You are on page 1of 2

CÁC LOẠI CHÔNG

- Chông được làm bằng cây tre hoặc gỗ được vót nhọn và thường được đặt thẳng
đứng trong lòng đất.
- Chông thường được cắm ở một khu vực với số lượng lớn.
- Trong những trận càn, nhiều binh sỹ Mỹ vẫn nói với nhau rằng “Đi một bước
nữa có thể là bước đi cuối cùng của đời mình!”. Bởi vì: Chúng có thể bị sụp
xuống hầm chông và hậu quả thì từ chết tới bị thương. Trên những con đường
làng êm ả của Việt Nam, hằng ngày người dân Việt Nam đi làm đồng, đi chợ,
đi bắt cá,…rất đỗi bình thường. Nhưng tới khi quân Mỹ đi càn thì con đường
ấy lại trở thành con đường xuống địa ngục. Vì nó đầy rẫy những cạm bẫy
không lường trước được.
- Đó là những hầm chông sắc nhọn được vót bằng loại tre già hay tầm vông được
cắm thật chặt xuống hố đã được đào sẵn, chỉa mũi nhọn lên trên. Ở trên được
ngụy trang bằng những cành cây, rơm rạ, hay lá cây.
- Bình thường không biết đấy là hầm chông chỉ khi nào quân địch bị rơi tọt
xuống hố đó, rồi bị chông đâm thủng bụng, xuyên qua mông, xuyên qua chân
thì mới biết là mình đã rơi vào trận địa được nhân dân ta bày sẵn. Nhân dân ta
đã sáng tạo ra rất nhiều loại chông: Chông đòn, chông hầm, chông quay, chông
bàn, chông hom,…đa số chông được làm bằng tre, có những nơi chông được
làm từ thân của cây cau già, hay làm bằng sắt. Hầm chông được bố trí ở khắp
nơi: Ở trên đường làng, ở hiên nhà, dưới gốc cây, trong vườn nhà,…có mặt ở
khắp đất nước Việt Nam. Hầm chông dễ làm, tre thì ta có sẵn ngay ngoài vườn,
từ những cụ già, những người phụ nữ, những em bé cũng tham gia vót chông
để giết giặc. Chính vì vậy, hầm chông đã góp phần vào việc đánh giặc giữ làng,
giữ nước của dân ta và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của binh lính Mỹ.
Tôi nhớ mãi một cảnh trong phim Biệt Động Sài Gòn, một toán lính Mỹ đi càn
ở Củ Chi, có một tên bị rơi xuống hầm chông đau đớn kêu cứu trong tuyệt
vọng: “Help me! Help me!” (Cứu tôi với! Cứu tôi với!). Nhưng những tên đồng
bọn của hắn dù không bị rơi xuống hầm chông nhưng cũng hoảng sợ cực độ,
quay súng bỏ chạy với sự bất lực “No…! No…! I can’t!” (Không! Không! Tôi
không thể!). Một đội quân Mỹ được trang bị vũ khí tối tân hiện đại nhưng phải
bỏ chạy trước hầm chông đơn giản của Việt Nam.1
- Chông kẹp nách - loại chông được chế tạo từ 2 thanh gỗ tròn được cắm đầy
đinh dài sắc nhọn.
- Khi lính địch dẫm phải bẫy thì sẽ bị rơi xuống hố và bị những cây đinh găm
vào cơ thể.

1 Hồ Thị Thùy Dung, Khoa LLMLN, TTHCM - Vũ khí tự chế của Việt Nam trong kháng chiến
chống Mỹ http://truongchinhtribentre.edu.vn/noi-dung/vu-khi-tu-che-cu-vie-t-nam-trong-kha-ng-chie-
n-cho-ng-my
- Hầm chông bẫy cọp: Những chiếc chông nhọn được cắm sâu dưới đáy hố. Địch
rơi vào bẫy nếu may mắn thoát chết thì cũng sẽ bị đầy đau đớn.
- Thông thường xung quanh những hầm chông này sẽ có những địa điểm bí mật,
những hỏa điểm đáng sợ của các xạ thủ du kích bắn tỉa nhằm tiêu diệt địch.
- Chông cần cối: Chông được chế tạo theo nguyên tắc đòn bẩy, trên các tấm ván
được gắn đầy những chiếc đinh sắt nhọn. Khi kẻ thù giẫm chân lên một đầu,
đầu kia sẽ bật lên và đập thẳng vào vùng ngực, đầu với những chiếc chông.
- Chông thò: Khi quân địch dẫm chân lên cái hố được ngụy trang kỹ càng bằng
lá khô, cỏ hoặc đất, chân bị thụt xuống và kéo theo cả tấm ván mỏng, những
chiếc đinh sắt từ 4 bên đâm xuyên vào đùi.
- Người bị thương sẽ không thể kéo chân ra khỏi hố nếu không đào rộng ra và lôi
cả những chiếc đinh lên.

TỔ ONG VÒ VẼ
- Tổ ong vò vẽ là loại vũ khí tự chế cực động của nhân dân ta khiến địch phải
khiếp đảm.
- Ở quê hương Bến Tre, cái nôi của phong trào Đồng Khởi. Chẳng ai mà không
biết ông Nguyễn Văn Tư (sinh năm 1933, hy sinh ngày 26/10/1964), bí danh
Thanh Ngọc, quê ở xã Tân Thành Bình nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến
Tre. Ông là một chiến sĩ du kích có kỹ năng đánh độc lập, nhỏ lẻ, với vũ khí
thô sơ như chông, mìn, bẫy lựu đạn.
- Đặc biệt, ông đã sáng tạo ra cách đánh địch bằng ong vò vẽ phối hợp với trận
địa chông, mìn, gây cho giặc nhiều tổn thất đáng kể.
- Trận địa có ong vò vẽ được ông thiết kế công phu: Ong được bắt về điểm sẽ
xây dựng trận địa từ hồi tổ còn nhỏ, đem về hàng ngày cho ong ăn thịt trâu, bò
cho tổ ong lớn nhanh.
- Bên cạnh tổ ong, ông Tư thiết kế trận địa hầm chông, mìn, cấm chông dày đặc
ở dưới các mương gần đó. Khi địch đã lọt vào “ổ” từ xa ông giật dây phá vỡ tổ
ong cho ong bay ra rượt bọn địch đánh tới tấp, khiến chúng hoảng loạn đâm
đầu chạy, không biết xung quanh mình trận địa đã bày sẵn: Thằng thì rớt xuống
hầm chông, thằng thì rơi vào điểm có cài lựu đạn nổ, thằng thì nhảy xuống
mương mong rằng thoát nạn bị ong đánh, ai dè bị chông dưới mương đâm lủng
bụng, làm bọn địch chết loạn xạ và phải dừng cuộc hành quân.
- Ở Cần Thơ, nhân dân ta bắt ong về nuôi. Hằng ngày đem áo, khăn của mình ra
treo ở gần tổ ong để cho ong quen mùi, nhân dân ta lại gần tổ ong thì không sao
nhưng khi Mỹ càn tới, ong thấy mùi lạ bèn xông ra đánh tới tấp làm bọn lính
Mỹ bị ong đốt bỏ chạy toán loạn.
- Ở nước ta, trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước có nhiều người dân, đội du kích
sáng tạo cách đánh giặc bằng ong vò vẽ rất hiệu quả. Tạo nên một sức mạnh
toàn dân đánh giặc càng làm cho phong trào giải phóng ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Ong vò vẽ được mệnh danh là “Binh chủng không quân” của chiến
tranh nhân dân.
- Ong vò vẽ cũng được huấn luyện để tham gia những trận đánh lớn.

You might also like