You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

I. Quy định về bố cục :


Đề cương chi tiết phải được tổ chức thành 4 phần : phần mở đầu, chương 1 tổng
quan lý thuyết, chương 2 phương pháp nghiên cứu, danh mục tài liệu tham khảo với nội
dung chi tiết từng phần như sau.

PHẦN MỞ ĐẦU: (Thông thường dài 2-3 trang)


Bao gồm các nội dung sau
1.1. Lý do chọn đề tài : Học viên phải làm rõ được trong đề cương:
 Lý do vì sao sinh viên chọn đề tài nghiên cứu này ? đề tài có cần thiết phải nghiên
cứu không ?
 Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo?
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu:
 Liệt kê các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài hướng đến
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Trình bày về đối tượng nghiên cứu của khóa luận.
 Trình bày về phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.5. Phương pháp nghiên cứu: Học viên phải trình bày được:
 Nêu tóm tắt nguồn số liệu, loại số liệu dự kiến sử dụng và cách lấy số liệu.
 nêu tên và giới thiệu vắn tắt các phương pháp dự kiến sử dụng
1.6. Kết cấu của khóa luận :
 Trình bày kết cấu dự kiến của khóa luận ? Bao nhiêu chương ?
 Liệt kê tên gọi dự kiến của từng chương.

CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN LÝ THUYẾT: ( Tối thiểu 10 trang)


Nêu tóm tắt các nghiên cứu trước đó. Mỗi nghiên cứu tham khảo cần được tóm tắt những
nội dung chính sau : tên tác giả, năm nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, số liệu sử dụng,
kết quả đạt được của tác giả đó.
Nội dung chương có thể chia thành 2 phần
 Phần 1 : các nghiên cứu trên thế giới
 Phần 2 : các nghiên cứu ở Việt Nam
Ví dụ một đoạn tóm tắt nghiên cứu trước như sau :
Melly (2006) dùng số liệu GSOEP ( German Socio - Economic Panel) trong
những năm 1984 - 2001 để nghiên cứu chênh lệch tiền lương giữa hai khu vực kinh tế
công và tư nhân, có phân tích theo từng nhóm lao động nam và nữ. Đối tượng nghiên
cứu được đề cập đến trong mẫu là các lao động từ 18 đến 65 tuổi, đang làm việc toàn
thời gian và bán thời gian. Phương pháp hồi quy được thực hiện là phương pháp bình
phương nhỏ nhất và phương pháp hồi quy phân vị. Biến phụ thuộc là logarit của tiền
lương theo giờ. Tiền lương theo giờ tính được bằng cách chia tiền lương gộp theo tháng
cho số giờ làm việc thực tế trong tháng. Các biến độc lập gồm : (1) Số năm kinh nghiệm,
được đo bằng giá trị nhỏ nhất của giữa (tuổi - số năm đi học – 6) và (tuổi - 18);(2) giới
tính (=1 nếu là nữ, = 0 nếu là nam);(3) các biến giả về trình độ học vấn gồm 5 phạm
trù :không bằng cấp, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học phổ thông có bằng
nghề vàđại học (4) các biến giả về nghề nghiệp gồm 8 phạm trù: quản trị, chuyên viên,
kỹ thuật viên, thư ký văn phòng, nhân viên dịch, nông nghiệp, thợ thủ công, công nhân
vận hành máy móc; (5), biến giả về khu vực làm việc gồm công lập hoặc tư nhân. Kết
quả nghiên cứu cho thấy mức chênh lệch tiền lương theo giới tính ở khu vực kinh tế công
lập thấp hơn ở khu vực kinh tế tư nhân và điều này xảy ra trên tất cả các phân vị. Đối với
lao động nam, phần chênh lệch tiền lương giữa khu vực kinh tế công lập và khu vực kinh
tế tư nhân, gây ra do chênh lệch hệ số hồi quy, càng giảm khi xét ở phân vị càng cao. Đối
với lao động nữ, xu hướng cũng tương tự. Ngược lại, phần chênh lệch tiền lương được
giải thích bởi chênh lệch về đặc điểm lao động giữa khu vực kinh tế công lập và khu vực
kinh tế tư nhân dường như không đổi nhiều khi xét trên nhiều phân vị khác nhau. Nếu xét
theo trình độ học vấn thì ở tất cả các nhóm học vấn, ở phân vị càng lớn, phần chênh lệch
tiền lương giữa khu vực kinh tế công lập và khu vực kinh tế tư nhân ở cả hai nhóm lao
động nam và nữ càng giảm, nhưng chưa được giải thích. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu
còn cho thấy số năm đi học càng tăng thì thu nhập trung bình cũng càng tăng; đồng thời,
trình độ học vấn càng cao thì phần chênh lệch thu nhập giữa hai khu vực công và tư
càng giảm.

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tối thiểu 8 trang)


1. Giới thiệu về số liệu dự kiến (tối thiểu 1 trang)
- Mô tả chi tiết nguồn số liệu, loại số liệu dự kiến sử dụng và cách thức thu
thập số liệu dự kiến sẽ thực hiện.
2. Giới thiệu về phương pháp sử dụng (tối thiểu 4 trang)
- Mô tả chi tiết từng phương pháp dự kiến sử dụng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần này phải liệt kê tất cả các tài liệu có nhắc đến trong các chương khác của đề cương.
Trích dẫn phải đúng quy định. Có thể tham khảo quy định trích dẫn tài liệu.
Ví dụ :

Melly, B. (2006). Estimation of counterfactual distributions using quantile regression. Empirical


Economics, 26: 115-134.

Nguyen T. N. và các cộng sự (2005). Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở việt
nam và một số gợi ý giải pháp chính sách, đề tài khoa học cấp bộ.

2. Một số yêu cầu khác:


 Các tiểu mục của các chương : Đánh theo số thứ tự của chương. Ví dụ : chương 1
các mục chính đánh là 1.1, 1.2, các tiểu mục đánh là 1.1.1, 1.1.2,….
 Danh mục Tài liệu tham khảo bắt buộc phải làm đúng chuẩn, chỉ liệt kê các tác giả
có nêu tên trong bài viết. Tất cả các tác giả được nhắc tên trong bài phải có tên
tương ứng trong danh mục tài liệu tham khảo. Thứ tự liệt kê theo bảng chữ cái.
Không kèm chức danh TS, PGS, GS, ThS….
 Đề cương chi tiết tối thiểu 20 trang.
 Đề cương luận văn được sử dụng chữ Times New Roman cỡ 13 của hệ soạn thảo
Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo
dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề
dưới 3cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2cm.
 Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy.
 Không có Header and Footer
 Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương. Ví dụ:
Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Các bảng biểu, đồ thị lấy từ các
nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ. Ví dụ: (Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm
(1992-1996) phát triển lúa lai, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1996, Hà Nội). Nguồn
được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo.
 Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình.

You might also like