You are on page 1of 35

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: VIỆT NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Mã học phần:LIN1103

Đề bài: Anh chị hãy chọn từ 3 đến 5 diễn ngôn chính trị/ văn bản thuộc
phong cách chính luận trong thực tế hoặc trên truyền hình/ radio của Việt Nam.
Sau đó, anh chị hãy thiết kế 10 bài tập về Việt ngữ học có sử dụng tư liệu về
diễn ngôn chính trị/ văn bản thuộc phong cách chính luận trên. Anh/chị hãy đề
xuất một số ý kiến về kỹ năng thiết kế bài tập có vận dụng kiến thức về Việt
ngữ học.

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Thùy


Sinh viên thực hiện:
Mã số sinh viên:
Khoa: Việt Nam học và tiếng Việt.

Hà Nội, 6/2022

1
MỤC LỤC:

I.PHẦN MỞ ĐẦU: 4

II.PHẦN NỘI DUNG: 4


1.Lý thuyết về phong cách chính luận: 4
1.1.Định nghĩa: 4
1.2. Quá trình hiện đại hóa phong cách chính luận tiếng Việt: 4
1.3. Hiện tượng giao thoa phong cách: 5
2.Những văn bản thuộc phong cách chính luận: 5
2.1. Trích bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh tại nhà hội Việt Nam ở
Sài Gòn, đêm 19-11-1925. 5
2.2. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày
19/12/1946. 6
2.3. Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” trích trong Báo cáo
Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm
1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976
của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay). 7
2.4. Trích: Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi. 8
2.5. “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” - Nguyễn An
Ninh đăng trên báo Chuông rè năm 1925. 11
3. Bài tập từ các văn bản chính luận: 13
3.1.Bài tập 1: 13
3.1.1. Đáp án: 14
3.1.2.Thao tác giải bài tập: 14
3.2.Bài tập 2: 15
3.2.1. Đáp án: 15
3.2.2.Thao tác giải bài tập: 15
3.3.Bài tập 3: 16
3.3.1.Đáp án: 16
3.3.2.Thao tác giải quyết bài tập: 17
3.4.Bài tập 4: 17
3.4.1.Đáp án: 18
3.4.2.Các thao tác giải quyết bài tập: 18
3.5.Bài tập số 5: 19
3.5.1.Đáp án: 19
3.5.2.Thao tác giải bài tập: 20
3.6.Bài tập số 6: 21

2
3.6.1.Đáp án: 21
3.6.2.Thao tác giải bài tập: 22
3.7.Bài tập 7: 23
3.7.1.Đáp án: 23
3.7.2.Các thao tác giải quyết bài tập: 24
3.8.Bài tập số 8: 25
3.8.1.Đáp án: 26
3.8.2.Thao tác giải quyết bài tập: 27
3.9.Bài tập 9: 29
3.9.1.Đáp án: 30
3.9.2.Thao tác giải bài tập: 31
3.10.Bài tập số 10: 32
3.10.1.Đáp án: 33
3.10.2.Các thao tác giải bài tập: 33
4.Đề xuất một số ý kiến về kỹ năng thiết kế bài tập có vận dụng kiến thức về
Việt ngữ học: 33

III. KẾT LUẬN: 34

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 34

3
I. PHẦN MỞ ĐẦU:

Phong cách chính luận là phong cách được dùng để bày tỏ thái độ, quan
điểm của người viết (nói) về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội
nhằm lôi kéo người đọc (nghe) về phía mình, hành động theo mình. Trong bài
tiểu luận này để hiểu hơn về phong cách chính luận cũng như kiến thức về Việt
ngữ học tôi xin thiết kế một số bài tập và đề xuất một số ý kiến về kỹ năng thiết
kế dành cho người học tiếng Việt, giúp người học một cách hiệu quả nhất.

II. PHẦN NỘI DUNG:


1. Lý thuyết về phong cách chính luận:

1.1.Định nghĩa:

Phong cách chính luận là phong cách được dùng để bày tỏ thái độ, quan
điểm của người viết (nói) về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội
nhằm lôi kéo người đọc (nghe) về phía mình, hành động theo mình.

1.2. Quá trình hiện đại hóa phong cách chính luận tiếng Việt:

Phong cách chính luận tiếng Việt trải qua quá trình hiện đại hóa, thể hiện ở
các giai đoạn 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1986 đến nay.

Trong quá trình hiện đại hóa đó, phong cách chính luận tiếng Việt có các đặc
điểm ngôn ngữ như sau: Thứ nhất, đó là ngôn ngữ giàu tính lý luận kết hợp với
biểu cảm. Thứ hai, văn bản chính luận có tính khúc chiết, giàu tính thuyết phục.
Thứ ba, ngôn ngữ có tính trong sáng và có tính thẩm mỹ cao. Thứ tư, văn bản
chính luận có tính trang trọng, đại chúng. Thứ năm, văn bản chính luận có một
số đặc điểm về cách dùng từ, ngữ: các từ hay được sử dụng thuộc lớp từ chính
trị, xã hội, các thuật ngữ khoa học đã được “đời sống” hóa, nhất là các từ Hán-
Việt thông dụng. Về mặt ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản chính luận thiên về lối nói
hình ảnh chứ không dùng lối nói hình tượng, ít dùng kết cấu đảo, sử dụng nhiều

4
lối nói trùng điệp, phép điệp từ, điệp ngữ, các cách so sánh giàu tính tương phản
và liên tưởng để tăng cường độ tập trung thông tin và hiệu quả bình giá, phán
xét.

1.3. Hiện tượng giao thoa phong cách:

Phong cách chính luận mang những đặc điểm lưỡng tính của hai phong cách
là phong cách khoa học và phong cách nghệ thuật.

Trong một số trường hợp, phong cách này có sự giao thoa với phong cách
báo chí, tạo nên thể loại chính luận báo chí.

2. Những văn bản thuộc phong cách chính luận:

2.1. Trích bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh tại nhà hội Việt Nam ở Sài
Gòn, đêm 19-11-1925.

"Đã biết sống thì phải bênh vực nhau" ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến.
Cho nên mới có câu: "Không ai bẻ đũa cả nắm" và "Nhiều tay làm nên bột".
Thế thì dân tộc Việt Nam này hồi cổ sơ cũng biết đoàn thể, biết công ích, cũng
góp gió làm bão, dụm cây làm rừng, không đến nỗi trơ trọi lơ láo, sợ sệt, ù lì
như ngày nay.

[..........]

Dầu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất
ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm
như thế cũng xong! Dân khôn mà chi! Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại
mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý!
Chẳng những thế mà thôi, "một người làm quan một nhà có phước", dầu tham,
dầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút rỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình;
dầu lấy lúa của dân mua vườn sắm ruộng, xây nhà làm cửa cũng không ai chê
bai. Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ

5
ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan trường sao được. Quan đời xưa
đời nay của ta là thế đấy! Luân lý của bọn thượng lưu – tôi không gọi bọn ấy là
thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi –
ở nước ta là thế đấy!

Ngày xưa thì bọn ấy là bọn Nho học đã đỗ được bằng cử nhân, tiến sĩ, ngày nay
thì bọn ấy là bọn Tây học đã được cái chức ký lục thông ngôn; có khi bồi bếp
dựa vào thân thế của chủ cũng ra làm quan nữa. Những bọn quan lại đã nói ở
trên này chỉ còn một tiếng chỉ đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy.

Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền cũng bén mùi làm quan. Nào lo
cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược, nào chạy xuôi, dầu có ruộng, dầu bán
trâu cũng vui lòng, chỉ cầu được lấy chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi
trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn
không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có
một nắm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có
một chút gì gọi là đạo đức là luân lý cả . Đó là nói người trong một làng đối với
nhau, chí như đối với dân kiều cư ký ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa . Ôi! một
dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được!

Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng vì thế.

Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân
Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là
truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này.”

2.2. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày
19/12/1946.

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng
nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần
nữa!

6
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng
phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để
cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm
thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu
nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất
nước.

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi
nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm!

Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

Hồ Chí Minh

2.3. Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” trích trong Báo cáo
Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm
1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của
Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay).

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết

7
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của
dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi
nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân
tộc anh hùng.

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ
già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến
những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi,
ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt
trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công
chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng
con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ
chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ
công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp
một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng
cho Chính phủ... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng
đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ
kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo
trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín
đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền,
tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được
thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

2.4. Trích: Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi.

“Từng nghe:

8
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.

Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,

Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

9
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,

Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

Nặng nề những núi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi.

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần nhân chịu được?

Ta đây:

Núi Lam sơn dấy nghĩa

10
Chốn hoang dã nương mình

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,

Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.

Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi

Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,

Chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặt vì:

Tuấn kiệt như sao buổi sớm,

Nhân tài như lá mùa thu,

Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,

Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,

Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,

Cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả.”

2.5. “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” - Nguyễn An
Ninh đăng trên báo Chuông rè năm 1925.

Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho
mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là

11
một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pe-ri-ê
(Perrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An
Nam bị Tây hoá hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của
phong hoá châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo
theo kiểu Tây phương.

Thái độ mù tịt về văn hoá châu Âu như thế không nên làm chúng ta ngạc nhiên.
Vì chỉ có những người đã hiểu biết vững một nền văn hoá rồi mới có khả năng
thưởng thức một nền văn hoá ngoại bang. Những kiểu kiến trúc và trang tri lai
căng của những ngôi nhà thuộc về những người An Nam được hun đúc theo cái
mà những người ở Đông Dương gọi là văn minh Pháp, chứng tỏ rằng những
người An Nam bị Tây hoá chẳng có được một thứ văn minh nào. Việc từ bỏ văn
hoá cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống
nòi lo lắng.

Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố
quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam
hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú
hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học
của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất
cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước
từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi. [...] Vì thế, đối với người An Nam chúng
ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ hối sự tự do của mình...

Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền
rằng tiếng nước mình còn nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả.
Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam
hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du
nghèo hay giàu?

12
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm Trung Quốc sang nước mình,
mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự.

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?

Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:

“Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ
để nói ra”. [...]

Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng
ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu.
Nhưng những kiến thức thu thập được, họ không được giữ riêng cho mình.
Đồng bào của họ cũng phải được thông phần nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải
biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ.
Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ
nước mình. [...]

(Theo Văn học Việt Nam thế kỉ XX – Văn nghị luận đầu thế kỉ, Quyển năm, tập
1, NXB văn học, Hà Nội, 2003)

3. Bài tập từ các văn bản chính luận:

3.1.Bài tập 1:

Tìm thành ngữ trong đoạn trích thông qua hình ảnh gợi ý sau:

a)

13
b)

c)

3.1.1. Đáp án:

a) “Không ai bẻ đũa cả nắm”.


b) “Nhiều tay làm nên bột”.
c) “Một người làm quan một nhà có phước”.

3.1.2.Thao tác giải bài tập:

Bước 1: Nhìn hình, đoán chữ và đọc lại đoạn văn: Bắt đầu suy luận và cảm
nhận về hình mà bạn cần lời giải.

14
Bước 2: Vận dụng kiến thức về thành ngữ:

Thành ngữ là ngữ cố định (tổ hợp từ cố định) vừa có tính hoàn chỉnh về
nghĩa vừa có tính gợi hình, gợi cảm

Bước 3: Dựa vào ngữ cảnh của câu để đưa ra lời giải.

3.2.Bài tập 2:

Từ “đặng” trong câu sau là phương ngữ hay từ ngữ toàn dân. Nếu là
phương ngữ thì từ này là phương ngữ miền nào và ứng với từ nào trong
ngôn ngữ toàn dân. Từ đó anh/chị hãy nêu giá trị của phương ngữ trong
bài văn.

“Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược, nào chạy xuôi, dầu có
ruộng, dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cầu được lấy chức xã trưởng hoặc cai
tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi”.

3.2.1. Đáp án:

Từ “đặng” trong câu văn trên là phương ngữ.

Từ này chủ yếu sử dụng trong phương ngữ miền Nam.

Từ “đặng” ứng với từ được, chúng ta cũng có thể viết “được ngồi trên, được ăn
trước, được hống hách thì mới thôi”. Tuy nhiên việc sử dụng phương ngữ đã
làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn và thể hiện rõ quan điểm của tác
giả về quan liêu những người mua quan bán tước. Đồng thời nó thể hiện một sự
xỉa xói, mỉa mai dành cho những kẻ không có tri thức mà dùng tiền để mua
chức quyền này.

3.2.2.Thao tác giải bài tập:

Bước 1: Vận dụng kiến thức về phương ngữ để giải quyết bài tập:

15
Theo Hoàng Thị Châu trong thì phương ngữ được hiểu là tiếng địa
phương. Nó là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ
toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với ngôn
ngữ toàn dân hay so với một phương ngữ khác.

Bước 2: Xác định phương ngữ thuộc miền nào:

Cách nhận diện phương ngữ: cơ sở ngữ âm, cơ sở từ vựng.

Bước 3: Xác định từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân:

Ở bước này cần xác định thông qua ngữ cảnh sử dụng từ trong câu văn.
Sau đó xác định nét nghĩa gần nhất với phương ngữ đã cho phù hợp với hoàn
cảnh của câu văn.

Bước 4: Nêu giá trị của từ trong đoạn văn:

Đến bước này bạn cần đọc lại toàn đoạn văn để hiểu nội dung và từ đó
suy luận ra được với phương ngữ này nó mang lại giá trị gì cho người đọc cảm
nhận cũng như biểu thị luận điểm của tác giả.

3.3.Bài tập 3:

Xác định trường từ vựng trong đoạn văn sau:

“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo,
đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp
để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có
gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp
cứu nước”.

3.3.1.Đáp án:

Trường từ vựng về người: đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ.

16
Trường từ vựng về vũ khí: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.

3.3.2.Thao tác giải quyết bài tập:

Bước 1: Vận dụng kiến thức của trường từ vựng để giải quyết bài tập.

Trường từ vựng là tập hợp hàng loạt đơn vị từ vựng có sự liên kết với
nhau theo một tiêu chí nhất định, các trường từ vựng được hình thành trên mối
quan hệ về nghĩa một cách đa chiều.

Bước 2: Tìm những từ có liên kết với nhau về nghĩa theo một tiêu chí nhất
định:

Để làm được điều này bắt buộc người học phải hiểu nghĩa của từ cũng
như có tư duy rộng về phạm vi nghĩa chung của các từ. Người học cũng có thể
dựa vào hoàn cảnh bài viết; ví dụ như trường từ vựng vũ khí ở đây được xác
định trong bài viết theo cách viết của tác giả. Nếu như ngoài thực tại sẽ chia
cuốc, thuổng ra làm từ vựng về công cụ lao động.

3.4.Bài tập 4:

Ghép các từ ở cột A với từ trái nghĩa của từ đó ở cột B:

Cột A Cột B

Chiến tranh Người trẻ

Hy sinh Hòa bình

Đứng Đàn bà

Đàn ông Tồn tại

Người già Ngồi

17
Giữ gìn Thất bại

Thắng lợi Hủy hoại

Thống nhất Chia rẽ

3.4.1.Đáp án:

1. Chiến tranh —> Hòa bình

2. Hy sinh —> Tồn tại

3. Đứng —> Ngồi

4. Đàn ông —> Đàn bà

5. Người già —> Người trẻ

6. Giữ gìn —> Hủy hoại

7. Thắng lợi —> Thất bại

8. Thống nhất —> Chia rẽ

3.4.2.Các thao tác giải quyết bài tập:

Bước 1: Vận dụng kiến thức về từ trái nghĩa để giải quyết bài tập:

Từ trái nghĩa là kết quả của một trong những biện pháp tổ chức từ vựng
theo sự đối lập. Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về mặt ngữ âm, đối lập về ý
nghĩa biểu hiện khái niệm tương phản về logic nhưng tương liên lẫn nhau tạo
thành cặp trái nghĩa

Bước 2: Suy luận về nét nghĩa trái với từ đã cho:

18
Khi làm bước này cần có tư duy trái chiều bao quát về từ vựng. Đối với
dạng bài này người ra đề đã cho sẵn những từ trái nghĩa nên người làm cần đọc
để biết được đâu là từ trái nghĩa ứng với từ đã cho.

Bước 3: Nối từ với từ trái nghĩa của nó.

3.5.Bài tập số 5:

Hãy tìm những từ đồng nghĩa với những từ được in đậm và tìm những cặp
từ trái nghĩa có trong những câu sau:

a) “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở
nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược
đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.”

b) “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

c) Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

3.5.1.Đáp án:

a) Đồng nghĩa với từ “nhi đồng” là thiếu nhi, trẻ thơ, trẻ con…

Những cặp từ trái nghĩa trong câu văn là:

Cụ già >< Trẻ thơ,

Miền ngược >< Miền xuôi

Yêu >< Ghét.

b) Đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: đất nước, quốc gia, giang sơn.

Đồng nghĩa với từ “khó khăn” là: khổ cực, cơ cực, gian lao, gian nan,...

Cặp từ trái nghĩa trong câu văn là:

19
Xưa >< Nay

c) Cặp từ trái nghĩa có trong câu văn là:

Ngày nay >< Ngày trước

3.5.2.Thao tác giải bài tập:

Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài:

Để làm được bài tập này cần đọc kỹ yêu cầu để tránh hiểu sai ý của người
ra đề. Trong câu này có hai yêu cầu là tìm từ đồng nghĩa với từ được bôi đậm và
tìm các cặp từ trái nghĩa trong câu văn.

Bước 2: Hiểu về kiến thức từ đồng nghĩa và trái nghĩa:

Hiện tượng đồng nghĩa ở phạm vi từ vựng là hiện tượng các đơn vị từ
vựng giống nhau ở nghĩa sở biểu. Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau hoặc
gần nhau về nghĩa, có vỏ ngữ âm khác nhau, biểu thị các sắc thái khác nhau của
khái niệm. Đơn vị đồng nghĩa để chỉ những từ đồng nghĩa và ngữ đồng nghĩa.
Những từ, ngữ đồng nghĩa với nhau tạo nên loạt đồng nghĩa.

Từ trái nghĩa là kết quả của một trong những biện pháp tổ chức từ vựng
theo sự đối lập. Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về mặt ngữ âm, đối lập về ý
nghĩa biểu hiện khái niệm tương phản về logic nhưng tương liên lẫn nhau tạo
thành cặp trái nghĩa. Ví dụ: nông- sâu, rộng- hẹp, xấu- tốt, xấu- đẹp…

Bước 3: Suy luận về từ gần nghĩa với từ đồng nghĩa và cặp từ trái nghĩa
trong câu văn:

Bởi từ in đậm cần tìm từ đồng nghĩa đã được cho trước nên cần tìm
những từ có nghĩa gần giống với từ đã cho.

Cặp từ trái nghĩa đã có sẵn trong câu văn nên chỉ cần đọc kỹ là sẽ tìm ra kết quả.

20
3.6.Bài tập số 6:

Hãy chỉ ra và miêu tả những nguyên âm được sử dụng trong các từ in đậm
trong đoạn văn dưới đây:

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày
trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín
đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý
kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

3.6.1.Đáp án:

Từ “yêu” sử dụng nguyên âm đôi /i͜e/.

Xét về mặt âm sắc, /ie/ là nguyên âm đôi có âm sắc không cố định. Xét về
độ mở của miệng, khi phát âm âm /ie/, miệng có độ mở dần từ nhỏ đến lớn vừa.
Xét về vị trí của lưỡi và hình dáng của môi, /ie/ là nguyên âm hàng trước, không
tròn môi.

Từ “trưng: sử dụng nguyên âm /ɯ/.

Xét về mặt âm sắc, /ɯ/ là nguyên âm đơn có âm sắc cố định. Xét về độ


mở của miệng, khi phát âm âm /ɯ/, miệng có độ mở nhỏ. Xét về vị trí của lưỡi
và hình dáng của môi, /ɯ/ là nguyên âm hàng giữa, không tròn môi.

Từ “ rương” sử dụng nguyên âm đôi /ɯɤ/ .

Xét về mặt âm sắc, /ɯɤ/ là nguyên âm đôi có âm sắc không cố định. Xét
về độ mở của miệng, khi phát âm âm /ɯɤ/, miệng có độ mở dần từ nhỏ đến lớn
vừa. Xét về vị trí của lưỡi và hình dáng của môi, /ɯɤ/ là nguyên âm hàng giữa,
không tròn môi.

Từ “hòm: sử dụng nguyên âm /ɔ/.

21
Xét về mặt âm sắc, /ɔ/ là nguyên âm đơn có âm sắc cố định. Xét về độ mở
của miệng, khi phát âm âm /ɔ/, miệng có độ mở lớn. Xét về vị trí của lưỡi và
hình dáng của môi, /ɔ/ là nguyên âm hàng sau, có tính chất tròn môi.

3.6.2.Thao tác giải bài tập:

Bước 1: Vận dụng kiến thức về nguyên âm:

Nguyên âm là những âm được tạo thành khi luồng hơi từ phổi đi lên qua
khoang miệng không bị cản trở, thoát ra ngoài một cách tự do.

Xác định nguyên âm:

Nguyên âm được xác định và phân loại dựa theo các đặc trưng sau:

- Độ cao của lưỡi gắn liền với độ mở của miệng (Khi lưỡi nâng cao thì miệng
mở hẹp, khi lưỡi nâng thấp thì miệng mở rộng) -> ta có nguyên âm cao, thấp.

- Độ nhích của lưỡi về phía trước hay sau -> ta có nguyên âm hàng trước, hàng
giữa, hàng sau.

- Hình dạng môi tròn hay không tròn-> ta có nguyên âm tròn môi, không tròn
môi.

- Độ căng của cơ miệng -> ta có nguyên âm căng, lơi/không căng.

- Trường độ (độ dài) -> ta có nguyên âm dài, ngắn.

- Đặc trưng mũi hóa-> ta có nguyên âm mũi hóa.

Trong đó 3 đặc trưng đầu là cơ bản , thường dùng để xác định nguyên âm.

Bước 2: Dựa vào bảng nguyên âm để miêu tả nguyên âm:

Thông qua bảng này bạn sẽ biết cách miêu tả nguyên âm cũng như những
đặc trưng cơ bản của mỗi nguyên âm.

22
3.7.Bài tập 7:

Tìm các từ Hán - Việt có trong hai đoạn thơ sau. Giải thích nghĩa của các
từ vừa tìm được. Các từ Hán - Việt ấy tạo sắc thái biểu cảm gì cho bài thơ?

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.”

“Tuấn kiệt như sao buổi sớm,

Nhân tài như lá mùa thu,

Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,

Nơi duy ác hiếm người bàn bạc.”

(Trích: Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

3.7.1.Đáp án:

Đại nghĩa: đại: lớn; nghĩa: việc nên làm) việc lớn theo chính nghĩa, người ta
phải làm đối với tổ quốc.

23
Hung tàn: Hung hăng và tàn bạo. Nghĩa là vô cùng độc ác.

Chí nhân: Chỉ người vô cùng nhân đức. Rất có lòng thương.

Cường bạo: Cường nghĩa là mạnh, bạo nghĩa là hung ác. Nghĩa là vô cùng độc
ác.

Tuấn kiệt: Theo từ điển Hán Việt, “Tuấn” là chỉ chàng trai khôi ngô tuấn tú, còn
“Kiệt” là con người tài năng, kiệt xuất, giỏi giang. Vậy ý nghĩa tên Tuấn Kiệt là
dùng để miêu tả một người con trai có dung mạo đẹp đẽ và tài năng xuất chúng
hơn người, là người có cả tài cả sắc.

Nhân tài: Theo quan điểm cũ trích từ Từ điển Hán ngữ, ta có thể hiểu nhân tài là
từ chỉ người có tài năng trong một lĩnh vực nào đó, đồng thời có đạo đức, nhân
cách tốt.

Bôn tẩu: nghĩa là chạy vạy, chạy theo một việc gì.

Duy ác: là màn chướng, rèm để mở ra và tướng lĩnh đi vào bàn bạc việc quân
sự.

Với việc sử dụng từ Hán - Việt tác giả đã làm tăng thêm tính sang trọng
và trang nhã của thể cáo và đồng thời làm chặt chẽ hơn lập luận của tác giả
trong phong cách chính luận. Ngoài ra, các từ Hán - Việt cũng tạo nên tính hào
hùng trong áng văn bất hủ được coi là bản tuyên ngôn độc lập bởi vì Nguyễn
Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà. “Bình Ngô
đại cáo” của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi
chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.

3.7.2.Các thao tác giải quyết bài tập:

Bước 1: Đọc kỹ đoạn thơ:

Chỉ khi đọc kỹ lại những gì được yêu cầu cũng như hiểu đề thì bạn mới có thể
giải quyết được vấn đề.

24
Bước 2: Vận dụng kiến thức về từ Hán - Việt:

Từ Hán Việt là những từ Hán có cách đọc Hán Việt (cách người Việt đọc theo
ngữ âm tiếng Hán đời Đường ở thế kỷ 8-9) được nhập vào và sử dụng trong
tiếng Việt.

Bước 3: Suy luận về sắc thái biểu cảm mà từ Hán - Việt mang lại:

Đối với yêu cầu của đề bài là giá trị biểu cảm của từ Hán - Việt nghĩa là chúng
ta cần xét trên bình diện cả bài “Bình ngô đại cáo”. Khi biết được nội dung của
bài cáo bạn mới có thể suy luận ra tính hào hùng, trang trọng mà từ Hán - Việt
đã tạo nên trong bài.

3.8.Bài tập số 8:

Thanh điệu là gì? Anh/chị hãy phân tích giá trị thanh điệu trong đoạn thơ
sau:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Song hào kiệt thời nào cũng có.”

25
(Trích: Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

3.8.1.Đáp án:

Thanh điệu là cao độ và sự biến đổi cao độ của giọng nói khi phát âm âm
tiết. Nó là âm vị siêu đoạn tính, bao trùm toàn bộ âm tiết, có tác dụng phân biệt
âm tiết này với âm tiết khác.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

T B T T T B B

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

B T T T B B T

Như nước Đại Việt ta từ trước

B T T T B B T

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

T B B B T T B

Núi sông bờ cõi đã chia

T B B T T B

Phong tục Bắc Nam cũng khác

B T T B T T

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

B T B T B B B B B T T

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

B T B T B T B B T T B

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

26
B T T T T T B

Song hào kiệt thời nào cũng có.

B B T B B T T

Thanh điệu không chỉ phân biệt âm tiết về mặt ngữ âm mà còn giúp phân
biệt ý nghĩa của từ. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được viết theo thể cáo
theo lối văn biền ngẫu. Nguyễn Trãi muốn cho thấy rằng bài cáo là một văn
kiện mang tính pháp luật có ý nghĩa trọng đại, qua bài cáo này Nguyễn Trãi
muốn tuyên bố bình Ngô thắng lợi và sự độc lập của Đại Việt. Nói đến văn biền
ngẫu thường có đối có thể có vần hoặc không vần. Qua sự thể hiện của thanh
điệu như trên có thể thấy được tác giả sử dụng thanh điệu để tăng tính trang
trọng của bài cáo. Có câu đối về thanh trắc - bằng, có câu đối về nội dung. Tuy
sử dụng lối văn biền ngẫu nhưng trong tác giả vẫn ý thức về vấn đề hài hòa
thanh điệu, về luật bằng trắc. Vấn đề bằng trắc, cao thấp ở đây không phải nhằm
tuân theo thi luật mà nhằm tạo âm hưởng, phù hợp với cảm xúc, cá tính, phong
cách được đặt lên hàng đầu. Tác giả sử dụng nhiều thanh bằng trong một câu
sau đó lại nhiều thanh trắc cho thấy sự chứng minh và tính lập luận sắc bén của
tác giả qua thanh điệu nhằm gợi lên sự hào hùng, khí thế của một đất nước đã
đánh đuổi được giặc xâm lăng và giành lấy độc lập của mình.

3.8.2.Thao tác giải quyết bài tập:

Bước 1: Vận dụng những kiến thức về thanh điệu:

Thanh không dấu (còn gọi là thanh ngang, thanh 1) không được ghi trên
chữ viết. Đường biểu diễn của thanh không dấu là đường bằng phẳng, không
gãy, đi ngang (không đi lên, không đi xuống), song song với trục ngang của đồ
thị x0y. Thanh không dấu là thanh bằng, ở âm vực cao hơn so với thanh huyền.
Ví dụ: vui, trang, linh, tan, câu, sao, tay…Thanh này xuất hiện ở tất cả các âm

27
tiết, trừ âm tiết khép. Trong tiếng Việt không có các âm tiết như: cac, cach, cat,
cap vì đây là các âm tiết khép (kết thúc âm tiết bằng các phụ âm tắc /k/, / t/, /p/).

Thanh huyền (còn gọi là thanh 2), được ghi là “`”.Thanh huyền là thanh
bằng, ở âm vực thấp hơn so với thanh không dấu. Đường biểu diễn của thanh
huyền cũng bằng phẳng, không gãy, đi từ trên xuống theo chiều từ trái sang phải
trên đồ thị thanh điệu. Ví dụ: trời, thường, vừa, cành… Thanh huyền cũng giống
thanh không dấu ở đặc điểm: xuất hiện trong các âm tiết, trừ âm tiết khép.
Trong tiếng Việt không có các âm tiết như: càc, càch, càt, càp vì đây là các âm
tiết khép (kết thúc âm tiết bằng các phụ âm tắc / k/, /t/, /p/).

Thanh ngã (còn gọi là thanh 3), được ghi là “~”. Thanh ngã là thanh trắc,
ở âm vực cao. Đường biểu diễn của thanh ngã là đường gãy, điểm bắt đầu của
thanh này thấp hơn so với điểm kết thúc, có hiện tượng nghẽn thanh hầu khi
chúng ta phát âm thanh ngã. Ví dụ: mãi mãi, lãng, lõng bõng, vẫy…Thanh ngã
cũng không xuất hiện trong các âm tiết khép. Trong tiếng Việt không có các âm
tiết như: cãc, cãch, cãt, cãp vì đây là các âm tiết khép (kết thúc âm tiết bằng các
phụ âm tắc /k/, /t/, /p/).

Thanh hỏi (còn gọi là thanh 4), được ghi là “ʔ”. Thanh hỏi là thanh trắc, ở
âm vực thấp. Đường biểu diễn của thanh hỏi là đường gãy, khi chúng ta phát âm
thanh hỏi thì điểm bắt đầu và điểm kết thúc của thanh điệu đều ở âm vực thấp.
Ví dụ: gửi, bảng, mẩu, bảo… Thanh hỏi cũng không xuất hiện trong các âm tiết
khép. Trong tiếng Việt không có các âm tiết như: cảc, cảch, cảt, cảp vì đây là
các âm tiết khép (kết thúc âm tiết bằng các phụ âm tắc /k/, /t/, /p/).

Thanh sắc (còn gọi là thanh 5), được ghi là “'”. Thanh sắc là thanh trắc, ở
âm vực cao. Đường biểu diễn của thanh sắc trên đồ thị thanh điệu là đường gãy,
khi chúng ta phát âm thanh sắc thì điểm bắt đầu của thanh này thấp hơn thanh
không dấu (thanh ngang) và điểm kết thúc như của thanh ngã ở âm vực cao, có

28
kèm theo hiện tượng nghẽn thanh hầu. Thanh sắc xuất hiện trong tất cả các kiểu
âm tiết. Ví dụ: há, cháo, lốp, tắc, cách, hát, sướng, nhánh…

Thanh nặng (còn gọi là thanh 6), được ghi là “.”. Thanh nặng là thanh
trắc, ở âm vực thấp. Đường biểu diễn của thanh nặng là đường gãy, khi chúng ta
phát âm thanh nặng thì điểm xuất phát của thanh này gần với độ cao xuất phát
của thanh huyền nhưng kết thúc đột ngột ở điểm thấp hơn so với điểm kết thúc
của thanh huyền. Thanh nặng xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: gạo,
trạm, lợp, tạch, tạc, hạt, thịnh vượng, lạnh…

Bước 2: Xác định thanh bằng, thanh trắc trong đoạn thơ:

Thanh bằng gồm thanh không dấu và thanh huyền.

Thanh trắc gồm: Thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.

Bước 3: Từ nội dung bài thơ và sự thể hiện của thanh bằng- trắc để đưa ra
giá trị của thanh điệu trong tác phẩm:

Thanh điệu luôn có giá trị khu biệt nghĩa cho câu văn vì vậy việc chú ý
vào thanh điệu làm tăng tính gợi hình, gợi cảm của tác phẩm. Ở đây còn phụ
thuộc vào thể loại và phong cách ngôn ngữ, tác giả sử dụng thể loại cáo và
phong cách ngôn ngữ chính luận để nêu lên những lý lẽ, lập luận sắc bén về
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nếu thiếu đi sự đóng góp của thanh điệu có lẽ bài
cáo sẽ không đạt được đến tầm chính trị, hào hùng của nó.

3.9.Bài tập 9:

Âm tiết có cấu trúc như thế nào? Hãy xác định lược đồ những âm tiết
được bôi đậm trong đoạn văn sau:

“Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than
phiền rằng tiếng nước mình còn nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở

29
nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ
An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào.”

3.9.1.Đáp án:

Thanh điệu (yếu tố siêu âm đoạn tính)

Âm đầu Vần

Âm đệm Âm chính Âm cuối

Lược đồ âm tiết của âm tiết: đồng

Thanh điệu: thanh huyền (thanh 2)

Âm đầu: đ Vần: ông

Âm đệm: Zero Âm chính: ô Âm cuối: ng

Lược đồ âm tiết của âm tiết: biện

Thanh điệu: thanh nặng (thanh 6)

Âm đầu: b Vần: iên

Âm đệm: Zero Âm chính: iê Âm cuối: n

Lược đồ âm tiết của âm tiết: phiền

Thanh điệu: thanh huyền (thanh 2)

Âm đầu: ph Vần: iên

Âm đệm: Zero Âm chính: iê Âm cuối: n

30
Lược đồ âm tiết của âm tiết: nước

Thanh điệu: thanh sắc (thanh 5)

Âm đầu: n Vần: ươc

Âm đệm: Zero Âm chính: ươ Âm cuối: c

Lược đồ âm tiết của âm tiết: nghèo

Thanh điệu: thanh huyền (thanh 2)

Âm đầu: ngh Vần: eo

Âm đệm: Zero Âm chính: e Âm cuối: o

Lược đồ âm tiết của âm tiết: Nam

Thanh điệu: thanh không dấu (thanh 1)

Âm đầu: N Vần: am

Âm đệm: Zero Âm chính: a Âm cuối: m

Lược đồ âm tiết của âm tiết: người

Thanh điệu: thanh huyền (thanh 2)

Âm đầu: ng Vần: ươi

Âm đệm: Zero Âm chính: ươ Âm cuối: i

3.9.2.Thao tác giải bài tập:

Bước 1: Vận dụng kiến thức về âm tiết tiếng Việt:

31
Âm tiết là một đơn vị của lời nói/đơn vị phát âm bao gồm ít nhất một
nguyên âm làm hạt nhân và một hoặc một tổ hợp phụ âm đứng trước hoặc đứng
sau hay đồng thời vừa đứng trước vừa đứng sau.

Bước 2: Vận dụng vào bảng cấu trúc âm tiết để giải quyết bài tập.

Âm tiết tiếng Việt có đặc trưng phân tiết tính (phát âm tách rời), và có
thanh điệu. Một âm tiết có 5 thành phần (5 âm vị) được cấu tạo theo 2 bậc: bậc
một gồm yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và yếu tố âm đoạn tính; bậc 2:
các yếu tố âm đoạn tính lại gồm 2 phần là phụ âm đầu và vần. Trong đó vần
gồm có âm đệm, âm chính, âm cuối.

Ở bước này yêu cầu người học phải nắm được những kiến thức liên quan
đến âm đầu, âm chính, âm cuối, thanh điệu để có thể giải quyết bài tập.

3.10.Bài tập số 10:

Chọn câu trả lời đúng:

1)Trong từ “mạch” chữ a được ký hiệu phiên âm quốc tế thành âm tố như thế
nào?

a) [εˇ]
b) [a]
c) [a ˇ]
d) /[ɤˇ]

2) Trong từ “dân” chữ â được ký hiệu phiên âm quốc tế thành âm tố như thế
nào?

a) [o]
b) [ɔ]
c) [ɤ]

32
d) [ ɤˇ]

3) Trong từ “Nguyễn” có nguyên âm đôi được ký hiệu phiên âm quốc tế thành


âm tố như thế nào?

a) [ɯɤ ]
b) [ie]
c) [uo]

3.10.1.Đáp án:

1. a) [εˇ]
2. d) [ ɤˇ]
3. b) [ie]

3.10.2.Các thao tác giải bài tập:

Bước 1: Vận dụng kiến thức về ngữ âm:

Âm tố là đơn vị cấu âm- thính giác nhỏ nhất, là sự hiện thức hóa của âm
vị trong lời nói, là hình thức thể hiện cụ thể của âm vị ở mỗi lần phát âm khác
nhau, mỗi tình huống, chu cảnh phát âm khác nhau được người nghe nhận ra
bằng thính giác, được ghi giữa hai móc vuông [ ].

Các âm tố/âm vị được phân chia thành 2 loại là nguyên âm và phụ âm.

Nguyên âm là những âm được tạo thành khi luồng hơi từ phổi đi lên qua
khoang miệng không bị cản trở, thoát ra ngoài một cách tự do.

Bước 2: Lựa chọn âm tố phù hợp với quy luật ngữ âm.

4. Đề xuất một số ý kiến về kỹ năng thiết kế bài tập có vận dụng kiến
thức về Việt ngữ học:
Qua quá trình thiết kế bài tập em đã nghiệm ra được một số ký năng như sau:

33
- Đầu tiên, người thiết kế bài tập cần phải hiểu và nắm rõ kiến thức chuyên
môn của mình về Việt ngữ học. Bạn sẽ chẳng thể đưa ra được đề bài hợp
lý nếu như bạn không có kiến thức chính xác về nội dung bài học. Hơn
nữa nếu như chưa nắm vững kiến thức bạn sẽ khiến học viên vướng phải
những lỗi do người dạy không truyền đạt đúng kiến thức.
- Thứ hai, cần ra đề dễ hiểu tránh những câu từ mang tính thiếu logic và
mạch lạc. Khi bạn tạo cho người học quá nhiều cảm giác hoang mang sau
khi đọc đề và họ không biết yêu cầu của bạn là gì có nghĩa là việc ra đề
của bạn đã thất bại.
- Thứ ba, để tránh nhàm chán cho người học cần đưa ra những bài tập
mang tính hình ảnh, câu đố khách quan và thu hút người học. Như vậy họ
sẽ tiếp thu một cách thụ động và có hứng thú học bài.
- Thứ tư, nếu như thiết kế bài học cho người nước ngoài cần đảm bảo rằng
bài tập phù hợp với trình độ của người được giao, không khiến người học
quá áp lực hoặc quá dễ đến mức người học cảm thấy chán nản. Đồng thời
đối với người nước ngoài họ cần hiểu nội dung mới có thể làm được bài
vì vậy cần thiết kế bài tập một cách hệ thống phát huy khả năng tư duy
của người học.
III. KẾT LUẬN:
Trên đây là một số bài tập và ý kiến của em về thiết kế bài tập, hy vọng
nó sẽ hữu ích. Thiết kế bài tập quả thực là một việc giúp học viên biết được
trình độ của mình đang giới hạn đến đâu. Nó cần người ra đề phải hiểu rõ những
nội dung đã học và vận dụng kiến thức hợp lý.
Lời cuối, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô PGS.TS. Nguyễn
Thị Phương Thùy đã dạy chúng em xuyên suốt học phần vừa qua. Cô thực sự là
một người giảng viên cực kỳ tâm huyết và thoải mái. Qua học phần này em đã
hiểu nhiều hơn về Việt ngữ học và em tin rằng những kiến thức mà em đã học
được sẽ giúp đỡ em rất nhiều trên hành trình phía trước. Em mong cô luôn
mạnh khỏe và hạnh phúc.

34
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Giáo trình học phần Việt ngữ học.
2. Bình ngô đại cáo- Ngô Tất Tố dịch. Truy cập ngày 11/6/2022.
https://vi.wikisource.org/wiki/B%C3%ACnh_Ng%C3%B4_%C4%91%E1%BA
%A1i_c%C3%A1o_(Ng%C3%B4_T%E1%BA%A5t_T%E1%BB%91_d
%E1%BB%8Bch)
3. Nguyễn An Ninh, “Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”,
Truy cập ngày 11/6/2022.
https://giaibaitap123.com/sach-giao-khoa-ngu-van-11-tap-2/doc-them-tieng-me-
de-nguon-giai-phong-cac-dan-toc-bi-ap-buc/
4. Hồ Chí Minh, “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Truy cập ngày
11/6/2022.
https://download.vn/tinh-than-yeu-nuoc-cua-nhan-dan-ta-47651
5.Nguyễn Văn Phi, “Trường từ vựng là gì?”. Truy cập ngày: 11/6/2022.
https://luathoangphi.vn/truong-tu-vung-la-gi/#:~:text=Tr%C6%B0%E1%BB
%9Dng%20t%E1%BB%AB%20v%E1%BB%B1ng%20l%C3%A0%20t
%E1%BA%ADp,ngh%C4%A9a%20m%E1%BB%99t%20c%C3%A1ch
%20%C4%91a%20chi%E1%BB%81u.
6.Trọng Nghĩa, “Chính’’ và “chánh”, “được” và “đặng” khác nhau ra sao?”,
Truy cập ngày 11/6/2022.
https://vietnamnet.vn/chinh-va-chanh-duoc-va-dang-khac-nhau-ra-sao-
782673.html

35

You might also like