You are on page 1of 9

CƠ SỞ II TRƯỜNG ĐH NGOẠI THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỘ MÔN NGHIỆP VỤ

Số: … /TB -BMNV Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019

Thông báo
Hướng dẫn về việc trình bày và thực hiện
Báo cáo thực tập giữa khóa dành cho sinh viên

Căn cứ tờ trình số 59/TTr-BMNV ngày 19 tháng 03 năm 2019 đã được Ban Giám đốc
phê duyệt, Bộ môn Nghiệp vụ hướng dẫn cách trình bày và thực hiện Báo cáo thực tập giữa
khóa dành cho sinh viên như sau:

Phần 1: HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC

1. Hình thức trình bày

1
+ BCTTGK được trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297mm), in hai mặt (2 trang trên 1 tờ
giấy A4) bằng mực đen, riêng trang đầu của mỗi phần như liệt kê ở trên (trừ phần nội dung
chính) phải bắt đầu ở trang bên phải.

+ Lề trên 2,5 cm, lề dưới 2,4 cm. Đối với trang bên phải: lề phải là 2 cm, lề trái là 3,5 cm.
Đối với trang bên trái: lề trái là 2 cm, lề phải là 3,5 cm.

+ Dùng font chữ Unicode “Times New Roman”, cỡ chữ 13, cách dòng 1,5 lines.

+ Dung lượng bài BCTTGK (được tính kể từ Lời mở đầu đến hết phần Kết luận) là từ 15
đến 25 trang.

+ Số thứ tự của trang đặt ở chính giữa, phía trên đầu trang giấy và bắt đầu đánh số trang
từ Lời mở đầu đến hết phần Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.

+ Các tiểu mục của bài được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm
bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 3.1.2.1. chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2,

2
mục 1, chương 3).
+ Viết tắt: Không lạm dụng việc viết tắt trong đề tài. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc
thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh
đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đề tài. Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt
thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu của công trình.

2. Cách sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo

2.1. Tài liệu xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước:

+ Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự
thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
+ Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
+ Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành.
+ Riêng đối với các tài liệu tham khảo thu thập từ các trang Web, phải đầy đủ các thông
tin về tài liệu như: địa chỉ trang Web, ngày tháng truy cập, tên bài, địa chỉ đường link... Danh
sách các trang web được đưa xuống phần cuối của danh mục tài liệu tham khảo.

2.2. Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự sau: Tên tác giả hoặc

3
cơ quan ban hành, Năm xuất bản, Tên tài liệu tham khảo (in nghiêng), Nhà xuất bản/ Tên tạp
chí, Nơi xuất bản (nếu có), Số (nếu có), trang ....- trang...

+ Đối với tài liệu tham khảo là Sách: Trịnh Thị Thu Hương, 2011, Giáo trình Vận tải và
bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
+ Đối với tài liệu tham khảo là bài báo trên tạp chí: Nguyễn Văn A, 2011, Bàn về chính
sách cạnh tranh, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số.....tháng..../2011, tr.55-60.
+ Nếu một tác giả có nhiều tài liệu cùng xuất bản trong một năm thì sẽ đặt thứ tự A, B, C
vào sau năm xuất bản
Ví dụ:
1. Trịnh Thị Thu Hương, 2011 A, Giáo trình Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, NXB
Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

2. Trịnh Thị Thu Hương, 2011 B, ..............


3. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo

- Việc trích dẫn các tài liệu để làm luận cứ, luận chứng cho đề tài đòi hỏi phải chính xác, ghi
rõ nguồn gốc, xuất xứ của tài liệu. Nghiêm cấm việc sao chép.
- Cách trích dẫn tài liệu tham khảo được thực hiện theo hình thức ghi tên tác giả và năm xuất
bản ngay sau nội dung đã tham khảo.
Ví dụ: “Vận tải đường biển là việc chuyên chở hàng hoá hay hành khách trong nước hoặc

4
giữa nước này với nước khác bằng đường biển” (Trịnh Thị Thu Hương, 2011, tr.34).
Lưu ý: Cách trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo dựa trên hệ thống trích nguồn của ĐH
Harvard. Sinh viên có thể tham khảo chi tiết tại địa chỉ:
http://libweb.anglia.ac.uk/referencing/harvard.htm
4. Bảng biểu, đồ thị, hình, sơ đồ
4.1. Bảng biểu, hình, đồ thị, sơ đồ... phải đánh số theo từng loại và bao gồm luôn cả thứ tự
của chương.
Ví dụ: Hình 1.1, Hình 1.2,... (Trong đó số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương 1, số 1, 2,... tiếp
theo là số thứ tự hình trong chương đó).
Bảng 1.1., Bảng 1.2,... (Trong đó số 1 đầu tiên là số thứ tự của chương 1, số 1, 2,...tiếp theo
là số thứ tự bảng trong chương đó).
4.2. Bảng biểu, hình, đồ thị…phải có tên, đơn vị tính, nguồn (tên, đơn vị tính ở phía trên,
nguồn ở phía dưới bảng biểu, hình, đồ thị...).
4.3. Số phải được phân cách hàng nghìn bằng dấu chấm và phân cách dấu thập phân bằng dấu
phẩy.
Ví dụ: 1.025.845,26
4.4. Không để bảng, biểu, đồ thị…bị chia cắt thành hai trang.

Phần 2: HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG CHUYÊN MÔN
1. Đề tài báo cáo thực tập giữa khóa

Mục đích chủ yếu của Báo cáo thực tập giữa khóa là kiểm tra mức độ am hiểu, nắm bắt
của sinh viên đối với tình hình kinh doanh hoặc quy trình nghiệp vụ tại doanh nghiệp ở 1

5
mảng kiến thức chuyên ngành. Đề tài BCTTGK phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo, cụ
thể: vấn đề nghiên cứu có yếu tố quốc tế hoặc thuộc một học phần trong khối kiến thức của
chương trình đào tạo.

2. Kết cấu của Báo cáo thực tập giữa khóa


Kết cấu thông thường của Báo cáo thực tập giữa khóa gồm 3 chương.
BÌA CHÍNH (giấy bìa cứng, không mùi)
BÌA PHỤ (giấy thường, nội dung tương tự như bìa chính)
Bao gồm các nội dung chính như sau:
Họ và tên sinh viên
Tên đề tài
Tên người hướng dẫn khoa học
Thời gian thực tập
NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC (chỉ lấy đến mục 03 chữ số và ghi rõ số thứ tự trang)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
GỢI Ý ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Thông tin chung về đơn vị thực tập
1.2. Tóm tắt quá trình thực tập
Chương 2: TÌNH HÌNH/NGHIỆP VỤ/CÔNG TÁC … TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1. Mô tả tình hình/Phân tích nghiệp vụ …

6
2.2. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu/thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập
hoặc có thể so sánh những điểm giống và khác so với lý thuyết

Chương 3: NHẬN ĐỊNH VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ


3.1. Bài học cho bản thân (về chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng mềm, về định hướng
nghề nghiệp…)
3.2. Một số đề xuất, góp ý cho đơn vị thực tập

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
Sinh viên có thể đính kèm nhật ký thực tập, các hình ảnh ghi lại quá trình thực tập tại đơn vị,
các tài liệu, chứng từ liên quan đến đề tài.
Phần 3: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ ĐẠO ĐỨC KHOA HỌC KHI VIẾT BCTTGK
1. Trung thực về dữ liệu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
1.1. Trình bày rõ ràng và trung thực mục đích thu thập dữ liệu đối với người cung cấp dữ liệu
hoặc người được khảo sát.
1.2. Tôn trọng và bảo mật các thông tin cá nhân của người được khảo sát nếu cần thiết và có
yêu cầu từ người được khảo sát.
1.3. Trực tiếp thực hiện thu thập dữ liệu hoặc thông qua bên trung gian một cách trung thực
và phù hợp với các tập quán, thông lệ trong nghiên cứu khoa học; tuyệt đối không có bất kỳ
hành vi nào tác động vào dữ liệu hoặc ngụy tạo dữ liệu nghiên cứu để làm sai biệt dữ liệu
theo ý muốn chủ quan dẫn đến sai lệch kết quả nghiên cứu so với kết quả thực tế dữ liệu thu

7
được.
1.4. Đính chính ngay khi phát hiện được sai sót khách quan hoặc chủ quan xảy ra trong quá
trình thu thập, xử lý dữ liệu nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu.
1.5. Trình bày trung thực, rõ ràng kết quả nghiên cứu dựa trên các kỹ thuật xử dữ liệu nghiên
cứu phù hợp với các tập quán, thông lệ trong nghiên cứu khoa học; tuyệt đối không che giấu,
ngụy tạo kết quả nghiên cứu theo ý muốn chủ quan.
1.6. Lưu trữ đầy đủ các minh chứng liên quan đến quá trình thu thập dữ liệu như: email, văn
bản giấy, đường link, đoạn ghi âm, bảng khảo sát đã được trả lời… và các minh chứng phù
hợp khác để xuất trình ngay khi người chấm BCTTGK có yêu cầu.
1.7. Giải thích đầy đủ, rõ ràng và trung thực về các vấn đề liên quan tới dữ liệu, nội dung
BCTTGK khi người chấm chất vấn hoặc yêu cầu.
2. Không vi phạm quy định về đạo văn
2.1. Sử dụng tài liệu tham khảo nguyên bản, trực tiếp: không trích dẫn lại của bên thứ ba;
không sử dụng tài liệu tham khảo không rõ tác giả, nguồn gốc tài liệu; không trích dẫn các
nội dung được công bố bởi các trang web có mã nguồn mở.
2.2. Không sử dụng câu văn, ý tưởng của người khác như là câu văn, ý tưởng của chính bản
thân mình: các ý tưởng của người khác dù đã được diễn đạt lại cũng cần phải trích dẫn nguồn
rõ ràng; câu văn và đoạn văn được trích dẫn nguyên văn phải được đặt trong dấu ngoặc kép
“…” và ghi rõ nguồn.
2.3. Không sử dụng nội dung của các công trình khác để hình thành nên một phần nội dung
đáng kể trong BCTTGK mà thiếu đi tư duy phân tích, suy luận, phản biện…
2.4. Sử dụng “Ứng dụng phát hiện sao chép nội dung trong các văn bản tiếng Việt của Bộ
GD&ĐT” tại website: http://kiemtradaovan.ftu.edu.vn và các phương tiện kiểm tra đạo văn
khác (nếu có) để kiểm tra BCTTGK và điều chỉnh các nội dung bị phát hiện đạo văn trước

8
khi nộp chính thức.
Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh thì sinh viên phản ánh thông qua Ban
QLĐT để Nhà trường kịp thời xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình triển khai thực
tế.

P.TRƯỞNG BỘ MÔN

TS Trần Quốc Trung

You might also like