You are on page 1of 24

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................4
I. Những giá trị của Thánh địa Mỹ Sơn..................................................................4
1. Giá trị lịch sử:..................................................................................................4
2. Giá trị kiến trúc:..............................................................................................5
3. Giá trị nghệ thuật:..........................................................................................10
4. Giá trị thẫm mỹ:............................................................................................12
5. Giá trị kinh tế:...............................................................................................12
6. Giá trị xã hội..................................................................................................14
II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC THÁNH ĐỊA MỸ SƠN TRONG PHÁT
TRIỀN DU LỊCH HIỆN NAY.............................................................................15
1. Tích cực.........................................................................................................15
2. Hạn chế..........................................................................................................16
3. Giải pháp phát triển du lịch Thánh địa Mỹ Sơn hiện nay.............................17
GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC DU LỊCH THÁNH ĐỊA MỸ SƠN SAU DỊCH COVID. 20
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................23

1
LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với phố cổ Hội An và Huế, thánh địa Mỹ Sơn đã tạo nên một cụm 3 Di sản
văn hóa thế giới nổi tiếng giữa lòng miền Trung, trở thành địa điểm du lịch vẫn giữ được
độ hot trong suốt thời gian qua. Vinh dự lọt top 10 khu đền đài đẹp và nổi tiếng nhất của
Đông Nam Á, Mỹ Sơn là điểm đến linh thiêng, thu thú du khách đến tham quan, chiêm
ngưỡng mỗi ngày. 

Nằm cách thành phố Đà Nẵng tầm gần 70 cây số, thuộc địa phận xã Duy Phú,
huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Thánh địa Mỹ Sơn hiện ra với một quần thể kiến
trúc gồm nhiều đền đài Chămpa cùng kiến trúc vô cùng độc đáo. Bị quên lãng trong một
thời gian dài lên đến hàng thế kỷ, phải đến năm 1885 nơi đây mới được phát hiện và vào
năm 1999 nơi này đã được UNESCO lựa chọn là di sản thế giới như một minh chứng duy
nhất về nền văn minh châu Á đã bị biến mất. Thánh địa Mỹ Sơn được biết đến là một
quần thể kiến trúc đền tháp cổ của người Chăm pa. Theo những thông tin của sử
sách, khu du lịch thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 4, với hơn 70
đền tháp được xây dựng từ thế kỷ thứ VII-XIII. Khi xưa, đây chính là vùng đất để tôn thờ
thần thánh, là nơi trú ẩn nếu kinh đô Trà Kiệu bị xâm lấn.

Với hơn 1000 năm tồn tại, những công trình kiến trúc điêu khắc, đèn tháp Chăm
pa ở Mỹ Sơn đã tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. Các tác phẩm không chỉ thể hiện tính
thẫm mỹ cao mà còn phản ánh tính lịch sử, tính hiện thực trong nhiều lĩnh vực của cuộc
sống Chăm pa. Đến với Mỹ Sơn – miền di sản, tìm lại dấu vết vàng son của một thời kỳ
nhiều biến động, là hình trình tìm đến cái chân – thiện – mỹ của một nền văn hóa từng tỏa
sáng trong lịch sử. Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ là tài sản vô giá của cộng đồng 54 dân
tộc Việt Nam mà còn là tài sản vô giá của văn hóa nhân loại.

2
PHẦN NỘI DUNG

I. Những giá trị của Thánh địa Mỹ Sơn


Theo chiều dài lịch sử, sau những cuộc chiến tranh liên miên của vương quốc này
với các nước lân cận và trải qua bao biến đổi của thời gian, thiên tai, địch hoạ cùng với
tác động của môi trường và sự phá hoại của con người đã khiến nhiều công trình nói
chung từ nền văn hóa này không còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, chúng vẫn lưu giữ được
những giá trị văn hóa lịch sử, thầm mỹ, kiến trúc, nghệ thuật, kinh tế và xã hội rất quan
trọng.

1. Giá trị lịch sử:


Bắt đầu từ những thế kỷ đầu công nguyên, trên dải đất miền Trung - Việt Nam đã
nảy sinh và phát sáng rực rỡ một nền văn hoá Chămpa độc đáo. Trong đó, vùng đất
Quảng Nam với tên gọi xưa là Amaravati, được các văn bia cổ nhắc đến như là trái tim
của vương quốc Chămpa trong một giai đoạn khá dài. Ngày xưa, lãnh thổ Vương quốc
Chămpa trải dài từ Đèo Ngang- Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay. Chămpa có 2 bộ
lạc: bộ lạc Dừa ở phía Bắc, từ Thừa Thiên đến đèo Cù Mông. Còn bộ lạc Cau từ Cù
Mông vào đến Bình Thuận. Từ hai bộ lạc này đã hình thành đã hình thành những tiểu
quốc đầu tiên rồi sau đó vương quốc Chămpa ra đời.

Vào thế kỷ thứ IV, dưới triều vua Bhahadravarman, đã cho xây dựng kinh đô ở
Trà Kiệu. Sau khi kinh đô đã được xây dựng xong, ông nghĩ ngay đến việc thành lập
trung tâm tôn giáo phục vụ cho kinh đô đó. Mỹ Sơn từng chứng kiến những thời kỳ hưng
thịnh, rực rỡ cũng như những biến động của vương quốc Chămpa cổ đại. Mỹ Sơn không
phải là kinh đô mà là thánh địa của Chămpa, thờ đấng linh thiêng tối cao. Theo quan
niệm Ấn Độ giáo, nơi thờ cúng phải là nơi thâm nghiêm. Vì lẽ đó mà Mỹ Sơn đã được
xây dựng giữa một thung lũng được bao bọc bởi núi non hiểm trở, người Chăm cho đây
là mảnh đất thiêng, ngọn núi Đại Sơn (Mahabavata) cũng là một ngọn núi thiêng có suối
Mỹ Sơn cũng được xem là con suối thiêng mà dòng suối này là nhánh đổ ra sông Thu
Bồn. Kinh đô Trà Kiệu thất thủ khi người Chăm sử dụng nơi đây làm nơi trấn ngự. Từ
những yếu tố này người Chăm cho xây dựng đền thờ đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ IV
bằng gỗ ở Mỹ Sơn để thờ thần Sisana Bhahadravana. Tên thần là sự kết hợp của tên các
vị vua lúc bấy giờ là Bhahadravaman và thần Siva. Sau vị vua này, các vị vua khác lên
ngôi và tiếp tục cho xây dựng đền tháp và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ XII, đầu thế kỷ
XIV dưới triều vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân).

3
Mỹ Sơn trở thành một quần thể gồm
khoảng 70 công trình kiến trúc lớn nhỏ.
Sau này các nhà nghiên cứu đã phân thành
12 nhóm. Cuối thế kỷ thứ XIII, do 2 bộ lạc
Cau và Dừa không thống nhất với nhau về
quyền lợi cũng như phong tục tập quán.
Trong nước đã xảy ra nội chiến. Cũng thời
điểm này, các nước láng giềng như Trung
Hoa, Việt Nam, Khmer đã tiến hành các
cuộc chiến tranh với Chămpa. Chính vì
những lý do đó người Chăm đã dời kinh đô xuống phía Nam ở vùng Bình Thuận ngày
nay. Sau thế kỉ thứ XIII, Mỹ Sơn hầu như bị bỏ hoang, không ai xây dựng đền đài cũng
như tiếp tục thờ cúng ở Mỹ Sơn. Mãi đến sau 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi
một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ XX này, 2 nhà
nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm
khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc,
điêu khắc Chăm. Cũng chính họ đã vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy đây là
khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Chămpa, xây dựng liên tục trong
suốt hơn 1000 năm. Tuy nhiên, do thiên tai, địch họa và sự tàn phá của bom đạn chiến
tranh, đến nay Mỹ Sơn chỉ giữ lại được khoảng gần 20 tháp.

Không đồ sộ, kỳ vĩ như Ăngkor (Campuchia), Pagan (Myanma), Borobudua


(Indonesia)... nhưng Mỹ Sơn vẫn có một vị trí rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ
thuật của vùng Đông Nam Á. Tháng 12 năm 1999 khu đền tháp Mỹ Sơn đã được
UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hoá thế giới.

2. Giá trị kiến trúc:


Các đền tháp ở Mỹ Sơn đã được xây dựng theo cùng một phác đồ, trên một mặt
bằng tứ giác gồm 3 phần: phần đế tháp biểu hiện cho thế giới trần gian được xây dựng
chắc chắn, phần thân tháp tượng trưng cho thế giới thần linh nhuốm màu sắc thần bí,
phần trên cùng thể hiện các nghi thức giao tiếp như hình người dâng hoa trái, hình hoa lá,
chim muông, các loài thú như voi, sư tử là những biểu tượng gần gũi với đời sống con
người và tôn giáo…

4
Khu A : gồm các tháp và di tích nằm trên ngọn đồi
phía đông, gồm 5 kiến trúc nằm trên ngọn đồi phía
đông là ngọn đồi cao nhất trong thung lủng , có một
tháp chính và 4 kiến trúc phụ trong đó có một tháp
nhỏ để đựng bi kí nằm ở giữa , một thủy tháp , một
hỏa tháp và nhà bày mâm dùng để sửa soạn đồ tế.
Quần thể ban đầu bao gồm 13 tháp đền, được bảo tồn
tốt nhất trong số các tòa tháp tại Mỹ Sơn. Song các
công trình này đã bị phá hủy hoàn toàn bởi các vụ
đánh bom B52 của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt
Nam vào năm 1969, trong đó có tháp lớn nhất – Tháp
Mỹ Sơn A1.

Tháp chính có hai cửa theo hướng đông tây, ở mỗi


cửa có 8 bậc cấp để đi lê, ở mỗi cửa đều có vòm cuốn.
Các vật trang trí quanh tháp chất liệu xữ dụng toàn là
gạch và đất nung không bằng sa thạch như ở tháp
khác. Đặt biệt, tiêu biểu và khá độc đáo nhất là cách
trang trí ở chân tháp, mỗi góc của chân tháp có một
con sư tử đực vóc dáng cực kỳ dũng mãnh bằng đá có
kích thước khá lớn trong tư thế chống đở các góc
tháp, quanh chân tháp được trang trí bằng những hàng
mặt nạ gồm các ô vuông bằng đất nung cùng một kích
thuớc và cùng một chủ đề là mô tả dương vật bằng
hình ảnh thật mà không cách điệu như bộ Linga –
Youni mà ta thường thấy, mổi ô là một tác phẫm điêu khắc rất tinh tế, sắc sảo , đầy ấn
tượng với dương vật ngắn, hai tinh hoàn to và tròn, qui dầu tròn đỉnh nhọn, mạnh mẽ đầy
sinh khí. Khu A có thể được xem như là khu vực linh thiêng nhất nó mô tả toàn bộ triết lý
của vương quốc và dân tộc Champa hay chỉ riêng vùng đất Shimhapura  Các biểu tượng 
sư tử hay về bộ phận sinh dục nam và nữ được các nhà điêu khắc và các nghệ sĩ cổ đại
Champa sáng tác theo hình ảnh thật chứ không cách điệu như các tác phẫm ơ nơi khác,
hình ảnh bộ phận sinh dục được thờ phượng rất trân trọng ở nơi đây, ngoài ra Khu A là
một trong toàn bộ một tổng thể kiến trúc mang tính chất triết lý và thờ phượng đặc sắc
nhất của nghệ thuật sử dụng gạch và đất nung để trang trí trên tháp của dân tộc Champa
trong thời kỳ vàng son của vương quốc này . Một số trong các tác phẫm bằng đất nung
vẫn còn vẽ đẹp sắc sảo, với các nét đặc thù của nó,  mặc dù nó đã trải qua phơi mình giữa
nắng mưa suốt gần 1500 năm mà vẫn không hề hấn gì.

5
Khu B: gồm có các kiến trúc nằm trên ngọn đồi phía tây có một tháp chính và 3
kiến trúc phụ. Hiện nay tháp chính đã bị phá hủy, đổ nát tạo nên một cái gò cao bằng
gạch, phía dưới chôn vùi những gì bí ẩn thì chẳng có ai biết, ngoài đống đổ nát này chỉ
còn một mảng tường cao về phía bắc, trên tường còn một cửa giả và 5 trụ áp tường. Cửa
giả có vòm cuốn có hình ba lưỡi mác chồng lên nhau, trước nhỏ sau lớn hơn. Trụ áp vào
chân tường cũng có hình lưỡi mác nhỏ. Tất cả những phần trang trí trơn không chạm hoa
văn. Vật trang trí là những đầu thủy quái Makara bằng sa thạch trông rất kỳ cục và hung
dữ . Trên cửa chính là một tấm lá nhĩ chạm thần Siva múa, thần có 8 tay, hai tay chắp lên
đầu, hai lòng bàn tay úp lại với nhau, vẫn còn trông rõ các ngón tay, một kiểu thức đặt
biệt của nghệ thuật múa Champa và 4 cánh tay bên trái của nữ thần Siva mô tả chi tiết
không rõ rệt nhưng các bàn tay bên phải thì sinh động hơn nhiều, các ngón tay nắm lại
như đang cầm một vật phụ thuộc, một đai dây đeo trước bụng, dưới rốn một phần đai dây
thòng xuống che kín bộ phận sinh dục, đầu đội mũ Kirita-Mukuta, dưới chân hai con
Makara có vòi cuốn.

Khu B tương đối là nhỏ nhất trong quần thể kiến trúc ở đây, tháp chính không có
các kiến trúc phụ đầy đủ đi theo kèm như Hỏa tháp, Thủy tháp....như các tháp khác của
Champa. Khu B bây giờ hoang tàn đổ nát bởi những cuộc chiến tranh tàn phá hủy diệt
của Tuệ Độ thứ sử Giao Châu thời Tấn năm 420 , của Thứ sử Hòa Chi đời Tống năm 436
hay các cuộc chinh phạt của Lê Đại Hành Hoàng đế năm 942 , của Lý Thánh Tông năm
1044, của vua Lê Thánh Tông (1472 )....., Tuy nhiên, ở đây có nét đặt biệt là tượng thần
Siva trở thành chủ đề thở phụng chính của khu này.

Vũ điệu múa của thần Shiva

Khu C: Nếu là biểu tượng đại diện cho Thánh địa Mỹ Sơn thì khu C này là nơi tiêu
biểu nhất, không những về mặt cảnh quan mà còn về số lượng, chất lượng của các đền
tháp, bi ký, tượng đài và các tác phẩm điêu khắc bày biện ở đây vô cùng phong phú , đa
dạng. Khu C chia làm C1 và C2

6
Khu C1: nằm phía đông được bao quanh bằng một con suối gồm 1 tháp chính và 2
tháp phụ đi kèm  cùng một số tượng điêu khắc bằng đá. Khu C1 là nền cũ của một ngôi
tháp với một kiến trúc đẹp nhất và vĩ đại nhất trong Thánh địa Mỹ Sơn đã sụp đỗ, chung
quanh nó, đôi chỗ vẫn còn thấy di tích nền móng của sáu ngôi tháp nhỏ bao bọc tạo thành
một quần thể kiến trúc tăng thêm phần uy nghi vĩ đại của ngôi tháp chính, theo những tài
liệu để lại thì đây là ngôi tháp cao nhất trong Thánh địa Mỹ Sơn với chiều cao 24 m , diện
tích đáy là hình vuông, mổi cạnh dài 10m, tháp có 2 cửa ra vào hướng đông và tây,
hướng tây nhìn xuống khu C1, trong tháp thờ một bộ Linga – Youni lớn (nay chỉ còn một
bệ đá Youni ) phần trên tháp có 3 tầng, các tầng nhỏ dần lại và trên cùng là đỉnh tháp
bằng sa thạch, ở mỗi tầng đều có cửa giả có hình người đứng dưới vòm cuốn, hai cửa giả
hai bên hông là hai vòm cuốn chồng lên nhau, trên mỗi vòm cuốn là một hình tháp thu
nhỏ, mỗi cửa chính đều có tiền sảnh, cửa hình vòm hoa văn rất tinh xảo, hai trụ vuông ép
sát nằm hai bên làm tăng thêm vẽ uy nghi ngôi tháp.

Ngoài của tháp thì các trụ áp tường kéo dài khoảng
4 mét với những trang trí hoa văn hình lá cuốn hình
chử S nối liền nhau, các vật trang trí là các tượng
điêu khắc bằng sa thạch hình Makara, hình vũ nữ
Apsara, sử tử, voi, chim thần Garuda….Kiến trúc
chân tháp gồm có hai phần, dứơi nhỏ hơn trên,
trang tri bằng những đóa sen trong các ô hình chữ
nhật cùng các tác phẩm điêu khắc bằng sa thạch
khác, cửa lên được thiết kế bởi 6 bậc cấp bằng đá.
Ngôi tháp này là biểu tượng cho nghệ thuật điêu
Sơ đồ nóc tháp khắc, kiến trúc xây dựng và thiết kế , nó có thể là
mẫu mực cho các công trình kiến trúc sau này
Ngôi tháp có mái cong hình thuyền khác hẳn với các
ngôi tháp khác là có đỉnh hình chóp nhiều tầng trong
thánh địa cũng như ở các nơi. Đáy của ngôi tháp này
có hình chử nhật, của chính quay mặt ra hướng bắc ,
hai bên hông đều có cửa sổ, tháp có hai phần , phần
dứơi có mái che, cửa chính lệch về bên phải gồm có
tiền sảnh, bậc cấp đi lên và vòm che chống đở bằng
hai trụ đứng, mặt trước của mỗi trụ chia làm 3 ô nằm
trên một chân đế hình vuông vững chắc, còn lại có
tất cả 6 trụ áp tường chia mặt tiền của tháp ra làm 5
ô, trong mỗi ô có tượng hình người đứng chắp tay,
phần trên trụ có 3 gờ nổi, chân trụ là đầu voi. Mái hình thuyền, hơi cong hai đầu, lỏm ở

7
giửa, diện tích toàn bộ của mái bằng diện tích của phần trên tháp nên nhìn ở xa ngôi tháp
có một thiết kế rất lạ gồm có mái cong hình thuyền, phần trên tháp trang trí chia cắt bởi 8
hàng cột và phần dưới tháp là các ô có hình ngửời đứng thẳng. Ngôi tháp này được xem
như ngôi tháp còn tương đối nguyên vẹn nhất trong Thánh địa Mỹ Sơn mặc dù nó bị phá
hủy, một phần mái cong hình thuyền với các viên gạch bị bong ra trơ lại lớp đất nung bên
trong nhiều nhất là giửa của mái phía hướng bắc, các gờ dứơi của nó cũng bị sạt lở

Khu C2: nằm phía tây gồm: 3 tháp chính và 12 tháp phụ cùng với một số tượng , phù
điêu cùng các tác phẫm điêu khắc, bi kí bằng đá mang tính tôn giáo. Ấn tượng dầu tiên
mang đến của khu này là sự hoang tàn đổ nát của các ngôi tháp, sự rệu rả của các kiến
trúc trước sự tàn phá của thời gian từ hằng bao nhiêu thế kỷ không được chăm sóc tu bổ;
đá, gạch ngỗn ngang, loang lổ trên tường rêu mốc thời gian. Tượng đá hình người vết
thương đầy rẫy kẻ mất đầu người cụt tay, chốn thì còn đầu mà người đã mất. Hoa văn
gạch đỏ, sa thạch tượng đài lổ chỗ nắng mưa…

Trong cái điêu tàn đổ nát đó lác đác đôi ba


cái tháp hình thù dáng vẻ chưa bị phá hủy
biến dạng hoàn toàn vẫn còn giữ lại cái cốt
cách độc đáo, đa dạng và phong phú của lối
kiến trúc đặt biệt văn hóa Champa cổ đại ,
vẫn còn vài tượng đài, bi ký ghi chép lịch
sử hình thành khu thánh địa thiêng liêng
Mỹ Sơn này.

Khu D gồm các tháp và di tích nằm phía bắc, Khu D có 12 kiến trúc  ( 1 ngoài và
11 trong) : 2 tháp chính, và 4 tháp phụ,trong đó có 1 tháp chính không có tháp phụ đi kèm
cùng một số tượng điêu khắc bằng đá. Tuy nhiên những công trình này cũng bị tàn phá
nặng nề do thời gian cũng như chiến tranh.

8
Tại Thánh địa Mỹ Sơn có một tháp, thuộc quần thể đền B được xây dựng bằng đá,
và cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Đền được cho là xây dựng lần đầu vào
thế kỷ 4, có chiều cao đến trên 30m, hiện chỉ còn móng và là ngôi đền cao nhất của
Thánh địa này.

Tàn tích bệ của tháp bằng đá tại Quần thể đền B, Thánh địa Mỹ Sơn
Tất cả là 46 kiến trúc có thể đếm được trong khoảng ước chừng 70 kiến trúc
của Thánh địa này.

3. Giá trị nghệ thuật:


Mang ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn, Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn có một vị trí
rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật của vùng Đông Nam Á.Trong đó bao gồm
nghệ thuật chế tác vật liệu, kỹ thuật xây cất gạch đất nung và đá sa thạch cũng như nghệ
thuật điêu khắc. Nét đặc biệt nhất dề nhận ra ở tháp Chăm là vật liệu xây tháp. Tháp được
xây bằng gạch nung ghép với những mảng trang trí bằng đá. Kĩ thuật xây gạch của người
Chăm tinh vi và tuyệt diệu đến mức ngày nay người ta vẫn chưa kết luận được vì sao
những ngôi tháp xây bằng gạch không có mạch hồ đã đững vững hàng ngàn năm với
sương gió, mưa nắng và cát bụi. Thời gian chỉ có thể làm mòn dần đi chứ không thể bóc
rời các viên gạch ra khỏi nhau. Rêu phong là nét đặc trưng của các công trình cổ, nhưng
với các tháp Chăm thì màu vàng tươi của gạch nung vẫn sáng mãi, dù nó đã đứng đó qua
hàng ngàn năm mưa nắng. Nếu không có những vết mòn do gió cát để lại trên tường gạnh
và những cây tầm gửi trên các nét hoa văn thì ta cứ ngỡ như tháp vừa xây xong cách đây
không lâu. Có lẽ vì thế mà trong sách cổ Trung Hoa đã ca ngợi người Chăm là “Bậc thầy
của nghệ thuật xây gạch”.

9
Và hơn thế nữa kiến trúc nơi đây còn mang tính đặc
sắc và còn nhiều bí ẩn bởi vì cho đến ngày hôm nay,
kỹ thuật xây dựng tháp vẫn còn là một điều bí ẩn
đối với các nhà khoa học, kiến trúc của thể kỷ XX.
Điều đặc sắc thể hiện ở điểm các tháp đều được xây
cất hoàn hảo, các viên gạch được xây xếp mài khít,
liền khối, vững chắc như được dán chặt vào nhau vì
giữa chúng không có một đường lằn chứng tỏ có sự
hiện diện của vôi vữa. Vấn đề càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn, vì kỹ thuật làm
gạch và xây tháp Chăm xưa bởi những lý do mang tính lịch sử đã thất truyền từ lâu. Do
đó, cho đến nay  kỹ thuật về phương pháp kết dính vẫn còn là điều đang bàn cãi, những
câu hỏi về kỹ thuật sản xuất vật liệu và kỹ thuật xây dựng các Tháp chưa được giải đáp
đầy đủ: Rằng thành phần chất kết dính của nó gồm những gì? Phương thức tạo ra nó như
thế nào? Khi dùng kỹ thuật “dán” chặt những viên gạch lại bằng chất kết dính thì, ngoài
mục đích làm tháp vững chắc người ta còn có mục đích gì khác? Vì sao phải cần loại hỗn
hợp kết dính này mà không dùng vôi vữa để xây tháp?

Về nghệ thuật điêu khắc, ở Mĩ Sơn ta bắt gặp một phong cách sáng tác rất tinh tế
duyên dáng và thanh thoát nhưng vẫn giữ được sức sống một cách hài hòa và hấp dẫn. Từ
hình ảnh chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ,
vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ…Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến
nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến
ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật của dân tộc Chăm,
những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá kiến trúc chămpa cũng như của
Đông Nam Á. Dường như sự yên bình và thịnh vượng của vương quốc đã làm nên tâm
trạng của người nghệ sĩ Chăm và họ đã thổi hồn cho các bức tượng, khiến chúng sống
động hẳn lên trong vẻ đẹp duyên dáng mang đầy chất sáng tạo và huyền bí.

Trong số các tác phẩm điêu khắc nơi đây, tượng thần
Skanda đứng trên lưng con công là tác phẩm kì lạ nhất.
Những chi tiết trên tòn bộ thân hình con công được chạm
lên một cách hoàn mĩ. Đuôi chim dựng lên cao, ở đó
từng sợi lông chim được diễn tả bằng một thủ pháp sắc
sảo, chúng xếp lại với nhau trên cái đuôi xòe rộng, Rồi
đến đôi cánh, đôi chân và mình chim cũng được tạc lên
từng chi tiết nhỏ rất hoàn chỉnh. Tiếc thay đầu công đã bị
gãy nên ta không thấy hết được vẻ đẹp tinh thần của nó.
Thần Skanda dựa lưng vào một tấm bia hình chữ U đảo

10
ngược, gắn liền vào đuôi công, đầu đội một chiếc gia ta có tám đóa hoa, tóc búi ngược
thành năm lọn nhỏ, tay phải cầm một lưỡi tầm sét hình thoi đặt trước ngực, tay trái buông
dài xuống đùi trong tư thế sẵn sàng ra trận của vị thần trẻ tuổi đã tiêu diệt được ác quỉ
Taka đem lại yên vui cho cõi đời…. Ngày nay nhiều hiện vật tiêu biểu như các thần linh
mà người Chăm thờ phượng, những mẫu vật thờ, những tượng vũ nữ hay những cảnh
sinh hoạt cộng đồng… tại khu tháp cổ Mỹ Sơn đã được trưng bày tại một số bảo tàng
trong nước và quốc tế, nhiều và tập trung nhất là tại Bảo tàng kiến trúc Chăm Đà Nẵng.

4. Giá trị thẫm mỹ:


Thánh địa Mỹ Sơn chính là một khu di tích đền tháp cổ còn sót lại của văn hóa
Chăm pa cổ. Chính nhờ những giá trị về kiến trúc, văn hóa, mà địa danh này được
Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Trải qua bao nhiêu bể dâu,
thời gian đã tàn phá rất nhiều công trình kiến trúc của khu di tích, hơn 70 công trình nguy
nga tráng lệ ngày nào giờ chỉ còn sót lại 20 công trình, và hiện đang được Nhà nước hết
sức quan tâm, tôn tạo và bảo tồn lưu giữ.

Địa thế núi non hùng vĩ đã tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí cho khu di
tích Thánh địa Mỹ Sơn, du khách khi đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng những đền đài
in dấu ấn của năm tháng, mà còn được tận hưởng một bầu không khí trong lành, hòa
mình vào thiên nhiên thanh mát, lắng nghe tiếng chim hót líu lo trên những tán cây xanh
để thấy lòng mình bình yên và lắng lại. Cảnh quan càng được tô đậm thêm màu hoài cổ
khi từng mảng tường gạch, từng bức tượng đá nơi đây như còn phảng phất những hào
hùng của lịch sử. Và chính dấu ấn lịch sử gắn với nơi đây càng làm tăng lên vẻ huyền bí
của một công trình kiến trúc dường như đã khuất bóng thời gian.

Điều khiến du khách chú ý nhất đến vẻ đẹp Thánh địa Mỹ Sơn có lẽ là kiến trúc
cộng với vẻ đẹp hoang sơ kỳ bí và mang đậm dấu ấn tâm linh, Thánh địa Mỹ Sơn là một
trong những điểm du lịch độc đáo nhất của tỉnh Quảng Nam, thu hút hàng ngàn du khách
từ trong và ngoài nước ghé thăm mỗi năm.

11
5. Giá trị kinh tế:
Chính quyền huyện Duy Xuyên và Ban Quản lý di tích & du lịch Mỹ Sơn đã đạt
nhiều thành công trong công tác bảo tồn lẫn phát huy giá trị di sản, đồng thời tranh thủ
nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
nhằm thu hút du khách đến với di sản văn hóa thế giới này và đã gặt hái được những kết
quả rất tốt. Trong tổng lượt khách tham quan di sản Mỹ Sơn, khách thị trường truyền
thống như Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc, Nhật Bản vẫn ổn định, chiếm tỷ lệ lớn. Khách thị trường
mới nổi như Trung Quốc, Hàn Quốc tăng liên tục trong những năm trở lại đây.
Trong năm 2015, Khu di sản Mỹ Sơn đón khoảng 282 nghìn lượt khách (230 nghìn
lượt khách quốc tế), tăng 18% so với cùng kỳ năm trước với doanh thu khoảng 20 tỷ
đồng.
Năm 2016 khu di sản Mỹ Sơn đón hơn 314 nghìn lượt khách tham quan, tăng 21% so
với cùng kỳ năm 2015, vượt xa chỉ tiêu 260 nghìn lượt khách đặt ra từ đầu năm; tổng
doanh thu đạt gần 49 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán vé khoảng 45 tỷ đồng, doanh thu
dịch vụ gần 4 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 10,8 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu 21,72%
(khoảng trên 8,85 tỷ đồng).
Năm 2017 khu đền tháp Mỹ Sơn đón 342.082 lượt khách, tăng hơn 8,6% so với cùng
kỳ năm 2016. Trong đó, khách quốc tế đạt 291.830 lượt, tăng hơn 10% so với năm 2016,
khách nội địa đạt 50.252 lượt, giảm 0,06% so với năm 2016. Doanh thu đạt hơn 54 tỷ
đồng, tăng hơn 10% so với năm 2016... Nộp ngân sách nhà nước gần 12 tỷ đồng, tăng
hơn 9% so với năm 2016.
Năm 2018, tổng lượt khách đến Mỹ Sơn tăng 10,34%. Cụ thể đạt 392.070 lượt khách;
trong đó khách nước ngoài đạt 342.938 lượt, tăng 12,77%. Doanh thu qua vé đạt hơn 60
tỷ đồng. Năm 2018 có nhiều thuận lợi trong công tác thu hút khách tham quan, khu di
sản đẩy mạnh các hoạt động hạ tầng du lịch, xây dựng sản phẩm, tăng cường công tác
quảng bá, xúc tiến du lịch.
Năm 2019, lượng khách tham quan di sản Mỹ Sơn ước đạt 420.000 lượt khách, tổng
doanh thu khoảng 62 tỉ đồng. 
Qua 20 năm kể từ khi trở thành Di sản văn hóa thế giới, tốc độ phát triển du lịch
Mỹ Sơn không ngừng tăng cao, bình quân mỗi năm Khu đền tháp Mỹ Sơn đón trên 350
nghìn lượt khách, doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt gần 60 tỷ đồng. Cùng với đó, hạ
tầng, dịch vụ, nguồn nhân lực… từng bước được đầu tư hoàn thiện. Công tác quản lý
được tạo cơ chế linh hoạt, chức năng nhiệm vụ được tăng cường. Đặc biệt, việc tạo cơ
chế, chính sách hợp lý về sử dụng nguồn thu của huyện đã giúp công tác phát triển du
lịch Mỹ Sơn có nhiều thuận lợi. Đồng thời đề xuất các giải pháp như đầu tư, nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tăng cường liên kết giữa đơn vị quản lý với công ty lữ

12
hành; xúc tiến quảng bá; mở rộng không gian du lịch cộng đồng; thu hút thêm khách nội
địa… nhằm thu hút khách đến Mỹ Sơn ngày càng nhiều hơn trong thời gian tới.

6. Giá trị xã hội.


Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang những dấu ấn kiến trúc đặc sắc riêng biệt mà còn
ẩn chứa những giá trị văn hóa tinh thần của người Chăm cực kì đặc sắc. Những vũ điệu
múa Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển, độc đáo và hấp dẫn. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều
hoạt động nghệ thuật đặc sắc khác để phục vụ du khách như nghệ thuật diễn xướng dân
gian, điệu múa cắn lửa, vũ điêu dâng lễ, múa đội nước…
6.1 Lễ hội Kate
Mở đầu lễ hội là những chức sắc tôn giáo người Chăm thực hiện những nghi lễ cúng
cầu an ngay tại tháp theo tập tục được truyền lại từ trước tới nay. Nhiều nghi thức truyền
thống khác được lần lượt diễn ra như lễ phục, kiệu rước, rước nước và Katê,… chưa hết
còn rất nhiều những màn giao lưu văn nghệ, trình diễn nhạc cụ dân tộc Chăm, những màn
múa Chăm của các nghệ sỹ uyển chuyển và điêu luyện,… Lễ hội là dịp để những người
dân bản địa và những du khách đến tham quan trong và ngoài nước thêm những hiểu biết
về nơi đây cũng như góp phần duy trì và bảo vệ những giá trị nghệ thuật thuần túy của
nền văn hóa Chăm xưa.

Lễ hội Kate
6.2 Con đường cổ nghìn năm ở Thánh Địa Mỹ Sơn
Con đường được phát hiện bởi chuyên gia
Ấn Độ, rộng đến 8m, con đường được dẫn
bởi 2 bờ tường song song nhau, độ sâu mà
con đường bị chôn vùi là gần 1m trong
lòng đất và theo những tài liệu được ghi lại
thì đây chính là cổng ngõ đầu tiên chỉ các
vua chúa, thành viên trong hoàng tộc, các
chức sắc cao quý nhất của Chămpa mới
được đi vào các khu đền tháp trung tâm để

13
cúng tế các thần và tổ chức hành lễ. Sau khi khai quật những chuyên gia hết sức ngạc
nhiên về sự hoành tráng của con đường này với hệ thống tường dẫn vô cùng khéo léo rất
đẹp mắt, các vật liệu rất đặc trưng như đất nung và phụ gia kết dính đặc biệt để xây dựng
cũng được phát hiện.
6.3 Điệu múa Apsara huyền ảo
Lấy cảm hứng từ chính những tượng đá
Apsara ( vũ nữ Yang Naitri) ở những bức
phù điêu hay tượng bằng sa thạch, hóa thân
từ đá thành những vũ điệu mượt mà, uyển
chuyển mềm mại hơn bao giờ hết thể hiện vẻ
đẹp đường cong hoàn hảo tuyệt mĩ của tạo
hóa dành tặng cho phái đẹp, các điệu múa
Apsara đều được biểu diễn tại những hội diễn
nghệ thuật quần chúng và đến ngay cả những
sân khấu chuyên nghiệp. Trong tất cả những sự kiện văn hóa ở Quảng Nam nói chung
hay ở Thánh Địa Mỹ Sơn nói riêng, cả lễ hội Katê bạn sẽ được chứng kiến điệu múa
huyền ảo – điệu múa “linh hồn của đá” đầy mê hoặc này khiến bạn như lạc vào nền văn
hóa Chăm xưa với hình ảnh các cô gái tay búp măng cong cong, bộ ngực căng tròn,
đường cong quyến rũ trong trang phục rực rỡ, lấp lánh, trong tiếng trống Paranưng và
tiếng khèn Sarainai, điệu múa càng đẹp và uyển chuyển hơn khiến bạn phải say đắm.

II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC THÁNH ĐỊA MỸ SƠN TRONG PHÁT TRIỀN
DU LỊCH HIỆN NAY.

1. Tích cực
Việc khai thác tài nguyên trong phát triển du lịch Mỹ Sơn đã cho thấy những mặt
tích cực sau:
Lượng du khách nước ngoài tăng lên qua các năm, doanh thu từ du lịch cũng tăng
trưởng năm sau cao hơn năm trước,chất lượng các dịch vụ du lịch ngày càng được nâng
cao, giới thiệu về văn hóa đặc sắc của người Chăm Pa đến với du khách trong và ngoài
nước, đóng góp vào tăng trưởng GDP của huyện Duy Xuyên, tạo ra công ăn việc làm.....
Hằng năm, Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn đều có các khoản đóng góp cho
các hoạt động tại địa phương, đặc biệt các hoạt động phúc lợi, an sinh xã hội như tham
gia đóng góp các quỹ tình thường, hỗ trợ các chương trình từ thiện, giúp đỡ các hoàn
cảnh gia đình khó khăn.
Địa phương đã xúc tiến quy hoạch và triển khai thực hiện một số dự án hạ tầng du lịch,
như hoàn thành kết cấu hạ tầng trung tâm du lịch Mỹ Sơn tại khu vực Khe Thẻ, hoàn

14
thành, đưa vào khai thác Nhà Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh - Chămpa, tuyến đường du lịch
Nam Phước- Mỹ Sơn,...
Phát huy lợi thế của Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, lấy Mỹ Sơn làm điểm nhấn, tích
cực chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương phát huy lợi thế của mình, nhất là lợi thế về du lịch
sinh thái, làng nghề... để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách và bước
đầu tạo được sự kết nối giữa di tích Mỹ Sơn với các điểm du lịch, như dừng chân tại Bảo
tàng Sa Huỳnh - Chăm Pa, dừng chân tại khu vực có các hộ làm nghề tráng bánh ở Thọ
Xuyên, xã Duy Châu....
Quảng bá du lịch Mỹ Sơn được thực hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng,
liên kết du lịch với các địa phương khác, tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ để
giới thiệu về Mỹ Sơn.

2. Hạn chế
Trong những năm qua (trừ năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid) số lượng
khách đến với Duy Xuyên-Quảng Nam không ngừng tăng lên trong đó có thánh địa Mỹ
Sơ, tuy nhiên thì thời gian lưu lại của khách còn quá ngắn và doanh thu từ dịch vụ quá
thấp do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, sản phẩm đơn điệu, tính chuyên nghiệp kém.
Sự tham gia của khối doanh nghiệp và cộng đồng còn khiêm tốn nên lợi ích cộng
đồng thu được chưa cao. Một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa thấy hết tầm quan trọng
của kinh tế du lịch, chưa biết quý trọng tài nguyên du lịch sẳn có nên có tư tưởng nóng
vội trong khai thác dịch vụ du lịch, đồng thời còn chưa chú trọng bảo vệ cảnh quan làng
quê, làng nghề để phục vụ phát triển bền vững.
Du lịch Mỹ Sơn phát triển dựa vào nguồn chính là khai thác các tài nguyên sẳn có,
chất lượng dịch vụ chưa tốt, cơ sở hạ tầng yếu, sự không đồng bộ dẫn đến dịch vụ nghèo
nàn, sản phẩm không nổi trội, sự liên kết thiếu ổn định.
Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa được thực hiện về cơ sở lưu
trú, về cơ sở dịch vụ ẩm thực và dịch vụ bán hàng lưu niệm.
- Cơ sở lưu trú: Chỉ có một số nhà nghỉ nhỏ lẻ, chưa có khách sạn đạt chất lượng
chính vì vậy mà thời gian lưu trú của khách không có và mức chi tiêu của khách khi đi du
lịch ở Duy Xuyên là rất thấp.
- Cơ sở dịch vụ ẩm thực: Mặc dù thời gian qua đã phát triển được một số nhà
hàng có chất lượng, song chưa hình thành được mạng lưới dịch vụ ẩm thực phục vụ du
khách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng phục vụ, có kiến trúc phù hợp để
vừa giới thiệu được văn hóa ẩm thực độc đáo của địa phương, vừa giới thiệu được văn
hóa ẩm thực độc đáo của địa phương, vừa phục vụ các món ăn phù hợp với khách quốc
tế.

15
- Dịch vụ bán hàng lưu niệm: Chỉ tập trung ở Mỹ Sơn song vẫn chưa được đầu tư
một cách chuyên nghiệp, hàng lưu niệm mang tính đại trà, chưa mang thương hiệu đặc
trưng của điểm đến, chưa sản xuất được hàng lưu niệm truyền thống của địa phương,
chưa tạo ra được những sản phẩm đặc thù kết hợp với thị hiếu của du khách.
Mặc dù tài nguyên du lịch của tỉnh kém phong phú so với một số tỉnh khách
nhưng có nét độc đáo, đầy tiềm năng phát triển tuy nhiên phần lớn các tài nguyên du lịch
của tỉnh còn ở dạng tiềm năng chưa thực sự khai thác hết.
Quảng Nam chưa có một quy hoạch tổng thể phát triển du lịch lại thiếu vốn đầu tư
phát triển nên việc bảo vệ và quản lý tài nguyên trên địa bàn nói chung và thánh địa Mỹ
Sơn nói riêng còn hạn chế. Mâu thuẩn trong quản lý và khai thác tài nguyên dẫn đến tình
trạng chưa phát huy được thế mạnh của tài nguyên du lịch.
Di tích bị xuống cấp, đất đai bị lấn chiểm, cảnh quan môi trường bị phá vở và có
hiện tượng ô nhiểm môi trường nghiêm trọng.
Hạ tầng giao thông đến di tích còn hạn chế, tuy thời gian gần đây việc bảo vệ và
tôn tạo tài nguyên du lịch đã được đặt ra nhưng thực tế vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

3. Giải pháp phát triển du lịch Thánh địa Mỹ Sơn hiện nay
3.1 Xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của Mỹ Sơn từng bức gia tăng các loại hình
du lịch:
Việc xây dựng các sản phẩm du lịch Mỹ Sơn phải xuất phát từ quan điểm nhằm
đến mục tiêu là thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế. Với những lợi thế của
mình Mỹ Sơn tập trung vào xây dựng tham quan kết hợp với tìm hiểu văn hóa.
Trong phát triển du lịch văn hóa mục tiêu cần tập trung là nâng cao trình độ tổ
chức, từng bước thực hiện đầu tư nghiên cứu, tôn tạo di tích và cải thiện điều kiện đón
tiếp để cung ứng một sản phẩm du lịch văn hóa chất lượng cao. Tại khu di tích Mỹ Sơn
xây dụng và quy hoạch khu làng người Chăm với các làng nghề truyền thống như làm
gốm, dệt, chế biến các món ăn thuần Chăm do chính các nghệ nhân Chăm làm thì du lịch
Mỹ Sơn chắc chắn sẽ đa dạng và tạo hiệu ứng cao hơn.
Đưa công tác bảo vệ di sản lên hàng đầu gắn liền khai thác và bảo vệ. Trong khai
thác luôn luôn chú ý bảo tồn di sản để truyền lại cho thế hệ sau và để khai thác lâu dài
hơn.
Để tạo nên sự nổi tiếng hơn nữa xứng đáng với tiềm năng du lịch Mỹ Sơn cần
nghiên cứu phát triển các hoạt động trưng bày triển lãm, bán hàng thủ công nghệ, hàng
lưu niệm.

16
3.2 Hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch của Mỹ Sơn
Hoàn thiện hệ thống tuyến điểm trong mối liên kết tạo nên tuyến du lịch: xác định
3 điểm chính, bao gồm: Mỹ Sơn và các điểm phụ cận; Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh-
Chăm Pa và các điểm phụ cận; Làng du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu và các điểm
phụ cận.
Hoàn thiện kết cấu các dịch vụ du lịch: Tiếp tục đầu tư xây dựng các dịch vụ lưu
trú, ăn uống, vân chuyển, phát triển nhà trưng bày tại khu di tích. Phát triển các dịch vụ
công cộng phục vụ du khách tại điểm đến tham quan như ATM, vệ sinh công cộng,…
Quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch: Nâng cao trình độ quản lý về du lịch
cho các cán bộ trên địa bàn huyện nói chung và tại Mỹ Sơn nói riêng. Thuê chuyên gia
nước ngoài về để họ xem xét, đánh giá. Thường xuyên tiến hành các điều tra thông tin
như nhu cầu khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau như phỏng vấn trực tiếp, phát
phiếu điều tra, hay thu thập ý kiến,… Cần xây dựng thực đơn phong phú hơn để khách
hàng lựa chọn, thực hiện chính sách phân biện giá theo mùa vụ du lịch. Cần liên kết các
cơ sở du lịch với nhau để tạo ra sự liên kết và bổ sung cho nhau tạo ra sản phẩm du lịch.
3.3 Quy hoạch và đầu tư phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu du lịch
Tích cực xúc tiến đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, trong đó ưu
tiên phát triển về giao thông, điện, bưu chính viễn thông và cơ sở hạ tầng tại các khu,
điểm du lịch.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch, các điểm, tuyến du lịch đã xác định, huy
động các nguồn lực tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng kết cấu hạ tầng phục vụ cho
phát triển du lịch. Sớm xây dựng hoàn thiện và đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch.
Về giao thông thì nên nâng cấp các tuyến đường và cầu cống sẽ mở ra khả năng
phát triển mạnh du lịch, đặc biệt mối quan hệ với các vùng du lịch khác.
Xây dựng khu nhà nghỉ, nhà hàng Mỹ Sơn với hệ thống nhà nghỉ vườn biệt lập
đầy đủ tiện nghi phục vụ du khách, bên cạnh đó xây dựng nhà hàng theo phong cách
Champa kết hợp với các dịch vụ hỗ trợ nhà hàng.
Quy hoạch vùng, xúc tiến quy hoạch chi tiết, mời gọi đầu tư phát triển một số
điểm giải trí, gắn với hệ thống khách sạn, nhà hàng ẩm thực tại Trung tâm du lịch Mỹ
Sơn.
3.4 Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Mỹ
Sơn.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong thời
kỳ mới. Thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài trong lĩnh vực du lịch, gắn chế độ
đãi ngộ. Thu hút các hướng dẫn viên du lịch có bằng cấp, có kinh nghiệm bằng các chế

17
độ ưu đãi. Thường xuyên có kế hoạch tập huấn ngắn hạn, dài hạn, tham gia các hội thảo,
hội nghị, hội chợ về du lịch để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng và tính
chuyên nghiệp cao trên lĩnh vực du lịch.
3.5 Thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Mỹ Sơn
Đối với nhân dân và các tổ chức trên địa bàn huyện: Tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục về du lịch và xây dựng các chương trình hành động du lịch. Thông qua
việc tham gia vào hoạt động du lịch giúp cho người dân không khai thác bừa bãi nguồn
tài nguyên phục vụ nhu cầu sống, tạo việc làm, tăng thu nhập mà trái lại chính họ góp
phần vào sự phát triển du lịch bền vững. Để bảo vệ môi trường, góp phần cho phát triển
du lịch bền vững, người dân địa phương.
Tăng cường công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch: Tăng cường xác lập
mối quan hệ với các trung tâm du lịch, các hãng lữ hành để thông tin, tuyên truyền, giới
thiệu, quảng bá và mời gọi đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Tích cực tham gia
các lễ hội du lịch do tỉnh tổ chức và nghiên cứu tổ chức tốt các hoạt động lễ hội văn hoá-
du lịch trên địa bàn. Thực hiện quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng đồng
thời tổ chức tốt các hoạt động hội thảo, triển lãm, giới thiệu, quảng bá du lịch tại một số
trung tâm du lịch như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế. Tăng cường hoạt động
giao lưu với các Di sản văn hoá thế giới nước ngoài, lập trang web chuyên đề về Du lịch
Duy Xuyên.
3.6 Đảm bảo tính bền vững về môi trường trong phát triển du lịch
Chấp hành tốt các quy định trong Luật bảo vệ môi trường về bảo vệ, tôn tạo, khai
thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững, ngoài ra còn có
một số nghị định, chỉ thị của chính phủ về bảo đảm trật tự trị an, vệ sinh môi trường, an
toàn thực phẩm tại các cơ sở lưu trú, các điểm du lịch, mà còn nhằm bảo vệ môi trường
trong hoạt động du lịch.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa UBND các cấp, các bộ ngành hữu quan để
thực hiện kế hoạch và quản lý môi trường du lịch. Tăng cường phổ biến thông tin về nâng
cao nhận thức, ý thức, kiến thức bảo vệ di tích và môi trường du lịch tại các điểm dulịch,
cơ sở dịch vụ du lịch. Giáo dục cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch nâng cao nhận thức
bảo vệ di tích và môi trường du lịch từ đó hướng dẫn khách du lịch tham gia bảo vệ môi
trường. Tăng cường quản lý công tác bảo vệ môi trường thông qua kiểm tra, hỗ trợ các
doanh nghiệp lữ hành, khách sạn.
3.7 Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với kinh doanh du lịch trên địa bàn
Phối hợp với Sở Văn hóa-Thông tin-Du lịch rà soát và thẩm định các hoạt động
trong quá trình phát triển các loại hình sản phẩm theo đúng về tiêu chuẩn nhằm góp phần
duy trì, nâng cao chất lượng du lịch trong các sản phẩm du lịch. Phân tích đánh giá nhằm

18
ngăn chặn các tệ nạn xã hội do hoạt động du lịch tạo ra. Tạo một cơ chế quản lý đầu tư,
tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch. Đào tạo đội ngũ cán bộ có năng
lực phù hợp với nhu cầu và phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập.
Tăng cường công tác phối kết hợp giữa các cấp, các ngành,giữa cơ quan quản lý
nhà nước với các đơn vị, tổ chức hoạt động du lịch trên địa bàn huyện tạo sự gắn kết
cùng nhau giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động du lịch.
Khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh mở rộng quy mô và hình thức
hoạt động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước có hình thức liên
kết và hỗ trợ thúc đẩy hoạt động lữ hành.
Đề ra cơ chế chính sách hợp lý, giải quyết hài hoà lợi ích giữa các điểm du lịch và
các hãng lữ hành nhằm tạo quan hệ bền chặt, cùng có lợi trong quá trình phát triển, cung
ứng sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Sớm xây dựng hoàn thiện và đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch, trước hết là tại trung
tâm du lịch Mỹ Sơn- Thạch Bàn, gắn với môi trường du lịch lành mạnh (mạng lưới dịch
vụ du lịch của cộng đồng dân cư phát triển có tổ chức, văn hoá ứng xử với du khách thân
thiện, an ninh trật tự đảm bảo ...).
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, thuế...để hình thành các cơ sở
lưu trú, các nhà hàng ẩm thực có chất lượng, có kiến trúc phù hợp với truyền thống Việt
Nam và phù hợp với không gian các điểm du lịch sinh thái để thu hút và lưu giữ khách.

□□

GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC DU LỊCH THÁNH ĐỊA MỸ SƠN SAU DỊCH COVID
Do ảnh hưởng của 2 đợt dịch Covid-19, hoạt động du lịch ở Khu Đền tháp Mỹ
Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vắng lặng. Từ chỗ mỗi ngày đón cả ngàn lượt
khách đến tham quan, nay chỉ vài người ghé thăm.  Hoạt động trong khu du lịch đền tháp
Mỹ Sơn bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Mỗi năm lượng khách du lịch nước
ngoài vào đến Mỹ Sơn chiếm khoảng 87% tổng lượng khách đến tham quan khu di tích
này. Khi các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam ngừng hoạt động, dòng khách này cũng
không còn. Doanh thu cũng giảm đi đáng kể so với những năm trước.
Sau khi công tác phòng chống dịch Covid thành công, thì cả nước nói chung và
địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng cũng nhanh chóng đưa ra nhiều chính sách, biện pháp
nhằm kích cầu du lịch, khôi phục hoạt động du lịch tại Thánh địa Mỹ Sơn. Ngày 21-5,
Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn cho hay vừa có thông báo chương trình khuyến
mãi tham quan khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Theo đó thực hiện
chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" của Bộ VH-TT&DL phát động, để

19
thu hút khách tham quan quay trở lại Mỹ Sơn, Ban quản lý đã thực hiện gói khuyến mãi
kích cầu đối với khách Việt Nam tham quan di tích Mỹ Sơn.
Cụ thể khách đoàn được giảm 30% vé trên tổng đoàn khách và 50% đối với khách
đoàn có hộ khẩu tại tỉnh Quảng Nam (đoàn khách có số lượng từ 3 người trở lên). Học
sinh, sinh viên tham quan thì được giảm 50% trên tổng đoàn nhưng thu phí dịch vụ
(30.000 đồng/ người, áp dụng trên cả nước), học sinh dưới 16 tuổi được miễn phí tham
quan. Đối với đoàn khách có từ 10 người trở lên được một hướng dẫn viên phục vụ miễn
phí, được chụp hình với diễn viên múa Chăm tại không gian nhà biểu diễn sau mỗi xuất
diễn. Ngoài ra khách khi tham quan sẽ được khuyến mãi 10% giá trị các mặt hàng lưu
niệm tại quầy bán hàng lưu niệm thuộc khu di tích Mỹ Sơn. 
Bên cạnh giảm giá vé, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn mở cửa các
di tích đã được chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam trùng tu, ví dụ như việc mở cửa các di
tích trong nhóm tháp K và H đã trùng tu chống xuống cấp, các chuyên gia đã hoàn thành
việc phục dựng 4 trụ lớn đặt phía trước cửa nhóm tháp A để du khách dễ hình dung sự uy
nghiêm một thời của các đền tháp ở Mỹ Sơn, nhằm tăng lượng khách đến di sản sau khi
dịch COVID-19 được khống chế và đẩy lùi
Sáng ngày 3/12/2020, tại Khu di tích Mỹ Sơn (xã Duy Phú, Duy Xuyên), Ban
Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức tọa đàm “Doanh nghiệp đồng hành cùng di sản”
Tại buổi tọa đàm, nhiều ý kiến doanh nghiệp lữ hành đã chỉ ra những hạn chế trong phát
triển du lịch của Mỹ Sơn. Đồng thời đề xuất các giải pháp như đầu tư, nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ; tăng cường liên kết giữa đơn vị quản lý với công ty lữ hành;
xúc tiến quảng bá; mở rộng không gian du lịch cộng đồng; thu hút thêm khách nội địa…
nhằm thu hút khách đến Mỹ Sơn ngày càng nhiều hơn trong thời gian tới.

Quang cảnh tọa đàm “Doanh nghiệp đồng hành cùng di sản”.

20
PHẦN KẾT LUẬN
Nằm trên con đường di sản miền Trung, Quảng Nam được biết đến là nơi “Một
điểm đến – Hai di sản”, mảnh đất Quảng Nam có nhiều điều kiện và thế mạnh để phát
triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho tỉnh nhà. Khu di tích Mỹ
Sơn được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới năm 1999. Mỗi
năm, Mỹ Sơn đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan du lịch, nghiên cứu. Các
năm gần đây tình hình du lịch ảm đạm, lưu lượng khách đến lưu trú tham quan giảm ở
nhiều địa phương nhưng Mỹ Sơn vẫn là điểm dừng chân lý tưởng của khách quốc tế và là
điểm tham quan hấp dẫn đối với khách nội địa. Những kết quả đạt được trong quá trình
phát triển du lịch Mỹ Sơn đã cho chúng ta có cái nhìn tổng quát về sự đổi thay và từng 24
bước phát triển của du lịch địa phương: tăng trưởng về số lượng khách du lịch,chất lượng
dịch vụ ngày càng nâng cao, doanh thu tăng không ngừng qua các năm. Tuy nhiên, những
thành tựu đó của hoạt động du lịch Mỹ Sơn vẫn chưa xứng đáng với vị thế là "di sản thế
giới". Mỹ Sơn còn nhiều yếu kém trong việc khai thác hoạt động du lịch, chưa tận dụng
hết khả năng và thế mạnh của mình: cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu
kém, đội ngũ lao động còn mỏng và yếu về nghiệp vụ, các chương trình du lịch, tuyến du
lịch chưa được tổ chức hợp lý, nội dung khai thác còn đơn điệu nên chưa thu hút được
nhiều du khách…..

Đã 10 năm được công nhận là di sản thế giới nhưng hoạt động du lịch ở di tích Mỹ
Sơn vẫn chưa thật sự khai thác tốt và có hiệu quả. Hoạt động du lịch ở Mỹ Sơn mới chỉ
dừng lại ở việc khai thác tiềm năng sẵn có mà chưa chú trọng vào việc phát triển các dịch
vụ đi kèm. Để đạt được hiệu quả cao hơn, đưa du lịch Mỹ Sơn nói riêng và ngành du lịch
của huyện Duy Xuyên nói chung tiếp tục phát triển mạnh mẽ cần làm rất nhiều việc: đẩy
mạnh công tác khôi phục, bảo tồn khu du tích, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và đội
ngũ lao động du lịch, mở rộng các hình thức huy động vốn cho phát triển du lịch, tăng
cường quảng bá hình ảnh du lịch Mỹ Sơn trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng,…
Các biện pháp nêu trên nếu được áp dụng một cách đồng bộ; với sự phối hợp nhịp nhàng
của chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, người dân địa phương sẽ mang lại

21
những triển vọng mới đối với ngành du lịch của địa phương, góp phần đưa du lịch Mỹ
Sơn trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế huyện.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện Công Nghệ VinIT (2018), Thánh địa Mỹ Sơn – Lịch sử và cấu trúc,
https://vinit.com.vn/thanh-dia-my-son-lich-su-va-cau-truc/

2. Hồ Đắc Duy (2016), Thánh địa Mỹ Sơn- Lịch sử và cấu trúc,


https://nghiencuulichsu.com/2016/02/17/thanh-dia-my-son-lich-su-va-cau-truc/

3. Nguyễn Mạnh Hùng (2019),Thánh địa Mỹ sơn– Di sản kiệt tác của nhân loại (Phần 1),
https://vietnamhoc.net/thanh-dia-my-son-di-san-kiet-tac-cua-nhan-loai-phan-1/

4. Đoàn Hữu Trung (2016), Đẩy mạnh tiềm năng khai thác di sản văn hóa thế giới Mỹ
Sơn, https://bnews.vn/day-manh-tiem-nang-khai-thac-di-san-van-hoa-the-gioi-my-son/
9336.html

5. Đoàn Hữu Trung (2019), Bảo tồn giá trị của di tích Mỹ Sơn - Câu chuyện chưa bao
giờ cũ, https://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/bao-ton-gia-tri-cua-di-tich-my-son-cau-
chuyen-chua-bao-gio-cu-20190907073546005.htm

6. Báo Chính Phủ (2020), Di sản Mỹ Sơn giảm giá vé, mở cửa thêm nhiều di tích,
http://baochinhphu.vn/Du-lich/Di-san-My-Son-giam-gia-ve-mo-cua-them-nhieu-di-tich/
396557.vgp

7. Trần Văn Tâm (2019), Những yếu tố cơ bản để Mỹ Sơn trở thành thánh địa của Vương
quốc Champa, https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/nhung-yeu-co-ban-de-
son-tro-thanh-thanh-dia-cua-vuong-quoc-champa.html

8. Luyến Nguyễn (2020), Thánh Địa Mỹ Sơn – Di sản văn hóa Thế Giới,
https://www.vntrip.vn/cam-nang/thanh-dia-my-son-18170

9. Đoàn Hữu Trung (2015), Nhiều sản phẩm du lịch mới ở thánh địa Mỹ Sơn,
https://bnews.vn/nhieu-san-pham-du-lich-moi-o-thanh-dia-my-son/5442.html

10. Khánh Linh (2017), Hơn 314 nghìn lượt khách tham quan Mỹ Sơn năm 2016,
http://baoquangnam.vn/du-lich/hon-314-nghin-luot-khach-tham-quan-my-son-nam-2016-
46161.html

11. Hoàng Thơ – Văn Khoa (2018), Phát huy tiềm năng du lịch Mỹ Sơn,
http://baoquangnam.vn/du-lich/phat-huy-tiem-nang-du-lich-my-son-56992.html

23
12. C. Bính (2019), Cần nhà đầu tư lớn vào Mỹ Sơn để thúc đẩy phát triển du lịch,
https://dantri.com.vn/vong-quay-du-lich/can-nha-dau-tu-lon-vao-my-son-de-thuc-day-
phat-trien-du-lich-20180930160337135.htm

13. Nguyễn Đức Phúc (2014), Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn, Luận văn tốt nghiệp, Đại
học Kinh tế, ĐH Đà Nẵng.

14. Thân Vĩnh Lộc (2015), Hai mươi năm du lịch Mỹ sơn: thành quả, tiềm năng và kỳ
vọng, http://duyxuyenrt.vn/di-san-van-hoa-the-gioi-my-son/hai-muoi-nam-du-lich-my-
son-thanh-qua-tiem-nang-va-ky-vong.html

15. Hoài Nam - Tuyết Lê (2019), Vì sao khách du lịch không ở lại Mỹ Sơn vào ban
đêm?, https://vov.vn/du-lich/vi-sao-khach-du-lich-khong-o-lai-my-son-vao-ban-dem-
983561.vov

24

You might also like