You are on page 1of 5

ĐẠI CƯƠNG VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ

I/ KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ NGÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ


1/ Khái niệm:
-Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon, trừ CO, CO2, axit cacbonic H2CO3, muối
cacbonat (CaCO3, NaHCO3,….), muối cacbua (CaC2; Al4C3,…) axit xian hidric
HCN, muối xianua (KCN, NaCN,…),….

Số lượng các hợp chất hữu cơ lớn hơn rất nhiều số lượng các hợp chất vô
cơ.
-Hợp chất hữu cơ là các hc được nghiên cứu trong ngành hóa học hữu cơ.
-Ngành hóa học hữu cơ là ngành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ (nghiên
cứu các hợp chất của cacbon, trừ CO, CO2,….)
VD: Các chất sau: C2H6; CCl4; C2H6O6; CH3COOH; C6H5ONa; Ca(CN)2;
Ba(HCO3)2; MgC2; C6H5NH2. Có bao nhiêu chất hữu cơ? 6 chất
2/ Đặc điểm của hợp chất hữu cơ:
-Về thành phần nguyên tố: hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon;
thường xuyên có H, hay gặp nguyên tố O, N. Ngoài ra còn có nguyên tố khác: Hal;
S; P, các kim loại,…
-Về liên kết hóa học: lk hh chủ yếu trong phân tử hợp chất hữu cơ là lk CHT (do
hchc được tạo thành chủ yếu từ các nguyên tố phi kim). Ngoài ra, có thể có lk ion
trong các muối: CH3COONa (tạo bởi ion CH3COO- và Na+),….
-Về tính chất vật lí: các hợp chất hữu cơ thường ít tan trong nước, thường tan nhiều
trong các dung môi hữu cơ; thường dễ nóng chảy, dễ bay hơi (có nhiệt độ nóng
chảy, nhiệt độ sôi thường thấp).
-Về tính chất hóa học: các hợp chất hữu cơ thường đốt thì cháy, thường kém bền
với nhiệt, dễ bị nhiệt phân hủy. Các pư của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm và
không theo một hướng xác định (định hướng sản phẩm chính bằng xúc tác thích
hợp, điều kiện thích hợp)
VD: + Lên men tinh bột có thể tạo ra ancol etylic, có thể tạo ra đường Glucozơ.
+ Lên men glucozơ có thể tạo ra ax lactic (sữa chua), có thể tạo ancol etylic.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ
Có 3 pp chính: pp chưng cất, pp chiết; pp kết tinh.
1/ Phương pháp chưng cất
-Dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau ra khỏi hỗn hợp
VD: nấu rượu: H2O (100oC); C2H5OH( sôi ở 78oC). Đun nóng hỗn hợp rượu và nước
rượu bay hơi trước, nước bay hơi sau.
2/ Phương pháp chiết:
-Chiết lỏng – lỏng: nhằm tách các chất lỏng không hòa tan vào nhau
Sử dụng phễu chiết:
VD: Benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước nổi lên trên  tách benzen ra
khỏi nước bằng pp chiết.
-Chiết lỏng – rắn: tách các chất hữu cơ có trong phần chất rắn nhờ dung môi thích
hợp.
VD: ngâm rượu thuốc: dùng dung môi là ancol etylic để hòa tan các chất hữu cơ có
trong thuốc (ở thể rắn).
3/ Phương pháp kết tinh:
- nhằm tách các chất rắn có độ tan khác nhau theo nhiệt độ.
III/ PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ:

VD: Cho các chất sau: CCl4; C2H6; C17H35COOH; C17H36; C15H32; CH3CHO;
CH3NH2; HCOOH; C2H5Cl. Có bao nhiêu chất là dx của hidrocacbon? 6 chất
IV/ CÁC LOẠI CÔNG THỨC BIỂU DIỄN HỢP CHẤT HỮU CƠ
Gồm: công thức tổng quát; công thức đơn giản nhất (công thức thực nghiệm), công
thức phân tử, công thức cấu tạo.
1/ Công thức tổng quát:
+ Cho biết thành phần nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ
VD: CxHy; CxHyOz, CxHyOzNt,….
VD2: Đốt cháy hợp chất hữu cơ A trong O2 thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO2
và H2O. Xđ CTTQ của chất A.
HD: Có CO2  A chứa C
Có H2O  A chứa H
Ngoài ra A có thể chứa thêm O, hoặc có thể ko chứa O
Vậy CTTQ của A là CxHyOz (x, y là số nguyên dương; z là số nguyên  0)
VD3: Đốt cháy hợp chất hữu cơ A trong không khí thu được sản phẩm cháy gồm
CO2 ; H2O và N2. Xđ CTTQ của chất A.
HD: có CO2  A có C; có H2O  A có H; Có N2  A có N và A có thể có O hoặc
không.
Vậy CTTQ của A là CxHyOzNt (x, y, t là số nguyên dương; z là số nguyên  0)
2/ Công thức đơn giản nhất hay công thức thực nghiệm:
VD: Glucozơ có CTPT là C6H12O6  CTĐGN: CH2O; CTTN: (CH2O)n
Axit axetic có CTPT là C2H4O2  CTĐGN: CH2O; CTTN: (CH2O)n
VD: CHất A có CTĐGN là CH3O ; CHTN là (CH3O)n
CTĐGN: cho biết tỉ lệ số nguyên tử của từng nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ.
VD: Đốt cháy 1 hidrocacbon A thu được số mol CO2 bằng số mol nước. Xcas định
CTĐGN của A.
HD: A chỉ có C và H  CTTQ là CxHy
CxHy + O2  xCO2 + y/2H2O
Do CO2= H2O  x = y/2  x : y = 1 : 2  CTĐGN của A là CH2; (CH2)n.
Làm nhanh:
CO2 : H2O = 1 : 1  C : H = 1 : 2  CTĐGN của A là CH2; (CH2)n
VD: Đốt cháy chất A chứa C; H; N thu được sản phẩm cháy gồm: 0,2 mol CO2;
0,15 mol H2O và 0,05 mol N2. Xác định CTĐGN của A.
HD: CTTQ của A là CxHyNz
Theo đề bài: n(CO2) = 0,2  n(C) = 0,2
Có n(H2O) = 0,15  n(H) = 0,3
Có n(N2) = 0,05  n(N) = 0,1
Tỉ lệ x : y : z = n(C) : n(H) : n(N) = 0,2 : 0,3 : 0,1 = 2 : 3 : 1
CTĐGN là C2H3N hay (C2H3N)n
VD: Đốt cháy 4,6 gam chất hữu cơ X thu được sản phẩm cháy gồm 0,2 mol CO2;
0,3 mol H2O. Xác định CTĐGN của X.
HD: n(C) = n(CO2) = 0,2; n(H) = 2n(H2O) = 0,6
X chứa C; H và có thể có O  m(X) = m(C) + m(H) + m(O)
m(O/X) = 4,6 – 0,2.12 – 0,6.1 = 1,6 gam  n(O) = 0,1
Vậy trong X có C : H : O = 0,2 : 0,6 : 0,1 = 2 : 6 : 1
CTĐGN của X là C2H6O
3/ Công thức phân tử
-Cho biết số lượng nguyên tử của từng nguyên tố tạo nên hchc
VD: CTPT của: Glucozơ: C6H12O6
Ax axetic: C2H4O2
Khí metan: CH4
Benzen: C6H6
Axetilen: C2H2
4/ Công thức cấu tạo
-Cho biết thứ tự liên kết, loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
VD: CTPT C2H4O2  CTCT: CH3 – COOH: ax axetic
HCOOCH3: metyl fomat
V/ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ
Gồm: phân tích định tính và phân tích định lượng.
1/ Phân tích định tính:
-Mục đích: nhằm xác định thành phần định tính của hợp chất hữu cơ (hợp chất hữu
cơ được tạo nên từ những nguyên tố nào?)  xđ CTTQ của hchc.
-Nguyên tắc: chuyển hợp chất hữu cơ thành hợp chất vô cơ đơn giản, dễ nhận biết,
sau đó, nhận biết các hợp chất vô cơ.
-Phương pháp:
a. Định tính cacbon và hidro.
-Đun nóng hỗn hợp gồm{Hợp chất hữu cơ + CuO }, rồi cho sản phẩm lần lượt đi
qua:
+ Bông tẩm CuSO4 khan (có màu trắng)
+ Bình đựng dung dịch Ca(OH)2

(ống nghiệm hơi chúc xuống để hơi nước thoát ra bị ngưng tụ ko rơi ngược trở lại
ống nghiệm gây vỡ,..)
-Hiện tượng:
+ Bông tẩm CuSO4 từ màu trắng chuyển màu xanh CuSO4.5H2O chứng tỏ hợp chất
hữu cơ có chứa H.
+ Bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có vẩn đục trắng chứng tỏ hợp chất hữu cơ có
chứa C.
b. Định tính nitơ:
-Đun nóng hợp chất hữu cơ (N) với H2SO4 đặc  (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + NaOH  khí NH3 (mùi khai, làm xanh quỳ tím ẩm)
c. Định tính Clo:
-Đốt cháy hchc chứa Cl, tạo ra HCl, nhận biết bằng AgNO3 do tạo kt trắng, bị phân
hủy thành Ag màu đen khi chiếu sáng
HCl + AgNO3  AgCl + HNO3
AgCl (chiếu sáng)  Ag (đen) + Cl2
d. Định tính oxi
-Khó định tính trực tiếp, mà oxi dựa chủ yếu bằng phương pháp gián tiếp thông qua
phân tích định lượng.
Tính m(O) = m(hchc) – m(các nguyên tố C; H; N;…)
Nếu m(O) = 0  ko có Oxi
Nếu m(O) > 0  có oxi.

You might also like