You are on page 1of 22

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN I

Câu 1: Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội? tại sao nói
sự ra đời của quân đội là một tất yếu, là vấn đề có tính quy luật trong đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam? Cho biết đội quân góp phần xây dựng và phát
triển kinh tế của đất nước ta hiện nay?
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội
-Khẳng định sự ra đời của quân đội là một tất yếu là vấn đề có tính quy
luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam
-Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân
-Khẳng định, quân đội ta từ dân mà ra, vì dân mà chiến đấu
-Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội là nguyên
tắc xây dựng quân đội kiểu mới, quân đội của giai cấp vô sản
-Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của quân đội:
Quân đội ta có ba chức năng: là đội quân chiến đấu, là đội quân công tác, là
đội quân sản xuất. Ba chức năng này phản ánh cả mặt đối nội, đối ngoại của quân
đội
+ Với tư cách là đội quân chiến đấu: quân đội ta sẵn sàng chiến đấu và chiến
đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ trật tự an
toàn xã hội, tham gia và cuộc tiến công địch trên mặt trận lí luận, chính trị - tư
tưởng, văn hóa
+ Là đội quân sản xuất: quân đội tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, xây
dựng kinh tế, góp phần xây dựng, phát triển đất nước, trong điều kiện hiện nay,
quân đội còn là lực lượng nồng cốt và xung kích trong xây dựng kinh tế - quốc
phòng ở các địa bàn chiến lược, nhất là ở biên giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa
16
còn nhiều khó khăn gian khổ và ở những địa bàn có những tình huống phức tạp
nảy sinh.
+ Là đội quân công tác: quân đội tham gia vận động quần chúng nhân dân
xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh, góp phần tăng cường sự đoàn kết
giữa Đảng với nhân dân, quân đội với nhân dân, giúp dân chống thiên tai, giải
quyết những khó khăn trong sản xuất và đời sống, tuyên truyền và vận động nhân
dân hiểu rõ và chấp hành đúng đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
Tại sao nói sự ra đời của quân đội là một tất yếu, là vấn đề có tính quy luật
trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam
Sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam không phải là sự ngẫu nhiên
trong lịch sử mà là tất yếu khách quan, kết quả của sự vận động có tính quy luật
trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam Trên cơ sở nắm vững và
vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam,
Hồ Chí Minh xác định, để xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng phải xây dựng
lực lượng chính trị của quần chúng, từ lực lượng chính trị mà phát triển thành lực
lượng quân sự, từ đấu tranh chính trị mà chuyển thành đấu tranh quân sự.Mục tiêu
của cuộc cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Cho nên
nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam là khi giành được chính quyền phải giữ
chính quyền, giành được độc lập dân tộc phải luôn cảnh giác để giữ vững nền độc
lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, cho nên quân đội luôn giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp đấu
tranh, bảo vệ Tổ quốc. Do đó, quân đội ta ra đời phù hợp với quy luật khách quan,
xuất phát từ chính nhu cầu, đòi hỏi do thực tiễn đấu tranh cách mạng của quần
chúng, là kết quả từ quá trình phát triển của các tổ chức vũ trang của quần chúng.
Quá trình ra đời và phát triển của Quân đội đi từ xây dựng các đội du kích, đội tự
vệ đến xây dựng đội quân chủ lực luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Cho biết đội quân góp phần xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước ta hiện
nay
Trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,
bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, Quân đội tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện
có hiệu quả nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng,
an ninh bằng hình thức, biện pháp phù hợp, đúng mục tiêu, định hướng của Đảng,
pháp luật của Nhà nước
Câu 2: Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam? Những đặc điểm
chính xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân? Tại sao nói giữ vững và tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân là
nguyên tắc cơ bản nhất? Theo anh (chị), Việt Nam cần làm gì để xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân ngày càng vững mạnh?
Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là:
-Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
-Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng…
-Cùng toàn dân xây dựng đất nước
-Là lực lượng nòng cốt trong khởi nghĩa giành chính quyền, xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, an ninh nhân dân và chiến tranh nhân dân.
Đặc điểm chính xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân:
- Cả nước đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa, trong khi chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá ta
quyết liệt.
- Xây dựng lực lượng vũ trang nhăn dân trong điều kiện quốc tế đã thay đổi, có
nhiều diễn biến phức tạp.
- Sự nghiệp đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đất nước ta bước sang thời
kì đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế thế giới toàn diện
hơn
Thực trạng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
-Về chất lượng chính trị : Trên thực tế, trình độ lí luận, tính nhạy bén, sắc
sảo và bản lĩnh chính trị của không ít cán bộ, chiến sĩ ta chưa tương xứng với vị
trí, yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa.
35
- Về khả năng chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ
trang nhân dân còn có những mặt hạn chế, chưa đáp ứng được các tình huống
phức tạp (nếu xảy ra). Công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ còn có những nội dung
bất cập, chưa thật sát nhiệm vụ và năng lực thực hành theo cương vị đảm nhiệm.
- Về trình độ chính quy của quân đội và công an chưa đáp ứng được yêu cầu
tác chiến hiện đại và chưa tương xứng với công tác xây dựng. Chấp hành kỉ luật
của một bộ phận lực lượng vũ trang còn chuyển biến chậm, vẫn để xảy ra những
vụ việc, ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang.
- Về trang bị của lực lượng vũ trang còn lạc hậu và thiếu đồng bộ.
- Vấn đề nghiên cứu phát triển hoàn thiện nền khoa học nghệ thuật quân sự
Việt Nam trong thời kì mới cần được tổ chức một cách khoa học, phối hợp chặt
chẽ giữa viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và thực tiễn...
Tại sao nói giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với lực lượng vũ trang nhân dân là nguyên tắc cơ bản nhất?
 Đảng cộng sản Việt Nam độc tôn duy nhất nắm quyền lãnh đạo lực lượng vũ trang
nhân dân theo nguyên tắc “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”, Đảng không nhường
hoặc chia sẻ quyền lãnh đạo cho bất cứ giai cấp, lực lượng, tổ chức nào. Đảng có
hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, lãnh đạo mọihoạt động lực lượng vũ
trang.
Đảng lãnh đạo trên mọi hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân trên tất
cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức…cả trong xây dựng và chiến đấu.
-Là quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng LLVT nhân dân sự lãnh
đạo của Đảng đối với LLVT sẽ quyết định bản chất cách mạng, mục tiêu, phương
hướng chiến đấu, đường lối tổ chức và cơ chế hoạt động, bảo đảm nắm chắc quân
đội trong mọi tình huống.Thực tiễn cách mạng Việt Nam qua mấy chục năm qua
đã chứng minh điều đó.
Việt Nam cần làm gì để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng vững
mạnh?
-Tổ chức lực lượng chủ lực phải gọn, mạnh, cơ động, có sức chiến đấu cao.
Có số lượng phù hợp, chất lượng cao, phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa
phương, khu vực và cả nước.
-Nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục, xây dựng và phát triển khoa học
quân sự, khoa học công an.
-Từng bước giải quyết yêu cầu vũ khí, trang bị kĩ thuật của lực lượng vũ trang
nhân dân.
-Xây dựng dội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang nhân dân có phẩm chất năng
lực tốt.
-Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với
lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 3: Nêu những nội dung chính về kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng
cường củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở nước ta? Trình bày nội dung kết
hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong
thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc ? Liên hệ thực tiễn?
- Nội dung phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng an ninh trong lĩnh vực
đối ngoại :
1. Kết hợp trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
2. Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường cũng cố quốc phòng an ninh
trong phát triển các vùng lãnh thỗ.
3. Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường cũng cố quốc phòng an ninh
trong các nghành lĩnh vực kih tế chủ yếu.
4. kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh
trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
5. Kết hợp hoạt động đối ngoại.
+ Liên hệ thực tiễn: Xác định rõ vai trò của hoạt động đối ngoại, xác định chủ mới
trong xây dựng nền ngoại giao và đội ngủ cán bộ đối ngoại, chủ động tích cực hội
nhập quốc tế toàn diện sâu rộng, chủ động tích cực đóng góp các hoạt động quốc
tế.
- Trình bày nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố
quốc phòng, an ninh trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc ?
Liên hệ thực tiễn?
+ Tỗ chức biên chế và bố trí lực lượng vũ trang phải phù hợp với điều kiện kinh tế
và nhu cầu phòng thủ đất nước
+ Sử dụng tiết kiệm hiệu quả nhân lực tài chính cơ sở vật chất kĩ thuật trong huấn
luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu lực lượng vũ trang.
+ Khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của quân đội công an cho phát triển
kinh tế xã hội.
+ Phát huy tốt vai trò tham mưu của các cơ quan quân sự công an các cấp trong
việc thẫm định đánh giá các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư có vốn nước ngoài.
-Liên hệ thực tiển: Trong hoàn thiện các chính sách phân phối thu nhập, lĩnh vực
văn hóa - xã hội, Nhà nước chủ động giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế với thực hiện công bằng xã hội. Chính sách phát triển khoa học - công nghệ và
môi trường không chỉ nhằm nâng cao trình độ công nghệ, cải thiện năng suất lao
động mà còn ưu tiên cho các mục tiêu hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng quân
đội và công an, đặc biệt là trình độ phòng vệ quốc gia trước các nguy cơ an ninh
truyền thống và phi truyền thống (chiến tranh mạng, vũ khí sinh học, hóa học, ô
nhiễm môi trường...
Câu 4: Lãnh thổ quốc gia là gì? Trình bày các vùng thuộc lãnh thổ quốc gia
Việt Nam và cho biết quan điểm của Đảng, nhà nước về biển đảo? Liên hệ
thực tiễn?
- Lãnh thỗ quốc gia là : là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc
gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia.
-Lãnh thổ quốc gia Việt Nam vùng đất quốc gia vùng biễn quốc gia( nội thủy và
lãnh hãi), vùng trời quốc gia, ngoài ra còn lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
-Quan điểm nhà nước và Đãng :
- Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bảo vệ chủ quyền
biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập,
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển của Tổ quốc.
- Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc
phòng - an ninh để quản lý, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn liền với tăng cường quốc phòng- an ninh
trên biển; tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh
nhân dân vững chắc trên biển, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là
lực lượng hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng và dân quân, tự vệ biển, đủ
sức làm nòng cốt trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển quốc gia.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nguồn lực trong nước
với nguồn lực từ bên ngoài, thông qua hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó,
nguồn lực trong nước là nhân tố quyết định, thực hiện vừa hợp tác vừa đấu tranh,
giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo, để phát triển kinh
tế biển và bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển.
- Đối với các tranh chấp trên Biển Đông, chủ trương nhất quán của Việt Nam là
các bên tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải
quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hoà bình trên cơ sở tôn trọng độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước
về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC), nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích
chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình,
hợp tác và phát triển.
Liên hệ thực tiễn :
- Xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm,
trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia trong khu vực mạnh về kinh tế
biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.
- Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình
trên cơ sở luật pháp quốc tế
- Thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng. Đối ngoại quốc phòng là vấn đề
quan trọng diễn ra chủ yếu trong thời bình và cả khi có tình huống chiến tranh,
thực hiện tốt vấn đề này góp phần vừa giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ, hòa bình, ổn định trên Biển Đông, vừa duy trì sự ổn định chính trị - xã hội
trong nước và môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế.
Câu 5: Những yếu tố cơ bản tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh
giặc của ông cha ta? Để tạo sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù giành
thắng lợi trong cuộc chiến tranh ông cha ta đã kết hợp chặt chẽ giữa các mặt
trận nào? Nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta là
gì?
Những yếu tố cơ bản tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc của
ông cha ta?
- Về địa lí: Nhà nước Văn Lang trước kia, nhà nước Việt Nam ngày nay có vị trí
chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Nam á và biển Đông, có hệ thống giao
thông đường bộ, đường biển, đường sông, đường không, bảo đảm giao lưu trong
khu vực Châu á và thế giới thuận lợi. Đã từ lâu, nhiều kẻ thù luôn nhòm ngó, đe
doạ và tiến công xâm lược. Để bảo vệ đất nước, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc,
cha ông ta đã đoàn kết và phát huy tối đa ưu thế của địa hình để lập thế trận đánh
giặc.
- Về kinh tế: Kinh tế nước ta là tự cung, tự cấp, sản xuất nông nghiệp là chính,
trong đó trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu, trình độ canh tác thấp. Trong quá trình
phát triển, tổ tiên ta đã kết hợp chặt chẽ tư tưởng dựng nước phải đi đôi với giữ
nước, thực hiện nhiều kế sách như "phú quốc, binh cường", "ngụ binh ư
nông"...Tích cực phát triển sản xuất, chăn nuôi để ổn định, nâng cao đời sống của
nhân dân, đồng thời, phát huy tính sáng tạo trong lao động, tự tạo ra vũ khí để
chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Về chính trị, văn hoá - xã hội: Nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung
sống hoà thuận, đoàn kết. 59 Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã
sớm xây dựng được nhà nước, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội để
cùng toàn dân đánh giặc, xây dựng được nền văn hoá mang bản sắc Việt Nam. Đất
nước bao gồm làng, xã, thôn, bản và có nhiều dân tộc cùng chung sống. Mỗi dân
tộc, làng, xã có phong tục, tập quán riêng, tạo nên nét đặc sắc văn hoá dân tộc Việt
Nam. Trong quá trình đó, dân tộc ta đã xây dựng được nền văn hoá truyền thống :
Đoàn kết, yêu nước, thương nòi, sống hoà thuận, thuỷ chung; lao động cần cù sáng
tạo, đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất.
Để tạo sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù giành thắng lợi trong cuộc chiến
tranh ông cha ta đã kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận nào?
-Chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi quốc gia trong tham chiến.
Trong chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã biết kết hợp chặt chẽ các mặt trận
nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù. Mỗi mặt trận có vị trí, tác
dụng khác nhau, nhưng cùng thống nhất ở mục đích tạo ra sức mạnh để giành
thắng lợi trong chiến tranh.
-Mặt trận chính trị nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân, quy tụ sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự.
- Mặt trận quân sự là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực, phá huỷ
phương tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực tiếp của chiến tranh, tạo
đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.
- Mặt trận ngoại giao có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân dân
ta, phân hoá, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Mặt khác, mặt trận ngoại
giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo ra thế có lợi để kết thúc chiến tranh
càng sớm càng tốt. Điển hình: Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã mở "Hội thề Đông Quan",
cấp ngựa, thuyền, lương thảo cho hàng binh nhà Minh về nước trong danh dự, để
muôn đời dập tắc chiến tranh.
-Mặt trận binh vận để vận động làm tan dã hàng ngũ của giặc, góp phần quan
trọng để hạn chế thấp nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh.
Nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta là gì?
-Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Đây là nét
đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta, khi dân tộc ta luôn phải
chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn hơn nhiều lần.
Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là sản
phẩm của lấy "thế" thắng "lực". Quy luật của chiến tranh là mạnh được, yếu thua,
nhưng từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, cha ông ta đã sớm xác định đúng
về sức mạnh trong chiến tranh, đó là : sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ
không thuần tuý là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi bên tham
chiến.
-Để chống lại 30 vạn quân xâm lược Tống (1077), nhà Lí trong khi chỉ có khoảng
10 van quân, Lí Thường Kiệt đã tận dụng được ưu thế địa hình và các yếu tố khác
để tạo ra sức mạnh hơn địch và đánh thắng địch.
-Thời nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên - Mông, lần thứ 2 là
60 vạn, lần 3 là khoảng 50 vạn. Nhà Trần đã "lấy đoản binh để chế trường trận",
hạn chế sức mạnh của giặc, để đánh thắng giặc.
-Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn, quân số lúc cao nhất có khoảng 10 vạn, nhưng đã
đánh thắng 80 vạn quân Minh xâm lược. Vì Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã vận dụng
"tránh thế ban mai, đánh lúc chiều tà" và vận dụng cách đánh "vây thành để diệt
viện".
-Trong cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh xâm lược, nhà Tây Sơn có
khoảng 10 vạn quân, nhưng đã đánh thắng 29 vạn quân xâm lược và quân bán
nước Lê Chiêu Thống vì Nguyễn Huệ đã dùng lối đánh táo bạo, thần tốc, bất ngờ

Câu 6: Cho biết những nhiệm vụ cơ bản của lực lượng vũ trang quần chúng?
Tại sao phải xây dựng lực lượng này theo hướng vững mạnh, rộng khắp, coi
trọng chất lượng là chính? Thực tiễn lực lượng này hoạt động ở tại địa
phương anh (chị) ra sao?
Cho biết những nhiệm vụ cơ bản của lực lượng vũ trang quần chúng?
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu để bảo vệ địa phương,
cơ sở; phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và lực
lượng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ quyền, quyền chủ
quyền trên các vùng biển Việt Nam.
- Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng
khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng
thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền,
bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,
tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trường và
nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây
dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phương, cơ sở.
- Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tại sao phải xây dựng lực lượng này theo hướng vững mạnh, rộng khắp, coi
trọng chất lượng là chính?
Xây dựng dân quân tự vệ theo hướng “vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất
lượng là chính”.
- Vững mạnh : Được thể hiện là chất lượng phải toàn diện cả về chính trị tư
tưởng, tổ chức, trình độ chính trị, quân sự và chuyên môn nghiệp vụ, biên chế
trang bị hợp lí, thống nhất, có kỷ luật nghiêm, cơ động nhanh sẵn sàng chiến đấu
tốt. Mỗi tổ chức dân quân tự vệ phải luôn vững vàng.
- Rộng khắp: Lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng ở hầu hết các làng,
bản, xóm, ấp xã, phường, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, ở đâu có tổ chức
Đảng, chính quyền và có dân, đều phải tổ chức dân quân tự vệ, kể cả các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Trường hợp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không
đủ điều kiện (không có tổ chức Đảng) tổ chức dân quân tự vệ nếu có yêu cầu thì
giám đốc doanh nghiệp đề nghị và được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố trực
thuộc trung ương) đồng ý thì công dân được tham gia dân quân tự vệ ở địa phương
(nơi cư trú). Giám đốc doanh nghiệp phải bảo đảm thời gian và tạo điều kiện cho
công nhân tham gia dân quân tự vệ hoạt động.
- Coi trọng chất lượng là chính: Chỉ tuyển chọn đưa vào đội ngũ những công
dân có lí lịch rõ ràng, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, có phẩm chất chính
trị, đạo đức tốt, chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
Nhà nước, các quy định ở địa phương, có sức khoẻ phù hợp.
- Vai trò Dân quân tự vệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Dân quân tự vệ và du kích
là lực lượng của toàn dân tộc, là lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc.
Vô luận kẻ thù nào dù hung bạo đến đâu hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó
thì địch nào cũng phải tan rã”. Trong tình hình hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa, chúng ta phải đối phó âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "Diễn biến
hoà bình”, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng chiến đấu chống mọi tình huống chiến tranh
xâm lược của các thế lực thù địch.
Lực lượng dân quân tự vệ là một trong những công cụ để bảo vệ độc lập chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng và
tài sản của Nhà nước và nhân dân tại địa phương, cơ sở.

Thực tiễn lực lượng này hoạt động ở tại địa phương anh (chị) ra sao?
- Ngày nay, ở mỗi tại địa phương lực lượng dân quân tự vệ được phân bố rộng
rãi. Hầu hết mọi người đều trang bị được cho mình những kĩ năng chuyên
môn. Khi xảy ra sự cố, các dân quân tự vệ luôn sẵn sang có mặt nhanh nhất
để giải quyết vấn đề.
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN II
Câu 1: Anh (chị) hiểu như thế nào về nội dung của chiến lược “Diễn biến hòa
bình”? Để Phòng, chống chiến lược “Diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ ở Việt
Nam hiện nay cần thực hiện những giải pháp nào? Liên hệ thực tiễn phòng, chống
chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ tại địa phương hiện nay?
Nội dung của chiến lược “Diễn biến hòa bình”
- Kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội,
đối ngoại, an ninh,... để phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ
nghĩa.
- Kích động các mâu thuẫn trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối
lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, sắc tộc, khuyến
khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên về chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu
tranh giai cấp trong nhân dân lao động.
- Coi trọng khích lệ lối sống tư sản và từng bước làm phai nhạt mục tiêu, lí
tưởng xã hội chủ nghĩa ở một bộ phận sinh viên.
- Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước
xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước
chuyển hoá và thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo chủ nghĩa
tư bản.
Để Phòng, chống chiến lược “Diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ ở Việt Nam
hiện nay cần thực hiện những giải pháp nào
-Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng
xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế.
-Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch,
nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ.
-Xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc cho toàn dân.
-Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt
-Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh
-Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống "diễn biến
hoà bình", bạo loạn lật đổ của địch.
-Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm
lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động.
Liên hệ thực tiễn phòng, chống chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật
đổ tại địa phương hiện nay?
-Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho thế hệ
trẻ ở Nhà trường, địa phương về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh,  đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; nhận diện rõ âm mưu, thủ
đoạn, hành động chống phá của các thế lực thù địch, phản động thông qua “diễn
biến hòa bình
-Xây dựng môi trường văn hoá quân sự trong sạch, lành mạnh ở các cơ quan, khoa
giáo viên, tiểu đoàn học viên để thế hệ trẻ trong Nhà trường học tập, tu dưỡng và
rèn luyện tốt
-Kiên quyết lên án, tránh xa những hoạt động lôi kéo, phản động hay những thông
tin trái ngược với những lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Các tin tức bịa đặt sai trái phải gạt bỏ, đồng thời hướng dẫn cho người thân
tránh xa và không bị các thế lực thù địch dụ dỗ và lôi kéo.
-Luôn nâng cao kiến thức và cập nhật thông tin, thời sự chính trị để nâng cao “sức
đề kháng” với diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Lên
án và quyết đấu tranh với các luận điệu sai trái, xuyên tạc và lợi dụng kẽ hở của xã
hội và Nhà nước để chống phá
-Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, tham gia tích cực vào các hoạt động
tình nguyện để giúp đỡ và tuyên truyền ý thức tự giác, kỷ luật và xây dựng đất
nước văn minh, giàu đẹp hơn
Câu 2: Theo anh (Chị) dân tộc được hiểu là như thế nào? Các thế lực thù địch sử
dụng thủ đoạn nào về vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam? Bản thân
sẽ làm gì để góp phần tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện
nay?
Dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một quốc gia,
trên cơ cở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ truyền
thống, văn hoá, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc. Khái
niệm được hiểu:
-Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ) để giao
tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hóa
vật chất, văn hoá tinh thần tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc.
- Dân tộc được hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc, là một cộng đồng
chính trị - xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ
chung, như: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa…
Các thế lực thù địch sử dụng thủ đoạn nào về vấn đề dân tộc để chống phá cách
mạng Việt Nam:
- Một là, chúng tìm mọi cách xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, mà trực tiếp là quan
điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Chúng lợi dụng những
thiếu sót, sai lầm trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo để gây mâu thuẫn,
tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
- Hai là, chúng lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư
tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, li khai; kích động, chia rẽ quan hệ lương -
giáo và giữa các tôn giáo hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
- Ba là, chúng tập trung phá hoại các cơ sở kinh tế - xã hội; mua chuộc, lôi kéo, ép
buộc đồng bào các dân tộc, tôn giáo chống đối chính quyền, vượt biên trái phép,
gây mất ổn định chính trị - xã hội, bạo loạn, tạo các điểm nóng để vu khống Việt
Nam đàn áp các dân tộc, các tôn giáo vi
phạm dân chủ, nhân quyền để cô lập, làm suy yếu cách mạng Việt Nam.
- Bốn là, chúng tìm mọi cách để xây dựng, nuôi dưỡng các tổ chức phản
động người Việt Nam ở nước ngoài; tập hợp, tài trợ, chỉ đạo lực lượng phản
độngtrong các dân tộc, các tôn giáo ở trong nước hoạt động chống phá cách mạng
ViệtNam như: truyền đạo trái phép để “tôn giáo hoá” các vùng dân tộc, lôi kéo,
tranhgiành đồng bào dân tộc, gây đối trọng với Đảng, chính quyền. Điển hình là
các vụbạo loạn ở Tây Nguyên năm 2001, 2004, việc truyền đạo Tin Lành trái phép
vàocác vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên.
Bản thân em sẽ làm gì những việc để góp phần tăng cường xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc hiện nay:
- Sống ᴄһínһ trựᴄ, trung tһựᴄ, dám đứng lên làm ᴄһứng, bảo ᴠệ ᴄһo nһững điều
đúng đắn, bảo ᴠệ đường lối ᴄһínһ ѕáᴄһ, quan niệm ᴄủa Đảng Cộng Sản. Luôn уêu
tһương người kһó kһăn һơn mìnһ, ѕống ngaу tһẳng, kһiêm tốn trong mọi ᴠiệᴄ.
- Tuyên truyền mọi người sống phải biết đoàn kết lẫn nhau, luôn luôn có niềm tin
vững vàng về đường lối xây dựng của Đảng và nhà nước.
-Luôn trau dồi, học hỏi, học tập và rèn luyện theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về
cách mạng Đảng cũng như về sự nghiệp của thanh niên Việt Nam.
-Luôn trung thành tuyệt đối với Đảng và Nhà nước sáng suốt trong việc chọn lọc
thông tin. Không để bản thân sa lầy vàonhững hội phản động, lôi kéo lối sống thực
dụng
-Tham gia vào các hoạt động tình nguyện giúp đỡ, tuyên truyền ý thức tự giác, kỷ
luật nhằm đẩy mạnh trong công tác xây dựng Đảng ta
-Tuyên truyền đường lối chính sách,pháp luật của Đảng, của nhà nư đếnquần
chúng nhân dân.
Câu 3: Anh (chị) hiểu như thế nào về hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
người khác? Để phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm thì thực
hiện những phương hướng nào? Qua đó liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong
phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm và thực tiễn tại địa phương
hiện nay? (5.0 điểm).
Anh (chị) hiểu như thế nào về hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
người khác?
-Danh dự, nhân phẩm của con người là những yếu tố về tinh thần, bao gồm
phẩm giá, giá trị, sự tôn trọng, tình cảm yêu mến của những người xung quanh,
của xã hội đối với người đó. Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con
người là làm cho người đó bị xúc phạm, tổn thương về tinh thần và xấu hổ đối với
những người xung quanh, người trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã
hội tùy thuộc vào vị thế, vai trò và nhiệm vụ, tuổi tác của người đó và mức độ của
hành vi phạm tội.
Để phòng, chống tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm thì thực hiện những
phương hướng nào
+ Hướng thứ nhất : Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện
tượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội và
phạm tội cụ thể. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài.
+ Hướng thứ hai : Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội phạm
xảy ra. Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế
những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn tồn tại, hoạt
động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm knuyết nên tội phạm vẫn xảy
ra. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện, điều
tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội trở thành người công dân
lương thiện.
- Trách nhiệm của sinh viên
Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật và nội dung cơ
bản nhất về phòng ngừa tội phạm. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi người.
Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của nhà trường trong lĩnh
vực học tập, sinh hoạt tập thể.
Trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm, tham gia vào các tổ
chức thanh niên xung kích tiến hành tuần tra, kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự
trong khu vực trường, lớp; phát hiện các hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh trong
trường, lóp ; các quan hệ nam nữ không lành mạnh, các hành vi nghi vấn nghiện
ma tuý, cờ bạc, chơi lô đề, cá cược bóng đá... có thể dẫn đến tội phạm nói chung
và tội phạm danh dự, tính mạng.
Khi có vụ phạm tội xảy ra trong khu vực trường, lóp phát hiện và cung cấp
cho cơ quan chức năng những thông tin có liên quan đến vụ việc phạm tội, người
phạm tội; tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi người mà có thể tham gia cộng
tác giúp đỡ lực lượng công an một cách công khai hay bí mật.

Thực tiễn địa phương


- Tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình
thức và sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
- Các ban ngành, đoàn thể có liên quan (Công an, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,
Hội Cựu chiến binh, Ban Văn hóa - Thông tin...) có kế hoạch cụ thể và thường
xuyên triển khai thực hiện đồng bộ về công tác tuyên truyền giáo dục để chủ động
phòng, ngừa tội phạm xảy ra. Xây dựng, nhân rộng mô hình hòa giải, giải quyết
các xung đột ngay từ khi mới phát sinh.
- Tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, thường xuyên kiểm tra,
nắm tình hình trong quần chúng nhân dân, kịp thời phát hiện những mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dân và các băng ổ nhóm tội phạm để có biện pháp ngăn chặn kịp
thời tội phạm xảy ra.
- Thông báo kịp thời các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố để cơ
quan pháp luật trên địa bàn thụ lý, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh,
kịp thời nhằm răn đe phòng ngừa tội phạm.
- Chủ động phát hiện những sơ hở, thiếu sót, kịp thời kiến nghị khắc phục để công
tác quản lý nhà nước tại địa phương ngày càng được nâng cao và quản lý chặt chẽ
hơn.
Câu 4: Theo Anh (chị) pháp luật bảo vệ môi trường có vai trò như thế nào? Để
phòng, chống chung vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì cần thực hiện
những biện pháp gì? Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống vi phạm
pháp luật về môi trường và thực tiễn tại địa phương hiện nay?
Vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường:
-Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Môi
trường bị hủy hoại chủ yếu là do sự “tác động quá mức” của con người đối với
các thành phần cấu tạo nên môi trường tự nhiên. Chính con người trong quá trình
khai thác các yếu tố (thành phần) của môi trường đã làm mất sự cân bằng sinh
thái, gây ô nhiễm, suy thoái thậm chí hủy hoại môi trường. Vì vậy, muốn bảo vệ
môi trường trước hết phải tác động đến con người bằng những chế tài nhất định.
Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con
người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Vai trò của pháp luật
trong bảo vệ môi trường được thể hiện qua những khía cạnh sau:
- Pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi
khai thác và sử dụng các yếu tố (thành phần) của môi trường.
Môi trường vừa là điều kiện sống, vừa là đối tượng tác động hàng ngày của
con người. Sự tác động đó làm thay đổi rất nhiều hiện trạng của môi trường theo
chiều hướng làm suy thoái môi trường, chính vì lý do đó mà con người cần phải
có ý thức trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng các yếu tố (thành phần) của
môi trường có tính định hướng. Pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết các hành
vi của các thành viên trong xã hội có tác dụng rất to lớn trong việc định hướng
quá trình khai thác và sử dụng môi trường. Các chế định hay điều luật cụ thể quy
định những quy tắc xử sự buộc mỗi cá nhân, tổ chức phải tuân theo những quy
định đó.
- Pháp luật xây dựng hệ thống các quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn môi
trường để bảo vệ môi trường.
Các quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn môi trường này thực chất là những
quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật (dựa trên các thông số môi trường cụ thể đất, nước,
không khí,…) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bằng các văn bản
pháp lý nên chúng trở thành tiêu chuẩn pháp lý (có tính bắt buộc áp dụng) mà các
cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng
các yếu tố (thành phần) của môi trường. Các quy chuẩn môi trường, tiêu chuẩn
môi trường là cơ sở pháp lý cho việc xác định có vi phạm pháp luật về môi trường
hay không, đồng thời cũng là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi cụ thể về môi trường.
- Phát luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính, dân sự buộc
các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đòi hòi pháp luật trong
việc khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường.
Việc xây dựng và đưa ra các tiêu chuẩn để định hướng quá trình khai thác,
sử dụng các thành phần của môi trường có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, trong
thực tế không phải tất cả các quy tắc, các tiêu chuẩn được quy định đều được tuân
thủ một cách nghiêm túc và triệt để. Quá trình tham gia khai thác, sử dụng các
thành phần của môi trường, con người thường có xu hướng vi phạm vào các tiêu
chuẩn đó ở các mức độ khác nhau, tùy theo tính chất mức độ nhưng có xu hướng
ngày càng đa dạng về hành vi, nghiêm trọng về hậu quả tác hại. nếu ở đó có sự
hiện diện mâu thuẫn giữa nhu cầu bức bách của cuộc sống và yêu cầu bảo vệ môi
trường.
Tuy nhiên, bằng các chế tài hình sự, hành chính, dân sự, kinh tế.. pháp luật
đã tác động đến những hành vi vi phạm. Các chế tài này hoặc cách ly những kẻ vi
phạm nguy hiểm ra khỏi đời sống xã hội (tội phạm) hoặc bị áp dụng những hậu
quả vật chất, tinh thần đối với họ. Những chế tài này được sử dụng trong lĩnh vực
BVMT vừa có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm vừa có tác dụng giáo dục
công dân tôn trọng pháp luật BVMT.
- Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là một công việc rất khó khăn và phức tạp, các thành phần
của môi trường rất phức tạp, có kết cấu đa dạng và phạm vi rộng mà một cơ quan,
tổ chức hay cá nhân không thể bảo vệ hoặc kiểm soát được mà đòi hỏi phải có
một hệ thống các cơ quan thích hợp. Pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc tạo
ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các tổ chức bảo vệ môi trường. Cụ thể là thông
qua pháp luật, Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ
chức trong công tác bảo vệ môi trường.
- Giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường.
Trong quá trình khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường thì giữa
các cá nhân, tổ chức có thể xảy ra những tranh chấp. Các tranh chấp đó có thể là
giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp; giữa cá nhân, doanh nghiệp
với Nhà nước…và pháp luật với tư cách là “hệ thống các quy phạm điều chỉnh
hành vi xử sự” sẽ giải quyết các tranh chấp đó trên cơ sở những quy định đã được
ban hành

- Các biện pháp phòng, chống chung:


+ Biện pháp tổ chức - hành chính: Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức các
cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường, các chủ thể tham gia bảo vệ môi trường,
nâng cao năng lực các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, đoàn
thể quần chúng và nhân dân trong bảo vệ môi trường; thể chế hoá đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường...;
+ Biện pháp kinh tế: Biện pháp này chủ yếu dùng các lợi ích vật chất để kích
thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, bảo vệ môi trường
và ngược lại xử lý, hạn chế lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm;
+ Biện pháp khoa học - công nghệ: Là ứng dụng các biện pháp khoa học
công nghệ vào giải quyết những vấn đề môi trường;
+ Biện pháp tuyên truyền, giáo dục: là giáo dục, tuyên truyền đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng
vào việc bảo vệ môi trường;
+ Biện pháp pháp luật là biện pháp xây dựng các quy phạm pháp luật và tổ
chức thực hiện, áp dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến
việc bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm của sinh viên
- Nắm vững các quy định của pháp luật phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường;
- Xây dựng ý thức trách nhiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường như
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên (nước, năng lượng,…);
- Tham ra tích cực trong các phong trào về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng văn hóa ứng xử, ý thức thức trách nhiệm với môi trường như
sống thân thiện với môi trường xung quanh; tích cực trồng cây xanh; hạn chế sử
dụng các phương tiện giao thông cá nhân để bảo vệ môi trường không khí; tham
gia thu gom rác thải tại nơi sinh sống và học tập

Thực tiễn địa phương

 (1) Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chủ trương, chính sách, pháp
luật về BVMT, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật nói
chung, bám sát thực tế và theo kịp tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của đất
nước, diễn biến nhanh và mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường. Thể chế hóa
kịp thời và tổ chức thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về BVMT; chú trọng nâng cao nhận thức và đề cao
trách nhiệm của các cấp, các ngành; tăng cường sự phối hợp, chặt chẽ, đồng bộ
giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương. Có các giải pháp phát huy hiệu
quả hoạt động của lực lượng cảnh sát môi trường. Bộ TN&MT chịu trách nhiệm
tổng thể về kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện đúng trách nhiệm của các cơ
quan có liên quan. (2) Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về
BVMT từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ BVMT ngày
càng lớn, phức tạp. Rà soát, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý, sắp xếp tổ
chức bộ máy, tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý môi trường
các cấp, nhất là ở các địa phương, ưu tiên cấp huyện, xã, bảo đảm tính thống nhất,
đồng bộ, xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở. Xây dựng cơ chế tham vấn, phối
hợp trong công tác bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cơ quan chuyên
môn về tài nguyên và môi trường ở địa phương.
(3) Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho BVMT, nhất là đầu tư xử lý
chất thải; xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy
thoái do trước đây để lại. Tăng chi ngân sách cho sự nghiệp BVMT, tập trung giải
quyết vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng kéo dài. Tăng cường vai trò điều phối,
phân bổ nguồn lực đầu tư, chi ngân sách cho hoạt động BVMT của cơ quan quản
lý nhà nước về BVMT. Các nguồn thu từ thuế, phí BVMT phải được đầu tư trở lại
cho các hoạt động BVMT. Có cơ chế thực hiện ký quỹ BVMT trước khi dự án đi
vào vận hành thử nghiệm đối với các dự án đầu tư lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường; thu hút mạnh đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành
công nghiệp, dịch vụ BVMT trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”,
“người hưởng lợi từ môi trường phải chi trả”.

   (4) Rà soát, chấn chỉnh, tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ,
biện pháp quản lý nhà nước về BVMT; sớm đưa các chế tài hình sự về môi trường
vào áp dụng; hoàn thành kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng trước năm 2020. Tổ chức đánh giá, xếp hạng công tác BVMT của
các địa phương từ năm 2017.

   (5) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển khoa học công nghệ về BVMT. Tiếp tục
quan tâm xây dựng các dự án ưu tiên về BVMT nhằm kêu gọi hỗ trợ từ nguồn vốn
ODA. Nghiên cứu, kiến nghị cơ chế cử cán bộ đại diện ngoại giao về môi trường
tại các nước nhằm tăng cường cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc
tế về BVMT.

   (6) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT,
tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng
hóa hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, các vùng miền; đẩy mạnh
xã hội hóa các hoạt động đào tạo, truyền thông về môi trường.

You might also like