You are on page 1of 37

Chương 1: tập bay

Một hôm Hải cò chạy qua nhà tôi.


Tôi không có ở nhà, vì vậy nó nói với mẹ tôi - một câu
nói rất ngu:
- Cô nhắc thằng cu Mùi trả tiền cho con!
Cách đây hai tuần, tôi làm hỏng quả bóng của nhà
trường. Lý do là tôi vô tình sút quả bóng vào hàng rào.
Và cái hàng rào mắc dịch đó lại vô tình có mấy cây
đinh.
Tôi sợ bị phạt nên mượn tiền Hải cò mua quả bóng mới
đền cho thầy thể dục.
Hải cò moi tiền đưa tôi, giọng thấy ghét:
- Mày mượn chừng nào trả?
- Mai mốt!
- Mai mốt là khi nào?
- Khi nào tao có tiền.
- Làm sao tao biết khi nào mày có tiền?
- Tất nhiên là mày không biết rồi. - Tôi thở hắt ra -
Ngay cả tao cũng có biết đâu!
Hải cò liếm môi:
- Một tuần nha?
- Gấp quá vậy!
- Vậy thì hai tuần?
- Ờ.
Tôi gật đầu, bụng nghĩ hai tháng nữa không biết tôi đã
có tiền trả nó chưa, ở đó mà hai tuần!
Vậy mà đúng hai tuần (chắc nó đếm từng ngày) Hải cò
chạy qua nhà tôi đòi tiền. Hậu quả là tôi bị mẹ tôi mắng
cho một trận nên thân. Bù lại, sau khi gạn hỏi, mẹ tôi
lập tức thay đổi thái độ với tôi. Bà vuốt tóc tôi:
- Con khờ quá! Lần sau nếu gặp chuyện như vậy con
phải nói cho mẹ biết nghe chưa!
Bàn tay mẹ tôi rưng rưng nhảy từ mái tóc của tôi xuống
cái ví của bà. Không nói thì ai cũng biết động tác đó
của mẹ tôi đã giúp tôi thoát nợ với Hải cò và tôi rất biết
ơn bà.
Cho dù hôm đó cái kết thật là có hậu, tôi vẫn rất bực
thằng Hải cò. Sống trên đời ai mà chẳng có lúc mượn
tiền người khác. Tôi cũng thế và Hải cò cũng thế. Điều
đó nếu không phải là chân lý cũng chẳng cách xa chân
lý là bao. Càng bé thì càng dễ mượn tiền vì trẻ con làm
gì có cơ hội làm ra tiền.
Tất nhiên hồi đó thì tôi nghĩ vậy nhưng sau này khi đã
là người lớn tôi rầu rĩ nhận ra chính người lớn mới hay
mượn tiền hơn trẻ con. Người lớn kiếm được bao nhiêu
tiền vẫn cảm thấy không đủ, vì họ có quá nhiều nhu
cầu, đã thế nhu cầu nào cũng ngốn cả đống tiền. Muốn
chiếc xe gắn máy, cái computer, cái điện thoại dể động
đời mới, bộ váy áo, cái tủ lạnh, cái máy giặt... đâu phải
quơ tay ra là có. Còn mua ô-tô hay mua một căn nhà thì
ôi thôi, biết bao nhiêu tiền cho đủ! Đó là chưa kể những
người quen thơi tiêu hoang hoặc đam mê các trò may
rủi.
Cho nên so với trẻ con, người lớn luôn cảm thấy thiếu
thốn và luôn cảm thấy đau khổ. “Ôi, đời tôi sao khổ thế
này!” - đó là câu người lớn hay than, từ người không đủ
tiền mua một tấm áo đến người thiếu một khoản tiền
nhỏ để có thể mua một ngôi nhà lớn.
Trẻ con không bao giờ than như thế, vì bọn tôi cả đời
chỉ cần đủ tiền mua bánh kẹo, cà rem, xi-rô, ổi xoài (tất
nhiên cuộc đời trẻ con chỉ kéo dài đến chừng nào trở
thành người lớn). Đang đói bụng mà có tiền mua một ổ
bánh mì là cuộc sống bọn tôi lập tức biến thành màu
hồng dù trước đó nó được vẽ bằng gam màu nhem
nhuốc gì đi nữa.
Tóm lại, trẻ con chẳng có mơ ước gì cao xa. Nhờ vậy
bọn trẻ không có nhiều khổ não, thất vọng hay bất đắc
chí như người lớn.
Người lớn cũng biết thế nên họ tự đặt ra các câu danh
ngôn để tự răn mình. Lớn lên tôi đọc được câu “tri túc
tiện túc đãi túc hà thời túc” - “biết đủ thì ắt thấy đủ, còn
đợi cho đủ sẽ chẳng bao giờ thấy đủ”. Câu nói rất hay
(người lớn bao giờ cũng nói hay) nhưng sau khi gật gù
khen hay, người lớn thường làm ngược lại.
•••
Nói trẻ con không có mơ ước gì cao xa là tôi muốn nói
“cao xa” kiểu người lớn, tức mơ sắm ô tô, xây nhà lầu,
mơ làm ông nọ bà kia.
Thực ra thì trẻ con cũng có mơ ước của mình, nhưng
theo kiểu rất khác.
Có lần Hải cò hỏi cả bọn:
- Mình có thể bay như chim không hả, tụi mày?
Con Tủn nhún vai:
- Quá dễ!
- Dễ á?
Con Tủn hất hàm:
- Theo bạn, chim bay được là nhờ cái gì?
- Dĩ nhiên là nhờ đôi cánh.
- Vậy nếu có một đôi cánh, mình sẽ bay được.
Thế là cả bọn giao cho tôi chế tạo cánh chim.
Tôi lùng sục mấy ngày trời mới tìm được hai cái ống
nhựa có thể xỏ tay vào. Con Tí sún phụ tôi đục lỗ và
nối những tấm lưới hai bên ống tay, sau đó cả bọn kiếm
lông gà lông vịt gắn vào. Quần quật cả tuần lễ rốt cuộc
bọn tôi cũng làm được đôi cánh trông như cánh đại
bàng.
Tôi và con Tí sún mỗi đứa cầm một cánh chim giơ lên
khỏi đầu, mặt mày tươi rói.
- Giống chưa hả, tụi mày?
Hải cò xuýt xoa:
- Giống hệt!
Con Tản nhảy tưng tưng:
- Tụi mình có thể bay như chim được rồi!
Tôi lướt mắt qua đám bạn:
- Đứa nào bay trước?
Hải cò giành:
- Tao!
Bốn đứa tôi lục tục kéo qua nhà con Tí sún. Vì ba nó đi
làm, nhà nó không có ai, chúng tôi không sợ bị la rầy,
cấm cản. Nhà thằng Hải cò thì tiện hơn, nó có thể trèo
lên cây mận sau vườn nhà nó để lấy trớn lao lên không
trung nhưng Hải cò là đứa có cả ba lẫn mẹ, tệ hơn nữa
là ba mẹ nó thường xuyên ở nhà.
Nhà con Tí sún không có vườn, bọn tôi xúm lại khiêng
cái thang kê vào mái nhà để thằng Hải cò có chỗ leo
lên.
Sau khi đứng yên vị trên nóc nhà, Hải cò hăm hở xỏ tay
vào hai cánh chim trước ánh mắt hồi hộp của ba đứa
đứng dưới đất.
Hải cò vẫy vẫy đôi cánh, kiêu hãnh:
- Giờ tụi mày muốn tạo bay đi đâu?
Tôi toét miệng cười:
- Bay lên mặt trăng đi!
- Đừng dại! - Con Tủn cản, chắc vì nó chưa quên thằng
Hải cò từng là “chồng” nó trong trò chơi bố-mẹ-con-cái
và không người vợ nào muốn chồng mình bay đi mất -
Bạn bay qua đậu bên nóc nhà thờ đằng kia đi!
- Bay qua nóc nhà thờ thì bay làm gì cho phí công! -
Hải cò hừ mũi. Nó ngước nhìn lên trời - Để tao bay lên
đám mây kia cho tụi mày coi!
Không đợi bọn tôi có ý kiến, Hải cò đập cánh lia lịa để
lấy đà. Tôi chưa kịp chớp mắt đã thấy nó lao vụt ra
khoảng không và... rơi bịch xuống đất như trời giáng.
Nóc nhà con Tí sún không cao lắm nhưng rơi từ trên đó
xuống mà không gãy cổ kể như là quá may.
Hải có không gãy cổ nhưng gãy tay.
Nghe bọn tôi cấp báo, mẹ Hải cò hớt hải chạy sang nhà
con Tí sún vội vã đưa thằng con đến bệnh viện.
Ngồi trên xe, Hải cò rên hừ hừ.
- Rên gì mà rên! - Mẹ nó chép miệng - Mẹ đã dặn con
bao nhiêu lần rồi. Là không được leo trèo nghịch
ngợm!
- Con đâu có nghịch. Con tập bay mà!
- Tập bay là sao?
Sau khi biết được nguyên nhân tai nạn của thằng con
qua bốn cái miệng tranh nhau kể của bọn tôi, mẹ thằng
Hải cò thảng thốt đưa tay ôm mặt và đằng sau những kẽ
tay bay ra một tiếng than dài:
- Ối trời ơi, cái bọn điên! Mày tập bay kiểu đó mà
không chết là phúc ba đời nhà mình rồi đó con!
Chương 2: trẻ con
không sợ chết
Trẻ con nói chung không sợ chết.
Với trẻ con cuộc đời có nhiều điều quan trọng hơn cái
chết. Chẳng hạn như thú vui. Với trẻ con, sống mà
không vui xem như là chưa sống. Vì vậy trẻ con lắm
khi nghịch dại.
Hồi ba con Dung điệu xây nhà lầu, bọn tôi thường rủ
nhau qua nhà nó chơi. Thị trấn lúc đó có gần chục ngôi
nhà lầu - nhà con Dung điệu là một. Tôi, Hải cò, con
Tủn và con Tí sún toàn ở nhà một tầng nên đứa nào
cũng khoái trò leo lên leo xuống các bậc thang nhà con
Dung điệu và thi nhau xem đứa nào trèo nhanh hơn.
Leo cầu thang chán, bọn tôi rủ nhau lên sân thượng
chơi trò giữ thăng bằng. Bao quanh sân thượng nhà con
Dung điệu là một bức tường cao hơn đầu gối một chút.
Tôi và thằng Hải cò lấy đà từ xa, chạy thẳng về phía
bức tường rồi co cầng nhảy lên đứng trên đầu tường
chênh vênh, chân run run, người lắc lư, cố giữ thăng
bằng để xem ai đứng lâu hơn. Cho đến khi không giữ
thăng bằng được nữa thì nhảy lùi ra sau.
Bọn con gái đứng xung quanh làm khán giả, vỗ tay
khích lệ.
- Ráng chút nữa đi, cu Mùi!
- Hải sắp té rồi kìa!
- Cố lên, Hải ơi!
Sau lưng là khoảnh sân nhưng trước mặt tôi và Hải cò
là khoảng không sâu hút. Nhảy lên đầu tường nếu
chẳng may ngã về đằng trước, rơi xuống mặt sân xi
mắng phía dưới, chắc chắn chúng tôi nếu không chết
cũng sẽ bị gãy tay hay què chân. Nhưng tôi và Hải còn
không hề sợ hãi. Chỉ có cảm giác thích thú vì hồi hộp.
Sau này nhớ lại trò chơi nguy hiểm đó, tôi không khỏi
lạnh sống lưng. Còn thằng Hải cò - lúc này đã là ông
Hải cò - mỗi lần nghe tôi hoặc con Tủn hay con Tí sún
nhắc lại chuyện này, mặt nó hầm hầm:
- Tao mà gặp lại thằng Hải cò ngày xưa tao sẽ xáng cho
nó một bạt tai vì cái tội chơi ngu!
Sở dĩ ông Hải cò tức giận với thằng Hải cò như vậy vì
ông đã là người lớn. Năm mươi tuổi thì còn lớn hơn cả
người lớn nữa: một người chuẩn bị già. Chuẩn bị già thì
sợ chết là đúng rồi. Trẻ con lại khác. Trẻ con nghĩ đến
mọi thứ, trừ cái chết. Chúng không thấy cái chết có liên
quan gì đến mình. Hoặc giả cái chết ở xa quá, tận mút
bên kia cuộc đời, vì vậy bọn trẻ chẳng mấy bận tâm.
Càng lớn người ta càng đến gần cái chết, vì thế người ta
sợ. Cái chết cũng giống như chiến tranh. Khi chiến
tranh còn ở xa, người ta chỉ nhìn thấy nó trên các bản
tin thời sự báo chí hoặc trên tivi. do đó người ta không
có cảm giác sợ hãi. Người ta đọc tin chiến sự cũng bình
thản như đọc tin thời tiết. Nhưng khi chiến tranh lan
đến trước cửa nhà và bom rơi ngay trên nóc hầm, nỗi sợ
lúc đó sẽ tóm lấy gáy từng người.
Thật ra, con người ta nói chung ít nghĩ đến cái chết.
Bởi vì nếu ngày nào cũng nghĩ đến cái chết thì chẳng ai
còn hứng thú để mà sống tiếp.
Nhưng khổ thay, cái chết thỉnh thoảng vẫn nghĩ đến
chúng ta. Đó là khi trong thị trấn có một ai đó qua đời,
và chúng ta buộc phải nghĩ đến nó. Lúc đó, tim ta thắt
lại.
Cái chết khiến người lớn sợ hãi, nhưng chỉ làm trẻ con
tò mò.
- Ai chết vậy, Hải cò?
- Ông Tám ve chai.
- Sao ổng chết vậy?
Hải cò nhún vai:
- Ba tao nói ổng nhậu xỉn trượt chân té xuống sông
Con Tủn rụt cổ trong khi con Tí sún thè lưỡi. Còn tôi
đưa tay xoa mắt:
- Tội ổng quá, mày!
Nhưng bọn tôi chỉ thấy tội lúc đó thôi. Hôm sau mải
chơi, bọn tôi quên ngay. Thỉnh thoảng nghe ai nhắc đến
ông Tám ve chai, bọn tôi mang máng nhớ là từng có
một người như thế đi ngang qua cuộc đời này. Đầu óc
trẻ con nói chung đơn giản, dễ nhớ, mau quên - như
chiếc bàn trượt, chuyện thế sự không bám được dài lâu.
Đối với người lớn, cái chết trầm trọng hơn nhiều. Nó
trầm trọng vì nó đáng sợ. Đáng sợ nhất là không ai biết
bản chất cái chết là gì. Từ cổ chí kim, chưa ai kể lại
được cái chết của mình. Chẳng thà cái chết tồi tệ hơn
thực tế, nhưng đâu ra đó rõ ràng. Để chúng ta có thể
chuẩn bị tinh thần đón nhận và nghĩ ra cách đối xử với
nó - như vậy đỡ sợ hơn.
Một bậc thông thái như Khổng Tử, khi học trò Tử Lộ
hỏi “Xin thầy cho con biết đạo lý của sự chết”, cũng chỉ
biết gãi đầu bối rối “Sống ta còn chưa biết hết, làm thế
nào biết được sự chết?”.
Phương Tây khác phương Đông. Phương Tây nói thẳng
toẹt: “Trên đời chỉ có hai loại người: những người đã
chết và những người đang chết”.
Phương Tây nói đúng quá. Con người xét cho cùng
ngay từ khi ra đời đã cần mẫn kéo nhau đi từ điểm khởi
đầu đến điểm kết thúc - như kéo một đoạn thẳng từ
điểm A đến điểm B trong phép hình học. Những người
đã chết là những kẻ đã đến đích, còn những người đang
chết” (trong đó có cả người đang viết truyện này) đang
từng ngày lê bước để hoàn tất hành trình một kiếp
người.
Chỉ có đức tin mới giúp con người ta điềm tĩnh đối diện
với cái chết. “Cứu rỗi” là một mỹ từ bắt nguồn từ tôn
giáo.
•••
Bạn có sợ chết không?
Bạn cảm thấy gì khi nghĩ đến cái chết?
Nếu bạn hỏi tôi như vậy, tôi sẽ trả lời là tôi không sợ,
nhưng tôi cảm thấy buồn. Những cái chết luôn gieo vào
hồn tôi một nỗi quạnh hiu. Mỗi khi một người quen biết
qua đời, lòng tôi lập tức hóa thành tháng mười một mưa
dầm.
Cách đây dăm, bảy năm, Tết nào tôi cũng chuẩn bị bốn
phần quà gồm báo Xuân, lịch Tết và một gói bánh mứt
đem tặng cho những người bạn lớn - những người anh
mà tôi yêu quý: một nhà văn, một nhà báo, một linh
mục và một nhà hoạt động xã hội. Nhưng thời gian trôi
qua, tôi chỉ phải chuẩn bị ba phần quà vào dịp đầu năm
mới, rồi hai phần, rồi vỏn vẹn một phần, đến bây giờ thì
tôi không còn dịp tặng quà cho ai nữa. Những cái Tết
vắng người, ngồi nhìn những tấm lịch, tờ báo và bánh
kẹo bày trước mặt, một cảm giác bâng khuâng trống
trải tràn về và nhanh chóng lấp đầy tôi.
Tôi lớn lên với truyện loài vật Tô Hoài, thơ tình Xuân
Diệu và nhiều nhà văn khác. Khi nghe tin từng người
trong số họ qua đời, tôi luôn cảm thấy buồn bã và mất
mát. Sự ra đi của các nhạc sĩ, ca sĩ mà tôi hâm mộ cũng
gây cho tôi cảm giác chông chênh đó.
Ngay cả những người ở xa tít tắp, cách nơi tôi sống
hàng vạn dặm: các danh ca Luciano Pavarotti, Whitney
Houston, Michael Jackson, ngôi sao bóng đá Johan
Cruyff, võ sĩ quyền Anh Muhammad Ali, các nhà văn
Harper Lee, Gunter Grass, nhà du hành vũ trụ Neil
Armstrong, các diễn viên Elizabeth Taylor, Marlon
Brando, khi nghe tin họ không còn nữa, tôi thấy rõ một
nỗi buồn vô hạn ngấm vào tim tôi và ở lại trong nhiều
ngày.
Bởi vì tôi lớn lên cùng với họ và họ trở thành một phần
quan trọng của cuộc đời tôi, góp phần tạo nên đời sống
tinh thần của một người đàn ông sống vắt qua hai thế
kỷ.
Những cuộc giã từ lần lượt đó khiến tôi cảm thấy cô
đơn, tạo cho tôi cảm giác tôi đang rớt ra khỏi thời đại
mình đang sống (hay thời đại tôi đang sống đang lìa bỏ
tôi thì cũng thế, khiến thế giới trong mắt tôi ngày thêm
hoang vắng. Giống như những người tình rủ nhau ra đi
và khi nhớ họ tôi chỉ biết ngẩn ngơ và sầu muộn ngắm
nhìn những dấu chân họ còn để lại trên cát ướt, và trên
cõi lòng cũng đang sũng ướt của tôi.
Ôi, tôi lan man gì thế này? Thật là ủy mị!
Tôi đang nói về tai nạn của thằng Hải cò.
Sau chuyến bay bất thành, Hải cò từ bệnh viện trở về
nhà vào cuối buổi chiều với cánh tay bó bột trắng toát.
Mới hồi trưa đây thôi, nó hiên ngang đứng trên nóc nhà
con Tí sún với dáng điệu của một chú gà trống huênh
hoang khoe mẽ, vậy mà bây giờ mặt nó nhàu nhỏ y hệt
một thiên thần vừa gãy cánh - theo cả nghĩa bóng lẫn
nghĩa đen.
Bọn tôi ghé nhà Hải cò thăm nó.
Tôi sờ tay lên lớp thạch cao bọc quanh cánh tay gãy:
- Đau không hở mày?
- Đau lắm!
- Hải cò rụt tay lại
- Mày đừng đụng vào!
Nó huơ cánh tay lành lặn trước mặt tôi:
- Tại mày hết đó!
- Tại tao?
- Có đôi cánh chim mà làm cũng chẳng nên thân!
Rất lâu về sau này tôi mới biết đến chuyện cậu bé
Icarus. Cha của Icarus là nghệ nhân Daedalus, một nhà
phát minh đại tài. Thần thoại Hy Lạp kể rằng hai cha
con Daedalus bị vua Minos nhốt vào mê cung
Labyrinth. Daedalus đã dùng sáp ong và lông chim chế
tạo hai đôi cánh để cha con ông có thể bay thoát khỏi
nơi giam cầm. Bay được như chim, Icarus thích quá
quên khuấy lời cha dặn. Cậu cao hứng bay tuốt lên cao
nên sáp ong bị mặt trời làm cho tan chảy. Icarus lập tức
rơi thẳng xuống biển. Tất nhiên đây là câu chuyện
tưởng tương, bộc lộ khát khao của con người là làm sao
có thể bay được như chim.
Người Hy Lạp ước mơ thì sáng tác truyện thần thoại.
Còn bọn tôi ước mơ thì rủ nhau làm thật. Từ đó suy ra
tác giả câu chuyện Icarus chắc chắn là một người lớn.
Bởi khi ý tưởng lãng mạn này hiện ra trong óc một đứa
bé Hy Lạp, nó sẽ không ngồi một chỗ nhẩn nha viết
truyện. Nó sẽ leo lên nóc nhà hay ngọn cây, xỏ tay vỗ
cánh chim tự chế và... lao thẳng xuống đất như Hải cò.
Con người ta cơ thể nặng ì, làm sao mà bay được như
chim, có cánh hay không có cánh thì cũng thế! Thật là
ngu ngốc! Nhưng lúc đó tôi không đủ hiểu biết để cãi
nhau với Hải cò.
Nghe nó trách móc, tôi chỉ biết nhe răng cười trừ:
- Ờ, để tao làm lại cho mày đôi cánh khác!
Chương 3: phép làm
vua
Tôi bảo tôi sẽ làm một đôi cánh mới cho Hải cò nhưng
rất may lời hứa đó không bao giờ trở thành hiện thực.
Bởi vì sau lần đó, Hải có không nhắc gì đến chuyện tập
bay nữa. Nó không bắt tôi giữ lời hứa, điều hoàn toàn
trái với tính cách của nó. Tôi nghĩ là nó cố tình quên.
Nó không muốn gãy nốt tay kia.
Nhưng trẻ con không trèo lên nóc nhà để làm những
chuyện dại dột thì kể cũng chán.
Trong thời gian đó, Hải có được nghỉ học nằm nhà
dưỡng thương. Tôi, con Tủn và con Tí sún thay nhau
chép bài giùm nó. Bọn tôi chép bài
giùm Hải cò vì bọn tôi là bạn bè. Nghĩa vụ của bạn bè
là giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn, nhất là cơn hoạn
nạn của Hải cò có phần góp sức nhiệt tình của ba đứa
tôi.
So với con Tủn, sự áy náy trong lòng tôi và con Tí sún
- những người trực tiếp chế tạo đôi cánh tai họa kia - dĩ
nhiên lớn hơn, do vậy mà hai đứa tôi vô cùng sốt sắng
trong việc chép bài giùm cho Hải cò.
Hải có không chỉ sai bọn tôi chép bài cho nó. Ỷ là bệnh
nhân (lẫn nạn nhân), nó sai bọn tôi đủ thứ việc, những
việc mà tôi nghĩ một đứa như nó hoàn toàn có thể tự
làm được: rót nước, lấy một cái khăn trên dây phơi hay
một cuốn sách trong ngăn bàn, đóng cửa sổ và mở cửa
sổ (khi thì nó bảo sợ gió, lúc thì nó bảo trong phòng
thiếu sáng). Nó què tay chứ đâu có què chân! Mà ngay
cả khi một chân bị bằng bột, nếu muốn nó vẫn có thể
nhảy lò cò quanh thị trấn, thậm chí lên tới tận mặt trăng
mà không cần đôi cánh!).
Nhưng bọn tôi vẫn nhẫn nhịn trước những đòi hỏi quá
đáng của Hải cò, vì những lý do tôi đã nêu ra trên kia.
Những ngày tiếp theo tôi vẫn làm theo lời nó nhưng đã
bắt đầu làu bàu. Và đến khi Hải cò kêu tôi gãi lưng cho
nó thì tôi không làm thinh được nữa.
Tôi nghiến răng trèo trẹo, mặt đỏ gay:
- Mày đâu phải là cha tao!
- Nhưng tao là bạn mày.
- Không có đứa bạn nào bắt một đứa bạn khác gãi lưng
cho mình cả! - Tôi gầm gừ.
- Cu Mùi nói đúng đó! - Con Tủn cười hí hí - Chỉ có
vua mới bắt thần dân gãi lưng cho mình được thôi!
- Vua á? - Hải cò nheo mắt nhìn con Tủn.
- Ờ, mình nghĩ vậy.
Hải cò quên phắt con Tủn là đứa cách đây mấy ngày đã
tỉnh bơ tuyên bố "nếu có đôi cánh mình sẽ bay được”
và chính câu nói chắc như đinh đóng cột đó đáng lẽ đưa
Hải cò lên mây đã đưa nó xuống mặt đất theo cách
không thể nào thảm hại hơn. Thế nhưng Hải cò vẫn một
mực tin tưởng con Tủn, cứ như thể đã từng chơi trò vợ
chồng với nhau thì đứa con trai dứt khoát phải răm rắp
nghe lời đứa con gái.
Hải cò hớn hở:
- Vậy tụi mình chơi trò làm vua đi!
Con Tí sún ngơ ngác:
- Trò làm vua là trò gì?
- Giống như trò vợ chồng vậy đó. Tụi mình giả làm
vua, hoàng hậu, công chúa, cận thần.
Tôi gục gặc đầu:
- Tao biết làm vua là thế nào. Giống như các ông vua
trong truyện cổ tích và trong phim hoạt hình chứ gì!
break
Tôi được làm vua trước.
Tôi chỉ tay vào con Tủn:
- Trẫm phong cho khanh làm hoàng hậu.
Tôi thích con Tủn từ lâu nhưng mỗi khi chơi trò vợ
chồng nó và thằng Hải cò luôn là một cặp khiến tôi chỉ
còn cách buồn bã cưới con Tí sún. Đó là nỗi đau thầm
kín của tôi. Chỉ là trò chơi thôi nhưng oái oăm thay
cảm xúc là có thật. Nên vừa lên ngôi vua là tôi tranh
thủ xả ấm ức ngay.
Trong khi con Tí sún xịu mặt xuống thì con Tủn lắc
đầu quây quậy:
- Mình không làm hoàng hậu đâu!
Thằng Hải cò cũng giãy đùng đùng, quên cả cánh tay
đau:
- Ê, không được! Con Tủn lâu nay là vợ tao mà! Sao
mày cưới vợ tao?
Mặt tôi đỏ bầm. Tôi tức Hải có một phần nhưng tức
con Tủn tới mười phần.
Bạn thử tưởng tượng đi, còn gì nhục nhã cho bằng khi
bạn tỏ tình với một đứa con gái ở chốn đông người và
bị đứa con gái (không biết điều) đó từ chối thẳng vào
mặt. Cái cách con Tủn lắc đầu giống như nó đang ghè
đá vào đầu tôi, tệ hơn nữa là ghè đá vào đầu một thứ
ruồi nhặng bẩn thỉu nào đó.
Máu nóng dồn hết lên đầu nhưng tôi vẫn đủ tỉnh táo để
trừng trị Hải cò trước.
Tôi cắm mắt vào mặt Hải cò như người ta cắm dao, dằn
mạnh từng tiếng, quai hàm bạnh ra:
- Nghe đây! Dám xưng hô "mày-tao” với trẫm, tội đã
đáng yêu đầu! Khanh còn dám chống lệnh vua, tội tăng
lên gấp mười. Khanh có muốn bị tru di tam tộc không
hả?
Tôi quay qua con Tí sún:
-Tí sún, tao phong cho mày, à quên, trẫm phong cho
khanh làm... ngự lâm quân. Kẻ nào kháng chỉ, khanh cứ
chém bay đầu cho trẫm!
Người ta bảo chơi với vua như chơi với cọp, có thể bị
xơi tái bất cứ lúc nào. Nhìn cặp mắt đang long sòng sọc
của tôi, Hải cò sợ xanh mặt. Nghe tôi ra lệnh cho con
Tí sún, nó lập tức chuyển qua xanh toàn thân. Chắc nó
tưởng tôi là vua thật và con Tí sún là ngự lâm quân
thật!
Hải cò cúi đầu, rúm ró:
- Dạ, thần biết tội rồi ạ!
Tôi hả hê:
- Biết tội rồi thì đúng xê qua một bên!
Ánh mắt tôi lừ lừ đi qua con Tủn: - Còn khanh...
Tôi chưa kịp nói hết câu, con Tủn đã nhanh nhẩu:
- Tâu bệ hạ, thiếp đồng ý làm hoàng hậu ạ.
Hóa ra con Tủn ngông cuồng này cũng sợ phép vua
không kém gì chồng nó. Lòng tự ái được thỏa mãn, tôi
nhanh chóng tuyên bố bãi triều.
Tới lượt thằng Hải cò làm vua. Tôi đinh ninh nó sẽ cưới
vợ tôi, tức con Tí sún, để trả thù. Cũng có thể nó phong
con Tủn làm hoàng hậu để chọc túc tôi.
Nào ngờ vừa đặt đít lên ngai vàng, nó đã phán một câu
khiến tôi sửng sốt:
- Cu Mùi, lại đây gãi lưng cho trẫm!
- Tao đập mày nghe, Hải cò! - Tôi gầm lên - Hóa ra
mày rủ chơi trò này để bắt tao gãi lưng cho mày hả?
- Nghe đây, tên phạm thượng kia! - Hải cò nhếch mép,
mặt đầy gian xảo - Dám xưng hô "mày-tao” với trẫm,
tội đã đáng yêu đầu! Khanh còn dám chống lệnh vua,
tội tăng lên gấp mười. Khanh có muốn bị tru di tam tộc
không hả?
Nó đánh mắt về phía con Tản:
- Tủn, trẫm phong cho khanh làm ngự lâm quân. Kẻ
nào kháng chỉ, khanh cứ chém bay đầu cho trẫm!
Mặt mày nhơn nhơn, Hải cò khoái trá lặp lại những câu
nói của tôi lúc nãy. Biết rơi vào bẫy thì đã muộn, tôi
đành phải cúi đầu, bụng tức sôi:
- Tâu bệ hạ, xin bệ hạ vén áo lên và quay lưng lại đây!
Tự nhiên lại đi gãi lưng nó, tôi hậm hực nhủ bụng vừa
cào tay lên da Hải cò, ước gì có thể đâm thủng được
lưng nó vài cái lỗ cho hả tức.
Tiếng cười khúc khích của con Tí sún và con Tin xát
vào tai càng khiến lòng tôi thêm ê chề! Ôi, trên đời có
một ông vua như thế sao?
break
Con Tí sún như đọc được ý nghĩ trong đầu tôi.
Vừa lên ngôi, nó đã phê bình ngay. Nó nói, y như
phim:
- Làm vua một nước phải nghĩ đến sơn hà xã tắc. Vua
gì mà một ông vừa đăng quang đã chăm chăm cưới vợ.
Ông kia thì chiếu chỉ đầu tiên bạn ra là bắt thần dân gãi
lưng cho mình. Thật là thất vọng quá!
Tôi tưởng con Tí sún chỉ phê phán mỗi Hải cò, nào ngờ
nó lôi cả tôi vào. Chắc nó tức tôi chuyện tôi hí hửng
phong con Tủn làm hoàng hậu và cố tình phớt lờ nó.
Bị ghép tội chung với Hải cò, tôi đâm cáu:
-Mày làm vua thì lo làm vua đi! Chuyện của tao mày
không cần phải lo!
Giọng của tôi đúng là giọng bất cần đời. Nếu phải tay
thằng Hải cò, nó đã kêu ngự lâm quân chém đầu tôi rồi.
Nhưng con Tí sún là vị vua nhân từ - đúng với bản tính
hiền lành của nó. Nó không thèm chấp tội khi quân
phạm thượng của tôi, chỉ nói - hết sức rộng lượng:
- Trẫm nghĩ khanh rất hợp với vai trung thần can vua
đó. Chỉ cần khanh thay đổi cách xưng hô là được!
Được khen là trung thần, tôi khoái quá, cơn hờn giận
bay vào đâu mất. Tôi nhớ đến vai trung thần mặt đỏ
trong các tuồng hát bội, cảm động tâu:
- Tâu bệ hạ, thần xin hết lòng phò tá bệ hạ.
Có trung thần ắt phải có nịnh thần! Tôi nghĩ trong đầu
và định xúi con Tí sún bắt thằng Hải cò đóng vai nịnh
thần để trả thù chuyện nó kêu tôi gãi lưng lúc nãy.
Con Tí sún quả là đứa con gái tuyệt vời. Khi làm vợ, nó
là một người vợ hiền thảo không ai bì. Khi làm vua, nó
là vị vua không những nhân từ mà còn rất đỗi anh
minh.
Tôi chưa kịp xúi, nó đã chỉ tay vào Hải cò, phân công:
- Còn khanh là nịnh thần. Hải cò giật nảy:
- Tao mà là ninh thần á?
Có lẽ sợ chồng mình bị chém vì tội kháng chỉ, con Tủn
khẽ giật tay áo Hải cò:
- Trò chơi thì phải có vai này vai khác chứ!
Đối với Hải cò, lời con Tủn chẳng khác nào lệnh vua.
Nó lật đật quay về phía con Tí sún, vòng tay cung kính:
- Thần tuân chỉ!
Con Tí sún hất hàm theo kiểu vua: - Khanh có biết làm
ninh thần là làm gì không hả?
- Dạ biết, tâu bệ hạ! Thần xem phim, xem kịch trên ti-
vi, thấy ninh thần là đứa chuyên xúi vua làm bậy!
Con Tí sún nheo mắt: - Vậy bây giờ khanh muốn xúi
trẫm làm gì?
- Tâu bệ hạ, lấy tiền trong kho xây đền đài cung điện
thật nguy nga ạ.
Tuần trước, đài truyền hình vừa chiếu phim Đắc Kỷ
Trụ Vương. Tôi đoán Hải cò muốn xúi con Tí sún noi
gương ông vua hôn ám này.
Không thể để nịnh thần Hải cò lộng hành được, tôi ứng
tiếng:
- Tâu bệ hạ, tiền trong kho đã gần cạn rồi ạ. Chúng ta
không thể xây cung điện trong lúc này.
- Tiền cạn thì cắt giảm các khoản chi cho đê điều,
trường học, bệnh viện. Rồi bệ hạ lập tức ban thêm các
thứ thuế để vét sạch tiền của bọn dân đen. - Hải cò tuôn
một tràng, trông nó thật có khiếu làm nịnh thần.
Rất may là khi lớn lên, Hải có chỉ làm giám đốc một
công ty tư nhân. Nó mà làm quan to, chắc cả nước lăn
ra ốm với nó.
Hải cò chỉ vờ làm nịnh thần thôi mà đã khiến tôi phát
run. Tôi vội vàng can vua:
- Lãnh thổ ta nhỏ bé, để đất cho dân cày cấy làm ăn còn
không đủ, lấy đâu ra chỗ xây cung điện, xin bệ hạ nghĩ
lại!
Hải cò cười khẩy:
- Đã là vua thì muốn xây cung điện chỗ nào chẳng
được! Cứ sai quân lính đuổi hết dân đi!
- Ngươi nói bậy! - Con Tí sún nghiêm giọng nạt -
Nhiệm vụ của quân lính là đuổi giặc chứ đâu phải đuổi
dân! Đuổi hết dân thì trẫm làm vua với ai!
Con Tí sún từ bé đã có đức độ và phong thái của một
bậc minh quân. Rất tiếc lớn lên nó đi lấy chồng rồi mải
mê sinh con, chả hạm gì vua chúa.
Mà ngay từ hồi đó nó cũng đã không thích làm vua rồi.
Ngồi trên ngai vàng có chút xíu nó đã nhấp nhổm leo
xuống:
- Thôi, trẫm nhường ngôi lại cho bạn Tủn! Làm vua
nhức đầu quá, trẫm không làm nữa đâu! Nói xong,
không cần biết con Tủn có đồng ý hay không, nó nhảy
xuống khỏi ghế co giò chạy tuốt ra sau nhà, mặc cho tôi
và Hải cò ngơ ngác ngó theo.
- Thánh thượng đi đâu vậy, cu Mùi? - Hải cò giơ cánh
tay lành lặn gãi cằm, nhíu mày hỏi.
Con Tủn cười hí hí:
- Nó đi toa lét đó!
Chương 4: bánh tình
yêu
Chú Nhiên yêu cô Linh.
Họ là một cặp.
Nhưng rồi một ngày kia họ không còn là một cặp nữa.
Trong mắt tôi, đó quả là chuyện lạ lùng. Trong khi ai
cũng đinh ninh họ sắp cưới nhau thì họ đột ngột tách ra,
mỗi người đi một hướng.
Sau này khi đã là người lớn, tôi gặp quá nhiều chuyện
tương tự và cảm thấy bình thường nhưng với một chú
bé tám tuổi, đó là chuyện không thể giải thích được.
Tôi vẫn nghịch chiếc điện thoại di động của chú Nhiên
mỗi khi chú đến chơi nhà nhưng tôi không còn đọc thấy
những tin nhắn chú gửi cho cô Linh như trước đây nữa.
Chú cũng không còn hào hứng mỗi khi tôi tò mò hỏi về
cô Linh.
- Chú và cô Linh nghỉ chơi với nhau rồi à?
- Ờ.
- Nghe nói chú và cô Linh sắp cưới nhau mà.
- Ờ.
- Thế sao lại nghỉ chơi?
Chú Nhiên tặc lưỡi:
- Tại chú không muốn lấy vợ nữa. Chú cần có thời gian
để suy nghĩ.
- Thế bao giờ chú mới nghĩ xong?
- Chú không biết. - Chú nhún vai - Đôi khi con người
cần suy nghĩ cả một đời để quyết định cái chỉ cần gật
đầu trong một phút.
Tôi bặm môi trong một phút để suy nghĩ về cái một đời
chú Nhiên vừa nói, và tất nhiên là tôi không thể nắm
bắt được ý nghĩa sâu xa trong câu nói của chú. Năm
tám tuổi, sự hiểu biết của tôi về tình yêu cũng ngang
ngửa với sự hiểu biết của tôi về kỹ thuật lắp ráp máy
bay hoặc phương pháp thủy canh.
Tôi chớp mắt ngẩn ngơ:
- Thế chú không yêu cô Linh à?
- Tất nhiên là yêu.
Chú Nhiên nhìn bộ mặt đực ra như ngỗng ỉa của tôi,
nheo mắt nói:
- Nhưng người ta bảo hôn nhân là hoàng hôn của tình
yêu. Chú không lấy vợ chính vì muốn tình yêu mãi mãi
là bình minh, con hiểu không?
Dĩ nhiên là tôi không hiểu. Tôi đần mặt ra, giống như
một cục đá đang cố hiểu về định lý Ferma. Nhưng ngay
cả một người lớn cũng không dễ dàng hiểu được tại sao
con người ta phải bảo vệ tình yêu bằng cách chia tay
chính người mình yêu. Cho đến khi ngồi gõ lại câu
chuyện này tôi mới biết hồi đó chú Nhiên đã đánh lừa
tôi.
Tất nhiên những người bị quan bao giờ cũng nhìn hôn
nhân bằng ánh mắt nghi ngờ. Họ bị ám ảnh bởi câu nói
hôn nhân là hoàng hôn (hay mồ chôn) của tình yêu và
thích lặp đi lặp lại câu đó trên đầu môi như thể đó là
phát kiến vĩ đại của loài người trong khi thực ra đó chỉ
là cách đổ lỗi kém cao thượng.

You might also like