You are on page 1of 250

SWAMI VIVEKANANDA

KARMA YOGA
CHƯƠNG 1
NGHIỆP TRONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NHÂN CÁCH

T ừ Karma bắt nguồn từ từ tiếng Phạn


Kri – làm, mọi hành động là Karma –
nghiệp. Từ này cũng có nghĩa là tác
động của hành động. Trong mối liên quan với
siêu hình học, nó đôi khi có nghĩa là những hậu
quả, tác động mà những hành động quá khứ của
ta là nguyên nhân. Nhưng trong cụm từ Karma
Yoga chúng ta chỉ đơn giản dùng từ Karma với
nghĩa làm việc.

Mục tiêu của nhân loại là hiểu biết. Đó là một


lí tưởng có trước chúng ta trong triết học Đông
phương. Lạc thú không phải mục tiêu của con
người, mà là hiểu biết. Lạc thú và hạnh phúc rồi
sẽ kết thúc. Thật sai lầm khi cho rằng lạc thú là
mục tiêu. Nguyên nhân của tất cả đau khổ trên
thế giới là con người ngu ngốc nghĩ rằng lạc thú
là lí tưởng để vươn tới. Sau một thời gian con
người nhận ra không phải hạnh phúc, mà là hiểu
biết mới là thứ anh ta nên hướng về, và cả khổ
đau lẫn hoan lạc đều là những người thầy vĩ đại,
và rằng anh ta học được nhiều từ sự dữ cũng như
sự lành.

Khi hoan lạc và nỗi đau lướt qua tâm hồn anh
ta, chúng để lại những bức tranh khác nhau và
kết quả của những dấu ấn cộng lại này là cái ta
gọi là “tính cách” con người. Nếu bạn lấy tính cách
của bất kì ai ra làm ví dụ, nó thực sự là tổng cộng
của những khuynh hướng, kĩ năng tự nhiên của
tâm trí anh ta; bạn sẽ nhận ra khổ đau và hạnh
phúc là những nhân tố ngang hàng trong việc
hình thành nên tính cách đó. Điều thiện điều ác
có phần ngang nhau trong việc tạo khuôn tính
cách, và trong nhiều trường hợp đau khổ là người
thầy tốt hơn hạnh phúc. Khi nghiên cứu những
nhân cách vĩ đại trên thế giới, tôi dám nói rằng,
phần lớn những trường hợp đó, bất hạnh tôi luyện
con người nhiều hơn hạnh phúc, nghèo khó dạy
người ta nhiều hơn giàu có, những đòn giáng làm
bật ra ngọn lửa nội tâm nhiều hơn lời khen ngợi.

Giờ hiểu biết này lại cũng hiển nhiên cố hữu


tồn tại trong con người. Không có hiểu biết nào
đến từ bên ngoài, tất cả đều từ bên trong. Những
gì chúng ta nói về một người “biết”, theo ngôn
ngữ chặt chẽ của tâm lí học, nên là những gì anh
ta “khám phá”, “vén màn”; những gì một người
“học được” thực sự là những gì anh ta “khám phá
ra”, bằng cách vén tấm màn che phủ kín linh hồn
của chính mình, nơi là suối nguồn của hiểu biết
bất tận.

Chúng ta nói Newton khám phá ra trọng lực.


Liệu nó có nằm đâu đó trong một góc đợi ông ấy
không? Nó ở trong tâm trí ông ấy, thời điểm đến và
ông ấy phát hiện ra. Tất cả những hiểu biết mà thế
giới từng nhận được đến từ tâm thức, thư viện vô
hạn của vũ trụ nằm trong tâm trí của chính bạn.
Thế giới bên ngoài chỉ đem lại đề xuất, là những
dịp thúc đẩy bạn tìm tòi trong tâm trí chính mình
nhưng đối tượng của nghiên cứu luôn là tâm trí
chính bạn. Ông ấy sắp xếp lại tất cả những đường
dẫn suy nghĩ trước kia trong tâm trí và phát hiện
ra một liên kết mới giữa chúng, cái mà chúng ta
gọi là lực hấp dẫn. Không phải quả táo hay bất cứ
thứ gì ở trung tâm trái đất.

Vì thế, tất cả những hiểu biết, vô thần hay tâm


linh, đều nằm trong tâm thức con người. Trong
nhiều trường hợp nó không được phát hiện ra mà
vẫn bị che phủ, và khi lớp màn dần dần vén lên,
chúng ta nói, “Chúng ta đang học tập”, và sự gia
tăng hiểu biết được tạo ra bởi sự gia tăng trong
quá trình vén bức màn này. Con người mà lớp màn
che này được vén lên là con người hiểu biết hơn,
con người mà bức màn này chưa được vén lên là
vô minh, con người mà lớp màn hoàn toàn bị lật
tung ra là người toàn giác hiện hữu vô hạn. Đã
từng có những người như thế và tôi tin vẫn còn
có nhiều thế hệ nữa trong những chu kì kế tiếp.
Như lửa trong viên đá lửa, hiểu biết tồn tại trong
tâm thức, gợi ý là sự ma sát làm tóe lên ngọn lửa.

Với tất cả những cảm xúc và hành động – nước


mắt và nụ cười, niềm vui và nỗi buồn, than khóc
và cười vui, nguyền rủa và chúc phúc, khen ngợi
và đổ lỗi – mỗi thứ ta có thể tìm thấy, nếu ta bình
tĩnh học về chính mình, đều được lôi ra từ bên
trong chúng ta bởi nhiều đòn giáng. Kết quả tạo
nên con người chúng ta là. Tất cả những cú đánh
này gom lại cùng nhau được gọi là Nghiệp – hành
động, việc làm. Mỗi đòn tâm trí và thể chất giáng
xuống linh hồn khiến lửa bắn ra từ nó, sức mạnh
và hiểu biết được khám phá ra từ đó chính là Ng-
hiệp khi sử dụng từ này ở nghĩa rộng nhất. Vì thế
chúng ta đang tạo nghiệp mọi lúc. Tôi đang nói
với bạn, đó là nghiệp. Bạn đang nghe: nó là ng-
hiệp. Chúng ta thở: đó là Nghiệp. Chúng ta bước
đi: Nghiệp. Mọi thứ chúng ta làm về mặt xác thân
hay tâm trí đều là Nghiệp, và nó để lại vết hằn lên
chúng ta.

Có những việc nhất định mà là tổng cộng của


một số lượng lớn những việc nhỏ hơn. Nếu chúng
ta đứng gần bờ biển và nghe những con sóng đập
vào bãi đá, chúng ta nghĩ thật là một tiếng động
lớn và chúng ta biết một con sóng thực sự được
tạo nên bởi hàng triệu những con sóng nhỏ. Mỗi
con sóng nhỏ tạo ra một tiếng động và chúng ta
không nghe được tiếng đó những khi toàn bộ âm
thanh hợp nhất chúng ta nghe thấy.

Tương tự, mỗi nhịp đập của trái tim là nó


đang làm việc. Có những loại công việc nhất định
chúng ta cảm thấy và chúng trở nên hữu hình
với ta, nhưng cùng lúc đó chúng là tổng cộng
của một số lượng những việc nhỏ. Nếu bạn thực
sự muốn phán xét tính cách của một con người,
đừng chỉ nhìn vào những trình diện tốt đẹp của
anh ta. Mọi tên ngốc đều trở thành anh hùng lúc
này hay lúc khác. Quan sát một người làm những
hành động thông thường nhất, vì chúng thực sự
là những thứ nói với bạn tính cách thực sự của
một người tuyệt vời. Những dịp trọng đại nâng
thậm chí cả những con người ở tầng thấp nhất
lên đủ cao để chạm tới sự tuyệt hảo, nhưng anh ta
chỉ là một người tuyệt vời đáng kính khi mà anh
ta tuyệt vời một cách đồng nhất ở mọi nơi anh ta
hiện diện.

Nghiệp trong tác động của nó lên tính cách


là sức mạnh to lớn nhất con người phải đối mặt.
Con người là một trung tâm năng lượng hấp thụ
tất cả những sức mạnh vũ trụ về phía anh ta, và
trong trung tâm này tất cả hợp nhất lại rồi tỏa ra
những làn sóng lớn. Trung tâm như thế là bản
thể con người – sức mạnh và hiện hữu vô hạn –
anh ta thu hút cả vũ trụ về phía mình. Tốt hay
xấu, hạnh phúc hay bất hạnh, tất cả đều chạy về
phía anh ta và bám quanh anh ta và từ chúng
anh ta tạo nên những khuynh hướng gọi là tính
cách và thể hiện nó ra ngoài. Anh ta có sức mạnh
thu hút mọi thứ, anh ta cũng có sức mạnh tỏa ra,
gửi đi mọi thứ từ trung tâm năng lượng bản thể
của mình.

Tất cả những hành động mà chúng ta nhìn


thấy trên thế giới, tất cả những phong trào và
chuyển biến trong xã hội loài người, tất cả những
công việc chúng ta có quanh mình, đều đơn giản
là sự trình diễn của những suy nghĩ, sự hiển lộ
của ý chí con người. Máy móc hay công cụ, thành
phố, tàu thuyền, hay tàu chiến, tất cả những thứ
này chỉ đơn giản là hiển lộ của ý chí con người,
và ý chí này được tạo nên bởi nhân cách, và nhân
cách được tạo nên bởi Nghiệp. Vì có Nghiệp nên
có sự sự hiển lộ của ý chí. Những con người với ý
chí vĩ đại mà thế giới từng có đều là những người
làm việc vĩ đại – những linh hồn vĩ đại có ý chí
đủ để xoay chuyển thế giới, ý chí mà họ có nhờ
công việc tận hiến từ đời này qua đời khác. Những
ý nguyện vĩ đại như của Phật hay Chúa Giê-su
không thể có được trong một kiếp vì chúng ta
biết cha của họ là ai.

Không ai biết cha của họ có từng nói một lời vì


lợi ích nhân loại hay không. Hàng triệu và hàng
triệu những thợ mộc như ngài Giô-sép đã ra đi và
hàng triệu người vẫn đang sống. Hàng triệu và
hàng triệu những tiểu vương tầm tầm như vua
cha của Phật đã và đang hiện diện trong thế giới
này. Nếu nó chỉ là trường hợp di truyền, làm sao
bạn giải thích về việc một hoàng tử tầm thường,
người mà có lẽ không được tuân phục bởi chính
người hầu của mình lại có thể có được người con
trai mà nửa thế giới tôn thờ? Làm sao bạn giải
thích liên quan giữa người thợ mộc và người
con trai mà hàng triệu người tôn thờ như Thiên
Chúa? Nó không thể lí giải bằng thuyết di truyền.
Ý nguyện vĩ đại mà Phật và Chúa thể hiện ra với
thế giới, nó đến từ đâu? Từ đâu mà có sự tích lũy
sức mạnh như thế? Hẳn phải từ nhiều kiếp, liên
tục phát triển lớn mạnh cho tới khi nó bung ra xã
hội trong hình hài Phật hay Chúa, thậm chí vẫn
còn ảnh hưởng đến tận ngày nay.

Tất cả những điều này được quyết định bởi


Nghiệp, việc làm. Không ai có thể có được thứ
gì nếu anh ta không kiếm lấy nó. Đó là một luật
vĩnh cửu. Chúng ta có thể đôi khi nghĩ nó không
phải là thế, nhưng trong dài hạn chúng ta sẽ được
thuyết phục bởi nó. Một người có thể đấu tranh
cả đời để giàu có, anh ta có thể lừa dối hàng ng-
hìn người nhưng anh ta nhận ra cuối cùng anh
ta không xứng đáng để giàu có và cuộc sống của
anh ta trở thành một gánh nặng và rắc rối với
anh ta. Chúng ta có thể tiếp tục vơ vét tích lũy
những thứ để hưởng thụ về mặt thể xác nhưng
chỉ những gì chúng ta kiếm lấy, giành được mới
thực sự là của chúng ta. Một tên ngốc có thể mua
mọi cuốn sách trên đời nhưng chúng sẽ ở trong
thư viện của anh ta, anh ta sẽ chỉ có thể đọc được
những thứ mà anh ta xứng đáng được đọc, và sự
xứng đáng này được tạo ra bởi Nghiệp. Nghiệp
của chúng ta quyết định những gì chúng ta xứng
đáng và những gì chúng ta có thể hấp thụ.

Chúng ta chịu trách nhiệm cho những gì


chúng ta là, và bất kể ta mong muốn bản thân
trở thành gì, chúng ta có sức mạnh khiến bản
thân trở nên như thế. Nếu những gì chúng ta là
bây giờ là kết quả của những hành động quá khứ,
nó có nghĩa là những gì chúng ta ước ta là trong
tương lai có thể xuất phát từ những hành động
hiện tại, nên chúng ta phải biết cách hành động.
Bạn sẽ nói, “Lợi lạc gì của việc học cách làm việc
đây? Mọi người đều làm việc theo cách này hay
cách khác trên thế giới này.” Nhưng có một thứ
làm tiêu hao đi năng lượng của chúng ta. Liên
quan đến Karma Yoga, kinh Gita nói làm việc với
sự thông tuệ và như một khoa học, biết cách làm
việc, một người có thể đạt được những kết quả vĩ
đại nhất. Bạn nên nhớ tất cả công việc đơn giản là
để lôi ra sức mạnh của tâm trí mà đã có sẵn ở đó,
để đánh thức linh hồn. Sức mạnh nằm trong mọi
người, hiểu biết cũng thế, những công việc khác
nhau như những đòn giáng khác nhau để lôi kéo
chúng ta, để đánh thức những người khổng lồ
bên trong ta thức dậy.

Con người làm việc với nhiều động cơ. Không


có việc nào không có động cơ. Vài người muốn
có danh tiếng, và họ làm vì danh tiếng. Số khác
muốn có tiền, và họ làm việc vì tiền. Những người
khác muốn có quyền lực và họ làm việc vì quyền
lực. Những người khác muốn đi lên thiên đường
và họ làm việc để lên thiên đường. Những người
khác muốn lưu danh sau khi chết, như ở Trung
Quốc, nơi mà không ai có được một danh hiệu cho
tới khi anh ta chết và đó là cách tốt hơn. Khi một
người làm việc gì đó rất tốt đẹp, họ trao danh hiệu
cao quý cho bố anh ta hay ông anh ta đã mất. Một
số làm việc vì thế. Một bộ phận người đi theo giáo
phái Mohammed nhất định làm việc để có một
ngôi mộ lớn được xây cho họ khi họ chết. Tôi biết
những giáo phái mà ngay khi một đứa trẻ được
sinh ra, một ngôi mộ được chuẩn bị cho nó và đó
là việc quan trọng nhất một người phải làm. Ngôi
mộ càng lớn càng đẹp thì anh ta càng được cho
là người tốt. Những người khác làm việc như một
sự hành xác chuộc tội, làm mọi thứ xấu xa rồi
dựng đền thờ, cúng dường tu sĩ để mua chuộc họ
và nhận được tấm hộ chiếu lên thiên đường. Họ
nghĩ kiểu làm phước này sẽ làm họ thanh sạch và
họ sẽ sạch tội. Đó là vài những mô típ khác nhau
để làm việc.

Làm việc vì bản thân công việc. Có những


người thực sự là muối của Trái đất ở mỗi quốc gia
và những người làm việc vì bản thân công việc,
người không quan tâm đến danh tiếng, tên tuổi
hay thậm chí lên thiên đường. Họ làm việc chỉ vì
lợi ích sẽ đến từ nó. Có những người đối xử tốt với
người nghèo và giúp nhân loại từ những động cơ
cao hơn bởi vì họ tin vào việc điều lành và yêu cái
thiện. Động cơ cho tên tuổi và danh tiếng hiếm
khi đem đến kết quả ngay lập tức, như một quy
tắc, chúng đến với chúng ta khi chúng ta đã già
và gần như đã hoàn thành xong mục đích ở đời.

Nếu một người làm việc mà không có động cơ


vị kỉ, liệu anh ta có đạt được cái gì không? Có, anh
ta đạt được điều cao nhất. Sự vô vị lợi đem lại lợi
lạc nhiều hơn, chỉ có những người không có kiên
nhẫn thực hành nó. Nó cũng đem lại lợi lạc nhiều
hơn từ cái nhìn về sức khỏe.

Tình yêu, sự thật và sự vô vị kỉ không chỉ là


những danh từ đạo đức để nói suông, chúng tạo
nên lí tưởng cao nhất của chúng ta, bởi vì trong
chúng chứa đựng sức mạnh của sự hiển lộ. Ban
đầu, một người có thể làm việc 5 ngày hay thậm
chí 5 phút mà không có động cơ vị kỉ gì hết, không
nghĩ đến tương lai, thiên đường, trừng phạt hay
bất cứ thứ gì kiểu thế, trong anh ta có khả năng
trở thành một người hùng về đạo đức. Thật khó
để làm thế, nhưng trong tận cùng trái tim chúng
ta biết giá trị của nó và lợi ích nó đem lại. Nó là
sự hiển lộ lớn nhất của sức mạnh – sự rèn giũa
lớn lao này, tự kiềm chế bản thân là một sự hiển
lộ của sức mạnh lớn hơn tất cả những hành động
bên ngoài. Một xe ngựa với bốn con ngựa có thể
lao xuống quả đồi không ai ghìm lại hoặc người
đánh xe có thể giữ cương chúng. Cái nào là sự
biểu hiện lớn hơn của sức mạnh, buông thả hay
giữ lấy?

Một viên đạn súng thần công bay qua không


trung đi một đoạn xa và rơi xuống. Quả khác bị
chặn đường bay vì đập vào tường, làm thổi bùng
lên sức nóng mãnh liệt. Tất cả những năng lượng
hướng ngoại kèm theo một động cơ vị kỉ đều bị
phung phí, nó sẽ không tạo ra sức mạnh quay về
với bạn; nhưng nếu nó được kiềm chế, nó sẽ dẫn
đến sự phát triển sức mạnh. Sự điều khiển bản
thân này sẽ có xu hướng tạo ra một ý chí mạnh
mẽ, một nhân cách mà tạo nên Đức Ki-tô hay Phật.

Những kẻ cuồng tín không biết bí mật này,


tuy thế lại muốn thống trị nhân loại. Thậm chí
một kẻ khờ có thể làm chủ toàn bộ thế giới nếu
anh ta làm việc và chờ đợi. Hãy để anh ta đợi vài
năm, kìm giữ lại ý tưởng điên rồ của thống trị, và
khi ý tưởng đó hoàn toàn biến mất, anh ta sẽ trở
thành một nguồn sức mạnh trong thế giới. Phần
lớn chúng ta không thể nhìn ra khỏi vài năm,
như vài loài vật không thể nhìn xa khỏi vài bước
chân. Chỉ một vòng tròn nhỏ hẹp – đó là thế giới
của chúng ta. Chúng ta không có kiên nhẫn để
nhìn xa hơn, vì thế trở nên vô đạo đức và ác độc.
Đây là sự yếu đuối của chúng ta, sự mất đi sức
mạnh.

Thậm chí những hình thức thấp nhất của


công việc cũng không nên bị ghét bỏ. Hãy để một
người không biết đến điều gì tốt hơn làm việc vì
mục đích ích kỉ, vì tên tuổi và danh tiếng, nhưng
mọi người nên luôn luôn cố gắng chạm tới những
động cơ cao hơn và thấu hiểu chúng. “Chúng ta
có quyền làm việc nhưng không có quyền với hoa
trái từ đó” : Hãy để yên hoa trái ở đó. Vì sao phải
quan tâm đến kết quả? Nếu bạn muốn giúp một
người, đừng bao giờ nghĩ thái độ của người đó với
bạn nên là thế nào. Nếu bạn muốn làm một việc
tốt hay vĩ đại, đừng cố nghĩ kết quả sẽ là gì.

Ở đó dấy lên một câu hỏi khó khăn trong lí


tưởng này về công việc. Hoạt động cường độ cao là
cần thiết, chúng ta nên luôn luôn làm việc. Chúng
ta không thể sống một phút mà không có việc
làm. Vậy cái gì sau đó trở thành nghỉ ngơi? Đây là
một mặt trong sự vật lộn của cuộc đời – công việc,
chúng ta bị nhào lộn chóng mặt trong nó. Và đây
là mặt khác – nghỉ ngơi về hưu: mọi thứ đều bình
yên xung quanh, có rất ít tiếng động, chỉ có thiên
nhiên với động vật và hoa và núi. Không có bức
tranh nào trong số chúng là hoàn hảo. Một con
người vốn có bản chất một mình cô tịch, nếu bị
ném vào liên hệ với đống đảo lộn của thế giới, sẽ
bị nghiền nát bởi nó, như một con cá sống trong
vùng biển sâu, ngay sau khi được đưa lên bờ, tan
vỡ thành từng mảnh khi thiếu đi vùng nước bao
quanh – điều khiến nó nguyên vẹn là nó.

Liệu một người đã quen với đảo lộn và sự hối


hả của đời có thể sống an nhàn nếu anh ta đến
một nơi cô tịch? Anh ta đau khổ và có thể mất trí
mất. Con người lí tưởng là người mà, giữa sự im
lặng và cô tịch lớn lao của anh ta, chọn lấy hành
động có cường độ cao nhất mà làm, và giữa lúc
thực thi hành động có cường độ cao nhất đó, lại
tìm thấy sự cô tịch và lặng im của sa mạc. Anh
ta đã học về bí mật của sự kiềm mình, anh ta đã
điều khiển bản thân mình. Anh ta đi qua những
con phố của thành phố lớn với giao thông chằng
chịt của nó và tâm trí tĩnh lặng như đang trong
hang động, không có âm thanh nào có thể chạm
đến anh ta, và anh ta làm việc cường độ cao trong
mọi lúc. Đây là lí tưởng của Karma yoga, và nếu
bạn đạt được điều đó bạn thực sự đã học được bí
mật của công việc.

Nhưng chúng ta phải bắt đầu từ lúc khởi đầu,


đón nhận lấy những công việc khi chúng đến
với ta và dần dần khiến bản thân bớt vị kỉ đi mỗi
ngày. Chúng ta nên làm việc và tìm ra sức mạnh
động cơ thúc đẩy chúng ta, và gần như không
ngoại lệ, trong những năm đầu tiên, chúng ta sẽ
nhận thấy động cơ của chúng ta luôn luôn vị kỉ
nhưng dần dần sự vị kỉ này sẽ tan ra bằng tính
kiên định, cho đến khi cuối cùng sẽ đến một lúc
mà chúng ta có thể thực sự làm việc không vị kỉ.
Chúng ta có thể hy vọng rằng một ngày nào đó,
khi chúng ta vật lộn qua những ngả đường đời,
sẽ có một lúc chúng ta trở nên hoàn toàn vị tha,
và khoảnh khắc ta đạt được điều đó, tất cả những
sức mạnh của chúng ta sẽ được tập trung cô đọng
lại, và trí tuệ thuộc về chúng ta sẽ hiển lộ.
CHƯƠNG 2
MỖI NGƯỜI ĐỀU VĨ ĐẠI TRONG VỊ
TRÍ CỦA MÌNH

T heo triết lý Sankhya, tự nhiên được cấu


thành bởi ba lực mà theo tiếng Phạn
gọi là, Sattva, Rajas và Tamas. Những
điều này biểu hiện trong thế giới vật lý là những
gì chúng ta có thể gọi là cân bằng, hoạt động và
tính trơ, bất động. Tamas được xem là bóng tối, sự
bất động; Rajas là hoạt động được thể hiện như sự
hút và sự đẩy; và Sattva là sự cân bằng của hai
thứ.

Trong mỗi người có ba yếu tố này. Có lúc Tamas


trội, chúng ta trở nên lười biếng, không muốn di
chuyển, chúng ta lười hoạt động, bị kéo xuống bởi
những ý tưởng nhất định hay bởi sự nhàm chán
vô vị. Có lúc khác tính hoạt động trội hơn, và có
những lúc cân bằng. Trong những người khác
nhau, một trong những yếu tố này thường trội
hơn hẳn. Đặc điểm của một người là lười biếng,
trì trệ và ít hoạt động trong khi có người là hoạt
động, sức mạnh, biểu lộ của năng lượng; và có
những người khác thì ta thấy trong họ sự ngọt
ngào, dịu dàng, sự bình hòa, cân bằng cả hoạt
động và tĩnh tại. Nên trong tất cả những sinh vật
– trong động vật, thực vật và con người – chúng
ta thấy sự hiển lộ điển hình nhiều hơn hay ít hơn
của tất cả những yếu tố khác nhau này.

Karma- Yoga đặc biệt đối trị ba yếu tố này.


Bằng cách dạy chúng là gì và cách đối mặt với
chúng, nó giúp chúng ta làm việc tốt hơn. Xã hội
loài người là một tổ chức có cấp bậc. Chúng ta đều
biết về đạo đức và chúng ta đều biết về nhiệm vụ
và cùng lúc đó chúng ta thấy trong những quốc
gia khác nhau ý nghĩa đặc biệt của đạo đức cũng
khác nhau nhiều. Điều được xem là đạo đức trong
một quốc gia có thể được xem là vô đạo ở nước
khác. Ví dụ, ở một quốc gia những người anh em
họ có thể kết hôn trong khi ở nước khác, điều đó
được cho là rất vô luân; ở quốc gia này đàn ông
có thể cưới chị em vợ trong khi ở nước khác là
vô luân; ở một nơi một người có thể kết hôn chỉ
một lần trong khi ở nơi khác nhiều lần. Tương tự,
trong tất cả những lĩnh vực khác của đạo đức,
chúng ta thấy tiêu chuẩn khác nhau rất nhiều –
chúng ta có ý tưởng rằng phải có một tiêu chuẩn
đạo đức phổ thông quốc tế.

Với nghĩa vụ cũng vậy. Ý tưởng về nghĩa vụ


khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Ở một
quốc gia thì, nếu một người không làm những
việc nhất định, mọi người sẽ nói anh ta làm sai
trong khi nếu anh ta làm chính những việc đó ở
quốc gia khác mọi người sẽ nói anh ta làm đúng
đắn – cần phải có một ý niệm phổ thông về nghĩa
vụ. Theo cùng cách đó, một tầng lớp xã hội nghĩ
rằng những điều nhất định là nghĩa vụ trong
khi tầng lớp khác nghĩ điều ngược lại và sẽ phát
hoảng nếu phải làm những việc đó.

Cả hai con đường đều bỏ ngỏ với chúng ta –


cách của kẻ vô minh – người nghĩ rằng chỉ có một
con đường đến sự thật và phần còn lại là sai lầm,
và cách của người khôn ngoan – người thừa nhận
rằng tùy theo tình trạng tâm thần hay những
tầng tồn tại khác nhau mà đạo đức và nghĩa vụ
có thể khác nhau. Điều quan trọng là biết rằng có
nhiều giai tầng trong nghĩa vụ và đạo đức – ng-
hĩa vụ trong một giai đoạn trong đời, trong một
tình huống nhất định, không phải là nghĩa vụ
của giai đoạn khác.
Để minh họa: Tất cả những giáo viên tuyệt vời
đều dạy, “Đừng chống lại sự dữ”, rằng sự không
kháng cự là lí tưởng đạo đức cao nhất. Chúng ta
đều biết rằng nếu một số lượng nhất định trong
chúng ta nỗ lực đưa nó vào thực hành hoàn toàn,
toàn bộ các sợi dệt nên xã hội sẽ tan vỡ, người xấu
sẽ sở hữu tài sản và cuộc đời chúng ta, sẽ làm bất
cứ điều gì họ muốn với ta. Thậm chí nếu một chỉ
một ngày không chống lại sự dữ được thực hành,
nó sẽ đem đến thảm họa. Tuy thế, một cách bản
năng, trong tận cùng trái tim chúng ta cảm nhận
sự thật của lời dạy “Đừng chống lại sự dữ”. Điều
này dường như là lí tưởng cao nhất, nhưng chỉ
dạy điều răn này tương đương với quy tội cho một
bộ phận lớn loài người. Không chỉ thế, nó sẽ kh-
iến con người cảm thấy rằng họ luôn luôn làm sai,
khiến họ lăn tăn về lương tâm trong tất cả hành
động, làm suy yếu họ và sự bất đồng với chính
bản thân liên tục sẽ nuôi dưỡng nhiều sự dữ hơn
những điểm yếu khác. Với người bắt đầu ghét bản
thân mình con đường thoái hóa đã mở ra cho anh
ta, và điều tương tự cũng đúng với một quốc gia.

Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là đừng ghét


chính mình, bởi vì để tiến lên chúng ta cần tin vào
bản thân và sau đó vào Thượng đế. Người không
có lòng tin ở bản thân không bao giờ có niềm tin ở
Thượng đế. Vì thế, cách thay thế duy nhất còn lại
với chúng ta là nhận ra rằng nghĩa vụ và đạo đức
khác nhau ở những tình huống khác nhau, không
phải người chống lại sự dữ đang làm điều bản
thân nó là sai trái mà trong những tình huống
khác nhau nó thậm chí có thể trở thành nhiệm
vụ của anh ta khi chống lại sự dữ.

Khi đọc Bhagavad Gita, nhiều người trong các


bạn ở các nước phương Tây có thể ngạc nhiên về
chương thứ 2, trong đó Shri Krishna gọi Arjuna
là đạo đức giả và một tên hèn bởi vì anh chàng
từ chối chiến đấu, kháng cự, với lí do kẻ thù là
bạn bè và họ hàng anh ta, lấy cớ không kháng cự
là lý tưởng cao nhất của tình yêu. Đây là một bài
học lớn cho tất cả chúng ta, rằng trong tất cả mọi
vấn đề hai thái cực thì có vẻ giống nhau. Thái cực
của tích cực và tiêu cực luôn luôn giống nhau.
Khi những sóng rung động ánh sáng quá chậm,
chúng ta không nhìn thấy chúng, chúng ta cũng
không thấy chúng khi chúng quá nhanh. Tương
tự với âm thanh, khi chúng ở cao độ quá thấp
hay quá cao chúng ta đều không nghe thấy. Có
sự khác nhau giữa chống cự và không chống cự
dù nhìn qua chúng có vẻ giống nhau. Một người
không kháng cự vì anh ta yếu đuối, lười biếng và
không thể kháng cự, không phải bởi vì anh ta sẽ
không thèm kháng cự; người khác biết rằng anh
ta sẽ giáng một đòn không đỡ được nếu anh ta
thích nhưng anh ta không chỉ không hành động
mà còn chúc phúc cho kẻ thù.

Người mà không kháng cự do yếu đuối thì tạo


tội và cũng không hưởng bất cứ lợi ích gì từ việc
không kháng cự. Đức Phật từ bỏ vương miện và
địa vị, đó là sự từ bỏ thực sự; nhưng không cần
bàn cãi gì về sự từ bỏ của một kẻ ăn mày không có
gì để từ bỏ. Nên chúng ta phải luôn luôn cẩn thận
về những gì chúng ta định nói khi chúng ta nói
về sự không kháng cự và tình yêu lí tưởng.

Đầu tiên chúng ta phải lưu tâm đến việc hiểu


xem chúng ta có khả năng kháng cự hay không.
Nếu chúng ta có sức mạnh rồi từ bỏ nó mà chọn
việc không kháng cự, ta đang thực hiện một hành
động cao quý của tình yêu, nhưng nếu chúng ta
không thể kháng cự và cùng lúc đó lừa dối bản
thân tin rằng chúng ta đang hành động vì động
cơ của tình yêu tối thượng, chúng ta đang làm
chính xác điều ngược lại. Arjuna trở thành một
tên hèn nhát khi nhìn thấy đội quân hung hãn
chống lại mình, cái anh ta gọi là tình yêu khiến
anh ta quên đi nhiệm về với quốc gia và vị vua
của mình. Đó là lí do Shri Krishna nói với anh ta
rằng anh ta là đạo đức giả: Có người nói như một
kẻ khôn ngoan nhưng hành động lại phản bội lại
lời nói vì anh ta hèn nhát, vì thế hãy đứng lên và
chiến đấu!

Đó là ý tưởng trung tâm của Karma – Yoga.


Karma – Yogi là người mà hiểu lí tưởng cao nhất
là không kháng cự, cũng biết sự không kháng cự
này là sự biểu lộ cao nhất của sở hữu sức mạnh
thật sự, và cái gọi là chống lại sự dữ chẳng là gì
ngoài một nấc thang tiến về phía hiển lộ của quyền
năng cao nhất này, cụ thể là, sự không kháng cự.
Trước khi đạt được lí tưởng cao nhất này, nhiệm
vụ của con người là chống lại sự dữ; hãy để anh
ta làm việc, để anh ta chiến đấu, để anh ta giáng
thẳng những đòn cần ra. Chỉ khi anh ta gom đủ
sức mạnh để kháng cự, sự không kháng cự mới là
phẩm cách.

Tôi từng gặp một người đàn ông trong đất


nước của tôi người mà tôi đã biết trước kia như
một kẻ vô cùng ngớ ngẩn nhạt nhẽo, chẳng biết gì
và cũng chẳng khát khao phải biết gì, sống cuộc
đời thuần xác thịt. Anh ta hỏi tôi anh ta nên làm
gì để biết về Thượng đế, làm sao để tự do. Tôi hỏi
anh ta, “Anh có thể nói dối không?”. “Không,” anh
ta đáp. “Vậy hãy học cách làm thế. Nói dối còn tốt
hơn là người sống chỉ vì xác thân, hay như một
tảng gỗ. Anh đang bất động, anh chắc chắn chưa
đạt đến trạng thái cao nhất, thứ mà vượt xa mọi
hành động, trạng thái yên tĩnh trong lành, anh
quá ù lì thậm chí để nhấc người lên làm điều gì
xấu xa.” Dĩ nhiên đó là một trường hợp thái quá,
và tôi đang đùa anh ta, nhưng tôi định nói rằng
một người cần năng động để vượt qua hành động
đến với sự yên bình hoàn hảo.

Sự bất hoạt động nên được tránh né bằng mọi


cách. Hoạt động luôn luôn nghĩa là kháng cự.
Chống lại mọi sự dữ, cả trí óc lẫn thể chất; và khi
bạn thành công trong việc kháng cự, sự yên bình
sẽ đến. Thật dễ để nói, “Đừng ghét ai cả, đừng
chống lại sự dữ”, nhưng chúng ta biết rằng điều
đó cần thực hành. Khi những con mắt của xã hội
hướng về phía chúng ta, chúng ta có thể trình diễn
về sự không kháng cự, nhưng trong tim chúng ta
nó giống như loài mối mọt trong mọi lúc. Chúng
ta cảm thấy mong muốn khẩn thiết trải nghiệm
sự an bình của không kháng cự, chúng ta cảm
thấy sẽ tốt hơn khi kháng cự. Nếu bạn khao khát
của cải, và cùng lúc biết rằng cả thế giới cho rằng
người nhắm đến của cải là người xấu, bạn có lẽ
sẽ không dám lao vào cuộc vật lộn cho của cải,
nhưng tâm trí bạn sẽ chạy loạn ngày đêm vì tiền.

Đây là đạo đức giả và sẽ không phục vụ mục


đích nào cả. Hãy lao vào thế giới, và sau đó, sau
một thời gian, khi bạn đã đau khổ và tận hưởng
mọi điều trong nó, rồi sự từ bỏ tự nhiên sẽ đến, sự
yên bình sẽ đến. Hãy thỏa ước mong cho quyền lực
và mọi thứ khác nữa và sau khi bạn thỏa nguyện
khát khao, sẽ đến một lúc mà bạn biết rằng chúng
chỉ là những điều rất nhỏ bé nhưng cho đến khi
bạn thỏa nguyện được khát khao đó, cho tới khi
bạn đi qua giai đoạn hoạt động, bạn không thể
tiến đến trạng thái yên bình, tự đầu hàng. Những
lí tưởng về yên bình và buông bỏ đã được giảng
đạo trong hàng nghìn năm, mọi người đều nghe
về nó từ tấm bé, vậy mà chúng ta vẫn thấy rất ít
người trên thế giới thực sự chạm đến giai đoạn
đó. Tôi không biết liệu rằng mình có từng nhìn
thấy hai mươi người trong đời thực sự an lành và
không chống cự. Và tôi đã đi qua hơn nửa thế giới.

Mỗi người nên tự tạo nên lí tưởng cho mình


và khát khao để hoàn thành nó. Đó là cách chắc
chắn hơn để tiến bộ hơn là đi lấy lý tưởng của
người khác, điều mà anh ta không bao giờ hy
vọng đạt được. Chẳng hạn, chúng ta chọn ra một
đứa trẻ và ngay lập tức cho nó nhiệm vụ đi bộ 20
dặm. Hoặc là nó sẽ chết, hoặc 1/1000 đứa sẽ bò 20
dặm, đến đích trong tình trạng kiệt sức và gần
chết. Đó là những gì chúng ta thường cố làm với
thế giới. Tất cả đàn ông và phụ nữ, trong bất cứ
xã hội nào, không có cùng hệ tự tưởng, khả năng,
sức mạnh để làm những thứ giống nhau; họ phải
làm những điều khác nhau, chúng ta không có
quyền móc mỉa bất cứ lý tưởng nào. Hãy để mọi
người làm tốt nhất điều anh ta có thể để nhận ra
lý tưởng của chính mình. Nó là không đúng khi
tôi bị phán xét bởi tiêu chuẩn của bạn hay bạn bị
phán xét bởi tiêu chuẩn của tôi. Cây táo không
thể bị phán xét bởi tiêu chuẩn của cây sồi hay quả
sồi bị đem ra so sánh vởi quả táo. Để đánh giá cây
táo bạn phải lấy tiêu chuẩn của táo, với cây sồi thì
lấy tiêu chuẩn của sồi.
Sự hợp nhất trong đa dạng là kế hoạch của tạo
hóa. Tuy đàn ông và phụ nữ có thể khác nhau một
cách cá nhân, có sự hợp nhất ở phông nền. Những
nhân cách cá nhân khác nhau và những tầng lớp
đàn ông phụ nữ là những biến số tự nhiên của
tạo hóa. Vì thế, chúng ta không nên phán xét họ
bởi cùng một tiêu chuẩn hay đặt ra chung một lí
tưởng trước họ. Đường hướng đó chỉ tạo ra một
sự vật lộn thiếu tự nhiên, và kết quả là người đó
bắt đầu ghét bản thân mình và tự nhiên bị đẩy ra
xa khỏi việc trở nên tâm linh hay tốt lành. Nhiệm
vụ của chúng ta là khuyến khích mọi người trong
cuộc đấu tranh của anh ta sống trọn với lí tưởng
cao nhất, và cùng lúc đó cố gắng để khiến cho lí
tưởng của mình gần với sự thật nhất có thể.

Trong hệ thống đạo đức Ấn giáo chúng ta nhận


ra rằng sự thật đã được nhận ra từ thời xa xưa,
và trong kinh thư và sách về đạo đức những quy
luật khác nhau đã được đặt ra cho những tầng
lớp khác nhau của con người – người cư sĩ tại gia,
người hành khất từ bỏ thế gian, và người đệ tử.

Cuộc sống của mỗi cá nhân, theo như kinh thư


Ấn giáo, có những nhiệm vụ riêng ngoài những
gì thuộc về nhân loại thông thường. Người Ấn
giáo bắt đầu cuộc sống như một đệ tử, rồi kết hôn
và trở thành cư sĩ tại gia, khi già rồi anh ta về
hưu, và cuối cùng anh ta từ bỏ thế giới rồi trở
thành một Sannyasin, người đã buông bỏ. Với mỗi
giai đoạn trong đời có những nhiệm vụ nhất định
được gắn vào. Không có giai đoạn nào là cao quý
hơn giai đoạn nào. Cuộc sống của người kết hôn
cũng tuyệt vời như của người tiết dục dâng hiến
bản thân cho công việc phụng sự tôn giáo. Kẻ
kiếm ăn lề đường cũng tuyệt vời và vinh quang
như vị vua trên ngai vàng.

Hãy cho ông ta bước xuống khỏi ngai vàng,


làm công việc của một kẻ ngoài đường xem ông
ấy hành xử ra sao. Cho người quét đường lên ngai
và xem anh ta thống trị thế nào. Thật vô ích khi
nói người sống ngoài thế giới thì vĩ đại hơn người
sống trong thế giới, khó hơn nhiều khi sống trong
thế giới và tôn thờ Chúa hơn là từ bỏ và sống đời
tự do dễ dàng. Bốn giai đoạn của cuộc đời ở Ấn
Độ đã được giảm xuống còn hai – người tại gia và
tu sĩ. Người tại gia kết hôn và thực hiện phận sự
ở đời như một công dân, và phận sự của tu sĩ là
cống hiến toàn bộ năng lượng cho tôn giáo, giảng
đạo và tôn thờ Thượng đế. Tôi sẽ đọc cho bạn vài
đoạn từ Maha–Nirvana–Tantra, nói về chủ đề
này, và bạn sẽ thấy rằng thật là một nhiệm vụ
khó khăn cho một người trở thành cư sĩ, và thực
hiện mọi bổn phận chu toàn.

Người cư sĩ nên tận tụy với Thượng đế, hiểu biết


về Thượng đế nên là mục tiêu của cuộc đời anh ta.
Anh ta nên làm việc chăm chỉ, thực hiện bổn phận, và
buông bỏ hoa trái của hành động vào tay Thượng đế.
Việc khó nhất trên thế giới này là làm việc mà không
quan tâm đến kết quả, giúp đỡ và không nghĩ người
kia phải biết ơn, làm việc tốt và cùng lúc đó không
quan tâm nó đem lại danh tiếng lợi lộc gì, không gì cả.
Thậm chí kẻ hèn nhát nhất cũng trở nên dũng cảm khi
thế giới tôn vinh hắn. Một kẻ ngốc có thể làm những
việc anh hùng khi xã hội tán thành anh ta, nhưng
một người liên tục làm việc tốt mà không quan tâm
sự tán tụng của đồng loại thực sự là người quên mình
cao quý. Nhiệm vụ cao cả của một cư sĩ là kiếm sống
nhưng anh ta phải lưu tâm anh ta không làm thế bằng
cách nói dối, lừa lọc, cướp bóc, anh ta phải nhớ cuộc
sống của anh ta là để phục vụ Thượng đế và người
nghèo.

Biết rằng ba và mẹ là những đại diện hữu hình của


Thượng đế, cư sĩ luôn luôn làm vui lòng họ. Nếu ba
mẹ hài lòng, Thượng đế sẽ hài lòng với anh. Đứa con
ngoan không nói lời khắc nghiệt với ba mẹ mình.

Trước ba mẹ một người không thốt ra lời trêu đùa,


không thể hiện sự bồn chồn, tức giận. Đứa con nên cúi
thấp và đứng chứ không ngồi cho đến khi ba mẹ yêu
cầu anh ta ngồi. Nếu cư sĩ có đồ ăn thức uống áo quần
mà không xem xét xem ba mẹ vợ con người nghèo có
đủ cơm ăn áo mặc không, anh ta phạm tội. Ba mẹ là
người tạo ra thân xác này, nên một người cần trải
qua hàng ngàn khó khăn để đối tốt với họ.

Rồi đến trách nhiệm của anh với vợ mình. Không ai


nên la mắng vợ mình, anh ta nên luôn luôn coi nàng
như chính mẹ mình. Thậm chí khi anh ta đang gặp
khó khăn lớn, anh ta cũng không nên tức giận với
vợ mình. Người nghĩ đến người phụ nữ khác ngoài
vợ mình, kể cả khi anh ta chỉ chạm vào cô ta trong
suy nghĩ – người đó đi đến địa ngục. Trước phụ nữ
anh ta không nên nói những lời thiếu chừng mực, và
không bao giờ rêu rao về sức mạnh. Anh ta không nên
nói, “Anh đã làm cái này hay cái khác.”

Người cư sĩ tại gia nên luôn luôn làm hài lòng vợ với
tiền bạc, quần áo, tình yêu, niềm tin và những lời như
mật ngọt, đừng làm gì làm phiền lòng cô ấy. Người
thành công trong việc có được tình yêu của một người
vợ cao quý cũng thành công trong tôn giáo của mình
và đạt được những phẩm cách.

Đây là những nghĩa vụ đối với những người con: Một


người con trai nên được nuôi nấng trong yêu thương
đến năm 4 tuổi, và nên được giáo dục cho đến khi 16
tuổi. Khi nó 20 tuổi nó sẽ đi làm việc, nên được đối xử
thân yêu bởi cha mình như người ngang hàng. Chính
xác theo quy cách đó, một người con gái nên được
nuôi dưỡng, giáo dục với sự chăm sóc. Khi nó kết hôn,
người cha nên cho con trang sức và của cải.

Rồi đến trách nhiệm của anh ta với anh chị em, con
cái của anh chị em, nếu họ nghèo, với họ hàng của anh
ta, bạn bè và gia nhân. Trách nhiệm với những người
cùng làng, người nghèo, bất cứ ai đến gặp anh ta để
tìm giúp đỡ. Có đầy đủ những phương tiện, nếu người
cư sĩ không lưu tâm đến việc trao tặng cho họ hàng và
người nghèo, anh ta chỉ là người sống thuần xác thịt,
không phải là một con người thực sự.

Sự dính mắc thái quá đến đồ ăn, quần áo, chăm nom
cơ thể, đầu tóc nên được tránh xa. Người cư sĩ nên
thanh khiết trong trái tim và sạch sẽ về cơ thể, luôn
luôn năng động và sẵn sàng làm việc.
Với kẻ thù người cư sĩ nên là một anh hùng. Anh ta
nên kháng cự lại kẻ thù, đó là nghĩa vụ của một cư sĩ.
Anh ta không nên ngồi trong một góc than khóc, nói
vô nghĩa về sự không kháng cự. Nếu anh ta không thể
hiện bản thân là một anh hùng với kẻ thù của mình
anh ta chưa làm tròn nhiệm vụ. Với bạn bè và người
thân anh ta nên dịu dàng như một con cừu vậy.

Người cư sĩ cũng không nên tỏ lòng tôn kính với kẻ ác


vì nếu anh ta làm thế, anh ta đang chiếu cố cái ác và
sẽ là một sai lầm lớn nếu anh ta không đếm xỉa đến
những người xứng đáng nhận được sự tôn trọng. Anh
ta không nên thể hiện tình cảm thái quá trong tình
bạn, cũng không nên cố gắng quá mức kết bạn khắp
nơi, anh ta nên xem xét hành xử của những người
mà anh ta muốn kết bạn và cách họ đối xử với những
người khác, xem xét một cách có lý trí rồi mới kết bạn.

Có ba điều anh ta không nên nói. Anh ta không nên


nói một cách công cộng về danh tiếng của mình, anh ta
không nên giảng đạo về tên tuổi sức mạnh của mình
hay nói về tài sản, hay bất cứ thứ gì mà được nói với
anh ta riêng tư.

Anh ta không nên nói anh ta nghèo hay giàu – đừng


khoe khoang về tài sản. Hãy giữ những ý nghĩ cho
riêng mình, đây là nhiệm vụ tôn giáo của anh ta. Đây
không chỉ là trí tuệ thế gian, nếu một người không làm
thế, anh ta có thể bị xem là vô đạo.

Người cư sĩ là nền tảng, thứ chống đỡ của cả xã hội.


Anh ta là người kiếm sống chủ chốt. Người nghèo,
người bệnh, trẻ em và phụ nữ không làm việc – tất
cả đều sống dựa vào người cư sĩ, nên có những trách
nhiệm nhất định mà anh ta phải gánh vác, những
nhiệm vụ này phải khiến anh ta cảm thấy mạnh mẽ
chứ không phải là đang làm điều dưới mức lí tưởng
của mình. Vì thế, nếu anh ta đã làm điều gì yếu đuối,
sai lầm, anh ta không nên nói rộng rãi công cộng, và
nếu anh ta đang tham gia vào vài thương vụ và biết
anh ta chắc chắn thất bại, anh ta không nên nói về nó.
Sự bộc lộ bản thân quá mức như thế không chỉ không
được kêu gọi phải làm mà cũng làm mất nhuệ khí của
anh ta và khiến anh ta không phù hợp với việc thực
hiện những nhiệm vụ chân chính trong đời. Cùng một
lúc, anh ta phải đấu tranh để giành được những thứ
này – đầu tiên là hiểu biết, thứ hai là của cải. Đó là
nhiệm vụ của anh ta mà nếu anh ta không làm thế,
anh ta chẳng là ai cả. Một cư sĩ không cố gắng có được
của cải là vô đạo. Nếu anh ta lười biếng và hài lòng
sống một đời lười biếng, anh ta vô đạo, bởi vì hàng
trăm người phụ thuộc vào anh ta. Nếu anh ta giàu có,
hàng trăm người khác sẽ được nâng đỡ nhờ đó.

Nếu trong thành phố này không có hàng trăm người


nỗ lực trở nên thịnh vượng, ai sẽ có được của cải,
tất cả sự văn minh này, những nhà tình thương và
những ngôi nhà vĩ đại khác sẽ từ đâu mà có?

Chạy theo của cải trong trường hợp như thế không
phải là tệ bởi vì của cải đó là để phân phát. Người cư
sĩ là trung tâm của đời sống và xã hội. Nó thể hiện
một sự tôn thờ khi anh ta đạt được thịnh vượng và sử
dụng của cải đó một cách cao quý, vì người cư sĩ nỗ lực
trở nên giàu có bằng phương tiện tốt lành và vì mục
đích tốt lành đang làm chính xác điều để đạt được ơn
cứu độ một cách thực tế như những ẩn sĩ trong tịnh
thất riêng khi anh ta cầu nguyện, vì trong họ chúng
ta chỉ nhìn thấy những khía cạnh khác nhau của cùng
một phẩm cách: tự đầu hàng và quên mình hy sinh
được thúc đẩy bởi cảm xúc tận hiến với Thượng đế và
tất cả những gì thuộc về Người.

Anh ta nên nỗ lực đạt được uy tín. Anh ta không nên


đánh bạc, không nên kết giao với bạn xấu, không nên
nói dối, không nên là nguồn cơn rắc rối cho người
khác. Thường thì mọi người lao vào những thứ họ
không có phương tiện để đạt thành tựu, họ lừa dối
người khác để đạt được mục tiêu của mình. Trong
mọi thứ, yếu tố thời gian nên được đưa vào xem xét,
những gì ở một thời điểm có thể là một thất bại có lẽ
ở thời điểm khác lại là thành công lớn.

Người cư sĩ nên nói thật, nói một cách dịu dàng, sử


dụng ái ngữ, điều mà sẽ lợi lạc cho người khác, anh ta
cũng không nên nói về chuyện người khác.

Những người đào hố dầu, trồng cây bên đường, dựng


nên nhà tình thương cho người và động vật, làm
đường và xây cầu thì đi về cùng phía mục đích với
yogi vĩ đại nhất.

Đây là một phần của triết lý Karma Yoga – con


đường hành động, phận sự ở đời của người cư sĩ.
Có một đoạn văn về sau mà nói rằng “nếu người
cư sĩ hy sinh trong chiến trận vì đất nước hay tôn
giáo, anh ta đi đến cùng mục tiêu như yogi bằng
thiền định,” Điều này thể hiện rằng những gì là
bổn phận bới một người không phải là bổn phận
với người khác. Cùng lúc đó, nó không nói rằng
phận sự này là thấp và phận sự kia là cao. Mỗi
phận sự có vị trí của nó và tùy theo hoàn cảnh
mà chúng ta được đặt vào, chúng ta nên làm tốt
phận sự của mình.

Một ý tưởng phát ra từ tất cả những điều này


– sự kết nối tất cả những điểm yếu. Đây là một
ý tưởng trong tất cả những lời dạy mà tôi thích
hoặc là trong triết học hay tôn giáo hay công việc.
Nếu bạn đọc kinh Vệ Đà, bạn sẽ thấy từ này được
lặp lại liên tục – không sợ hãi. Sợ hãi là trạng thái
của yếu đuối. Một người nên thực hiện bổn phận
mà không chú ý đến sự móc mỉa và cười cợt của
thế giới.

Nếu một người từ bỏ thế gian để tôn thờ


Thượng đế, anh ta không nên nghĩ những người
sống trong thế gian và làm việc vì lợi ích thế giới
là không tôn thờ Thượng đế; hay những người
sống trong thế gian vì vợ con, nghĩ rằng những
người từ bỏ là những kẻ lông bông. Mỗi người đều
tuyệt vời trong vị trí của mình. Suy nghĩ này tôi
sẽ minh họa bằng một câu chuyện.

Một ông vua từng hỏi thăm tất cả những


khất sĩ đến đất nước của ông ta, “Ai là người tốt
hơn – người từ bỏ thế gian trở thành khất sĩ hay
người sống trong thế gian và thực hiện những
bổn phận của anh ta như một cư sĩ?” Nhiều người
khôn ngoan đã suy tư về vấn đề này. Vài người
cho rằng khất sĩ thì vĩ đại hơn, và nhà vua bắt họ
chứng minh. Khi họ không thể, nhà vua yêu cầu
họ kết hôn và trở thành cư sĩ. Rồi những người
khác đến và nói, “Người cư sĩ thực hiện bổn phận
với đời là người vĩ đại hơn.” Nhà vua cũng yêu
cầu bằng chứng và khi họ không thể đưa ra, nhà
vua cũng bắt họ an cư như những cư sĩ.

Cuối cùng một khất sĩ trẻ đến, nhà vua cũng


hỏi anh ta điều tương tự. Anh ta trả lời, “Thưa
đức vua, mỗi người đều tuyệt vời trong vị trí của
mình”. “Vậy hãy chứng minh điều này cho ta,”
nhà vua yêu cầu. “Ta sẽ chứng minh cho ngài”,
khất sĩ nói, “nhưng ngài phải đến và sống như
ta trong vài ngày, rồi ta mới có thể chứng minh
những gì ta nói.” Nhà vua đồng ý và theo khất sĩ
đi ra khỏi lãnh thổ và đi qua nhiều quốc gia khác
cho tới khi họ tới một vương quốc vĩ đại. Trong
thủ phủ của vương quốc đó có một nghi lễ long
trọng đang diễn ra. Nhà vua và khất sĩ nghe tiếng
ồn của nhạc và trống, và cũng nghe thấy tiếng
rao, mọi người tụ tập trên phố trong trang phục
và một công bố lớn đang được tiến hành. Nhà vua
và khất sĩ đứng đó nhìn những gì đang diễn ra.
Người rao tin đang bố cáo rằng công chúa, con gái
của đức vua nước đó, sắp chọn chồng từ những
người đến trước nàng.

Đó là một phong tục cổ ở Ấn Độ khi những


công chúa chọn chồng theo cách này. Mỗi công
chúa đều có những mẫu người mà cô muốn làm
chồng. Một vài sẽ thích người đẹp trai, người khác
thích có học, người khác thích giàu. Tất cả những
hoàng tử của các nước láng giềng đều khoác lên
mình vẻ tự tin và thể hiện bản thân trước nàng.
Đôi khi họ cũng có người rao tin của riêng mình
để phục vụ cho lợi ích của họ và thể hiện lý do
vì sao họ muốn công chúa chọn họ. Công Chúa
sẽ được đưa đi vòng quanh trên kiệu, trong cung
cách lộng lẫy nhất, và nhìn ngắm rồi nghe về họ.
Nếu nàng không ưng với những gì nàng nhìn và
nghe thấy, nàng nói với người nhấc kiệu đi tiếp,
và người bị chối từ không nhận được sự chú ý
nào nữa. Tuy nhiên, nếu công chúa hài lòng với
một trong số họ, nàng sẽ ném hoa cho anh ta và
anh ta trở thành chồng.

Công chúa của nước mà nhà vua và khất sĩ


tới thăm đang thực hiện một trong những nghi lễ
thú vị này. Nàng là công chúa xinh đẹp nhất trên
thế giới, chồng nàng phải là người trị vì vương
quốc sau khi cha nàng mất. Ý tưởng của nàng
là cưới người đẹp nhất, nhưng nàng không thể
tìm ra ai ưng ý. Vài lần những họp mặt này đã
diễn ra nhưng công chúa vẫn không chọn được
chồng. Cuộc gặp này là long trọng nhất trong tất
cả, nhiều người ưu tú hơn bao giờ hết tới tham
dự. Công chúa ngồi trên ngai và những người
khênh kiệu đưa nàng từ nơi này qua nơi khác.
Nàng dường như không quan tâm đến ai và mọi
người thất vọng rằng lần này cũng thất bại. Một
khất sĩ trẻ, đẹp trai như thể mặt trời đã hạ xuống
trái đất, đứng trong góc và nhìn những gì đang
diễn ra. Kiệu của công chúa đến gần anh ta và
ngay sau khi nàng nhìn thấy người khất sĩ đẹp
trai, nàng dừng lại và ném hoa cho anh ta. Khất
sĩ trẻ bắt lấy hoa và ném nó đi, giải thích, “Chuyện
vô nghĩa gì vậy? Tôi là một khất sĩ. Hôn nhân là
gì với tôi?” Vị vua của vương quốc đó nghĩ có lẽ
người này nghèo và không dám cưới công chúa
nên nói với anh ta: “Nếu lấy con gái ta ngươi sẽ có
nửa vương quốc, còn sau khi ta ra đi ngươi sẽ có
cả vương quốc” rồi đặt bó hoa trở lại phía khất sĩ.
Người đàn ông trẻ ném đi lần nữa và nói, “Vô ng-
hĩa! Tôi không muốn kết hôn,” rồi bước đi nhanh
chóng khỏi đám đông.

Giờ đây công chúa đã đem lòng yêu chàng


trai trẻ rất nhiều đến nỗi nàng nói, “Ta phải cưới
chàng, nếu không ta sẽ chết”. Nàng chạy theo
chàng để đem chàng trở lại. Người khất sĩ của
chúng ta, người đem nhà vua đến đó, nói với vua,
“Nhà vua, hãy đi theo cặp đôi này”, rồi họ đi theo
nhưng cách xa một đoạn. Người khất sĩ trẻ từ chối
hôn ước với công chúa đi xa khỏi thành vài dặm.
Khi anh ta đến rừng và đi vào rừng, công chúa
đi theo anh ta và hai người nữa đi theo họ. Giờ
khất sĩ trẻ đã vô cùng quen thuộc với cánh rừng
và biết tất cả những con đường ngách trong nó.
Anh ta đột nhiên rẽ vào một con đường và biến
mất, và công chúa không thể tìm ra. Sau một hồi
tìm anh ta, công chúa ngồi xuống một gốc cây và
khóc nức nở, vì cô không biết đường ra. Vị vua và
khất sĩ đến cạnh cô và nói, “Đừng khóc, chúng tôi
sẽ chỉ cô cách ra khỏi khu rừng, nhưng trời quá
tối, đây là một cái cây lớn, chúng tôi sẽ nghỉ chân
ở đây và sáng mai chúng ta sẽ đi sớm ra khỏi khu
rừng.”

Có một chú chim nhỏ và vợ, với ba đứa con


sống trên cây đó, trong một cái tổ. Chú chim nhỏ
này nhìn xuống và thấy ba người dưới gốc cây
nên nói với vợ, “Em yêu, chúng ta sẽ làm gì đây,
đây là vài vị khách đến thăm nhà, giờ là mùa đông
mà ta không có lửa.” Chú bay đi và lượm một chút
củi đang cháy ở mỏ và thả xuống trước những vị
khách, nhờ thế mà họ thêm củi và đốt thành một
đống lửa cháy sáng rực. Nhưng chú chim không
thỏa lòng. Nó nói với vợ lần nữa, “Em à, chúng
ta nên làm gì đây, chẳng có gì cho họ ăn cả, họ
đều đói bụng. Chúng ta là chủ nhà, nghĩa vụ của
chúng ta là mời dùng bữa những ai đến thăm
nhà. Anh phải làm những gì anh có thể, anh sẽ
cho họ cơ thể của anh.” Rồi chú lao vào giữa đống
lửa cháy. Những vị khách thấy chú rơi xuống và
cố gắng cứu nhưng chuyện xảy ra quá nhanh.

Vợ của chú chim nhỏ nhìn những gì chồng


mình làm và nói, “Có ba người và chỉ có một chú
chim nhỏ cho họ ăn. Như thế là không đủ, nghĩa
vụ của một người vợ là không để nỗ lực của chồng
mình bị phí hoài, ta cũng sẽ hiến thân mình.” Rồi
nó rơi xuống đống lửa và bị cháy đến chết.

Ba chú chim non, khi nhìn thấy những gì xảy


ra và vẫn không đủ thức ăn cho ba vị khách, nói,
“Ba mẹ chúng ta đã làm những gì họ có thể và
vẫn chưa đủ. Nhiệm vụ của chúng ta là tiếp tục
công việc của ba mẹ, hãy cùng hy sinh thôi.” Và
chúng cũng lao mình vào lửa.

Kinh ngạc trước những gì họ nhìn thấy, ba


người không thể ăn những con chim này. Họ qua
đêm mà không cần ăn, và vào buổi sáng khất sĩ
và nhà vua chỉ cho công chúa đường ra khỏi khu
rừng để nàng trở lại bên vua cha.

Người khất sĩ nói với nhà vua, “Nhà vua, ngài


đã nhìn thấy mỗi người đều tuyệt vời trong vị trí
của riêng họ, Nếu ngài muốn sống trong thế giới
này, hãy sống như những chú chim đó, sẵn sàng
bất cứ lúc nào để hy sinh bản thân cho người
khác. Nếu ngài muốn buông bỏ thế giới, hãy như
chàng trai trẻ đó coi công chúa xinh đẹp nhất và
cả một vương quốc chẳng là gì. Nếu ngài muốn
là cư sĩ, hãy coi đời mình là sự hy sinh cho phúc
lợi của những người khác, nếu ngài chọn cuộc
sống từ bỏ, đừng có nhìn ngắm vẻ đẹp và tiền bạc,
quyền lực. Mỗi người đều tuyệt vời trong vị trí
của mình, nhưng phận sự của người này không
phải là phận sự của người khác.
CHƯƠNG 3
BÍ MẬT CỦA CÔNG VIỆC

G iúp đỡ những người khác bằng cách đáp


ứng những nhu cầu vật chất của họ thì
thực sự tuyệt vời nhưng việc giúp đỡ là
tuyệt vời tùy thuộc vào việc giúp đỡ chạm được
bao nhiêu vào nhu cầu. Nếu ham muốn của một
người có thể được loại bỏ trong một giờ, điều đó
thực sự đang giúp đỡ anh ta, nếu ham muốn của
anh ta có thể được loại bỏ trong một năm, điều đó
giúp đỡ anh ta nhiều hơn nhưng nếu ham muốn
của anh ta được loại bỏ mãi mãi, nó chắc chắn là
sự giúp đỡ lớn nhất.

Hiểu biết tâm linh là thứ duy nhất có thể phá


bỏ đau khổ mãi mãi, bất cứ hiểu biết nào khác
chỉ làm thỏa mãn ham muốn nhất thời. Chỉ với
hiểu biết tâm linh, ham muốn mới bị tiêu trừ mãi
mãi, nên giúp đỡ một người về tâm linh là hình
thức giúp đỡ cao nhất có thể được trao cho anh
ta. Người trao cho người khác hiểu biết tâm linh
là người làm lợi lạc nhiều nhất cho nhân loại và
chúng ta luôn thấy rằng những người quyền lực
mạnh mẽ nhất giúp con người về mặt tâm linh
bởi vì tâm linh là nền tảng của mọi hoạt động
trong đời sống.

Một người bình hòa, mạnh mẽ về tâm linh sẽ


mạnh mẽ trong những lĩnh vực khác nếu anh
ta muốn thế. Cho tới khi có sức mạnh tâm linh,
thậm chí cả những nhu cầu thể xác cũng không
thể được thỏa mãn hoàn toàn. Kế đến là giúp đỡ
về mặt tư duy trí óc. Món quà hiểu biết thì lớn
hơn nhiều đồ ăn và quần áo, nó thậm chí hơn cả
trao cuộc sống cho một người, vì cuộc sống thực
của con người bao gồm hiểu biết trí tuệ. Vô minh
là cái chết, hiểu biết là sự sống. Cuộc sống có rất
ít giá trị nếu là sống trong vô minh và lội qua đau
khổ.

Tiếp theo trong thứ bậc về giúp đỡ là giúp một


người về mặt thể lý. Vì thế, khi xem xét câu hỏi
giúp đỡ những người khác, chúng ta luôn luôn
phải nỗ lực không phạm sai lầm nghĩ rằng giúp
đỡ về mặt vật chất là loại hình duy nhất. Nó
không chỉ là loại hình ở thứ bậc sau cùng mà còn
ít giá trị nhất vì nó không thể đem đến sự thỏa
nguyện mãi mãi. Đau khổ mà tôi cảm thấy khi tôi
đói được thỏa nguyện bởi ăn uống nhưng cơn đói
quay lại, đau khổ của tôi chỉ có thể chấm dứt khi
tôi thỏa nguyện vượt trên ham muốn. Cơn đói sẽ
không làm tôi khổ, không gì có thể lay chuyển tôi.
Vì thế, sự giúp đỡ khiến ta mạnh mẽ về mặt tâm
linh là loại hình cao quý nhất, tiếp đến về giúp đỡ
về tư duy đầu óc rồi mới đến giúp đỡ về vật chất.

Đau khổ thế gian không thể được chữa bởi


những giúp đỡ vật chất đơn thuần. Cho đến khi
bản chất con người thay đổi, những nhu cầu vật
chất này sẽ luôn gia tăng và đau khổ sẽ luôn được
cảm thấy, không có giúp đỡ vật chất nào có thể
chữa lành hoàn toàn. Giải pháp duy nhất của vấn
đề này là khiến cho nhân loại thanh sạch. Sự vô
minh là cha đẻ của tội ác và đau khổ. Hãy để con
người chạm đến ánh sáng, tinh sạch và mạnh mẽ
về tâm linh, được giáo dục, rồi đau khổ sẽ chấm
dứt. Chúng ta có thể biến mỗi nhà thành một trại
từ thiện, xây đầy bệnh viện nhưng đau khổ vẫn
tiếp tục tồn tại cho đến khi nhân cách con người
biến chuyển.

Chúng ta đọc trong kinh Bhagavad Gita rằng


chúng ta nên làm việc không ngừng. Tất cả những
công việc về bản chất đều bao gồm tốt và xấu.
Chúng ta không thể làm bất cứ việc gì mà không
tạo ra ích lợi đâu đó và cũng gây hại đâu đó. Mỗi
công việc đều là tổng hợp của điều lành điều dữ,
nhưng chúng ta được kêu gọi hãy làm việc không
dứt. Lành dữ đều có kết cục của nó, sản sinh ra
Nghiệp của nó. Hành động tốt tạo ra tác động tốt
và hành động xấu tạo ra tác động xấu. Nhưng
tốt và xấu đều là những ràng buộc của tâm hồn.
Giải pháp trong kinh thư liên quan đến bản chất
sản sinh buộc ràng của công việc là nếu chúng ta
không dính mắc bản thân với công việc ta làm thì
nó sẽ không có tác động gắn kết nào đối với tâm
hồn chúng ta. Chúng ta sẽ cố gắng hiểu những gì
tên là không dính mắc với công việc.

Đây là ý tưởng trung tâm của kinh Gita: làm


việc không ngừng nhưng đừng có dính mắc với
nó. Samskâra có thể được dịch gần nghĩa với “xu
hướng cố hữu”. Khi sử dụng minh họa mặt hồ cho
tâm trí, có thể nghĩ theo hướng mỗi gợn sóng nổi
lên trong tâm trí, khi nó tan đi thì sẽ không tan
đi hoàn toàn mà để lại dấu vết và một khả năng
tương lai mà con sóng đó sẽ quay trở lại lần nữa.
Dấu vết này, với khả năng con sóng quay lại là
những gì gọi là Samskâra. Mỗi công việc chúng ta
làm, mỗi chuyển động của cơ thể, mỗi suy nghĩ,
đều để lại một dấu vết lên tâm thức và thậm chí
khi những dấu vết đó không hiển nhiên ở bề mặt,
chúng đủ mạnh để hoạt động bên dưới bề mặt, ở
trong tiềm thức. Những gì chúng ta là trong mỗi
khoảnh khắc được quyết định bởi phép cộng tổng
những dấu vết này trong tâm thức.

Những gì tôi là giây phút này là ảnh hưởng


của tổng cộng những dấu vết trong kiếp quá khứ.
Đây là chính xác những gì mà nhân cách có nghĩa
là, nhân cách của mỗi người được quyết định bởi
tổng cộng những dấu vết này. Nếu những dấu vết
tốt bao trùm, nhân cách con người sẽ trở nên tốt,
nếu xấu, nó trở nên xấu. Nếu một người liên tục
nghe những từ tồi tệ, nghĩ những điều tồi tệ, làm
điều tồi tệ, tâm trí anh ta sẽ đầy những dấu vết tồi
tệ, chúng sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ và công việc
của anh ta mà anh ta không ý thức được. Thực sự,
những dấu vết tồi tệ này luôn luôn hoạt động, và
kết quả của chúng nhất định là điều chẳng lành,
người đó sẽ trở thành người xấu, không có cách
nào cưỡng lại được.

Tổng cộng của những dấu vết này trong anh


ta sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ để làm việc xấu.
Anh ta sẽ trở nên như cái máy trong bàn tay điều
khiển của những dấu ấn tiềm thức, và chúng sẽ
khiến anh ta làm điều xấu. Tương tự, nếu một
người nghĩ điều tốt và làm việc tốt, tổng cộng của
những dấu ấn này sẽ tốt, và họ, theo cách tương
tự, sẽ thúc giục anh ta làm điều tốt thậm chí khi
anh ta không định thế. Khi một người đã làm quá
nhiều việc tốt và nghĩ nhiều điều tốt đẹp đến nỗi
có một xu hướng không thể cưỡng lại ở anh ta
làm điều tốt bất chấp bản thân anh ta và thậm chí
khi anh ta muốn làm xấy, tâm trí của anh ta, như
là tổng cộng của những khuynh hướng, sẽ không
cho phép anh ta làm thế, nó sẽ khiến anh ta quay
lại, anh ta hoàn toàn dưới ảnh hưởng của những
dấu ấn tốt. Khi có trường hợp như thế, nhân cách
tốt của một người sẽ được hình thành.

Như con rùa giấu chân và đầu vào trong lớp


vỏ, bạn có thể giết nó và đập ra từng mảnh nhưng
nó vẫn không chui ra, nhân cách của một người
mà có sự điều khiển lên những động cơ của mình,
có những bộ phận đã được lập trình không thể
thay đổi. Anh ta điều khiển những xung động
bên trong, không có gì kéo anh ta ra khỏi ý chí
của anh ta. Bằng rung động liên tục những suy
nghĩ lành, những dấu ấn tốt lướt trên bề mặt tâm
trí, xu hướng làm điều lành trở nên mạnh mẽ, và
dẫn đến kết quả chúng ta cảm thấy có thể điều
khiển Indriyas (những giác quan và trung tâm
thần kinh). Vì thế mà nhân cách được hình thành
và anh ta chạm đến sự thật. Người như thế thì
an toàn mãi mãi, anh ta không thể làm điều gì ác
nữa. Bạn có thể đặt anh ta ở bất cứ hội nhóm nào,
không có nguy hiểm nào cho anh ta. Vẫn có một
trạng thái cao hơn có những dấu ấn tốt này, đó là
khát khao giải thoát.

Bạn nên nhớ rằng sự tự do của linh hồn là


mục tiêu của tất cả những con đường Yoga, mỗi
con đường đều ngang hàng dẫn đến cùng một
đích đến. Bằng công việc con người có thể đi đến
nơi mà Phật đã đến bằng thiền định hay đức Ki-
tô bằng cầu nguyện. Phật là người đi theo con
đường Jnâna – trí tuệ, Đức Ki-tô là người theo con
đường Bhakti – tôn sùng, nhưng cả hai đều chạm
đến mục tiêu chung. Khó khăn nằm ở đây. Sự giải
thoát nghĩa là tự do hoàn toàn – tự do khỏi ràng
buộc của điều lành điều dữ. Một sợi xích vàng thì
cũng như một sợi xích sắt, nó vẫn là sợi sích thôi.
Có một cái gai trong tay tôi, và tôi sử dụng cái
khác để lấy ra cái đầu tiên đâm tôi, và khi tôi lấy
ra được gai đầu tiên, tôi vứt cả hai qua một bên,
tôi không cần giữ cái gai thứ hai bởi vì cả hai đều
là gai mà.

Nên những dấu ấn xấu bị phản lại bởi những


thứ tốt, và những dấu ấn xấu của tâm trí nên được
loại bỏ bởi những làn sóng tươi mới của những
dấu ấn tốt cho đến khi tất cả những thứ xấu xa
gần như biến mất hay lụi tàn và được giữ trong
vòng điều khiển ở một góc tâm trí, nhưng sau tất
cả, những dấu ấn tốt cũng cần được khuất phục.
Để mà sự dính mắc trở thành không dính mắc.
Làm việc, nhưng đừng để hành động hay suy
nghĩ sản sinh ra một dấu ấn sâu sắc trong tâm
trí. Hãy để những làn sóng đến và đi, để những
hành động vĩ đại khởi nguồn từ cơ bắp và trí não
nhưng đừng để chúng tạo ra bất cứ dấu ấn sâu
sắc nào trong linh hồn.

Làm thế nào mà ta thực hiện những điều này?


Chúng ta thấy rằng dấu ấn của bất cứ hành động
nào mà ta dính mắc cũng sẽ ở lại. Tôi có thể gặp
hàng trăm người trong ngày và trong số họ gặp
một người tôi yêu, khi tôi đi nghỉ ban đêm, tôi có
thể cố gắng nghĩ về những gương mặt tôi thấy
nhưng gương mặt duy nhất hiện lên trong tâm trí
tôi là gương mặt tôi gặp có lẽ trong một phút, là
người tôi yêu, tất cả những người khác đều biến
mất. Sự dính mắc của tôi với người này đã tạo ra
một dấu ấn sâu sắc hơn trong tâm trí hơn những
người khác.

Về mặt sinh học mọi dấu ấn đều tương tự,


mọi gương mặt đều để lại hình ảnh trong bộ não
nhưng không có cùng một tác động lên tâm trí.
Hầu hết những gương mặt, có lẽ, đều hoàn toàn là
những gương mặt mới mà tôi chưa bao giờ nghĩ
đến trước kia nhưng một hương mặt đó tôi chỉ
gặp thoáng qua tìm thấy sự liên kết bên trong.
Có lẽ tôi đã hình dung về anh ta trong tâm trí tôi
hàng năm trời, biết hàng trăm thứ về anh ta, và
hình ảnh mới này về anh ta đánh thức hàng trăm
kí ức say ngủ trong tâm trí tôi; và dấu ấn này đã
được lặp lại có lẽ một trăm lần nhiều hơn tất cả
những gương mặt khác cộng lại, tạo ra một tác
động mạnh mẽ lên tâm trí.

Vì vậy, không dính mắc, để mọi thứ vận hành,


để cho trung tâm não bộ vận hành, làm việc không
ngừng và đừng để một gợn sóng thống trị tâm trí.
Làm việc như thể bạn là người lạ ở đất này, một
người tạm trú, làm việc không dứt nhưng đừng
dính mắc bản thân, sự dính mắc là tệ hại. Thế giới
này không phải nơi cư trú của chúng ta, nó chỉ là
một trong những giai đoạn chúng ta đi qua. Hãy
nhớ về câu nói nổi tiếng của Sânkhya, “Toàn bộ
đời sống tự nhiên là dành cho linh hồn chứ không
phải linh hồn được tạo ra dành cho đời sống tự
nhiên.” Lí do tồn tại đời sống tự nhiên là để giáo
dục linh hồn, nó không có ý nghĩa nào khác; nó ở
đó bởi vì linh hồn cần có hiểu biết và thông qua
hiểu biết nó giải phóng chính mình. Nếu chúng
ta nhớ điều này luôn luôn, chúng ta sẽ không bao
giờ dính mắc với đời sống tự nhiên, chúng ta sẽ
biết đời sống tự nhiên chỉ là một cuốn sách để
đọc, khi ta có được hiểu biết cần thiết, quyển sách
chẳng còn giá trị gì. Thay vì thế, chúng ta định
hình bản thân với đời sống tự nhiên, chúng ta
đang nghĩ linh hồn có mặt để dành cho đời sống,
rằng tinh thần phục vụ cho thể xác và con người
sống để ăn chứ không phải ăn để sống. Chúng ta
liên tục phạm sai lầm này, chúng ta đang xem đời
sống như bản thân mình và trở nên gắn kết với
nó, và ngay sau khi sự dính mắc này đến, có một
dấu ấn mạnh mẽ trong linh hồn, cái mà ghì chúng
ta xuống và khiến chúng ta làm việc không phải
từ tự do mà như nô lệ.

Toàn bộ ý tưởng của lời dạy này là bạn nên làm


việc như một ông chủ mà không phải như một nô
lệ; làm việc không ngừng nhưng đừng làm như
nô lệ. Bạn không thấy cách mọi người làm việc
sao? Không ai có thể hoàn toàn nghỉ ngơi, 99%
nhân loại làm việc như nô lệ, kết quả là đau khổ,
nó là công việc ích kỉ. Hãy làm việc qua tự do,
tình yêu. Từ “tình yêu” rất khó để hiểu, tình yêu
không bao giờ tới cho đến khi có tự do. Không
có tình yêu thực sự trong sự nô lệ. Nếu bạn mua
một nô lệ và trói anh ta bằng xích và khiến anh
ta làm việc cho bạn, anh ta sẽ làm việc như một
cái máy nặng nề nhưng không có tình yêu trong
đó. Nên khi chúng ta làm việc vì thế giới như nô
lệ, không có tình yêu trong chúng ta, và công việc
của chúng ta không phải là công việc thực sự.

Điều này đúng với công việc được làm cho


người thân và bạn bè, đúng với công việc được
làm cho chính chúng ta. Công việc ích kỉ là công
việc của nô lệ và đây là một bài kiểm tra. Mỗi hành
động của tình yêu đem lại hạnh phúc, không có
hành động của tình yêu nào không đem lại sự
bình yên và được chúc phúc như phản ứng của
nó. Tồn tại thật sự, hiểu biết thật sự, tình yêu thật
sự mãi mãi được kết nối với nhau, ba trong một:
nơi có một thứ thì sẽ có thứ kia, chúng là ba khía
cạnh của Nhất thể Hiện hữu – Trí tuệ - Phúc lạc.
Khi hiện hữu trở nên tương đối, chúng ta nhìn
nó như thế giới, trí tuệ được chuyển hóa thành
hiểu biết về những thứ của thế giới và phúc lạc
tạo nên nền tảng của tất cả tình yêu thật sự được
biết đến với trái tim con người.

Vì thế tình yêu thật sự không bao giờ có thể


phản ứng để gây ra đau khổ cho người yêu hay
người được yêu. Giả sử một người đàn ông yêu
một người phụ nữ, anh ta ước có được cô ấy hoàn
toàn cho bản thân mình và cảm thấy cực ghen
tuông về mọi chuyển động của cô, anh ta muốn
cô ngồi cạnh mình, đứng cạnh mình, ăn và di
chuyển như anh ta yêu cầu. Anh ta là nô lệ cho
cô ấy và ước cô ấy cũng là nô lệ của mình. Đó
không phải là tình yêu, nó là xúc cảm của nô lệ,
tự huyễn là tình yêu. Nó không thể là tình yêu; bởi
vì nó đau đớn, nếu cô ta không làm những gì anh
ta muốn, nó khiến anh ta đau khổ. Với tình yêu
thì không có những phản ứng đau đớn; tình yêu
chỉ đem lại phản ứng phúc lạc, nếu nó không như
thế thì không phải tình yêu, đang lầm lẫn thứ gì
khác với tình yêu. Khi bạn thành công trong việc
yêu chồng mình, vợ con mình, cả thế giới, vũ trụ,
không có phản ứng đau khổ hay ghen tị, không có
cảm xúc ích kỉ, rồi bạn sẽ ở trạng thái phù hợp để
không dính mắc.

Krishna nói, “Nhìn ta đi, Arjuna! Nếu ta ngưng


làm việc trong một khoảnh khắc, toàn bộ vũ trụ
sẽ chết. Ta chẳng có gì để đạt được từ công việc,
ta là Chúa tể, nhưng vì sao ta làm việc? Bởi vì ta
yêu thế giới.” Thượng đế không dính mắc vì Ngài
yêu, tình yêu thực sự khiến chúng ta không dính
mắc. Bất cứ nơi đâu có sự dính mắc với những
thứ của thế gian, bạn nên biết nó hoàn toàn là
hấp dẫn vật lý giữa những nguyên tử vật chất –
thứ gắn hai vật thể gần hơn và gần hơn và nếu
chúng không thể tới đủ gần thì tạo ra đau đớn,
nhưng nơi có tình yêu thực sự, nó không dựa vào
hấp dẫn vật lí nữa. Những người yêu như thế có
thể cách xa nhau hàng nghìn dặm nhưng tình
yêu của họ vẫn nguyên vẹn, nó không chết và sẽ
không tạo ra phản ứng đau khổ nào.

Để đạt được sự không dính mắc này gần như


là công việc cả đời, nhưng ngay khi chúng ta
chạm đến nó, chúng ta đã đạt được tình yêu và tự
do, sự ràng buộc của đời sống rời ra khỏi chúng
ta, và chúng ta thấy tự nhiên như nó là, mẹ tự
nhiên không đeo thêm xiềng xích nào lên chúng
ta, chúng ta hoàn toàn tự do và không xem kết
quả của hành động là quan trọng nữa, ai quan
tâm kết quả là gì nữa chứ.

Bạn có đòi hỏi gì từ con bạn cho những gì bạn


cho chúng không? Đó là nghĩa vụ của bạn khi làm
việc vì chúng, vấn đề kết thúc. Trong bất cứ việc
gì bạn làm cho một người đặc biệt, một thành phố,
một nhà nước, hãy có thái độ như thế đối với nó
y như với con cái bạn – không mong đợi gì nhận
lại. Nếu bạn có thể ở vị trí của người cho đi, công
việc sẽ không ràng buộc bạn. Sự ràng buộc sẽ đến
chỉ khi chúng ta mong nhận lại.

Nếu làm việc như một nô lệ dẫn đến tính ích


kỉ và dính mắc, làm việc như ông chủ của tâm trí
mình làm tăng phúc lạc của sự không dính mắc.
Chúng ta thường nói về lẽ phải và công lý, nhưng
chúng ta thấy trong thế giới lẽ phải và công lý chỉ
là trò trẻ con. Có hai thứ hướng dẫn tư cách của
con người: ý chí và từ tâm. Sự thực hành ý chí là
sự thực hành tính ích kỉ. Tất cả đàn ông và phụ
nữ đều cố gắng tận dụng tối đa quyền lực và lợi
ích họ có. Hồng ân là từ thiên đường, để trở nên
tốt lành, chúng ta đều phải từ bi. Thậm chí công
lý và lẽ phải cũng phải dựa trên lòng từ. Tất cả
những suy nghĩ về việc đạt được điều gì đó cho
việc ta làm ngăn chặn sự phát triển tâm linh, và
đến cuối nó đem theo đau khổ.

Có cách khác mà trong đó ý tưởng về từ bi và từ


thiện vô vị lợi có thể được thực hành, đó là, nhìn
vào công việc như một sự tôn thờ trong trường
hợp chúng ta tin vào một Thượng đế. Chúng ta
trao tất cả hoa trái công việc vào tay Ngài, tôn thờ
Ngài vì thế ta chẳng có quyền gì mong đợi thứ
gì từ nhân loại cho công việc ta làm. Bản thân
Thượng đế làm việc không dứt và không có dính
mắc. Như nước không thể làm ướt lá sen, công
việc không thể bám dính người vị tha bằng cách
tăng gắn kết với kết quả. Người tách rời và vị tha
có thể sống giữa đám đông và thành phố tội lỗi
nhưng anh ta không bị tội lỗi chạm vào.

Ý tưởng về sự quên mình hoàn toàn này được


minh họa trong câu chuyện sau đây: Sau trận
chiến Kurukshetra năm anh em Pandava đã thực
hiện một hành động quên mình vĩ đại và tạo ra
một chuyển biến lớn với người nghèo. Tất cả mọi
người đều kinh ngạc về sự vĩ đại của hành động
đó và nói rằng thế giới chưa từng chứng kiến
trước kia. Nhưng sau buổi lễ, một con cầy nhỏ đi
đến, nửa người nó bằng vàng, nửa còn lại màu
nâu, nó bắt đầu lăn lộn trên sàn của sảnh tế thần.
Nó nói với những người xung quanh, “Các người
là đồ nói dối, không có sự hy sinh nào cả.” “Cái
gì cơ!” họ cảm thán, “mi nói không có sự hy sinh,
mi không biết bao nhiêu tiền và trang sức được
đổ ra cho người nghèo và mọi người trở nên giàu
có hạnh phúc sao? Đây là sự hy sinh tuyệt nhất
con người từng thực hiện.” Nhưng con cầy nói,
“Ngày xưa ở một ngôi làng nhỏ, có một người Bà
La Môn nghèo sống với vợ, con trai và vợ con trai.
Họ rất nghèo và sống nhờ vào những món quà
trao cho họ bởi giảng đạo và dạy học. Rồi nạn đói
ba năm quét qua mảnh đất đó, người Bà La Môn
chịu đựng hơn bao giờ hết. Cuối cùng khi gia đình
đã nhịn đói nhiều ngày liền, vào một buổi sáng
nọ người cha đem về nhà một ít bột lúa mạch
mà ông ta may mắn có được, anh ta chia làm bốn
phần, mỗi người một phần. Họ dùng nó nấu ăn
và khi họ sắp ăn, có một tiếng gõ cửa. Người cha
ra mở và có một vị khách. Ở Ấn Độ lúc đó một vị
khách là một người đáng quý, cứ như thần thánh,
và nên được đối xử như thế. Người Bà La Môn
nói, ‘Mời ngài vào, chúng tôi hân hạnh,’ ông ta
đem cho vị khách phần ăn của mình. Vị khách
ăn nhanh chóng và nói, ‘Ông đã giết tôi rồi, tôi đã
đói mười ngày và chút đồ ăn này làm tăng cơn
đói của tôi.’ Người vợ nói với chồng, ‘Đưa cho ông
ấy phần của em,’ nhưng người chồng nói, ‘Không
cần thế.’ Người vợ khăng khăng nói, ‘Đây là một
người nghèo, nhiệm vụ của cư sĩ chúng ta là cho
ông ta ăn, nhiệm vụ làm vợ của em là cho ông ta
phần của em, vì anh cũng không còn gì để cho
ông ấy nữa.’

Rồi cô cho vị khách phần của mình, ông ấy ăn


xong và vẫn đói cồn cào. Người con trai nói, ‘Lấy
phần ăn của con vì đó là phận sự của con khi giúp
cha hoàn thành nghĩa vụ của cha’. Người khách
ăn xong và vẫn không thỏa lòng, nên vợ người
con trai cũng cho ông ta phần của cô ấy. Thế là
đủ, người khách rời đi và chúc phúc cho họ. Tối
hôm đó bốn người chết vì đói. Một chút vụn bột
rơi trên sàn, và khi tôi lăn người mình lên họ, một
nửa người tôi trở thành vàng như ông thấy. Kể
từ đó tôi đi khắp nơi trên thế giới, hy vọng tìm
được một sự hy sinh quên mình như thế, nhưng
tôi không thể tìm thấy ở đâu cả, không ở đâu mà
khiến cho nửa người còn lại của tôi biến thành
vàng. Đó là lí do vì sao tôi nói điều này không
phải là hy sinh.”

Ý tưởng về từ thiện này vượt ra khỏi Ấn Độ,


những người vĩ đại đang trở nên ít dần. Khi tôi lần
đầu học tiếng Anh, tôi đọc một cuốn sách truyện
tiếng Anh mà ở đó có câu chuyện về một cậu bé
có trách nhiệm đi ra ngoài làm việc và cho một
phần tiền của mình cho mẹ già, và điều này được
vinh danh trong ba hay bốn trang. Cái đó là gì
vậy? Không có cậu bé Ấn giáo nào có thể hiểu bài
học đạo đức của câu chuyện đó. Giờ tôi hiểu khi
tôi nghe ý tưởng của phương Tây – mỗi người vì
chính mình. Và vài người lấy mọi thứ cho chính
mình, cha mẹ vợ con thì lâm vào đường cùng.
Điều đó không bao giờ nên là lý tưởng của một
người tại gia.

Giờ bạn đã hiểu Karma- yoga là gì chưa, thậm


chí cận kề cái chết để giúp ai, cũng không cần
hỏi. Bị lừa dối hàng triệu lần và không bao giờ hỏi
một câu, và không bao giờ nghĩ về những gì bạn
đang làm. Không bao giờ tặng cho người nghèo
và mong họ biết ơn, hãy biết ơn họ cho bạn cơ hội
thực hiện hành động từ thiện với họ. Vì thế đơn
giản là để trở thành một người cư sĩ lý tưởng khó
hơn nhiều trở thành một khất sĩ lý tưởng, công
việc thực sự của đời thường thật sự khó khăn,
nếu không nói là khó khăn hơn cuộc sống của
người từ bỏ.
CHƯƠNG 4
PHẬN SỰ LÀ GÌ?

T hật cần thiết khi biết về phận sự là gì


khi học về Karma-Yoga. Nếu tôi phải
làm gì đó trước tiên tôi phải biết đó là
phận sự nghĩa vụ của tôi, rồi tôi mới có thể làm
nó. Ý tưởng về nghĩa vụ khác biệt ở những quốc
gia khác nhau. Những người theo giáo phái Mo-
hammed nói những gì được viết trong kinh Koran
là phận sự của anh ta; người Ấn giáo nói những
gì viết trong kinh Vệ Đà là phận sự của anh ta;
và người Cơ đốc nói rằng những gì trong kinh
Thánh là phận sự của anh ta. Chúng ta thấy rằng
có những ý tưởng khác nhau về nghĩa vụ, khác
nhau trong những giai đoạn khác nhau của cuộc
sống, trong những giai đoạn lịch sử và quốc gia
khác nhau.

Thuật ngữ “phận sự”, như bất cứ thuật ngữ


trừu tượng nào khác, không thể định nghĩa rõ
ràng, chúng ta chỉ có thể có ý niệm về nó bằng
cách hiểu biết về những vận hành và kết quả
thực tế của nó. Khi những thứ nhất định xảy
ra trước chúng ta, chúng ta có một bản năng tự
nhiên hay được tôi luyện để hành động theo một
cách nhất định đối với chúng, khi bản năng này
xảy đến, tâm trí bắt đầu nghĩ về tình huống. Đôi
khi nó nghĩ là tốt khi cư xử theo một cách nhất
định dưới những điều kiện nhất định; lúc khác
nó nghĩ là sai khi hành xử theo đúng cách đó
trong đúng trường hợp đó. Ý tưởng thông thường
về nghĩa vụ mọi nơi là mọi người thiện lành nghe
theo tiếng gọi của lương tâm. Nhưng điều gì kh-
iến một hành động trở thành một nghĩa vụ, phận
sự? Nếu một người Cơ-đốc thấy một miếng thịt
bò trước mặt anh ta và không ăn để bảo toàn cuộc
sống của mình, hay sẽ không cho nó đi để bảo vệ
cuộc sống của người khác, anh ta chắc chắn cảm
thấy anh ta chưa làm hết bổn phận.

Nhưng nếu một người Ấn giáo dám ăn miếng


thịt bò đó hay cho người Ấn giáo khác, anh ta chắc
chắn cảm thấy anh cũng chưa hoàn thành phận
sự của mình; giáo dục và huấn luyện của người
Ấn giáo khiến anh ta cảm thấy thế. Trong thế kỉ
trước có những băng cướp tai tiếng ở Ấn Độ; họ
nghĩ phận sự của họ là giết bất cứ ai mà họ có
thể và cướp tiền; họ càng giết được nhiều người,
họ càng nghĩ họ tốt lành. Thông thường nếu một
người đi ra phố và bắn người khác, anh ta chắc
chắn cảm thấy hối lỗi, nghĩ rằng anh ta làm sai.
Nhưng nếu chính người đó, như một người lính,
bắn không phải một mà là hai mươi người, anh ta
chắc chắn cảm thấy vui và nghĩ rằng anh ta đã
làm tốt nhiệm vụ của mình.

Vì thế chúng ta thấy rằng không phải là điều


được làm định nghĩa về phận sự. Để đưa ra một
định nghĩa khách quan về phận sự gần như là
không thể. Có phận sự từ phía chủ quan. Bất cứ
hành động nào khiến chúng ta đi về phía Thượng
đế là một hành động tốt, và là nhiệm vụ của chúng
ta; bất cứ hành động nào khiến chúng ta đi xuống
là điều dữ, không phải là phận sự của ta.

Từ quan điểm chủ quan chúng ta có thể thấy


những hành động nhất định có xu hướng rèn giũa
nâng cao phẩm cách chúng ta trong khi những
hành động khác có xu hướng làm ta đi xuống.
Nhưng không thể khẳng định chắc chắn hành
động cụ thể nào có cùng một xu hướng với tất
cả mọi người trong mọi điều kiện. Tuy nhiên, chỉ
có một ý tưởng về phận sự được chấp nhận bởi
nhân loại thuộc mọi độ tuổi và quốc gia, được tóm
gọn trong một dòng tiếng Phạn: “Đừng làm hại
bất cứ sinh linh nào; không làm thương tổn bất cứ
sinh linh nào là phẩm cách; làm thương tổn bất
cứ sinh linh nào là tội lỗi.”

Kinh Bhagavad – Gita thường gán phận sự tùy


theo vị trí và hoàn cảnh ta được sinh ra. Điều đó
quyết định phần lớn đến thái độ đạo đức và trí
tuệ của những cá nhân đối với những hoạt động
khác nhau trong đời. Vì thế nhiệm vụ của chúng
ta là làm công việc mà giúp mình hướng thượng
trong mối tương quan với những lí tưởng và hoạt
động của xã hội mà chúng ta sinh ra. Nhưng cần
nhớ rằng những lí tưởng và hành động giống
nhau không bao trùm trong tất cả các xã hội và
quốc gia; sự vô minh của chúng ta với điều này
dẫn đến sự thù ghét giữa các quốc gia. Một người
Mỹ nghĩ rằng bất cứ cái gì một người Mỹ làm theo
phong tục của nước anh ta là điều tốt nhất, bất cứ
ai không tuân theo là người xấu.

Một người Ấn giáo nghĩ rằng phong tục của


anh ta mới là điều đúng đắn và tốt nhất trên thế
giới, và bất cứ ai không tuân theo phải là người
bất thiện nhất. Thực là một sai lầm chúng ta dễ
mắc. Nhưng nó rất nguy hại, vì nó gây ra một nửa
sự tương tàn trên thế giới. Khi tôi đi tới quốc gia
này và đi qua hội chợ Chicago, một người đàn ông
từ sau kéo chiếc khăn turban của tôi. Tôi quay lại
và thấy anh ta là một quý ông ăn vận dễ ưa gọn
gàng. Tôi nói với anh ta, và khi anh ta nhận ra tôi
biết tiếng Anh, anh ta trở nên bối rối. Vào một dịp
khác cũng ở hội chợ này người khác đẩy tôi. Khi
tôi hỏi anh ta lí do, anh ta cũng xấu hổ và thốt
ra lời xin lỗi, “Vì sao ông mặc như thế?” Sự thông
cảm của những người này là hạn chế trong phạm
vi chính ngôn ngữ và kiểu ăn mặc của họ.

Phần nhiều những sự chống đối của những


cường quốc với những nước yếu thế được gây
ra bởi định kiến này. Nó làm cạn khô cảm xúc
với đồng loại. Chính người đàn ông hỏi tôi vì sao
không mặc như anh ta và muốn xử tệ với tôi vì
cách ăn mặc của tôi có thể là một người tốt, một
người cha tốt, một công dân tốt, nhưng sự tốt lành
của anh ta chết ngay khi anh ta nhìn thấy một
người ăn vận khác mình. Những người lạ bị tấn
công ở mọi quốc gia vì họ không biết cách phòng
thủ, vì thế họ đem về quê nhà những ấn tượng
sai lầm về những người họ gặp. Thủy thủ, lính
tráng, và thương gia hành xử ở nước ngoài theo
những cách rất khoa trương dù họ đừng có mơ
làm như thế ở nước nhà, có lẽ đây là lý do người
Trung quốc gọi người Âu Mỹ là “những con quỷ
nước ngoài.”” Họ có lẽ không nói thế nếu họ bắt
gặp khía cạnh tốt lành của đời sống phương Tây.

Vì thế một điểm chúng ta phải nhớ là chúng


ta nên luôn luôn cố gắng nhìn thấy phận sự của
người khác qua đôi mắt của họ, và không phán
xét phong tục tập quán của những người khác bởi
tiêu chuẩn của chúng ta. Tôi không phải là tiêu
chuẩn của vũ trụ. Tôi phải thích nghi với thế giới,
thế giới không cần thích nghi với tôi. Nên chúng
ta thấy môi trường thay đổi bản chất của phận
sự chúng ta có, và thực hiện bổn phận của chính
mình vào bất cứ lúc nào là điều tốt nhất ta có
thể làm trên thế giới này. Hãy để ta làm bổn phận
thuộc về ta từ khi sinh ra và khi chúng ta làm
thế, hãy làm cả những phận sự thuộc về chúng ta
bởi vị trí của ta trong cuộc sống xã hội.

Tuy nhiên, có một nguy hiểm lớn nằm trong


bản chất con người, đó là anh ta không bao giờ
kiểm tra chính mình. Anh ta nghĩ anh ta khá phù
hợp để ngồi trên ngai vàng. Thậm chí nếu anh ta
như thế, trước tiên anh ta nên thể hiện rằng anh
ta đã làm trọn phận sự trong vị trí của mình, và
sau đó những phận sự cao hơn sẽ đến với anh ta.
Khi chúng ta bắt đầu làm việc chăm chỉ trong thế
giới, đời sống sẽ ra những đòn hết trái lại phải để
chúng ta tìm ra vị trí của mình. Không ai có thể
chiếm giữ thỏa lòng một vị trí anh ta không phù
hợp. Chẳng có ích gì khi càm ràm cáu giận chống
lại sự điều chỉnh của đời sống. Người làm công
việc thấp hơn không vì thế mà là người thấp kém
hơn. Không ai bị phán xét bởi bản chất tự nhiên
của phận sự, tất cả đều bị đánh giá ở thái độ và
tinh thần khi làm nó.

Sau đây chúng ta sẽ nhận ra thậm chí ý tưởng


về phận sự cũng trải qua thay đổi, và rằng công
việc vĩ đại nhất chỉ được thực thi khi không có
động cơ ích kỉ đi kèm. Chính việc làm việc qua
cảm thức về phận sự dẫn chúng ta đến cảnh giới
làm việc mà không có ý tưởng về phận sự; khi
công việc trở thành sự tôn thờ thứ gì cao hơn –
làm việc chỉ vì bản thân công việc. Chúng ta sẽ
nhận ra rằng triết lý về phận sự, dù nó ở dạng
đạo đức hay tình yêu, đều như nhau trong mọi
con đường yoga – thứ làm yếu đi cái ngã thấp
hơn để mà cái ngã cao hơn có thể tỏa rạng – sự
giảm đi việc phí hoài năng lượng ở tầng hiện hữu
thấp hơn để mà linh hồn có thể biểu lộ chính nó
ở những tầng cao hơn. Điều này đạt được bằng sự
chối từ liên tục những khát khao thấp kém mà
phận sự yêu cầu. Toàn bộ tổ chức của xã hội vì
thế được phát triển, một cách ý thức hay vô thức,
trong lĩnh vực hành động và trải nghiệm, nơi mà,
bằng sự ích kỉ hạn chế, chúng ta mở đường cho
sự mở rộng vô giới hạn về bản chất thực sự của
con người.

Phận sự thì hiếm khi ngọt ngào. Chỉ khi tình


yêu bôi trơn bánh xe của nó thì nó mới chạy trơn
tru, nó là một sự ma sát liên tục. Làm sao mà ba
mẹ thực hiện phận sự của họ với con cái, chồng
với vợ và nhiều phận sự khác nữa? Chúng ta
không gặp ma sát trong cuộc sống thường ngày
sao? Phận sự chỉ ngọt ngào thông qua tình yêu,
và tình yêu chỉ tỏa sáng trong tự do. Có phải tự do
khi là nô lệ cho giác quan, cho giận dữ, ghen tuông
và một trăm những thứ vụn vặt khác có thể xảy
ra mỗi ngày trong cuộc sống con người? Trong tất
cả những sự khó khăn nhỏ nhặt này, sự thể hiện
cao nhất của tự do là kiên nhẫn chịu đựng. Phụ
nữ, nô lệ cho sự bực dọc, ghen tuông của mình,
có xu hướng đổ lỗi cho chồng mình và giành lấy
“tự do” của mình, như họ nghĩ, không biết rằng
họ chỉ có thể chứng minh qua điều đó họ là nô lệ.
Tương tự như những người chồng luôn thấy sai
sót ở vợ mình.

Sự trinh bạch là phẩm cách hàng đầu ở đàn


ông hay phụ nữ, và người đàn ông mà lầm đường
lạc lối được đưa trở lại con đường đúng bởi một
người vợ dịu dàng yêu thương thực sự rất hiếm.
Thế giới không xấu như thế. Chúng ta nghe nhiều
về những người chồng tàn bạo ở khắp nơi trên thế
giới và về sự không thanh sạch ở đàn ông, nhưng
liệu có sai không khi cũng có tương đương những
người vợ không thanh sạch như thế? Nếu tất cả
phụ nữ đều tốt lành trong sạch như sự khẳng định
liên tục của chính họ sẽ dẫn một người đến chỗ
tin rằng, tôi hoàn toàn thỏa lòng rằng sẽ không có
một người đàn ông kém thanh sạch nào trên thế
giới.

Có sự tàn bạo nào lòng trinh bạch không thể


chế ngự? Một người vợ tốt lành, người mà nghĩ
mọi đàn ông khác ngoại trừ chồng mình như đứa
trẻ con mình và có thái độ như một người mẹ đối
với tất cả đàn ông, sẽ phát triển quyền năng của
nàng về sự trong sạch và không thể có người đàn
ông nào, dù tàn bạo đến đâu, không “đánh hơi”
được bầu không khí thánh thiện khi nàng hiện
diện. Tương tự, mọi người chồng nhìn về phụ nữ,
ngoại trừ vợ mình, trong ánh sáng của chính mẹ
hay con gái hay chị em gái của mình. Còn người
muốn trở thành người thầy tôn giáo nên nhìn
mọi phụ nữ như mẹ mình, luôn luôn cư xử như
thế. Vị trí của người mẹ là cao nhất trên thế giới,
vì nó là một vị trí để học và thực hành sự vị tha
vĩ đại nhất. Tình yêu của Thượng đế là tình yêu
duy nhất cao hơn tình yêu của mẹ, mọi thứ khác
là thấp hơn.

Là nhiệm vụ của mẹ khi nghĩ về con mình


đầu tiên và sau đó đến bản thân. Nhưng thay vì
thế, nếu cha mẹ luôn nghĩ về bản thân đầu tien,
kết quả là mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái sẽ
trở nên giống như những chú chim và con chúng,
ngay sau khi chúng đủ lông đủ cánh thì không
còn nhận ra cha mẹ mình nữa. Phúc thay người
đàn ông có thể nhìn phụ nữ trên thế gian như đại
diện của tình mẫu tử của Thượng đế. Phúc thay
người phụ nữ mà với nàng, đàn ông đại điện cho
tình phụ tử của Thượng đế. Phúc thay những đứa
trẻ nhìn cha mẹ mình như Thiêng liêng hiển lộ
trên mặt đất.

Cách duy nhất để tiến lên là làm những phận


sự gần với chúng ta, nhờ thế mà trau dồi sức
mạnh cho đến khi chúng ta đạt đến trạng thái
cao nhất.

Một khất sĩ trẻ đến một khu rừng, ở đó anh


ta thiền, tôn thờ, và tập yoga một thời gian dài.
Sau nhiều năm công phu tập luyện, một ngày anh
ta ngồi dưới một cái cây rồi vài chiếc lá khô rơi
xuống đầu anh ta. Anh ta nhìn lên và thấy một
con quạ, một con cò đang đánh nhau trên ngọn
cây, khiến anh ta vô cùng giận dữ.

Anh ta nói, “Gì cơ, sao chúng mày dám ném


lá khô lên đầu ta chứ!” Với những lời này anh ta
giận dữ nhìn chúng, một tia lửa ánh lên đi ra khỏi
đầu anh ta – đây là sức mạnh của Yogi – thiêu đốt
những con chim tới mức thành tro. Anh ta vui
mừng, quá khích về sự phát triển năng lượng –
anh ta có thể đốt cháy hai con chim với một ánh
nhìn. Sau một thời gian anh ta phải đi tới thị trấn
xin bánh mì. Anh ta đi, đứng ở cửa, và nói, “Mẹ,
làm ơn cho con đồ ăn.” Một giọng nói từ trong
nhà phát ra, “Đợi chút, con trai ta.” Chàng trai trẻ
nghĩ, “Người phụ nữ tồi tệ, dám để mình đợi ư!
Không biết sức mạnh của ta ư.” Trong khi anh ta
đang nghĩ thì giọng nói vang lên: “Con trai, đừng
nghĩ quá nhiều về bản thân. Ở đây không có quạ
hay cò gì hết.”

Anh ta kinh ngạc, nhưng anh ta vẫn phải đợi.


Cuối cùng người phụ nữ đến, anh ta quỳ xuống
chân bà và nói, “Mẹ, sao mẹ biết điều đó?” Bà nói,
“Con trai à, ta không biết pháp môn Yoga hay thực
hành của con. Ta là một phụ nữ bình thường lo
công chuyện mỗi ngày. Ta khiến con đợi vì chồng
ta ốm, và ta đang chăm sóc ông ấy. Cả đời ta đã
vật lộn để làm phận sự của mình. Khi ta chưa
kết hôn, ta làm phận sự với ba mẹ; giờ khi kết
hôn ta làm phận sự với chồng; đó là loại yoga ta
thực hành. Nhưng nhờ vào làm phận sự ta trở
nên được soi sáng, vì thế ta có thể đọc suy nghĩ
của con và biết những gì con đã làm trong rừng.
Nếu con muốn biết điều gì đó cao hơn thế này, hãy
đi ra chợ thị trấn nơi mà con sẽ gặp một Vyâdha
(tầng lớp thấp nhất ở Ấn độ từng sống bằng nghề
săn bắn và bán thịt), họ sẽ nói cho con điều mà
con rất vui lòng được học.”

Người khất sĩ nghĩ rằng, “Vì sao tôi nên đi đến


thị trấn gặp người đó chứ?” Nhưng sau những gì
anh ta chứng kiến, đầu óc anh ta mở mang đôi
chút nên anh ta đã đi. Khi anh đến gần thị trấn,
anh thấy chợ và đằng xa có một Vyâdha to béo cắt
thịt với con dao to, nói chuyện và thương lượng
với nhiều người. Chàng trai nghĩ, “Chúa ơi giúp
tôi! Đây có phải người đàn ông mà tôi sẽ học từ
ông ta không? Nếu phải gọi ông ta là gì thì ông ta
là đầu thai của quỷ dữ.” Trong lúc đó người đàn
ông này nhìn lên và nói, “Ồ Swami, người phụ
nữ đó bảo anh đến đây sao? Ngồi đi đợi tôi xong
việc.” Khất sĩ nghĩ, “Cái gì sẽ đến đây?” Anh ta
ngồi, người đàn ông tiếp tục làm việc, và sau khi
hoàn thành anh ta lấy tiền rồi nói với khất sĩ, “Lại
đây, cùng đến nhà tôi đi.”

Khi về nhà Vyâdha bảo khất sĩ ngồi xuống đợi,


rồi đi vào nhà. Anh ta tắm cho ba mẹ già, cho họ
ăn uống, làm mọi điều có thể để họ vui lòng, sau
đó anh ta đến gặp khất sĩ và nói, “Giờ thì, anh
đến đây để gặp tôi, tôi có thể làm gì cho anh đây?”
Khất sĩ hỏi vài câu hỏi về linh hồn và thượng đế,
Vyâdha cho anh ta một bài diễn thuyết mà làm
nên một phần của Mahâbhârata, gọi là Vyâdha
Gitâ. Nó chứa đựng một trong những tầng cao
nhất của kinh Vệ Đà. Khi Vyâdha hoàn thành bài
giảng, khất sĩ cảm thấy kinh ngạc và hỏi, “Tại
sao ông ở trong cơ thể đó? Với hiểu biết đó tại
sao ông ở trong cơ thể của một Vyâdha, và làm
công việc bẩn thỉu như thế?” “Con trai ta,” Vyâdha
đáp, “không có nhiệm vụ nào là xấu xí, không có
phận sự nào là bẩn thỉu. Việc ta sinh ra đặt ta vào
những tình huống thế này và môi trường thế này.
Khi còn là thanh thiếu niên ta đã học buôn bán, ta
không bám dính và cố gắng thực hiện bổn phận
của mình tốt. Ta cố gắng làm tròn bổn phận của
mình như một cư sĩ, cố gắng làm tất cả những gì
ta có thể để làm cha mẹ hạnh phúc. Ta không biết
về pháp môn yoga hay có ý định trở thành khất
sĩ hay ra khỏi thế gian vào rừng; tuy nhiên, tất cả
những gì con vừa nghe và nhìn thấy đã đến với
ta thông qua việc thực hiện phận sự không bám
dính chỉ vì phận sự đó thuộc về vị trí của ta.”

Có một hiền triết ở Ấn độ, một yogi vĩ đại, một


trong những người vĩ đại nhất ta từng nhìn thấy
trong đời. Ngài là một người đàn ông kì lạ, không
dạy bất kì ai, nếu bạn hỏi ngài một câu hỏi ngài
sẽ không trả lời. Quá sức với ngài khi nhận lãnh
vị trí của một giáo viên, ngài sẽ không làm thế.
Nếu bạn hỏi một câu và đợi vài ngày, trong cuộc
nói chuyện ngài sẽ đả động đến chủ đề, và ánh
sáng tuyệt vời sẽ tỏa ra từ nó. Ngài nói với tôi một
lần về bí mật của công việc, “Hãy để mục đích
và những phương tiện hợp với nhau làm một.”
Khi bạn làm bất cứ việc gì, đừng có nghĩ về cái gì
xa hơn thế. Làm nó như tôn thờ ở dạng cao nhất,
hiến toàn bộ đời mình cho hiện tại. Vì vậy, trong
câu chuyện, Vyâdha và người phụ nữ làm nhiệm
vụ với sự tươi vui và hết mình, kết quả là họ trở
nên được soi sáng, thể hiện rằng sự thực hành
đúng đắn nhiệm vụ ở bất cứ cấp bậc nào trong
đời mà không bám dính với kết quả, dẫn chúng ta
đến trạng thái nhận thức cao nhất về tính toàn
hảo của linh hồn.

Người làm việc bám dính với kết quả càu nhàu
về bản chất của phận sự giáng xuống mình, người
làm không dính mắc làm mọi phận sự với tâm thế
mọi thứ tốt lành như nhau, tạo nên những công
cụ hiệu quả mà với nó sự ích kỷ và lạc thú giác
quan có thể bị tiêu diệt, tự do của linh hồn được
bảo đảm. Chúng ta đều có xu hướng đánh giá cao
bản thân mình. Phận sự của chúng ta được quyết
định bởi sự xứng đáng với chúng ta ở mức rộng
lớn hơn nhiều chúng ta sẵn sàng lãnh nhận. Sự
cạnh tranh làm dấy lên ghen tị và nó giết chết sự
tốt lành của trái tim. Đối với người càm ràm mọi
nhiệm vụ đều khó nhằn, không gì làm thỏa mãn
anh ta, và cả đời anh ta chứng minh cho thất bại.
Hãy để chúng ta làm việc bất cứ điều gì thuộc
về phận sự của mình, sẵn sàng nhận lãnh trách
nhiệm, rồi chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy Ánh
sáng!
CHƯƠNG 5
CHÚNG TA GIÚP BẢN THÂN MÌNH,
KHÔNG PHẢI THẾ GIỚI

T rước khi xem xét kĩ hơn việc tận tụy với


phận sự giúp chúng ta trong phát triển
tâm linh thế nào, hãy để tôi đặt trước
bạn một luận giải ngắn gọn về khía cạnh khác mà
những người Ấn Độ chúng tôi hiểu về nhân quả.
Trong mọi tôn giáo có ba phần: triết lý, thần thoại
học, và nghi lễ. Triết lý của đường hướng hành
động là tinh túy của mọi tôn giáo; huyền thoại
giải thích và minh họa nó bằng phương tiện của
ít nhiều đời sống huyền thoại của những người
vĩ đại, những câu chuyện và ngụ ngôn về những
thứ tuyệt vời; nghi lễ cho triết lý một hình dạng
cố định cụ thể hơn, để mà mọi người có thể nắm
bắt được – nghi lễ thực tế là triết lý được cụ thể
hóa. Nghi lễ này là Nghiệp; nó cần thiết trong mọi
tôn giáo, bởi vì phần lớn chúng ta không thể hiểu
những thứ tâm linh trừu tượng cho tới khi chúng
ta phát triển tâm linh tới một mức độ nhất định.
Thật dễ để con người nghĩ rằng họ có thể hiểu
bất cứ thứ gì; nhưng khi nói đến những trải ng-
hiệm thực tế, chúng ta thấy rằng những ý tưởng
trừu tượng thường khó để hiểu tường tận. Vì thế
những biểu tượng giúp đỡ rất nhiều, và chúng
ta không thể không cần đến phương pháp hình
tượng của việc đặt những thứ trước mắt chúng
ta.

Từ xa xưa những biểu tượng đã được sử dụng


bởi mọi loại tôn giáo. Hiểu theo một nghĩa nào
đó thì chúng ta không thể nghĩ gì ngoài việc suy
tư trong biểu tượng; từ ngữ bản thân chúng là
biểu tượng của suy nghĩ. Theo một nghĩa khác
mọi thứ trong vũ trụ có thể được nhìn như một
biểu tượng. Toàn bộ vũ trụ là một biểu tượng mà
Thượng đế là tinh túy đằng sau.

Loại hình tượng này không đơn giản là sự


tạo ra con người, cũng không phải những người
nhất định thuộc về một tôn giáo ngồi xuống cùng
nhau và nghĩ ra những biểu tượng nhất định, đưa
chúng vào hiện hữu từ chính đầu óc họ. Những
biểu tượng tôn giáo có một sự phát triển tự nhiên.
Hơn thế, vì sao những biểu tượng nhất định gắn
với những ý tưởng nhất định trong tâm trí của
gần như mọi người? Có những biểu tượng nhất
định có ý nghĩa toàn cầu. Nhiều người trong các
bạn nghĩ thập giá là biểu tượng ra đời trong sự
liên kết với Cơ đốc giáo, nhưng thực tế nó tồn tại
trước Cơ đốc giáo, trước khi Môi-sê sinh ra, trước
khi kinh Vệ Đà ra đời, thậm chí trước khi có tư
liệu ghi chép về dấu vết loài người.

Biểu tượng thập giá có thể được tìm thấy đã


tồn tại trong bộ phận người Aztec và Phoenic.
Mỗi chủng tộc dường như đều có thập giá. Biểu
tượng của Đấng cứu thế bị đóng đinh vào thập
giá, dường như được biết đến với mọi quốc gia.
Vòng tròn đã trở thành biểu tượng nổi tiếng trên
thế giới. Có một biểu tượng nữa phổ thông nhất
trong mọi biểu tượng là Swastika. Vào một thời
gian người ta nghĩ những Phật tử đã đem theo
nó đi khắp thế giới, nhưng người ta tìm thấy rằng
rất lâu trước khi Phật giáo ra đời nó đã được sử
dụng ở nhiều nơi. Ở Babylon cổ và Ai Cập nó đã
được tìm thấy.

Điều này thể hiện cái gì? Tất cả những biểu


tượng này có thể không hoàn toàn truyền thống.
Phải có vài lí do cho chúng, vài sự liên kết tự nhiên
giữa chúng và tâm trí con người. Ngôn ngữ không
phải là kết quả của tục lệ thông thường, không
phải là những người nhất định đồng ý với nhau
thể hiện những ý tưởng nhất định bằng những từ
ngữ nhất định; chưa bao giờ có một ý tưởng mà
không có một từ ngữ liên đới đi kèm cũng như
không có từ nào mà không có ý tưởng đi kèm. Ý
tưởng và từ ngữ ở trong mối quan hệ tự nhiên
không thể tách rời. Những biểu tượng để đại diện
cho ý tưởng có thể là biểu tượng âm thanh hay
màu sắc. Những người khiếm thính phải nghĩ với
thứ khác thay vì biểu tượng âm thanh. Mỗi suy
nghĩ trong tâm trí có một dạng thức như phần
tương ứng với nó. Trong triết lí Phạn ngữ gọi là
Nâma-Rupa – tên gọi và dạng thức.

Gần như không thể sáng tạo bằng tục lệ một


hệ thống biểu tượng cũng như ngôn ngữ. Trong
những biểu tượng có tính nghi lễ của thế giới,
chúng ta có một sự biểu hiện những suy nghĩ tôn
giáo của nhân loại. Thật dễ để nói rằng nghi lễ và
đền thờ, tất cả những đồ tế lễ đi kèm không có ích
gì; mọi đứa trẻ đều nói thế ở thời hiện đại. Nhưng
thật dễ cho tất cả những ai nhận ra những người
tôn thờ bên trong đền thờ thì có nhiều khía cạnh
khác với những người không tôn thờ.
Vì thế sự gắn kết với nghi lễ, đền thờ và
những hình thức cụ thể khác với những tôn giáo
nhất định có một khuynh hướng đem vào tâm trí
những người đi theo tôn giáo những suy nghĩ về
việc những thứ cụ thể đóng vai như biểu tượng,
và thật không khôn ngoan khi lờ đi những nghi
lễ và biểu tượng. Việc nghiên cứu và thực hành
những thứ này hình thành tự nhiên như một
phần của Karma Yoga.

Có nhiều khía cạnh khác nữa về khoa học làm


việc này. Một trong số chúng là biết mối tương
quan giữa suy nghĩ và từ ngữ và những gì có thể
đạt được bởi sức mạnh của từ ngữ. Trong mọi tôn
giáo sức mạnh của ngôn ngữ đều được nhận ra,
nó quá mạnh mẽ đến mức một số tôn giáo nói
rằng bản thân tạo vật được sinh ra từ ngôn ngữ.
Khía cạnh bên ngoài của suy nghĩ về Thượng đế
là kinh Thánh, vì Chúa nghĩ và có ý chí, chủ định
trước khi Ngài tạo ra mọi thứ, tạo vật sinh ra từ
Kinh Thánh. Trong sự vội vã căng thẳng của đời
sống vật chất, thần kinh của chúng ta mất đi sự
nhạy cảm và trở nên khô cứng. Chúng ta càng
lớn và già đi, càng bị đánh gục trên đời, chúng ta
càng trở nên chai lì và chúng ta có xu hướng lờ
đi những thứ xảy ra thường hằng và hiển nhiên
xung quanh.

Bản chất con người, tuy nhiên, đôi khi ta cũng


tự xác định chính mình, và chúng ta được dẫn
dắt để tò mò và băn khoăn trước vài sự kiện thông
thường diễn ra, băn khoăn là bước đầu tiên trong
việc tìm được ánh sáng. Ngoài những triết lí và
giá trị tôn giáo cao siêu của kinh Thánh, chúng
ta có thể thấy rằng những biểu tượng âm thanh
đóng một vai trò quan trọng trong vở kịch của
đời sống con người. Tôi đang nói chuyện với bạn.
Tôi không chạm vào bạn. Những nhịp rung của
không khí tạo ra bởi lời nói của tôi đi vào tai bạn,
chúng chạm vào thần kinh và sản sinh ra tác
động trong tâm trí. Bạn không thể cưỡng lại điều
này.

Điều gì có thể tuyệt vời hơn thế này? Một người


gọi người khác là kẻ ngốc, và người đó đứng lên
nắm tay thành nắm đấm và giáng một cú vào
mũi anh ta. Hãy nhìn sức mạnh của ngôn ngữ!
Có một phụ nữ khóc lóc và đau khổ, người phụ
nữ khác đến cạnh và nói vài lời dịu dàng, người
phụ nữ đang khóc gập người bỗng thẳng người
dậy ngay lập tức và nỗi buồn của cô tan biến, cô
bắt đầu mỉm cười. Hãy nghĩ về sức mạnh của lời
nói! Chúng là một lực mạnh mẽ trong triết lý cao
hơn cũng như trong cuộc sống thường ngày. Ngày
và đêm chúng ta lạm dụng lực này mà không suy
nghĩ hay tự vấn. Để biết bản chất của lực này
và để sử dụng nó tốt cũng là một phần của Kar-
ma-yoga.

Phận sự của chúng ta với những người khác


nghĩa là giúp đỡ những người khác, làm điều
lành với thế giới. Vì sao chúng ta nên làm điều
lành với thế giới? Dường như là để giúp thế giới
nhưng thực sự là để giúp chính mình. Chúng ta
nên luôn luôn cố gắng giúp đỡ thế giới, đó nên
là động cơ cao nhất trong chúng ta, nhưng nếu
chúng ta xem xét kĩ, chúng ta nhận ra thế giới
không yêu cầu sự giúp đỡ của chúng ta. Thế giới
không được tạo ra để mà bạn hay tôi nên tới và
giúp nó. Tôi từng đọc một bài giảng đạo trong đó
viết, “Tất cả thế giới tươi đẹp này đều rất ổn, bởi
vì nó cho chúng ta thời gian và cơ hội để giúp
đỡ người khác.” Đây có vẻ là một cảm xúc đẹp,
nhưng không phải là một lời lừa mị để nói rằng
thế giới cần sự giúp đỡ của chúng ta. Chúng ta
không thể phủ nhận có nhiều đau khổ trong nó,
đi ra ngoài kia giúp đỡ người khác, vì thế, là điều
tốt nhất chúng ta có thể làm, mặc dù trong dài
hạn, chúng ta sẽ nhận ra giúp đỡ người khác thực
sự là đang giúp đỡ chính mình.

Khi còn là một cậu bé tôi có vài con chuột


bạch. Chúng được giữ trong hộp nhỏ mà trong
đó có những bánh xe nhỏ, khi những con chuột
cố gắng trèo qua những bánh xe, những bánh xe
quay và quay, và chúng chẳng đi đâu được. Thế
giới và sự giúp đỡ của chúng ta cũng thế. Sự giúp
đỡ duy nhất là chúng ta có được sự thực hành
đạo đức. Thế giới này không tốt cũng không xấu,
mỗi người tự sản sinh ra thế giới cho riêng mình.
Nếu một người mù bắt đầu nghĩ về thế giới, nó
không cứng hay mềm, nóng hay lạnh. Chúng ta
là một khối tổng hòa của hạnh phúc và bất hạnh,
chúng ta đã nhìn thấy hàng trăm lần trong đời.

Như một quy tắc, người trẻ thì lạc quan và


người già thì bi quan. Người trẻ có cuộc sống
phía trước, người già phàn nàn về những ngày
đã qua; hàng trăm khát khao mà không thể thỏa
nguyện vật lộn trong trái tim họ. Cả hai bên đều
ngốc. Cuộc sống lành hay dữ đều tùy thuộc vào
tình trạng tâm trí ta có để nhìn vào nó, nó không
tự bản chất là lành hay dữ. Lửa bản chất của nó
không lành hay dữ. Khi nó giữ chúng ta ấm áp
chúng ta nói ngọn lửa thật đẹp. Khi nó đốt cháy
ngón tay, ta đổ lỗi cho nó. Tùy theo cách ta sử
dụng nó, nó sản sinh ra trong chúng ta cảm xúc
tốt hay xấu; thế giới này cũng vậy. Thật hoàn hảo.
Sự hoàn hảo có nghĩa là nó vừa vặn hoàn hảo để
đáp ứng mục tiêu của nó. Chúng ta có thể chắc
rằng nó sẽ vẫn ổn khi không có chúng ta, chúng
ta không cần đau đầu ước mơ giúp đỡ nó.

Tuy thế chúng ta nên làm điều tốt, khao khát


làm điều tốt là động cơ cao nhất chúng ta có, nếu
chúng ta biết rằng thật là một đặc quyền khi giúp
đỡ người khác. Đừng đứng trên bệ cao và lấy 5
cent trong tay và nói, “Đây, kẻ nghèo hèn,” hãy biết
ơn rằng người nghèo ở đó để mà việc trao tặng
cho anh ta chính là cách ta giúp đỡ chính mình.
Không phải là người nhận được chúc phúc, mà là
người cho. Hãy biết ơn rằng bạn được cho phép
thực hành sức mạnh làm thiện và ban ơn trong
thế giới để mà có thể trở nên thanh sạch và hoàn
hảo. Tất cả những hành động tốt có xu hướng kh-
iến chúng ta thanh sạch và hoàn hảo. Chúng ta
có thể làm gì tốt nhất? Xây một bệnh viện, làm
đường hay dựng lên những trại từ thiện?

Chúng ta có thể tổ chức một công việc từ thiện


và gom đủ hai hay ba triệu đô la, xây một bệnh
viện với một triệu, với một triệu đô la thứ hai tổ
chức khiêu vũ tiệc tùng uống sâm panh, và một
triệu đô la tiếp theo hãy để những người cán bộ
ăn cắp một nửa, số còn lại tới với người nghèo,
nhưng tất cả những điều này là gì? Một vụ phun
núi lửa có thể quét đi tất cả những con đường và
bệnh viện và thành phố và những tòa nhà. Hãy
từ bỏ tất cả những cuộc nói chuyện điên rồ này
về việc làm thiện trên thế giới. Nó không chờ đợi
sự giúp đỡ của bạn hay tôi; nhưng chúng ta vẫn
nên làm thiện và liên tục làm thế vì nó là một
phước lành với chúng ta.

Đó là cách duy nhất chúng ta có thể trở nên


hoàn hảo. Không có người ăn mày nào mà chúng
ta giúp nợ một cent nào với chúng ta, chúng ta nợ
anh ta bởi vì anh ta cho phép chúng ta thực hành
việc thiện lên anh ta. Thật sai lầm khi nghĩ rằng
chúng ta đã làm hay có thể làm điều tốt với thế
giới, hay nghĩ rằng chúng ta đã giúp ai đó. Đó là
một suy nghĩ sai lầm, và tất cả những suy nghĩ sai
lầm đem đến đau khổ. Chúng ta nghĩ rằng chúng
ta đã giúp đỡ vài người và hy vọng người ta cảm
ơn, và khi người ấy không làm thế, bất hạnh đến
với chúng ta. Vì sao chúng ta hy vọng nhận lại từ
những thứ ta cho đi? Hãy biết ơn người mà bạn
giúp đỡ, nghĩ về anh ta như Chúa. Không phải là
đặc quyền khi được cho phép tôn thờ Chúa bằng
giúp đỡ đồng loại hay sao? Nếu chúng ta thực sự
không dính mắc, chúng ta thoát khỏi đau khổ của
kỳ vọng vô nghĩa, và có thể làm điều thiện vui
vẻ trên thế giới. Bất hạnh sẽ không đến qua công
việc được làm không dính mắc. Thế giới sẽ tiếp
diễn với hạnh phúc và bất hạnh của nó cho đến
vĩnh hằng.

Có một người nghèo muốn một số tiền, và


bằng cách nào đó anh ta đã học được rằng nếu
anh ta có thể nắm giữ được một con ma, anh ta có
thể yêu cầu nó đem tiền hay bất cứ thứ gì anh ta
thích, nên anh ta rất nóng lòng để nắm giữ được
con ma. Anh ta đi tìm kiếm một người đàn ông có
thể cho anh ta một con ma, và cuối cùng anh ta
tìm thấy một hiền triết với sức mạnh lớn, và tìm
kiếm sự giúp đỡ của anh ta. Hiền triết hỏi anh ta
rằng anh ta sẽ làm gì với một con ma. “Tôi muốn
một con ma làm việc cho tôi, dạy tôi cách nắm
giữ một con ma đi, tôi khao khát rất nhiều” – anh
ta đáp. Nhưng hiền triết nói, “Đừng tự làm phiền
nhiễu bản thân, về nhà đi.” Ngày tiếp theo anh ta
lại đến và bắt đầu khóc lóc cầu nguyện, “Cho tôi
một con ma đi, tôi phải có một con ma, hãy giúp
tôi.”

Cuối cùng hiền triết bực bội nói, “Cầm lấy vật
này, lặp lại từ ma thuật này và một con ma sẽ đến,
bất cứ điều gì anh nói với nó, nó sẽ làm. Nhưng
nhớ là, chúng là những sinh linh tệ hại và nên
được giữ cho liên tục bận rộn. Nếu anh không cho
nó làm việc, nó sẽ lấy mạng anh.” Người đàn ông
đáp, “Thật dễ, tôi có thể cho nó làm việc cả đời.”
Anh ta đi vào rừng và sau khi lặp lại từ ma thuật
đó, một con ma khổng lồ xuất hiện trước mặt anh
nói, “Tôi là một con ma đã bị chế ngự bởi phép
thuật của ngài, nhưng ngài phải cho tôi làm việc
liên tục. Khoảnh khắc ngài không cho tôi làm việc
tôi sẽ giết ngài.”

Người đàn ông nói, “Xây cho ta một lâu đài,” và


con ma nói, “Nó đã xong, lâu đài đã xong.” “Đem
tiền tới đây,” người đàn ông nói. “Đây là tiền của
ngài,” con ma nói, “Đốn khu rừng này đi và xây
một thành phố ở nơi này.” “Việc đó đã xong,” con
ma nói, “Còn gì nữa không?” Giờ người đàn ông
bắt đầu sợ hãi và nghĩ anh ta không thể cho nó
việc gì mà làm nữa, anh ta đã làm mọi thứ rồi. Con
ma nói, “Hãy cho tôi việc gì đó để làm không thì
tôi sẽ ăn tươi nuốt sống ông.” Người đàn ông tội
nghiệp không thể tìm ra việc gì nữa. Anh ta chạy
và chạy, tìm đến nhà hiền triết và nói, “Ngài, hãy
cứu mạng tôi!” Hiền triết hỏi anh ta có chuyện
gì vậy, anh ta đáp, “Tôi không có gì cho con ma
làm việc nữa. Mọi thứ tôi nói nó đều làm ngay tức
khắc và nó dọa ăn thịt tôi nếu tôi không cho nó
làm việc.”

Con ma cũng vừa đến nơi và nói, “Ta sẽ ăn thịt


mi,” và anh ta có lẽ đã nuốt chửng người đàn ông.
Anh ta run lẩy bẩy, van xin hiền triết cứu mình.
Hiền triết nói, “Ta sẽ tìm cho anh một con đường
sống. Nhìn con chó với cái đuôi xoăn tít đó. Hãy
mau lấy kiếm cắt đuôi nó và đưa nó cho con ma
rồi bảo nó hãy làm cho cái đuối thẳng ra.” Người
đàn ông cắt đuôi con chó và đưa nó cho con ma,
nói rằng, “Hãy làm thẳng nó ra cho ta.” Con ma
nhận lấy và dần dần cẩn trọng làm thẳng cái đuôi
nhưng ngay sau khi nó buông tay cái đuôi lại
xoắn như cũ. Một lần nữa nó cố gắng làm thẳng
chỉ để thấy nó xoắn lại lần nữa ngay sau khi nó
buông tay.

Nó lại làm thẳng lần nữa và ngay sau khi nó


buông tay, cái đuôi xoắn lại như cũ. Nó cứ làm
thế ngày này qua ngày khác cho đến khi nó mệt
và nói, “Ta chưa bao giờ gặp rắc rối thế này trong
đời. Ta là một con ma già cỗi nhưng chưa bao giờ
gặp chuyện thế này.” “Ta sẽ thỏa hiệp với người”
nó nói với người đàn ông, “ngươi thả ta ra và ta
sẽ để ngươi giữ tất cả những gì ta đã cho ngươi
và không hại ngươi.” Người đàn ông hài lòng và
chấp nhận yêu cầu vui sướng.

Thế giới này như cái đuôi xoăn của con chó,
mọi người cứ nỗ lực làm nó thẳng ra trong hàng
trăm năm nhưng ngay khi họ dừng tay, nó lại
xoắn lại như cũ. Một người nên biết làm việc mà
không dính mắc, nếu không anh ta sẽ trở thành
kẻ mất trí. Khi chúng ta biết rằng thế giới này
như một cái đuôi xoăn của con chó và không bao
giờ làm thẳng ra được, chúng ta sẽ không trở nên
điên khùng. Nếu không có sự cực đoan thì thế
giới sẽ phát triển hơn nhiều. Thật là một sai lầm
khi nghĩ rằng sự nổi loạn có thể tạo ra tiến bộ cho
nhân loại.
Trái lại, nó là một yếu tố tạo nên sự thù ghét
và tức giận, khiến cho mọi người đấu tranh với
nhau, không thông cảm cho nhau. Chúng ta nghĩ
rằng bất cứ điều gì chúng ta làm hay sở hữu là
điều tốt nhất trên thế giới, và những gì chúng ta
không làm hay sở hữu không có giá trị gì. Nên,
luôn luôn nhớ về ví dụ cái đuôi xoăn của con chó
bất cứ khi nào bạn có khuynh hướng cực đoan.
Bạn không cần lo lắng mất ngủ về thế giới, nó sẽ
ổn mà không có bạn. Khi bạn tránh sự cực đoan,
rồi bạn sẽ làm việc thật tốt. Đó là người cao tay,
người bình hòa, phán xét mọi chuyện đúng đắn,
một khối óc tỉnh táo với sự cảm thông và tình
yêu, người làm việc tốt và cũng đối tốt với chính
mình. Sự cực đoan thật điên khùng và không có
sự cảm thông, anh ta không bao giờ duỗi thẳng
thế giới hay có thể trở nên thanh khiết.

Để tóm lại những điểm chính yếu của bài giảng


hôm nay: Đầu tiên, chúng ta phải nhớ chúng ta
đều là con nợ với thế giới chứ nó không nợ gì
chúng ta cả. Thật là một đặc ân cho tất cả chúng
ta khi được cho phép làm bất cứ thứ gì cho thế
giới. Để giúp đỡ nó chúng ta thực sự đang giúp đỡ
chính mình. Điểm thứ hai là có Thượng đế trong
vũ trụ. Không đúng khi nói rằng vũ trụ này đang
trôi dạt và cần sự giúp đỡ của tôi hay bạn. Thượng
đế luôn hiện hữu ở đây, ngài không sinh không
tử, mãi mãi trường tồn và quan sát. Khi cả vũ trụ
đi ngủ thì ngài không ngủ và làm việc không dứt,
tất cả những thay đổi và sự hiển lộ trên thế giới
đến từ Ngài.

Thứ ba, chúng ta không nên ghét ai cả. Thế


giới này luôn luôn tiếp tục là hỗn độn của tốt
xấu. Nhiệm vụ của chúng ta là thông cảm với kẻ
yếu và yêu thương người lầm lỗi. Thế giới là một
phòng tập đạo đức cỡ lớn mà ở trong đó chúng ta
phải tập luyện về đạo đức để trở nên mạnh mẽ
hơn về tâm linh.

Thứ tư, chúng ta không nên cực đoan cuồng


tín về bất cứ cái gì, bởi vì nó trái với tình yêu. Bạn
nghe những kẻ cuồng tín nói, “Tôi không ghét
người phạm tội, tôi ghét tội lỗi,” nhưng tôi sẵn
sàng đi đến bất cứ nơi đâu nhìn mặt người có thể
thực sự phân biệt giữa tội lỗi và người phạm tội.
Thật dễ khi nói thế. Nếu chúng ta có thể phân biệt
giữa chất lượng và bản chất, chúng ta trở thành
người hoàn hảo. Không dễ gì. Và hơn nữa, chúng
ta càng bình tĩnh và tâm trí ít bị rối loạn, chúng
ta càng yêu thương nhiều hơn và công việc của
chúng ta càng tốt hơn.
CHƯƠNG 6
KHÔNG DÍNH MẮC LÀ SỰ QUÊN
MÌNH HOÀN TOÀN

V ì mọi hành động phát xuất từ chúng


ta quay trở lại với chúng ta như phản
ứng, thậm chí như thế thì hành động
của chúng ta có thể tác động lên người khác và
hành động của họ tác động lên chúng ta. Có lẽ tất
cả chúng ta đều chứng kiến nó như một sự thật
rằng với những người làm việc xấu, họ trở nên
ngày càng hung ác hơn, và khi họ bắt đầu làm
việc thiện, họ trở nên mạnh mẽ hơn và học cách
luôn làm việc tốt. Sự nhân lên của ảnh hưởng
không thể được giải thích trên bất cứ nền tảng
nào ngoài việc chúng ta hành động và phản ứng
lại nhau. Để minh họa từ khoa học vật lý, khi tôi
thực hiện một hành động nhất định, tâm thức tôi
ở trong một trạng thái rung động nhất định, tất
cả những tâm thức ở hoàn cảnh tương tự sẽ có xu
hướng bị tác động bởi tâm thức của tôi.

Nếu có những nhạc cụ khác nhau hợp xướng


trong một gian phòng, tất cả các bạn có thể chú ý
thấy rằng khi mội nhạc cụ nhất định được chơi,
những cái khác có xu hướng rung động để chạm
đến cùng một nốt. Nên tất cả những tâm thức
có cùng độ căng nhất định sẽ bị ảnh hưởng như
nhau bởi cùng một suy nghĩ. Dĩ nhiên, ảnh hưởng
này của suy nghĩ lên tâm thức sẽ khác nhau dựa
trên khoảng cách và những nguyên nhân khác,
nhưng tâm thức luôn luôn cởi mở với cảm xúc.
Giả sử tôi làm một việc ác, tâm thức tôi ở một
trạng thái rung động nhất định và tất cả những
tâm thức trong vũ trụ ở trạng thái tương tự có
khả năng bị ảnh hưởng bởi rung động của tâm
thức tôi. Nên, khi tôi đang làm một hành động tốt,
tâm thức tôi ở mức rung động khác, tất cả những
tâm thức tương tự có khả năng bị ảnh hưởng bởi
tâm thức tôi, và sức mạnh của tâm thức lên tâm
thức này nhiều hay ít hơn tùy theo vào áp lực dồn
lên nó là lớn hay nhỏ.

Rất có thể, như sóng ánh sáng có thể đi hàng


triệu năm trước khi chúng chạm đến bất cứ
vật thể nào, những sóng suy nghĩ cũng phải di
chuyển hàng trăm năm trước khi chúng chạm
đến một vật mà cùng rung động. Vì thế, rất có
thể rằng bầu không khí này của chúng ta có đầy
những nhịp đập suy nghĩ, cả tốt lẫn xấu. Mỗi suy
nghĩ được phóng chiếu từ mỗi bộ óc tiếp tục nhịp
đập của nó cho tới khi nó gặp đối tượng vừa vặn
mà đón nhận nó. Bất cứ tâm trí nào cởi mở để đón
nhận những nhịp rung như thế sẽ nhận chúng
ngay lập tức.

Nên, khi một người làm điều xấu, anh ta đã


đem tâm trí mình đến một trạng thái nhất định
của áp lực và tất cả những sóng liên quan đến
mức áp lực đó đã có mặt trong không gian sẽ nỗ
lực tìm cách tiến vào tâm trí anh ta. Đó là lí do
vì sao một người làm dữ thường sẽ tiếp tục làm
thêm việc xấu. Hành động của anh ta được nhân
lên cường độ. Tương tự với người làm việc tốt,
anh ta mở lòng đón nhận những rung động tốt
lành đã có mặt trong không gian và hành động
tốt của anh ta cũng được nhân lên.

Vì thế chúng ta đối mặt với nguy hiểm nhân đôi


khi làm việc xấu: đầu tiên, chúng ta ở trạng thái
mở đón nhận những ảnh hưởng xấu xung quanh;
thứ hai, chúng ta tạo ra việc xấu ảnh hưởng đến
người khác có thể đến hàng trăm năm. Chúng ta
làm thương tổn đến mình và người khác. Nhờ làm
việc lành chúng ta đối tốt với bản thân cũng như
người khác và, như mọi lực khác trong con người,
những lực lành dữ này tự gom sức mạnh từ bên
ngoài.

Theo Karma – Yoga, hành động mà một người


đã làm không thể bị phá hủy cho đến khi nó trổ
quả, không sức mạnh nào trong tự nhiên có thể
ngăn nó tạo ra một kết quả. Nếu bạn làm một việc
xấu, bạn phải chịu đựng nó, không có sức mạnh
nào trong vũ trụ ngăn nó lại được. Tương tự, nếu
làm một việc lành, không có sức mạnh nào trong
vũ trụ có thể ngăn nó trổ quả tốt. Nguyên nhân
phải có kết quả, không gì có thể ngăn chặn hay
kiềm chế điều này. Giờ ta có một câu hỏi nghiêm
túc về Karma -Yoga, cụ thể là những hành động
này của chúng ta, cả tốt lẫn xấu, được liên kết gần
gũi với nhau. Chúng ta không thể đặt một đường
ranh giới giữa chúng và nói, hành động này hoàn
toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Không có hành động
nào không trổ quả tốt và xấu cùng lúc.

Lấy một ví dụ gần nhất: Tôi đang nói chuyện


với bạn và một vài trong số bạn có lẽ nghĩ tôi đang
làm điều tốt và cùng lúc đó có lẽ tôi đang giết
hàng nghìn vi sinh vật trong không khí, tôi cũng
đang làm điều dữ với thứ gì đó. Khi nó ở rất gần
chúng ta và ảnh hưởng đến những thứ ta biết,
chúng ta nói rằng nó là một hành động tốt khi
có ảnh hưởng đến xung quanh một cách tốt lành.
Chẳng hạn, bạn có thể gọi việc tôi nói chuyện với
bạn là tốt nhưng những vi sinh vật thì không,
bạn không nhìn thấy chúng nhưng bạn nhìn thấy
bản thân mình. Cách mà buổi nói chuyện của tôi
tác động đến bạn là hiển nhiên với bạn, nhưng
cách nó ảnh hưởng đến những vi sinh vật khác
thì không hiển nhiên. Vì thế, nếu chúng ta phân
tích những hành động xấu, chúng ta nhận ra vài
kết quả tốt đẹp có thể từ nó ở đâu đó. Người mà
trong khi làm điều lành mà vẫn nhận ra có chút
gì xấu trong đó và trong điều bất thiện vẫn có thứ
gì tốt lành đâu đó, đã biết bí mật của công việc.

Nhưng cái gì theo sau những thứ này? Đó là,


dù ta có cố gắng thế nào, không thể có hành động
nào mà hoàn toàn thanh sạch hay bất thiện, hãy
hiểu thanh khiết và không thanh khiết trong
trường nghĩa của thương tổn và không thương
tổn. Chúng ta không thể thở hay sống mà không
làm hại đến thứ gì, mọi thứ ta ăn được lấy đi khỏi
miệng của sinh vật khác. Chúng ta đang ngày
càng đông lên chiếm đi cuộc sống của những sinh
vật khác. Có thể là con người, động vật, vi sinh
vật, nhưng chúng ta phải lấn chiếm theo cách đó.
Một cách tự nhiên, nó dẫn tới việc sự hoàn hảo có
thể không bao giờ đạt đến bằng công việc. Chúng
ta có thể làm việc đến mãi mãi, nhưng sẽ không
có cách nào ra khỏi cái mê cung này. Bạn có thể
làm việc, làm việc và làm việc, không có kết thúc
cho sự gắn kết không thể tránh khỏi của điều
lành và dữ trong kết quả của công việc.

Điểm thứ hai để xem xét là, đâu là điểm cuối


của công việc? Chúng ta thấy phần lớn mọi người
trong mỗi quốc gia tin rằng sẽ có một lúc thế giới
này trở nên hoàn hảo, không có bệnh tật chết chóc
bất hạnh tội ác. Đó là một ý tưởng tốt, một động cơ
tốt để truyền cảm hứng và thúc đẩy những người
vô minh nhưng nếu chúng ta dừng lại suy nghĩ
chốc lát, chúng ta sẽ nhận thấy mọi thứ không
thể nào như thế. Làm sao mà như thế được khi tốt
xấu là hai mặt của một đồng xu? Làm sao mà chỉ
có lành không có dữ cùng lúc? Cái gì là sự hoàn
hảo chứ?

Một cuộc sống hoàn hảo là một sự tương phản


chính nó trong thuật ngữ. Cuộc sống bản thân nó
là một tình trạng đấu tranh liên tục giữa chính
chúng ta và mọi thứ bên ngoài. Mọi lúc chúng
ta đấu tranh thực sự với đời sống bên ngoài và
nếu ta bị đánh bại, cuộc sống chúng ta phải chấm
dứt, lấy ví dụ, cuộc chiến liên tục có được đồ ăn
và không khí. Nếu không có hai thứ này, chúng
ta chết. Cuộc sống không phải là một dòng chảy
trơn tru đơn giản, nó là một tác động tổng hợp.
Cuộc chiến cam go này giữa thứ gì đó bên trong
và thế giới bên ngoài là những gì ta gọi là cuộc
sống. Thật rõ ràng rằng khi cuộc chiến này dừng
lại, sự sống cũng sẽ chấm dứt.

Hạnh phúc lí tưởng được xem là sự dừng lại


của cuộc chiến này. Nhưng sau đó sự sống cũng sẽ
dừng lại, vì cuộc chiến này chỉ có thể dừng lại khi
sự sống dừng lại. Chúng ta đã hiểu rằng trong khi
cứu thế giới chúng ta cứu chính mình. Tác động
chủ yếu của công việc được thực hiện thông qua
những người khác là để làm thanh sạch bản thân
chúng ta. Bằng phương cách nỗ lực không ngừng
làm điều lành với người khác chúng ta đang cố
gắng quên đi chính mình, sự quên mình này là
một bài học lớn chúng ta phải học trong đời.

Con người nghĩ ngây ngô rằng anh ta có thể


làm chính mình hạnh phúc và sau nhiều năm
vật lộn tìm kiếm cuối cùng cũng nhận ra hạnh
phúc thật sự nằm trong việc giết chết tính ích kỉ
và không ai có thể làm anh ta hạnh phúc ngoại
trừ anh ta. Mỗi hành động từ thiện, mỗi suy nghĩ
cảm thông, mỗi hành động giúp đỡ, mỗi việc
làm, đang lấy đi rất nhiều cái tính tự cho mình
là quan trọng khỏi bản ngã và khiến ta nghĩ về
chính mình như người dưới thấp, nhỏ bé, vì thế
nên mọi chuyện thật tốt lành.

Ở đây chúng ta nhận thấy Jnâna, Bhakti và


Karma – tất cả đều đi đến một điểm. Lí tưởng cao
nhất là mãi mãi và hoàn toàn quên mình, nơi mà
không có “Tôi”, tất cả là “Các bạn”, và liệu anh ta
có nhận thức hay không nhận thức về nó, Kar-
ma – Yoga dẫn con người đến cái đích đó. Một
người giảng đạo tôn giáo có thể trở nên khiếp sợ
về ý tưởng một Thượng đế không phải là một con
người cá thể, anh ta có thể khăng khăng giữ lấy
hình ảnh Thượng đế như một người và giữ vững
nhân dạng, tính cá nhân của anh ta, bất cứ thứ gì
kiểu thế. Nhưng ý tưởng của anh ta về đạo đức,
nếu chúng thực sự tốt, không thể không dựa trên
sự quên mình cao nhất. Nó là nền tảng của mọi
đạo đức, bạn có thể trải rộng nó ra tới con người,
động vật, thiên thần, nó là một ý tưởng cơ bản,
một nguyên tắc trọng yếu chạy xuyên suốt mọi
hệ thống đạo đức.

Bạn sẽ tìm thấy nhiều tầng lớp con người


khác nhau trên thế giới này. Đầu tiên, có những
con người đầy tính Thượng đế, sự quên mình ở
họ là hoàn toàn, những người chỉ làm điều tốt với
những người khác kể cả phải hy sinh tính mạng.
Đó là tầng lớp cao nhất. Nếu có một trăm người
như thế ở bất cứ quốc gia nào, quốc gia đó không
bao giờ cần tuyệt vọng. Nhưng không may là quá
hiếm. Rồi có những người làm điều tốt với người
khác miễn là nó không gây thương tổn chính
họ. Có một tầng lớp thứ ba mà làm việc tốt cho
họ, gây thương tổn cho người khác. Một nhà thơ
Phạn ngữ nói rằng có một tầng lớp thứ tư không
thể gọi tên cụ thể: những người làm tổn thương
người khác chỉ vì họ thích gây thương tích vậy
thôi. Như thế có hai thái cực của hiện hữu, người
làm điều lành chỉ vì bản thân điều lành, người
làm điều dữ chỉ vì bản thân điều dữ. Họ không
đạt được bất cứ thứ gì từ đó, nhưng bản chất của
họ muốn làm điều dữ.
Vậy nên có hai từ Phạn ngữ. Một cái là Pravrit-
ti, nghĩa là vận động hướng về, từ khác là Nivritti,
nghĩa là vận động tách xa khỏi. “Vận động hướng
về” là những gì chúng ta gọi thế giới, “Tôi và của
tôi”; nó bao gồm tất cả những thứ luôn luôn làm
giàu cho cái tôi bằng của cải, tiền, danh tiếng, có
bản chất nằm lấy, giữ lại, luôn có xu hướng gom
góp mọi thứ vào một trung tâm là “bản thân tôi”.
Đó là Pravritti, khuynh hướng tự nhiên của mọi
con người, lấy mọi thứ từ mọi nơi và chất đống
xung quanh một trung tâm, đó là cái bản ngã
ngọt ngào của chính mình.

Khi khuynh hướng này bắt đầu đổ vỡ, khi nó


là Nivritti hay “đi xa khỏi,” đó là nơi bắt đầu đạo
đức và tôn giáo. Cả Pravritti và Nivritti đều là
bản chất của công việc: cái đầu tiên là việc dữ, cái
sau là việc lành. Nivritti là căn bản của mọi đạo
đức và tôn giáo, và chính sự hoàn hảo của nó là
sự hoàn toàn quên mình, sẵn sàng hy sinh tâm trí
và cơ thể và mọi thứ cho sinh linh khác. Khi một
người chạm đến trạng thái đó, anh ta đã đạt đến
sự hoàn hảo của Karma-Yoga.

Đó là kết quả cao nhất của việc lành. Mặc dù


một người chưa học hệ thống triết lý nào, không
tin vào bất cứ Thượng đế nào, và chưa bao giờ tin,
mặc dù anh ta chưa cầu nguyện một lần trong đời,
nếu sức mạnh đơn giản của hành động tốt đưa
anh ta đến trạng thái sẵn sàng hy sinh bản thân
và mọi thứ cho người khác, anh ta đã chạm đến
cùng một điểm mà một người theo tôn giáo chạm
đến qua cầu nguyện và hiểu biết triết lý, nên bạn
có thể thấy người triết gia, người lao động, người
cống hiến, đều gặp nhau ở một điểm của sự quên
mình.

Dù hệ thống triết lý và tôn giáo của họ có thể


khác nhau, toàn nhân loại tôn kính và ngưỡng
mộ người sẵn sàng hy sinh bản thân cho người
khác. Vì vậy, nó không phải câu hỏi về triết thuyết
– thậm chí người chống lại những ý tưởng tôn
giáo, khi họ nhìn thấy những hành vi quên mình,
họ cảm thấy họ cần phải tôn kính nó. Đã bao giờ
bạn nhìn thấy một người Cơ-đốc cực đoan nhất,
khi anh ta đọc Light of Asia của Edwin Arnold,
cũng sùng kính đức Phật, người không giảng về
Thượng đế, không giảng gì ngoài sự quên mình?
Thứ duy nhất mà người cực đoan đó không biết
là cái đích cuối cùng của anh ta cũng chỉ giống
như của những người anh ta chống lại vì khác
biệt.

Người tôn thờ, bằng cách liên tục giữ trước


mình ý tưởng về Thượng đế và bao xung quanh
mình bởi điều tốt, đi đến cùng một điểm ở cuối và
nói, “Thy will be done” (Lời Cha sẽ được toại ý), và
không giữ lại gì cho bản thân anh ta. Đó là sự quên
mình. Người triết gia, với hiểu biết của mình, nhìn
thấy rằng bản ngã là ảo ảnh và dễ dàng từ bỏ nó.
Đó là quên mình. Nên Karma, Bhakti, Jnâna đều
gặp nhau ở đây, và đây là những gì mà mọi người
truyền đạo vĩ đại muốn nói tới, khi họ dạy rằng
Thượng đế không phải là thế gian. Có một thứ là
nhân gian và thứ khác là Thượng đế, sự phân biệt
này rất đúng. Khi nói đến nhân gian, họ nói đến
ích kỉ. Vô kỉ, vị tha là Thượng đế. Một người có thể
sống trên ngai vàng, ở cung điện vàng và vị tha
hoàn hảo thì anh ta sẽ là Thượng đế. Người khác
sống trong túp lều ăn mặc rách rưới và không có
gì trên thế giới, nhưng nếu anh ta ích kỉ, anh ta
cũng chỉ hòa lẫn vào thế gian thôi.

Để quay lại với một trong những điểm chính


của chúng ta, chúng ta nói rằng chúng ta không
thể làm điều tốt mà không cùng lúc đó làm điều
xấu hay ngược lại. Biết được điều này, chúng ta
nên làm thế nào? Có những giáo phái trên thế giới
giảng đạo theo một cách điên rồ đáng kinh ngạc
về sự tự tử dần dần là cách duy nhất ra khỏi thế
gian bởi vì nếu một người sống, anh ta phải giết
những sinh vật bé nhỏ và cây cối và làm hại đến
ai đó hay thứ gì đó, nên theo họ cách duy nhất
ra khỏi thế gian là chết đi. Người đạo Jain giảng
triết lý này như lí tưởng cao nhất. Lời dạy này
dường như rất logic nhưng giải pháp thực sự đến
từ kinh Gita.

Đó là luận thuyết không dính mắc với điều


gì trong khi thực hiện phận sự ở đời. Biết được
điều này chúng ta được tách khỏi thế gian dù vẫn
đang ở trong nó, và rằng bất cứ điều gì bạn có
thể đang làm trong nó, bạn không làm thế vì bản
thân mình. Bất cứ thứ gì bạn làm vì bản thân sẽ
đem lại tác động dội ngược lên bản. Nếu nó là một
hành động tốt, bạn nhận quả tốt và nếu xấu, bạn
phải nhận quả xấu, nhưng nếu bất cứ hành động
nào không được làm vì chính bạn, dù nó là gì, sẽ
không có tác động lên bạn.

Ta tìm thấy một câu thể hiện điều này trong


kinh thư: “Thậm chí nếu anh ta giết cả vũ trụ hay
anh ta bị giết, anh ta không phải người giết cũng
không phải người bị giết, khi anh ta biết anh ta
điều đó anh ta đang không hành động nhân danh
chính mình.” Vì thế Karma-Yoga dạy rằng, “Đừng
từ bỏ thế gian, hãy sống trong thế gian, hấp thụ
những ảnh hưởng của nó nhiều như mức bạn có
thể, nhưng nếu là vì mục đích hưởng thụ cho bản
thân, đừng có làm gì hết.” Mục đích không nên
là hưởng thụ. Đầu tiên hãy giết bản ngã và coi cả
thế gian như chính bạn như những người Cơ-đốc
từng nói, “Con người cũ phải chết đi.”

Con người cũ này là ý tưởng ích kỉ rằng cả


thế giới được tạo ra phục vụ cho sự hưởng thụ
của anh ta. Những bậc phụ huynh ngây ngô dạy
con họ cầu nguyện, “Ôi Chúa thánh thần, Người
đã tạo ra mặt trăng và mặt trời cho tôi,” như thể
Chúa không có gì khác để làm ngoài tạo ra mọi
thứ cho con họ. Đừng dạy con bạn thứ vô nghĩa
đó. Có những người điên rồ theo cách khác: họ dạy
chúng ta tất cả những động vật này được sinh ra
để chúng ta giết thịt, vũ trụ này cho chúng ta
hưởng thụ. Đều là sự loạn trí khôn cùng.

Một con hổ có thể nói, “Con người được tạo ra


cho tôi” và cầu nguyện, ‘Ôi Thượng đế, con người
thật độc ác, không đến và đặt mình trước tôi để
bị ăn thịt, họ đang phá vỡ luật của Ngài.” Nếu
thế giới được tạo ra cho chúng ta, chúng ta cũng
được tạo ra cho thế giới. Ý nghĩ thế giới được tạo
ra cho chúng ta hưởng thụ là điều ác độc nhất ghì
chúng ta xuống. Thế giới này không được tạo ra
vì chúng ta. Hàng triệu người ra đi khỏi nó mỗi
năm, thế giới không cảm thấy gì; hàng triệu người
được thay thế. Thế giới được tạo ra cho chúng ta
cũng ngang mức ta được tạo ra cho thế giới.

Để làm việc một cách đúng đắn, vì thế, trước


tiên bạn phải từ bỏ ý tưởng gắn kết. Thứ hai, đừng
có trộn lẫn vào hành động, giữ bản thân như một
người quan sát và tiếp tục làm việc. Thầy tôi từng
nói, “Coi sóc con bạn như một người bảo mẫu.”
Người bảo mẫu sẽ ôm lấy đứa trẻ, chơi với nó và
cư xử như thể là con của chính cô, nhưng ngay
sau khi bạn ra hiệu cô rời đi, cô sẵn sàng xách giỏ
rời nhà. Mọi thứ trong hình thái dính mắc được
quên, nó sẽ không khiến cho người phụ tá thông
thường một dao động nào khi rời con bạn để đi
coi sóc đứa khác. Cũng tương tự như thế khi bạn
ở cùng những thứ bạn cho là của mình.

Bạn là bảo mẫu và nếu bạn tin vào Thượng đế,


tin rằng tất cả những điều mà bạn cho là của bạn
đều là của Ngài. Điểm yếu lớn nhất thường cũng
là điểm mạnh lớn nhất. Điểm yếu là nghĩ ai đó
phụ thuộc vào tôi và tôi có thể làm điều tốt cho
họ. Đây là niềm tin sinh ra dính mắc, và qua sự
dính mắc này ta đau khổ. Chúng ta nên nhắc nhở
tâm thức mình rằng không ai trong vũ trụ này
phụ thuộc vào chúng ta, không phải một người
ăn mày phụ thuộc vào tổ chức từ thiện; không
linh hồn nào phụ thuộc vào sự tốt lành của chúng
ta, không sinh linh nào phụ thuộc vào sự giúp đỡ
của chúng ta.

Tất cả mọi người đều được giúp đỡ bởi đời sống


tự nhiên, và sẽ được giúp đỡ kể cả khi hàng triệu
người chúng ta không có mặt ở đây. Đường hướng
của đời sống sẽ không dừng lại vì những người
như bạn và tôi; nó, như đã được chỉ ra, chỉ là một
đặc quyền ân phước cho bạn và cho tôi khi chúng
ta được cho phép nhờ vào vào việc giúp đỡ người
khác mà giáo dục chính mình. Đây là một bài học
lớn để học trong đời, và khi chúng ta đã học nó
hoàn toàn, chúng ta sẽ hạnh phúc; chúng ta có
thể đi và hòa vào mà không gây ra tổn hại nào
đến xã hội bất cứ nơi đâu. Bạn có thể có vợ hay
chồng, gia nhân, vương quốc để trị vì, nhưng nếu
bạn hành động trên nguyên tắc thế giới không
được tạo ra vì bạn và nó cũng không cần bạn một
cách không thay thế được, thì những thứ thuộc
về thế gian không thể làm tổn hại đến bạn. Chính
vào năm nay có thể vài người trong số các bạn
của bạn có thể ra đi. Liệu thế giới có chờ đợi họ
quay lại mà không tiếp tục vận hành không? Các
dòng chảy của nó có bị ngưng lại không? Không,
nó tiếp tục. Nên hãy loại bỏ ra khỏi đầu bạn ý
tưởng rằng bạn phải làm gì đó cho thế giới, thế
giới không yêu cầu bất cứ sự giúp đỡ nào từ bạn.
Thật là vô nghĩa khi bất cứ ai nghĩ rằng anh ta
sinh ra để giúp đỡ thế giới, nó đơn giản chỉ là sự
ngạo mạn, ích kỉ nhân danh phẩm cách. Khi bạn
đào luyện tâm trí mình để nhận ra ý tưởng thế
giới này không phụ thuộc vào bạn hay bất cứ ai,
sẽ không có phản ứng ở dạng nỗi đau nảy sinh từ
công việc.

Khi bạn tặng ai cái gì đó và không mong đợi


nhận lại gì – thậm chí không mong đợi người ta
biết ơn – sự vô ơn của anh ta sẽ không tác động
lên bạn vì bạn chẳng mong đợi gì, không nghĩ bạn
có quyền gì với bất cứ thứ gì được đền đáp. Bạn
cho anh ta thứ anh ta xứng đáng; chính nhân quả
của anh ta trao nó cho anh ta, nhân quả của bạn
khiến bạn là người trung chuyển mà thôi. Tại sao
bạn nên tự hào về cho đi thứ gì đó chứ? Bạn là
người vận chuyển tiền bạc cũng như các món quà
khác, thế gian xứng đáng với nó bởi nhân quả của
họ. Vậy thì có lí do gì mà bạn tự hào?

Không có gì quá vĩ đại trong những gì bạn trao


cho thế giới. Khi bạn đạt được cảm giác không
dính mắc, rồi sẽ không có điều dữ hay điều lành
với bạn. Chỉ có sự ích kỉ gây ra sự khác nhau giữa
tốt xấu. Thật là một điều khó khăn để hiểu, nhưng
bạn sẽ đi đến chỗ học được không có gì trong vũ
trụ có quyền năng lên bạn cho tới khi bạn cho
phép nó thực hành sức mạnh lên bạn. Không cái
gì có sức mạnh lên Bản ngã của con người, cho
tới khi Bản ngã trở thành một tên ngốc và mất đi
sự độc lập. Nên, bằng việc không dính mắc, bạn
vượt qua và từ chối sức mạnh của bất cứ thứ gì
tác động lên bạn. Thật rất dễ để nói không có thứ
gì có quyền tác động lên bạn cho đến khi bạn cho
phép nó làm thế, nhưng những gì là dấu hiệu
đích thực của người không cho thứ gì tác động
lên mình, không hạnh phúc hay bất hạnh từ thế
giới bên ngoài? Dấu hiệu là vận may hay bất hạnh
không gây ra thay đổi gì trong tâm trí; trong tất
cả những điều kiện anh ta vẫn y như vậy.

Có một nhà hiền triết vĩ đại ở Ấn Độ gọi là


Vyâsa. Vị Vyâsa này được biết là tác giả của
những châm ngôn Vệ đà, một người thánh thiện.
Cha của ông đã cố gắng trở thành một người đàn
ông hoàn hảo và thất bại. Ông của ông cũng cố
gắng và thất bại. Cụ của ông cũng cố gắng và thất
bại. Bản thân ông không thành công hoàn toàn
nhưng con trai ông, Shuka, đước sinh ra đã hoàn
hảo. Vyasa dạy con trai ông trí tuệ, và sau khi dạy
nó về hiểu biết sự thật, ông gửi nó đến cung điện
Vua Janaka. Ông là một vị vua vĩ đại và được gọi
là Janaka Videha.

Videha nghĩa là “không có cơ thể”. Mặc dù


là vua, ông ta hoàn toàn quên rằng mình là một
thân thể, ông cảm thấy là một linh hồn mọi lúc.
Cậu bé Shuka được gửi tới để được dạy bởi ông. Vị
vua biết con trai của Vyasa sắp đến với mình để
học trí khôn, nên ông ta đã sắp xếp vài điều nhất
định trước đó.

Và khi cậu bé xuất hiện trước cửa cung điện,


những cận vệ không hề chú ý đến cậu. Họ chỉ cho
cậu chỗ ngồi, cậu ngồi đó ba ngày đêm, không ai
nói chuyện hay hỏi cậu là ai hay đến từ đâu. Cậu
là con trai của một hiền triết rất vĩ đại, cha cậu
được tôn kính bởi cả nước, và cậu là người đáng
được tôn trọng, vậy mà những tên cận vệ cung
điện không hề chú ý đến cậu.

Sau đó, đột nhiên, những cận thần lớn của


nhà vua tới đó và đón cậu với thịnh tình long
trọng nhất. Họ dẫn cậu vào, chỉ cho cậu những
phòng tráng lệ nhất, cho cậu tắm với hương thơm
và mặc đẹp, trong tám ngày họ cho cậu hưởng đủ
thứ xa hoa. Gương mặt nghiêm trang thanh kh-
iết của Shuka không thay đổi chút nào bởi những
thay đổi trong cách ứng xử đối với cậu; cậu vẫn y
như thế ở giữa những lạc thú xa hoa hay khi đợi
ở cửa.

Rồi cậu được đưa tới trước mặt nhà vua. Nhà
vua trên ngai vàng, nhạc đang chơi, những trò
nhảy múa mua vui đang diễn ra. Vị vua cho cậu
một cốc sữa, đầy tới miệng và yêu cầu cậu đi bảy
lần quanh đại điện mà không làm tràn ra một giọt.
Cậu cầm lấy chiếc cốc và tiến bước giữa những
tiếng nhạc và sự thu hút của những gương mặt
đẹp. Như được kì vọng bởi vị vua, bảy lần cậu đi
quanh mà không có giọt sữa nào bị tràn ra. Tâm
trí của cậu bé không thể bị thu hút bởi bất cứ cái
gì của thế gian, nếu cậu không cho phép nó ảnh
hưởng đến cậu. Và khi cậu đem cái cốc tới trước
mặt vua, nhà vua đã nói với cậu, ‘Những gì cha
con đã dạy con và những gì con đã tự học được,
ta chỉ có thể nhắc lại. Con đã biết sự thật rồi, đi về
nhà đi.”

Vì thế người mà thực hành sự điều khiển lên


chính mình không thể bị tác động bởi những thứ
bên ngoài; không có nô lệ cho anh ta. Tâm trí anh
ta trở nên tự do. Người như thế phù hợp sống ở
trong thế gian. Chúng ta thường thấy con người
giữ hai ý kiến liên quan đến thế giới. Có người là
những người bi quan và nói, “Thế giới thật là tồi
tệ!”. Có người theo chủ nghĩa lạc quan nói, “Thế
giới này thật đẹp đẽ!”. Với những người chưa điều
khiển được tâm trí mình, thế giới hoặc là đầy sự
dữ hoặc là sự trộn lẫn của tốt xấu. Thế giới này
sẽ trở thành một thế giới đầy lạc quan khi chúng
ta là ông chủ của tâm trí mình. Không có gì tác
động lên chúng ta như lành hay dữ; chúng ta sẽ
thấy mọi thứ ở đúng vị trí của nó, hài hòa. Vài
người, người bắt đầu bằng việc nói rằng thế giới
là một địa ngục, thường kết thúc bằng việc nói
nó là thiên đường khi họ thành công trong việc
thực hành điều khiển bản thân. Nếu chúng ta là
Karma – Yogi chân chính và mong ước đào luyện
bản thân cho tới khi đạt được trạng thái đó, dù ta
bắt đầu ở đâu ta cũng đi đến kết thúc là sự quên
mình hoàn hảo và ngay sau khi bản ngã này ra đi,
toàn bộ thế giới mà lúc đầu dường như đầy u tối,
trở nên thiên đường và đầy ơn phúc. Bầu không
khí của nó sẽ được chúc phúc, mọi gương mặt con
người sẽ giống như thánh thần. Đó là mục đích
cuối cùng và mục đích của Karma – Yoga, là sự
hoàn hảo trong đời sống thực tế.

Rất nhiều con đường Yoga của chúng ta không


mâu thuẫn với nhau, mỗi con đường đều dẫn đến
cùng một mục đích và khiến chúng ta hoàn hảo.
Mỗi con đường đều phải được thực tập kiên trì.
Toàn bộ bí mật là trong thực hành. Đầu tiên bạn
phải lắng nghe, rồi suy nghĩ, rồi thực hành. Điều
đó là cần thiết với mọi con đường. Đầu tiên bạn
phải nghe hiểu nó là gì, và nhiều thứ bạn không
hiểu sẽ trở nên rõ ràng bằng cách liên tục nghe
và suy ngẫm. Thật khó để hiểu mọi thứ cùng một
lúc. Sự giải thích mọi thứ, sau tất cả là ở trong
bản thân bạn. Không ai thực sự có thể được dạy
bởi người khác, chúng ta phải dạy chính mình.
Người giáo viên bên ngoài chỉ đưa ra những gợi
ý khơi gợi người giáo viên bên trong làm việc để
hiểu mọi thứ.

Rồi mọi thứ sẽ được làm cho sáng rõ tới chúng


ta bởi chính sức mạnh suy nghĩ của ta, và ta sẽ
nhận ra trong chính tâm hồn mình; và sự nhận
ra đó sẽ lớn lên thành sức mạnh ý chí mạnh mẽ.
Đầu tiên nó là cảm xúc, sau đó thành ý chí, và từ
ý chí đó là động lực to lớn khôn cùng cho công
việc mà sẽ chảy qua từng mạch máu, từng đường
dẫn thần kinh và cơ bắp, cho tới khi toàn bộ cơ thể
bạn được thay đổi thành công cụ cho con đường
Yoga không vị kỉ của công việc, và kết quả được
khát khao về sự quên mình hoàn toàn và vị tha sẽ
được đạt tới. Sự đạt tới này không phụ thuộc vào
bất cứ triết thuyết hay niềm tin nào.

Một người là Cơ-đốc nhân, Do Thái hay Gen-


tile không quan trọng. Bạn có không vị kỷ không?
Đó là câu hỏi. Nếu bạn như thế, bạn hoàn hảo mà
không cần đọc một cuốn sách tôn giáo nào, không
cần đi nhà thờ hay đền thờ. Mỗi con đường Yoga
vừa vặn để khiến con người hoàn hảo thậm chí
không nhờ đến sự giúp đỡ của những người khác
vì họ có tất cả mục tiêu chung như nhau trong tầm
nhìn. Con đường yoga của hành động, trí tuệ và
sự tận hiến đều có thể được coi như phương tiện
trực tiếp và độc lập để đạt đến Moksha. “Những
kẻ ngốc nói rằng làm việc và triết lý là khác nhau,
không phải những người có học.” Người học giả
biết rằng dù chúng có vẻ khác nhau nhưng cuối
cùng cũng dẫn đến một mục đích là làm toàn vẹn
con người.
CHƯƠNG 7
TỰ DO

N goài việc mang nghĩa là làm việc, từ


Karma còn ám chỉ sự tạo ra kết quả.
Bất cứ công việc, hành động, suy nghĩ
nào mà sản sinh một tác động được gọi là Karma.
Vì vậy luật Karma nghĩa là luật của việc tạo ra kết
quả, sự không thể tránh khỏi của nguyên nhân
và kết quả. Bất cứ ở đâu có nguyên nhân, có một
kết quả nó tạo ra; không thể kháng cự lại điều
này. Và luật nhân quả, theo triết lý của chúng tôi,
đúng đắn trong toàn vũ trụ. Bất cứ thứ gì chúng
ta nhìn thấy, hay cảm thấy, hay làm, bất cứ hành
động nào ở bất cứ nơi đâu trong vũ trụ, một mặt
là tác động của hành động quá khứ, mặt khác, trở
thành một nguyên nhân và sản sinh ra chính quả
của nó. Cùng với điều này, thật cần thiết khi xem
xét nghĩa của từ “luật”. Khi sử dụng từ “luật”, nó
có nghĩa là khuynh hướng của một chuỗi sự việc
lặp lại chính nó.

Khi chúng ta nhìn thấy một sự kiện theo sau


một sự kiện khác, hay đôi khi xảy ra đồng thời
với nhau, chúng ta chờ đợi cho kiểu mẫu hay sự
đồng tồn tại này lặp lại. Những triết gia và logic
học xưa của trường Nyâyâ gọi luật này là Vyâpti.
Theo họ, tất cả những ý tưởng về luật của chúng
ta đều tuân theo một liên kết nào đó. Một chuỗi
những hiện tượng trở nên gắn kết với những thứ
trong tâm trí ta theo một trật tự không thể khác
đi, để mà bất cứ thứ gì chúng ta nhìn nhận ở bất
cứ thời gian nào ngay lập tức liên kết với những
sự thật khác trong tâm trí. Bất cứ ý tưởng nào,
theo tâm lý học của chúng tôi, bất cứ con sóng
nào được sinh ra trên mặt hồ tâm trí, Chitta, luôn
luôn kéo theo những con sóng tương tự. Đây là ý
tưởng tâm lý về sự gắn kết, và sự tạo ra kết quả
chỉ là một khía cạnh của nguyên tắc liên kết bao
trùm rộng khắp này. Tính bao trùm của liên kết,
theo tiếng Phạn gọi là Vyâpti.

Trong thế giới bên ngoài ý tưởng về luật cũng


giống như thế giới bên trong – sự đoán định về
một hiện tượng nhất định sẽ có một hiện tượng
khác theo sau nó, và chuỗi này sẽ tự lặp lại chính
nó. Vì thế, luật không tồn tại trong tự nhiên. Thực
tế, nó là một sai lầm khi nói rằng luật trọng lực
tồn tại trên trái đất, hay có bất cứ luật nào tồn
tại khách quan trong tự nhiên. Luật là phương
pháp, kiểu mẫu mà tâm trí chúng ta nắm bắt về
một chuỗi hiện tượng, tất cả là sản phẩm tâm trí.
Những hiện tượng nhất định, xảy ra theo kiểu
một thứ theo sau một thứ khác hay cùng nhau,
cùng với sự thuyết phục của tính thường xuy-
ên lặp lại của nó, cho phép tâm trí ta nắm bắt về
phương cách của toàn bộ chuỗi sự kiện – tạo nên
cái ta gọi là luật.

Câu hỏi tiếp theo để suy ngẫm là những gì


chúng ta gán nghĩa cho từ luật: có tính phổ biến
toàn cầu. Vũ trụ của chúng ta là một lát cắt của
hiện hữu có những đặc tính mà những nhà tâm
lý học Phạn ngữ gọi là Desha-kâla-nimitta, hay
tâm lý học phương Tây gọi là không gian, thời
gian và sự tạo ra nhân quả. Vũ trụ này chỉ là một
phần của hiện hữu tuyệt đối, được ném vào một
cái khuôn kì lạ, bao gồm không gian, thời gian
và sự tạo ra nhân quả. Nó kéo theo việc luật chỉ
mang tính có thể ở trong vũ trụ có điều kiện này,
bên ngoài nó thì không thể có luật nào cả.

Khi chúng ta nói về vũ trụ, chúng ta chỉ nói


về một lát cắt của hiện hữu bị giới hạn bởi tâm
trí chúng ta – vũ trụ của các giác quan mà ta có
thể nhìn, cảm nhận, chạm, nghe, nghĩ về, tưởng
tượng về. Vũ trụ này tuân theo luật nhưng bên
ngoài nó sự hiện hữu không tuân theo luật vì sự
tạo ra nhân quả không trải rộng ra tận bên ngoài
thế giới của tâm trí chúng ta. Bất cứ thứ gì bên
ngoài phạm vi của tâm trí và giác quan không
tuân theo luật nhân quả, vì không có mối liên kết
về mặt tâm trí giữa những thứ ở vùng bên ngoài
giác quan, không có nhân quả mà không có sự
liên kết các ý tưởng. Chỉ khi “hiện hữu” hay tồn
tại được đóng khuôn vào tên gọi, hình thức thì nó
mới tuân theo nhân quả, bởi vì mọi luật đều có
cốt lõi ở sự tạo nhân quả.

Vì thế chúng ta nhìn thấy ngay lập tức không


thể có thứ gì gọi là ý chí tự do, bản thân những từ
ngữ này đã tự mâu thuẫn trong chính nó, bởi vì
ý chí là những gì ta biết, và những gì ta biết nằm
trong vũ trụ của ta, và mọi thứ trong vũ trụ của
ta được đóng khuôn bởi những điều kiện không
gian, thời gian, nhân quả. Mọi thứ chúng ta biết
hay có khả năng biết, đều tuân theo nhân quả,
và việc tuân theo luật tạo ra nhân quả không thể
là tự do được. Một thứ vừa là quả gây ra bởi các
nhân khác, rồi chính thứ đó sẽ là nhân gây ra
các quả khác. Thứ vốn tự do, không phải ý chí
trước khi rơi vào cái khuôn của không gian, thời
gian, nhân quả, được chuyển đổi thành ý chí con
người; khi nó ra khỏi cái khuôn này, nó sẽ tự do
trở lại. Nó đến từ tự do, được đúc khuôn thành sự
bám dính này, nó đi ra và quay trở lại tự do.

Câu hỏi đã được dấy lên về việc vũ trụ này


đến từ đâu, nó dựa vào đâu để vận hành rồi nó đi
về đâu. Câu trả lời là nó đến từ tự do, nó dựa vào
sự ràng buộc lẫn nhau mà vận hành rồi nó quay
trở lại tự do. Nên, khi chúng ta nói về con người
không là gì ngoài hiện hữu tuyệt đối vô hạn đang
hiển lộ, chúng ta chỉ gán nghĩa một phần rất nhỏ
của cái hiện hữu đó là con người; cơ thể này và
tâm trí này mà ta nhìn thấy chỉ là một phần của
toàn thể, chỉ là một chấm nhỏ của hiện hữu tuyệt
đối.

Toàn bộ vũ trụ này chỉ là một chấm của hiện


hữu tuyệt đối, và tất cả các luật, ràng buộc, niềm
vui nỗi buồn, hạnh phúc lẫn kì vọng của chúng
ta chỉ nằm trong vũ trụ nhỏ này, tất cả những sự
tiến hóa hay lạc đường đều nằm trong phạm vi
nhỏ hẹp này. Nên bạn thấy không, thật trẻ con khi
hy vọng một sự tiếp nối của vũ trụ này – sự sáng
tạo của tâm trí chúng ta – và hy vọng lên thiên
đường, cái mà sau tất cả cũng chỉ là sự lặp lại của
thế giới mà chúng ta biết. Bạn sẽ hiểu ngay lập
tức rằng khao khát không thể và trẻ con là khiến
toàn bộ hiện hữu tuyệt đối tuân theo hiện hữu có
điều kiện và giới hạn mà chúng ta biết.

Khi một con người nói rằng anh ta sẽ có thêm


lần nữa và lần nữa chính thứ mà anh ta đang
ghét bây giờ, hay, như tôi thỉnh thoảng nói, khi
anh ta yêu cầu có một tôn giáo thoải mái, bạn có
thể hiểu rằng anh ta đã trở nên thoái hóa đến
mức không thể nghĩ về cái gì cao hơn điều mình
đang là trong hiện tại; chỉ nghĩ về những thứ nhỏ
bé bao quanh mình và không có gì khác nữa. Anh
ta đã quên đi bản chất tuyệt đối của mình, toàn
bộ ý tưởng của anh ta gói gọn trong những niềm
vui nhỏ bé, nỗi buồn, những ghen tuông cảm tính
của giây phút này. Anh ta nghĩ thứ hữu hạn này
là vô hạn, không chỉ thể, anh ta sẽ không buông
bỏ sự cực đoan này. Anh ta bám chặt tuyệt vọng
lấy Trishnâ, và khao khát cuộc sống sau cái chết,
cái mà những Phật tử gọi là Tanhâ và Tissâ.

Có thể có hàng triệu loại hạnh phúc, sinh linh,


hay luật, và sự tiến hóa, và sự tạo ra nhân quả,
tất cả hoạt động bên ngoài vũ trũ nhỏ bé này mà
chúng ta biết; và, sau tất cả, toàn bộ điều này chỉ
là một lát cắt của bản chất tuyệt đối của chúng ta.
Để đạt được tự do chúng ta phải đi ra bên ngoài
giới hạn của vũ trụ này; nó không thể được tìm
thấy ở đây. Sự cân bằng hoàn hảo, hay những gì
người Cơ-đốc gọi là bình an vượt lên trên mọi
hiểu biết, không thể có trong vũ trụ này, hay trên
thiên đường, hay bất cứ nơi nào mà tâm trí có thể
đi tới, nơi những giác quan có thể cảm nhận hay
trí tưởng tượng có thể chạm đến. Không có nơi
nào trong những nơi như thế cho chúng ta tự do,
bởi vì nó đều nằm trong vũ trụ này, nó bị giới hạn
bởi không gian, thời gian và luật nhân quả.

Có những nơi mà có nhiều khí hơn trái đất


này, nơi mà những lạc thú có thể còn tinh tế hơn,
nhưng thậm chí những nơi như thế cũng ở trong
vũ trụ và vì thế, ràng buộc bởi luật, nên chúng ta
phải đi xa hơn, tôn giáo thực sự bắt đầu từ nơi mà
vũ trụ nhỏ bé này kết thúc. Những niềm vui nhỏ
nhặt, nỗi buồn, và hiểu biết kết thúc ở đó, và thực
tế bắt đầu. Cho tới khi chúng ta từ bỏ khao khát
cuộc sống sau cái chết, sự ràng buộc mạnh mẽ với
hiện hữu có điều kiện này, chúng ta không có hy
vọng nhìn trong một thoáng chốc thôi sự tự do
tuyệt đối bên ngoài.

Hiểu một cách lý tính thì chỉ có một cách duy


nhất đạt được tự do đó, mục đích của tất cả những
khao khát cao quý của nhân loại, là từ bỏ cuộc
sống nhỏ bé này, từ bỏ vũ trụ nhỏ bé này, từ bỏ
trái đất này, từ bỏ thiên đường, cơ thể, tâm trí, từ
bỏ mọi thứ bị giới hạn và có điều kiện. Nếu chúng
ta từ bỏ sự dính mắc với vũ trụ nhỏ bé này của
giác quan và tâm trí, chúng ta sẽ tự do ngay lập
tức. Cách duy nhất để ra khỏi ràng buộc là đi ra
ngoài giới hạn của luật, đi ra ngoài luật nhân quả.

Nhưng điều khó nhất là từ bỏ sự dính mắc với


vũ trụ này; rất ít người có thể đạt được điều đó.
Có hai cách để làm điều đó được đề cập đến trong
sách của chúng tôi. Một cái được gọi là “Neti,
neti” (không phải điều này, không phải điều này),
cái khác được gọi là “Iti” (điều này); cái trước là
tiêu cực, cái sau là tích cực. Cách tiêu cực là khó
nhất. Chỉ có thể đối với người có tâm thức bậc cao
nhất và ngoại lệ với ý chí khổng lồ - người chỉ
đơn giản đứng lên và nói, “Không, tôi sẽ không
có điều này,” và tâm trí lẫn cơ thể nghe theo ý chí
của họ, và họ thành công. Nhưng những người
như thế thật sự hiếm.

Phần lớn nhân loại chọn cách tích cực, con


đường đi xuyên qua thế giới, tận dụng những
buộc ràng để phá vỡ chính những buộc ràng. Điều
này cũng là một loại từ bỏ; chỉ khi nó được thực
hiện chậm rãi và dần dần, bằng cách biết những
thứ này, tận hưởng mọi thứ và vì thế có được
kinh nghiệm, biết về bản chất của mọi thứ cho
tới khi tâm trí buông bỏ hết vào sau cuối và trở
nên không buộc ràng. Cách trước của đạt được sự
không dính mắc là bằng lý trí, cách sau là thông
qua lao động và trải nghiệm. Cách đầu tiên là con
đường trí tuệ Jnâna Yoga, có đặc tính từ chối làm
bất cứ việc gì; cách thứ hai là con đường Karma
Yoga, không có sự ngưng làm việc. Mỗi cách đểu
có hiệu quả riêng trong vũ trụ.

Chỉ có những người hoàn toàn hài lòng với


cái Chân Ngã, mong muốn vượt ra ngoài cái Chân
Ngã, người mà tâm trí không bao giờ đi lạc khỏi
cái Chân Ngã, người mà với họ Chân Ngã là toàn
bộ, chỉ những người như thế mới không làm việc.
Phần còn lại phải làm việc. Một dòng chảy theo
bản chất tự nhiên của nó tự cuộn xoáy hút xuống
sâu dần tạo thành một xoáy nước, và sau khi chạy
một vòng chạm đến đáy xoáy nước, nó nổi lên trở
lại dưới dạng những con sóng tự do di chuyển.
Mỗi cuộc đời con người giống như dòng chảy đó.
Cuộc đời đi vào xoáy nước, tham gia vào thế gian
của không gian, thời gian và nhân quả, quay tròn
trong cái xoáy nước nhỏ bé, kêu lên “cha tôi, mẹ
tôi, tên tuổi của tôi, danh tiếng của tôi”, rồi cuối
cùng trồi lên bề mặt, về lại với bản chất tự do
nguyên thủy của linh hồn. Cả vũ trụ đều đang
làm như thế. Dù chúng ta có biết hay không, dù
chúng ta nhận thức hay không nhận thức về nó,
chúng ta đều làm việc để ra khỏi giấc mơ ảo ảnh
của thế gian. Trải nghiệm của con người trong
thế gian là để cho phép anh ta ra khỏi xoáy nước
đó.

Karma – Yoga là gì? Hiểu biết về bí mật của


công việc. Chúng ta hiểu rằng toàn bộ vũ trụ đang
làm việc. Vì cái gì? Để được cứu chuộc, được giải
thoát; từ nguyên tử bé nhất đến sinh linh bậc cao
nhất, làm việc để đạt đến trạng thái cuối cùng là
giải phóng tâm trí, cơ thể, linh hồn. Tất cả mọi
thứ đều luôn luôn cố gắng đạt được tự do, ra khỏi
buộc ràng. Mặt trăng, mặt trời, trái đất, các hành
tinh, tất cả đều đang cố gắng ra khỏi buộc ràng.
Những lực hướng tâm và li tâm của tự nhiên thực
sự tiêu biểu cho vũ trụ của chúng ta. Thay vì bị
đánh gục trong vũ trụ này, và sau những sự trì
hoãn lẫn vật lộn, hiểu biết về mọi thứ như chúng
là, chúng ta học từ Karma – Yoga bí mật của làm
việc, phương cách làm việc, sức mạnh tổ chức của
công việc.

Một lượng lớn năng lượng bị tiêu hao phí


hoài nếu chúng ta không biết cách sử dụng nó.
Karma-Yoga tạo nên khoa học về công việc; bạn
học qua nó cách vận dụng tốt nhất những việc
làm trên thế gian. Công việc là không thể tránh
khỏi, nó phải như thế; nhưng chúng ta nên làm
việc vì mục đích cao nhất. Karma – Yoga khiến
chúng ta thừa nhận rằng thế giới này là thế giới
của sự ngắn ngủi, là thứ chúng ta phải vượt qua,
rằng tự do không ở đây mà chỉ được tìm thấy bên
ngoài nơi này. Để tìm đường ra khỏi những ràng
buộc của thế gian chúng ta phải đi xuyên qua nó
thật chậm rãi và chắc chắn. Có những người xuất
chúng có thể đứng ngoài lề và từ bỏ thế gian, như
con rắn lột xác và đứng bên ngoài nhìn cái bộ da
cũ của nó. Không nghi ngờ gì về những nhân vật
xuất chúng này, nhưng phần lớn nhân loại phải
đi thật chậm băng qua thế giới của lao động. Kar-
ma – Yoga chỉ ra quá trình, bí mật, phương cách
thực hiện nó để đạt được lợi lạc cao nhất.

Nó nói gì? “Làm việc không ngừng, nhưng từ


bỏ mọi dính mắc với công việc.” Đừng định nghĩa
bản thân với bất cứ thứ gì. Giữ cho đầu óc tự do.
Tất cả những thứ bạn nhìn thấy, đau khổ và bất
hạnh, chẳng là gì ngoài những điều kiện cần thiết
của thế giới này; nghèo khó và giàu có và hạnh
phúc cũng chỉ là thoáng qua; chúng không thuộc
về bản chất của chúng ta. Bản chất của chúng
ta vượt ra ngoài bất hạnh và hạnh phúc, vượt
ra ngoài các đối tượng giác quan, ra ngoài tưởng
tượng; và dù thế chúng ta vẫn phải làm việc mọi
lúc. “Đau khổ đến qua sự dính mắc, không phải
thông qua công việc.” Ngay sau khi chúng ta định
nghĩa bản thân với công việc chúng ta làm, chúng
ta cảm thấy đau khổ; nhưng nếu chúng ta không
định nghĩa bản thân với nó, chúng ta không cảm
thấy đau khổ đó.

Nếu một bức tranh đẹp đẽ thuộc về người khác


bị cháy, một người không trở nên đau khổ; nhưng
khi chính bức tranh của anh ta bị cháy, anh ta
mới đau khổ làm sao! Vì sao? Cả hai đều là những
bức tranh đẹp, có lẽ còn là bản sao chung nguồn
gốc; nhưng trong một tình huống nhiều đau khổ
hơn được cảm thấy hơn là trường hợp khác. Nó
là bởi vì trong một trường hợp anh ta định nghĩa
bản thân với bức tranh, còn trong trường hợp kia
thì không. Cái suy nghĩ “tôi và của tôi” gây nên
toàn bộ đau khổ. Với cảm thức chiếm hữu dẫn đến
sự ích kỉ, và sự ích kỉ đem lại đau khổ. Mỗi hành
động của ích kỉ và suy nghĩ ích kỉ khiến chúng ta
bám dính với thứ gì đó, và ngay lập tức chúng ta
bị trở thành nô lệ.

Mỗi con sóng trên mặt hồ tâm trí Chitta mà


nói “tôi và của tôi” ngay lập tức đeo một xiềng
xích quanh chúng ta và khiến chúng ta trở thành
nô lệ; và chúng ta càng nói “tôi và của tôi”, sự nô
lệ càng gia tăng, đau khổ càng gia tăng. Vì thế
Karma – Yoga nói chúng ta tận hưởng vẻ đẹp của
tất cả những bức tranh trên thế giới nhưng đừng
định nghĩa bản thân với cái gì trong số chúng.
Đừng bao giờ nói “của tôi”. Bất cứ khi nào chúng
ta nói một thứ là “của tôi”, đau khổ sẽ ngay lập
tức đến. Thậm chí đừng nói “con của tôi” trong
tâm trí bạn. Bạn có con nhưng đừng nói “của tôi”.
Nếu bạn làm thế, bất hạnh sẽ đến. Đừng nói “nhà
của tôi,” đừng nói “cơ thể của tôi”. Toàn bộ sự khó
khăn là ở đó. Cơ thể không phải của bạn, hay của
tôi, hay của bất kì ai. Những cơ thể này đến và đi
bằng luật tự nhiên, nhưng chúng ta tự do, đứng
đó quan sát. Cơ thể này không tự do hơn một bức
tranh hay một cái tường. Vì sao chúng ta dính mắc
quá nhiều với một cơ thể? Nếu ai đó vẽ một bức
tranh, anh ta làm thế và trao nó đi. Đừng phóng
chiếu sự ích kỉ, “Tôi phải sở hữu nó”. Ngay sau khi
điều đó được phóng chiếu, bất hạnh sẽ xuất hiện.

Nên Karma – Yoga nói, đầu tiên hãy phá hủy


khuynh hướng phóng chiếu sự ích kỉ này, và khi
bạn có sức mạnh kiểm tra nó, giữ nó lại và không
cho phép tâm trí đi vào con đường ích kỉ. Rồi bạn
sẽ bước ra ngoài thế giới và làm việc nhiều như
bạn có thể. Hòa nhập với mọi nơi, đi đến mọi nơi
bạn thích; bạn sẽ không bao giờ bị ô nhiễm bởi
sự dữ. Có một lá sen trong nước; nước không thể
chạm vào nó; bạn cũng sẽ như vậy trong thế giới.
Đây gọi là “Vairâgya”, sự không dính mắc. Tôi tin
tôi đã nói với bạn rằng không có sự không dính
mắc này không thể có bất cứ con đường yoga nào
hết. Sự không dính mắc là nền tảng của mọi loại
Yoga.

Người từ bỏ việc sống trong những ngôi nhà,


mặc đẹp ăn ngon, và đi vào hoang mạc, có thể
là một người dính mắc nhiều nhất. Sở hữu duy
nhất của anh ta, chính cơ thể của anh ta, có thể
trở thành mọi thứ với anh ta; và khi anh ta sống
anh ta sẽ chỉ đơn giản nỗ lực đấu tranh vì cơ thể.
Không dính mắc là không dính mắc ở trong tâm
thức, chứ không phải ở biểu hiện cơ thể bên ngoài.
Sợi dây liên kết “tôi và của tôi” là ở trong tâm thức.
Nếu chúng ta không có liên kết này với cơ thể
và với những thứ thuộc về giác quan, chúng ta
không dính mắc cho dù chúng ta là gì ở đâu. Một
người có thể ở trên ngai vàng mà vẫn hoàn toàn
không dính mắc; người khác có thể ăn vận rách
rưới và vẫn dính mắc nhiều. Đầu tiên, chúng ta
phải đạt được trạng thái không dính mắc này và
sau đó làm việc không ngừng. Karma – Yoga cho
chúng ta phương cách mà sẽ giúp chúng ta từ bỏ
mọi dính mắc, mặc dù nó thực sự rất khó khăn.

Đây là hai cách từ bỏ mọi dính mắc. Đây là


cách cho những người không tin vào Thượng đế,
hay có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Họ bị bỏ lại với
chính những dụng cụ của mình; họ đơn giản phải
làm việc với ý chí của mình, với sức mạnh tâm trí
và óc phân định, nói rằng, “Tôi phải không dính
mắc.” Với những người tin vào Thượng đế có một
cách khác đỡ khó khăn hơn nhiều. Họ giao hoa
trái công việc vào tay Thượng đế; họ làm việc và
không bao giờ dính mắc với kết quả. Dù họ nhìn
thấy, cảm thấy, nghe hay làm gì, nó là vì Ngài.
Với bất cứ việc tốt nào chúng ta có thể làm, đừng
nhận lấy sự tuyên dương hay lợi lộc. Nó là của
Thượng đế; hãy từ bỏ quả ngọt vào tay Ngài.

Hãy để chúng ta đứng qua một bên và nghĩ


rằng chúng ta chỉ là những tôi tớ tuân phục
Thượng đế, Thầy chúng ta, và rằng mọi thôi thúc
hành động ngẫu hứng đến từ Ngài trong mọi lúc.
Bất cứ thứ gì bạn tôn thờ, bất cứ thứ gì bạn nhìn
nhận, bất cứ thứ gì bạn làm, từ bỏ tất cả cho Ngài
và nghỉ ngơi. Hãy bình an, bình an trọn vẹn, với
bản thân, từ bỏ toàn bộ cơ thể, tâm trí và mọi thứ
như một hy sinh mãi mãi cho Thượng đế. Thay vì
sự hy sinh dâng đồ hiến tế vào ngọn lửa, hãy thực
hiện việc hy sinh này ngày đêm – hy sinh cái ngã
nhỏ bé của bạn.

“Khi con tìm kiếm của cải trên thế gian này,
Ngài là tất cả của cải con tìm thấy, con hy sinh bản
thân cho Ngài. Khi tìm kiếm ai đó để được yêu,
Ngài là người mến yêu duy nhất con tìm thấy;
con hy sinh bản thân cho Ngài.” Hãy lặp lại điều
này ngày đêm và nói, “Không có gì là vì tôi; dù
chuyện đó xấu hay tốt hay không tốt chẳng xấu;
tôi không quan tâm đến nó; tôi hy sinh bản thân
cho Ngài.” Suốt ngày đêm hãy từ bỏ cái ngã ảo
tưởng của chúng ta cho đến khi nó trở thành thói
quen khi làm thế, cho tới khi nó đi vào máu thịt,
khối óc, toàn bộ cơ thể đều tuân theo ý tưởng từ
bỏ bản ngã này. Rồi sau đó hãy đi vào giữa chiến
trường, với tiếng súng gào rú đinh tai nhức óc
của chiến tranh, bạn sẽ thấy bản thân tự do bình
thản.

Karma – Yoga dạy chúng ta rằng ý tưởng


thông thường về nhiệm vụ nằm ở tầng hiện hữu
thấp hơn; không những thế, tất cả chúng ta phải
thực hiện phận sự của mình. Dù thế chúng ta
có lẽ cũng thấy rằng cái cảm thức phận sự này
thường là nguyên nhân gây nên đau khổ. Phận
sự trở thành một căn bệnh với chúng ta; nó kéo lê
chúng ta về phía trước. Nó nắm giữ chúng ta và
khiến toàn bộ cuộc sống của chúng ta đau khổ.
Nó là nguyên nhân suy sụp của đời sống nhân
loại. Phận sự này, ý tưởng về phận sự này là mặt
trời mùa hè giữa trưa thiêu đốt tâm hồn nhân
loại. Hãy nhìn vào những nô lệ nghèo làm nghĩa
vụ! Phận sự làm họ không có thời gian nói lời cầu
nguyện, không có thời gian để tắm. Phận sự chất
lên họ. Họ đi ra ngoài và làm việc. Phận sự đè
nặng lên họ!

Họ về nhà và nghĩ về công việc ngày tiếp theo.


Công việc đè lên họ! Đó là sống một cuộc đời nô
lệ, cuối cùng thì ngã xuống đường và chết trong
khắc nghiệt, như một con ngựa. Đây là phận sự
như người ta hiểu. Phận sự đúng đắn duy nhất
là không dính mắc và làm việc như những sinh
linh tự do, từ bỏ mọi việc vào tay Chúa. Tất cả
những phận sự của chúng ta là của Ngài. Phúc
thay chúng ta được mời gọi ra đây. Chúng ta phục
vụ và dù ta làm tốt hay dở, ai biết? Nếu ta làm thế,
chúng ta không nhận quả. Nếu chúng ta làm dở,
chúng ta cũng không quan tâm. Thư giãn, tự do
và làm việc. Loại tự do này rất khó để đạt được.
Thật dễ để diễn giải sự nô lệ như phận sự - sự
dính mắc của xác thịt là phận sự! Con người đi ra
thế giới và vật lộn và đấu tranh vì tiền hay vì bất
cứ cái gì khác mà họ dính mắc. Hãy hỏi họ vì sao
họ làm thế. Họ nói, “Nó là một phận sự”. Nó là một
sự tham lam điên rồ cho vàng bạc của cải, và họ
cố gắng che đậy nó với vài bông hoa.

Cái gì là phận sự sau tất cả? Nó thực sự là sự


thôi thúc của xác thịt, của sự gắn kết của chúng
ta; và khi một sự gắn kết được thành lập, chúng ta
gọi nó là nhiệm vụ. Chẳng hạn, ở những quốc gia
mà không có hôn nhân, không có phận sự giữa
chồng và vợ; khi hôn nhân đến, chồng và vợ sống
cùng nhau dựa trên sự dính mắc và kiểu sống
chung đó xác lập qua nhiều thế hệ; và khi nó trở
nên quá ổn định, nó trở thành một phận sự. Vì
thế, nó là một loại bệnh mãn tính. Khi nó mới
chớm và cấp tính, ta gọi là bệnh; khi nó mãn tính,
ta coi là bản chất tự nhiên. Nhưng nó là bệnh. Khi
sự dính mắc thành mãn tính, chúng ta làm phép
rửa cho nó nhân danh một tên gọi mỹ miều của
phận sự.

Chúng ta rắc hoa lên nó, thổi kèn đánh trống


vì nó, những ghi chép cổ xưa viết về nó, và rồi cả
thế giới đấu tranh vật lộn, con người thì cướp lẫn
nhau một cách sốt sắng chỉ vì cái gọi là phận sự
này. Phận sự là tốt tới mức độ mà nó kiểm tra về
tính tàn bạo. Với những hạng người thấp nhất,
người không thể có bất cứ lý tưởng nào, nó có thể
có chút ích lợi nhưng với những người muốn trở
thành Karma – Yogi thì hãy vứt cái ý tưởng phận
sự này đi. Không có phận sự cho bạn và cho tôi.
Bất cứ thứ gì bạn phải trao cho thế gian, hãy trao
bằng mọi cách, nhưng không phải như một phận
sự. Đừng có suy nghĩ nào về điều đó. Đừng bị ép
buộc. Sao bạn lại phải bị ép buộc chứ?

Mọi thứ bạn làm dưới sự ép buộc đều xây đắp


nên sự dính mắc. Tại sao bạn nên có bất cứ phận
sự nào chứ? Đặt mọi thứ lên vai Chúa. Trong cái lò
lửa thiêu đốt nơi ngọn lửa phận sự thiêu đốt mọi
người, hãy uống cốc mật ngọt này và trở nên hạnh
phúc. Chúng ta chỉ đang hiện thực hóa ý chí của
Người, và chẳng có liên quan gì đến phần thưởng
hay trừng phạt. Nếu bạn muốn phần thưởng, bạn
cũng phải chịu trừng phạt; cách duy nhất để đi
ra khỏi sự trừng phạt là từ bỏ luôn phần thưởng.
Cách duy nhất để đi ra khỏi đau khổ là từ bỏ luôn
ý tưởng về hạnh phúc, bởi vì hai thứ dính liền với
nhau. Một mặt bên này là hạnh phúc, mặt bên kia
là bất hạnh.

Một mặt bên này là cuộc sống, mặt bên kia là


cái chết. Cách duy nhất đi ra khỏi cái chết là từ
bỏ tình yêu cuộc sống. Sống và chết chỉ cùng là
một thứ, được nhìn từ những điểm khác nhau.
Nên ý tưởng về hạnh phúc không có bất hạnh, về
cuộc sống mà không có cái chết, thì chỉ hợp với
trẻ con và đám thiếu niên; nhưng người biết suy
nghĩ nhìn ra nó chỉ là một sự tương phản trong
thuật ngữ và từ bỏ cả hai. Không tìm kiếm sự tôn
vinh, không phần thưởng, cho mọi thứ bạn làm.
Ngay sau khi chúng ta thực hiện một việc làm tốt,
chúng ta bắt đầu khao khát sự tưởng thưởng cho
nó. Ngay sau khi chúng ta góp tiền từ thiện chúng
ta muốn thấy tên mình được in trên báo. Đau khổ
đến như kết quả của những khát khao đó.

Những người vĩ đại nhất trên thế giới đã ra


đi mà không ai biết đến. Phật và đức Ki-tô mà
chúng ta biết chỉ là những người hùng hạng hai
trong sự so sánh với những người vĩ đại nhất mà
thế giới không biết gì về họ. Hàng trăm những
anh hùng ẩn danh đã sống ở mỗi đất nước mà
làm việc trong im lặng. Họ sống trong tịch lặng
và ra đi trong tịch lặng; và trong cuộc đời họ sống
suy nghĩ của họ tìm cách hiển lộ trong Phật hay
đức Ki-tô, và đó là những thứ sau này mà chúng
ta biết đến. Những người vĩ đại nhất không tìm
kiếm tên tuổi hay danh tiếng từ hiểu biết của họ.
Họ để lại những tư tưởng cho thế gian; họ không
cần sự ghi nhận cho chính mình và không lập ra
trường học hay hệ thống nào đứng tên họ. Toàn
bộ đời sống của họ thu mình lại khỏi những thứ
như thế.

Họ là những Sâttvikas thuần khiết, người


không bao giờ tạo ra sự khuấy động nào mà chỉ
tan chảy ra trong tình yêu thương. Tôi đã thấy
một Yogi như vậy sống trong một hang động ở Ấn
Độ. Ngài là một trong những người đàn ông vĩ đại
nhất mà tôi từng biết. Ngài hoàn toàn đánh mất
cảm thức về tính cá nhân đến mức chúng ta có
thể nói rằng con người trong ngài đã hoàn toàn ra
đi, chỉ để lại phía sau tính thượng đế thiêng liêng.
Nếu một con vật cắn vào tay ngài, ngài sẵn sàng
cho nó cánh tay còn lại, và nói rằng đó là ý chí
Thượng đế. Mọi thứ đến với ngài là từ Thượng đế.
Ngài không bộc lộ bản thân trước con người và
dù thế ngài là một tạp chí về tình yêu và những
tư tưởng ngọt ngào đích thực.

Tiếp theo trong trật tự này là những người có


nhiều năng lượng Rajas hơn, hay hoạt động, bản
năng chiến đấu, người thâu nhận lấy những tư
tưởng của những bậc toàn giác và đi giảng đạo
cho thế gian. Những người ở bậc cao nhất lặng
lẽ thâu nhận những tư tưởng cao quý đúng đắn
và những người khác – như Đức Phật và Đức Ki-
tô – đi từ nơi này đến nơi khác giảng đạo cho con
người và làm việc vì họ. Trong cuộc đời đức Phật,
chúng ta chú ý thấy rằng Ngài liên tục nói rằng
Ngài là Phật đời thứ hai mươi lăm. Vậy thì hai
mươi tư đời Phật trước Ngài không được biết đến
với lịch sử, mặc dù Đức Phật được biết đến với lịch
sử chắc chắn phải xây dựng những nền tảng dựa
trên những đời Phật phía trước. Những người vĩ
đại nhất bình lặng, và không được biết đến.

Họ là những người thực sự biết sức mạnh của


suy nghĩ; họ chắc chắn rằng, thậm chí nếu họ đi
vào hang động và đóng cửa và chỉ nghĩ năm suy
nghĩ đúng đắn rồi qua đời, năm suy nghĩ này của
họ sẽ sống đến vĩnh hằng. Thực sự những suy
nghĩ như thế xuyên qua những ngọn núi, băng
qua đại dương, đi khắp thế giới. Chúng sẽ đi vào
sâu trong trái tim con người và khối óc của họ,
nâng đỡ những người đàn ông và phụ nữ để mà
những suy nghĩ đó được hiển lộ thực tế trong
phận sự ở đời của cuộc sống con người. Những
người Sattvika quá gần với Thượng đế để mà
năng động hay chiến đấu, làm việc, nỗ lực, giảng
đạo và làm việc tốt, như họ nói, để hiện diện trên
Trái đất với nhân loại.

Những nhà hoạt động năng nổ, dù tốt lành


đến đâu, cũng vẫn có một chút đỉnh vô minh
còn sót lại bên trong. Khi bản chất của chúng ta
vẫn còn sự thiếu thanh khiết sót lại bên trong
thì chúng ta mới có thể làm việc. Bản chất tự
nhiên của công việc là bị thúc ép bởi động cơ và
sự dính mắc. Trong sự hiện diện của một Thượng
đế muôn đời hoạt động – người mà chú ý ghi lại
cả cú liệng của con chim sẻ, làm sao con người
có thể gắn bất cứ sự tôn trọng nào lên công việc
của chính anh ta được? Liệu nó có phải là một sự
báng bổ khi làm thế nếu ta đã biết rằng Ngài đang
chăm lo đến từng chi tiết nhỏ nhất trên địa cầu?
Chúng ta chỉ có thể đứng đó trong ngưỡng mộ và
kinh ngạc tôn kính trước Người và nói, “Lời Cha
sẽ được toại ý”.

Những người vĩ đại bậc cao nhất không thể


làm việc vì trong họ không còn sự dính mắc nào.
Những người mà toàn bộ linh hồn đã đi vào hòa
nhập với Chân Ngã, những người mà khao khát
đã được yên ổn trú trong Chân Ngã, những người
gắn kết mãi mãi với Chân Ngã, với họ không có
thứ gọi là công việc. Đó thực sự là những cá nhân
bậc cao nhất của nhân loại; nhưng ngoài họ thì
mọi người khác phải làm việc. Trong khi làm việc
chúng ta không bao giờ nên nghĩ rằng chúng ta
có thể giúp một thứ gì kể cả nhỏ bé nhất trong vũ
trụ này. Chúng ta không thể. Chúng ta chỉ giúp
chính mình trong phòng tập luyện đạo đức tâm
linh này của thế gian. Đây là thái độ đúng đắn
của công việc.

Nếu chúng ta làm việc theo cách này, nếu


chúng ta luôn luôn nhớ rằng cơ hội hiện tại của
chúng ta để làm việc là một đặc quyền được trao
cho chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ dính mắc
với bất cứ thứ gì. Hàng triệu người như bạn và tôi
nghĩ rằng chúng ta là người vĩ đại trên thế giới
nhưng chúng ta đều chết, trong một thời khắc
ngắn ngủi thế gian này quên chúng ta. Nhưng
cuộc đời của Thượng đế thì vĩnh hằng. “Ai có
thể sống một khoảnh khắc, hít thở một khoảnh
khắc, nếu như đó không phải ý chí mà Đấng toàn
năng cho phép?” Người là Thượng đế muôn đời
hoạt động. Tất cả quyền năng sức mạnh là của
Người và trong sự điều khiển của Người. Thông
qua ý Người gió thổi, mặt trời tỏa sáng, Trái đất
vận hành, và cái chết rình rập nhân gian. Ngài
là tất cả và có mặt trong tất cả. Chúng ta chỉ có
thể tôn thờ Ngài. Hãy từ bỏ mọi hoa trái của công
việc; làm việc tốt chỉ vì chính nó; rồi chúng ta sẽ
không dính mắc một cách hoàn toàn. Những ràng
buộc của trái tim vì thế sẽ tách rời, và chúng ta sẽ
gặt tự do hoàn hảo. Sự tự do này thực sự là mục
tiêu của Karma – Yoga.
CHƯƠNG 8
LÍ TƯỞNG CỦA KARMA -YOGA

L í tưởng cao đẹp nhất của tôn giáo trong


kinh Vệ Đà là chúng ta có thể đạt đến
cùng một mục tiêu bằng những con
đường khác nhau; và những con đường này tôi
đã chia ra làm bốn, thông qua hành động, tình
yêu, tâm lý, và trí tuệ. Nhưng cùng lúc đó, bạn
phải nhớ những sự phân chia này không phải
tách rời hoàn toàn với nhau. Mỗi cái đều có sự
hòa nhập vào cái khác. Nhưng tùy theo thể loại
nổi trội, chúng ta gọi tên cho sự phân chia này.
Không phải bạn có thể tìm thấy những người mà
không phát triển mảng nào khác ngoài thực hiện
phận sự, hay những người chỉ là những người tôn
thờ tận tâm, hãy những người không có gì khác
ngoài trí tuệ. Những sự phân chia này dựa theo
thể loại hay khuynh hướng mà nổi trội hơn cả
trong một con người. Chúng ta đã nhận ra rằng,
cho đến cuối cùng, tất cả bốn con đường này đều
giao nhau và trở thành một. Tất cả mọi tôn giáo
và phương cách hành động, tôn thờ đều dẫn đến
cùng một mục đích.

Tôi đã cố gắng chỉ ra mục tiêu đó. Nó chính


là tự do như tôi hiểu. Mọi thứ mà chúng ta nhìn
nhận xung quanh đều nỗ lực hướng về tự do, từ
một nguyên tử cho đến con người, từ những phân
tử vô sinh vô cảm của vật chất cho đến hiện hữu
cao nhất trên trái đất, linh hồn con người. Toàn
bộ vũ trụ thực tế là kết quả của sự nỗ lực này
vì tự do. Trong tất cả những sự kết hợp này mọi
phân tử đều đang cố gắng di chuyển theo cách
của nó, tách ra khỏi những phân tử khác; nhưng
những phân tử khác đang giữ nó lại. Trái đất của
chúng ta đang cố gắng bay xa khỏi mặt trời, mặt
trăng thì cố gắng xa khỏi trái đất. Mọi thứ có khu-
ynh hướng phân tách tuyệt đối. Tất cả những gì
chúng ta nhìn thấy trong vũ trụ có nền tảng là sự
nỗ lực hướng về tự do; dưới thôi thúc của khuynh
hướng này những thánh nhân cầu nguyện và kẻ
cướp thì cướp bóc.

Khi đường hướng hành động không phải là


một thứ đúng đắn, chúng ta gọi nó là điều xấu; và
khi sự hiển lộ của nó là đúng đắn, cao cả, chúng ta
gọi nó là điều tốt. Nhưng động cơ thì giống nhau,
sự nỗ lực hướng về tự do. Thánh nhân, từ động
cơ trí tuệ là hiểu biết của họ về điều kiện bị ràng
buộc, muốn thoát khỏi nó, nên tôn thờ Thượng đế.
Tên trộm, từ động cơ anh ta không sở hữu những
thứ nhất định, và cố gắng thoát khỏi ham muốn
đó, đạt đến tự do khỏi ham muốn, nên anh ta ăn
trộm. Tự do là mục tiêu của mọi đời sống vô tri
hay hữu tri, ý thức hay không ý thức, mọi thứ đều
đang nỗ lực hướng về tự do. Tự do mà vị thánh
kiếm tìm rất khác với thứ mà tên trộm kiếm tìm;
tự do được tha thiết bởi vị thánh dẫn họ đến sự
hưởng thụ cái tuyệt đối, ơn phúc không thể nói
được bằng lời, trong khi tên trộm đặt trái tim
mình lên những thứ còn tạo thêm ràng buộc cho
linh hồn nữa.

Có thể tìm thấy trong mọi tôn giáo sự hiển lộ


của cuộc vật lộn hướng về tự do. Nó là nền tảng
của mọi đạo đức, tính vị tha, điều có nghĩa là
thoát khỏi tư tưởng rằng con người chỉ là những
thân thể bé nhỏ của họ. Khi chúng ta thấy một
người làm việc tốt, giúp đỡ những người khác, nó
có nghĩa là anh ta không thể bị đóng kín trong cái
vòng hạn hẹp của “tôi và của tôi”. Không có giới
hạn nào cho sự ra khỏi ích kỉ này. Tất cả những hệ
thống vĩ đại của đạo đức đều giảng về sự vị tha
tuyệt đối như mục đích. Giả sử sự vị tha tuyệt đối
này có thể được chạm tới bởi một người, anh ta sẽ
trở thành gì? Anh ta không còn là “một người nào
đó” bé nhỏ, anh ta đã đạt được sự mở rộng vô hạn.

Phàm ngã bé nhỏ anh ta có trước kia giờ đây


đã biến mất mãi mãi; anh ta đã trở nên vô hạn, và
việc đạt được sự mở rộng vô hạn này thực sự là
mục tiêu của mọi tôn giáo và của mọi lời dạy triết
lý và đạo đức. Người theo chủ nghĩa cá nhân, khi
anh ta nghe thấy tư tưởng này, trở nên sợ hãi.
Cùng lúc đó, nếu anh ta rao giảng về đạo đức,
sau tất cả chính anh ta cũng sẽ dạy tư tưởng này
thôi. Anh ta không đặt giới hạn với sự vị tha của
con người. Giả sử một người cá nhân chủ nghĩa
trở nên hoàn toàn vị tha, làm sao chúng ta phân
biệt anh ta khỏi những người đã được tôi luyện
đến mức toàn hảo ở hệ thống khác? Anh ta đã trở
nên hợp nhất với vũ trụ và đạt được mục tiêu của
tất cả; chỉ có những phàm ngã đáng thương mới
không có đủ can đảm đi theo chính lý trí của anh
ta để đi đến kết luận đúng đắn. Karma – Yoga là
sự đạt đến tự do thông qua hành động không vị
kỉ - đó là mục tiêu của đời sống con người. Mỗi
hành động ích kỉ, vì thế, ngăn chúng ta đạt được
mục tiêu này và mỗi hành động vị tha đưa chúng
ta đến với mục tiêu này; đó là lí do vì sao định
nghĩa duy nhất về đạo đức chính là: Những gì ích
kỉ là không có đạo đức và những gì vị tha là có
đạo đức.

Nhưng, nếu bạn đi vào chi tiết, vấn đề không


thực sự đơn giản như thế. Ví dụ, môi trường
thường tạo nên những chi tiết khác với những gì
tôi đã đề cập. Cùng một hành động dưới một bối
cảnh này có thể là vị tha nhưng dưới bối cảnh
khác lại là vị kỷ. Nên chúng ta chỉ có thể đưa ra
định nghĩa chung, để lại những chi tiết cần được
xem xét thêm khi gắn vào bối cảnh khác nhau,
thời gian và không gian khác nhau. Ở một quốc
gia một hành động được xem là có đạo đức nhưng
ở quốc gia khác chính nó lại là vô đạo đức, bởi vì
hoàn cảnh khác nhau. Mục tiêu của toàn bộ đời
sống là tự do, và tự do được đạt đến thông qua sự
vị tha; mọi suy nghĩ, lời nói hay hành động vị tha
đưa chúng ta đến mục tiêu đó, và được gọi là đạo
đức.

Định nghĩa đó, bạn sẽ nhận thấy, đúng đắn


trong mọi hệ thống tôn giáo và đạo đức. Ở vài hệ
thống tư tưởng đạo đức bắt nguồn từ Hiện hữu
Tối Thượng – Thượng đế. Nếu bạn hỏi vì sao một
người nên làm thế này hay thế khác, câu trả lời
của họ là: “Bởi vì đó là lời răn của Chúa.” Nhưng
dù khởi nguồn là bất cứ thứ gì thì mật mã đạo
đức cũng chỉ có chung một ý tưởng trung tâm –
không phải là nghĩ về bản ngã mà là từ bỏ bản
ngã. Tuy thế một số người, mặc dù có tư tưởng
đạo đức cao quý, khiếp sợ trước ý tưởng phải từ
bỏ phàm ngã nhỏ bé của họ. Ta có thể yêu cầu
người bám dính với bản ngã nhỏ bé này xem xét
trường hợp một người trở nên hoàn toàn vị tha,
không nghĩ đến bản thân, không làm hay nói gì vì
bản thân, rồi nói xem “bản thân anh ta” ở đâu. Cái
gọi là “bản thân anh ta” được biết đến với anh ta
chỉ khi anh ta nghĩ, hành động, phát ngôn vì anh
ta. Nếu anh ta chỉ ý thức về những người khác, về
vũ trụ, về toàn thể, cái “bản thân anh ta” này là ở
đâu? Nó đã biến mất rồi.

Karma – Yoga, vì thế, là một hệ thống của


đạo đức và tôn giáo nuôi ý định đạt đến tự do
thông qua sự vị tha, và bằng những hành động
tốt. Karma – Yogi không cần tin vào bất cứ triết
thuyết nào. Anh ta có thể thậm chí không tin vào
Thượng đế, không hỏi linh hồn là gì, không suy
tư về siêu hình học. Anh ta có mục tiêu đặc biệt
là nhận ra sự vô vị lợi; và anh ta phải tự mình
chứng ngộ điều đó. Mỗi giây phút cuộc đời anh
ta phải là một sự ngộ ra, bởi vì anh ta phải giải
quyết chỉ thông qua hành động, mà không có sự
giúp đỡ của triết thuyết hay học thuyết. Đây cũng
chính là cùng vấn đề mà một người đi theo con
đường Jnâna phải áp dụng lý tính và cảm hứng
cũng như người đi theo con đường Bhakti phải
đem tình yêu vào để thấu triệt và chứng ngộ.

Giờ tới câu hỏi tiếp theo: Công việc này là gì? Nó
giúp ích gì cho thế gian? Chúng ta có thể làm lợi
lạc gì cho thế gian? Theo nghĩa tuyệt đối, không;
nhưng theo nghĩa tương đối thì có.

Không có việc tốt lành mãi mãi nào có thể


được làm cho thế giới cả; nếu nó có thể được làm,
thế giới sẽ không còn là thế giới nữa. Chúng ta
có thể chỉ làm thỏa lòng cơn đói của một người
trong năm phút nhưng anh ta sẽ đói trở lại. Mọi
lạc thú mà ta cung cấp cho con người có thể được
xem là nhất thời thoáng qua. Không ai có thể mãi
mãi chữa được cái vòng luẩn quẩn trồi lên của lạc
thú và khổ đau này. Liệu có hạnh phúc mãi mãi
được trao cho nhân loại không? Trong đại dương
không ta không thể làm nổi lên một con sóng và
không tạo ra một hố nước đâu đó. Tổng cộng của
những việc tốt trên thế giới vẫn luôn được giữ
nguyên thông qua mối tương quan của nó với
nhu cầu của con người và lòng tham của họ. Nó
không thể được tăng lên hay giảm đi.

Hãy lấy lịch sử của nhân loại làm ví dụ như


chúng ta biết ngày nay. Liệu chúng ta có nhận
thấy những đau khổ tương tự, hạnh phúc và lạc
thú tương tự, những sự khác nhau tương tự trong
vị trí? Có phải có người giàu, người nghèo, người
ở tầng lớp cao, người ở tầng lớp thấp, người khỏe
mạnh, người không khỏe mạnh? Tất cả những
điều này giống nhau ở người Ai Cập, người Hy
Lạp, người La Mã thời cổ đại cũng như với người
Hoa Kì hiện nay.

Cho đến mốc lịch sử còn được ghi lại, nó luôn


luôn tương tự nhau; tuy thế cùng một lúc chúng
ta nhận ra rằng chạy xuyên suốt cùng tất cả
những sự khác nhau không thể chữa được của
lạc thú và khổ đau và cuộc đấu tranh để làm dịu
bớt chúng. Mỗi giai đoạn lịch sử sản sinh ra hàng
nghìn người đàn ông và phụ nữ đã làm việc vất
vả để làm trơn láng con đường đời cho những
người khác. Và họ đã thành công được bao nhiêu?
Chúng ta chỉ có thể chuyền quả bóng từ một nơi
sang nơi khác.

Chúng ta lấy đi đau khổ từ tầng hiện hữu vật


lý và nó đi tới tầng tâm trí. Giống như bức tranh
trong địa ngục của Dante nơi mà những người
đau khổ được trao cho một đống vàng để lăn lên
một ngọn đồi. Mỗi lúc họ cố lăn nó lên một chút,
nó lại lăn xuống. Tất cả những cuộc nói chuyện
của chúng ta về thời đại hoàng kim thì nghe có
vẻ hay ho như truyện của mấy cậu thiếu niên,
nhưng chúng chẳng hay hơn thế. Tất cả quốc gia
mơ về thời đại hoàng kim cũng nghĩ rằng, trong
tất cả những người trên thế giới, họ sẽ có được
điều tốt nhất cho bản thân mình. Đây là một ý
tưởng vị tha tuyệt vời của thời đại hoàng kim!

Chúng ta không thể thêm hạnh phúc vào thế


giới này; tương tự, chúng ta cũng không thể thêm
đau khổ vào nó. Tổng cộng của năng lượng lạc
thú lẫn khổ đau hiển hiện trên trái đất vẫn sẽ
giữ nguyên mức đó qua các thời kì. Chúng ta chỉ
đẩy nó từ bên này qua bên kia, từ bên đó qua bên
này, nhưng nó sẽ vẫn giữ nguyên không đổi, bởi
vì giữ nguyên như thế là bản chất của nó. Sự trồi
sụt lên xuống này là bản chất của thế gian; tìm ra
logic để tin theo một cách khác thì cũng như nói
rằng có thể có sự sống mà không có cái chết.

Điều này là hoàn toàn vô nghĩa, bởi vì chính ý


tưởng sự sống ám chỉ cái chết và chính ý tưởng
hưởng lạc ám chỉ nỗi đau. Ngọn đèn liên tục cháy
cạn, và đó là cuộc sống của nó. Nếu bạn muốn
có sự sống, bạn phải chết đi mỗi phút trong đời.
Sống chết chỉ là những biểu hiện khác nhau của
cùng một thứ được nhìn từ những điểm nhìn
khác nhau; chúng là sự dâng lên hạ xuống của
cùng một con sóng, và hai thứ tạo nên một tổng
thể. Một người nhìn vào bên “hạ xuống” và trở
thành một người bi quan, người khác nhìn vào
bên “dâng lên” và trở thành một người lạc quan.

Khi một cậu bé đi đến trường và cha mẹ cậu


chăm sóc cậu, mọi thứ như một ơn phước với
cậu; mong muốn của cậu thật đơn giản, cậu là
một người lạc quan. Nhưng ông già, với những
trải nghiệm khác nhau, trở nên bình lặng hơn
và chắc chắn nhiệt tình trong ông đã nguội đi
đáng kể. Nên, những đất nước lớn tuổi, với những
biểu hiện mục ruỗng xung quanh, chắc chắn ít hy
vọng hơn những đất nước trẻ. Có một câu châm
ngôn Ấn Độ: “Một nghìn năm một thành phố, và
một nghìn năm một rừng cây.” Sự thay đổi từ
thành phố thành rừng cây và những điều tương
tự đang diễn ra ở mọi nơi, và nó khiến con người
trở thành kẻ lạc quan hay bi quan tùy theo việc
họ nhìn vào mặt bên nào.

Ý tưởng tiếp theo chúng ta thâu nhận là ý


tưởng về công bằng. Những ý tưởng của thời đại
hoàng kim này đã trở thành động cơ lớn để làm
việc. Nhiều tôn giáo giảng điều này như một yếu
tố trong chúng – rằng Chúa đang đến để thống trị
vũ trụ, và rằng sau đó sẽ không có sự khác nhau
nào trong những điều kiện của loài người. Những
người rao giảng triết thuyết này đúng là điên rồ,
và những kẻ cuồng tín thực sự lại là những kẻ
chân thành nhất nhân loại. Rao giảng Thiên Chúa
giáo dựa trên sự ảo tưởng này là điều khiến nó
thật hấp dẫn với những nô lệ La Mã và Hy Lạp.
Họ tin dưới một nền tôn giáo lý tưởng sẽ không có
nô lệ, có nhiều đồ ăn thức uống và vì thế họ chạy
theo tiêu chuẩn tôn giáo này.

Những người giảng ý tưởng này đầu tiên


dĩ nhiên là những kẻ vô minh, nhưng rất chân
thành. Trong thời hiện đại, khát khao lý tưởng
này có hình dạng của sự bình đẳng – tự do, bình
đẳng, và tình hữu nghị. Đây cũng là sự cực đoan.
Bình đẳng thực sự chưa bao giờ và không bao giờ
có thể có trên trái đất. Làm sao tất cả chúng ta
bình đẳng ở đây? Sự bình đẳng không thể này ám
chỉ cái chết hoàn toàn.

Điều gì khiến thế giới này là chính nó? Là sự


cân bằng bị đánh mất.

Trong trạng thái nguyên thủy, cái mà được gọi


là hỗn mang, có một sự cân bằng hoàn hảo. Làm
cách nào mà những lực hình thành nên vũ trụ
hoạt động? Bằng nỗ lực, cạnh tranh, mâu thuẫn.

Giả sử tất cả những phân tử vật chất được giữ


trong trạng thái cân bằng hoàn hảo, liệu còn có
quá trình sáng tạo không? Chúng ta biết từ khoa
học rằng nó là không thể. Hãy khuấy động mặt
nước, và bạn thấy mọi phân tử nước cố gắng bình
lặng trở lại, một cái xô lên cái khác và trong cùng
cách đó mọi hiện tượng chúng ta gọi là vũ trụ
- mọi thứ trong nó – đều đang nỗ lực quay trở
lại trạng thái cân bằng hoàn hảo. Rồi sự khuấy
động lại đến, chúng ta lại có sự kết hợp và sáng
tạo. Sự bất bình đẳng chính là bản chất của sáng
tạo. Cùng lúc đó những lực đấu tranh để đạt được
bình đẳng cũng nhiều ngang với những lực sáng
tạo mà phá hủy nó.

Sự bình đẳng tuyệt đối, cái mà có nghĩa là sự


cân bằng hoàn hảo của mọi lực đang đấu tranh
với nhau ở mọi tầng hiện thực, không bao giờ hiện
diện trên thế gian. Trước khi bạn đạt đến trạng
thái đó, thế gian sẽ trở nên hoàn toàn không phù
hợp cho bất cứ hình thái sự sống nào, và không ai
ở đó cả. Vì thế, chúng ta thấy rằng tất cả những ý
tưởng này về thời đại hoàng kim và sự bình đẳng
tuyệt đối không chỉ là không thể mà còn, nếu ta
cứ cố gắng thực hiện, nó sẽ đưa chúng ta đến
ngày hủy diệt. Điều gì tạo nên sự khác nhau giữa
người với người? Phần lớn là sự khác nhau trong
não bộ. Ngày nay không một ai ngoài một kẻ mất
trí nói rằng chúng ta được sinh ra với cùng một
sức mạnh trí óc.

Chúng ta đến thế gian với những thiên tư


không bình đẳng; chúng ta đến như những người
hoặc là tốt hơn, hoặc kém hơn, và không có cách
nào thoát khỏi tình trạng tiền định đó. Những
người Ấn-Mỹ đã ở quốc gia này hàng nghìn năm,
và một vài nhóm tổ tiên của bạn đến mảnh đất
của họ. Bao nhiêu sự khác nhau mà họ tạo ra trong
diện mạo của đất nước đây! Vì sao những người
Ấn không cải tổ và xây dựng thành phố nếu tất
cả bình đẳng? Với tổ tiên của bạn, một kiểu sức
mạnh trí óc khác đến với vùng đất, những dấu
ấn quá khứ khác đi theo và chúng hiển lộ chính
mình.

Sự hoàn toàn không khác nhau chính là cái


chết. Miễn là thế gian này còn tồn tại, sự khác
nhau còn tồn tại và phải như thế, và thời đại
hoàng kim của bình đẳng hoàn toàn sẽ chỉ đến
khi một chu kì sáng tạo đi đến kết thúc. Trước đó
thì sự bình đẳng là không thể. Tuy thế ý tưởng về
sự nhận ra thời đại hoàng kim này là một động
lực lớn. Cũng như sự bất bình đẳng là cần thiết
cho bản thân sự sáng tạo, sự nỗ lực để hạn chế
nó cũng cần thiết. Nếu không có sự đấu tranh để
trở nên tự do và quay về với Thượng đế, cũng sẽ
không có sự sáng tạo. Nó là sự khác nhau giữa
hai lực này quyết định bản chất của những động
cơ trong con người. Sẽ luôn luôn có những động
cơ này hoạt động, một vài hướng về ràng buộc và
số khác hướng đến tự do.

Sự phức tạp khôn cùng của thế gian này là


một cơ chế tệ hại; nếu chúng ta nhúng tay vào nó,
ngay sau khi chúng ta mắc vào chúng ta liền bị
cuốn đi. Chúng ta đều nghĩ rằng khi chúng ta làm
được một phận sự nhất định, chúng ta sẽ có thể
nghỉ ngơi nhưng trước khi chúng ta hoàn thành
một phần phận sự đó thì lại có cái khác đang chờ
sẵn. Chúng ta đều bị kéo lê đi bởi cỗ máy thế gian
phức tạp hùng mạnh này. Chỉ có hai cách ra khỏi
nó; một là từ bỏ mọi ràng buộc với cỗ máy, buông
bỏ nó và đứng qua một bên; từ bỏ những khao
khát. Điều đó thật dễ để nói, nhưng gần như không
thể làm được. Tôi không biết trong hai mươi triệu
người có một người nào làm được thế. Cách khác
là lao vào thế gian và học về bí mật của công việc,
đó là con đường Karma – Yoga. Đừng bay ra khỏi
những bánh xe của cỗ máy thế gian, đứng bên
trong nó và học về bí mật của công việc. Thông
qua những thực hành đúng đắn bên trong, chúng
ta có thể thoát ra ngoài. Đi qua chính cỗ máy này
là con đường thoát ra ngoài.

Giờ chúng ta đã hiểu phận sự là gì. Nó là một


phần của nền tảng đời sống và luôn luôn tiếp
diễn. Những người tin vào Thượng đế hiểu điều
này hơn, bởi vì họ biết Thượng đế không phải một
sinh linh yếu thế cần đến sự giúp đỡ của chúng
ta. Mặc dù vũ trụ này sẽ luôn tiếp tục, mục tiêu
của chúng ta là tự do, là vô vị lợi; và theo Karma
– Yoga, mục tiêu đó được đạt đến thông qua hành
động. Tất cả những ý tưởng biến thế giới thành
nơi hạnh phúc nghe có vẻ tốt đẹp chỉ là động cơ
cho người cuồng tín nhưng chúng ta phải biết sự
điên đó đem đến nhiều sự dữ cũng như sự lành
vậy.

Karma – Yogi hỏi vì sao bạn yêu cầu động cơ


nào cho công việc ngoài tình yêu bẩm sinh với
tự do. Hãy vượt ra ngoài những động cơ thông
thường của thế gian. “Bạn có quyền làm việc
nhưng không có quyền với hoa trái từ nó.” Con
người có thể huấn luyện chính mình biết và thực
hành điều đó, Karma – Yogi sẽ nói thế. Khi ý tưởng
làm việc thiện trở thành một phần hiện hữu của
chính anh ta, anh ta sẽ không tìm kiếm bất cứ
động lực nào bên ngoài nữa. Hãy để chúng ta làm
điều tốt bởi vì thật tốt khi làm điều tốt; người làm
điều tốt thậm chí để lên thiên đường ghì bản thân
xuống, Karma – Yogi nói vậy. Bất cứ công việc nào
được làm với một ít động cơ ích kỉ thôi, thay vì
khiến ta tự do, lại buộc thêm nhiều xiềng xích
vào chân chúng ta.

Nên cách duy nhất là buông bỏ mọi hoa trái


của công việc, đừng gắn kết với chúng. Biết rằng
thế giới này không phải chúng ta, chúng ta cũng
không phải nó, chúng ta không phải cơ thể; chúng
ta không thực sự làm việc. Chúng ta là Chân Ngã,
mãi mãi an lạc. Vì sao chúng ta bị gắn kết với bất
cứ thứ gì chứ? Thật tốt khi nói ta nên hoàn toàn
không gắn kết, nhưng bằng cách nào?

Mỗi việc tốt ta làm không có động cơ, thay vì


buộc thêm một xiềng xích, phá đi một liên kết
trong chuỗi xiềng xích hiện tại. Mỗi suy nghĩ tốt
lành chúng ta gửi đi cho thế gian mà không mong
cầu nhận lại sẽ được lưu trữ ở đó và phá vỡ một
liên kết trong dây xích, khiến ta thanh khiết hơn
trong sạch hơn nữa, cho tới khi chúng ta trở nên
bất tử khiết tịnh. Dù những điều này nghe có vẻ
khá lý thuyết triết học giáo điều, hơn là thực tế.
Tôi đã đọc nhiều cuộc tranh luận chất vấn Bhaga-
vad- Gita, và nhiều người nói rằng không có động
cơ làm sao bạn làm việc. Họ chưa bao giờ chứng
kiến một công việc vô vị lợi ngoại trừ dưới ảnh
hưởng của sự cuồng tín, và, vì thế, họ nói theo
cách đó.
Hãy để tôi nói cho bạn nghe kết luận trong một
vài từ về một người thực sự thực hiện lời dạy này
của Karma – Yoga. Người đó là Đức Phật. Ngài là
người thực hành hoàn hảo. Tất cả những giáo sĩ
của thế gian, ngoại trừ Đức Phật, có những động
cơ bên ngoài khiến họ hành động vô vị lợi. Những
giáo sĩ của thế gian, với một ngoại lệ này, có thể
được chia làm hai nhóm, một nhóm tin rằng họ
là đầu thai của Chúa xuống Trái đất, nhóm khác
tin rằng họ là ngôn sứ của Chúa; và cả hai làm
việc từ động cơ bên ngoài, hy vọng phần thưởng
từ bên ngoài, dù họ có sử dụng ngôn ngữ tâm linh
cao trọng thế nào.

Nhưng Đức Phật là nhà truyền đạo duy nhất


nói rằng, “Tôi không quan tâm về việc biết những
triết thuyết khác nhau của bạn về Thượng đế. Có
ích gì khi thảo luận tất cả những tín điều này
về linh hồn? Hãy làm việc thiện và trở nên thiện
lành. Điều này sẽ đưa bạn đến tự do và tới sự
thật.” Ngài, trong cuộc đời mình, hoàn toàn không
có động cơ cá nhân, và con người nào làm việc
nhiều hơn ngài cơ chứ? Hãy chỉ cho tôi trong lịch
sử một người vượt lên cao hẳn so với đồng loại
như thế. Toàn bộ nhân loại đã sản sinh ra chỉ một
nhân cách như thế, với triết lý cao như thế và
lòng thương bao la như thế.

Triết gia vĩ đại này, giảng những triết lí cao


siêu nhất, nhưng có lòng thương sâu sắc nhất cho
những loài vật ở tầng thấp nhất, và không bao giờ
tuyên xưng điều gì về bản thân. Ngài là Karma –
Yogi lý tưởng, hành động hoàn toàn không động
cơ, và lịch sử nhân loại chỉ ra Ngài là người vĩ đại
nhất từng được sinh ra; vượt ngoài sự so sánh;
Ngài là sự kết hợp hoàn hảo nhất của trái tim và
khối óc, là sức mạnh linh hồn vĩ đại nhất từng
được hiển lộ trên trái đất. Ngài là nhà cải cách vĩ
đại đầu tiên của thế gian chứng kiến. Là người
đầu tiên dám nói, “Đừng tin vì những kinh sách
cổ nói thế, đừng tin vì nó là niềm tin quốc gia của
bạn, đừng tin vì bạn được làm cho tin như thế
từ tấm bé, hãy lý tính hóa tất cả, và sau khi bạn
phân tích nó, nếu bạn thấy nó làm lợi cho một
và tất cả, hãy tin nó, sống với nó, và giúp những
người khác sống theo nó.” Ngài làm điều tốt nhất
không có động cơ, không vì tiền hay danh tiếng
hay vì bất cứ cái gì; và khi một người có thể làm
thế, anh ta sẽ trở thành Phật và từ anh ta sẽ trổ
ra sức mạnh làm việc theo một cách thay đổi thế
giới. Người đàn ông này đại diện cho lí tưởng cao
nhất của Karma – Yoga.
PANDIT SHRIRAM SHARMA ACHARYA
LUẬT NHÂN QUẢ
LỜI BẠT

L uật công bình tối cao đi theo một đường


lối huyền nhiệm. Trong thế giới này
chúng ta gặp nhiều chuyện về những
người công chính trải qua những đau khổ không
dứt; những kẻ tội lỗi tận hưởng cuộc sống lạc
thú; những kẻ lười biếng đạt được thành công
còn người chăm chỉ gặp thất bại liên tục; kẻ khôn
ngoan gặp nghịch cảnh; những kẻ ngốc sống
trong sung túc; những kẻ ái kỉ được tôn trọng
còn người phẩm cách bị khinh lờn. Chúng ta thấy
nhiều người được sinh ra đã ngậm thìa vàng
và những người khác gặp bất hạnh này đến bất
hạnh khác trong suốt cuộc đời. Những quy chuẩn
thông thường của con người để đạt được hạnh
phúc và thành công không luôn luôn đúng trong
khía cạnh thực tế.

Những hiện tượng như thế làm dấy lên những


câu hỏi và nghi ngờ về vai trò của số phận trong
cuộc sống, ý chí của Thiên Chúa và quan hệ của
những việc lành việc dữ với hạnh phúc và bất
hạnh trong đời. Những lí do được nêu ra trong
văn học cổ về khía cạnh này không làm thỏa mãn
trí tò mò của những bộ óc thời hiện đại. Kết quả là,
thế hệ mới đang trở nên có xu hướng chấp nhận
chủ nghĩa vô thần của phương Tây, thứ cho rằng
thượng đế và tôn giáo là phát minh của những
kẻ sợ hãi bệnh não; cơ thể con người chỉ là sự kết
hợp hóa học của những yếu tố trơ; và từ chối sự
tồn tại của linh hồn vĩnh cửu. Thế hệ mới bị khiến
cho tin rằng không có Đấng Tối Cao hay Thượng
đế; rằng định mệnh không có vai trò trong cuộc
sống; và rằng chỉ có cấu trúc nhân tạo tùy ý con
người mới có sức mạnh đem lại phần thưởng hay
hình phạt.

Trong cuốn sách nhỏ này, tôi nỗ lực đưa ra


những giải thích lý tính logic về mối quan hệ
giữa hành động của con người và số mệnh. Nó
giải thích những sự may mắn và bất hạnh, hạnh
phúc và khổ đau trong cuộc sống là kết quả của
hành động của chính con người như thế nào. Hy
vọng rằng cuốn sách nhỏ này sẽ cung cấp những
câu trả lời thỏa đáng cho những nghi ngại liên
quan đến kết quả hành động cá nhân ảnh hưởng
thế nào đến việc tạo nên vận mệnh của anh ta.

Pt. Shriram Sharma Acharya


AI GHI CHÉP LẠI
ĐIỀU DỮ ĐIỀU LÀNH?

M ột câu trích từ kinh thư nói rằng


một lương tâm bị kìm nén đưa một
người xuống địa ngục và một lương
tâm thức tỉnh đưa họ đến thiên đường. Câu này
giải thích cho sự bí ẩn của thiên đường và địa
ngục – chính cá nhân mỗi người chịu trách nhiệm
trong việc tạo ra thiên đường và địa ngục trong
cuộc đời anh ta.

Kinh thư (Garuna Purana) miêu tả hiện tượng


này một cách ẩn dụ. Nó nói trong chiều trung giới
(Yamlok) có một vị thần tên Chitragupta, người có
trọng trách lưu trữ những việc dữ việc lành của
các sinh linh. Khi một người sống chết đi và linh
hồn đi vào chiều trung giới, vị thần này sẽ lôi ra
kết quả ghi chép những việc dữ việc lành và dựa
vào đó quyết định xem linh hồn này sẽ tới thiên
đường hay địa ngục. Hiểu biết thông thường sẽ
không chấp nhận sự tồn tại của một vị thần như
Chitragupta.
Số lượng người đầu thai làm cư dân trái đất
lên đến con số hàng tỉ. Nếu chúng ta tính đến cả
những sinh thể của hàng triệu những loài không
phải loài người, tổng số có thể vượt quá tính toán
của toán học. Sẽ là một nhiệm vụ không thể cho
một cá nhân kể cả làm việc ngày đêm không nghỉ
trong hàng triệu năm để lưu trữ lại mỗi khoảnh
khắc cuộc sống của vô số sinh thể trong hoàn cầu.
Tính không thực tế của việc duy trì công việc lưu
trữ này đặt dấu hỏi lên sự tồn tại của thần Chi-
tragupta.

Khoa học hiện đại, tuy nhiên, đã chứng minh


thực tế nằm dưới sự miêu tả ẩn dụ được viết
trong kinh thư. Khoa học đã chứng minh tất cả
những suy nghĩ, lời nói, việc làm được thực hiện
bởi một cá nhân có đầu óc sáng rõ thông thường
để lại những dấu ấn vi tế lên những tầng sâu hơn
của tâm thức. Theo cách này, như sự ghi lại cả
âm lẫn hình được nén trong một con chip điện tử
máy tính hay một ổ đĩa, tất cả những hành vi tốt
xấu đều được lưu trữ trong những khoang chứa
bí mật của tiềm thức. Dữ liệu này, giống như đĩa
CD ở trong kho lưu trữ cho đến khi nó được yêu
cầu mở ra vào những lúc nhất định qua một cơ
chế phù hợp. Đã từ lâu những bậc giác ngộ của
Ấn Độ đã suy tư về vai trò của định mệnh trong
đời sống con người. Văn học tiếng Phạn và tiếng
Hindi có những dấu vết phong phú về “dấu chân
nhân quả” (Karma Rekka), cái mà người ta nói là
không thể bị xóa đi bởi bất cứ nỗ lực tư duy nào.

Trong tâm linh Ấn Độ, nhân quả xuất hiện cho


bất cứ hành động, lời nói, việc làm hay hoạt động
xã hội nào. Nó nghĩa là mỗi nhân quả để lại một
dấu ấn (Rekha), cái không thể bị xóa đi trước khi
tạo ra một phản ứng (Karmaphal). Có một niềm
tin rằng Đấng sáng thế (Brahma) khắc định mệnh
lên trán con người và sự Lưu Dấu Tối Cao này
không thể bị xóa đi bởi bất kì ai (Vidhi ke likhe ko
metanhara). Chúng ta hãy cùng xem xét ý tưởng
này từ quan điểm khoa học. Kiểm tra dưới kính
hiển vi chỉ ra vô số nếp nhăn trong vùng xám của
não. Y học đến nay vẫn chưa biết những dấu vết
này ám chỉ điều gì về mặt sinh học.

Những nghiên cứu so sánh trên kính hiển


vi cho thấy độ dày đặc của những dấu vết này
trong vùng xám của não ở những người tiến hóa
bậc cao hay triết gia nhiều hơn so với đám đông
thông thường. Nó chỉ ra rằng những đường hằn
trong vùng xám không là gì ngoài ổ đĩa lưu lại
những dấu vết vi tế từ hoạt động bên ngoài, điều
mà ta xem như dấu vết của hành động thân,
khẩu, ý. Việc lưu trữ những điều lành điều dữ này
ở nơ-ron thần kinh trong vùng xám chứng minh
sự tồn tại của cơ chế thông minh mà Thần thoại
Hindu nhắc đến như vị thần Chitragupta. Trong
ngôn ngữ tiếng Phạn, từ Chitragupta nghĩa là
“một bức tranh bị giấu đi.” Nó thể hiện trong não
con người có một ngăn bí mật, một cơ chế nội tại
(Antaha Chetana) hay một tình trạng tâm thức vi
tế (Sookshma Man). (Chúng ta có thể so sánh nó
với một file dự phòng của những chương trình
máy tính).

Ai cũng đều biết rằng cơ thể năng lượng


(Sookshma Sharir) tồn tại song song với cơ thể vật
lý của con người có bốn thành tố:

• Man (phát âm là Mun) – khởi nguồn của


khát khao, ham muốn

• Buddhi – phần sáng suốt hoạt động tách rời,


đưa ra quyết định và đường hướng hành
động
• Chitta – phần lưu trữ những đặc điểm tính
cách, thói quen, tính khí

• Ahamkar – cảm thức về bản ngã cá nhân.

Chitta là phần lưu trữ những dấu ấn lành dữ


sau khi cơ thể tan rã. Nó được thể hiện trong kinh
thư là từ Chitragupta. Vì thế cơ chế bên trong của
tâm trí mà tạo ra những ổ đĩa lưu trữ hoạt động
con người, có thể được xem như thần Chitragupta
trong huyền thoại. Không nghi ngờ gì nữa, cơ chế
thông minh này liên tục tham gia vào duy trì việc
lưu trữ cho tất cả những sinh thể. Vì mỗi sinh thể
có riêng hệ thống Chitragupta của mình, vì thế,
toàn thể cư dân có một số lượng tương đương bộ
máy Chitragupta. Vì thế việc lưu trữ cho vô số
sinh thể không còn điều bất khả.

Tâm trí con người có khả năng vô tận cho việc


lưu trữ thông tin. Hoàn toàn có thể cho một cơ
chế tinh vi của tiềm thức lưu trữ một cách hệ
thống những hoạt động của một sinh linh. Không
có sự mâu thuẫn giữa một vị thần Chitragupta
trong huyền thoại với vô số bộ máy Chitragup-
ta trong vô số sinh linh. Sức mạnh tối cao của
Thượng đế hiện diện ở khắp nơi cùng lúc. Sinh
khí vũ trụ - Prana là một, nhưng nó hiện diện
trong mỗi cá thể. Tương tự, những yếu tố thiên
thể được những vị thần đại diện như Indra, Var-
un, Agni, Shiva và Yama trong huyền thoại cũng
bao trùm tất cả. Yếu tố khí, chẳng hạn, mặc dù
được định danh như không khí tươi mới của một
khu vườn hay không khí ô nhiễm của một khu
công nghiệp, là thành phần hợp nhất của cùng
một bầu không khí bao quanh trái đất. Tương tự,
mặc dù cư ngụ và vận hành ở vô số cơ thể độc lập,
thần Chitragupta cũng chỉ là thiên thể đơn nhất
trong hoàn cầu.
CHITRAGUPTA LƯU TRỮ THÔNG TIN
NHƯ THẾ NÀO?

G iờ chúng ta hãy cùng thảo luận cơ chế


hoạt động của Chitragupta. Vị thần này
đánh giá hành động của một người
như thế nào, đâu là tiêu chuẩn đánh giá? Chúng
ta cũng sẽ tìm hiểu về việc sau cái chết vật lý,
những đường kẻ số phận bởi vẽ bởi Chitragup-
ta quyết định lần đầu thai mới của một linh hồn
trong điều kiện thiên đường hay địa ngục như thế
nào. Trong thảo luận trước, độc giả đã được giới
thiệu về ý tưởng tiềm thức của chúng ta tự vận
hành như vị thần Chitragupta. Nó có hệ thống
lưu trữ tinh vi liên tục những việc lành việc dữ
chúng ta làm ở dạng cô đọng, như là phép ghi trên
một đĩa nhỏ những chi tiết về hành vi của chúng
ta ở những nơ-ron nhất định trong những kho-
ang bên trong của tâm trí. Bằng cách này những
ghi chép của Chitragupta có thể được xem như
những ghi chú ngắn gọn được tạo bởi đấng viết
tốc ký tối cao, Chitragupta, dùng cho mục đích
trình chiếu như chứng cứ để đánh giá toàn bộ
quãng đời của chúng ta.

Chúng ta biết rằng tâm trí con người hoạt động


ở hai cấp độ - cấp độ bên ngoài và cấp độ khác
bên trong. Tâm hướng ra ngoài là óc phân tích.
Nó phân tích lợi hại, chấp nhận và loại bỏ, đưa
ra quyết định và thay đổi giải pháp. Tâm hướng
vào trong, mặt khác, giống một đứa trẻ ngây thơ
nhưng quả quyết. Nó không chấp nhận hay loại
bỏ bất cứ thứ gì, nhưng như một đại diện trung
tín đích thực của Tối cao, nó hoạt động không
thiên vị hướng về công lý tối thượng.

Tâm hướng ngoại có thể nghĩ về việc trốn


thoát sự trừng phạt bằng cách kìm nén hay lờ đi
những lưu trữ về điều dữ và chỉ nhấn mạnh những
điều lành để được tưởng thưởng. Tâm hướng nội
(lương tâm là một trong những thành phần cấu
tạo), mặt khác, hoạt động theo cách khác. Nó đưa
ra quyết định như vị quan tòa vô tư có phẩm cách
cao nhất, người không bị ảnh hưởng bởi sự dụ dỗ,
sợ hãi hay quyền lợi. Người ta nói rằng trong mỗi
con người đồng thời tồn tại một con quỷ và một
vị thánh. Bạn có thể xem tâm bí mật bên trong
là đại diện của tối cao và tâm trí hướng ra ngoài,
tham gia vào lí giải, lý tính hóa, cân nhắc, tạo âm
mưu, đạo đức giả, là công cụ của quỷ dữ.

Tâm trí hướng ngoại có thể lừa dối linh hồn


bằng cách biện hộ từng hành động của một người.
Tâm hướng nội, mặt khác, là ngọn lửa linh hồn và
là phóng chiếu của Sự thật Tuyệt đối. Vì thế, nó
không thể lừa dối và bình tĩnh, tách rời. Đó là lí
do vì sao Thượng đế đã tin tưởng trao cho nó một
trọng trách. Với một người thông thường, nó là
vị thần Chitragupta. Hoàn toàn công minh không
thiên vị, vị thần này được trao một chức vị cao
trong Tòa phán xử tối cao. Như một hãng dịch vụ
bí mật, vị thần này liên tục theo sát một người và
lưu trữ những hành vi của anh ta trong một cuốn
nhật kí bí mật.

Trong xã hội con người, có hai đơn vị đứng


ra trừng phạt những người vi phạm luật – cảnh
sát và tòa án. Cảnh sát bắt giữ người bị cáo buộc,
thu thập bằng chứng và trình bày những thứ
này trong phiên tòa. Sau đó quá trình xử án bắt
đầu. Thẩm phán phán xử sau khi xem xét tất cả
những khía cạnh của vụ việc và tình huống liên
quan. Phụ thuộc vào bằng chứng liên quan đến
tình huống cụ thể, những cá nhân được tuyên án
khác nhau cho cùng một tội danh. Hãy xem xét
một ví dụ. Ba người bị tố cáo giết một người. Vì
những tình tiết khác nhau liên quan đến tội ác,
một người được thả tự do, một người bị tuyên án
5 năm tù và người thứ 3 bị tuyên án ngồi trên ghế
điện. Người được thả là một thợ nề, trong khi làm
việc ở công trình mái hắt, tình cờ đánh rơi một
viên gạch giết chết một người đi ngang qua.

Vị thẩm phán thấy rằng viên gạch bị rơi tình


cờ và không có chủ ý, không có động cơ đi kèm. Vì
vậy người bị tố cáo được thả không có trừng phạt.
Người thứ hai là một nông dân. Thấy một tên trộm
ăn cắp thành phẩm mùa màng của mình, anh ta
đã cho hắn một cú trời giáng, giết chết kẻ xâm
phạm. Xem xét tình huống, thẩm phán cho rằng
mặc dù là lẽ tự nhiên khi người nông dân thể hiện
giận dữ trước kẻ ăn cắp tài sản của mình, anh ta
đã cư xử thái quá với một vụ việc nhỏ nhặt nên
cho anh ta 5 năm tù. Người thứ ba là kẻ trộm khét
tiếng đã trộm một người giàu và có chủ định giết
người trong quá trình đó. Bằng cách này tòa án
tuyên án sau khi xem xét kĩ lưỡng từng vụ việc.

Trong tâm hướng nội, những lưu trữ bí mật


của Chitragupta loại bỏ những trách nhiệm nhị
nguyên của công an và tòa án. Trong thế giới vật
chất, nếu người khởi tố đưa ra những bằng chứng
sai hay không hợp lý, phán quyết của tòa chắc
chắn sẽ không công bằng nhưng trong địa hạt
tâm linh không có khả năng nào cho sự thực thi
sai lầm của công lý. Cái tâm hướng nội, là người
chứng kiến trực tiếp và trung thực tất cả những
hoạt động thể chất tinh thần của một người, nhận
biết được những động cơ, ý đồ và tình huống của
mỗi hành động. Được trực nhận thông báo từ
cõi thiêng liêng, tâm bí mật không yêu cầu bằng
chứng từ tâm trí hướng ngoại để đi đến một kết
luận.

Trong Công lý tối cao, sức nặng của một tội


lỗi hay công trạng của một việc lành được quyết
định dựa trên động cơ và mức độ cảm xúc gắn với
hành động. Trong khi ở thế giới hữu hình, những
vật thể được đo đạc dựa trên giá trị thông thường,
cách đo đạc này không liên quan đến Công lý tối
cao. Thế giới vật chất có thể lờ đi một người đóng
góp 10 cent và ngưỡng mộ một người đóng góp
10000 đô, nhưng Công lý tối cao xem xét giá trị
của những hành vi này không dựa trên nền tảng
của tổng trị giá trong thế giới thực.

Hãy xem xét một ví dụ. Ở một bộ lạc xa xôi


chưa phát triển, một người có thể đổi một 1 kg hạt
cốc lấy đường, nhưng ở một quốc gia phát triển
một người phải trả bằng tiền. Trong thế giới vật
chất, một người kiếm danh lợi bằng cách đóng
góp những khoản lớn cho từ thiện, giúp đỡ những
công tác an sinh xã hội, tham dự những tổ chức
từ thiện hay tôn giáo, giảng đạo hay nghe giảng
đạo và tham gia vào các cuộc hành hương; nhưng
“Địa hạt của Chitragupta” không chấp nhận đơn
vị tiền tệ này. Sổ cái kế toán của lãnh địa này chỉ
lưu trữ bên nợ và bên có của những động cơ và sự
gắn kết cảm xúc vào việc thực hành những hành
động và chuyển đổi những điều này thành việc
công chính hay tội lỗi tùy theo.

Được cổ vũ vởi Người thầy tối cao Krishna,


Arjun đã giết hàng triệu người trong cuộc chiến
Mahabharata. Cuộc đối đầu lớn này, thứ mà kh-
iến cho chiến trường ngổn ngang xác người, đã
xảy ra vì Arjun đồng ý tham gia vào chiến tranh.
Bằng cách này, Arjun có thể được xem như một
kẻ siêu tội đồ, nhưng Chitragupta đã ghi bên Có
cho động cơ của chàng khi phát động chiến tra-
nh Mahabharata. Động cơ của Arjun là ngoan đạo
xác tín. Chàng đã chiến tranh chỉ để thiết lập lại
“Trật tự đạo đức” (Dharma Sthapana). Sổ cái của
Chitragupta không tính toán những xác người
lính. Những vật thể hữu hình không có liên quan
trong lãnh địa vô hình. Chitragupta đơn giản chỉ
lờ đi số lượng những đồ chơi máu thịt bị phá hủy
trong chiến tranh. Một vị vua thì có bận tâm về
số lượng đồ chơi bị hỏng hay số lượng hạt cốc tràn
ra không?

Trong thế giới này những tỉ phú được đặt lên


bục cao nhưng trong lãnh địa của Chitragupta
họ là những người nghèo và không phải những
thực thể. Mặt khác một người nghèo của thế giới
này, nếu anh ta tốt bụng, có thể được xem là vua
của các vua trong lãnh địa Chitragupta. Những
gì một người làm, chỉ có động cơ của anh ta – tốt
hay xấu được ghi lại trong sổ sách của Chitragup-
ta. Một người đao phủ trong khi thực thi nhiệm
vụ treo cổ một người bị buộc tội chết mà không có
ác tâm có thể được coi như một người công chính
bởi Chitragupta trong khi một thầy tu, người theo
sát các nghi lễ cẩn mật, nhưng bí mật tham gia
vào hành vi bất chính, sẽ được xem như tội đồ.

Trong lãnh địa của Chúa với Luật tối cao (Dhar-
maraj), những trang trí bên ngoài không có giá
trị gì. Chỉ có giá trị bên trong mới được xem xét.
Hầu như cái thể hiện ra ngoài của một hành vi có
vẻ tốt hay xấu là không quan trọng. Yếu tố quyết
định là nội tâm bên trong và cảm xúc đi kèm. Gốc
rễ của thiện ác, không cần bàn cãi gì nữa, nằm
ở động cơ và cường độ cảm xúc chứ không nằm
trong những hành động bên ngoài.

Trong những đoạn trước chúng ta đã thảo


luận cách vị thần Chitragupta sống thân mật với
đời sống bên trong của chúng ta (Pranas), ghi chép
công minh hành động thiện ác lên tiềm thức và
sự ghi chép vi tế này được biết như những “Đường
kẻ của Số phận” (Karma Rekha).

Chúng ta cũng hiểu rằng quá trình thực thi


công lý tối cao không coi một hành động là thiện
hay ác dựa vào những biểu hiện bên ngoài của
hành động mà dựa trên chất lượng động cơ từ
người làm. Cường độ của động cơ tỉ lệ trực tiếp với
sức nặng hay độ lớn của tội hay phước. Hãy xem
xét trường hợp hai cá nhân chăm sóc một người
ốm. Cả hai cùng thực hiện cùng một hoạt động,
nhưng trong khi một người hành động thờ ơ lạnh
nhạt, người khác phục vụ với sự cảm thông, dịu
dàng, tình yêu. Ở đây, mặc dù hành động giống
nhau y hệt nhưng đo lường tính thiện dựa trên
gắn kết cảm xúc và tình yêu. Tương tự, giữa hai
tên trộm, một người muốn trộm vì chết đói và
người khác trộm để mua ma túy, tội lỗi đương
nhiên lớn hơn ở trường hợp sau.

Trong Luật pháp tối cao, có một điều khoản


quan trọng về việc đối xử với mỗi cá nhân riêng
biệt theo sự thanh khiết của linh hồn. Những luật
tâm linh cho rằng mỗi linh hồn đều ở trong quá
trình được đánh giá vĩnh cửu tăng tiến, ví dụ quá
trình thanh lọc thông qua những chu kì liên tục
sống chết. Ở mỗi giai đoạn, linh hồn sẽ đạt được
sự thanh khiết lớn hơn và được trao cho một cơ
thể trong những loài có tầm nhận thức cao hơn
(trí tuệ). Sinh ra làm người được tin là nấc thang
tiến hóa cao nhất của ý thức trên trái đất trước
khi giải phóng khỏi vòng sinh diệt. Những thưởng
phạt của thiên đường và địa ngục tùy thuộc vào
tình trạng tâm thức, giả như tùy vào trí tuệ của
sinh linh đó.

Nếu bị buộc tội trong trò hối lộ, một thư kí, một
người phục vụ và một bồi thẩm sẽ nhận ba loại
hình phạt khác nhau. Người phục vụ có thể được
tha bổng sau một khiển trách nặng nề, người thư
kí có thể tạm thời ngưng việc nhưng được giao cho
một trọng trách lớn nhưng người bồi thẩm không
thể thoát tội. Lấy một ví dụ nữa. Người tiền sử
săn bắn và giết động vật để ăn cho nhu cầu hàng
ngày. Mặt khác, một mục sư rao giảng đạo lý bất
bạo động bí mật tiêu thụ thực phẩm không chay
tịnh. Trong luật pháp tối cao, mục sự sẽ thêm tội
vào sổ ghi chép của ông ta hơn là người nguyên
thủy kia. Ở đây tình trạng nhận thức và đạo đức
được xem như sự đánh giá cho tính thiện ác của
hành động. Khi linh hồn tiến hóa hơn và thâu
nhận nhiều trí tuệ, đạo đức hơn, lương tâm (An-
taha Chetna) trở nên ngày càng tinh sạch và thức
tỉnh hơn nữa.

Một hành vi tội lỗi để lại một dấu đen không


phai mờ trong lương tâm của một người tương
đối thiện lành. Nói cách khác, sức nặng của tội
lỗi được xem như nhẹ hơn ở một người chưa tiến
hóa, mông muội. Với sự gia tăng của trí tuệ một
người đạt được khả năng lớn hơn trong việc phân
biệt đúng sai phải trái. Lương tâm trở nên nhận
biết về hậu quả của những hành vi phải trái.
“Tiếng nói của lương tâm”, vì thế, trở nên quyết
đoán hơn. Nó trở nên có trách nhiệm hơn. Không
ai đổ lỗi cho một đứa trẻ vì làm bẩn tã quần. Hay
đứa trẻ cảm thấy xấu hổ vì nó. Mặt khác, nếu một
người trưởng thành hành động như thế, xã hội sẽ
xem là nực cười và cá nhân cũng cảm thấy xấu
hổ vì hành vi đó. Với sự phát triển bản thân, linh
hồn cũng chia sẻ thêm trách nhiệm cho mức độ
đạo đức cao hơn. Một người lính chắc chắn sẽ bị
loại sau một hình phạt nhỏ về sự bất tuân phục,
nhưng một cán bộ cấp cao sẽ phải hầu tòa cho
một vụ việc tương tự. Khi một người thấu cảm,
thông minh, khôn ngoan đắm mình trong hành
vi bất chính, Chitragupta ghi lại những điều này
là tội lỗi chết người.

Huyền thoại kể với chúng ta rằng vua Nri-


pa đã phải đối mặt đối địa ngục vì một sai phạm
nhỏ. Khi một người vô minh phạm một tội ác, nó
không được xem là nghiêm trọng, nhưng nếu một
người chịu trách nhiệm nâng tầm tiêu chuẩn đạo
đức cho cộng đồng ( một Brahmin – Bà La Môn)
chệch hướng khỏi việc thực thi nhiệm vụ, trong
tòa án tối cao người đó xứng đáng trừng phạt.
Một nhà cải tổ xã hội có địa vị của một lãnh đạo
trong xã hội. Là người dẫn đầu có những lợi ích
riêng nhưng lãnh đạo cũng có trách nhiệm cao
nhất. Những người hiểu biết có trách nhiệm lớn
lao trong việc tuân theo những tiêu chuẩn đúng
đắn, nếu không thì luật tối cao sẽ khiến họ đau
khổ như rơi từ đỉnh núi xuống tận cùng thung
lũng. Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ bàn về
những loại hành động khác nhau (nghiệp) và mối
quan hệ của chúng với Luật công bằng tối cao.
BÍ MẬT CỦA VẬN MAY
VÀ BẤT HẠNH BẤT NGỜ

C ó một câu nói trong kinh thư rằng


những yếu tố chịu trách nhiệm cho
đau khổ thể chất – tinh thần và những
thảm họa thiên nhiên (Daivik-Daihik-Bhautik
Dukha ) là do tự thân phát ra. Chúng ta thường
bắt gặp những hiện tượng dường như mâu thuẫn
với luật tự nhiên, tạo ra những nghi ngờ về tính
công minh của luật tối cao. Chẳng hạn, một người
có tư chất đạo đức vượt trội, có ý thức về trách
nhiệm, thành thật đột nhiên gặp bất hạnh lớn
trong đời như thể người ta đang bị trừng phạt bởi
Thượng đế vì một tội lỗi lớn.

Mặt khác, chúng ta thấy những người tham


gia vào những hành vi bất chính tệ hại nhất sống
trong yên bình và thịnh vượng. Một kẻ lười biếng
đột nhiên thắng đậm hay thừa kế một gia tài từ
nguồn bất ngờ trong khi một người thông minh
chăm chỉ chịu đựng không dứt chỉ vì những nhu
cầu cơ bản. Một người đạt thành công lớn với
rất ít nỗ lực, trong khi những người khác không
thành công dù cố hết sức. Những hiện tượng như
thế chắc chắn được gán cho sự góp mặt của định
mệnh (prarbdh, bhagya, etc). Tương tự, những
thảm họa tự nhiên không được báo trước như
nạn đói, dịch bệnh, lốc xoáy, thiệt hại do sấm xét
và động đất, “chết yểu” thường được cho là Ý chí
Thượng đế và được biết như điều được định sẵn
(bhagya). Những điều xảy ra không mong muốn
như mất mát tài chính, tai nạn, khuyết tật đột
ngột về thể chất/ tinh thần và sự mất đi người
thân cũng được gán cho số phận.

Những tai họa không mong muốn như thế


thì hiếm, nhưng chúng có xảy ra. Đôi khi, chúng
để lại những vết hằn sâu trong tâm thức đến nỗi
không thể lờ đi. Những người không quen với sự
huyền nhiệm của luật công bằng tối cao trở nên
rất khó hiểu bởi những hiện tượng đó và hình
thành những ý kiến mà cực kì nguy hiểm. Nhiều
người oán hận Thiên Chúa, đổ lỗi và gây bạo lực
với Ngài vì sự bất công. Một vài người trở thành
kẻ vô thần, xem việc tôn thờ đấng không đáp lại
lời nguyện trong khổ đau đúng là vô ích, mặc dù
họ đã đi theo tôn giáo một thời gian dài. Cũng
có một tầng lớp những người thờ phụng thánh
thần với hy vọng chuộc lợi. Tuy nhiên, nếu họ gặp
những bất hạnh ngẫu nhiên, niềm tôn kính của
họ sẽ đổi thành khinh thị và bất tín.

Thực sự có nhiều “tín hữu” trên thế giới này


đặt con người, nơi chốn và sự vật trong mối tương
quan với vận may và vận rủi. Sự mê tín gây ra đau
khổ khôn cùng cho những người ngây thơ. Gốc
rễ nguyên nhân cho hành vi thiếu lý trí như thế
là niềm tin bất cứ cái gì xảy ra cũng được định
trước bởi Thiên Chúa và những sinh linh được
tạo ra bởi Ngài hoàn toàn không có vai trò trong
việc tạo nên số phận của mình. Nhiều người trên
thế giới này gạt bỏ trách nhiệm của mình trong
niềm tin sai lầm rằng sự được mất đã được định
sẵn, không cần nỗ lực cá nhân.

Họ tin lầm rằng họ không thể thay đổi ý chí


Thượng đế - người đã vạch sẵn đời họ từ trước.
Chúng ta thường nghe những biểu cảm như –
“Bất cứ thứ gì được định sẵn không thể được thay
đổi” hay “Ai có thể thay đổi số phận được tạo nên
bởi Chúa cơ chứ?” hay “Đó là ý muốn của Chúa.”
Con người sử dụng những biểu cảm như thế khi
anh ta thấy bản thân bất lực, bất mãn và bối rối
khi trải qua khó khăn.
Thiếu vắng một nguyên nhân có thể hiểu được,
tâm trí loạn động tìm một thứ hứng tội trong ý chí
tối cao. Tuy nhiên, những cơn phẫn nộ như thế
cũng có lợi. Nó giúp giải phóng căng thẳng khỏi
tâm trí phẫn nộ - thứ sẽ gây hại không kể xiết cho
người liên quan. Có nhiều người trưởng thành từ
chối trách nhiệm của nỗ lực cá nhân khi đối mặt
với thử thách với cớ là sự bất khả xâm phạm của
ý chí tối cao. Vì ảnh hưởng của họ, những người
trẻ ít hiểu biết hơn xung quanh họ cũng bắt đầu
cảm thấy bất lực và tuyệt vọng vì cái gọi là “sự
không tránh khỏi của số phận.”

Độc giả sẽ nhận thức được việc lờ đi nguyên


nhân thực sự của những thảm họa bất ngờ tạo
nên những ý tưởng điên khùng, thứ làm méo mó
hệ thống giá trị của cuộc sống.

Từ thời thượng cổ, con người đã nỗ lực liên


kết những hoạt động của con người với những sự
kiện cuộc sống mà anh ta không có quyền điều
khiển. Nghiên cứu sâu hơn về tâm linh đã khám
phá ra những cách và phương thức tìm câu trả lời
cho những vấn đề như thế của cuộc sống. Trong
phần tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận việc hành
động thể chất và tinh thần của cá nhân và hoạt
động tập thể của xã hội chịu trách nhiệm cho vận
may vận rủi của cá nhân và cộng đồng như thế
nào.

Ba loại bất hạnh và nguyên nhân

Những sự xảy đến bất ngờ của vận may và


vận rủi là một phần cuộc sống và không thể có
cách thoát khỏi nó. Nhà thơ hiền thánh Soordas
đã tuyên bố rằng những ảnh hưởng của hành
động (karmas) không thể tránh được thậm chí
với sự dẫn dắt của một người giác ngộ đầy kinh
nghiệm. Dù có Maharshi Vashishtha là bậc guru
của mình, Sri Ram đã phải trải qua nỗi đau cha
mất, người vợ Sita bị bắt đi và sau đó là sự trục
xuất bị ép buộc tới ashram của rishi Valmiki. Sẽ
không hợp lý khi thừa nhận những bất hạnh như
thế là sự trừng phạt bởi một Thiên Chúa giận dữ
với một người sai lạc. Huyền thoại Ramayana nói
rằng mỗi cá nhân chịu trách nhiệm tự thân cho
hạnh phúc và bất hạnh của mình (“Kahu na kow-
oo dukha-sukhkar data | Nij nij karm bhog sab
bhrata || ”).

Tất cả những sinh linh gặt quả của nghiệp tự


thân. Hân hoan hay khổ đau đều do chính mình.
Với mỗi sinh linh, Chúa đã cung cấp một cơ chế
không sai lầm và thông minh để quyết định quả
báo cho hành động. Như một con cá bơi trong
nước hay một con rắn di chuyển trên cát, chúng
ta để lại dấu chân nghiệp của mình. Những dấu
ấn này được biết là “samskar” theo cách nói tâm
linh. Những việc làm dữ tạo ra những samskar
bất thiện, qua thời gian nảy mầm thành đau khổ,
như những bụi gai tự mọc tự lớn.

Giờ chúng ta sẽ thảo luận ba loại nghiệp, tính


chất và hậu quả của chúng.

Hạnh phúc và bình an là tình trạng tự nhiên


của tâm trí. Con người theo bản năng bị hút về
phía hành động cho an sinh bản thân và người
khác, một cách tự nhiên cũng dẫn đến bình an và
niềm vui. Anh ta đau khổ chỉ khi anh ta bị rối bời
tâm trí. Anh ta sợ sự loạn động tâm trí, nỗi buồn
và sự tiếc thương. Vì thế sẽ thật hữu ích khi thảo
luận về nguyên nhân bất hạnh. Như khoa y học
có hai nhánh độc lập, một bên để tăng sức khỏe và
bên kia tiêu trừ bệnh tật, có hai nhánh của những
ảnh hưởng tâm linh – một thứ gia tăng hạnh phúc
và thứ kia giảm đi bất hạnh. Sống công chính cần
thiết cho bình an nội tâm và hạnh phúc cũng
như đồ ăn bổ dưỡng với sức khỏe. Trong trị liệu,
đầu tiên cần chẩn đoán và sau đó tìm cách chữa
trị. Điều tương tự cũng đúng với bất hạnh. Bằng
cách loại bỏ những nghiệp sản sinh Samskar xấu,
chúng ta thoát khỏi đau khổ.

Giờ chúng ta cùng thảo luận ba loại đau khổ


một cách chi tiết. Như được đề cập từ trước, vận
rủi ảnh hưởng tới một người bằng cách tạo ra ba
loại phản ứng: (1) đau khổ tinh thần, (2) đau khổ
thể chất và (3) đau khổ do tai họa thiên nhiên.
Theo cách nói tâm linh những thứ này được biết
là “Da ivik”, “Dai hik” và “ Bhautik ”- Dukhas.

Đau khổ tinh thần (Daivik–Dukhas)

Tất cả những loại đau khổ tinh thần là kết quả


của “tội lỗi tâm trí”. Lo lắng, bồn chồn, giận dữ,
hổ thẹn, ác cảm, chia cách khỏi người thân yêu,
sợ hãi, tiếc thương,…là những dấu hiệu của công
lý tối cao cho tội lỗi của tâm trí. Tội lỗi của tâm
trí là những nghiệp có chủ tâm, cố ý của tâm trí,
được diễn ra dưới ảnh hưởng của kích thích cảm
xúc tiêu cực mạnh mẽ. Chúng ta có thể gọi tội lỗi
tâm trí là những vận hành sai lạc của tâm như
ghen tuông, lừa dối, độc ác, giận dữ, xảo trá,… làm
ô nhiễm môi trường bên trong. Những tội lỗi tâm
trí không tạo ra những tác động hiển thị ở thế
giới vật chất. Như một căn phòng đầy khói, môi
trường được tạo nên bởi những tác nhân ô nhiễm
làm ngạt thở linh hồn.

Linh hồn, là một phần của tính Thượng đế


hiển hiện bao trùm vũ trụ, vốn thanh khiết. Nó
không cho phép sự tích tụ những ý nghĩ tội lỗi
quanh nó và luôn luôn muổn đẩy những tác nhân
ô nhiễm đi bằng cách này hay khác y như cơ thể
tống khứ những đồ ăn có hại. Linh hồn vô cùng
tỉ mỉ cẩn mật về sự thanh khiết của nó. Khoảnh
khắc nó phát hiện ra những tội lỗi tâm trí làm
ô nhiễm môi trường của nó, nó cảm thấy không
thoải mái và ngay lập tức phản ứng để loại bỏ
chất gây ô nhiễm. Mặc dù tâm trí hướng ngoại
hầu như không biết, cái tâm hướng nội luôn luôn
tìm kiếm cơ hội để vứt bỏ gánh nặng này. Bằng
cách nào đó, vào lúc nào đó, từ nơi nào đó, nó
gộp cả con người vào những tình huống, điều này
giúp dung hòa những samskars được tạo ra bởi
tội lỗi tâm trí.

Sự ra đi của một người thân, sự mất mát trong


kinh doanh và tài sản, sự sỉ nhục công khai, ng-
hèo đói,… cũng là những bất hạnh tinh thần.
Những tình huống này khơi nỗi đau bên trong
nổi lên bề mặt và người chịu phiền muộn khóc
lóc, được nhắc nhở về tính phù phiếm của những
ràng buộc thế gian và sự không vĩnh viễn của
những thứ vật chất. Những tình huống cực bất
hạnh đem đến nhận thức lớn hơn về nhu cầu
sống công chính. Con người được thúc đẩy lùi
lại khỏi việc tham gia vào những hành vi tội lỗi
trong tương lai và đi theo con đường công chính
trong đời. Khi tham dự đám tang, con người được
nhắc nhở bởi tính khẩn thiết của việc sống một
cuộc đời có mục đích. Khi chịu mất mát tài chính
con người tìm sự giúp đỡ của Chúa. Khi bị đánh
bại và thất bại, sự phù phiếm trong con người xẹp
đi. Khi chất gây nghiện hết tác dụng, người say
bắt đầu nói năng tỉnh táo.

Mục đích duy nhất của nỗi đau tinh thần và


làm sạch tâm trí khởi những rác thải của tác nhân
gây ô nhiễm tinh thần như ghen tị, vô ơn, ích kỉ,
độc ác, xảo trá, đạo đức giả và bản ngã. Thông
qua đau khổ, cơ chế tối cao thông minh đảm bảo
việc loại trừ những samskars được tạo nên bởi
Prarabdha Karmas (thảo luận sau). Đau đớn khổ
não đến để rửa trôi những samskars được tạo ra
bởi Prarabdha Karmas. Tội lỗi như trộm cắp, cướp,
ngoại tình, bắt cóc và bạo lực được thực hiện một
cách vật lí nhưng vì chúng là sự hiển lộ ra ngoài
của kích thích tâm trí, những hành động này
được xếp vào loại tội lỗi tâm trí.

Những đau khổ thể xác (Daihik Dukhas)

Nguyên nhân của khuyết tật bẩm sinh và


bệnh về gen là sự sử dụng sai lạc những cơ quan
tương ứng trong đời trước. Sau khi chết, linh hồn
rời thể xác nhưng mang theo cơ thể năng lượng
(Sookchma Shareer) tới kiếp sau. Ở lần đầu thai
thành công, cơ thể mới được tạo nên bởi cơ thể
năng lượng này. Cơ thể năng lượng mang theo
những hạt giống samskars của những kiếp sống
vật lí trước đó đến lần đầu thai tiếp theo. Những
thành tố tương ứng của những cơ quan thể xác
mà bị sử dụng thiếu đạo đức trong đời trước, mất
đi sinh lực của nó trong cơ thể năng lượng và
hiển lộ như sự kém hoạt động của những cơ quan
này trong cơ thể vật lí đời tiếp. Có thể một người
quá vui hưởng khoái lạc dục tình được sinh ra
với sự bất lực bẩm sinh hay với sự thiếu hoàn hảo
của cơ quan sinh dục trong đời tiếp (hãy nhớ rằng
Hội thánh Công giáo La Mã định nghĩa sự vô độ
hưởng thụ là “sự thuyên giảm một phần của hình
phạt thế gian nhưng vẫn xứng phải chịu tội sau
ngày xá tội). Đưa ra hình phạt làm gương cho sự
hưởng lạc quá đáng theo cách này, công lý tối cao
cũng đưa ra một cơ hội hoàn hảo để phát triển
bản thân.

Khoảng thời gian ở thế gian khi những cơ


quan kém hoạt động hay không vận hành được
phục vụ cho mục đích răn đe cũng như làm tươi
mới sinh lực trong đời sống kế tiếp. Như vậy để
nói rằng bất cứ cơ quan nào của cơ thể được sử
dụng thiếu cẩn trọng để thỏa mãn giác quan thì
đang góp phần vào tội lỗi thể xác. Trong đời tiếp
theo cơ quan đó hoặc là bị khuyết hoặc bị tật bẩm
sinh. Những dị tật bẩm sinh hay bệnh là để thuyên
giảm tội lỗi (xem Xá tội – Học thuyết Công giáo La
mã). Sự nghỉ ngơi bắt buộc phục hồi sinh lực cho
cơ quan của cơ thể và làm giảm nhẹ gánh nặng
tội lỗi của tâm trí thông qua sự hối cải. Khi một
tội lỗi tinh thần kết hợp với một tội lỗi thể chất và
nó vẫn chưa được dung hòa trong kiếp sống hiện
tại bằng sự trừng phạt từ xã hội, chính phủ hay
hành động chuộc lỗi, nó sẽ được đem theo sang
kiếp sau.

Tuy nhiên, nếu tội lỗi chỉ là thể xác với rất ít
hay không dính tới tội lỗi tinh thần (có chủ tâm),
hệ thống sinh lý sẽ ngay lập tức chăm sóc cho nó.
Chẳng hạn một người nghiện và mất kiểm soát
hành vi vì dùng thuốc, ngã bệnh vì chế độ ăn thất
thường hay chết vì tiêu thụ chất độc. Đây là hình
phạt vật lí cho một tội lỗi vật lý. Cơ thể làm sạch
nó khỏi những tác nhân vật lí nhanh chóng và
điều này được dung hòa trong chính kiếp này.
Mặt khác, như đã đề cập, những tội trên thể xác
cũng liên quan đến kích thích tinh thần sẽ được
mang theo bởi cơ thể năng lượng để được hóa giải
trong kiếp sau.

Đau khổ từ thảm họa thiên nhiên (Bhautik


Dukhas)

Gần đây, khoa học đã bắt đầu đánh giá đúng


tác động của những hành động lệch lạc của loài
người lên những yếu tố bền vững của tự nhiên.
Sử dụng quá đà choloroflouro carbons bởi các
nước đang phát triển đang phá hoại không khí
toàn cầu bằng cách tạo ra hiệu ứng nhà kính. Phá
rừng bừa bãi ở những nơi nhất định trên thế giới
tạo ra sự mất cân bằng sinh thái toàn cầu. Những
ví dụ như thế minh họa cho việc những yếu tố cơ
bản của tự nhiên phụ thuộc tương đối với nhau
và những thay đổi ở địa phương ảnh hưởng toàn
cầu. Những quan sát sau đây đem đến sự thật
vĩnh hẳng.

Pran – sinh khí vũ trụ, là một thành tố quan


trọng của tự nhiên, hợp tạo nên tất cả động vật.
Toàn bộ loài người kết nối với nguyên tố này.
Mỗi vệt sáng sự sống trong cá nhân từng sinh
linh động vật, được biết đến như Atma theo cách
gọi tâm linh, là một phần của thứ sinh khí bao
trùm vũ trụ đó. Khoa học tâm linh nói karmas và
samskars của mọi sinh linh tương tác với nhau.
Trong bối cảnh xã hội những phản ứng này thực
sự điển hình.

Một tội phạm đem sự xấu hổ đến cho bố mẹ


anh ta và gia đình. Những người ở vế sau cũng
chịu sự sỉ nhục vì không làm tròn trách nhiệm
gây ảnh hưởng tốt đến việc dạy dỗ con thành một
công dân tốt. Trách nhiệm trong phát triển tâm
linh của đứa trẻ (nghiệp lành) gắn với ba mẹ và
những người lớn khác trong gia đình. Vì vậy, mặc
dù trong thế giới vật chất chỉ có người tội phạm
chịu hình phạt từ người thi hành luật pháp và xã
hội, linh hồn của cha mẹ và những thành viên
gia đình cũng phải chịu đựng một phần vì sự lơ
là nghĩa vụ, điều mà công lý tối cao xem là một
tội. Khi ngôi nhà hàng xóm cháy, bạn không thể
là người xem im lặng, vì sớm thôi bạn cũng sẽ trở
thành nạn nhân. Mặc dù có khả năng ngăn chặn,
một người nhìn những hành vi của trộm cướp
giết hiếp một cách thờ ơ, xã hội sẽ xem thường
người đó và luật sẽ không tha cho anh ta. Luật
công bằng tối cao cũng đi theo một quy tắc tương
tự.

Luật tối cao mong con người tuân theo những


chuẩn mực đạo đức được thử thách qua thời gian
và nỗ lực tối đa có thể để ngăn những người khác
vi phạm. Nếu vài quốc gia hay cộng đồng hay
chủng tộc không nỗ lực để ngăn chặn hay thuyết
phục những người khác khỏi làm việc sai trái, bất
chấp ở trong vị trí có thể làm được, hay không
thúc đẩy đạo đức mặc dù có phương tiện, họ cũng
sẽ phải chịu hậu quả. Những tội tập thể của không
hành động hay sự thờ ơ mời gọi sự trừng phạt tập
thể từ công lý tối cao.

Động đất, hạn hán, nạn đói, chiến tranh thế


giới là hậu quả của những tội lỗi tập thể của nhân
loại, nghiệp cho lợi ích nhóm được đề cao và an
sinh cho phần còn lại của nhân loại bị lờ đi. Ví
dụ là – sự lan tràn của AIDS, lạm dụng ma túy vả
rượu, sự ly tán gia đình, khủng bố, ô nhiễm môi
trường, tội phạm thanh thiếu niên. Những quốc
gia phát triển đang gánh chịu hậu quả cho sự thờ
ơ của họ với phúc lợi của những cư dân thiệt thòi
thấp kém không được hưởng đặc quyền đặc lợi ở
đâu đó.
CHẤP NHẬN BỊ ĐỘNG
TRƯỚC SỰ DỮ CŨNG LÀ TỘI

C húng ta thấy rằng một xã hội trù phú


với những người bóc lột mạnh bạo thì
chịu thiệt ít hơn nhiều từ thảm họa
thiên nhiên hơn là đám đông phục tùng, lép vế,
không có đặc quyền đặc lợi. Những người nông
dân nghèo phải chịu đựng mũi giùi của mưa
nhiều hay hạn hán. Công lý tối cao xem sự chịu
đựng một tội lỗi là một điều phỉ báng lớn hơn cả
việc gây ra. Có câu nói “Cha của bạo chúa là một
tên hèn.” Sự hèn nhát, nhu nhược có xu hướng
mời gọi sự đè ép và chống lại từ phía khác. Con cá
lớn luôn luôn đi săn những con cá nhỏ sợ sệt.

Luật công bằng tối cao xem sự hèn nhát, yếu


đuối và thờ ơ là những tội lỗi chết người. Không
ngạc nhiên khi những nhóm này mời gọi sự trừng
phạt hà khắc hơn. Những thảm họa tự nhiên nên
được xem như hành động bí mật của ơn trên.
Chúng được hiển lộ thường xuyên bởi Công lý vô
hình tối thượng để loại bỏ sự hư hoại khỏi xã hội.
Những thảm họa tự nhiên không phải là phút
ngẫu hứng khác thường của tự nhiên. Thay vì
thế, chúng là những phản ứng dội ngược đến từ
những hành động lệch sóng, thiếu hài hòa của tự
thân những sinh linh. Giống như quá trình tinh
lọc trong lò luyện kim. Thông qua những cảnh
báo dữ dội như thế, Chúa nhắc lại với chúng ta
hãy hành đông để xóa đi tội lỗi khỏi xã hội. Trong
chương tiếp theo chúng ta sẽ thảo luận khi nào
và như thế nào luật tối cao tưởng thưởng và phạt
những loại nghiệp lành nghiệp dữ.
BA LOẠI NGHIỆP
VÀ QUẢ BÁO KÉO THEO

G iờ chúng ta sẽ liên kết ba loại nghiệp


và quả báo đi kèm với ba loại đau khổ
của con người. Quả báo được sản sinh
bởi mỗi một loại nghiệp, được biết theo cách nói
tâm linh như – (i) Sanchit Karmas (ii) Prarabdha
Karmas and (iii) Kriyaman Karmas. Hãy nhớ rằng
Chitragupta, lương tâm con người, công minh,
trong sáng và khôn ngoan, ghi chép mỗi hành vi
thiện ác để thực thi công lý tối cao.

Sanchit Karmas (Nghiệp tâm trí không có


chủ ý)

Một cá nhân sẽ không biết một cách ý thức về


việc kết giao với bạn tốt hay xấu để lại vài dấu ấn
lên tâm thức. Nếu không được chấp nhận sẵn lòng
và có ý thức, quả báo được tạo ra trong quá trình
là mờ nhạt, ít khả năng hoạt động. Nghiệp mà
sinh ra những quả báo yếu ớt như thế là Sanchit
Karmas. Những quả báo này được lưu trữ trong
một góc của tâm thức, chôn vùi ở dạng tiềm ẩn
im lìm. Có những nghiệp được tạo ra không sẵn
lòng, lưỡng lự dưới sức ép hay trạng thái bất lực.
Nếu một người bị dồn ép thực hiện những nghiệp
như thế với sự đột ngột và không trở thành thói
quen, chúng cũng được xếp vào loại Sanchit Kar-
mas.

Hoàn toàn mờ nhạt, quả báo được sinh ra từ


Sanchit karmas có thể ở trạng thái im ngủ trong
tâm thức hàng ngàn năm qua liên tiếp sinh tử.
Những quả báo này thường không hoạt động,
nhưng nếu một kích thích phù hợp được cung
cấp cho chung bởi sự lặp lại có ý thức mạnh mẽ,
có chủ ý của một hành vi tương tự, chúng sẽ thức
dậy. Ở cùng những con ngựa khỏe mạnh, một con
ngựa què cũng bắt đầu phi nước kiệu.

Với đất tốt và lượng mưa phù hợp ngay cả hạt


giống thối rữa cũng nảy mầm. Kết nối với những
quả báo tương đồng khiến cho quả báo mờ nhạt
có thêm sức mạnh, trong khi nếu những quả báo
quá khứ liên tục giao kết với loại quả báo trái
ngược, thì những hạt giống yếu ớt sẽ bị xóa sổ
hoàn toàn. Nếu trong một thời gian dài những
quả dữ phải đối diện liên tiếp với luồng quả báo
lành dồn dập, quả lành sẽ phá hủy chúng hoàn
toàn. Sự thật là quả báo Sanchit lành hay dữ đều
trổ quả trong những môi trường thích hợp và bị
phát hủy khi phải đối mặt với bối cảnh khắc ng-
hiệt. Những cuộc hành hương và nghi lễ được đề
xuất trong thực hành tôn giáo nhằm mục đích
xóa bỏ những quả báo dữ yếu ớt được tích tụ như
Sanchit Karmas.

Prarabdha Karmas (Nghiệp được tạo ra với


gắn kết cảm xúc mạnh mẽ)

Nghiệp tâm trí được thực hiện tự nguyện, có


chủ đích dưới kích thích cảm xúc mạnh mẽ được
biết như Prarabdha Karmas. Được thúc đẩy bởi
cảm xúc cường độ mạnh, những nghiệp đó sản
sinh ra những quả báo mạnh mẽ. Phản ứng của
những hành vi bạo liệt như giết người, cướp của,
lừa dối, tình dục đam mê không đạo đức như
ngoại tình được cảm nhận mạnh mẽ bởi lương
tâm. Sự thanh sạch tâm linh nguyên thủy của nó
bị thôi thúc loại bỏ những sự ô nhiễm thái quá
này nhân cơ hội sớm nhất.

Chúng ta đã đề cập rằng lương tâm bên trong


của chúng ta quan sát liên tục mỗi nghiệp và
quyết định sự trừng phạt lớn hơn hay yếu hơn
cho mỗi sự bất thiện liên quan đến bản chất hành
động. Một sự trừng phạt thích đáng về tinh thần
cho một nghiệp bất thiện về tinh thần, tuy nhiên,
là không thể nếu không có sự giúp đỡ của những
phương tiện khác. Để đưa ra sự trừng phạt thích
đáng, lương tâm bên trong đợi một môi trường
thích hợp ở thế giới vi tế (Sukshma Lok theo cách
nói tâm linh, nơi mà hệ thống tối cao liên kết quả
báo và tạo môi trường cho công lý).

Thỉnh thoảng quá trình này dàn trải qua một


thời gian dài. Ví dụ, để chuộc tội cho một tội lỗi
tinh thần của phản bội, người phạm tội bị trừng
phạt bởi sự tiếc thương. Chitragupta đánh giá
mức độ phản bội để quyết định mức độ nỗi buồn
đau được yêu cầu để xá tội.

Để trừng phạt một kẻ giết người, hệ thống tối


cao sẽ liên kết linh hồn của tội nhân với linh hồn
của cá nhân mà, theo chính nghiệp của nó, có
khả năng đem đến mức độ nỗi đau buồn tương
tự lên tội nhân để gây ra những nỗi đau cho tội
nhân sau đó. Chẳng hạn, Chitragupta có thể dự
định sự ra đời của một đứa con trai hay gái vào
gia đình phạm nhân, đứa trẻ mới sinh được định
sẽ chết ở một độ tuổi nhỏ theo chính nghiệp quá
khứ của nó. Lương tâm bên trong của phạm nhân
sẽ chờ đợi đón nhân sự kiện sản sinh đau buồn
này khi người con ra đi do bệnh tật hay tai nạn.
Theo cách này, quả báo được chuyển sang kiếp kế
tiếp, luật tối cao tạo môi trường trừng phạt tương
đương tội lỗi gây ra.

Hiển nhiên rằng quá trình này không phải là


đơn phương. Công lý tối cao khiến cho linh hồn
của cả phạm nhân và người bị hại tương tác trong
môi trưởng bổ trợ cho nhau. Quá trình phức tạp
này thỉnh thoảng mất đến vài vòng đời sinh tử.
Chúng ta biết rằng trong thế giới này, mất thời
gian dài và sự xem xét vô số yếu tố trước khi
hai cá nhân trở thành bạn đời như chồng hay
vợ. (Câu nói phổ biến “Hôn nhân được thiết lập ở
thiên đường” gián tiếp đề cập đến sự trùng tụ của
quả báo của cô dâu chú rể. Nỗi đau chia ly của ly
dị cũng là hậu quả của những nghiệp bất thiện
trong kiếp sống quá khứ.)

Chúng ta có thể cố gắng hiểu xa hơn đường lối


của công lý tối cao bằng cách tìm hiểu một hiện
tượng tự nhiên. Một cái cây ở châu Phi tên Venus
mọc đến chiều cao ba mét. Từ những cành cây
tỏa ra những nhánh giống nhỏ như sợi chỉ mảnh.
Những nhánh này tiếp tục lớn và đung đưa trong
không khí cho đến khi chúng gặp cái cây khác và
chúng xoắn vào nhau. Thỉnh thoảng những cây
bụi này xoắn vào nhau hoàn toàn sau khi lớn vài
centimet trong khi những cây khác chỉ có thể làm
thế sau khi lớn vài mét. Đây là cách mà những
quả báo của nghiệp chín muồi để tương tác với
nhau qua thời gian.

Quả báo cho tội lỗi thể chất thể hiện ngay dưới
dạng thể chất không có nhiều trì hoãn. (Tiêu thụ
chất độc dẫn đến cái chết ngay lập tức). Những
quả báo tinh thần, mặt khác, không ngay lập tức
mà cũng không đơn phương. Chẳng hạn, nếu bởi
vì bản chất độc ác, một người giết người và bị bắt
quả tang, nhà nước sẽ ban tội chết. Mặt khác, nếu
kẻ giết người phạm tội bí mật, lương tâm sẽ không
trừng phạt hắn ngay. Nó sẽ đợi một môi trường để
tạo ra trong tâm thức một sự ác cảm với bạo lực,
khiến cho phạm nhân cảm nhận đúng mức độ
nỗi đau được cảm thấy bởi nạn nhân của anh ta.
Đó là lí do vì sao, đôi khi, kẻ ác thì hân hoan còn
người lành thì chịu đựng trong cuộc sống. Luật
tối cao mất thời gian chuẩn bị môi trường thích
hợp để thưởng phạt.
Dự đoán về tương lai là có thể không?

Thỉnh thoảng, những yogi có quyền năng thấu


thị có thể đưa ra những dự đoán chính xác về
những sự kiện tương lai. Nó không nên tạo ra tri
kiến sai lầm rằng cuộc sống đã được định trước
chặt chẽ. Đường hướng cuộc sống trong tương lai
phụ thuộc vào nghiệp quá khứ. Quyền năng thấu
thị cho người dự đoán khả năng nhìn thấy kết
quả tối hậu của Prarabdha Karmas. Trong thế giới
này, chúng ta cũng thường dự đoán những tương
lai có khả năng xảy ra dựa trên dữ liệu nghiên
cứu. Dựa vào việc tìm hiểu những chi tiết của
hành động hợp pháp, một quan tòa giàu kinh ng-
hiệm có thể nói trước kết quả phán xử. Nó không
có nghĩa là không có sự liên quan nào đến người
tố cáo, người kháng cáo, bằng chứng, luật sư và
những sự kiểm tra chéo. Nói trước sự kiện không
có nghĩa những sự kiện nhất định có thể có tương
quan đến vài Prarabha Karmas quá khứ. Thực tế,
định mệnh và nỗ lực cá nhân ((Taqdeer and Tad-
beer) là hai mặt của một đồng xu. Những nỗ lực
cá nhân (karmas) được mang tên định mệnh khi
nó ra quả.

Chúng ta có thể so sánh nghiệp hiện tại với


bất cứ quả tươi sống nào mà sẽ chín trong tương
lai như định mệnh. Định mệnh của hôm nay là
nghiệp của quá khứ. Nếu nghiệp như một con bê
non, Prarabha là tình trạng sau này trong đời như
một bò già. Từ Prarabdha thường bị hiểu lầm là
định sẵn mặc dù Prarabdha Karmas and Prarab-
dha (định mệnh) là hai tên gọi được trao cho cùng
một sự kiện – với một cách biệt thời gian ở giữa.

Chúa thì không hận thù

Những bất hạnh xảy ra trong cuộc sống theo


một trật tự nhất định và tuân theo một quá
trình được định nghĩa rõ ràng của công lý tối cao
nhưng mọi người dung hòa tính không thể tránh
khỏi của nó bằng cách tin vào thứ gọi là “Sự phẫn
nộ của Thiên Chúa.”, “Ý chí của Chúa” hay “Tình
trạng bi thảm tự nhiên của thế giới này.” Sự thật
là Chúa không tạo ra bất hạnh hay may mắn cho
bất kì ai, Ngài cũng không khao khát đặt ai trong
bất hạnh. Thế giới này cũng không toàn chuyện
bi thảm. Một con nhện bị mắc kẹt và xoắn trong
chính cái mạng nó tự dệt. Tương tự, con người
tự làm cho tâm trí mình ác độc, không kỉ luật,
bất chính và tội lỗi rồi khi tâm trí tội lỗi tạo ra
tình huống bất hạnh, anh ta khóc than đổ lỗi cho
người khác bao gồm cả Chúa. Chúng ta nên hiểu
rõ rằng những quả của Prarabdha luôn luôn được
nhận như những sự kiện bất ngờ (ví dụ cái chết
bất ngờ do tai nạn hay bệnh tật, sự sập nhà, thắng
tiền bất ngờ, bị thương do tai nạn, khuyết tật bất
ngờ hay sự dừng vận hành của một phần cơ thể.)

Chúa không cho những sinh linh khác tham


gia trực tiếp vào việc thúc ép công lý tối cao vì một
vài lí do. Một là, người thúc ép sự trừng phạt tối
cao nhân danh Chúa sẽ tạo ra sự hận thù chống
lại chính mình – vì thế bắt đầu chuỗi phản ứng
ngược giữa anh ta và người bị trừng phạt. Nó sẽ
làm tăng sự rối loạn tâm trí. Hai là, người thúc ép
sẽ phải tham gia không cần thiết vào quá trình
phức tạp của nhân quả bằng cách tạo thêm ng-
hiệp không mong muốn và hái quả của nó.

Ở đây, chúng ta một lần nữa nhắc lại những


tính chất của Sanchit Karmas và Prarabdha Kar-
mas. Trong khi Sanchit Karmas ra quả chỉ dựa
trên việc bắt gặp môi trường phù hợp hoặc bị phá
hủy trong một môi trường đối nghịch, Prarabdha
karmas trổ quả là điều chắc chắn dù có mất một
thời gian vài vòng đời. Những hành động hiện
tại được thực hiện có ý thức là Prarabha Karmas,
trong khi những xảy ra bất chợt thình lình là quả
của những Prarabdha quá khứ. Bất cứ thất bại nào
trong cuộc sống do sự biếng nhác không phải là
do Prarabdha karmas quá khứ. Không giống như
Prarabdha Karmas, Kriyaman Karmas trong cõi
vật lý (được thảo luận ngay sau đây) chắc chắn trổ
quả trong thời gian ngắn.

Kriyaman Karmas (Nghiệp của thân)

Những hành động vật lí xếp vào loại Kriyaman


Karmas. Chúng sản sinh những kết quả hiện tại.
Tiêu thụ ma túy sẽ gây ra ngộ độc. Cái chết theo
sau sự tiêu thụ chất độc. Cơ thể con người được
tạo thành bởi năm nguyên tố tự nhiên cơ bản. Sự
tương tác giữa những yếu tố tự nhiên này sản
sinh phản ứng ngay lập tức. Ngay sau khi chúng
ta chạm vào lửa, ngón tay bị cháy xém. Luật tự
nhiên điều khiển những tương tác giữa những
nguyên tố tự nhiên. Lờ đi những luật này mời gọi
sự trừng phạt lập tức bởi tự nhiên.

Khi cơ thể vật lý bắt buộc sống nhờ thực phẩm


và thói quen không tương thích với sinh lý của
nó, có một sự khó chịu ngay lập tức trong sự cân
bằng tự nhiên của cơ thể, dẫn đến bệnh và làm
yếu đi sự hoạt động hài hòa của hệ thống sinh
học. Đây là cơ chế tự nhiên cho sự chỉnh sửa. (Ăn
chay là tự nhiên với loài người, vì trái với cấu
trúc sinh lý của loài ăn thịt con người có răng
nanh nhỏ hơn và ruột lớn hơn khi so sánh với loài
ăn thịt. Ruột nhỏ hơn của loài ăn thịt không cho
phép tích tục chất độc dư thừa của chất béo động
vật quá lâu trong cơ thể. Bên cạnh đó, loài vật ăn
thịt có lưỡi dài hơn. Loài ăn chay sử dụng môi
để tiêu thụ chất lỏng). Những nghiệp vật lý được
thực hiện bởi cơ thể không có yếu tố cảm xúc đi
kèm như Sanchit và Prarabdha Karmas, chúng
trổ quả trong thời gian ngắn.
CHÀO ĐÓN KHỔ ĐAU

Đ au khổ là một hiện tượng không được


chào đón. Trải nghiệm ngay lập tức
của nó là sự cay đắng. Tuy nhiên mục
đích tối thượng của nó là hướng đến hạnh phúc
an sinh của con người. Đau khổ là một cơ chế hiệu
quả kinh ngạc được cung cấp bởi Chúa để tinh
cất những đặc tính xấu và mài giũa thêm những
giá trị tốt. Cuộc sống là một vệt tự giác đầy ơn
phước của Hiện hữu tối thượng. Người đã tự tạo
ra thế giới mà về cơ bản là phước lành này. Những
quãng nghỉ ngắn của bất hạnh trong đời đến để
tạo ra cột mốc cần thiết cho sự phát triển đi lên
của linh hồn, bằng cách nhắc lại với sinh linh về
mục tiêu đích thực của cuộc sống, thức tỉnh trước
bản chất nguyên thủy của linh hồn như một Vệt
sáng của Hiện hữu tối cao. Những sự kiện đem lại
bất hạnh trong đời thì không nhiều và ảnh hưởng
của chúng thì quá hiển nhiên. Tuy nhiên, chúng
ta nên nhớ rằng dù đau khổ có nhỏ bé cỡ nào cũng
là kết quả của việc chúng ta đã quên nguồn gốc
Thánh thiện của mình. Là một vết sáng của Hiện
hữu tối cao, linh hồn về căn bản là tràn đầy ơn
phước. Không có đau khổ nào là tự nhiên trong
cấu trúc đầy trật tự và hài hòa cơ bản của vũ trụ.

Đừng sợ những bất hạnh. Đừng nới lỏng trạng


thái cân bằng của tâm trí. Đối mặt với bất hạnh
thật mạnh mẽ. Thay vì lo lắng hay khó ở, chuẩn
bị chèo chống qua chúng. Ôm ấp những bát hạnh
như thể nó là một người bạn có trái tim ấm áp
nhưng cư xử thì dở tệ, sử dụng lời nói độc địa, chỉ
trích khó chịu. Không những thế, khi bất hạnh ra
đi, nó để lại phía sau món quà của kho báu trí tuệ
và sự minh triết. Như một người lính dũng cảm,
đối mặt với bất hạnh mạnh mẽ và nói, “Đến đây
nào bất hạnh, bạn như lũ trẻ con tôi, tôi là người
đã tạo ra bạn. Vì thế tôi chào đón bạn với vòng tay
rộng mở. Bạn là con cháu hợp pháp của tôi nên tôi
không ruồng rẫy bạn. Bạn được tự do chơi trong
sân của đời tôi. Tôi không phải người hèn nhát.
Tôi sẽ không rơi nước mắt tuyệt vọng khi gặp bạn.
Tôi chẳng đến nỗi “phá sản” về mặt đạo đức mà
phải tránh trả nợ cho chính hành vi sai lầm của
mình. Là tạo vật của Hiện hữu Tối thượng, tôi là
một Vệt sáng của Sự thật Tuyệt đối, Thiện tâm
Tuyệt đối và Phẩm cách tuyệt đối. Hãy đến đây
những sản phẩm xấu xí của nghiệp quả của tôi.
Tôi có sự dũng cảm để cho bạn ở trong cuộc đời
tôi. Tôi không cần sự giúp đỡ từ ai hết. Bạn đến để
kiểm tra xem tôi dũng cảm đến đâu phải không?
Tôi đã sẵn sàng đối mặt rồi đây.”

Những người bạn! Đừng nói lời nguyền rủa


Thánh thần. Đừng nói thế giới này tồi tệ, xấu xa,
vô luân và đầy bất hạnh. Trong thế giới được tạo
ra bởi Thượng đế, mỗi yếu tố đều là một kiệt tác.
Không có gì là tệ trong cái nhìn của tạo hóa. Nếu
bạn đổ lỗi cho những tạo tác, bạn đang chống đối
tạo hóa. Nói rằng cái bình gốm được làm dở tệ ng-
hĩa là bình luận về tay nghề người thợ gốm. Sao
bạn dám đánh giá thấp trình độ của Cha trời mẹ
đất? Khi bạn nói thế giới này đầy bất hạnh bạn
đang phán xét phẩm cách của Chúa. Trong bản
nguyên sáng tạo không có một dấu vết bất hạnh
nào. Chính sự vô minh của chúng ta là nguyên
nhân của những nghiệp xấu và bất hạnh đi kèm.
Đến đây! Chúng ta hãy làm thanh sạch con người
bên trong khỏi những điều dữ để mà chúng ta
cuối cùng cũng hoàn toàn giải thoát khỏi bất
hạnh và đạt đến ơn cứu độ.
TẠO NÊN THẾ GIỚI CỦA RIÊNG BẠN

V ũ trụ vật lý, theo một triết gia, được


tạo nên bởi những thành tố trơ, thứ
mà có thể được nhào nặn thành bất
cứ hình thù nào theo mong muốn. Người làm,
con người, có tính hoạt động, trong khi những
nguyên tố của vũ trụ thì trơ. Người tạo tác hoạt
động có khả năng sử dụng một chất trơ như cần
thiết. Một người thợ gốm có tự do lựa chọn làm bất
cứ đồ gốm nào từ đất sét thô. Một thợ kim hoàn
có thể làm bất cứ món trang trí nào từ vàng. Với
kim và chỉ, một thợ may có thể may áo sơ mi hay
quần. Thế giới vật chất bao gồm những nguyên
tố tạo nên ba loại “phản ứng về chất” trong cuộc
sống. Theo cách nói tâm linh những “thành tố tự
nhiên” này của thế giới được biết đến như Sat, Raj
và Tam. Nói rộng ra, Sat đại diện cho chất siêu
dẫn và tinh chế nhất của tinh thần; Tam đại diện
cho chất chắn sáng nhất, trì trệ và méo mó; Raj
là thứ thiếu ổn định nhất mà trong nó cả Sat và
Tam cùng tồn tại trong trạng thái mất cân bằng
liên tục. Con người được tự do lựa chọn sự kết
hợp của những thành tố giữa những thứ này với
một thứ trội hơn hai thứ còn lại.

Trong một khu vườn có mùi hôi thối cũng như


hương hoa. Giun bò len vào đất, ruồi tìm ra nơi bẩn
thỉu và ong bay thẳng đến hoa. Mọi người nhận
được thứ mà họ chọn. Dơi và cú có thể nhìn trong
đêm đen. Ong mật có thể phát hiện ra fructose
trong những bông hoa nhỏ xíu nấp trong bụi rậm
dày và rắn độc sản sinh nọc độc từ một chất hữu
cơ tự nhiên vô hại. Trong thế giới này, điều xấu
và tốt, phẩm cách và suy đồi, đạo đức và vô đạo
cùng tồn tại mọi nơi. Y như một căng tin khổng
lồ nơi khách hàng tự do lựa chọn đồ ăn chua hay
đắng hay ngọt. Những giá để hàng của siêu thị
thế giới chất đầy những mặt hàng vô giới hạn.
Khách hàng bước vào mua và mua thứ tùy khẩu
vị. Người mẹ Tạo hóa của chúng ta đã chuẩn bị
những món phù hợp với khẩu vị của tất cả.

Ideosphere (Môi trường tư tưởng cá nhân) của


một tên trộm quá tải với sự trộm cắp. Môi trường
tư tưởng này dễ dàng tương tác với môi trường tư
tưởng tương thích của những tên trộm khác. Dù
ở tù hay ngoài xã hội hay ở nhà, mọi nơi một tên
trộm sẽ thấy sự trộm cắp được bàn đến. Thành
viên trong gia đình anh ta sẽ thường nói về trộm
cắp. Một vài người sẽ ủng hộ anh ta người khác
thì phản đối. Khi một tên trộm đi ra ngoài, những
người anh ta biết sẽ để lại bình luận tốt xấu về
nghề của anh ta. Khi anh ta gặp bạn trộm, họ sẽ
chỉ nói về những mưu mẹo. Trong tù, những tên
trộm sẽ tụ họp lại với nhau và ngay lập tức nói
về chủ đề yêu thích. Bằng cách này một tên trộm
sẽ thấy cả thế giới xoay quanh trộm cắp. Anh ta
sẽ xem sự trộm cắp như thứ quan trọng nhất và
hiếm khi nghĩ về thứ gì khác. Anh ta sẽ thờ ơ với
những thứ khác trong đời. Tương tự một người
ngoại tình sẽ nhìn thấy một xu hướng ngoại tình
trong mọi người đàn ông và phụ nữ. Anh ta/Cô ta
sẽ thu thập và trình diễn những bức ảnh, tranh
vẽ và văn học đồi trụy trong nhà. Những bạn bè
và người quen có xu hướng tương tự sẽ dễ dàng
bị nhận ra. Trong tâm trí người đó tình dục trở
thành thứ quan trọng nhất trong đời. Theo cùng
cách đó những người nghiện rượu và ma túy tạo
nên thế giới của riêng mình. Tùy thuộc vào bạn
tạo nên thế giới của riêng bạn.
BẠN LÀ AI?

M ỗi cá nhân có những nhân dạng


khác nhau cho những vai trò khác
nhau trong đời. Mỗi nhân dạng phụ
thuộc vào mối quan hệ với người mà họ tương
tác. Với mẹ, người đó là cục cưng, với cha là một
đứa trẻ nghe lời, với giao viên là học sinh thông
minh và với bạn bè là một người hài hước đáng
tin cậy. Vợ nhìn người đàn ông như người chồng
yêu mến, trong khi con trai anh ta xem anh ta là
cha. Cùng một người đó đối với kẻ thù là cái gai,
với người bán hàng là khách hàng, với đầy tớ là
ông chủ; với con ngựa là người cưỡi, với con chim
bị nhốt là người đã nhốt nó. Rệp ở giường và muỗi
coi anh ta chẳng là gì ngoài nguồn thức ăn béo
bở. Nếu một người có thể hình dung những bức
tranh tâm trí khác nhau, về các nhân dạng với
một cá nhân, họ sẽ nhận ra mỗi người có nhiều
nhân dạng độc đáo không hề khớp với nhau.

Bên cạnh đó, chẳng có gì trong những hình


ảnh này xác định chính xác cả con người cá nhân
đó. Mọi người hình thành nên những ý niệm về
cá nhân theo mối quan hệ họ tương tác với nhau.
Thậm chí giải trí hơn là chính con người đó sống
bối rối trong mạng lưới đa nhân dạng của mình.
Trong suốt cuộc đời anh ta sống với nhiều định
danh bản thân. Rất nhiều suy nghĩ như “ Tôi là
một kẻ ngoại tình”, “Tôi giàu có”, “Tôi già”, “Tôi
không có gia đình”, “Tôi xấu”, “Tôi nổi tiếng”, “Tôi
bất hạnh”, “Tôi bị vây quanh bởi kẻ xấu”,…liên tục
thay đổi và nhào lộn trong môi trường tư tưởng
của anh ta. Khi những người khác tạo nên một
hình ảnh về một cá nhân theo lợi ích của chính
họ, cá nhân đó cũng xây dựng một hình ảnh méo
mó về chính mình dựa trên những quan niệm của
giác quan. Như một người nghiện anh ta tiếp tục
hoang tưởng trong vô số nhân dạng. Nếu anh ta
có thể thực sự xác định với chính con người bên
trong của mình, anh ta sẽ bất ngờ khi biết mình
đã đi xa khỏi sự thật thế nào.

Con người luôn luôn sống trong một thế giới


tạo nên bởi niềm tin và tưởng tượng của mình.
Trong giấc mơ này, con người xây lâu đài trong
không khí, những người khác đánh nhau với cối
xay gió như Đông-ki-sốt và những người khác
nữa tìm thấy niềm vui của việc ôm hôn người
thương của mình trong khi vuốt ve con chó cưng.

Bị chìm trong ảo ảnh vô minh, chúng ta đang


hoang tưởng trong thế giới tưởng tượng. Một
người nghĩ rằng anh ta đang sống trong cung
điện. Người khác vấp ngã vì nỗi sợ tưởng tượng.
Người khác mơ mộng về việc cưới cô nàng đẹp
nhất thế giới. Vài người hân hoan khoe mẽ của
cải và “vương quốc”. Thế giới này như một nhà
thương điên nơi mà chúng ta tìm thấy đủ loại tâm
thần. Mỗi người có một dạng thức độc đáo riêng.
Mỗi người xem mình là người thông minh nhất.
Hãy đi đến trại tâm thần và quan sát những ảo
mộng của trại viên lâu năm. Bạn sẽ thấy sự tương
đồng gần gũi với những kẻ nằm mơ của thế giới
này, người tự cho mình là tỉnh táo bình thường.
THẾ GIỚI CỦA BẠN – PHẢN CHIẾU
CỦA TÂM TRÍ CỦA BẠN

T rong thế giới này, chúng ta thấy mọi


người phàn nàn về nhiều loại bất hạnh
và cảm thấy ngất ngây về những dịp
lạc thú thoáng qua. Có những kẻ bi quan mãn
tính đổ lỗi cho mọi người về mọi thứ. Những câu
cảm thán như “Thế giới này rất tệ”, “Thời đại rất
tệ”, “Sự chân thành đã là điều của quá khứ”. “Tôn
giáo đã bị chôn vùi” – là những thứ thường được
nghe. Nếu ai đó có thói quen lặp lại những cụm
từ này, anh ta chỉ đang thể hiện những dấu ấn
của chính tâm trí mình và bạn có thể thừa nhận
anh ta chính là một người thiếu chân thành.

Con người đã xây dựng hình ảnh về thế giới


bất hạnh của anh ta một cách hệ thống bằng cách
tương tác với những người bi quan quanh mình.
Nếu ai đó có thói quen phàn nàn về thiếu cơ hội
việc làm, thất nghiệp lan rộng, sự thất bại của
những ngành công nghiệp tốt và sự không có sẵn
của việc tốt, hãy biết rằng môi trường tư tưởng
của anh ta đầy mây mù u ám, sự bất lực. Rồi anh
ta nhìn thấy điều này được phản chiếu khắp nơi
trong thế giới. Nếu ai đó nhìn thế giới này đầy
những kẻ đạo đức giả ích kỉ hay người tội lỗi kém
văn minh, chắc chính cá nhân anh ta cũng có dồi
dào những phẩm chất tiêu cực liên quan trong
bản thân. Thế giới này như một tấm gương lớn
kì diệu, phản chiếu trung thành môi trường tư
tưởng của bạn. Như đã được đề cập trước đây,
những yếu tố của thế giới này phân làm ba loại
tùy theo chất (Sat, Raj và Tam) trong cuộc sống.
Bất cứ thành tố nào trội hơn chủ đạo trong cá tính
của một cá nhân, nó thu hút thứ đối cực khớp với
nó từ thế giới bên ngoài.

Bất cứ nơi đâu một người nóng giận đến, anh


ta tìm thấy ai đó để cãi nhau cùng. Một người có
căm thù trong tâm trí luôn tìm ra thứ để ghét. Với
một người thiếu công bằng ai cũng có vẻ thiếu
văn mình, cư xử tệ và đáng bị trừng phạt. Bất cứ
khi nào một cá nhân tương tác với ai đó, anh ta/
cô ta nhìn thấy đối tượng đó trong cùng thứ ánh
sáng mà chính cá tính của mình cùng màu. Một
người có chuẩn mực đạo đức hiếm khi gặp một
phụ nữ suy đồi. Những học giả tìm thấy những
con đường có được thông tin đúng. Những kẻ
tìm kiếm sự thật luôn tìm thấy cơ hội thỏa mãn
cơn khát trí tuệ của mình. Những linh hồn giác
ngộ luôn sống trên trái đất này. Bất cứ nơi đâu
họ sống, môi trường xung quanh thu hút những
người công chính.

Tuy nhiên, không phải là chủ đích của chúng


ta khi chứng minh hoàn toàn không có sự dữ trên
trái đất và bất cứ thứ gì tốt hay xấu chúng ta thấy
ở đây hoàn toàn là phản ánh của chính trường
năng lượng, góc nhìn của chúng ta. Cần nhắc lại
liên tục rằng trong thế giới này, thứ tốt, trung
bình và xấu (Sat, Raj và Tam) luôn cùng tồn tại và
một người nhận được những gì họ hòa nhập mức
sóng của bản thân vào nó.
TÍNH TƯƠNG ĐỐI
CỦA ĐIỀU DỮ ĐIỀU LÀNH

S ự đánh giá tốt xấu luôn luôn tương


đối. Trên thang bậc công chính bạn sẽ
thấy những người thuộc về nấc thang
thấp hơn bạn, những người ở cùng mức với bạn
và những người ở nấc thang cao hơn nhiều của
bạn. Giả sử bạn đang học tập trong một trường
đại học. Bạn có thể thấy những người giỏi bậc cao
nhất (Satoguni) đang học ở lớp trên bạn, bạn đồng
môn của bạn là học sinh của lớp hiện tại bạn theo
học (Rajoguni) và những hậu bối học lớp thấp hơn
(Tamoguni). Tuy nhiên, như đã được đề cập từ
trước, mối quan hệ này của tình trạng đạo đức là
tương đối.

Chẳng hạn, trong so sánh với một kẻ cướp có


vũ khí thì một tên trộm có vẻ tốt lành hơn (có
nhiều tiền bối – Satogun hơn) bởi vì hắn nhân đạo
hơn. So sánh với tên trộm và kẻ cướp, người lao
động chân tay có nhiều Satogun hơn. Một nhà cải
cách xã hội sẽ có nhiều Satogun hơn một người
bình thường, và một người thầy tâm linh còn có
nhiều hơn người hoạt động xã hội. Vì vậy, trên
thang bậc tiền bối, một người thầy tâm linh đứng
ở nấc cao hơn nhiều so với tên cướp nhưng ở bậc
thấp hơn nhiều một linh hồn giác ngộ giải phóng
– người mà Sự im lặng hiện diện của họ là sự
giảng đạo tốt nhất. Nó không có nghĩa tên cướp
là linh hồn bệ rạc nhất. Hắn còn tốt hơn động vật.

Sự vượt trội của tình trạng tâm linh của một


người được đo lường bằng số người được lợi lạc
về mặt đạo đức bởi hành động của anh ta. Ở mức
thấp nhất, một người tập trung vào bản thân chỉ
hành động vì phúc lợi gia đình mình. Tên cướp
không cướp các thành viên trong gia đình hắn.
Một tên trộm không ăn cắp của bạn mình. Một
nhà hoạt động xã hội thì làm phúc lợi cho một
tầng lớp hay cộng đồng. Người thầy tâm linh làm
việc vì sự giác ngộ của toàn nhân loại. Những
linh hồn giác ngộ nhìn tất cả mọi sinh linh như
hiện thân của Chúa, dù là con người hay ác quỷ,
thực vật hay động vật. Tóm lại, trong quá trình
tiến hóa đi lên, trước khi đạt được sự tự giác, tất
cả sinh linh ở những nấc thang khác nhau của
thức tỉnh tâm thức. Mỗi người sống với sự thiếu
của điều lành này hay điều lành khác. Khi tất cả
điều không thanh sạch được loại bỏ, không gì có
thể ngăn một người đạt đến tình trạng tối thượng
của giải thoát khỏi những vòng sinh tử. Đây là
mục đích cao nhất của tồn tại.

Đong đếm lại tổng thể thì những điều lành


trên thế giới này có nhiều hơn nhiều so với điều
dữ. Không nghi ngờ gì nữa, sự vô đạo vẫn ở đó
nhưng đạo đức thì nổi trội hơn nhiều. Có nhiều
sự giác ngộ hơn vô minh trên thế giới này. Có
người xấu ở mọi nơi trên thế giới nhưng họ có
nhiều điều thiện hơn ác trong họ. Chúng ta chỉ
nên nhìn vào sự tốt lành của thế giới, tận hưởng
vẻ đẹp của điều lành và tìm cách gia tăng những
phẩm chất này.

Tự nhiên đã tạo ra cả đêm và ngày để dạy


chúng ta cách xử sự trong thế giới. Trong suốt cả
ngày khi chúng ta thức, hãy tận dụng ánh sáng để
làm việc và sống ở nơi có ánh sáng thay vì bóng
tối. Ánh sáng cho chúng ta lợi lạc để thâu nhận
hiểu biết bằng cách nhìn thấy mọi thứ. Khi màn
đêm buông xuống, chúng ta đi ngủ hay nếu được
yêu cầu làm việc, sử dụng đèn nhân tạo. Bởi vì
cấu trúc tự nhiên của mắt, con người thích sống
ở nơi có ánh sáng hơn. Ánh sáng giúp cho những
góc nhìn của ta được sáng tỏ. Trong ánh sáng ta
nhìn thấy rõ mọi vật như chúng là và xóa đi sự
vô minh về chúng. Nó thể hiện chúng ta nên lờ
đi những mặt tối của thế giới và trở nên giác ngộ
hơn bằng cách thích nhìn vào những khía cạnh
sáng sủa hơn của phẩm cách con người.

Chúng ta nên có thôi thúc tận hưởng, khu-


yến khích chỉ những đặc điểm thiện lành ở một
con người. Nó không có nghĩa là chúng ta nhắm
mắt trước những vết trầy. Nhận biết về nó nhưng
đừng gắn mình vào chúng. Có một câu chuyện
nổi tiếng về Rishi Dattatreya.

Miễn là ngài cứ tiếp tục so sánh những khía


cạnh sáng và tối của cuộc đời ngài ở trong trạng
thái rối rắm và bất hạnh. Khi ngài chỉ tập trung
vào những khía cạnh tích cực của tạo vật, ngài
nhận ra trong thế giới này mọi sinh vật đều có
tính thiêng liêng và đáng yêu. Ngài nhận ra ngài
có thể học được điều gì đó từ mỗi thứ, mỗi người.
Người ta nói rằng ngài có được sự minh triết tâm
linh từ 24 sinh linh (những người thầy). Trong số
đó là chó, mèo, thạch sùng, nhện, ruồi, quạ, kền
kền…Ngài cảm thấy không có động vật nào là xấu
xa, mỗi linh hồn đều có Vệt sáng của Hiện hữu
thiêng liêng, và mỗi sinh linh đều là một mấu
nối trong chuỗi xoắn ốc đi lên của sự tiến hóa.
Khi chúng ta khiến bản thân mở lòng chấp nhận
những điều lành, những gì chúng ta nhìn thấy
thay đổi. Những khuyết điểm được thay bằng sự
xuất sắc, sự độc ác được thay bằng tốt lành và
sự lan tràn bất hạnh được thay bằng sự dồi dào
của niềm vui. Thế giới mà chúng ta từng nghĩ là
đầy những người xấu giờ trở nên có nhiều những
người tốt bụng, khiêm hạ, khả ái.

Mỗi cá nhân đều có góc nhìn cá nhân riêng về


con người, nơi chốn, sự việc và sự vật. Do rối loạn
về góc nhìn, một người thấy thế giới tồi tệ trong
khi những người khác chỉ thấy sự tốt lành. Hãy
vứt đi những mạng lưới thiên lệch của tầm nhìn
cũ. Sử dụng con mắt thứ ba của trí tuệ để nhìn
qua ảo ảnh của thế giới cũ. Hãy để thế giới độc ác
hiện tại của bạn (Kaliyug) tự phá hủy chính nó
và chính từ đó tạo nên Kỉ nguyên vàng của riêng
bạn (Satyug) trong nội tâm bạn. Ngưng bị ảo ảnh
bởi sự tối tăm của thế giới (Tamogun) và tập trung
tầm nhìn vào ánh sáng (Satogun). Bạn sẽ thấy thế
giới biến thành thiên đường. Khi bạn thay đổi góc
nhìn, bạn sẽ thấy đứa con bất tuân của bạn biến
thành một đứa vâng lời. Những kẻ thù tệ nhất,
người vợ càm ràm và những người hàng xóm đạo
đức giả sẽ trở nên hoàn toàn khác. Thực sự, yếu
tố tiêu cực trong tính cách và hành vi của một
người thường rất nhỏ.

Sự ác cảm trong tâm trí của người quan sát


phóng đại nó lên nhiều lần. Giả sử chồng hay vợ
bạn không cư xử như kì vọng của bạn vì mối bận
tâm của họ hay vài lí do khác; khi bạn không nhận
thức được nó, bạn chắc chắn sẽ xem nó như một
sự xúc phạm và trở nên giận dữ. Với sự giận dữ,
những đặc tính bất thiện nằm im ngủ trong nội
tâm bị kích hoạt và sản sinh những hình ảnh tâm
trí tiêu cực về đối tượng. Bóng tối tạo ra một con
quái vật từ một bụi cây. Tương tự, giận dữ, nhờ
vào sự méo mó tạo ra bởi sự rối loạn bên trong,
sản sinh ra một hình ảnh gớm ghiếc bất tuân,
thiếu tôn trọng về một người khá đơn giản ngây
thơ phải nhận sự trừng phạt hà khắc vì một sai
phạm nhỏ. Mặt khác, phản ứng thiếu công bằng
này cũng làm tức giận người nhận về sự đối xử
không thích đáng. Người nhận được phản ứng
giận dữ thiếu hợp lý cũng bắt đầu nhìn thấy sự
độc địa, điên rồ, tội ác và những đặc tính tiêu cực
khác ở người khác. Lặp lại những vụ việc tầm
thường như vậy, hai con ma tưởng tượng trong
nhân cách tiếp tục lớn lên và sự đối đầu của
chúng biến hai người giản đơn ấm áp thành kỳ
phùng địch thủ.

Trong nhiều dịp, tôi đã thành công trong việc


hòa giải sự khác nhau giữa những bên đối địch
cay đắng bằng cách khiến cho họ hiểu sự vụn vặt
của vấn đề gốc, họ chỉ đang chuyện bé xé ra to.
Những tình huống như thế xuất hiện vì khoảng
cách trong giao tiếp. Với sự thấu hiểu chung, sự
chia sẻ cảm xúc và phân tích khách quan về kì
vọng của mỗi bên, hành vi và nền tảng tâm lý,
99% những mâu thuẫn có thể được hóa giải. Thực
tế những yếu tố chịu trách nhiệm cho mâu thuẫn
thưởng rất nhỏ nhặt. Chúng ta có thể so sánh sự
góp mặt của chúng như lượng muối trong đồ ăn.
Muối và tiêu bản thân chúng không ngon nhưng
một lượng nhỏ khiến cho đồ ăn ngon hơn. Những
sự nguội lạnh thi thoảng trong những mối quan
hệ thân tình phá vỡ sự đơn điệu của cuộc sống.
Với sự tin tưởng của đôi bên, chúng ta quay trở
lại mối quan hệ với sự thấu hiểu và ấm áp sâu sắc
hơn. Người ta đã thảo luận rằng khi con người
sinh ra, linh hồn đem theo nhiều sự bất toàn của
những kiếp quá khứ bao gồm cả những lần đầu
thai vào những loài tiệm cận con người.

Con người mới sinh có rất ít kĩ năng sống giữa


loài người. Nó ngủ bất cứ lúc nào trong ngày, thức
dậy ban đêm, ị đùn ra quần áo, kêu lớn và khóc
vì nhu cầu sinh học về đồ ăn nước uống, vỗ về.
Không những thế, không có gì trong những cơn
quấy khóc của đứa trẻ làm phiền người nhà hay sự
thêm vào một thành viên khiến ngôi nhà không
thể sống nổi. Ngược lại, đứa trẻ thiếu trưởng
thành và ngây thơ trở thành nguồn giải trí cho
gia đình. Những người ở bậc tiến hóa thấp hơn về
đạo đức trong xã hội nên được đối xử theo cách
đó.

Để phát triển linh hồn, là nhiệm vụ của mỗi


linh hồn giác ngộ khi làm việc vì sự tiến hóa của
những người khác, những người ở bậc thấp hơn
của phát triển linh hồn và khuyến khích họ, làm
việc để nâng đỡ họ. Sự độc ác sẽ luôn có mặt trên
thế giới. Không có lí do gì phải e sợ nó. Bất cứ ai
khao khát tự giác nên học cách đối mặt và vượt
qua những ngăn trở tạo ra bởi những người bất
thiện. Thật cần thiết khi kìm hãm cái xấu và ngăn
những đặc tính bất thiện làm ô nhiễm những giá
trị nhân đạo. Những con người nên tránh xa đồ
ngọt. Sự hiệu quả trong nghiệp của mỗi người
được biểu lộ trong việc ngăn chặn sự lan tràn của
tội lỗi trong xã hội. Một sự cẩn trọng lớn được yêu
cầu ở đây. Giống như bước đi trên mép dao lam
vậy. Thực hành bình tâm trước mọi sóng gió.

Đường hướng hành động của chúng ta nên là


gì để loại bỏ điều xấu trên thế giới? Mặt trời là
một tấm gương đáng học tập. Ánh sáng của nó
xua đi bóng tối. Sức nóng của nó tạo nên những
đám mây, mây đem xuống mưa xoa dịu sức nóng.
Khi ta ăn đồ ăn, cơn đói biến mất và khi ta đi
theo những quy luật sức khỏe, bệnh tật được loại
trừ. Để xua đi sự vô minh, cố gắng có thêm hiểu
biết. Để thế giới bớt tội lỗi, chúng ta nên nâng cao
những điều công chính. Cách đúng đắn để xóa đi
bệnh tật là giáo dục đám đông về tầm quan trọng
của vệ sinh và sức khỏe. Người bệnh cần thuốc
nhưng bệnh viện không thể cứu chữa toàn xã hội.
Bộ máy công quyền làm việc như một bệnh viện
cho những người ác – bị ốm về mặt đạo đức. Nó
chỉ có thể chịu trách nhiệm về những tình huống
bất ngờ. Luật không thể xóa đi những nguyên
nhân gốc rễ của bệnh tật xã hội.

Không thể xóa đi tội lỗi bằng bạo lực. Những


sự chống đối bạo lực chỉ kích động phản ứng
ngược mạnh hơn. Một người phẫu thuật không
hành xử như một người bán thịt. Anh ta tiêm
những mũi chính xác. Thay vì đối đầu trực tiếp,
càm ràm, thể hiện hận thù, bất lực, hãy đi theo
con đường tha thứ, cải tổ và tình yêu. Theo một
triết gia, “Một từ tình yêu tạo ra tác động lớn hơn
nhiều một cú giáng vào đầu”. Mọi người đều có ít
nhiều sự thiện lành trong bản thân. Hãy nỗ lực
xác định những điều tốt ở bạn và làm cho nó hiệu
quả hơn trong đời. Cũng tìm ra những điều tốt ở
người khác và cố gắng khuyến khích người đó
nuôi dưỡng những phẩm chất này. Đừng đấu tra-
nh trong bóng tối vô minh. Hãy khiến cho chiến
trường được rọi sáng. Đừng nản lòng vì sự lan
tràn vô đạo. Chuyển hóa nó bằng cách nâng cao
đạo đức.

Cách duy nhất xóa bỏ tội ác khỏi thế giới này


là khuyến khích sự tốt lành. Hãy loại bỏ không
khí khỏi một cái chai bằng cách cho đầy nước vào
nó. Đừng giao kết với cái ác. Tại sao bạn thích gom
rác (điều ác) chứ? Việc của bạn là sát trùng những
chỗ trầy. Tại sao bạn lột da những con vật đã chết
(tìm điểm xấu ở những người làm ác)? Hãy nắm
giữ vai trò của một giáo viên. Hãy nhớ, trong thế
giới này có nhiều người có thái độ vạch lá tìm
sâu. Có lẽ có nhiều người có xu hướng trừng phạt
những người tội lỗi hơn cần thiết.

Khi một đứa trẻ trêu chọc một đứa trẻ khác,
nhiều bạn bè của nó có thể tát vào má đứa kia.
Nhưng bao nhiêu người trên thế giới này sẵn
sàng cho đồ ăn và quần áo miễn phí cho một đứa
trẻ đang thiếu thốn? Hãy để những người ác tự
chịu hậu quả của hành vi của họ. Hãy ở vào vị trí
người mẹ, người cho đứa trẻ bú mớm từ chính
dòng máu mình, người chịu lạnh nhưng ôm con
trong lồng ngực. Như một giáo viên giàu kinh
nghiệm, chia sẻ trí tuệ bạn có giữa những người
lạc đường, vô minh và thiếu trưởng thành. Con
đường vinh quang của cải cách không dễ theo.
Mọi người có thể khiến bạn đau khổ, nhục mạ
bạn, trêu chọc bạn. Họ có thể xem bạn như có
vấn đề trí não, chống đối bạn và tạo khó khăn
trong công việc của bạn chẳng vì lí do gì cả. Hãy
quan tâm ít thôi đến những người như thế. Đừng
lệch khỏi con đường. Số lượng những người có
thói quen tìm lỗi luôn không đáng kể. Với hàng
trăm người tôn vinh công việc của bạn, số lượng
những người hạ thấp bạn rất nhỏ. Sự ác cảm của
họ sẽ đến với bạn như một biểu hiện của ơn trên.
Nó sẽ cung cấp cho bạn những cơ hội để suy xét
và sửa đổi. Nó sẽ sạc năng lượng cho bạn để tiến
nhanh hơn.

Bạn có thể đã hiểu rằng tầm quan trọng của


những người, sự kiện và đồ vật, thứ mà đến với
cuộc sống của chúng ta trong thế giới vật chất
không ngừng thay đổi này, là nhất thời và ảo ảnh.
Vì thế những vật hữu hình và mối quan hệ không
xứng đáng để theo đuổi mù quáng để giành lấy
được và dính mắc vào. Thái độ tách rời như thế sẽ
không giảm nhiệt của chúng ta trong việc thực
hiện những bổn phận. Trái lại, chỉ khi tách rời
với thế giới vật chất, chúng ta có thể chú ý đến sự
phát triển của chúng ta mà không lo lắng. Có một
tri kiến sai lầm rằng xem thế giới này tràn đầy bất
hạnh. Thế giới đầy những thứ đẹp đẽ và niềm vui.
Nếu không phải thế thì linh hồn ơn phước được
rọi sáng, tự do, không tì vết - một vệt sáng Tối
cao, đã không chọn xuống nơi này. Bất hạnh là sự
vắng mặt hạnh phúc. Bất hạnh nghĩa là lạc khỏi
đường cao tốc và lang thang vào những bụi rậm
đầy gai. Như đã nói trước, phần lớn bất hạnh, ác
cảm, đau khổ và mâu thuẫn chúng ta đối mặt là
ảo ảnh và mọi người không ác độc như chúng ta
gán cho họ. Nếu chúng ta dọn tâm trí khỏi những
định kiến và tháo lăng kính màu của ta xuống,
mọi thứ sẽ hiện ra đúng màu sắc thực.

Chiếc gương của thế giới phản chiếu hạnh


phúc cho người công chính và lạc quan, và bất
hạnh cho những người bất thiện bi quan. Miễn
là chúng ta thay đổi góc nhìn, chỉ nhìn thấy điều
công chính và chuyển hóa những điều bất thiện
với tình yêu, cả thế giới sẽ rắc những cánh hoa
tình yêu lên chúng ta. Bạn trở thành người nhận
những ơn phước không dứt từ những linh hồn
giải thoát của thế giới vô hình. Cái nóng bỏng rát
mùa hè chuyển thành ánh sáng dịu dàng của mặt
trăng tròn. Tạo vật đầy vẻ đẹp và niềm vui. Tâm
trí của bạn có thể cho bạn nếm vị của những món
ăn trong hoàng cung trong chính mẩu bánh mì
khô của bạn. Đúng là trong trải nghiệm con người
có những điều bất hạnh trên thế giới, nhưng nó
có thể được chịu đựng. Nó nhấn mạnh tầm quan
trọng của hạnh phúc. Bất cứ cái gì độc ác là để
kiểm tra độ bền và đẩy nhanh tốc độ tiến hóa.
Không có hệ thống kiểm tra, làm sao một người
phân biệt một người có học và một người mù chữ?

Tóm lại, thế giới vật chất cấu tạo từ những


chất trơ này không thể cho chúng ta lạc thú hay
đau khổ. Thế giới là tấm gương phản chiếu vẻ
đẹp hay sự xấu xí của chính tâm thức của bạn.
Khi nhà triết học gọi thế giới này là “Một trạng
thái hiện hữu trong thực tế ảo”, nó ám chỉ rằng
một người nhìn thế giới thông qua trạng thái tâm
thức của họ. Giống như nhiều người mù miêu tả
về hình dạng con voi sau khi cảm nhận chỉ một
phần con voi. Bạn có thể thay đổi thế giới của bạn
bằng cách thay đổi môi trường của bạn. Phóng
chiếu tình bằng hữu, lợi ích, tình yêu, sự thông
cảm và lạc quan và bạn sẽ nhìn thấy nó được
phản chiếu lại bạn như thế giới đầy ơn phước của
Vườn Địa đàng.
BẤT HẠNH KHÔNG LUÔN LÀ
KẾT QUẢ CỦA HÀNH ĐỘNG SAI
TRONG QUÁ KHỨ

V ới phần lớn chúng ta bất hạnh là không


được chào đón. Mọi người thường tin
rằng nó là kết quả của những tội lỗi
quá khứ và sự không vừa lòng của Thượng đế.
Tuy nhiên, góc nhìn này chỉ đúng một phần.
Đúng là một trong những lí do cho bất hạnh là
tội lỗi quá khứ nhưng tất cả những sự kiện bất
hạnh không nhất thiết có nguồn gốc từ tội lỗi quá
khứ. Điều này có vẻ mâu thuân, rằng có lúc bất
hạnh đến với chúng ta nhờ ơn Chúa và sự tích
góp công đức quá khứ. Bất hạnh có thể được cảm
thấy khi trải qua khó khăn của việc thực hiện
những hành động công chính. Khi Chúa thể hiện
sự chiếu cố của Người với một linh hồn tiến hóa
cao và ý nguyện giải phóng linh hồn đó khỏi buộc
ràng tội lỗi của chủ nghĩa vật chất, Ngài tạo ra
những tình huống đau khổ trong đời. Những sự
kiện đó kéo cá nhân ra khỏi ngục tù, nhận ra sự
phù phiếm của việc dính mắc với thế gian. Cú sốc
này được xem như Sự đánh thức từ Thiêng liêng.

Cơn nghiện của chúng ta với những buộc ràng


thế gian, cảm xúc và đam mê quá mạnh và cám
dỗ đến nỗi chúng ta không dễ dàng cai nghiện
theo lối thông thường. Có những khoảnh khắc
trí tuệ xuất hiện trong đời khi con người nghĩ
rằng cuộc sống cực kì có giá trị và phải được sử
dụng để đạt được vài mục tiêu, nhưng ngay sau
đó sự thu hút của thế giới kéo anh ta trở lại nhịp
sống tầm thường như sự tồn tại động vật thời xa
xưa. Thông qua bất hạnh, Chúa đã kéo mạnh một
người khỏi sự bùng nhùng của vô minh tự tạo.
Bất hạnh đánh thức chúng ta dậy khỏi giấc ngủ
tăm tối vô minh.

Những sự kiện đau lòng, như một tai nạn cận


tử hay bệnh nặng, sự ra đi của bạn hay người thân,
sự mất mát tài chính, sự dè bỉu, hay sự phản bội
của một người thân tín có thể xảy ra như một trị
liệu gây sốc để một người điều chỉnh lại đường
hướng của cuộc đời anh ta.

Thỉnh thoảng, những quả báo lành tích tụ từ


nghiệp quá khứ cũng sản sinh ra những sự kiện
bất hạnh. Những nghiệp lành đóng vai trò như
những tấm khiên chống lại những cám dỗ tội
lỗi, nó không cho phép những khuynh hướng tội
lỗi thống trị và tạo ra những rào chắn cứng rắn.
Nhiều lần, cam kết tội lỗi bị chặn đứng bởi một
vật cản không được nhìn thấy trước. Nếu một tên
trộm làm gãy chân trong khi đi trộm, nó nên được
xem là kết quả của những nghiệp lành quá khứ.

Những người làm việc chăm chỉ để nâng đỡ


đạo đức hay xã hội và cẩn mật đi theo đường
hướng nhiệm vụ của họ phải đối mặt với những
vấn đề, khó khăn, thiếu nguồn lực. Họ cũng phải
đối mặt với ác cảm của những người coi những
hành động này có hại với lợi ích nhóm. Bên cạnh
đó, họ bị tra tấn bởi những kẻ vô lương tâm theo
nhiều cách. Những người bước đi trên con đường
hoàng kim của công chính phải đối mặt với khó
khăn từng bước. Bất hạnh giống như lò luyện kim
của người thợ vàng, trong đó giá trị của những
điều lành quá khứ và sự chịu đựng khó khăn khi
làm điều lành được tôi luyện. Sau khi đi qua bất
hạnh, tính cách và nhân phẩm của một người
công chính trở nên sáng chói.

Vì vậy trong khi đi qua bất hạnh, đừng có ấn


tượng rằng bạn là người tội lỗi và hư hại xứng
đáng sự trừng phạt của Thiêng liêng. Có thể rằng
bất hạnh là một phước lành giấu mặt mà bạn
không thể nhìn thấy trước trong khoảnh khắc
này vì thiếu tầm nhìn rõ ràng.

Những người ngây thơ có thể được thấy đang


chịu đau khổ vì tư tưởng thiếu công bằng và sự
chèn ép từ người khác. Bất cứ ai cũng có thể trở
thành nạn nhân của sự kìm kẹp, bất công. Người
chèn ép người khác phải đối mặt với nhân quả của
chính ta theo thời gian nhưng người chịu đựng
đừng xem những thử thách này là trái đắng của
nghiệp prarabdha của anh ta.

Một học sinh phải đối mặt với nhiều khó khăn
trong học tập. Một người mẹ đau khổ khi nuôi
con. Người tu khổ hạnh, nhà cải cách xã hội và
người công chính trải qua khó khăn không thể
chịu nổi trong khi làm việc để cải tổ xã hội và sự
tiến hóa của linh hồn con người. Những khó khăn
tự nguyện như thế, sự đối đầu và vẫn đề được đối
mặt như một sự hoàn thành trách nhiệm tự trao
cho bản thân không thể bị xem như hậu quả của
những hành vi xấu trong quá khứ.

Cũng không đúng đắn khi xem mọi cá nhân


“hạnh phúc may mắn” là người công chính trong
kiếp quá khứ hay mọi người gặp khó khăn là kẻ tội
lỗi. Tư tưởng như thế sẽ không công bằng và sai
lạc. Không có lí do gì một người phải tự thương
thân hay cảm thấy tiếc thương vì những tư tưởng
sai lầm như thế. Con đường từ nghiệp đến prarab-
dha đi theo một quá trình huyền nhiệm chỉ được
biết với Tạo hóa.

Chúng ta phải giữ sự cảnh giác cẩn mật trước


những nhiệm vụ và trách nhiệm và buông xuôi
phần còn lại cho Công lý công minh của Chúa.
Chúng ta hãy đối mặt với bất hạnh và may mắn
trong đời với sự bình tâm. Chúa khiến ta chỉ chịu
trách nhiệm cho phần việc của ta như những con
người. Có nhiều lý do cho thành công, thất bại,
hạnh phúc, bất hạnh. Chỉ có Tạo hóa mới biết mục
đích của Ngài trong Trí tuệ tối cao. Còn chúng ta,
hãy dâng hiến trọn vẹn bản thân tới Thiêng liêng
để được sử dụng cho dòng chảy tự do không ngăn
trở của Ý chí thiêng liêng thông qua mình.

You might also like