You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN QUẢN TRỊ BÁN HÀNG
TỔ CHỨC BÁN HÀNG ONLINE

Thành viên nhóm:

Nguyễn Đoàn Nhựt Băng 31201023939

Trần Lê Anh Thư 31201022796

Lâm Phúc Minh 31201022436

Nguyễn Lê Uyên Trang 31201022373

Phạm Vũ Nhật Linh 31201022384

TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 9 năm 2022


I. TỔNG QUAN Ý TƯỞNG KINH DOANH

1. Ý tưởng kinh doanh

Đất nước Việt Nam ta ngoài đất nước giàu giá trị văn hóa, truyền thống và đời
sống tinh thần thì đất nước ta còn là một nước có nền ẩm thực phong phú xuất
phát từ nhiều nơi và không ngừng đổi mới, đặc biệt là các món ăn đường phố.
Nhưng nếu không được đầu tư một cách phù hợp về nhiều mặt như truyền
thông và chất lượng,… các món ăn đường phố không thể tự mình vươn lên
được. Với khát vọng muốn nâng tầm đồ ăn vặt của Việt Nam, nhóm chúng tôi
quyết định lên kế hoạch xây dựng một mô hình hàng vặt hiện đại, trong đó
bánh tráng được nhóm chúng tôi lựa chọn làm món ăn chính để thực hiện với
chất lượng cao nhưng vẫn giữ được chất mộc mạc vốn có. Mô hình dự án này
gồm nhiều kế hoạch phối hợp, nhằm đem tới những sản phẩm chất lượng, bắt
mắt đến tay người tiêu dùng. Sau đây là một số mục tiêu cụ thể mà nhóm muốn
đem tới thông qua dự án này :

● Tạo ra những sản phẩm ăn vặt chất lượng cao, an toàn, vệ sinh.

● Nâng tầm món ăn vặt của người Việt.

● Giá cả hợp lý, phục vụ cho mọi tầng lớp.

● Xây dựng thương hiệu riêng.

● Mang món vặt của người Việt lan rộng khắp thế giới.

2. Tên gọi: CÔNG TY TNHH BÁNH TRÁNG PUMI

Dự án mong muốn mang đến người tiêu dùng những món ăn vặt với chất lượng
tuyệt vời cùng với nhiều hương vị đổi mới. Tên gọi của món ăn sẽ có phần vui
tươi, trẻ trung, phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng nhắm tới, vì thế sẽ đặt
tên là “CÔNG TY TNHH BÁNH TRÁNG PUMI”.

3. Nguồn vốn

Nguồn vốn ban đầu cho quy mô nhỏ sẽ được đóng góp từ các thành
viên trong nhóm. Huy động và kêu gọi sự giúp đỡ từ người thân, gia đình và
bạn bè khi dự án có tiến triển tốt đẹp. Vốn đầu tư ban đầu là 15 triệu đồng là
mức cơ bản để vận hành trong 1 tháng đầu, được dùng để lo các chi phí:
● Chi phí bao bì, nhãn, logo.

● Chi phí mua sản phẩm

● Chi phí vận hành, bán hàng.

● Chi phí quảng cáo, truyền thông trên Facebook.

4. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực ban đầu sẽ là 5 người.

● Quản lý dự án.

● Nhân viên kiểm soát hàng.

● Nhân viên phụ trách quảng cáo, fanpage, chốt hàng đặt online.

● Nhân viên chốt hàng đặt online.

● Nhân viên kiểm soát doanh số, kế toán, thủ quỹ

5. Sơ lược về một số giá trị của sản phẩm mà công ty sẽ cung cấp

Về sản phẩm cốt lõi mà công ty sẽ cung cấp đa dạng các loại bánh tráng khác
nhau. Bên cạnh đó, công ty sẽ xây dựng cho mình một thương hiệu vững mạnh
trên thị trường thực phẩm ăn vặt. Sản phẩm của công ty sẽ được đóng gói bao
bì thiết kế dựa trên sự mộc mạc, đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, giúp
khách hàng dễ nhận diện sản phẩm bánh tráng đặc biệt này.

Sản phẩm tới tay người tiêu dùng bằng các hình thức đơn giản và thuận tiện
nhất cho khách hàng. Công ty sẽ có hình thức bán hàng online thông qua
fanpage

6. Phân tích SWOT

SWOT

Điểm mạnh ● Trực tiếp tìm kiếm khách hàng.

● Giá cả sản phầm phù hợp mọi tầng lớp.

● Thiết kế sản phẩm bắt mắt, gây ấn tượng với khách


hàng.

● Sản phẩm phù hợp với khẩu vị của số đông.

● Nhóm có kinh nghiệm trong việc bán hàng

Điểm yếu ● Kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên còn non trẻ

● Là thương hiệu hoàn toàn mới, khó khăn trong


việc bán hàng ở giai đoạn đầu và cạnh tranh với các
thương hiệu đã có.

● Nguồn vốn giới hạn.

Cơ hội ● Nhu cầu ăn vặt của người Việt rất cao, đặc biệt là khu
vực bắt đầu dự án là TPHCM.

● TPHCM có nhiều địa điểm tập trung đông người,


dễ dàng tiếp cận khách hàng.

Thách thức ● Cạnh tranh cao, đối thủ vừa là các thương hiệu
có sản phẩm ăn vặt riêng cho mình, vừa là các hàng
rong có mặt ở khắp mọi nơi.

● Khó khăn trong tìm kiếm nhà cung cấp, hiện tại nhà
cung cấp còn là quy mô nhỏ có thể không thể đáp ứng
được số lượng lớn trong tương lai.

II. SƠ LƯỢC MỤC TIÊU VÀ THỊ TRƯỜNG KINH DOANH

1. Mục tiêu dự án

1.1. Mục tiêu ngắn hạn:

- Sau 2 tuần bắt đầu dự án, phải có 700 bịch bánh tráng được bán ra, đạt
mức doanh thu từ 20.000.000 trở lên.

- Để đạt được lợi nhuận ròng 725.000.000VND vào năm thứ hai và
2.300.000.000VND vào năm thứ ba.

- Có được 1000 khách hàng cơ sở vào cuối năm hoạt động đầu tiên.
1.2. Mục tiêu dài hạn:(5-10 năm)

- Sản phẩm của công ty sẽ được phân phối ở các hệ thống siêu thị lớn
như: Coopmart, Lottemart, Aeon mall…..

2. Tìm hiểu thị trường

- Thị trường kinh doanh online chưa bao giờ là hết sức hấp dẫn đối với
các nhà kinh doanh đặc biệt là sau khi xảy ra đại dịch COID-19. Mọi
người càng ưa chuộng việc tiện lợi và hạn chế về việc đi lại, từ đó kinh
doanh online phát triển hơn và lan rộng trên các trang thương mại điện
tử như: Facebook, Instagram,....

- Theo khảo sát Vinaresearch ,nam và nữ giới đều thích ăn vặt .Nữ giới
đa số với 68.0% còn nam giới 32.0%.Trong số đó,khoảng 90% đối
tượng được nghiên cứu ăn quà vặt ít nhất 1 lần / tuần,kể cả nam giới và
nữ giới.

- Các bạn trẻ thường chi trung bình khoảng 20.000-50.000 VND cho 1
món ăn vặt và bánh tráng cũng được kể đến trong số đó.

3. Phân tích môi trường kinh doanh ( bên trong hoặc bên ngoài)

3.1. Môi trường bên trong

3.1.1. Sức ép từ khách hàng

- Đẩy mạnh việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn được lấy từ
các nguồn cung có uy tín, luôn giữ thức ăn trong tình trạng tốt.
- Chất lượng phục vụ tốt, nhân viên trẻ và ưa nhìn, nhiệt tình chào đón
khách

- Giao hàng nhanh đáp ứng được nhu cầu của thực khách, tạo được niềm
tin và uy tín với khách hàng.

- Nhận đơn hàng online, tương tác với khách hàng tốt.

- Vị trí điểm bán tiện lợi cho khách hàng ( gần trường học, nhà trọ, khu
dân cư, khu ăn uống…

=> Các món ăn đa dạng, giá cả phù hợp với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Phải đáp ứng tốt nhu cầu của thực khách, từ đó
tạo ra sự trung thành của thực khách. Đây là cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận cho
công ty.

3.1.2. Đối thủ cạnh tranh

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong lĩnh vực ăn uống vì vô số
những hàng quán nổi tiếng lâu đời cũng như những cửa hàng chạy theo
xu hướng cạnh tranh với nhau.

- Sau khi xuất hiện trên thị trường, các món ăn của cửa hàng có thể bị đối
thủ bắt chước cả chính sách ưu đãi cho khách, giá các món cũng trở
thành nguồn tài liệu tham khảo cho đối thủ cạnh tranh.

- Một số cửa hàng ăn vặt tập trung các món “Homemade” sáng tạo,
ngon, rẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.1.3. Sức ép nhà cung cấp

- Chất lượng của hàng hóa qua từng đợt hàng sẽ khác nhau, không đảm
bảo được độ đồng nhất về chất lượng.

- Hàng hóa lấy vừa đủ và bổ sung liên tục trong vài ngày vì đảm bảo chất
lượng cho sản phẩm được tươi mới. Nhưng nhà cung cấp luôn muốn
chúng ta lấy với số lượng lớn.

- Một số nhà cung cấp không đáp ứng được lượng sản phẩm cần thiết của
cửa hàng do quy mô còn nhỏ. Để đảm bảo việc luôn có đủ hàng để bán
thì cửa hàng ăn vặt phải linh hoạt tìm kiếm nhiều nhà cung cấp cho một
sản phẩm bán ra để đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh.
- Khó can thiệp vào sản phẩm đầu vào của nhà cung cấp để tăng cường
đảm bảo chất lượng.

- Sự trung thành của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp cũng không
được đảm bảo, công ty phải luôn có phương án thay thế để tránh khủng
hoảng nguồn hàng nếu như có sự phá hoại từ các đối thủ cạnh tranh.

=> Chúng ta cần chủ động trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp khác nhau, để
tìm được nguồn hàng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.

3.2. Môi trường bên ngoài

3.2.1. Môi trường kinh tế

- Với mức thu nhập ổn định, và ngày càng tăng lên, việc khai thác
nhu cầu từ các đối tượng ở khu vực TPHCM là hoàn toàn là sự lựa
chọn đúng đắn.

3.2.2. Môi trường công nghệ

- Tỉ lệ người sử dụng smartphone tại Việt Nam gần sắp chạm ở mức 60%
và riêng ở khu vực TPHCM thì con số đó lên đến hơn 80%. Tần suất sử
dụng mạng xã hội của giới trẻ tại TPHCM là rất cao, thời gian trung
bình một người dành ra cho mạng xã hội là từ 1-2 tiếng mỗi ngày.

- Chọn hình thức quảng bá thương hiệu đồng thời đặt hàng online trên
fanpage của facebook là phương án tiết kiệm và hiệu quả mà bất kỳ
thương hiệu kinh doanh trẻ nào cũng lựa chọn. Ngoài ra thời gian gần
đây Tik Tok hot hơn bao giờ hết à đặc biệt gần đây lại có thêm chính
sách Tiktok shop nhằm hỗ trợ các nhà kinh doanh online hơn nữa. Vì
thế, ngoài hình thức sử dụng fanpage ban đầu, doanh nghiệp còn dự
tính sẽ phát triển livestream trên ứng dụng Tiktokshop, sử dụng hình
thức thanh toán online và đồng thời kết hợp với dịch vụ giao hàng
nhanh để có thể đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng một cách nhanh
chóng nhất có thế.

3.2.3. Môi trường tự nhiên

- Tại TPHCM có rất nhiều khu vực giải trí, tập trung đông người, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh ban đầu của hệ thống.
- Cấu trúc hạ tầng đường xá tốt tuy nhiên tình trạng kẹt xe vào giờ cao
điểm thường xuyên xảy ra, có thể gây ảnh hưởng đến hình thức giao
hàng của hệ thống.

- Việc tìm kiếm mặt bằng gần khu vực đông người ở TPHCM là rất khó
khăn và chi phí khá cao.

3.2.4. Môi trường pháp luật

- Trang bị đầy đủ giấy phép kinh doanh, giấy phép vệ sinh an toàn thực
phẩm và các giấy tờ chứng từ khác liên quan đến ngành hàng kinh
doanh dịch vụ ăn uống và chấp hành nghiêm các quy định trên; từ đó
làm khuôn khổ cho việc kinh doanh lành mạnh đúng pháp luật. Sự phát
triển lâu dài phụ thuộc rất lớn vào việc chấp hành pháp luật của doanh
nghiệp.

III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH

1. Chiến lược phát triển thị trường (tại sao bán sản phẩm này, kế hoạch
phát triển trong tương lai).

Chiến lược phát triển thị trường được chia thành 3 giai đoạn:

● Giai đoạn 1: Xâm nhập thị trường

● Giai đoạn 2: Mở rộng thị trường

● Giai đoạn 3: Phát triển ổn định

Giai đoạn 1:

Những bịch bánh tráng đầu tiên, tung sản phẩm ra thị trường thông qua các
kênh mạng xã hội và nền tảng thương mại điện tử:

● Facebook: Xây dựng Fanpage, kéo traffic ban đầu từ trang Facebook cá
nhân của founder và các co-founder. Xây dựng hướng content trẻ trung, bắt
trend, phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu là gen z, dân văn phòng.
Hình ảnh được đầu tư chỉnh chu từ khâu chụp ảnh đến thiết kế nhờ vào nguồn
lực có sẵn của Founder (Do Founder đã có kinh nghiệm trong lĩnh vưc truyền
thông). Tận dựng Facebook, Pumi sẽ lập một group cộng đồng nhằm chia sẻ
thông tin, bán hàng ngay tại group, tạo nền tảng cho giai đoạn 3.
● Tiktok: Cũng giống như Facebook, kênh Tiktok của Pumi cũng theo
hướng content trẻ trung, bắt trend, phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu
là gen z, dân văn phòng cùng với hình ảnh video + livestream được đầu tư
chỉnh chu. Bán theo hình thức thông qua tiktok shop.

● Lazada & Shopee: Mở gian hàng trên này tảng này, kéo traffic ban đầu
từ 2 nền tảng MXH sẵn có cùng với các mã ưu đãi ban đầu. Tính toán các chi
phí phải trả cho sàn để điều chỉnh giá và chiến lược khuyến mãi hợp lý.

Giai đoạn 2: Mở rộng thị trường

Sau khi kiểm soát được vận hành trên các nền tảng có sẵn, mở rộng kết nối
bán trên các app giao đồ ăn như Grabfood, Gojeck, Be, Baemin. Cùng với đó,
ở giai đoạn này, Pumi tiếp tục nghiên cứu phát triển sản phẩm, đa dạng hoá
danh mục sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm, mang đến cho
người yêu thích bánh tráng Việt trải nghiệm tốt nhất.

Giai đoạn 3: Phát triển ổn định

Khi tạo dựng được danh tiếng nhất định, để phát triển ổn định, ngoài việc tiếp
tục vận hàng các nền tảng bản lẻ, Pumi lên chiến lược phân phối sẻ theo 3
hình thức.

- Bán sỉ sản phẩm kèm theo tên thương hiệu Pumi để người bán hàng bán
lẻ sản phẩm của Pumi tại địa phương họ. Pumi hỗ trợ chuyển các đơn
hàng lân cận địa chỉ người lấy sỉ để hỗ trợ bán hàng, hình thức này
tương tự với hình thức nhượng quyền.

- Bán sỉ nguồn bánh tráng, hỗ trợ người bán hàng thiết kế, in ấn logo
nhằm tạo thương hiệu riêng.

- Bán sỉ cho các cửa hàng sẵn có (tạp hoá, quán nước, quán net, cửa hàng
tiện lợi,...) nhằm tăng độ phủ sóng của Pumi.

2. Nhà cung cấp đầu vào

- Liên kết với nhà cung cấp sợi bánh tráng, muối tôm ngay tại đường
Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Q.1, thành phố Hồ Chí Minh và
một số vựa bánh tráng ở Long An, Tây Ninh để hợp tác dài lâu với số
lượng lớn.
- Rau răm và tắc được nhóm lựa chọn những quả tắc và rau tươi nhất
được trồng ngay tại huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh. Các nguyên phụ
liệu khác như xoài sống, ruốc, trứng cút,... cũng sẽ thường đặt hàng
trước tại chợ đầu mối Thủ Đức để có giá rẻ, hàng ngon nhưng vẫn đảm
bảo tiêu chuẩn và chất lượng, truy suất nguồn gốc rõ ràng.

- Khâu chế biến dầu sa tế, hành phi, đậu phộng và các nước sốt đặc biệt
khác (bơ, dầu trứng,...) được tổ chức thực hiện tại gia, đảm bảo an toàn,
sạch sẽ.

- Bao bì sản phẩm và bao bì đóng gói được cung cấp bởi công ty cổ phần
Vinpack, logo do đội ngũ tự thiết kế về đặt in số lượng lớn tại tiệm
Photo Quang Vũ (23 Đào Duy Từ, P5, Q10).

3. Kế hoạch sản phẩm ( bao gồm đóng gói)

Sản phẩm được chia làm 2 loại:

- Bánh tráng đã trộn sẵn: Dành cho những ai muốn ăn ngay không cần tự
trộn, đối với loại này thì để được 2 ngày, nếu không thì bánh sẽ bị
mềm, không ngon.

- Bánh tráng chưa trộn (được bỏ kèm 4 gói gia vị: Tóp mỡ, sa tế ớt, muối
tôm, khô bò, rau răm và tắc): Khi ăn, khách hàng chỉ cần bỏ đầy đủ gia
vị vào, trộn đều lên là có thể thưởng thức ngay.

- Thêm vào đó, chúng tôi còn có cả extra tóp mỡ và khô bò cho khách có
nhu cầu

Quy cách đóng gói

- Đối với các gói gia vị: Được đựng trong túi ni-lông ép chân không,
giúp gia vị luôn tươi mới, đảm bảo an toàn vệ sinh và đẹp mắt.

- Đối với túi lớn: bánh tráng và gia vị sẽ được đựng chung trong 1 túi
lớn, đặc biệt, chúng tôi không dùng túi nilon thường, mà dùng túi zip.
Như vậy trông rất vệ sinh, bắt mắt và lịch sự.

- Bên cạnh đó, mỗi túi bánh đều có 1 logo “Bánh tráng Pumi”, có ghi rõ
fanpage, số điện thoại liên lạc và các kênh mua hàng trực tuyến.
4. Kế hoạch tiếp thị sản phẩm

❖ Truyền thông và quảng cáo:

Hoạt động truyền thông và quảng cáo được chia làm 3 giai đoạn:

● Giai đoạn mô hình chuẩn bị khai trương đi vào hoạt động

● Giai đoạn mô hình đã đi vào hoạt động

● Giai đoạn khai trương cửa hàng và đi vào hoạt động

➢ Giai đoạn 1: Thực hiện trong vòng 1 tuần trước khi chính thức bán
hàng:

- Lập trang fanpage trên Facebook, Instagram tìm kiếm lượng tương tác.
Đầu tư nhiều hình ảnh sản phẩm chất lượng và đẹp, post bài với nội
dung cuốn hút hấp dẫn khách hàng tiềm năng và chạy quảng cáo tương
tác tìm khách hàng. Admin của trang sẽ thường xuyên post bài giới
thiệu về sản phẩm, nắm bắt thời sự xu hướng, tâm lý của khách hàng
tiềm năng để có những bài post được nhiều sự quan tâm, like,
share và lượng seeding trên cộng đồng Facebook, Instagram nói riêng
và các nền tảng mạng xã hội nói chung. Fanpage “Bánh Tráng Pumi”
được coi là hình ảnh chính của công ty trên mạng xã hội với logo túi
bánh tráng biểu tượng của sản phẩm từ nhóm sáng lập Bánh Tráng
Pumi.

- Thiết kế, logo, tờ rơi, nhãn mác, namecard giới thiệu cho bạn bè người
thân, sử dụng các mối quan hệ hiện có của nhóm để tận dụng cho
quảng cáo. Nhãn mác mang thương hiệu Bánh Tráng Pumi được
đính vào từng sản phẩm Bánh Tráng để khi đến tay người tiêu dùng,
mọi người đều có thể tương tác với “nhà sản xuất” nhằm dễ dàng tiếp
cận với sản phẩm vào lần sau.

➢ Giai đoạn 2: Thực hiện khi mô hình bắt đầu hoạt động:

- Đẩy mạnh quảng cáo trên fanpage thông báo khai trương cửa hàng với
nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng.

- Đội ngũ nhân viên bán hàng di động, tập trung ở những khu vực đông
đúc giới trẻ như Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Cầu Ánh Sao, Phố Tây, các
Công Viên giải trí, các trường học, khu vui chơi,.. Đây là giai đoạn tìm
khách hàng trực tiếp, đưa sản phẩm đặc biệt đến gần với người tiêu
dùng đồng thời thu hút khách truy cập Fanpage và tương tác để có thể
được hưởng các chương trình khuyến mãi, mục đích là để giữ chân
khách hàng, duy trì doanh số.

- Triển khai chương trình khuyến mãi: check in tại Fanpage để được
hưởng ưu đãi, mua 5 sản phẩm được tặng kèm sản phẩm phụ (
mua 5 bịch bánh tráng được tặng 1 voucher giảm 30% vào lần mua
tiếp theo, mua 10 bịch bánh tráng được tặng 1 bịch kèm 1 topping
extra) ...nhằm đưa thương hiệu đến rộng rãi người tiêu dùng và phủ
sóng độ nhận diện của bánh tráng Pumi đến thị trường.

- Đăng thông tin rao vặt ở các trang web thức ăn như: foody, lozi, địa
điểm ăn uống, các group review sản phẩm trên nền tảng mạng xã hội
nhằm tạo cho khách hàng có cái nhìn chân thật và khách quan đối với
sản phẩm.

- Tạo đồng phục bắt mắt gây thu hút khi bán ở những khu vực có đông
người để khách hàng tò mò muốn trải nghiệm thử sản phẩm.

- Đăng ký trưng bày các sản phẩm tại các hội chợ cuối tuần như: Hello
weekend, hội chợ ẩm thực, gian hàng ẩm thực tại trường Đại Học,.. để
quảng bá cho sản phẩm và những trải nghiệm sản phẩm đối với phân
khúc khách hàng là học sinh, sinh viên.

➢ Giai đoạn 3: Thực hiện khi cửa hàng đã đi vào hoạt động:

- Tuần đầu tiên khai trương để kích cầu cửa hàng giảm giá 20% tất cả
các mặt hàng cho những khách hàng đặt hàng online và chụp ảnh
check in tại Fanpage.

- Đối với những khách hàng mới lần đầu đặt hàng thì nhân viên lấy
thông tin số điện thoại địa chỉ của khách hàng để hỗ trợ tích điểm.
Thông qua đó vừa có thể nắm bắt nhu cầu, sở thích của khách hàng
đồng thời có thể tạo thẻ membership đối với các khách hàng trung
thành. Vào các dịp khuyến mãi, sinh nhật hoặc cho ra sản phẩm mới,
công ty có thể nhanh chóng thông qua các phương thức liên lạc để
thông tin đến khách hàng và đưa các chương trình khuyến mãi một
cách sớm nhất.
★ Dịch vụ kèm theo giai đoạn 2 và 3:

- Một tuần đầu khai trương mô hình và cửa hàng, free ship nội quận và 1
số khu vực có thể.

- Sau tuần khai trương triển khai dịch vụ giao hàng tận nơi áp dụng cho
các quận nội thành có tính phí ship 20.000đ-30.000đ cho một đơn hàng
và sẽ miễn phí tiền vận chuyển cho khách hàng có hóa đơn trên
200.000 VND.

- Nhân viên sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng tư vấn giới
thiệu các sản phẩm hiện có.

- Đối với các hợp đồng lớn, nếu số lượng đặt hàng lớn sẽ được miễn phí
giao hàng và có giảm trừ chiết khấu thương mại.

- Tăng cường tích hợp với các App Giao hàng như: Gojek, Baemin,
Shopee Food,... nhằm gia tăng số lượng sản phẩm bán ra.

- Chạy demo sản phẩm trên kênh Tiktok và affiliate sản phẩm thông qua
Tiktokshop.

- Hợp tác với các KOC và KOL trong hoạt động pr sản phẩm đưa bánh
tráng Pumi đến gần hơn với giới trẻ và tạo sự uy tín nhất định.

- Hợp tác với các trường đại học, CLB/Đội/Nhóm với tư cách là nhà tài
trợ cho các chương trình, sự kiện nhằm tạo độ nhận diện cũng như trải
nghiệm sản phẩm đối với nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.

5. Kế hoạch phân phối

Để tạo ra kế hoạch phân phối hoàn hảo, các nhà Marketing phải biết vận
dụng rất nhiều thủ thuật cũng như kỹ năng chuyên môn tài tình vì kế hoạch
phân phối sản phẩm chính là nghệ thuật mang sản phẩm tới tay người tiêu
dùng. Với mặt hàng ăn vặt ở mức giá trung bình, ban đầu khi người tiêu
dùng chưa biết nhiều tới chất lượng và thương hiệu sản phẩm kế hoạch
phân phối sẽ theo các giai đoạn sau :

- Giai đoạn 1: Tiếp cận khách hàng

Giai đoạn này thể hiện dưới hình thức chạy quảng cáo trên các nền tảng
(Facebook, Instagram, các group Review món ăn,...); tìm kiếm các
KOL,KOC để trải nghiệm và giới thiệu sản phẩm đến các bạn trẻ có niềm
yêu thích ăn vặt, bánh tráng; tạo Fanpage, Tiktokshop và livestream bán
hàng trực tiếp và với hình thức mua hàng online hỗ trợ giao hàng tận nơi
trên toàn quốc. Ngoài ra, tạo tài khoản liên kết với các app giao đồ ăn như:
Grabfood, Shopeefood, Baemin,...

- Giai đoạn 2: Phân phối và tìm đại lý

Sau khi tiếp cận được khách hàng, có khách hàng trung thành, có doanh thu
ổn định và giới thiệu được thương hiệu tới nhiều người tiêu dùng, nhóm sẽ
tiến hành tìm kiếm các đại lý phân phối có mặt bằng cố định như cửa hàng
tiện lợi, các tiệm tạp hóa hay các quán ăn. Đảm bảo được độ phủ rộng khắp
của thương hiệu trong khu vực.

6. Kế hoạch nhân sự

- Dựa vào số nhân lực cơ bản của nhóm để triển khai dự án. Cụ thể phân
chia nhân sự như sau : Bao gồm 05 người

● Một nhân viên quản lý tài chính, đảm nhận về nguồn hàng đồng
thời làm kế toán.

● Một nhân viên quản lý phát triển sản phẩm, tăng cường tìm kiếm
đối tác, tìm kiếm đại lý và phát triển sản phẩm.

● Một nhân viên quản lý fanpage, up các bài viết hay về sản phẩm
hoặc các hoạt động thú vị, thu hút sự tương tác và thúc đẩy tăng
lượng khách hàng truy cập.

● Hai nhân viên quản lý nhận đơn hàng đặt online và đóng gói sản
phẩm.

7. Kế hoạch tài chính

7.1. Dự trù chi phí:

Khoản mục Số tiền (VND)

Vốn đầu tư ban đầu 10.000.000

Vốn dự phòng 5.000.000


Tổng cộng 15.000.000

7.2. Phân phối đại lý:

- Mỗi tháng phân phối 300 sản phẩm cho các đại lý. Ước tính giai đoạn
đầu bỏ sỉ cho 50 đại lý nhỏ lẻ tại TP.HCM.

- Chi phí chiết khấu cho mỗi sản phẩm là 20%.

7.3. Báo cáo bán hàng:

- Mỗi tháng công ty sẽ họp lại đưa ra những chiến lược kinh doanh mới
để thúc đẩy gia tăng doanh số bán hàng.

- Tổng kết lại các báo cáo kết quả hoạt động bán hàng trong tháng, đưa
ra những giải pháp tốt nhất cho các tháng tiếp theo.

- Sau mỗi tháng lập đầy đủ các bảng báo cáo thu chi, hoạt động bán hàng
hằng ngày,

- Đặt ra những doanh thu, doanh số bán hàng hàng tháng, hàng quý, hàng
năm.

7.4. Chế độ trả lương:

- Phần trăm lợi nhuận mỗi tháng thu nhập sẽ trích ra như sau:

● 70% lợi nhuận thu được sẽ chia đều cho 05 nhân viên.

● 30% lợi nhuận còn lại dùng để chi trả các khoản cần thiết và đầu tư
để phát triển thêm nền tảng online và sản phẩm.

You might also like