You are on page 1of 30

Chương 2

Ô nhiễm môi trường


do sử dụng
nhiên liệu hóa thạch
1.
Hiệu ứng nhà kính
Chất khí gây hiệu ứng nhà kính có đặc điểm trong suốt đối
với ánh sáng trong vùng thấy được nhưng mờ đối với vùng
bước sóng hồng ngoại
Ban ngày bức xạ mặt trời phần lớn đến mặt đất xuyên qua
lớp khí quyển (có chứa chất khí gây hiệu ứng nhà kính)
Ban đêm mặt đất bức xạ ra không gian trong vùng hồng
ngoại. Bức xạ này bị chất khí gây hiệu ứng nhà kính chặn
lại.

Clip: Hiệu ứng nhà kính


Hiệu ứng nhà kính có những ứng dụng thiết trong cuộc sống:

- Máy nước nóng bằng năng lượng mặt trời

- Trồng trọt trong nhà kính


2
Các chất khí gây hiệu ứng nhà kính
Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4,
N2O, O3, các khí CFC. Trong hệ mặt trời, bầu khí quyển của
Sao Kim, Sao Hỏa và Titan cũng chứa các khí gây hiệu ứng
nhà kính.
Mặc dù Nito (78%), oxi (21%) và agon (0,93%) chiếm đến
99,93% thể tích của khi quyển Trái đất, nhưng vai trò điều
chỉnh nhiệt độ của bầu khí quyển lại do các chất khí gây hiệu
ứng nhà kính quyết định.
2
Tác động của biến đổi khí hậu
Trong lịch sử trái đất, nồng độ CO2 trong bầu khí quyển
tăng/giảm theo chu kỳ khoảng 100 nghìn năm.
Cùng với sự biến động CO2, nhiệt độ bầu khí quyển cũng
thay đổi
Nhiệt độ cực đại trong mỗi chu kỳ lớn hơn nhiệt độ thời kỳ
tiền công nghiệp khoảng 2 độ ứng với nồng độ CO2 trong
bầu khí quyển cao hơn 100ppmV.
Hiện nay nồng độ CO2 trong bầu khí quyển đã cao vượt mức
cao nhất trong 400 nghìn năm trở lại đây khoảng 100ppm
Nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển đã tăng hơn 1 độ so
với thời kỳ tiền công nghiệp.
Nhiệt độ bầu khí quyển tăng làm tăng mực nước biển:
do dãn nở nhiệt của nước đại dương: 1m/năm
tan băng phía tây Bắc cực: 6m
tan băng Greenland: 6m
tan băng Nam cực: 61m
Khi tất cả băng trên quả đất tan chảy cùng với dãn nở
nhiệt, mực nước biển có thể tăng lên đến 80m so với hiện
nay.
Clip: Tác động nước biển dâng
3.
Hành động của cộng đồng quốc tế
chống biến đổi khí hậu
- Hothouse Earth
Khi nhiệt độ bầu khí quyển tăng cao, hệ thống khí hậu sẽ
xảy ra kịch bản cực đoan "Hothouse Earth".
Khi đó nhiều tác động đồng thời xảy ra làm tăng nhiệt độ
bầu khí quyển chứ không riêng chất khí gây hiệu ứng nhà
kính.
Khi lớp băng vĩnh cửu hai cực sẽ tan ra đồng thời thải ra
thêm một lượng carbon không nhỏ vốn đang kẹt trong băng,
và từ đó khiến Trái đất nóng hơn nữa.
Lượng khí methane phát ra từ đáy đại dương, các vùng đất
kết cấu yếu, hoặc từ quá trình vi khuẩn tăng trưởng trong
nước biển làm gia tăng chất khí gây hiệu ứng nhà kính
Khi nhiệt độ bầu khí quyển chạm đến ngưỡng 2°C tăng thêm
thôi, chúng ta sẽ không bao giờ quay lại được nữa, mà rơi vào
một vòng lặp không lối thoát.
Lịch sử của Trái đất chưa từng rơi vào hoàn cảnh như vậy, và
theo nghiên cứu thì nó mang lại rủi ro đến cả hệ thống khí hậu
của hành tinh. Các quá trình bên lề sẽ khiến Trái đất nóng lên,
kể cả khi chúng ta không còn thải khí nhà kính nữa.
Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo rằng nhiệt độ Trái Đất chỉ
còn cách ngưỡng trạng thái 'hothouse' 2 độ C.
Trạng thái này làm một số khu vực của trái đất không còn
phù hợp để sinh sống. Nếu vượt ngưỡng 'Hothouse Earth'
thì nhiệt độ toàn cầu sẽ trở là cao nhất trong 1,2 triệu năm
qua.
Cam kết quốc tế COP21
Trước nguy cơ “Hothouse Earth” tại Hội nghị thượng đỉnh
toàn cầu về biến đổi khí hậu, Paris 2015 đã đưa ra cam kết
giữ nhiệt độ khí quyển không tăng quá 2 độ C vào cuối thế kỷ
này so với thời kỳ tiền công nghiệp và cố gắng không vượt
quá 1,5 độ C.
Để đạt được mục tiêu nay, kể từ năm 2020 mức phát thải
CO2 trên toàn thế giới phải bắt đầu giảm, tiến đến phát thải
CO2 bằng 0 vào năm 2050.
Đây là một thách thức rất lớn đối với mọi quốc gia và mọi nền
sản xuất trên toàn cầu.
Trong đó ngành giao thông vận tải sẽ chịu tác động mạnh
nhất
Đây là áp lực quan trọng buộc phải thay đổi cách tiếp cận
nguồn động lực ô tô

You might also like