You are on page 1of 5

Cách mạng Tháng Mười khởi đầu TKQĐ gián tiếp ở nước Nga, đồng thời mở ra “thời

đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới”. Từ đây, các nước trên thế
giới, kể cả nước lạc hậu, với những điều kiện nhất định, đều có thể bước vào TKQĐ.
Tuy nhiên, không phải là tất cả các nước sẽ đồng loạt, đồng thời tiến vào TKQĐ. Một
số nước có thể thực hiện TKQĐ trước. Trong khi ấy, giai đoạn quá độ ở phương Tây
có thể vẫn kéo dài. Nhiều nước TBCN trung bình, nước lạc hậu, có thể còn lâu nữa
mới bước vào TKQĐ.
Sau Cách mạng Tháng Mười, CNTB, CNĐQ phương Tây thường xuyên đe dọa, rồi
trực tiếp tấn công Liên Xô và các nước XHCN: cuộc chiến tranh can thiệp vào nước
Nga Xô-viết (1918 - 1921); chiến tranh xâm lược Liên Xô (1941 - 1945); chiến tranh
lạnh chống phe XHCN (1945 - 1991); chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ (1945 - 1975); các cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên (năm
1953), Cu-ba (năm 1961). Ngoài ra, phương Tây còn tiến hành bao vây kinh tế các
nước XHCN, ra sức đàn áp phong trào giải phóng dân tộc;...
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống XHCN ra đời, CNTB phương Tây thi hành
hàng loạt biện pháp: từ độc quyền nhà nước chuyển thành độc quyền quốc tế; thiết lập
trật tự thế giới do phương Tây dẫn dắt với các định chế kinh tế, chính trị, quân sự khu
vực và toàn cầu, như NATO, IMF, WB, WTO để thống trị, chi phối thế giới; đẩy
mạnh cải tiến quản lý sản xuất; chia sẻ lợi nhuận cho bộ phận công nhân quý tộc, tạo
cách biệt giữa công nhân phương Tây với công nhân các nước đang phát triển để tiếp
tục bóc lột các nước đó; thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất lao
động, phát triển sản xuất; tấn công phe XHCN về mọi mặt bằng Chiến tranh lạnh,
chiến tranh nóng cục bộ, răn đe hạt nhân... 
Từ 1989 - 1991 đến nay, phương Tây thực hiện chiến lược đẩy mạnh toàn cầu hóa để
tái cấu trúc trật tự thế giới có lợi cho mình; tiếp tục thúc đẩy cách mạng khoa học -
công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động; phát triển thị trường cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu, gia tăng tỷ suất và tổng lợi nhuận; tăng cường kiềm chế Nga, Trung
Quốc; chiếm đoạt thị trường Đông Âu; phân hóa, chiếm lĩnh không gian hậu Xô-viết;
ra sức chống phá các nước XHCN còn lại; tiếp tục khống chế, chi phối các nước đang
phát triển; thúc đẩy các lực lượng phản động trỗi dậy ở một số nước theo xu hướng
XHCN trước đây; tấn công xâm lược can thiệp lật đổ chính phủ một số nước dân tộc
độc lập, tiến bộ... 
Đến nay phương Tây vẫn duy trì được chế độ tư hữu TBCN, phát triển kinh tế, và dồn
đẩy mọi mâu thuẫn, hệ lụy, mặt trái của sự thịnh vượng ích kỷ nhờ tranh đoạt, cướp
bóc các nước lạc hậu, nghèo nàn. Dù đã đạt đến lô-gíc vận động cơ bản từ lâu, nhưng
đến nay CNTB vẫn tạm thời kéo dài sự tồn tại quá thời về lịch sử của nó.
Chủ nghĩa xã hội hiện thực. Từ lý luận Mác - Lênin về TKQĐ, đối chiếu với chất
lượng và trình độ LLSX của CNTB, thì thấy rõ trong suốt quá trình tồn tại của mình,
kể cả trong những năm 30 của thế kỷ XX, Liên Xô có tổng GDP đứng đầu châu Âu,
hoặc trong những năm 1965 - 1975, tuy có GDP đạt mức 70% của Mỹ và đứng thứ hai
thế giới, Liên Xô vẫn chỉ ở TKQĐ gián tiếp. Nước này chưa thể chuyển sang TKQĐ
trực tiếp, càng chưa có CNXH, hoặc “CNXH phát triển”, hoặc “giai đoạn xây dựng
CNCS”. Các nước XHCN khác từ trước đến nay, cũng đều như vậy.
Thời kỳ quá độ ở nước Nga Xô-viết đã được V. I. Lê-nin đích thân lãnh đạo tiến hành
qua các giai đoạn sau: từ tháng 11-1917 đến tháng 4-1918: thực hiện kế hoạch đầu
tiên xây dựng CNXH, trước “Chính sách kinh tế mới” (NEP) nhưng đã có tinh thần
NEP là “tạm ngừng” tấn công tư bản; từ tháng 4-1918 đến tháng 3-1921: thực hiện
“Chính sách cộng sản thời chiến” (CSCSTC); từ tháng 3-1921 đến tháng 3-1922: thực
hiện NEP; từ tháng 3-1922 đến tháng 1-1924: điều chỉnh NEP với việc “ngừng rút
lui”. 
Thời kỳ quá độ này diễn ra với những đặc điểm nổi bật như:
Khi chính trị ổn định thuận lợi, thì tiến hành NEP với nội dung cốt lõi là sử dụng kinh
tế TBCN có kiểm soát, để ngăn chặn sự nảy sinh của “tính tự phát tiểu tư sản” và sự
phục hồi của chế độ chính trị TBCN.
Khi xảy ra nội chiến, bị các nước đế quốc phương Tây can thiệp, xâm lược, thì tiến
hành CSCSTC với nội dung chủ yếu là thiết lập sở hữu nhà nước ngay cả khi LLSX
chưa xã hội hóa cao. Sở hữu này, theo C. Mác và Ph. Ăngghen (viết trong những năm
1847 - 1848), chỉ phù hợp với TKQĐ trực tiếp. Vì thế V. I. Lênin chỉ rõ năm 1923,
trong TKQĐ gián tiếp, sở hữu đó phải được bảo đảm là XHCN bằng hệ thống chính
trị Đảng Bônsêvích - Nhà nước Xôviết công nông - Công đoàn, với các tổ chức, thể
chế, thiết chế, cơ chế nhất định. Đặc biệt, phải có cơ quan kiểm tra - thanh tra hợp
nhất Đảng - Nhà nước...
Cuối những năm 20, NEP bị đình chỉ, CSCSTC được áp dụng phổ biến. Từ một chính
sách cần thiết, tất yếu không mâu thuẫn mà thống nhất với NEP trong đường lối chung
về TKQĐ gián tiếp, CSCSTC trở thành nội dung cơ bản duy nhất của đường lối này.
Tiếp đó, nó trở thành hạt nhân của đường lối phi quá độ, xây dựng, thực hiện ngay
CNXH (từ năm 1930), hoặc quá độ lên CNCS (từ năm 1939, và sau chiến tranh là từ
năm 1952), hay xây dựng CNXH phát triển (từ năm 1966)... Mâu thuẫn giữa điều kiện
xã hội thực tế khách quan chỉ ở TKQĐ gián tiếp với đường lối “tả khuynh” về xây
dựng CNXH dần dần tích tụ và trở nên ngày càng sâu sắc. Từ đây dẫn đến tình trạng
tiêu cực: công hữu bị hình thức hóa, vượt quá quy mô, trình độ xã hội hóa còn thấp
của LLSX; trong sở hữu nhà nước, quyền chủ sở hữu của người lao động bị suy giảm,
xói mòn; nhà nước từ chỗ đại diện cho chủ sở hữu là nhân dân lao động, trở thành chủ
sở hữu thực tế; chủ sở hữu này dần dần lại quy về một số nhóm phái, cá nhân trong
giới lãnh đạo, quản lý; sở hữu đó chuyển hóa dần thành phi vô sản, phi XHCN, tương
đồng sở hữu nhà nước tiền TBCN châu Á, phương Đông;... 
Chủ nghĩa xã hội Xôviết sụp đổ không phải vì bản thân CSCSTC sai lầm, mà do nó bị
tuyệt đối hóa, thực hiện cực đoan, kéo dài, thiếu linh hoạt, dẫn đến sự biến dạng, tha
hóa, lộng quyền, lạm quyền của một bộ phận trong đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản
lý kinh tế, hành chính. 
Liên Xô cuối những năm 20 đã chuyển đường lối TKQĐ từ gián tiếp sang trực tiếp,
đầu những năm 30 tiến hành đường lối xây dựng, thực hiện CNXH. Trung Quốc và
các nước Đông Âu ngay từ đầu (cuối những năm 40) đã thực hiện đường lối TKQĐ
trực tiếp, sau chưa đầy 10 năm (từ nửa sau những năm 50) tuyên bố bước vào CNXH.
Nhưng thật ra chính V. I. Lê-nin đã sớm chỉ rõ: nước Nga Xôviết mới ở TKQĐ gián
tiếp;... Việc coi Liên Xô đầu những năm 30 đã đi vào CNXH, một phần có nguyên
nhân nhận thức. Lúc này CNTB lâm vào cuộc đại khủng hoảng kinh tế, nhưng Liên
Xô hoàn thành công nghiệp hóa trong 10 năm, đuổi kịp Tây Âu sau 20 năm. Từ đây
có sự ngộ nhận rằng, CNTB đã đạt tới giới hạn cuối cùng, rằng ở Liên Xô TKQĐ đã
kết thúc, CNXH đã bắt đầu. Thật ra, theo đúng lý luận Mác - Lênin về TKQĐ, cho dù
phương Tây đã đạt đến đỉnh điểm của CNTB, và Liên Xô cũng đạt mức đó, thì nước
này mới chỉ bước vào TKQĐ trực tiếp. Nhưng trên thực tế, từ cuối những năm 30 đến
nay phương Tây vẫn tiếp tục tăng trưởng kinh tế, tức là còn chưa đạt tới đỉnh điểm
lịch sử của mình. Cho nên, Liên Xô chưa thể kết thúc TKQĐ gián tiếp. Chính Ph.
Ăngghen ngay từ năm 1895 đã cho rằng, CNTB còn tiếp tục tồn tại mà chưa bị diệt
vong ngay. Như vậy, do vừa đi ngược lại thực tế cuộc sống, vừa làm trái với lý luận
Mác - Lênin về TKQĐ, đường lối của Liên Xô và nhiều nước XHCN về thực hiện
TKQĐ trực tiếp và xây dựng chính CNXH, cuối cùng đã thất bại. Điều này chứng tỏ,
lý luận Mác - Lênin vẫn bao quát, phù hợp với thực tế và về cơ bản vẫn đúng. 
2. Hoàn cảnh Việt Nam đi lên thời kì quá độ
Từ sau năm 1975 Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chủ nghĩa tư bản, đó cũng chính là con đường tất yếu để đi lên chủ nghĩa xã
hội
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là phù hợp xu thế
khách quan của thời đại trong điều kiện cụ thể của nước ta. Từ khi hòa bình lập lại
năm1954, miền bắc nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với đặc điểm
như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kì quá độ là
một nước nông nghiệ lạc hậu, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Từ năm 1975 sau khi đã hoàn toàn độc lập và cả
nước thống nhất, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả
nước thì cả nước cũng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Xu thế của thời đại ngày nay là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi thế giới:Thực tế đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là xã hội đã lỗi thời về mặt
lịch sử không phải là tương lai của loài người sớm hay muộn cũng phải được thay
bằng hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội chủ nghĩa. Quá
trình cải tiến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa không phải là
quá trình cải lương, duy ý chí mà quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai
đoạn khách quan hợp với quy luậtk lịch sử. Qua trình cách mạng đó vì sự nghiệp cao
cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến
bộ chung của loài người. Mặt khác, từ điều kiện cụ thể nước ta là một nước nông
nghiệp, thuộc địa nửa phong kiến, Đảng cộng sản lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ
giải phóng dân tộc và đồng thời tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay chỉ
có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới thực
hiện được mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Sự lựa chọn con
đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta là sự lựa chọn của chính
lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại. Điều đó thể hiện sự quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu lịch sử.

You might also like