You are on page 1of 3

I.1.b.

Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.
- Đại đoàn kết dân tộc là một khía cạnh quan trọng trong sự nghiệp cách
mạng. Điều này xuất phát từ :
+ Việc tổng kết lịch sử của dân tộc Việt Nam trong quá trình chinh phục tự
nhiên và đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc.
+ Tình hình mới của Việt Nam khi đối mặt với kẻ thù mới, có trình độ phát
triển sản xuất cao hơn, và âm mưu thâm độc, đặc biệt là thủ đoạn chia rẽ.
- Hơn nữa, tư tưởng đó còn bắt nguồn mục tiêu to lớn của cách mạng, từ vai
trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân. Bất kỳ cuộc cách mạng xã hội nào
cũng phải tập hợp được quần chúng, tập hợp được sức mạnh cho cách mạng, muốn
vậy phải có một chính sách tập hợp lực lượng:
+ Với cách mạng Việt Nam, đoàn kết là một chính sách dân tộc, đó không
phải là một thủ đoạn chính trị. Vì vậy đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là
nhiệm vụ hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều đó phải được quán triệt
trong đường lối chủ trương, trong hoạt động thực tiễn của Đảng.
+ Trong buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam tháng 3 năm 1951, Hồ Chí
Minh thay mặt Đảng tuyên bố với toàn dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động
Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”1
- Đại đoàn kết là mục tiêu của Đảng, mục tiêu đó phải được thể hiện qua
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng qua mỗi thời kỳ.
- Đảng phải cụ thể hóa mục tiêu để thực hiện tuyên truyền tập thể , vận động
tập thể, lãnh đạo tập thể để tạo nên thực lực cho cách mạng.
- Năm 1963, khi nói chuyện với cán bộ tuyên truyền và huấn luyện miền núi
về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước cách mạng Tháng
Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân
tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến
1
để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích của tuyên truyền huấn
luyện là: Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống
nhất nước nhà”2
=> Như vậy, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là
nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng
sản Việt Nam có trách nhiệm thức tỉnh quần chúng, biến những đòi hỏi và nhu cầu
khách quan tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, mục tiêu phấn đấu
có tổ chức, và sức mạnh của cách mạng trong cuộc đấu tranh vì độc lập và tự do
của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân .
Câu hỏi:
1. Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào trong sự nghiệp
cách mạng?
A) Đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực to lớn của cách mạng
B) Đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của
dân tộc
C) Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu của Đảng
D) Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ của dân tộc
2. Ai là người đứng đầu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc?
A) Chủ tịch nước.
B) Thủ tướng.
C) Chủ tịch Quốc hội.
D) Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa gì trong cuộc sống xã hội và cách mạng của
Việt Nam?
A) Là mục tiêu ngắn hạn của Đảng.
B) Là mục tiêu không quan trọng trong cách mạng.
C) Là mục tiêu lâu dài, nhất quán của cách mạng Việt Nam.
D) Là vấn đề không liên quan đến dân tộc.
4. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm những ai?
A) Chỉ bao gồm những người Việt Nam yêu nước ở các giai cấp.
B) Bao gồm toàn thể nhân dân, tất cả những người Việt Nam yêu nước ở các giai
cấp, các tầng lớp trong xã hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng
bào các tôn giáo, các đảng phái.
C) Chỉ bao gồm những người ở trong nước.
2
D) Bao gồm toàn thể nhân dân và chỉ những người Việt Nam yêu nước.
5. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu của cách mạng Việt Nam từ khi nào?
A) Từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B) Từ khi thành lập Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
C) Từ khi thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D) Từ khi thành lập Việt Nam Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa.

You might also like