You are on page 1of 4

1.

Quy định về hộ kinh doanh


Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 và hướng dẫn tại Nghị định
78/2015/NĐ-CP 14/9/2015 thì:
*Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân
Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm
chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
* Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng
rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không
phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp
dụng trên phạm vi địa phương.
* Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên phải đăng ký
thành lập doanh nghiệp theo quy định.

2. Đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình


Cá nhân hộ gia đình là chủ sở hữu 
Kinh doanh hộ gia đình là một hình thức kinh doanh nhỏ thuộc sở hữu của tư
nhân, với một cá nhân có thể đứng lên làm chủ hoặc một hộ gia đình gồm các thành
viên là công dân Việt Nam đã đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực và đảm bảo các yêu cầu
về hành vi dân sự.
Những cá nhân được cấp quyền làm chủ sẽ có toàn quyền quyết định về các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Họ cũng sẽ là người sẽ đứng ra để giải quyết và thực
hiện giao dịch với những khách hàng bên ngoài. 
Quy mô kinh doanh nhỏ
Vì thuộc sở hữu tư nhân cho nên những hộ kinh doanh này thường có quy mô
nhỏ. Số lượng nhân viên của loại hình doanh nghiệp này chỉ dao động trong khoảng
dưới 10 người. Đồng thời với lượng người như này, doanh nghiệp rất dễ dàng quản lý
và phân công nhiệm vụ được tốt hơn. Các nhân viên trong kinh doanh hộ gia đình độc
lập trong cách làm việc, có thể làm và kiêm nhiệm nhiều việc, có sự nhiệt huyết cao,
khăng khít để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tốt nhất.
Công nghệ kinh doanh đơn giản
Với số lượng nhân công chưa đến 10 người thì hộ gia đình kinh doanh những mặt
hàng không đòi hỏi quá nhiều về công nghệ.Hộ gia đình có thể kinh doanh một số mặt
hàng như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng ăn, cửa hàng bán các loại đặc sản hoặc bạn có
thể mở cửa hàng mỹ phẩm kinh doanh cửa hàng bán điện thoại nhỏ lẻ hoặc sửa chữa
điện thoại. Đối với những hộ gia đình làm nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối, kinh
doanh các gánh hàng rong, ăn vặt hay làm những hoạt động dịch vụ có thu nhập thấp
thì sẽ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp đó là các hoạt động
kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.
Lao động thường là người thân trong gia đình
Đúng với cái tên kinh doanh hộ gia đình thì thành viện trong doanh nghiệp chủ
yếu là người thân trong gia đình. Cùng nhau giúp đỡ góp vốn để hộ gia đình hoạt
động kinh doanh. Việc kinh doanh theo hộ gia đình thì để kiếm thêm thu nhập và
không đến mức chia lợi nhuận cho từng thành viên.
* so sánh hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân
Hộ kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân
Chủ thể Do cá nhân là công dân Do một cá nhân làm chủ
Việt Nam hoặc một nhóm, góp toàn bộ vốn, tự chịu
một hộ gia đình làm chủ, trách nhiệm và hưởng toàn
cùng nhau quản lý, phát bộ lợi ích
triển mô hình và cùng chịu
trách nhiệm về hoạt động
của mình.
Quy mô kinh doanh +Nhỏ hơn +Lớn hơn
+Kinh doanh buôn bán +Không giới hạn quy mô,
phải lựa chọn một địa vốn, địa điểm kinh doanh
điểm cố định để đăng ký +Không được phép xuất
kinh doanh, có thể là nói khẩu, nhập khẩu
đăng ký hộ khẩu thường
trú, nơi tạm trú hoặc địa
điểm thường xuyên kinh
doanh nhất.
+Nếu buôn bán lưu động,
kinh doanh ngoài địa điểm
kinh doanh phải thông báo
cho cơ quan thuế, quản lý
kinh doanh…
+Không được phép xuất
khẩu, nhập khẩu.

Lượng nhân công Giới hạn nhân công 10 Không hạn chế
người
Điều kiện kinh doanh Chỉ trong một số trường Buộc phải đăng kí kinh
hợp nhất định, đăng ký doanh, phải đăng kí kinh
kinh doanh ở cơ quan cấp doanh ở cấp tỉnh để được
huyện và không có con cấp giấy chứng nhận đăng
dấu. ký kinh doanh, phải có con
dấu trong quản lý được cơ
quan công an cấp.

2. Thủ tục và nơi đăng kí kinh doanh:

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ
kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. 
Trình tự và thủ tục đăng kí kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể được quy định tại
Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh như sau:
Điều 71. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký
hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh
doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử
(nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc
Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh
doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh
doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh
doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước
công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân
tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản
họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh
do một nhóm cá nhân thành lập.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và
cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ
sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ
sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
- Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không
nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh
doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Các loại thuế của hộ kinh doanh được quy định như thế nào?
3.1. Thuế môn bài áp dụng với hộ kinh doanh:
Tùy từng địa phương cán bộ thuế sẽ tới tận nơi để thực hiện để thực hiện đăng ký
thuế. Chuẩn bị 2 bản sao hộ kinh doanh + CMND của chủ hộ kinh doanh.
Theo Khoản 1 Điều 3 và Khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ
phí môn bài:
1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu
hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì thuộc
đối tượng được miễn lệ phí môn bài.
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm:
1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm:
500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm:
300.000 đồng/năm
3.2. thuế GTGT và TNCN áp dụng với hộ kinh doanh:
Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia
tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh thì hộ
gia đình phải nộp thuế khoán, bao gồm thuế GTGT và thuế TNCN.
* Nguyên tắc áp dụng:
- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (cá nhân nộp thuế khoán) là
cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất
cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn
tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư 92/2015/TT-BTC này.
- Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để
xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập
cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng
trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh
thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100
triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng,
không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của
một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong
năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp
thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh
không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng
ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
- Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức
doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá
trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một (01) người
đại diện duy nhất trong năm tính thuế.
 Xác định số thuế phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
- Thời điểm xác định doanh thu tính thuế
+ Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định
doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
+ Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ
đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời
điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10
ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh
doanh.

You might also like