You are on page 1of 22

Địa đạo củ chi

II. Địa đạo Củ Chi

Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với "thù trong, giặc ngoài", nạn đói hoành
hành, khó khăn chồng chất, tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Từ đêm 19/12/1946, kháng
chiến toàn quốc bùng nổ, nhân dân cả nước ta bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ
chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong những năm đầu, lực lượng ta còn yếu nhiều mặt, trong khi quân Pháp đông,
có đầy đủ vũ khí, phương tiện chiến tranh. Nhất là trong các vùng địch hậu, lực lượng ta
ít, lại phải phân tán hoạt động bí mật.

Do vậy, để bảo toàn lực lượng để hoạt động lâu dài, ngoài việc gây dựng cơ sở
trong quần chúng nhân dân và chiến đấu trực tiếp trong lòng địch, cán bộ, du kích phải
đào hầm bí mật để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí...

Hầm bí mật thông thường Hầm đã được cải tiến, mở rộng ( địa
đạo)

Có cấu trúc một tầng đơn giản. chỉ có một Hệ thống địa đạo chạy ngoắt ngoéo trong
miệng lên xuống vừa lọt vai người và có lỗ lòng đất, từ đường “xương sống” (đường
thông hơi để thở. Khi đóng nắp miệng hầm chính) tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn
lại, kẻ thù đi trên mặt đất khó phát hiện thông với nhau, hoặc độc lập chấm dứt tùy
được căn hầm. Người cán bộ sống trong theo địa hình. Có nhiều nhánh trổ ra sông
vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có
mật, ban đêm mới lên khỏi mặt đất, đi hoạt thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến
động. Cát (Bình Dương).

Mục đích ban đầu xây dựng là dùng để trú Ban đầu từ những đường hầm cơ bản đã
ẩn, phòng thủ khi địch tấn công, lẩn trốn được xây dựng lại để phục vụ cho việc cả
địch, hoặc dùng để cất giấu những tài liệu, phòng thủ và tấn công của quân dân ta dưới
vũ khí bí mật những trận càn quét dã man của địch.s

Hầm phổ biến vẫn là đào trong lòng đất, độ dài từ 3 đến 5 mét và có nắp đậy bí mật,
có lỗ thông hơi, được ngụy trang khéo léo, người đứng trên mặt đất khó có thể phát hiện
miệng hầm ở đâu.

Bình thường những cán bộ, chiến sĩ hoạt động trong vùng địch kiểm soát, được
nhân dân che chở, đùm bọc, nhưng khi có địch phải nhanh chóng xuống hầm và đậy chặt
nắp hầm.
Tuy nhiên, hầm bí mật có bất lợi là một tầng, đơn giản.Vì vậy Khi bị địch phát
hiện, nhanh chóng bị chúng bao vây cô lập, không có lối thoát; người chiến sĩ phải chiến
đấu đơn độc cho đến khi hy sinh hoặc bị địch bắt.

Do đó, người ta nghĩ ra cách kéo dài căn hầm bí mật cho đến chỗ có thể thoát ra
khỏi vòng vây của địch tùy theo điều kiện địa hình cho phép. Lúc đó căn hầm trở thành
địa đạo.

Đường hầm không chỉ có một cửa lên xuống mà có thể có nhiều ngõ ngách gắn
nhiều nắp hầm, để nếu địch phát hiện cửa hầm này, ta có thể ra bằng lối khác mà địch
không biết được rồi rút đi hoặc quay lại bất ngờ tấn công chúng.

Mục đích ban đầu xây dựng những căn hầm bí mật thông thường là dùng để trú ẩn,
phòng thủ khi địch tấn công, lẩn trốn địch, hoặc dùng để cất giấu những tài liệu, vũ khí bí
mật.

Còn địa đạo thì ban đầu là từ những đường hầm cơ bản đã được xây dựng lại để
phục vụ cho việc cả phòng thủ và tấn công của quân dân ta dưới những trận càn quét dã
man của địch.

Từ đó, địa đạo ra đời như một sự bức xúc, một sự đòi hỏi của cuộc chiến đấu
chống quân thù, mở đầu cho một nghệ thuật quân sự độc đáo của quân và dân ta.

Nói chung, địa đạo tránh được thế cô lập của hầm bí mật và phát huy sự linh hoạt
cơ động để bảo toàn lực lượng và chủ động tiến công lại quân địch có hiệu quả.

Ta Sẽ tập trung tìm hiểu về các đường hầm đã được cải tiến, hay địa đạo

1. Cấu trúc địa đạo:


- Ban đầu, mỗi ngôi làng tại đây đều có một hầm căn cứ riêng, tuy nhiên, do nhu cầu
đi lại, vì vậy họ đã kết nối với nhau để tạo nên một hệ thống liên hoàn. Công trình
địa đạo Củ Chi hiện nay nối liền 6 xã phía Bắc của địa đạo Củ Chi. Từ công trình
này, quân sự có thể dễ dàng liên lạc, che giấu lực lượng, họp bàn những kế hoạch
cách mạng
Hình ảnh địa đạo Củ Chi – vùng đất thép anh hùng tại Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)

Từ năm 1961 – 1965, công trình này được phát triển ra thành nhiều nhánh thông với
nhau. Phía trên của công trình này còn được trang bị với rất nhiều hố đinh, hầm chuông,
bãi mìn… phục vụ cho cuộc chiến đấu của quân và dân ta.

Từ ảnh trên ta có thể thấy được là chiều cao của đường hầm chỉ đủ cho
một người đi lom khom

Trong hầm rất nóng bức, tối tăm và chật hẹp, chỉ cao hơn 1m và rộng
60cm. Có một chút ánh sáng mờ mờ mà chỉ rọi sáng khoảng vài mét của
đường hầm. Khi đi trong đường hầm này, gần như là đang đi trong bóng
tối. Vì vậy, chúng ta tự hỏi làm thế nào mà người ta có thể sống hàng
tháng trong địa đạo này.
- Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh
hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m và trong vắt.
- Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống"(đường chính) toả ra vô số
nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, hoặc độc lập chấm dứt tùy theo địa hình, có
nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang
vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương).
- Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc
thép. Tầng 2 cách mặt đất 6m, có thể chống được bom cỡ nhỏ.
- Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 12m hết sức an toàn.
- Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật, được trát
đất bùn lên các cánh cửa để ngụy trang và chỉ mở được bằng những sợi dây nhỏ. Bên
trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi.

- Trong địa đạo có những nút chặn ở những điểm cần thiết để ngăn chặn địch hoặc chất
hoá học do địch phun vào. Có những đoạn hẹp, phải thật gọn nhẹ mới chui qua được.
- Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên được ngụy trang kín đáo và trổ lên trên
mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Vô số cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ súng bắn
tỉa rất linh hoạt. Đây chính là chỗ bất ngờ với quân địch.
- Dưới những khúc địa đạo ở khu vực hiểm yếu hay chung quanh cửa hầm lên xuống có
đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy…mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng
và mâm phóng lựu đạn chống máy bay trực thăng đổ chụp, nhằm tiêu diệt, ngăn chặn
quân địch tới gần.
- Đã thế hàng trăm người lên xuống hằng ngày qua miệng hầm mà vẫn giữ bí mật cho
địa đạo là chuyện hết sức phức tạp. Một cọng cỏ bị gãy, bị dính đất, một chiếc lá bị
rách khác thường cũng phải sửa sang lại nếu không muốn bị địch phát hiện, tấn công.
- Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi sau khi chiến đấu, mắc võng
được. Có các nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, nước uống, có giếng nước,
bếp Hoàng Cầm, hầm làm việc của các vị lãnh đạo, chỉ huy, hầm giải phẩu, nuôi
dưỡng thương binh, hầm chữ A vững chắc cho phụ nữ, người già, trẻ em trú ẩn. Có
những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên ngụy trang khéo léo để hội họp, chiếu
phim, biểu diễn văn nghệ…
CÂU HỎI: trong địa đạo có xây dựng bếp để nấu nướng, vậy bằng cách gì để quân
dân ta vừa có thể nấu cơm ở dưới mà không lo bị địch phát hiện ra?
Trước khi cho khói lên mặt đất thì du kích sẽ giữ những khói đó trong các ụ
như thế này. Chúng ta sẽ đào từ bếp khoảng cách ít nhất là 100-150 mét, có từ 4-5 cái
ụ. Khi bắt đầu nấu thì khói sẽ dồn vào ụ đầu tiên. Nếu ụ đầu tiên đầy rồi thì khói sẽ
lan sang ụ kế. Cứ như vậy, khói lên mặt đất sẽ được chia ra ít nhất thành 3 mũi, càng
ít khói chừng nào thì địch sẽ càng khó phát hiện chừng đó
Vào thời kỳ đánh phá ác liệt, mọi hoạt động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt
của nhân dân đều “âm” xuống lòng đất. Trong điều kiện gian khổ vẫn cố gắng tạo ra cuộc
sống bình thường, mặc cho trên mặt đất không ngớt bom đạn cày xới, lửa khói mịt mù…
Nhưng thực tế ở trong địa đạo hết sức gian khổ, là chuyện vạn bất đắc dĩ. Do cần
bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt nhiều khi
vượt quá sự chịu đựng của con người. Bởi trong lòng đất tối đen, chật hẹp, đi lại rất khó
khăn, phần lớn đi khom hoặc bò.
2. Các bẫy trong địa đạo:
- Thứ 1: Hầm chông bẫy cọp , lính Mỹ đang cơ động nhẹ nhàng trên đường mòn, bất
ngờ đất dưới chân anh ta sụt xuống và lính Mỹ rơi vào một cái hố đầy chông tre hoặc
chông sắt sắc nhọn. Và thông thường xung quanh hầm chông đó có những cửa bí mật,
những hỏa điểm đánh sợ của các xạ thủ du kích bắn tỉa.

- Thứ 2: Quà tặng của Việt Nam hay còn gọi là Chông thò. Một vũ khí tự tạo có tính
chất công nghệ. Trong hố sâu có chông sắt cắm chéo, phái trên có một tấm ván tròn
có dây dù kéo căng, nối với những mũi đinh sắt dài sắc nhọn.
Khi lính Mĩ dẫm chân lên cái hố được ngụy trang kỹ càng bằng lá khô, cỏ hoặc đất,
chân bị thụt xuống và kéo theo cả tấm ván mỏng, những chiếc đinh sắt từ 4 bên đâm
xuyên vào đùi và các cây chông đâm chéo vào cổ chân, không thể kéo người bị thương ra
khỏi hố nếu không đào rộng ra và lôi cả những chiếc đinh lên.

Thường trong trường hợp đó, binh sĩ không chết nhưng chắc chắn bị tổn thương hoàn
toàn phần chân, phải nhanh chóng đưa về quân y viện ở Sài Gòn để mổ, người lính được
tặng những chiếc đinh làm kỷ niệm, do đó Chông thò còn có tên là Kỷ niệm Việt Nam.

  

- Thứ 3: Chông hom – Một loại chông có cấu trúc như cái hom giỏ cả, các mũi nhọn
không những có trách nhiệm đâm vào cổ chân, mà còn buộc lính Mĩ không thể di
chuyển được.

Chông hom thường được ngâm dưới ruộng nước hoặc bãi bùn lầy bên dòng sông.
Lính đổ bộ nhẩy từ trên máy bay trực thăng xuống hoặc từ xuồng trên sông và …đứng
yên với cái hom sắt xuyên sâu vào cổ chân.
- Và cũng có những thứ vũ khí tự tạo không đơn thuần chỉ sát thương, mà còn tạo lên
những cơn ác mộng kinh hoàng cho người còn lại – đó là chông trục xoay. Trên 2 trục
tròn quay tự do được gắn những chiếc chông – đinh sắt, dẫm chân lên, lính Mĩ nhanh
chóng tạo ra rất nhiều lỗ thủng trên cơ thể.

- Thứ 4: Đối với những anh chàng thích đột nhập vào nhà mà không gõ cửa, hoặc phá
cửa bằng một cú đạp của giày đinh, du kích Việt Nam rộng lòng tặng cho họ loại
Chông bổ có cấu trúc khác đặc biệt, đơn giản là 2 thanh chữ T nối với nhau theo kiểu
neo đập lúa, được buộc lên trên trần nhà và nối với cánh cửa, khi cánh cửa được mở
ra hết tầm, chông bổ sẽ lao xuống và lính Mĩ sẽ bị đâm, nếu anh ta kịp đưa súng lên
đỡ, phần từ đùi và  bụng sẽ bị tổn thương chắc chắn.

- Thứ 5: Chông cánh: Đây là một kiểu chông rất đơn giản. Các chiến sĩ du kích nhỏ tuổi
của Việt Nam đã chế tạo nó trong các giờ thực hành. Nguyên tắc thực sự đơn giản.
Đặt hai tấm ván sát nhau có cắm chông sắt vào một chiếc hố nhỏ có hai bậc và khi kẻ
thù dẫm vào cái hố đó, những chiếc đinh nhọn, đã được nhiễm bẩn đâm xuyên vào cổ
chân. Đảm bảo chắc chắn sẽ bị nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng máu nếu
không kịp đưa đến bệnh viện.
- Thứ 6: Chông cần cối – Được chế tạo theo nguyên tắc đòn bẩy, trên các tấm ván cả
hai đầu cần có những chiếc chông sắt nhọn. Khi kẻ thù giẫm chân lên một đầu, đầu
kia sẽ bật lên và đập thẳng vào vùng ngực và đầu.

- Thứ 7: Chông nách- được tạo lên từ hai tấm ván cắm đầy đinh dài sắc nhọn, có thể di
chuyển về hai phía và gắn vào với nhau bằng dây cao su hay lò xo. Hai tấm ván được
kéo dãn ra và được chống bằng thanh chống ngang – thường là thanh tre cứng.
Khi lính Mỹ bước lên trên hố và dẫm tụt thanh chống, anh ta sẽ rơi xuống và giang
hai tay ra chống đỡ cú thụt hố, hai tấm ván với những cái đinh di chuyển vào giữa găm
vào thân thể người lọt bẫy.

- Thứ 8: Chông bồ cào.  Mở rộng cửa đón những lính Mĩ là những cánh cửa hiếu khách
của Việt Nam. Chế tạo cái bẫy này khá đơn giản. Chỉ cần hai ống tre đặc gắn lại với
nhau thành hình chữ T, thanh ngang được đóng những chiếc chông nhọn sắc dài,
chông bổ được treo lên cao, nối với một cái dây và sợi dây nhỏ được giăng ngang mặt
đất – thường sử dụng dây cước để khó nhận ra, khi lính địch bước vào cửa và vướng
vào sợi dây, kết quả sẽ là hai ống chân hoặc bắp đùi sẽ bị chông xuyên thủng.

- Ngoài ra, còn có chông cánh cửa, chông tự động, có cấu tạo tương tự những loại cạm
bẫy đã nêu, nhưng tùy theo tình huống và địa hình để bố trí sắp đặt.
- Và Trong những khu vực rừng rậm nhiệt đới chưa bị sự tàn phá dữ dội của pháo bầy
và bom rải thảm, lính Mỹ còn vấp phải những cái bẫy săn thú lớn như trâu bò rừng, hổ
báo.

- Thứ 9: Bẫy cần bật – Dùng một cây tre già uốn cong, đầu thân cây che được gắn
những thanh tre hoặc gỗ vót nhọn, buộc vào một cái giá để giữ và kết nối với sơi dây
bẫy, thường là dây cước cần câu mỏng manh giăng đâu đó ngang tầm đầu gối trên
đường mòn. Khi kẻ thù vướng vào dây bẫy, dây kéo căng sẽ tháo chốt hãm cần bật, và
cây tre cùng với những thanh tre, gỗ vót nhọn sẽ quất ngang thân thể binh sĩ không
may mắn. Thông thường khi trúng, binh sĩ tử thương ngay tức khắc.
- 10: Bẫy chông treo, tương tự như bẫy cần bật là một khúc gỗ, một giỏ đá hoặc bao đá,
cắm đầy những mũi chông tre hoặc sắt sắc nhọn, thường được đặt, treo ở trên các thân
cây cao ngoài tầm nhìn, kết nối với dây bẫy, khi đối phương vướng vào hoặc được
một chiến sĩ du kích nấp đâu đó giật mạnh, khúc gỗ, bao đá cắm chông sẽ lao từ trên
xuống nạn nhân, thông thường để tấn công nhóm binh sĩ đông người.
- 11: Bẫy chông rơi, cũng tương tự như chông treo, là một tấm đan bằng những thanh
tre già, cứng, gắn tua tủa những mũi chông sắc nhọn, đặt thêm vật nặng như đá, gạch
để tăng cường sức tấn công, khi đối phương rơi vào bẫy, dàn chông sẽ lao xuống cùng
với gạch đá sát thương đối phương.
- Ngoài những chiếc bẫy chông khá phức tạp, lính Mỹ còn phải đối mặt với những loại
vũ khí tự tạo vô cùng nguy hiểm nhưng lại rất khó chịu vì khó tìm kiếm. và sức sáng
tạo của các loại vũ khí sát thương đó thì dường như là vô cùng, từ những mũi xiên săn
thú rừng, quả lựu đạn mỏ vịt, đến những viên đạn 7,62mm, đạn 12,7 mm thông
thường, thêm một chút sáng tạo vào, và đó là những cái bẫy chết người.

- 12: Bẫy mũi xiên. Một mẫu kết hợp giữa nỏ của người Tây nguyên và ống phóng xiên
cá đồng bằng Bắc bộ, mũi xiên được nén lại bằng lò xo hoặc đặt trên dàn phóng căng
của dây cao su, hãm bằng chốt cành cây với 1 sơi dây cước dùng thể tháo chốt hãm,
khi lính Mỹ đá vào dây, chốt hãm bung ra và mũi xiên, đã được nhiễm bẩn – có thể là
dầu máy hoặc máu cá xuyên ngang người hoặc ống chân, bắp đùi, đảm bảo chắc chắn
nhiễm trùng máu.
- 13: Bẫy bằng đạn bắn thẳng; một cái ống tre, cắm vào một miếng sắt có một cái vấu
như kim hỏa, một cái lò xo bút bi và viên đạn. Chôn bẫy đó trên đường mòn, khi GIS
dẫm chân lên, viên đạn đi xuống phía dưới và chạm vào kim hỏa vấu. Nhẹ thì đạn
xuyên qua bàn chân, bị thương nặng hơn có thể là cả chân hoặc tử vong.
- 14: Bẫy lựu đạn: Quả lựu đạn mỏ vịt được rút chốt và nhét vào ống bơ sữa bò hoặc
ống tre, buộc ngang trong bụi rậm hoặc ngâm trong vũng nước bùn lầy hay kênh,
rạch. Khi lính thủy đánh bộ hoặc biệt kích, lính bộ binh đi qua gạt vào sơi dây, quả
lựu đạn bung ra. Kết quả thật sự rất dễ hiểu đối với nhóm binh sĩ không may mắn.
3. Cuộc chiến dưới lòng đất

Đến giữa năm 1965, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã phát triển
lên một bước mới. Quân và dân ta đã tiến công địch bằng cả “hai chân”, “ba mũi” trên cả
ba vùng chiến lược và giành thắng lợi lớn. Đặc biệt, với các chiến thắng liên tiếp ở Bình
Giã, Ba Gia, Đồng Xoài tiêu diệt gọn nhiều tiểu đoàn, từng chiến đoàn, trung đoàn quân
chủ lực ngụy đã đẩy Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bên bờ phá sản. Để cứu nguy cho
ngụy quyền, ngụy quân không bị sụp đổ, nhanh chóng đảo lộn thế cờ và giành một thắng
lợi quyết định, Mỹ đã thay đổi chiến lược chiến tranh, đưa quân viễn chinh Mỹ vào trực
tiếp tham chiến ở miền Nam, thực hiện Chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Đây là bước leo
thang mới, bước ngoặt lớn trong chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Việc
Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam1 và tăng cường ném bom miền Bắc, khiến cả thế giới lo
ngại chiến tranh Việt Nam sẽ phát triển phức tạp. Vì vậy, có người khuyên ta không nên
đối đầu với Mỹ. Trong nội bộ ta, một bộ phận cán bộ và nhân dân cũng xuất hiện tư
tưởng ngại ác liệt, do dự, băn khoăn “liệu có đánh được Mỹ không”? Trong khi đó, “điểm
mặt” các sư đoàn Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam đều là những đơn vị thiện chiến, có
nhiều thành tích trên các chiến trường Tây Âu, Bắc Phi, Triều Tiên…, khiến việc đánh
Mỹ nhanh chóng trở thành vấn đề lớn, đòi hỏi phải giải quyết cả về nhận thức và tư
tưởng. Trước tình hình đó, Đảng ta đã phân tích, đánh giá tình hình mọi mặt và khẳng
định: mặc dù Mỹ đưa quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam,
nhưng so sánh thế và lực, nhất là về thế trận giữa ta và địch không có sự thay đổi căn bản.
Với lực lượng và thế trận hiện có, chúng ta có cơ sở vững chắc để giữ vững và tiếp tục
phát triển chiến lược tiến công.

Điều này đã được làm sáng tỏ khi Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất (mùa
khô năm 1965 - 1966); trong đó, chúng sử dụng 02 sư đoàn bộ binh cùng pháo binh,
không quân yểm trợ, bất ngờ mở cuộc hành quân “Cái bẫy” đánh vào địa bàn Củ Chi -
một huyện nằm sát ngay cửa ngõ Sài Gòn. Đối phó với cuộc tiến công của địch, ta chỉ có
bộ đội địa phương Huyện và du kích các xã, ấp, nhưng với hệ thống hầm, hào, địa đạo, ụ
chiến đấu, bãi tử địa,… nhất là, tinh thần quyết chiến cao và thế trận CTND vững chắc,
quân, dân Củ Chi đã tạo ra sức mạnh tổng hợp trên địa bàn để đánh Mỹ. Tuy quân số ít,
vũ khí thô sơ, nhưng các lực lượng tại chỗ đã sử dụng tất cả các loại vũ khí hiện có, kết
hợp với lựu đạn tự tạo, bẫy chông, mìn,… kiên quyết bám trụ đánh Mỹ. Du kích và bộ
đội địa phương của Huyện thoắt ẩn, thoắt hiện, bền bỉ trụ bám, vận dụng sáng tạo, linh
hoạt các thủ đoạn, hình thức chiến đấu, như: chốt giữ, phục kích, tập kích, đánh quần lộn,
thực hiện phương thức tác chiến độc đáo “địa đạo chiến” đã liên tiếp bẻ gãy các mũi tiến
công của quân Mỹ, đánh bại cuộc hành quân “Cái bẫy” ngay cạnh sào huyệt của kẻ thù.
Trong 12 ngày, đêm chiến đấu, quân và dân huyện Củ Chi đã tiêu diệt loại khỏi vòng
chiến đấu hơn 1.000 lính Mỹ, phá 100 xe quân sự, bắn rơi 50 máy bay các loại…, gây bất
ngờ lớn cho quân viễn chinh Mỹ và làm ngạc nhiên đến khó tin đối với thế giới.

Ta cũng sẽ hiểu vì sao Củ Chi - mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm
với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi. Cũng từ địa đạo này,
cuộc hành quân Crimp (cái bẫy) của Mỹ với 3.000 quân bộ, cuộc hành quân Sedarfall
gồm 12.000 lính, có xe tăng, máy bay yểm trợ tối đa, nhằm biến Củ Chi thành "khu tự do
hủy diệt" đã bị đập tan. Củ Chi thật xứng danh "đất thép thành đồng" qua 20 năm bền bỉ
chiến đấu.

Trong cuộc hành quân Cedar Falls mệnh danh là “Bóc vỏ trái đất” mở màn từ
08/01/1967, địch huy động 30.000 quân được yểm trợ tối đa xe tăng, thiếp giáp, pháo
binh, không quân, đánh phá khốc liệt vào vùng “Tam giác sắt”, trong đó chúng đã san
bằng thị tứ Bến Súc (Bến Cát) và triệt hạ nặng nề 6 xã phía bắc huyện Củ Chi nằm trên
hệ thống địa đạo dày đặc.

Thực hiện cuộc hành quân lớn này, địch có tham vọng tiêu diệt Bộ Chỉ huy Quân
khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, cơ quan lãnh đạo của Khu ủy, tiêu diệt các đơn vị
chủ lực của Quân khu, phá hủy vùng căn cứ và hệ thống địa đạo, xúc dân đi nơi khác,
biến vùng này thành “Khu tự do hủy diệt”. Trên thực tế, Mỹ – ngụy đã làm thương vong
1000 người dân, gom 15.000 người dân khác vào các “ấp chiến lược”, đốt cháy, ủi phá
6000 căn nhà, cướp đi 5700 tấn lúa gạo…Trong cuộc càn, địch sử dụng đội quân “chuột
cống” gồm 600 tên lính công binh được tuyển chọn những tên “nhỏ người” đặc trách phá
hủy địa đạo
Lính Mỹ phát hiện 1 địa đạo của quân Giải phóng
Trước lúc mở cuộc càn quét, địch dùng “pháo đài bay” B.52 và máy bay phản lực dội
bom kết hợp với pháo binh đánh phá liên tục cả tháng, nhằm “dọn bãi” cho trực thăng đổ
quân và xe tăng, bộ binh tiến công vào vùng căn cứ. Chúng dùng cả bom Napalm đốt
cháy hàng trăm ha rừng, vườn tược. Xe ủi sạch các khu rừng rồi dồn cây lại, tưới xăng
đặc đốt cháy.

Bọn “chuột cống” mỗi tốp 4 tên, 2 tên ở trên, 2 tên chui xuống địa đạo (nơi chúng phát
hiện được do đối phương đã chuyển sang vị trí khác) trang bị mặt nạ phòng độc, súng tiểu
liên cực nhanh, dao găm, cây thuốn sắt, máy thổi lùa chất độc, đèn pin….Gặp các ngã ba
đường hầm, chúng đặt mìn vào đấy, đưa dây điện lên trên mặt đất rồi “điểm hỏa” cho mìn
nổ phá tung địa đạo.

Bằng phương pháp này, địch phá sập một số đoạn ngắn địa đạo, nhưng không thấm vào
đâu so với hàng trăm km đường hầm chằng chịt nhiều tầng, nhiều ngõ ngách liên hoàn
với nhau. Thủ đoạn dùng công binh đánh phá địa đạo bị thất bại.

Trong cuộc phá càn này, các lực lượng chiến đấu và nhân dân đã bám trụ kiên cường,
đánh trả quyết liệt, bảo vệ được Bộ Chỉ huy, các đồng chí lãnh đạo Khu ủy và phần lớn
vùng căn cứ. Địch đi tới đâu cũng bị các chiến sĩ từ các ụ chiến đấu và giao thông hào
đánh tới tấp bằng mọi hình thức, mọi thứ vũ khí. Tại khu ngã ba Bến Dược (khu di tích
hiện nay), chỉ một đội du kích với 9 chiến sĩ, trong đó có 1 nữ y tá, đã bám địa đạo liên
tục nhiều ngày, diệt 107 tên địch, bắn cháy xe tăng của chúng.
Cuộc hành quân Cedar Falls bị tổn thất nặng hơn gấp đôi cuộc càn Crimp và phải chấm
dứt sớm hơn dự tính (chỉ diễn ra có 19 ngày). Những quả “mìn gạt” do anh hùng Tô Văn
Đực sáng chế được sử dụng khắp các trận địa, đã góp phần tiêu diệt hàng trăm xe cơ giới
và nhiều trực thăng, bộ binh Mỹ, đẩy lùi bước chân tội ác của quân thù.

Tính chung toàn bộ cuộc càng Cedar Falls, địch tổn thất 3500 tên, 130 xe tăng, xe bọc
thép, 28 máy bay. Mục tiêu của Mỹ không đạt được, như Tướng A. Nasen thú nhận một
phần: “Cuộc điều tra cho biết ngay sau khi quân của chúng ta chưa rút khỏi vùng “Tam
giác sắt” thì Việt Cộng đã đột nhập vào từ trước rồi”. Rốt cuộc Mỹ phải chua chát thú
nhận: “…không thể phá hủy được địa đạo vì nó không những quá sâu mà còn vô cùng
ngoắt ngoéo, ít chỗ nào thẳng…Đánh bằng công binh không hiệu quả…và rất khó tìm
cửa hầm để xuống địa đạo…”.

Trong các cuộc càn quét, lính Mỹ sử dụng chó Bẹcgiê dẫn đường săn lùng phát hiện địa
đạo. Khoảng 3000 con được huy động vào chiến trường Củ Chi, Bến Cát. Giống chó này
của Tây Đức, đánh hơi người rất giỏi và được huấn luyện “nghiệp vụ” trước khi sang
Việt Nam.

Thủ đoạn dùng quân khuyển gây khó khăn nguy hiểm cho bộ đội và du kích, vì hơi người
bốc lên các lỗ thông hơi và miệng hầm khiến chó rất dễ tìm ra. Thời gian đầu, du kích
bắn chết chó, làm địch phát hiện, tập trung đánh phá. Về sau, các chiến sĩ tán nhuyễn ớt
khô trộn với bột tiêu rắc vào các lỗ thông hơi, nhưng không ổn vì chó hít phải tiêu ớt ho
sặc sụa khiến địch phát hiện được địa đạo. Công việc chóng chó trở nên phức tạp. Các
đơn vị phát động nhân dân hiến kế trừ chó, cuối cùng đã tìm ra cách vô hiệu hóa đội quân
khuyển đông đảo, lợi hại này. Theo tài liệu công bố, trong các chiến dịch dùng chó đánh
địa đạo Củ Chi, 300 con chó bị chết bệnh và bị du kích bắn chết. Như vậy thủ đoạn dùng
chó Becgie để phát hiện đánh địa đạo của quân Mỹ bị thất bại.

Địch còn dùng nhiều thủ đoạn phá đường hầm và căn cứ, nhưng đáng kể nhất là thủ đoạn
gieo cỏ phá địa hình. Chúng dùng máy bay rải xuống một giống cỏ kỳ lạ, nhân dân Củ
Chi quen gọi là “cỏ Mỹ”. Loại cỏ này gieo xuống, gặp mưa phát triển nhanh không
tưởng, chỉ một tháng sau đã cao tới 2 – 3 mét, thân to bằng chiếc đũa và sắc. Các cây cỏ
khác bị chúng lấn át không lên nổi. Cỏ Mỹ mọc thành rừng gây khó khăn cho việc đi lại,
cơ động chiến đấu, nhưng lại rất dễ cho địch phát hiện mục tiêu từ trên máy bay, để bắn
phá.

Đến mùa khô, cỏ Mỹ úa vàng rồi khô hết như rơm. Máy bay phóng hỏa tiễn hoặc ném
bom, bắn pháo khiến rừng cỏ khô rừng rực bốc cháy, đất trơ ra, các bãi mìn của du kích
bị phát nổ, hầm chông bị cháy…Các đơn vị, cơ quan không còn địa hình để ẩn náu, lúc đi
để lại dấu chân trên lớp tro than. Địch theo dấu vết vào tận cửa hầm để đánh phá. Tuy
nhiên, thủ đoạn gieo cỏ phá địa hình cùng chịu chung số phận với các thủ đoạn nêu trên.
Bởi vì màu xanh bất tử của ruộng vườn Việt Nam vẫn vượt lên bao trùm các vùng căn cứ.

Từ sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, hình thái chiến trường có nhiều
thay đổi. Địch thực hiện chiến thuật “quét và giữ”, liên tục mở các cuộc hành quân phản
kích ác liệt càn quét đánh phá vùng giải phóng Củ Chi, hòng đánh bật lực lượng cách
mạng ra xa, tạo vành đai an toàn bảo vệ Sài Gòn. Địa đạo được cũng cố và phát triển tạo
thế bám trụ vững vàng cho các lực lượng áp sát vùng ven đô, giữ vững địa bàn, lập thế
trận mới chuẩn bị cho thời cơ giải phóng Sài Gòn sau này.

Cho tới mùa Xuân 1975, nhiều cánh quân lớn của Quân đoàn 3 và nhiều đơn vị chủ lực,
địa phương tập kết từ đây tiến vào giải phóng thị trấn Củ Chi và dinh lũy cuối cùng của
địch tại Sài Gòn, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, vào lúc 11 giờ ngày
30/4/1975.

You might also like