You are on page 1of 20

Câu 1.

Tìm câu trả lời đúng. Bản chất của chiến tranh là gì?
A. Là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực
B. Là thủ đoạn của kinh tế
C. Là thể hiện qui luật sinh học
D. Là bản chất của xã hội loài người

Câu 2.
Tìm câu trả lời sai nhất: Chức năng của quân đội?
A. Là công cụ bạo lực chủ yếu của giai cấp thống trị và Nhà nước
B. Là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội
C. Là lao động sản xuất
D. Là phượng tiện quân sự để đạt mục tiêu chính trị đối ngoại

Câu 3.
Hãy tìm câu trả lời sai. Nội dung học thuyết bảo vệ Tổ quốc XHCN?
A. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một tất yếu khách quan
B. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nghĩa vụ, trách nhiệm của toàn dân
C. Đảng Cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN
D. Là công việc riêng của lực lượng vũ trang

Câu 4.
Tìm câu trả lời đúng. Tiêu chí để phân biệt tính chất chính nghĩa và phi nghĩa của chiến tranh?
A. Mục đích của cuộc chiến tranh
B. Chủng loại vũ khí dùng trong chiến tranh
C. Hoàn cảnh tiến hành chiến tranh
D. Giai cấp tiến hành chiến tranh

Câu 5.
Hãy tìm câu trả lời đúng. Tiêu chí để nhận ra cuộc chiến tranh chính nghĩa là
A. Là cuộc chiến tranh phòng ngự
B. Là cuộc chiến tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân tộc
C. Là cuộc chiến tranh do nhân dân tiến hành trên tất cả các lĩnh vực
D. Là chiến tranh lạnh

Câu 6.
Tìm câu trả lời đúng nhất. Tiêu chí để nhận ra cuộc chiến tranh phi nghĩa là?
A. Là cuộc chiến tranh tiến công
B. Là chiến tranh lạnh
C. Là cuộc chiến tranh công nghệ cao
D. Là cuộc chiến tranh chiếm đoạt quyền lợi của nước khác

Câu 7.
Tìm câu trả lời sai. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của:
A. Nền quốc phòng toàn dân
B. Chiến tranh nhân dân
C. Lực lượng sản xuất
D. Nền an ninh nhân dân

Câu 8.
Tìm câu trả lời sai. Đặc điểm của việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ta hiện nay?
A. Là yêu cầu để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược
B. Vì sự phát triển của nền văn hóa
C. Bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
D. Đổi mới thực trạng của lực lượng vũ trang

Câu 9.
Chọn câu trả lời sai. Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân ta hiện nay?
A. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang
B. Đảm bảo lực lượng vũ trang luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu
C. Lấy xây dựng chất lượng là chính, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở
D. Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên nghiệp

Câu 10.
Tìm câu trả lời sai. Phương châm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hiện nay?
A. Xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
B. Phát triển mạnh mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu được huấn luyện và quản lý tốt, bảo
đảm khi cần thiết có thể động viên nhanh chóng theo kế hoạch.
D. Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lấy chất lượng là chính

Câu 11.
Tìm câu trả lời đúng. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
B. Tuyệt đối và trực tiếp
C. Tuyệt đối
D. Trực tiếp về mọi mặt
Câu 12.
Hãy tìm câu trả lời sai. Một số biện pháp chủ yếu thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành, địa
phương?
A. Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng.
B. Phát huy trách nhiệm quản lý Nhà nước về công tác quốc phòng của bộ, ngành, địa
phương.
C. Đẩy mạnh tuyển sinh quân sự
D. Chấp hành tốt công tác bảo đảm, chế độ chính sách thực hiện công tác quốc phòng ở
bộ, ngành, địa phương.

Câu 13.
Tìm câu trả lời sai? Trong quân sự thường dùng các loại thuốc nổ sau:
A. Thuốc nổ tô lít (TNT)
B. Thuốc nổ Hê-xô-gen
C. Thuốc nổ cháy chậm
D. Thuốc nổ C4

Câu 14.
Tìm câu trả lời đúng? Súng trung liên RPD:
A. Không bắn được liên thanh
B. Bắn được liên thanh hoặc phát một
C. Chỉ bắn được liên thanh
D. Chỉ bắn được phát một

Câu 15.
Chọn câu trả lời sai. Vì sao cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam phải mang tính toàn diện?
A. Vì là cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ, cách mạng
B. Vì kẻ địch đánh ta bằng mọi thứ, ở mọi nơi, trong mọi lúc
C. Vì kể địch đánh ta trên mọi lĩnh vực
D. Vì đây là cuộc chiến tranh công nghệ cao

Câu 16.
Tìm câu trả lời đúng nhất. Kế sách hàng đầu trong bảo vệ Tổ quốc là gì?
A. Xây dựng quân đội hùng mạnh
B. Xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh
C. Không ngừng hiện đại hóa quân đội
D. Không để xảy ra chiến tranh
Câu 17.
Tìm câu đúng nhất. Tư duy mới về kết hợp kinh tế với quốc phòng là gì?
A. Kết hợp kinh tế với quốc phòng
B. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
C. Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng
D. Kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh

Câu 18.
Tìm câu trả lời đúng. Cơ sở để nhận dạng đối tượng của cách mạng Việt Nam là những nước hay
vùng lãnh thổ có hành động nào?
A. Cản trở, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của ta
B. Kí kết song phương với ta
C. Bất đồng về quan điểm chính trị với ta
D. Phá ta về kinh tế với ta

Câu 19.
Tìm câu trả lời đúng nhất. Đặc điểm nổi bật nhất trong thủ đoạn xâm lược, phá hoại của các thế
lực thù địch hiện nay?
A. Sử dụng mọi kiểu phá hoại
B. Sự chuyển đổi nhanh chóng giữa các thủ đoạn
C. Kết hợp kinh tế với văn hóa
D. Kết hợp linh họat giữa vũ trang và phi vũ trang

Câu 20.
Tìm câu trả lời đúng. Chiến tranh nhân dân có thể chống lại các loại hình chiến tranh nào?
A. Mọi loại chiến tranh
B. Nội loạn
C. Công nghệ cao
D. Ngoại xâm

Câu 21.
Tìm câu trả lời sai. Sức mạnh của chiến tranh nhân dân phụ thuộc vào?
A. Nền kinh tế
B. Mức độ hiện đại của vũ khí
C. Tiềm lực quân sự
D. Chế độ chính trị

Câu 22.
Tìm câu trả lời đúng. Thời điểm kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh?
A. Ngay trong thời bình
B. Khi chiến tranh xảy ra
C. Khi quan hệ quốc tế căng thẳng
D. Khi tổng động viên

Câu 23.
Tìm câu trả lời đúng. Quan hệ giữa kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh?
A. Một chiều: kinh tế quyết định quốc phòng.
B. Không đồng đẳng giữa xây dựng và bảo vệ.
C. Tất yếu, biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau
D. Quốc phòng – an ninh tạo mơi trường cho phát triển kinh tế – xã hội

Câu 24.
Hãy tìm câu đúng nhất. Mục đích của giáo dục quốc phòng trong kết hợp kinh tế – xã hội với
quốc phòng – an ninh ở các trường học?
A. Biết bảo vệ Tổ quốc bằng chuyên môn được đào tạo, tại nơi làm việc, trong mọi
lúc
B. Làm cho sinh viên rèn luyện như bộ đội
C. Chuẩn bị cho sinh viên ra trường
D. Làm cho sinh viên nắm được tri thức quân sự

Câu 25.
Tìm câu trả lời đúng nhất. Biện pháp kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh trong các
trường học?
A. Trong từng ngành nghề
B. Trong từng vùng miền
C. Trong từng chương trình, dự án
D. Trong từng nội dung môn học

Câu 26.
Hãy tìm câu đúng. Bản chất của chiến tranh nhân dân là gì?
A. Kiểu tổ chức chiến tranh vô chính phủ
B. Kiểu tổ chức bảo vệ Tổ quốc của toàn dân
C. Là xã hội hóa chiến tranh
D. Là chiến tranh tự phát của nhân dân

Câu 27.
Hãy tìm câu trả lời sai. Quan điểm về chiến tranh nhân dân của Đảng ta?
A. Toàn dân đánh giặc
B. Đánh lâu dài nhưng ra sức giành thắng lợi sớm
C. Phòng ngự là chính
D. Vừa chiến đấu vừa sản xuất

Câu 28.
Tìm câu trả lời đúng. Vì sao phải tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc?
A. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc
B. Vì nước ta còn nghèo
C. Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế
D. Đòi hỏi của hiện đại hóa quân đội

Câu 29.
Tìm câu trả lời đúng. Lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân là?
A. Lực lượng vũ trang nhân dân
B. Bộ đội chủ lực
C. Lực lượng kinh tế
D. Lực lượng địa phương

Câu 30.
Chọn câu đúng nhất. Mục đích cao nhất của việc kết hợp kinh tế – xã hội với quốc phòng – an
ninh?
A. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và sự nghiệp CNH, HĐH
B. Phát huy tốt nhất mọi tiềm năng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
C. Tranh thủ sự hỗ trợ của các nước lớn cả về kinh tế và quân sự
D. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ, Đảng, chính quyền

Câu 31.
Tìm câu trả lời đúng. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong thời kỳ hoà bình, thì lực lượng
nào đóng vai trò nòng cốt cho toàn dân đánh giặc?
A. Lực lượng vũ trang.
B. Lực lượng quân sự
C. Lực lượng kinh tế.
D. Lực lượng văn hoá

Câu 32.
Tìm câu trả lời đúng nhất. Để xây dựng tốt nền quốc phòng toàn dân, cần giáo dục quốc phòng
cho những đối tượng nào?
A. Lực lượng vũ trang.
B. Thanh niên, sinh viên.
C. Học sinh phổ thông.
D. Mọi đối tượng.

Câu 33.
Tìm câu trả lời đúng nhất. Tiềm lực nào quyết định sức mạnh vật chất và kĩ thuật của nền quốc
phòng toàn dân?
A. Tiềm lực chính trị tinh thần
B. Tiềm lực khoa học công nghệ
C. Tiềm lực quân sự
D. Tiềm lực kinh tế

Câu 34.
Tìm câu trả lời đúng. Mối quan hệ của quốc phòng với kinh tế?
A. Kinh tế quyết định sức mạnh vật chất, kĩ thuật của quốc phòng
B. Có vai trò ngang nhau
C. Quốc phòng quyết định kinh tế
D. Kinh tế quyết định thắng lợi của quốc phòng

Câu 35.
Phương châm xây dựng quân đội ta được Đảng khẳng định trong các kì Đại Hội là gì?
A. Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại
B. Lập tức mua sắm vũ khí trang bị hiện đại cho quân đội
C. Xây dựng quân đội theo hướng chuyên nghiệp, nhà nghề
D. Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của quân đội

Câu 36.
Cơ sở khoa học của việc đổi mới tư duy về quốc phòng hiện nay?
A. Những biến đổi do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đem lại cả trong lý
luận và thực tiễn
B. Do địa kinh tế và địa chính trị của đất nước ta qui định
C. Do âm mưu đen tối của các thế lực thù địch
D. Do vị thế của đất nước trong thế kỉ XXI nằm ở vùng bờ rìa phía Tây Thái bình dương
Câu 37.
Từ năm 214 trước Công nguyên, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của các vua Hùng và sau đó là Thục
Phán đứng lên kháng chiến chống quân xâm lược:
A. Nhà Tần.
B. Triệu Đà
C. Nam Hán
D. Nguyên Mông

Câu 38.
Trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng nào được xưng là Vạn Thắng Vương?
A. Ngô Quyền
B. Đinh Bộ Lĩnh
C. Trần Hưng Đạo
D. Nguyễn Huệ

Câu 39.
Ai là người viết thư cầu viện vua Nam Hán mang quân sang xâm lược nước ta?
A. Dương Đình Nghệ
B. Lê Chiêu Thống
C. Kiều Công Tiễn
D. Trần Ích Tắc.

Câu 40.
Triều đại nào dời đô từ Hoa Lư về Đông Đô (Thăng Long)?
A. Nhà Lý
B. Nhà Trần
C. Nhà Lê
D. Nhà Nguyễn.

Câu 41.
Thắng Lợi của trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427 gắn liền với sự lãnh đạo của:
A. Lê Hoàn
B. Lý Thường Kiệt
C. Lê Lợi
D. Trần Hưng Đạo.

Câu 42.
Trong những vị tướng của Việt Nam, ai là người đã được nhân dân tôn kính như một vị thánh?
A. Trần Hưng Đạo.
B. Lý Thường Kiệt
C. Cao Lỗ
D. Phạm Ngũ Lão.

Câu 43.
Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã đánh tan những đội quân xâm lược nào?
A. Quân Xiêm, quân Nam Hán
B. Quân Xiêm, quân Mãn Thanh
C. Quân Mãn Thanh, quân Chămpa
D. Quân Chămpa, quân Nam Hán

Câu 44.
Vào tháng 9/1858, mở đầu cuộc xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã nổ súng tiến công vào thành
phố nào?
A. Hải Phòng
B. Sài Gòn-Gia Định
C. Đà Nẵng
D. Huế

Câu 45.
Trong phong trào kháng chiến chống Pháp, chiến công của người anh hùng nào gắn liền với 2
câu thơ:
“ Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạc Kiên Giang khiếp quỷ thần”
A. Nguyễn Tri Phương
B. Trương Công Định
C. Nguyễn Trung Trực
D. Đinh Công Tráng

Câu 46.
Trong phong trào kháng chiến chống Pháp, người anh hùng nào lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba
Đình?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Trương Công Định
C. Nguyễn Trung Trực
D. Đinh Công Tráng

Câu 47.
Vị vua nào của triều đình nhà Nguyễn đã khởi xướng phong trào Cần Vương.
A. Hàm Nghi
B. Minh Mạng
C. Thành Thái
D. Duy Tân

Câu 48.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Đề Thám lãnh đạo kéo dài trong khoảng gần:
A. 25 năm
B. 30 năm
C. 35 năm
D. 40 năm

Câu 49.
Trong giai đoạn 1930-1931 diễn ra phong trào nào?
A. Xô Viết- Nghệ Tĩnh
B. Dân chủ đòi tự do, cơm áo và hòa bình
C. Phản đế
D. Cách mạng tháng Tám

Câu 50.
Trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai, thực dân Pháp đã được nước nào giúp sức?
A. Mỹ
B. Ý
C. Anh
D. Bồ - Đào - Nha

Câu 51.
Địa danh nào sau đây không có trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
A. Him Lam
B. Bản Giày
C. Hồng Cúm
D. Mường Thanh

Câu 52.
Ai đã đề xuất chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”
trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
A. Hồ Chí Minh
B. Nguyễn Chí Thanh
C. Võ Nguyên Giáp
D. Trường Chinh

Câu 53.
Chiến lược nào sau đây quân đội Mỹ không tiến hành ở Việt Nam?
A. Chiến tranh cục bộ
B. Chiến tranh đặc biệt
C. Việt Nam hóa chiến tranh
D. Chiến tranh công nghệ cao

Câu 54.
Từ năm 1965-1968, ở Việt nam, Mỹ tiến hành chiến lược nào?
A. Chiến tranh cục bộ
B. Chiến tranh đặc biệt
C. Việt Nam hóa chiến tranh
D. Chiến tranh công nghệ cao

Câu 55.
Từ năm 1961-1965, ở Việt nam, Mỹ tiến hành chiến lược nào?
A. Chiến tranh cục bộ
B. Chiến tranh đặc biệt
C. Việt Nam hóa chiến tranh
D. Chiến tranh công nghệ cao

Câu 56.
Lực lượng nào sau đây không thuộc “ba thứ quân”?
A. Bộ đội chủ lực
B. Bộ đội địa phương
C. Dân quân du kích
D. Thanh niên xung phong

Câu 57.
Trong trận “Điện Biên Phủ trên không” một máy bay B52 của quân đội Mỹ đã rơi ở khu vực nào
của thành phố Hà Nội?
A. Láng Hạ
B. Hàng Bài
C. Khâm Thiên
D. Ngọc Hà
Câu 58.
Trận “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trong giai đoạn nào?
A. Cuối năm 1971
B. Cuối năm 1972
C. Cuối năm 1973
D. Cuối năm 1974

Câu 59.
Ai là trưởng phái đoàn đại diện cho Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam trong Hội
nghị Pari?
A. Lê Đức Thọ
B. Nguyễn Duy Trinh
C. Nguyễn Thị Minh Khai
D. Nguyễn Thị Bình

Câu 60.
Hệ thống tên lửa phòng không nào bộ đội ta đã sử dụng trong trận chiến 12 ngày đêm đánh bại
cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của quân đội Mỹ.
A. S -75
B. S -300
C. S -400
D. S -500

Câu 61.
Tại sao lại gọi B52 là “pháo đài bay”?
A. Vì nó được thiết kế dựa trên mô hình của một pháo đài
B. Vì nó có lớp vỏ cực kỳ kiên cố
C. Vì nó không thể bị đánh bại
D. Vì nó có hệ thống bảo vệ cực kỳ vững chắc

Câu 62.
Phi công nào của không quân Việt Nam đã bắn rơi chiếc B52 đầu tiên của quân đội Mỹ trong
trận “Điện Biên Phủ trên không”?
A. Vũ Đình Rạng
B. Vũ Xuân Thiều
C. Nguyễn Viết Xuân
D. Phạm Tuân

Câu 63.
Lữ đoàn tàu ngầm hiện tại của Hải quân Việt Nam có mấy chiếc tàu ngầm lớp Kilo?
A. 4 chiếc
B. 5 chiếc
C. 6 chiếc
D. 7 chiếc

Câu 64.
Chiếc tàu ngầm nào sau đây không có trong biên chế của Hải quân Việt Nam?
A. Tàu Hà Nội
B. Tàu Hải Phòng
C. Tàu Đà Nẵng
D. Tàu Huế

Câu 65.
Loại tàu nào sau đây không có trong biên chế của Hải quân Việt Nam?
A. Tàu ngầm
B. Tàu hộ vệ tên lửa
C. Tàu khu trục
D. Tàu tên lửa

Câu 66.
Chiếc tàu chiến nào sau đây không có trong biên chế của Hải quân Việt Nam?
A. Tàu Đinh Tiên Hoàng
B. Tàu Lý Thái Tổ
C. Tàu Trần Quang Khải
D. Tàu Quang Trung

Câu 67.
Lực lượng nào sau đây không có trong biên chế quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Bộ binh cơ giới
B. Lính thủy đánh bộ
C. Bộ đội hóa học
D. Tàu ngầm chiến lược
Câu 68.
Loại thuốc nổ nào sau đây có uy lực mạnh nhất?
A. Thuốc nổ Hê-xô-gen
B. Thuốc nổ C4
C. Thuốc nổ TNT
D. Thuốc nổ A-ma-ton

Câu 69.
Loại tiêm kích nào sau đây không có trong biên chế quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Su 30
B. Su 27
C. Su 50
D. F-22 Raptor

Câu 70.
Loại xe tăng nào được trang bị phổ biến trong biên chế quân đội nhân dân Việt Nam?
A. T54-T55
B. T72
C. T90
D. Amata

Câu 71.
Lĩnh vực nào quân đội nhân dân Việt Nam không tham gia trong Lực lượng gìn giữ hòa bình của
Liên Hiệp Quốc?
A. Quân y
B. Tham mưu
C. Thông tin - liên lạc
D. Chiến đấu

Câu 72.
ATGM là tên viết tắt tiếng Anh của?
A. Tên lửa đất đối hải
B. Tên lửa phòng không
C. Tên lửa chống tăng có điều khiển
D. Tên lửa hành trình bắn từ tàu ngầm

Câu 73.
Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với thanh niên là:
A. 12 tháng
B. 18 tháng
C. 20 tháng
D. 24 tháng

Câu 74.
Cấp bậc thấp nhất trong biên chế quân đội nhân dân Việt Nam?
A. Binh nhất
B. Binh nhì
C. Hạ sỹ
D. Thiếu úy

Câu 75.
Nước nào sau đây không thuộc khu vực Đông Nam Á?
A. Cam-pu-chia
B. Mi-an-ma
C. Đông Timo
D. Nê-pan

Câu 76.
Trong động tác đi đều, khi cánh tay phải đánh về phía trước, khuỷu tay gập và nâng lên, cánh tay
tạo với thân người một góc:
A. 450
B. 500
C. 600
D. 750

Câu 77.
Trong động tác đi đều, khi cánh tay trái đánh về phía sau, yêu cầu nào sau đây không đúng?
A. Tay thẳng, sát thân người
B. Hợp với thân người một góc 450
C. Có độ dừng
D. Lòng bàn tay quay xuống dưới

Câu 78.
Trong động tác NGHIÊM, yêu cầu nào sau đây không đúng?
A. Hai gót chân đặt sát vào nhau, nằm trên một đường thẳng ngang.
B. Ngực nở, bụng hơi thót lại, hai vai thăng bằng, hai tay buông thẳng
C. Năm ngón tay khép lại và cong tự nhiên
D. Đầu ngón tay cái đặt vào giữa đốt thứ hai và đốt thứ ba của ngón tay trỏ.

Câu 79.
Động tác nghỉ hai chân mở rộng bằng vai áp dụng đối với:
A. Quân nhân đứng trên tàu
B. Quân nhân không mặc quân phục
C. Quân nhân nữ
D. Quân nhân đang tập bắn súng

Câu 80.
Tốc độ khi đi đều là:
A. 105 bước/phút
B. 106 bước/phút
C. 110 bước/phút
D. 115 bước/phút

Câu 81.
Cỡ nòng của súng tiểu liên AK-47 là:
A. 5,65mm
B. 6,56mm
C. 7,62mm
D. 7,26mm

Câu 82.
Kỹ năng bắn “điểm xạ” súng tiểu liên AK-47 là mỗi lần bóp cò bắn đi:
A. 1 viên
B. 2 viên
C. 3 viên
D. 4 viên

Câu 83.
Triệu chứng nào sau đây không phải của trạng thái NGẤT
A. Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái
B. Tim có thể ngừng đập hoặc đập rất yếu, huyết áp hạ
C. Phổi có thể ngừng thở hoặc thở rất yếu
D. Nhiệt độ cơ thể tăng cao, có thể hơn 400C
Câu 84.
Triệu chứng nào sau đây không phải của SAI KHỚP?
A. Đau dữ dội, liên tục, nhất là lúc đụng vào khớp hay lúc cử động
B. Sưng nề to quanh khớp
C. Nạn nhân có thể ngừng thở, ngừng tim
D. Mất vận động hoàn toàn, không gấp, duỗi được

Câu 85.
Triệu chứng nào sau đây không phải của BONG GÂN?
A. Đau nhức nơi tổn thương
B. Sưng nề to, có thể có vết bầm tím dưới da
C. Vận động khó khăn
D. Tay chân bị biến dạng

Câu 86.
Cấp cứu người say nóng, say nắng KHÔNG ĐƯỢC:
A. Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, bóng râm
B. Cởi bỏ quần áo để thông thoáng và dễ thở
C. Lau người bằng khăn nhúng nước ấm để tránh sốc nhiệt
D. Cho uống nước đường và muối

Câu 87.
Chất nào sau đây không phải là ma túy?
A. Heroine
B. Cocaine
C. Nicotine
D. Morphine

Câu 88.
Khả năng nào khiến tàu ngầm lớp Kilo được coi như “hố đen của đại dương”?
A. Lặn sâu
B. Tạo tiếng ồn thấp
C. Hút các loại sonar
D. Hoạt động thời gian dài dưới nước

Câu 89.
Tầm bắn hiệu quả của súng AK nằm trong khoảng?
A. 200m
B. 300m
C. 400m
D. 500m

Câu 90.
Đặc điểm nào không phải là của súng tiểu liên AK?
A. Độ chính xác cao khi bắn
B. Dễ chế tạo, chi phí thấp
C. Đơn giản, dễ sử dụng
D. Ổn định, ít hỏng hóc

Câu 91.
Yết Kiêu là thuộc tướng của ai?
A. Trần Hưng Đạo
B. Lý Thường Kiệt
C. Ngô Quyền
D. Lê Hoàn

Câu 92.
Ban đầu Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có bao nhiêu chiến sĩ?
A. 32
B. 33
C. 34
D. 35

Câu 93.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng sau chiến dịch
nào?
A. Việt Bắc - Thu Đông năm 1947
B. Chiến thắng Biên giới năm 1950
C. Chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ

Câu 94.
Vị tướng nào trực tiếp chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh?
A. Nguyễn Chí Thanh
B. Võ Nguyên Giáp
C. Văn Tiến Dũng
D. Lê Đức Anh

Câu 95.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, quân đội chúng ta bao gồm mấy quân đoàn bộ binh?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 96.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta mùa Xuân 1975, chiến dịch Tây
Nguyên với trận mở màn ở:
A. Buôn Ma Thuột
B. Plây-ku
C. Kon-tum
D. Lâm Đồng

Câu 97.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng nào lấy thân mình lấp lỗ châu mai?
A. Phan Đình Giót
B. Tô Vĩnh Diện
C. Bế Văn Đàn
D. La Văn Cầu

Câu 98.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng nào lấy thân mình chèn pháo?
A. Phan Đình Giót
B. Tô Vĩnh Diện
C. Bế Văn Đàn
D. La Văn Cầu

Câu 99.
Hầm chỉ huy của Tướng Đờ cát Tơ ri trong chiến dịch Điện Biên Phủ nằm ở đâu?
A. Đồi C1
B. Đồi Độc Lập
C. Đồi Bản Kéo
D. Đồi A1

Câu 100.
Vì sao trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng
nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”?
A. Quân Pháp đã tăng cường hệ thống phòng thủ so với ban đầu
B. Quân ta đã bị lộ kế hoạch sớm
C. Quân ta chưa chuẩn bị kịp đầy đủ vũ khí, đạn dược
D. Địa hình khó khăn cho việc cơ động.

You might also like