You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HCM -


ĐH QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC & KĨ THUẬT MÁY TÍNH
🙞···☼···🙜

BÁO CÁO
BÀI TẬP LỚN GIẢI TÍCH 1

ĐỀ TÀI 9
“ TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH PHẲNG ”

Giảng viên hướng dẫn: TS. ĐÀO HUY CƯỜNG


Nhóm 09 - Lớp L21

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2023


Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


STT Họ và tên sinh viên MSSV Công việc được phân công

• Thuyết trình
Nguyễn Nhất Khôi
1 2311686 • Giải bài tập 44, 45, 46
(Nhóm trưởng)
• Biện luận bài tập 3, 4

• Thuyết trình
• Soạn nội dung và tổng kết
Nguyễn Thành Minh
2 2311687 • Giải bài tập 3, 4
Khôi
• Biện luận bài tập 44
• Ứng dụng Matlab bài 33

• Giải bài tập 33


3 Trần Minh Khôi 2311703 • Biện luận bài tập 42, 43
• Ứng dụng Matlab bài 3, 4

• Thiết kế và trình bày báo cáo


• Soạn cơ sở lý thuyết
4 Võ Công Đăng Khôi 2311708 • Giải bài tập 40, 41
• Biện luận bài tập 33
• Ứng dụng Matlab bài 42

• Giải bài tập 42


5 Nguyễn Trung Kiên 2311737 • Biện luận bài tập 45, 46
• Ứng dụng Matlab bài 40, 43

• Soạn cơ sở lý thuyết
• Giải bài tập 43
6 Cao Nhất Lâm 2311815
• Biện luận bài tập 40, 41
• Ứng dụng Matlab bài 41, 44
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ THUYẾT.............................................................................. 2

CHƯƠNG III: BÀI TẬP VẬN DỤNG ........................................................................ 5

3.1. Bài 3, mục 6.1, sách James Stewart .................................................................... 5

3.2. Bài 4, mục 6.1, sách James Stewart .................................................................... 6

3.3. Bài 33, mục 6.1, sách James Stewart .................................................................. 7

3.4. Bài 40, mục 6.1, sách James Stewart .................................................................. 8

3.5. Bài 41, mục 6.1, sách James Stewart ................................................................ 10

3.6. Bài 42, mục 6.1, sách James Stewart ................................................................ 11

3.7. Bài 43, mục 6.1, sách James Stewart ................................................................ 12

3.8. Bài 44, mục 6.1, sách James Stewart ................................................................ 13

3.9. Bài 45, mục 6.1, sách James Stewart ................................................................ 14

3.10. Bài 46, mục 6.1, sách James Stewart .............................................................. 16

CHƯƠNG IV: TỔNG KẾT ....................................................................................... 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 18


Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Cuộc sống quanh chúng ta luôn hiện hữu toán học. Nó đã trở thành một phần không
thể thiếu trong hầu hết các lĩnh vực từ Kinh tế, Tài chính đến Xây dựng, Máy tính, ….
Tại Trường Đại học Bách Khoa TPHCM - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
cũng vậy, các sinh viên của tất cả các ngành đều được tiếp cận bộ môn Giải tích một
cách cụ thể và rõ ràng nhất, từ đó các bạn có thể áp dụng vào chính các môn học chuyên
ngành và nghề nghiệp trong tương lai. Giải tích là một nhánh quan trọng của toán học
nghiên cứu về các khái niệm và phương pháp liên quan đến biến đổi và tính toán các
hàm số. Trong đó, đề tài “Tính diện tích hình phẳng” chắc hẳn là một trong những ứng
dụng phổ biến nhất của bộ môn Giải tích vào bên trong các lĩnh vực. Từ đó, sinh ra các
khái niệm khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau. Vậy, diện tích hình phẳng là gì ?

Ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông, chúng ta đều đã biết đến
khái niệm hình phẳng là những hình chỉ tồn tại trên một mặt phẳng, hay nói cách khác
là chúng tồn tại ở không gian hai chiều và những hình chúng ta gặp rất phổ thông như
hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, … Những loại hình này đều có
công thức tính diện tích cụ thể riêng mà từ bé chúng ta đã được bắt phải học thuộc.
Chẳng hạn, diện tích của hình chữ nhật bằng tích của chiều dài và chiều rộng. Đối với
các đa giác lồi bất kì, diện tích của chúng còn có thể được tính bằng cách chia nhỏ đa
giác lồi đó thành các hình đã có công thức tính và tính tổng diện tích của chúng. Nhưng
đối với các hình không ổn định (như cái hồ, hình thang cong, …) thì diện tích của những
hình ấy tính như thế nào? Tích phân và tổng Riemann là công cụ quan trọng trong việc
tính toán diện tích hình phẳng cho các hình có cấu trúc đơn giản nói riêng và các hình
có cấu trúc phức tạp nói chung.

Trong bài tập lớn này, nhóm chúng em sẽ sử dụng các bài tập mang tính lý thuyết xen
lẫn với các bài mang tính thực tiễn để minh hoạ về cách tích phân hoạt động ở các lĩnh
vực trong việc tính diện tích hình phẳng. Trong quá trình giải các bài tập, nhóm 9 chúng
em có sử dụng phần mềm code Matlab cũng như một số phần mềm khác để minh hoạ
hình ảnh để có tính trực quan và để dễ hình dung về hướng giải quyết của đề bài.

1
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÍ THUYẾT


 Xét miền phẳng S nằm giữa hai đường cong y = f(x) và y = g(x) và giữa hai đường
thẳng đứng x = a và x = b. Trong đó f(x) và g(x) là các hàm số liên tục và f(x) ≥
g(x) với mọi x thuộc [a, b].

Hình 2.1. 𝑆 = {(𝑥, 𝑦)|𝑎 ≤ 𝑥 ≤ 𝑏, 𝑔(𝑥) ≤ 𝑦 ≤ 𝑓(𝑥)}

Bước 1: Chia miền S thành n miền con S1, S2, …, Sn bởi các đường thẳng đứng tại các
điểm chia.

a = x0 < x1 < x2 < …< xn = b

Hình 2.2. Một phân hoạch của [a, b]

Bước 2: Mỗi hình con Si được xấp xỉ bởi hình chữ nhật với chiều rộng là ∆𝐱 𝐢 = 𝐱 𝐢 −
𝐱 𝐢−𝟏 và chiều dài là 𝐟(𝐱 𝐢 ∗ ) − 𝐠(𝐱 𝐢 ∗ ) với mỗi 𝑥𝑖 ∗ là một điểm mẫu tùy ý trong mỗi đoạn
con [𝑥𝑖−1 ; 𝑥𝑖 ].

2
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

Hình 2.3. Hình chữ nhật xấp xỉ Hình 2.4. Hình chữ nhật tiêu biểu

Bước 3: Khi đó, diện tích của miền S được xấp xỉ bởi tổng diện tích của các hình chữ
nhật:
n

Diện tích ≈ ∑ [f(xi ∗ ) − g(xi ∗ )]. ∆ xi


i=0

Với n là số hình chữ nhật trong một phân hoạch. Khi 𝑛 → ∞ thì diện tích hình phẳng S
càng gần giá trị chính xác. Ta định nghĩa diện tích hình phẳng S là giới hạn của tổng
các diện tích các hình chữ nhật nhỏ.
n

lim ∑ [f(xi ∗ ) − g(xi ∗ )]. ∆ xi


𝑛→∞
i=0

Mà đây là tích phân xác định của f(x) – g(x) nên công thức để tính diện tích là

∫[f(x) − g(x)]dx
a

 Một cách tổng quát ta có công thức:

Định lý: Diện tích hình phẳng nằm giữa 2 đường cong liên tục y = f(x) và y = g(x)
và giữa 2 đường thằng đứng x = a và x = b là

S = ∫|f(x) − g(x)|dx
a

3
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

 Công thức cũng áp dụng cho trường hợp:

Định lý: Nếu miền phẳng được giới hạn bởi các đường x = f(y), x = g(y), y = c và y
= d, trong đó f(y) và g(y) là các hàm số liên tục trên [c, d] thì diện tích của nó là

S = ∫|f(y) − g(y)|dy
c

4
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

CHƯƠNG III: BÀI TẬP VẬN DỤNG


3.1. Bài 3, mục 6.1, sách James Stewart

 Đề bài:

Tìm diện tích của miền được tô.

 Bài giải:

• Đặt f(y) = y 2 − 2 và g(y) = ey

• Diện tích của miền được tô là:


1 1
S = ∫ |f(y) − g(y)|dy = ∫ |ey − y 2 + 2|dy ≈ 5,6837
−1 −1

 Chương trình matlab:

Hình 3.2. Kiểm tra bài 3 bằng Matlab


5
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

3.2. Bài 4, mục 6.1, sách James Stewart


 Đề bài:

Tìm diện tích của miền được tô.

 Bài giải:

• Đặt f(y) = y 2 − 4y và g(y) = 2y − y 2

• Tung độ giao điểm của 2 đường cong là:

y=0
f(y) = g(y) ⇔ y 2 − 4y = 2y − y 2 ⇒ [
y=3

• Diện tích của miền được tô là:

3 3 3
2 2
−2y 3
S = ∫ |f(y) − g(y)|dy = ∫ |(2y − y ) − (y − 4y)|dy = ( + 3y 2 )| = 9
0 0 3 0

 Chương trình matlab:

6
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

Hình 3.4. Kiểm tra bài 4 bằng Matlab


3.3. Bài 33, mục 6.1, sách James Stewart
 Đề bài:

Dùng Quy Tắc Trung Điểm với n = 4 để tính xấp xỉ diện tích của miền giới hạn bởi
πx πx
các đường cho trước: y = sin2 ( ) , y = cos 2 ( ) , 0 ≤ x ≤ 1.
4 4

 Bài giải:
πx πx
• Đặt f(x) = cos 2 ( ) − sin2 ( ) , 0 ≤ x ≤ 1
4 4

πx
⇒ f(x) = cos ( ),0 ≤ x ≤ 1
2
Do 0 ≤ 𝑥 ≤ 1 nên f(x) ≥ 0

• Ta dùng Quy Tắc Trung Điểm với n = 4 phân đoạn:

1−0 1
∆x = =
4 4
• Ta có:

1 2 1 3 2 3
+0 1 + 3 + 5 1+
x1 = 4 = ; x2 = 4 4 = ; x3 = 4 4 = ; x4 = 4=7
2 8 2 8 2 8 2 8

7
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

• Diện tích là:


1
S = ∫ |f(x)|dx ≈ ∆x. [f(x1 ) + f(x2 ) + f(x3 ) + f(x4 )]
0

1 π 3π 5π 7π
⇒S≈ . (cos ( ) + cos ( ) + cos ( ) + cos ( )) ≈ 0,6407
4 16 16 16 16

 Chương trình matlab:

Hình 3.5. Kiểm tra bài 33 bằng Matlab

3.4. Bài 40, mục 6.1, sách James Stewart

 Đề bài:

Vẽ miền trong mặt phẳng Oxy xác định bởi các bất phương trình và tìm diện tích
của nó: x − 2y 2 ≥ 0, 1 − x − |y| ≥ 0
 Bài giải:
• Ta có: x − 2y 2 ≥ 0 ⇔ x ≥ 2y 2

x ≤ 1 − y nếu y ≥ 0
Và x ≤ 1 − |y| ⇔ {
x ≤ 1 + y nếu y < 0

• Tung độ giao điểm của x = 2y 2 và x = 1 − y là:

1
2 y=
(nhận)
2y = 1 − y ⇔ (2y − 1)(y + 1) = 0 ⇒ [ 2
y = −1 (loại do y ≥ 0)

8
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

• Diện tích là:


1
2
2
y 2 2y 3 1 7
S = 2. ∫ [ (1 − y) − 2y ]dy = 2 (y − − )| 2 =
0 2 3 12
0

 Vẽ miền bằng Geogebra

Hình 3.6. Miền phẳng được giới hạn bởi 2 bất phương trình

 Chương trình matlab:

Hình 3.6. Kiểm tra bài 40 bằng Matlab

9
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

3.5. Bài 41, mục 6.1, sách James Stewart

 Đề bài:

Xe đua do Chris va Kelly cầm lái khởi hành bên cạnh nhau. Bảng dưới cho thấy
vận tốc hai xe (tính bằng dặm/giờ) trong mười giây đầu tiên của cuộc đua. Dùng
Quy Tắc Trung Điểm để ước tính xem Kelly vượt qua mặt Chris bao xa trong mười
giây đầu tiên.

t VC VK t VC VK

0 0 0 6 69 80

1 20 22 7 75 86

2 32 37 8 81 93

3 46 52 9 86 98

4 54 61 10 90 102

5 62 71

 Bài giải:
1 1
• 1s = h ⇒ 10s = h
3600 360

• Gọi f(t) là khoảng cách Kelly vượt mặt Chris trong thời điểm t.
1
−0 1
• Ta dùng Quy Tắc Trung Điểm với n = 5 phân đoạn và ∆t = 360
= (h).
5 1800

• Ta có: t1 = 1s, t2 = 3s, t3 = 5s, t4 = 7s và t5 = 9s .

• Ta ước tính khoảng cách giữa các xe sau 10 giây như sau:
1
360
S=∫ f(t)dt ≈ ∆t. [ f(t1 ) + f(t 2 ) + f(t 3 ) + f(t 4 ) + f(t 5 ) ]
0

1
⇒S≈ . [ (22 − 20) + (52 − 46) + (71 − 62) + (86 − 75) + (98 − 86)]
1800
1
⇔S≈ ≈ 0,0222 (dặm)
45

10
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

 Chương trình matlab:

Hình 3.7. Kiểm tra bài 41 bằng Matlab

3.6. Bài 42, mục 6.1, sách James Stewart

 Đề bài:

Chiều rộng (tính bằng mét) của hồ bơi hình quả thận được đo ở những khoảng cách
2 mét như trong hình. Dùng Quy Tắc Trung Điểm để ước tính diện tích hồ bơi.

 Bài giải:

• Gọi x là khoảng cách từ vị trí tận cùng bên trái của hồ bơi đến 1 vị trí theo
chiều ngang trên hồ bơi và f(x) là độ rộng của hồ bơi tại x.
8.2−0
• Áp dụng Quy tắc trung điểm với n = 4 phân đoạn và ∆x = = 4 (m).
4

• Ta có: x1 = 2m, x2 = 6m, x3 = 10m, x4 = 14m.

• Ta ước tính diện tích hồ bơi như sau:


16
S = ∫ f(x)dx ≈ ∆x. [ f(x1 ) + f(x2 ) + f(x3 ) + f(x4 )]
0

⇒ S ≈ 4. (6,2 + 6,8 + 5,0 + 4,8) = 91,2 (m2 )

11
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

 Chương trình matlab:

Hình 3.8. Kiểm tra bài 42 bằng Matlab


3.7. Bài 43, mục 6.1, sách James Stewart
 Đề bài:

Thiết diện thẳng của cánh máy bay được cho trong hình. Số đo chiều cao của cánh,
tính bằng cm, ở những khoảng cách 20 cm là 5.8, 20.3, 26.7, 29.0, 27.6, 27.3,
23.8, 20.5, 15.1, 8.7 và 2.8. Dùng Quy Tắc Trung Điểm để ước tính diện tích của
thiết diện của cánh.

 Bài giải:

• Gọi x là chiều rộng của cánh từ điểm tận cùng bên trái.

• Gọi h(x) là chiều cao của cánh, tính bằng cm, ở những khoảng cách x cm.
200−0
• Ta dùng Quy Tắc Trung Điểm với n = 5 phân đoạn và ∆x = = 40(cm).
5

• Ta có: x1 = 20 cm, x2 = 60 cm, x3 = 100 cm, x4 = 140 cm, x5 = 180 cm.

12
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

• Ta ước tính diện tích diện tích của thiết diện của cánh như sau:
200
S=∫ h(x) dx ≈ ∆x. [ h(x1 ) + h(x2 ) + h(x3 ) + h(x4 ) + h(x5 )]
0

⇒ S ≈ 40. (20,3 + 29 + 27,3 + 20,5 + 8,7) = 40.105,8 = 4232(cm2 )


 Chương trình matlab:

Hình 3.9. Kiểm tra bài 43 bằng Matlab

3.8. Bài 44, mục 6.1, sách James Stewart

 Đề bài:

Nếu sinh suất (tốc độ sinh sản) là b(t) = 2200e0.024t người mỗi năm và tử suất là
d(t) = 1460e0.018t người mỗi năm. Tìm diện tích giữa các đường cong này với 0 ≤
t ≤ 10. Diện tích này biểu thị điều gì?

 Bài giải:

• Diện tích giữa các đường cong này là:


10
S = ∫ |b(t) − d(t)|dx = 8867,99 ≈ 8868
0

• Ý nghĩa: Trong khoảng thời gian 10 năm, dân số tăng khoảng 8868 người.

13
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

 Chương trình matlab:

Hình 3.10. Kiểm tra bài 44 bằng Matlab

3.9. Bài 45, mục 6.1, sách James Stewart

 Đề bài:

Hai xe A và B khởi hành cạnh nhau từ vị trí đứng yên. Hình trên cho thấy đồ thị của
hàm số vận tốc của chúng.

a. Xe nào vươt trước sau một phút? Giải thích.

b. Ý nghĩa của diện tích của miền được tô là gì ?

c. Xe nào vượt trước sau hai phút? Giải thích.

d. Ước tính thời gian hai xe một lần nữa lại chạy cạnh nhau.

 

14
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

 Bài giải:

• Ta biết rằng diện tích được giới hạn bởi đường cong vận tốc A, trục Ot và 2
đường thẳng đứng t = a, t = b biểu thị quãng đường đi được của xe A trong
b
khoảng thời gian từ a (phút) tới b (phút), ∫a vA (t)dt = sA (t). Tương tự, diện
tích được giới hạn bởi đường cong vận tốc B, trục Ot và 2 đường thẳng đứng t
= c, t = d biểu thị quãng đường đi được của xe B trong khoảng thời gian từ c
d
(phút) tới d (phút), ∫c vB (t)dt = sB (t).

a. Xe A vượt trước xe B sau 1 phút. Vì phần diện tích được giới hạn bởi đường
cong vận tốc A, trục Ot và 2 đường thẳng đứng t = 0, t = 1 lớn hơn phần diện
tích được giới hạn bởi đường cong vận tốc B, trục Ot và 2 đường thẳng đứng t
= 0, t = 1.

b. Ý nghĩa của diện tích miền được tô là khoảng cách xe A vượt trước xe B trong
1 phút từ lúc khởi hành.

c. Sau 2 phút, xe B có vận tốc nhanh hơn xe A nhưng phần diện tích được giới
hạn bởi 2 đường thẳng đứng t = 0, t = 1, trục Ot và đường cong vận tốc A vẫn
lớn hơn phần diện tích được giới hạn bởi 2 đường thẳng đứng t = 0, t = 1, trục
Ot và đường cong vận tốc B nên xe A vẫn vượt trước xe B sau 2 phút từ khi
khởi hành.

d. Từ đồ thị, dường như diện tích giữa đường cong A và B từ 0 đến 1 giây ( khi xe
A nhanh hơn), tương ứng với khoảng cách mà xe A đi trước, là khoảng 3 ô
vuông. Do đó, ô tô sẽ chạy cạnh nhau tại thời điểm x. Trong đó, diện tích giữa
các đường cong khi 1 ≤ t ≤ x (khi xe B nhanh hơn) bằng diện tích giữa các
đường cong khi 0 ≤ t ≤ 1. Từ đồ thị, ta thấy x = 2,25 (phút). Vậy 2 xe một
lần nữa lại chạy cạnh nhau là tại thời điểm t = 2,25 (phút).

15
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

3.10. Bài 46, mục 6.1, sách James Stewart

 Đề bài:

Hình dưới cho thấy đồ thị của hàm số doanh thu cận biên R’ và hàm số chi phí
cận biên C’ của một công ty sản xuất. [Nhớ là ở Bài 4.7 ta đã biết R(x) và C(x)
biểu thị doanh thu và chi phí khi x đơn vị được sản xuất. R và C được tính bằng
nghìn đôla]. Ý nghĩa của diện tích của miền được tô là gì? Dùng Quy Tắc Trung
Điểm để ước tính giá trị của đại lượng này.

 Bài giải:

• Ý nghĩa của diện tích miền được tô là: Từ 50 đơn vị được sản xuất đến 100 đơn
vị được sản xuất, diện tích miền được tô là lợi nhuận của công ty.
100−50
• Ta dùng Quy Tắc Trung Điểm với n = 1 phân đoạn và ∆x = = 50(đvsx)
1

• Ta ước tính diện tích của miền được tô như sau:

S ≈ ∆x. [ R′ (75) − C′ (75)] ≈ 50. (2 − 1) = 50 (nghìn đô la)

16
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

CHƯƠNG IV: TỔNG KẾT


4.1. Những điều đã đạt được

Qua bài tập lớn này, chúng em đã có cơ hội để tìm hiểu rõ hơn về Tổng Riemann
và Tính diện tích hình phẳng về ứng dụng của nó trong các bài toán hàn lâm cũng như
là toán thực tế. Đây là những kiến thức có tính ứng dụng cao trong các lĩnh vực Khoa
học, Kinh tế, … nên chúng em sẽ có thêm một công cụ tính toán các đại lượng trong
lĩnh vực của mỗi người. Chúng em đã ứng dụng cả kiến thức này vào các ứng dụng,
phần mềm tính toán như Geogebra, Matlab, WolframAlpha và điều này đã trang bị cho
chúng em khả năng có thể sử dụng chúng trong tương lai.

Ngoài các kiến thức chuyên môn, chúng em còn có cơ hội để có thể trau dồi và
trang bị thêm các kỹ năng mềm trong quá trình làm bài báo cáo. Kỹ năng làm việc
nhóm là một trong các kĩ năng quan trọng mà các công ty, doanh nghiệp đòi hỏi ở các
cá nhân và bọn em đã được học hỏi cũng như ứng dụng trong bài tập này. Ngoài ra, kỹ
năng giao tiếp và quản lý thời gian là các kĩ năng chúng em đã sử dụng để bắt kịp tiến
độ công việc và làm cho bài báo cáo trở nên hiệu quả hơn.

4.2. Những điều chưa đạt được

• Thứ nhất là tính chính xác của các bài toán. Vì các phương pháp sử dụng đều có
tính xấp xỉ nên những kết quả cũng chỉ mang tính chất tương đối và có thể
chính xác hơn nữa với những cách giải khác.

• Thứ hai là tiến độ làm việc không như dự đoán. Vì tính chất địa lý nên việc họp
và tiến hành những buổi gặp mặt để thuyết trình thử rất khó. Điều này cũng
khiến cho công việc trở nên chậm trễ hơn.

• Tuy vậy, nhóm chúng em đã cố gắng hết sức khắc phục những điểm yếu bằng
các điểm mạnh như thay thế tính sáng tạo bằng sự chi tiết, tỉ mỉ và đa dạng hoá
cách giải bài. Đây cũng là lần đầu tiên nhóm chúng em làm bài tập lớn nên sai
sót là điều không thể tránh khỏi. Xin cảm ơn thầy Đào Huy Cường đã dành thời
gian để lắng nghe, sửa lỗi và giúp chúng em tốt hơn.

17
Bài tập lớn Giải tích 1 Nhóm 09 – Lớp L21

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] TS.Đào Huy Cường. Bài giảng 7. [PowerPoint slides].

[2] Nguyễn Đình Huy. (2022, 04 26). Giáo trình Giải tích 1.Tp. Hồ Chí Minh: NXB.
Đại học quốc gia tp HCM.

[3] James Stewart. (2008). Caculus Early Transcendentals, 6th Edition.

[4] The MathWorks, Inc. (1994). Help center. Đươc̣ truy lu ̣c từ MathWorks:
https://www.mathworks.com/help/index.html

[5] Wikimedia Foundation, Inc. (2022, 10 15). MATLAB. Đươc̣ truy lu ̣c từ Wikipedia:
https://vi.wikipedia.org/wiki/MATLAB#

18

You might also like