You are on page 1of 6

Giải thích tại sao nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống

trị? Cho ví dụ minh


họa
+ Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Sự thống
trị xét về mặt nội dung thể hiện ở ba mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng. Để thực hiện sư thống trị của
mình, giai cấp thống trị phải tổ chức và sử dụng nhà nước để duy trì quyền lực kinh tế, chính trị và
tư tưởng của mình đối với toàn xã hội. Bằng nhà nước và thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về
kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị và tư tưởng; ý chí của giai cấp thống trị được thể
hiện thành ý chí nhà nước, bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo.
+ Nhà nước là bô máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. Bất kĩ nhà nước nào
cũng có những lực lượng đặc biệt được vũ trang như quân đội, cảnh sát,… Để bảo vệ địa vị thống
trị và lợi ích của mình, giai cấp thống trị sử dụng những lực lượng đặc biệt đó đàn áp sự phản
kháng của các giai cấp bị thống trị.
- Ví dụ: Nhà nước ban hành Hiến pháp và pháp luật mang tính bắt buộc, được nhà nước bảo đảm
thực hiện, ai làm trái sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Tại sao nói nhà nước ta mang bản
chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo.
- Nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sau sắc
vì:
+ Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng của quần chúng
nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo.
+ Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia
quản lí; nhà ước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân
dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
+ Trong tổ chức và thực hiện, nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp
của dân tộc, Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và thực hiện đại đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết
toàn dân là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
Em hãy nêu những ví dụ thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân.
-         Người dân được hưởng quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử, ứng cử,
quyền và nghĩa vụ học tập, lao động,…
-         Người dân chung người dân được hưởng đầy đủ chế độ ưu đãi, chính sách đãi ngộ
-         Khi nhà nước ban hành các quy định và bộ luật đều tiến hành trưng cầu dân ý, để mỗi người
dân đều được đóng góp ý kiến, nhất là vào những hoạt động có liên quan đến bản thân mình.
Theo em, dân chủ và tập trung, dân chủ và tự do, dân chủ và pháp luật có mâu thuẫn với
nhau không? Tại sao?
-         Không mâu thuẫn với nhau
-         Vì dân chủ không phải muốn làm gì thì làm mà dân chủ là được làm những gì mà pháp luật
không cấm, tất cả quyền dân chủ được ghi rõ trong hiến pháp và pháp luật được soạn thảo do toàn
dân thông qua quốc hội do dân bầu đó là dân chủ tập trung
Dân chủ, tự do và pháp luật để tạo sự ổn định và an toàn xã hội
Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với những quan niệm sau: Trời sinh voi,
trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng nam khinh nữ.
      “Trời sinh voi sinh cỏ” là câu tục ngữ được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa. Xét về nghĩa
đen, câu tục ngữ muốn nói về sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên, con vật sinh ra thì ắt sẽ có thức ăn
cho chúng phát triển. Xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ đưa ra quan niệm về vấn đề sinh sản tự nhiên
của con người: cha mẹ chỉ cần sinh con cái, còn lại con sẽ phát triển, trưởng thành theo tự nhiên mà
không cần nuôi dạy tốn kém. Đây được coi là quan niệm cổ hủ, chỉ phù hợp với xã hội xưa, khi mà
con người mới đang trong giai đoạn khai hoang lập địa. Chính vì vậy, trong xã hội ngày nay, tư
tưởng trong câu tục ngữ đã không còn nguyên giá trị nữa bởi sự phát triển quá nhanh của nền kinh
tế và đặc biệt là sự bùng nổ, khủng hoảng dân số. Không chỉ vậy, vấn đề nuôi dưỡng, dạy bảo con
cái cũng rất phức tạp khi bậc cha mẹ mải chạy theo công việc hoặc không đủ điều kiện sống. Bằng
chứng là có rất nhiều trẻ em được sinh ra nhưng lại phải sống trong trại trẻ mồ côi, làng trẻ SOS vì
bị bỏi rơi hoặc cha mẹ gửi nhờ “nuôi hộ”. Đau lòng hơn cả là biết bao trẻ sơ sinh, thậm chí có
những em bé còn chưa kịp chào đời đã bị chính mẹ ruột của mình vứt bỏ vì nhiều nguyên do, mà
chủ yếu là sự vô tâm của con người. Có thể thấy, trong xã hội như hiện nay, quan niệm của câu tục
ngữ đã không còn phù hợp nữa mà thay vào đó, chúng ta phải tiến hành kế hoạch hóa gia đình,
kiểm soát sự bùng nổ dân số để đảm bảo cuộc sống của tất cả người dân trên cả nước.
Giả sử có một đàn voi rừng trong quá trình di chuyển chỗ ở đã tàn phá nhiều vườn tược, hoa
màu, nguy hiểm hơn chúng đã giẫm chết và làm trọng thương nhiều người. Theo em, tình
huống trên nên xử lí như thế nào?
-  Cần báo ngay cho cơ quan địa phương có trách nhiệm, sơ tán mọi người khỏi nơi nguy hiểm
-         Cơ quan chức năng khống chế, bắn thuốc mê và chở chúng về rừng, bảo vệ đàn voi một cách
nghiêm ngặt, tránh việc làm chúng bị tổn thương
Có ý kiến cho rằng dân chủ là quyền được làm chủ một cách tự do, vì thế không cần đến sự
giúp đỡ của nhà nước và sự bảo vệ của pháp luật
Ý kiến đấy sai Vì : dẫn chủ là người dân được làm chủ về những viêvj mình làm . Nhưng không có
nghĩa là tự dọ vượt qua giới hạn của pháp luật mà dân chủ phải đi liền với với kỉ luật
Nguyên nhân : Do ý thức của người dân chưa cao nên mới dẫn ra những suy nghĩ lệch lạt . Do cuộc
sống ưa tự do ngoài vòng pháp luật . Do cha mẹ quản giáo không nghiêm . Do tác động của môi
trường xung quanh.
Em hãy giải thích ý kiến cho rằng pháp luật là để bảo vệ tự do, dân chủ. Lấy ví dụ minh họa.
vì pháp luật để bảo về cái đúng, giúp giải quyết những vấn đề xã hội, bảo vệ quyền người dân
vd  khi gặp tranh chấp về tài sản chúng ta có thể đến cơ quan chức năng để nhờ giải quyết bằng
pháp luật,
Có ý kiến cho rằng: nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý mọi mặt về đời sống xã hội
bằng pháp luật vì thế nhà nước nào quản lý xã hội bằng pháp luật cũng là nhà nước pháp
quyền
Em không  đồng ý với ý kiến nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lý mọi mặt về đời sống xã hội
bằng pháp luật vì thế nhà nước nào quản lý xã hội bằng pháp luật cũng là nhà nước pháp quyền bởi
vì:
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước do dân,của dân vì dân,tổ chức xã hội và mọi người đều được
nình đảng đều được thực hiện trên cơ sở pháp luật:
+Bảo đảm được các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân 
- Đối với Nhà nước phong kiến ngày xưa cũng quản lí xã hội bằng pháp luật nhưng không bảo vệ
quyền lợi cho nhân dân:
+Mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị.
+ Dùng lực lượng quân đội để khống chê các giai cấp thấp như công nhân và nông dân
+ Mọi người thuộc giai cấp thấp không có quyền tự do,bị bóc lột vơ vét sức lực và của cải
=> Không phải nhà nước nào quản lí xã hội bằng pháp luật cũng là nhà nước pháp luật
Có ý kiến cho rằng: Trong nền kinh tế thị trường ở các nước nói chung và ở nước ta nói
riêng, chuyện thất nghiệp và thiếu công ăn việc làm là chuyện bình thường, tất yếu mà Nhà
nước không thể nào giải quyết được. Vì thế Nhà nước không nên can thiệp vào vấn đề giải
quyết vệc làm, vì vấn đề này tự nó sẽ điều chỉnh được.
 Em không đồng tình với ý kiến trên vì theo em nghĩ việc thất nghiệp và thiếu công
ăn là việc bình thường và diễn ra ở nhiều nước. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta còn quá lớn,
nền kinh tế lại đang chậm phát triển. Vì thế, không những đất nước càng khó khăn mà còn phải đối
mặt với nhiều vấn đề xã hội khác….
 Theo em, để vấn đề dân số và việc làm nước ta ngày càng được cải thiện, chúng ta
cần:
o Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí…
o Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền..
o Nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề gia đình, bình đẳng giới..
o Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ…
o Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề..
o Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
o Tăng cường đầu tư vật chất cho công tác dân số và việc làm.
 Trách nhiệm của bản thân em trong vấn đề dân số và việc làm của nước ta hiện nay:
o Chấp hành chính sách dân số và pháp luật về dân số.
o Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động.
o Động viên bạn bè, người thân trong gia đình cùng thực hiện.
o Đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc
làm.
o Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học công nghệ, chủ động tìm kiếm việc làm
để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
o Luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện bản thân, trách xa các tệ nạn xã hội, xây
dựng nếp sống văn minh, không yêu đương sớm, chọn nghề, chọn trường phù hợp…
Sau khi đi picnic tại rừng, nhóm bạn gồm H, K, N, V trước khi ra về không dập tắt lửa dùng
để nướng thức ăn, nên dẫn đến cháy gần 2ha rừng. Cũng có mặt tại buổi picnic, nhưng do
mệt nên T và R đã về trước đó. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về
bảo vệ môi trường? Vì sao? Em sẽ làm gì nếu là thành viên của nhóm bạn trên? Là công dân,
em cần có trách nhiệm như thế nào đối với chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường của
nước ta
- Trong trường hợp này, những người đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trườnggồm: H, K, N,
V.
- Lí giải được vì sao H, K, N, V lại vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường: Sau khi đi picnic tại
rừng, nhóm bạn gồm H, K, N, V trước khi ra về không dập tắt lửa dùng để nướng thức ăn, nên dẫn
đến cháy gần 2harừng….
- Nếu là thành viên của nhóm bạn trên thì cần phải có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên, cụ
thể như: Sau khi đi picnic tại rừng thì dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, dập tắt lửa trại trước khi ra về đề
phòng cháy rừng…
- Là công dân, em cần có trách nhiệm như thế nào đối với chính sách bảo vệ tài nguyên và môi
trường của nước ta?
+ Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
+Tích cực tham gia các hoạt độngbảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Là một công dân, để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần:
+ Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách
của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
+ Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn
xã hội.
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
+ Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các
thế lực thù địch.
+ Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm, do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong đó, có rác thải sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là túi ni- lông. Dưới đây em đưa ra một số
sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày như:
+ Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế:  Túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần…
+ Chương trình quản lý chất thải rắn theo mô hình 3R “Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế”, mục
tiêu chung của chương trình không chỉ nhằm giảm sử dụng túi ni lông mà còn tăng cường tái sử
dụng và tái chế túi ni lông.
+ Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm sử dụng túi ni lông…
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng với các nội dung tác hại của túi ni lông đối với kinh
tế- xã hội, môi trường và sức khỏe cộng đồng…
+ Xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông. 
Giải thích và nêu lên thái độ của bản thân đối với những quan niệm: “Đông con hơn nhiều
của”
+ Nghĩa đen: Có nhiều con tốt hơn có nhiều của cải vật chất.
+ Nghĩa bóng: Có nhiều con cái khi về già sẽ có người chăm sóc, hơn là nhiều của cải nhưng không
có con cái ở bên.
+ Thái độ: Không đồng ý với quan điểm đó vì có nhiều con sẽ khiến việc chăm sóc của cha mẹ gặp
khó khăn, con cái không có đủ điều kiện học hành, khó phát triển dẫn đến khả năng kinh tế kém,
phải bươn chải cuộc sống, cũng không có điều kiện chăm sóc cha mẹ được tốt nhất.
+ Hậu quả: Bùng nổ dân số, dân trí và đời sống thấp…

You might also like