You are on page 1of 2

TÌNH TRẠNG HIỆN NAY CỦA TỬ CẤM THÀNH

Theo thống kê, chỉ có khoảng 1/3 chiều dài của Vạn Lý Trường Thành đã bị biến mất theo tháng năm,
1/3 còn giữ gần như nguyên trạng và 1/3 đang bị xâm hại bởi sự tàn phá của thiên nhiên và con
người. Nhiều người đã tính tới khả năng Vạn Lý Trường Thành sẽ bị biến mất trước sức tàn phá ghê
gớm của con người.

Cá nhân hoặc đơn vị nào làm hư hại Vạn Lý Trường Thành phải chịu chi phí tu sửa... Có một thực
trạng là tại một đoạn tường thành ở khu vực gần Bát Đạt Lĩnh, khách du lịch đã khắc gần như kín tên
của họ trên những viên gạch ở đây. Đây là lần thứ 8 người ta ban hành lệnh cấm vui chơi, nhảy múa,
chè chén… tại Vạn Lý Trường Thành, song đây là lần đầu tiên người ta thấy nó bị giới truyền thông
tập trung đưa tin.

Người Trung Quốc có câu “Bất đáo Trường Thành phi hảo hán”.

MỘT SỐ CỬA QUAN, CỬA ẢI NỔI TIẾNG

Sơn Hải quan: cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu
Ninh, khởi điểm của Trường Thành. do tướng Từ Đạt nhà Minh xây dựng. Cửa ải này có 4 cửa, cửa
phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan" dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều
cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết.

Gia Dục quan: còn gọi là Hoà Bình Quan, là cửa quan nằm ở khởi điểm phía tây của Trường Thành.
xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ 1372.

Nương Tử quan: còn gọi là Vi Trạch Quan, thuộc địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây (Trung
Quốc). Địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ thủ khó công nên được mệnh danh là "Tam tấn môn
hộ". Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ ba của Lý Uyên từng dẫn vài vạn tướng
sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là
"nương tử quân". Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương Tử Quan

Ngọc Môn quan: ở Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Tên Ngọc Môn
Quan là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hoà Điền, Tân Cương thời cổ đều phải đi qua cửa ải này.

1 SỐ ĐIỀU BÍ ẨN

Được xây bằng gạo nếp (làm vữa) trộn cùng xi măng

“Nghĩa địa dài nhất thế giới” - Hàng vạn bộ xương làm nền móng cho Vạn Lý Trường Thành. Những
người tham gia xây dựng Vạn Lý Trường Thành đều là những Nô lệ, nông dân nghèo, những tù binh
phạm tội chết, những nho sĩ không chịu tuân lệnh đốt sách. Dưới sự giám sát của những giám công
độc tàn bạo, họ phải làm việc từ sáng tinh mơ tới khi mặt trời lặn, kể cả khi trời nắng nóng, lạnh buốt
da, hay những ngày giông bão. Mọi sự phản kháng hay lười biếng đều phải chịu hậu quả thảm khốc.

Viên gạch thử 99,999. được xây dựng bởi một người đàn ông tên là DỊCH KHAI CHIÊM vào thời nhà
Minh (1368 -1644). Ông là một người giỏi về tính toán số học. Ông đã lên kế hoạch và tính toán cần
99.999 viên gạch để xây dựng lên tường thành. Khi Gia Dục quan hoàn thành, có một viên gạch còn
sót lại, được đặt lỏng lẻo trên một cổng thành và nó vẫn còn lại cho đến nay.

You might also like