tồn tại trong tự nhiên một cách vĩnh cửu, xuất phát
từ bản lĩnh tự nhiên của con người, lấy lý trí làm nền tảng, không phụ thuộc vào nhà nước,
vào các điều kiện kinh tế - xã hội, thể hiện những nguyên lý về công bằng, bác ái, lẽ phải,
lương tri, tôn trọng nhân cách, phẩm giá, các quyền con người.”
A. Pháp luật tự nhiên
B. vĩnh cửu
C. lý trí
D. nguyên lý

Câu 25: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/
logic/ phong cách:
“Suốt 100 năm tồn tại, phát triển với không ít những thuận lợi, thách thức, nghệ thuật kịch
nói Việt Nam đã tạo nên một phong cách độc đáo, có diện mạo, bản sắc, phong cách riêng”
A. thuận lợi
B. nghệ thuật
C. phong cách
D. diện mạo
Câu 26: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với
các từ còn lại.
A. Sạch bóng
B. Sạch sẽ
C. Sạch bong
D. Sạch trơn
Câu 27: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với
các từ còn lại.
A. Quyến luyến
B. Bịn rịn
C. Vương vấn
D. Lưu luyến

Câu 28: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với
các từ còn lại.
A. Chật ních

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
B. Chật hẹp
C. Chật chội
D. Chật cứng

Câu 29: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với
các từ còn lại.
A. Lèm bèm
B. Càu nhàu
C. Lèm nhèm
D. Làu bàu

Câu 30: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với những tác phẩm
còn lại?
A. Tam đại con gà
B. Độc tiểu thanh ký
C. Tỏ lòng
D. Thu hứng

Câu 31: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây:
“Trên cánh cửa cuối ______ lên sàn nhà của Bác Hồ có treo một ______ nhỏ để báo hiệu khi
có khách.”
A. để/ cái gác chuông
B. thang gác/ cái chuông
C. bậc thang/ cái trống
D. cùng/ cái đồng hồ
Câu 32: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây:
“______ là thể loại tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận của những con người nghèo
khổ với khát vọng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, và công bằng trong đời sống xã hội.”
A. Truyện thơ
B. Ca dao
C. Truyện cổ tích
D. Tục ngữ

Câu 33: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây:
“Bị đe dọa trước nạn đặt bẫy trộm ______ môi trường sống bị phá hủy do khai thác gỗ
______ dự án phát triển không bền vững, Sao La hiện chỉ còn vài trăm, thậm chí chỉ vài
mươi cá thể.”

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
A. và/ và
B. cùng/ từ
C. do/ cũng như
D. dẫn đến/ cùng với

Câu 34: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây:
“______ chiến tranh, bao người đã hi sinh, bao căn nhà đã bị đốt cháy, ______ vượt lên trên
tất cả những mất mát, Củ Chi vẫn hiên ngang, góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến
thần thánh của dân tộc.”
A. Vì/ nên
B. Bởi/ và
C. Trên/ dẫu vậy
D. Trong/ nhưng

Câu 35: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống
trong câu dưới đây:
“______, ______ không phủ nhận được cảm giác tĩnh lặng mà trà đem lại cho thế nhân.”
A. Tóm lại/ vì
B. Đặc biệt là/ vẫn
C. Dù sao đi chăng nữa/ cũng
D. Dù sao đi chăng nữa/ nhưng

Câu 36: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1) Con sóng dưới lòng sâu
(2) Con sóng trên mặt nước
(3) Ôi con sóng nhớ bờ
(4) Ngày đêm không ngủ được
(5) Lòng em nhớ đến anh
(6) Cả trong mơ còn thức
(Xuân Quỳnh, Sóng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục)
Âm điệu nhẹ nhàng, đậm chất nữ tính của đoạn thơ đã được tác giả biểu hiện qua phương
diện ngữ âm nào?
A. Sử dụng chủ yếu thanh bằng.
B. Sử dụng thanh bằng trong thế đối lập với thanh trắc.
C. Sử dụng xen kẽ thanh bằng với thanh trắc.
D. Sử dụng chủ yếu thanh trắc.

Câu 37: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Hai trăm năm ngày kỉ niệm Nguyễn Du
Pháo sáng đốt trên nhà của Nguyễn.
Em có yên tâm để đọc Truyện Kiều
Buổi trăng lửa chếch soi tiền tuyến?

Gió mùa thu xào xạc hoa lau


Anh qua nhà của Nguyễn chả dừng lâu
Nhớ đến Nguyễn, ngước nhìn Hồng Lĩnh vậy
Bến phà Vinh, bom cắt hai đầu.

Có ngờ đâu cồn cát trắng, cây xanh


Gặp Nguyễn nơi đây trên đất Quảng Bình.
Đất hỏa tuyến những chàng trai lớp bảy
Lại ngâm Kiều sau một cuộc giao tranh.
(Chế Lan Viên, Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ)
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn.
B. Bát cú.
C. Tám chữ.
D. Tự do.

Câu 38: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,


Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
(Anh Thơ, Chiều xuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục)
Nội dung chính của bức tranh chiều xuân là gì?
A. Bức tranh làng quê bình dị, thanh bình, đượm buồn.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
B. Bức tranh làng quê nhộn nhịp, sôi động.
C. Bức tranh con người và cảnh vật êm đềm, nhẹ nhàng.
D. Bức tranh sinh hoạt của con người.

Câu 39: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
(Tố Hữu, Việt Bắc, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Bốn cặp thơ lục bát trên đã nhắc đến những mùa nào của bức tranh thiên nhiên Việt Bắc?
A. Ba mùa: xuân, hạ, thu.
B. Ba mùa: hạ, thu, đông.
C. Bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
D. Hai mùa: xuân, hạ.

Câu 40: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế


Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra


Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Xuân Quỳnh, Sóng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục)

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Hình tượng sóng trong đoạn trích là biểu tượng của nhân vật nào trong tình yêu?
A. Tình yêu của người con gái đến người con trai.
B. Tình yêu của người con trai và người con gái.
C. Tình yêu nói chung.
D. Tình yêu của người con trai đến người con gái.

Câu 41: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước - Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, Ngữ văn 12, tập
một, NXB Giáo dục Việt Nam 2014)
Trong đoạn trích trên Đất Nước đã được tác giả cảm nhận trên phương diện nào?

A. Phong tục tập quán từ xa xưa của dân tộc.


B. Phương diện không gian địa lý
C. Những sự vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân.
D. Phương diện lịch sử.

Câu 42: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sững lại, bà
lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà
nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không
phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão
thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kỹ người đàn bà lẫn nữa, vẫn chưa nhận ra
người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.”
(Kim Lân, Vợ nhặt, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Từ “phấp phỏng” trong đoạn trích trên thể hiện tâm trạng gì của bà cụ Tứ?

A. Giật mình, ngạc nhiên.


B. Lo lắng, bất an.
C. Bối rối, sững sờ.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
D. Thấp thỏm, hờn tủi.

Câu 43: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông,
dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt
lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách.
Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua
quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà
ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.”
(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2014)
Hai câu “Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ
sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” đã miêu tả đặc
điểm nào của con sông đà?
A. Độ cao của thác nước.
B. Độ cao của vách đá.
C. Độ hẹp của dòng sông.
D. Độ lạnh của dòng sông.

Câu 44: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Hai trăm năm ngày kỉ niệm Nguyễn Du
Pháo sáng đốt trên nhà của Nguyễn.
Em có yên tâm để đọc Truyện Kiều
Buổi trăng lửa chếch soi tiền tuyến?

Gió mùa thu xào xạc hoa lau


Anh qua nhà của Nguyễn chả dừng lâu
Nhớ đến Nguyễn, ngước nhìn Hồng Lĩnh vậy
Bến phà Vinh, bom cắt hai đầu.

Có ngờ đâu cồn cát trắng, cây xanh


Gặp Nguyễn nơi đây trên đất Quảng Bình.
Đất hỏa tuyến những chàng trai lớp bảy
Lại ngâm Kiều sau một cuộc giao tranh.
(Chế Lan Viên, Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ)
Từ “em” trong đoạn trích được dùng để chỉ nhân vật nào?

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
A. Nhân vật trữ tình để tác giả gửi gắm tâm tư tình cảm.
B. Một người thân quen của tác giả.
C. Người con gái mà tác giả yêu thương.
D. Người em ruột thịt của tác giả.

Câu 45: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần,
buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết
đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không
có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như
một trận bão. ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt,
rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.
Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã
có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng
ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng,
thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt
bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực
người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng,
vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có
những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ
lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng
lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã
ngã… Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...”
(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Đoạn trích được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật nào?
A. Nhân vật Tnú.
B. Nhật vật Dít.
C. Điểm nhìn của tác giả.
D. Nhân vật cụ Mết.

Câu 46: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Phiên âm Giam phòng ban trưởng thiên thiên đổ,
Cành trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.

Dịch thơ Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,


Giải người, cánh trưởng kiếm ăn quanh;
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
(Hồ Chí Minh, Lai Tân, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
Tác giả viết bài thơ với giọng điệu gì?
A. Xót xa, thương cảm.
B. Đanh thép, phẫn nộ.
C. Phấn khởi, vui tươi.
D. Thản nhiên, mỉa mai.

Câu 47: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói.
Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp. Cầu thang rộng một lá chiếu,
người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một ché đuê vẫn không sợ chật.
Đăm Săn: Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà người đọ dao với ta đấy!
Mtao Mxây: Ta không xuống đâu, diêng ơi. Tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên
nhà này cơ mà.
Đăm Săn: Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiện của
nhà người ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người ta chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà
của nhà người cho mà xem!
Mtao Mxây: Khoan, diếng, khoan! Để ta xuống. Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi
xuống đó, nghe!”
(Chiến thắng Mtao-Mxây, trích Đăm Săn – sử thi Ê-đê, Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2019)
Nhân vật Đăm Săn được mô tả là người như thế nào?
A. Mạnh mẽ, thông minh.
B. Hiếu thắng, mạnh mẽ.
C. Xốc nổi, tự tin.
D. Xốc nổi, hiếu chiến.

Câu 48: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Đốt nén hương thơm, mát dạ Người
Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!
Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới
Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi...”
(Tố Hữu, Mẹ Tơm, Gió lộng, NXB Văn học, 1981)
Không gian được nhắc tới trong đoạn thơ trên có gì đặc biệt?

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*
A. Khung cảnh làng xóm buồn bã vì thiếu vắng mẹ Tơm.
B. Làng xóm hân hoan đón những niềm vui mới từ mẹ Tơm.
C. Không gian thanh bình và tươi mới của một làng ven biển.
D. Vùng ven biển hiền hòa với những người dân chài lưới.

Câu 49: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Trung Nguyên đã xây dựng một thương hiệu cao cấp trong thị trường đang phát triển.
Vào những năm 90, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam mới chỉ 250 USD (số thống
kê vào năm 2011 là 1.200 USD), nhưng Trung Nguyên đã chọn chiến lược phát triển thương
hiệu cao cấp với mong muốn thu hút thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Để làm được
điều này, trước tiên Trung Nguyên cần phải thuyết phục người tiêu dùng nội địa sử dụng sản
phẩm cao cấp, cũng như thuyết phục thị trường quốc tế rằng Việt Nam có thể sản xuất những
loại cà phê cao cấp và chất lượng không thua kém “các tay chơi lớn”. Đặng Lê Nguyên Vũ
tin rằng, người Việt có thể sản xuất được những loại cà phê sành điệu, chất lượng cao và giá
cả hợp lý. Thế là vào những năm 1990, nhãn hiệu Trung Nguyên ra đời với một nhà máy và
một chuỗi quán cà phê. Đưa ngành cà phê Việt Nam vượt ra khỏi mặc cảm là cà phê chất
lượng thấp, giá rẻ.”
(Trích Bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên, Báo Vietnet, 19/5/2014)
Hình ảnh “các tay chơi lớn” (in đậm, gạch chân) trong đoạn trích nói về điều gì?
A. Các công ty tiêu thụ số lượng lớn cà phê cao cấp.
B. Các công ty nổi tiếng về việc sản xuất cà phê cao cấp.
C. Các nước tiêu thụ số lượng lớn cà phê cao cấp.
D. Các nước nổi tiếng về việc sản xuất cà phê cao cấp.

Câu 50: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Tôi đỗ xe cạnh cổng, bế con trai mới của tôi vào nhà. Còn nó thì hai tay bé bỏng cứ ôm
chặt lấy cổ tôi, vào đến nơi vẫn không chịu buông ra. Nó áp chặt má vào cái má lởm chởm
chưa cạo của tôi, cứ như là dán vào đó. Tôi cứ thế bế vào. May quá, cả hai vợ chồng nhà chủ
đều đang ở nhà. Tôi bước vào, nháy mắt ra hiệu cho cả hai người rồi nói một cách phấn khởi:
“Đây, tôi tìm được cháu Va-niu-ska của tôi rồi! Hai bác là người tốt bụng, cho chúng tôi ở
nhờ nhé!”. Cả hai, những người không có con, lập tức hiểu ngay câu chuyện, cứ lăng xăng
tíu tít. Còn tôi thì không làm sao dứt khỏi chú con trai.”
(Sô-lô-khốp, Số phận con người, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên là gì?
A. Nghệ thuật.
B. Sinh hoạt.
C. Báo chí.
D. Chính luận.

Group: Ôn thi Đánh Giá Năng Lực ĐH QGHN 2022 - Thầy Hoa
*Để có kết quả tốt việc đầu tiên cần làm đó là Không Từ Bỏ*

You might also like