You are on page 1of 105

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

NGUYỄN VĂN DŨNG

BÀI GIẢNG
CƠ SỞ GIẢI TÍCH HIỆN ĐẠI

ĐỒNG THÁP - 2022


Mục lục

1 Không gian topo và không gian metric 2


1.1 Không gian topo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.2 Không gian metric . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.3 Ánh xạ liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
1.4 Liên hệ với nội dung toán sơ cấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

2 Không gian định chuẩn 34


2.1 Không gian định chuẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
2.2 Ánh xạ tuyến tính liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
2.3 Một số lớp không gian định chuẩn thường gặp . . . . . . . . . . . . . . . 55
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
2.4 Liên hệ với nội dung toán sơ cấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66

3 Không gian Hilbert 67


3.1 Không gian Hilbert . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
3.2 Hệ trực giao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
3.3 Hệ trực chuẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98
3.4 Liên hệ với nội dung toán sơ cấp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99

Tài liệu tham khảo 100

Chỉ mục 100


Chương 1

Không gian topo và không gian


metric

1.1 Không gian topo


Trong toán học, tôpô là chuyên ngành liên quan đến những tính chất của không gian
mà không thay đổi qua những phép biến đổi liên tục, chẳng hạn như các sự biến dạng,
sự xoắn, và sự kéo giãn nhưng ngoại trừ việc xé rách và việc dán dính. Điều này có thể
được nghiên cứu bằng cách xem xét một họ những tập hợp con, được gọi là tập mở,
thỏa mãn những tính chất nào đó và sẽ biến tập hợp đã cho thành một không gian tôpô.
Do đó, tôpô còn được mệnh danh là “hình học của màng cao su”. Các đặc tính đó gọi là
các bất biến tôpô.
Tôpô phát triển như là một chuyên ngành độc lập với hình học và lí thuyết tập hợp,
mặc dù chúng có các khái niệm như không gian, chiều và phép biến đổi. Những ý tưởng
đầu tiên của ngành học này thuộc về Gottfried Leibniz trong thế kỉ 17. Ông đã hình
dung ngành “hình học của vị trí” và “giải tích của nơi chốn”. Những định lí đầu tiên của
tôpô có thể kể đến đó là Bài toán 7 cây cầu và công thức đa diện của Leonhard Euler.
Thuật ngữ tôpô được giới thiệu lần đầu bởi Johann Benedict Listing trong thế kỉ 19.
Tuy nhiên cho đến đầu thế kỉ 20 thì tôpô mới được phát triển. Vào khoảng giữa thế kỉ
20 thì tôpô trở thành một chuyên ngành chính của toán học.
Tôpô có nhiều chuyên ngành hẹp, trong đó tôpô đại cương hay còn gọi là tôpô tập-
điểm, nghiên cứu về những khái niệm và tính chất cơ bản của không gian tôpô và các
khái niệm cơ bản khác. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu những khái niệm và tính
chất cơ bản của không gian tôpô. Lập luận trong chương này chủ yếu liên quan đến các
phép toán tập hợp. Về các phép toán tập hợp và một số nội dung liên quan, người học
đã được học ở trong các môn học như Nhập môn Toán cao cấp.

2
1.1.1 Định nghĩa (Tôpô). Giả sử tập hợp X ̸= ∅ và T là một họ những tập con của X
thỏa mãn những điều kiện sau.

1. ∅, X ∈ T .

2. Hợp của một họ tùy ý những phần tử thuộc T là một phần tử thuộc T , nghĩa là
S
nếu Gi ∈ T , i ∈ I thì i∈ I Gi ∈ T .

3. Giao của hữu hạn phần tử bất kì thuộc T là một phần tử thuộc T , nghĩa là nếu
n
T
Gi ∈ T , i = 1, . . . , n thì Gi ∈ T . Điều này tương đương với nếu A, B ∈ T thì
i=1
A∩B ∈T.

Khi đó

1. T được gọi là một tôpô (topology) trên X, cặp (X, T ) được gọi là một không gian
tôpô (topological space) và còn được viết gọn là X.

2. Mỗi phần tử G thuộc T được gọi là một tập mở (open) của không gian tôpô X;
mỗi phần tử x của X được gọi là một điểm (point).

3. Tập con E của X được gọi là một tập đóng (closed) nếu X \ E là tập mở.

Tiếp theo là một số ví dụ minh họa cho khái niệm trên.

Hình 1.1: Vòng xuyến Mobius, một vật thể được nghiên cứu trong tôpô, là vật thể chỉ
có một mặt và một cạnh

3
1.1.2 Ví dụ. 1. ∅ và X là những tập mở của mọi không gian tôpô.

2. ∅ và X là những tập đóng của mọi không gian tôpô.

3. Cho tập hợp X ̸= ∅, họ T = {∅, X} là một tôpô trên X và được gọi là tôpô thô.

4. Cho tập hợp X ̸= ∅, họ T = P(X) là một tôpô trên X và được gọi là tôpô rời rạc.

S
5. Cho X = R, họ T = { i∈I (ai , bi ) : ai , bi ∈ R, I bất kì } là một tôpô trên R và
được gọi là tôpô thông thường (usual topology) trên R. Trên R nếu không nói gì
thêm thì ta luôn mặc định tôpô là tôpô thông thường.

6. Cho X = R2 , họ T = { i∈I B(ai , ri ) : ai = (ai1 , ai2 ) ∈ R2 , ri > 0, I bất kì } là một


S

tôpô trên R2 và được gọi là tôpô Euclid (Euclidean topology) trên R2 , ở đây
n q o
B(ai , ri ) = x = (x1 , x2 ) ∈ R2 : |x1 − ai1 |2 + |x2 − ai2 |2 < ri .

Trên R2 nếu không nói gì thêm thì ta luôn mặc định tôpô là tôpô Euclid.

Trên mỗi tập hợp có thể trang bị những tôpô khác nhau. Để so sánh hai tôpô trên
cùng một tập hợp chúng ta sử dụng khái niệm sau.

1.1.3 Định nghĩa (So sánh hai tôpô). Giả sử T và σ là những tôpô trên X. Tôpô T
được gọi là yếu hơn (weaker) hay thô hơn (coarser) tôpô σ nếu T ⊂ σ. Khi đó tôpô σ
cũng được gọi là mạnh hơn (stronger) hay mịn hơn (finer) tôpô T .

1.1.4 Ví dụ. Tôpô thô là tôpô yếu nhất và tôpô rời rạc là tôpô mạnh nhất trên tập
hợp X ̸= ∅.

Tính chất sau của tập đóng chính là đối ngẫu với tính chất của tập mở.

1.1.5 Mệnh đề. Kí hiệu F là họ tất cả các tập con đóng của không gian tôpô (X, T ).
Khi đó

1. ∅ ∈ F và X ∈ F.

2. Giao của một họ con tùy ý những phần tử thuộc F là phần tử của F.

3. Hợp của hai phần tử tùy ý của F là phần tử của F.

4. G ∈ T khi và chỉ khi X \ G ∈ F.

4
Chứng minh. Suy trực tiếp từ Định nghĩa 1.1.1 và tính chất các phép toán tập hợp.

Những khái niệm sau mô tả vị trí tương đối giữa điểm và tập hợp trong một không
gian tôpô.

1.1.6 Định nghĩa. Giả sử X là một không gian tôpô, E ⊂ X và x ∈ X.

1. Tập con U của không gian tôpô X được gọi là một lân cận (neighborhood) của
điểm x nếu tồn tại tập mở V trong X sao cho x ∈ V ⊂ U .

2. Tập con U của không gian tôpô X được gọi là một lân cận của E trong X nếu
tồn tại tập mở V ⊂ X sao cho E ⊂ V ⊂ U .

3. Điểm x được gọi là điểm trong (interior point) của E nếu E là một lân cận của x.

4. Điểm x được gọi là điểm ngoài (exterior point) của E nếu X \ E là một lân cận
của x.

5. Điểm x được gọi là điểm giới hạn (limit point) của E nếu với mọi lân cận U của x
ta có U ∩ (E \ {x}) ̸= ∅. Tập hợp các điểm giới hạn của E được gọi là tập dẫn xuất
(derived set) của E và kí hiệu là E ′ hay E d .

6. Điểm x được gọi là điểm dính (adherent point ) của E nếu với mọi lân cận U của x
ta có U ∩ E ̸= ∅.

7. Điểm x được gọi là điểm biên (boundary point) của E nếu với mọi lân cận U của x
ta có U ∩ E ̸= ∅ và U ∩ (X \ E) ̸= ∅. Tập hợp các điểm biên của E được gọi là
biên (boundary) của E và kí hiệu là ∂E.

8. Hợp của các tập mở chứa trong E được gọi là phần trong (interior) của E, kí hiệu
là E 0 hoặc IntE.

9. Giao của các tập đóng chứa E được gọi là bao đóng (closure) của E, kí hiệu là E
hoặc ClE.

1.1.7 Nhận xét. Với mỗi điểm x ∈ X và tập con E của X chỉ xảy ra một và chỉ một
trong 3 quan hệ: x là điểm trong của E, x là điểm ngoài của E, x là điểm biên của E.

1.1.8 Ví dụ. Giả sử X = R và E = (0, 1] ∪ {2}. Khi đó

1. E là lân cận của mọi x ∈ (0, 1) và của mọi A ⊂ (0, 1).

5
Hình 1.2: Lân cận V của điểm p

Hình 1.3: Điểm x là điểm trong của tập S, điểm y là điểm biên của tập S

6
2. Mọi x ∈ (0, 1) là điểm trong của E.

3. Mọi x ∈ (−∞, 0) ∪ (1, 2) ∪ (2, ∞) là một điểm ngoài của E.

4. Tập dẫn xuất của E là [0, 1].

5. Tập các điểm dính của E là [0, 1] ∪ {2}.

6. Tập các điểm biên của E là {0, 1, 2}.

7. IntE = (0, 1).

8. E = [0, 1].

Giải. Kiểm tra trực tiếp các điều kiện của định nghĩa.

Mệnh đề tiếp theo là những tính chất cơ bản của bao đóng, phần trong của một tập
hợp.

1.1.9 Mệnh đề. Giả sử X là một không gian tôpô và E, F ⊂ X. Khi đó

1. E là tập đóng bé nhất chứa E.

2. E đóng khi và chỉ khi E = E.

3. IntE là tập mở lớn nhất chứa trong E.

4. E mở khi và chỉ khi E = IntE.

Chứng minh. (1). Theo Mệnh đề 1.1.5 thì E là đóng. Hơn nữa, E là tập đóng bé nhất
chứa E theo định nghĩa của bao đóng.

(2). Suy trực tiếp từ (1).

Lập luận tương tự cho các nội dung còn lại.

Để đặc trưng tính chất của một không gian tôpô, chúng ta có thể chỉ cần đặc trưng
qua một số phần tử của tôpô. Những phần tử đó được gọi là cơ sở của một không gian
tôpô.

1.1.10 Định nghĩa. Giả sử (X, T ) là một không gian tôpô, x ∈ X và U(x) là họ tất
cả các lân cận của x.

7
1. Họ B ⊂ T được gọi là cơ sở (base) của tôpô T nếu với mỗi x ∈ X và với mỗi lân
cận U của x tồn tại V ∈ B sao cho x ∈ V ⊂ U .
S
2. Họ σ những tập con của X được gọi là tiền cơ sở (subbase) của T nếu X = {S :
S ∈ σ} và họ tất cả các giao hữu hạn những phần tử của σ lập thành một cơ sở
của tôpô T .

3. Họ B(x) ⊂ U(x) được gọi là cơ sở lân cận (neighborhood system) tại điểm x ∈ X
nếu với mỗi U ∈ U(x) tồn tại V ∈ B(x) sao cho x ∈ V ⊂ U .

4. (X, T ) được gọi là không gian thỏa mãn tiên đề đếm được thứ hai (second countable
space) nếu T có cơ sở đếm được.

5. (X, T ) được được gọi là không gian thỏa mãn tiên đề đếm được thứ nhất (first
countable space) nếu tại mỗi điểm x ∈ X đều có cơ sở lân cận đếm được.

6. Tập con A của X được gọi là trù mật khắp nơi (everywhere dense) trong X nếu
A = X.

7. (X, T ) được gọi là khả li (separable) nếu nó chứa một tập con đếm được và trù
mật khắp nơi trong X.

1.1.11 Ví dụ. 1. Họ B = {(a, b) : a, b ∈ Q} là một cơ sở của tôpô thông thường


trên R.

2. Họ σ = {(−∞, a), (b, ∞) : a, b ∈ R} là một tiền cơ sở của tôpô thông thường trên
tập các số thực R.

3. R là một không gian khả li vì có tập hợp Q các số hữu tỉ là tập đếm được và trù
mật khắp nơi trong R.

4. R là một không gian thỏa mãn tiên đề đếm được thứ hai.

5. Tập số hữu tỉ Q trù mật trong R.

6. R là một không gian khả li.

Tiếp theo là một số tính chất cơ bản của cơ sở và cơ sở lân cận.

1.1.12 Mệnh đề. 1. Giả sử B ⊂ T . Khi đó B là cơ sở của tôpô T nếu và chỉ nếu
với bất kì U ∈ T ta có U là hợp của họ con nào đó những phần tử của B, nghĩa là
S
tồn tại C ⊂ B sao cho U = C∈C C.

8
S
2. Giả sử B là họ những tập con nào đó của X sao cho X = {B : B ∈ B}. Nếu với
mỗi U, V ∈ B và với mỗi x ∈ U ∩ V tồn tại W ∈ B sao cho x ∈ W ⊂ U ∩ V thì
tồn tại một tôpô T trên X sao cho B là cơ sở của T .

3. Không gian tôpô có cơ sở đếm được là một không gian khả li.

Chứng minh. (1). Điều kiện đủ. Giả sử x ∈ X và U là lân cận mở bất kì của x. Vì
S
U = i∈I Bi với Bi ∈ B, i ∈ I và x ∈ U nên tồn tại Bi0 ∈ B sao cho x ∈ Bi0 ⊂ U .

Điều kiện cần. Giả sử B ⊂ T là cơ sở của tôpô T . Khi đó với U là tập mở bất kì
của T và với bất kì x ∈ U , vì B là cở sở nên có một lân cận Vx ∈ B sao cho x ∈ Vx ⊂ U .
S S
Vì thế U ⊂ x ∈U Vx ⊂ U và ta có U = x∈U Vx .

(2). Kí hiệu T là họ gồm các hợp tùy ý những phần tử của B. Khi đó T là một tôpô.
Thật vậy, ta có hợp tùy ý những phần tử thuộc T cũng là một phần tử thuộc T và
∅∈T,X ∈T.

Với U, V ∈ T ta cần chứng minh rằng U ∩ V ∈ T . Giả sử x ∈ U ∩ V , ta có x ∈ U


và x ∈ V . Vì thế tồn tại V1 ∈ B và V2 ∈ B sao cho x ∈ V1 ∩ V2 . Theo giả thiết, tồn tại
S
Wx ∈ B sao cho x ∈ Wx ⊂ V1 ∩ V2 . Từ đó ta suy ra U ∩ V ⊂ x∈U ∩V Wx ⊂ U ∩ V . Vì
S
thế, U ∩ V = x∈U ∩V Wx . Điều đó chứng tỏ U ∩ V ∈ T . Từ các giả thiết của mệnh đề
ta có ngay B là cơ sở của tôpô T .

(3). Giả sử B là một cơ sở đếm được trong X. Với mỗi B ∈ B ta chọn phần tử
xB ∈ B. Khi đó A = {xB : B ∈ B} là đếm được. Bây giờ ta sẽ chứng minh rằng A = X.
Muốn vậy ta sẽ chứng minh rằng X \ A = ∅. Thật vậy, vì X \ A là tập mở trong X
và (X \ A) ∩ A = ∅ ta suy ra X \ A không chứa phần tử B nào của cơ sở B. Bởi thế
X \ A = ∅. Do đó X = A và X khả li.

Như chúng ta đã biết, các tính chất Giải tích của R được đặc trưng qua giới hạn của
dãy số. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ xét dãy trong không gian tôpô.

1.1.13 Định nghĩa (Dãy, dãy con và dãy hội tụ). Giả sử X là một không gian topo.

1. Ánh xạ x : N → X, x(n) = xn với mọi n ∈ N, được gọi là một dãy (sequence)


trong X và kí hiệu là {xn } hoặc là {xn }n∈N .

2. Nếu k : N → N là một hàm số tăng thì ánh xạ x◦k : N → X, x◦k(n) = xk(n) := xkn
được gọi là dãy con (subsequence) của dãy {xn }n∈N và kí hiệu là {xkn } hoặc là
{xkn }n∈N

9
3. Dãy {xn }n∈N được gọi là hội tụ (convergent) đến điểm x ∈ X trong X nếu với mỗi
lân cận U của x, tồn tại n0 sao cho xn ∈ U với mọi n ≥ n0 , kí hiệu là lim xn = x.
n→∞
Khi đó điểm x ∈ X được gọi là điểm giới hạn (limit point) của dãy {xn }n∈N .

1.1.14 Ví dụ. 1. Sự hội tụ trong Rn trong Giải tích cổ điển là sự hội tụ theo topo
Euclid trên Rn .

2. Trong không gian topo thô, mọi dãy là một dãy hội tụ.

Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu về cấu trúc tôpô trên mỗi tập con của một không gian
tôpô cho trước. Lưu ý rằng trên mỗi tập hợp có thể có nhiều tôpô khác nhau, xem Ví
dụ 1.1.2. Tuy nhiên, chúng ta cần cấu trúc tôpô có “liên hệ” chặt chẽ với tôpô đã cho.

1.1.15 Bổ đề. Giả sử (X, T ) là một không gian tôpô và Y là một tập con khác rỗng
của X. Khi đó
TY = {A : A = G ∩ Y, G ∈ T }

là một tôpô trên Y .

Chứng minh. Kiểm tra trực tiếp các điều kiện của Định nghĩa 1.1.1.

1.1.16 Định nghĩa (Không gian con). Giả sử (X, T ) là một không gian tôpô và Y là
một tập con khác rỗng của X. Khi đó tôpô TY xác định như trong Bổ đề 1.1.15 được
gọi là tôpô cảm sinh (induced topology) từ tôpô T và không gian tôpô (Y, TY ) được gọi
là không gian tôpô con (topological subspace) hay không gian con (subspace) của không
gian tôpô (X, T ).

1.1.17 Ví dụ. 1. Không gian con N của R là một không gian tôpô rời rạc.

2. Không gian con [a, b] của R là không gian tôpô với tôpô có cơ sở

B = {[a, x) : x ∈ (a, b]} ∪ {(x, b] : x ∈ [a, b)} ∪ {(x, y) : x, y ∈ [a, b]}.

Tính chất cơ bản của không gian con được cho bởi mệnh đề sau.

1.1.18 Mệnh đề. Giả sử (X, T ) là một không gian tôpô và (Y, TY ) là một không gian
con. Khi đó

1. Tập con U của Y mở theo TY khi và chỉ khi U = Y ∩ G với G mở theo T .

2. Tập con V của Y đóng theo TY khi và chỉ khi V = Y ∩ F với F đóng theo T .

10
Chứng minh. Áp dụng đặc trưng trong Bổ đề 1.1.15 và kiểm tra trực tiếp.

1.1.19 Nhận xét. 1. Nếu (Y, TY ) là một không gian con của không gian (X, T )
và (Z, TZ ) là một không gian con của (Y, TY ) thì (Z, TZ ) là một không gian con
của (X, T ).

2. Tương tự Mệnh đề 1.1.18 chúng ta có thể đặc trưng các loại tập con khác trong
không gian con qua tập con tương ứng trong không gian tôpô đã cho.

11
1.2 Không gian metric
Trong mục này chúng ta tìm hiểu một sự mở rộng của tập số thực R cùng với cấu
trúc giá trị tuyệt đối |x − y| hoặc tổng quát hơn, của không gian vật lí ba chiều với
khoảng cách thông thường với ba đặc trưng tiêu biểu: tính không âm, tính đối xứng và
bất đẳng thức tam giác theo nghĩa tổng độ dài hai cạnh thì lớn hơn độ dài cạnh còn lại.
Sự mở rộng trên cho chúng ta khái niệm không gian metric. Đặc biệt, mỗi metric sẽ
sinh ra một tôpô tương thích với nó và do đó mỗi không gian metric sẽ là một không
gian tôpô.

1.2.1 Định nghĩa. Giả sử X ̸= ∅ và hàm d : X × X → R thỏa mãn các điều kiện sau.

1. Tính không âm: d(x, y) ≥ 0 với mọi x, y ∈ X và d(x, y) = 0 khi và chỉ khi x = y.

2. Tính đối xứng: d(x, y) = d(y, x) với mọi x, y ∈ X.

3. Bất đẳng thức tam giác: d(x, y) ≤ d(x, z) + d(z, y) với mọi x, y, z ∈ X.

Khi đó

1. d được gọi là một metric hay khoảng cách (distance) trên X.

2. Tập hợp X cùng với một metric d xác định trên nó được gọi là một không gian
metric và kí hiệu là (X, d) hay đơn giản là X.

3. Các phần tử của X được gọi là điểm (point) và giá trị d(x, y) được gọi là khoảng
cách giữa hai điểm x và y.

4. Với A, B là những tập con khác rỗng của X, giá trị

d(A, B) = inf{d(x, y) : x ∈ A, y ∈ B}

được gọi là khoảng cách giữa các tập hợp A và B. Nếu A = {x} thì thay cho kí
hiệu d(A, B) ta viết là d(x, B) và gọi nó là khoảng cách từ điểm x đến tập hợp B.

5. Dãy {xn } trong X được gọi là hội tụ (convergent) đến điểm a ∈ X nếu lim d(xn , a) =
n→∞
0. Khi đó ta kí hiệu là lim xn = a hay xn → a khi n → ∞. Một cách tương đương
n→∞
ta nói lim xn = a nếu với mỗi ε > 0 tồn tại n0 ∈ N sao cho với mọi n ≥ n0 ta có
n→∞
d(xn , a) < ε. Điểm a được gọi là điểm giới hạn (limit point) hay giới hạn (the
limit) của dãy {xn }.

12
1.2.2 Nhận xét. Với mọi tập con A, B của không gian metric X ta có

1. d(A, B) = d(B, A);

2. 0 ≤ d(A, B) < ∞;

3. Nếu d(A, B) > 0 thì A ∩ B = ∅. Điều ngược lại nói chung không đúng.

1.2.3 Ví dụ. 1. Giả sử X = R và d(x, y) = |x − y| với mọi x, y ∈ R. Khi đó d là một


metric trên R và được gọi là metric giá trị tuyệt đối (absolute metric).

2. Không gian metric rời rạc. Giả sử X là một tập hợp tùy ý khác rỗng. Trên X ta
xác định hàm d như sau
(
0 nếu x = y
d(x, y) =
1 nếu x ̸= y.

Khi đó d thỏa mãn các tiên đề của một metric. Không gian metric (X, d) này được
gọi là không gian metric rời rạc (discrete metric space).

3. Không gian Euclid Rn , Cn . Giả sử X = Rn (X = Cn ) là tập hợp tất cả các


bộ n số thực (tương ứng, n số phức). Với hai phần tử bất kì x = (x1 , . . . , xn ) và
y = (y1 , . . . , yn ) ta đặt

n
! 12
X
d(x, y) = |xi − yi |2 ;
i=1
n
X
d1 (x, y) = |xi − yi |;
i=1
d2 (x, y) = sup |xi − yi |.
1≤i≤n

Kiểm tra trực tiếp ta có d, d1 , d2 là các metric trên Rn và Cn . Không gian Rn và Cn


được mặc định với metric d và được gọi là không gian Euclid (Euclidean space).

4. Không gian các hàm liên tục C[a,b] . Giả sử [a, b] ⊂ R. Kí hiệu C[a,b] là tập hợp tất
cả các hàm giá trị thực xác định và liên tục trên đoạn [a, b]. Với bất kì x, y ∈ C[a,b]
ta đặt
d(x, y) = sup |x(t) − y(t)|
a≤t≤b
Z b
d1 (x, y) = |x(t) − y(t)|dt.
a

13
Khi đó d và d1 là những metric trên C[a,b] , lần lượt được gọi là metric hội tụ đều
(uniformly convergent metric) và metric tích phân (integral metric) trên C[a, b].
Không gian C[a, b] luôn được mặc định với metric hội tụ đều.

1.2.4 Mệnh đề. Giả sử (X, d) là một không gian metric. Khi đó

1. Với x1 , x2 , . . . , xn ∈ X , d(x1 , xn ) ≤ d(x1 , x2 ) + · · · + d(xn−1 , xn ).

2. Với x, y, u, v ∈ X, |d(x, y) − d(u, v)| ≤ d(x, u) + d(y, v).

3. Nếu A là tập con khác rỗng của không gian metric X và x, y ∈ X thì

|d(x, A) − d(y, A)| ≤ d(x, y).

Chứng minh. (1). Với n = 2 kết luận của định lí là hiển nhiên.

Với n = 3 kết quả suy từ bất đẳng thức tam giác. Giả sử định lí đúng với n − 1. Khi
đó với n điểm bất kì x1 , . . . , xn ∈ X, nhờ bất đẳng thức tam giác ta có

d(x1 , xn ) ≤ d(x1 , xn−1 ) + d(xn−1 , xn )


≤ d(x1 , x2 ) + d(x2 , x3 ) + · · · + d(xn−2 , xn−1 ) + d(xn−1 , xn ).

(2). Áp dụng (1) cho 4 điểm x, y, u, v ta có

d(x, y) ≤ d(x, u) + d(u, v) + d(v, y).

Vì vậy ta nhận được d(x, y) − d(u, v) ≤ d(x, u) + d(y, v).

Thay đổi vai trò của x và u, y và v ta nhận được

d(u, v) − d(x, y) ≤ d(u, x) + d(v, y).

Từ đó ta suy ra |d(x, y) − d(u, v)| ≤ d(x, u) + d(y, v).

(3). Giả sử z là điểm tùy ý thuộc A. Khi đó ta có

d(x, z) ≤ d(x, y) + d(y, z).

Do đó d(x, A) ≤ d(x, y) + d(y, z) với mọi z ∈ A. Vì vậy ta nhận được

d(x, A) ≤ d(x, y) + d(y, A).

14
Thay đổi vai trò của x và y ta được

d(y, A) ≤ d(x, y) + d(x, A).

Từ đó ta nhận được bất đẳng thức cần chứng minh.

1.2.5 Bổ đề. 1. Giả sử (X, d) là một không gian metric, M là một tập con khác
rỗng và dM (x, y) = d(x, y) với mọi x, y ∈ M . Khi đó dM là một metric trên M .

2. Giả sử (X, dX ) và (Y, dY ) là hai không gian metric. Khi đó các hàm d, d1 và d2
cho bởi công thức
q
d((x1 , y1 ), (x2 , y2 )) = d2X (x1 , x2 ) + d2Y (y1 , y2 )

d1 ((x1 , y1 ), (x2 , y2 )) = dX (x1 , x2 ) + dY (y1 , y2 )

d1 ((x1 , y1 ), (x2 , y2 )) = max{dX (x1 , x2 ), dY (y1 , y2 )}

với mọi x1 , x2 ∈ X, y1 , y2 ∈ Y là những metric trên X × Y .

1.2.6 Định nghĩa. 1. Metric dM trong Bổ đề 1.2.5.(1) được gọi là metric cảm sinh
(induced metric) bởi metric d trên M và không gian metric (M, dM ) được gọi là
không gian metric con (metric subspace) hay không gian con (subspace) của không
gian metric (X, d).

2. Metric d trong Bổ đề 1.2.5.(2) được gọi là tích (product) của các metric dX , dY .
Không gian (X × Y, d) được gọi là không gian tích (product space) của các không
gian metric X và Y .

Tiếp theo là một số tính chất cơ bản của giới hạn dãy trong không gian metric.

1.2.7 Mệnh đề. 1. Trong không gian metric, mỗi dãy hội tụ chỉ có một giới hạn
duy nhất.

2. Nếu lim xn = a và lim yn = b thì lim d(xn , yn ) = d(a, b).


n→∞ n→∞ n→∞

Chứng minh. (1). Giả sử ta có lim xn = a và lim xn = b. Khi đó ta có


n→∞ n→∞

0 ≤ d(a, b) ≤ d(a, xn ) + d(xn , b).

Cho n → ∞ ta suy ra d(a, b) = 0 hay a = b.

15
(2). Từ Mệnh đề 1.2.4.(2) ta có

|d(xn , yn ) − d(a, b)| ≤ d(xn , a) + d(yn , b).

Vì vậy lim |d(xn , yn ) − d(a, b)| = 0 hay lim d(xn , yn ) = d(a, b).
n→∞ n→∞

Tiếp theo, chúng ta sẽ chứng tỏ rằng mỗi metric sẽ sinh ra một tôpô tương thích với
nó và do đó mỗi không gian metric sẽ là một không gian tôpô với các tính chất tôpô
như đã trình bày trong Mục 1.1.

1.2.8 Định nghĩa. Giả sử (X, d) là một không gian metric, a ∈ X và r ≥ 0.

1. Tập hợp B(a, r) = {x ∈ X : d(x, a) < r} được gọi là hình cầu mở (open ball) tâm
a bán kính r.

2. Tập hợp B ′ (a, r) = {x ∈ X : d(x, a) ≤ r} được gọi là hình cầu đóng (closed ball)
tâm a bán kính r. Ta cũng kí hiệu hình cầu đóng tâm a bán kính r là B[a, r].

3. Tập hợp S(a, r) = {x ∈ X : d(x, a) = r} được gọi là mặt cầu (sphere) tâm a bán
kính r.

4. Dãy các hình cầu đóng {Bn } với Bn = B[xn , rn ], n ∈ N được gọi là thắt (decreasing
nested) nếu

(a) Bn+1 ⊂ Bn với mọi n ∈ N.


(b) lim rn = 0.
n→∞

Mệnh đề sau chứng tỏ rằng trên mỗi không gian metric chúng ta có thể xây dựng
một tôpô.

1.2.9 Mệnh đề. Giả sử (X, d) là một không gian metric và

Td = {G ⊂ X : với mỗi x ∈ G tồn tại rx > 0 sao cho B(x, rx ) ⊂ G}.

Khi đó Td là một tôpô trên X, nghĩa là Td thỏa mãn các tính chất sau.

1. ∅ ∈ Td , X ∈ Td .
S
2. Nếu Gα ∈ Td , α ∈ Λ thì α∈Λ Gα ∈ Td .
Tn
3. Nếu Gi ∈ Td , i = 1, . . . , n thì i=1 Gi ∈ Td .

16
Chứng minh. (1). Hiển nhiên.
S
(2). Giả sử x0 là điểm bất kì thuộc G = α∈Λ Gα . Khi đó tồn tại một chỉ số β ∈ Λ sao
cho x0 ∈ Gβ . Vì Gβ mở nên tồn tại một hình cầu mở B(x0 , r) sao cho B(x0 , r) ⊂ Gβ ⊂ G.
Do đó x0 là điểm trong của G. Bởi vậy G mở.

(3). Ta chỉ cần chứng minh cho trường hợp n = 2. Giả sử G1 , G2 là hai tập hợp mở
và x0 là điểm bất kì thuộc G1 ∩ G2 . Khi đó x0 ∈ G1 và x0 ∈ G2 . Do đó tồn tại các hình
cầu mở B(x0 , r1 ) ⊂ G1 và B(x0 , r2 ) ⊂ G2 . Lấy r sao cho 0 < r ≤ min{r1 , r2 }. Khi đó
ta có B(x0 , r) ⊂ G1 ∩ G2 , nghĩa là x0 là điểm trong của G1 ∩ G2 . Bởi vậy G1 ∩ G2 là tập
hợp mở.

1.2.10 Định nghĩa (Tôpô sinh bởi metric). Giả sử (X, d) là một không gian metric.
Khi đó họ Td trong Mệnh đề 1.2.9 được gọi là tôpô sinh bởi metric d.

1.2.11 Nhận xét. 1. Nếu không giải thích gì thêm thì không gian metric (X, d) luôn
được mặc định là một không gian tôpô với tôpô sinh bởi metric d.

2. Các khái niệm và tính chất liên quan đến tôpô như tập đóng, tập mở, bao đóng,
phần trong, . . . trong không gian metric được hiểu là khái niệm tương ứng trong
không gian tôpô với tôpô sinh bởi metric.

1.2.12 Ví dụ. 1. Metric giá trị tuyệt đối trên R, xem Ví dụ 1.2.3.(1), sinh ra tôpô
thông thường trên R, xem Ví dụ 1.1.2.(5) Chương 1.1.

2. Giả sử (X, d) là không gian metric rời rạc, xem Ví dụ 1.2.3.(2). Khi đó tôpô sinh
bởi metric rời rạc là tôpô rời rạc, xem Ví dụ 1.1.2.(4) Chương 1.1.

1.2.13 Mệnh đề. Giả sử (X, d) là một không gian metric. Khi đó

1. Hình cầu mở B(a, r) là tập mở trong không gian metric X.

2. Với mỗi x ∈ X, họ B(x) = {B(x, n1 ) : n ∈ N∗ } là một cơ sở lân cận tại x.


S
3. Họ B = x∈X B(x) là một cơ sở của tôpô Td .

4. Sự hội tụ của dãy trong không gian tôpô (X, Td ) và sự hội tụ của dãy trong không
gian metric (X, d) là tương đương với nhau.

17
Chứng minh. (1). Giả sử x là điểm bất kì thuộc B(a, r). Khi đó d(x, a) < r. Lấy 0 <
r′ < r − d(x, a). Lúc đó ta có B(x, r′ ) ⊂ B(a, r). Thật vậy, với điểm y bất kì thuộc
B(x, r′ ) ta có d(y, x) < r′ . Do đó ta có d(y, a) ≤ d(y, x) + d(x, a) < r. Vậy y ∈ B(a, r).

Điều này chứng tỏ mọi điểm x thuộc hình cầu mở B(a, r) là điểm trong của nó. Bởi
vậy B(a, r) là tập mở.

(2). Theo (1) thì B(x) là một họ những lân cận tại điểm x. Giả sử U là một lân cận
bất kì của x. Khi đó tồn tại B mở sao cho x ∈ B ⊂ U . Do đó, tồn tại rx > 0 sao cho
x ∈ B(x, rx ) ⊂ B ⊂ U . Điều này chứng tỏ B(x) là một cơ sở lân cận tại x.

(3). Suy trực tiếp từ (1) và (2).

(4). Áp dụng (3) và các định nghĩa hội tụ.

1.2.14 Mệnh đề (Đặc trưng tập đóng bởi dãy hội tụ). Tập con F của không gian
metric X là đóng nếu và chỉ nếu với mọi dãy {xn } ⊂ F mà lim xn = a thì a ∈ F .
n→∞

Chứng minh. Điều kiện cần. Giả sử F là tập hợp đóng, {xn } là dãy bất kì trong F và
a = lim xn . Khi đó tập hợp G = X \ F là mở. Giả sử b là điểm bất kì thuộc G = X \ F ,
n→∞
do G mở nên tồn tại hình cầu mở B(b, r) ⊂ G. Mặt khác vì xn ∈
/ G với mọi n = 1, 2, . . .
nên xn ∈
/ B(b, r) với mọi n = 1, 2, . . . Bởi vậy ta có d(xn , b) ≥ r với mọi n = 1, 2, . . .
Điều này chứng tỏ rằng nếu b ∈
/ F thì b không thể là giới hạn của dãy {xn }. Vì a là giới
hạn của dãy {xn } nên a ∈ F .

Điều kiện đủ. Để chứng minh F đóng ta sẽ chứng minh rằng tập hợp G = X \ F
là mở. Giả sử ngược lại rằng G không mở. Khi đó tồn tại một điểm a ∈ G mà nó không
là điểm trong của G. Lúc đó với mọi n = 1, 2, . . . ta có B(a, n1 ) ̸⊂ G, nghĩa là với mỗi
n = 1, 2, . . . tồn tại xn ∈ B(a, n1 ) nhưng xn ∈
/ G. Khi đó ta có dãy {xn } ⊂ F sao cho
lim xn = a. Vậy a ∈ F . Điều này là vô lí.
n→∞

1.2.15 Hệ quả (Đặc trưng bao đóng bởi dãy hội tụ). Giả sử (X, d) là một không gian
metric và A ⊂ X. Khi đó

A = {x : tồn tại {xn } ⊂ A, lim xn = x}.


n→∞

1.2.16 Mệnh đề. Mọi không gian metric đều là T4 -không gian.

Chứng minh. Ta chỉ cần chứng minh rằng X là một không gian chuẩn tắc. Giả sử F là

18
tập con đóng bất kì trong không gian metric (X, d). Khi đó ta xác định hàm fF : X → R
cho bởi công thức fF (x) = d(x, F ) = inf d(x, y) với mọi x ∈ X.
y∈F

Hàm fF xây dựng như trên thoả mãn các điều kiện

1. fF (x) = 0 nếu x ∈ F .

2. fF (x) > 0 nếu x ∈


/ F.

3. fF liên tục.

Thật vậy, khẳng định (1) là hiển nhiên.

(2). Vì F đóng nên nếu x ∈


/ F thì tồn tại số r > 0 sao cho B(x, r) ∩ F = ∅. Từ đó
suy ra d(x, y) ≥ r với mọi y ∈ F . Vì thế ta có fF (x) ≥ r > 0.

(3). Với bất kì x, y ∈ X, từ Mệnh đề 1.2.4.(3) ta có |d(x, F ) − d(y, F )| ≤ d(x, y). Vì


thế |fF (x) − fF (y)| ≤ d(x, y) với mọi x, y ∈ X. Điều này kéo theo fF liên tục.

Bây giờ giả sử A, B là các tập đóng bất kì rời nhau trong X. Khi đó từ chứng minh
trên ta suy ra fA (x) + fB (x) > 0 với mọi x ∈ X. Đặt
fA (x)
φ(x) = với mọi x ∈ X.
fA (x) + fB (x)
ta có φ là hàm liên tục trên X, hơn nữa φ(x) = 0 với mọi x ∈ A và φ(x) = 1 với mọi
x ∈ B. Đặt
1 1
U = {x ∈ X : φ(x) < } = φ−1 [(−∞, )],
2 2
1 1
V = {x ∈ X : φ(x) > } = φ−1 [( , ∞, )].
2 2
Ta có U, V là các tập mở trong X lần lượt chứa A, B và U ∩ V = ∅.

Một tính chất quan trọng trong giới hạn của dãy số thực, còn được gọi là tiêu chuẩn
Cauchy đối với dãy số thực, nói rằng mọi dãy số thực {xn } hội tụ khi và chỉ khi với mỗi
ε > 0 tồn tại n0 sao cho |xn − xm | < ε với mọi n, m ≥ n0 . Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm
hiểu sự mở rộng của tiêu chuẩn Cauchy cho dãy điểm trong không gian metric.

1.2.17 Định nghĩa. Dãy {xn } trong không gian metric (X, d) được gọi là dãy Cauchy
(Cauchy sequence) hay dãy cơ bản (fundamental sequence) nếu với mỗi ε > 0 tồn tại số
n0 ∈ N sao cho với mọi n, m ≥ n0 ta có d(xn , xm ) < ε.

Một cách tương đương, dãy {xn } là dãy Cauchy trong không gian metric (X, d) khi
và chỉ khi lim d(xn , xm ) = 0.
n,m→∞

19
Mối quan hệ giữa dãy Cauchy và dãy hội tụ trong không gian metric được cho bởi
mệnh đề sau.

1.2.18 Mệnh đề. Giả sử (X, d) là một không gian metric và {xn } ⊂ X. Khi đó

1. Nếu {xn } là một dãy hội tụ thì nó là một dãy Cauchy.

2. Nếu {xn } là một dãy Cauchy và {xkn } là dãy con của dãy {xn } sao cho lim xkn = a
n→∞
thì lim xn = a.
n→∞

Chứng minh. (1). Giả sử lim xn = a ∈ X. Khi đó với mỗi ε > 0 tồn tại số n0 ∈ N sao
n→∞
ε ε
cho với mọi n ≥ n0 ta có d(xn , a) < . Khi đó với mỗi m ≥ n0 ta cũng có d(a, xm ) < .
2 2
Từ đó ta có
d(xn , xm ) ≤ d(xn , a) + d(a, xm ) < ε

với mọi n, m ≥ n0 . Vì vậy {xn } là dãy Cauchy.

(2). Từ giả thiết lim xkn = a ta suy ra với mỗi ε > 0 tồn tại số k1 ∈ N sao cho với
n→∞
ε
mọi kn ≥ k1 ta có d(xkn , a) < .
2
Mặt khác vì {xn } là dãy Cauchy nên tồn tại số k2 ∈ N sao cho với mọi n ≥ k2 ,
ε
m ≥ k2 ta có d(xn , xm ) < . Chọn n0 = max{k1 , k2 } và kn ≥ n0 ta có
2
ε ε
d(xn , a) ≤ d(xn , xkn ) + d(xkn , a) < + = ε
2 2
với mọi n ≥ n0 . Vậy lim xn = a.
n→∞

Tiếp theo là những ví dụ minh họa cho dãy Cauchy và chứng tỏ rằng chiều ngược
lại của Mệnh đề 1.2.18.(1) là không xảy ra.

1.2.19 Ví dụ. 1. Xét không gian metric R với metric giá trị tuyệt đối. Khi đó dãy
{xn } xác định bởi xn = 1
n
với mọi n ∈ N∗ là một dãy Cauchy.

2. Xét không gian metric Q với metric giá trị tuyệt đối. Khi đó dãy {xn } xác định
bởi x1 = 1, xn+1 = xn
2
+ 1
xn
với mọi n ∈ N∗ là một dãy Cauchy mà không là dãy
hội tụ.

1.2.20 Định nghĩa (Metric đầy đủ). Giả sử (X, d) là một không gian metric.

1. X được gọi là đầy đủ (complete) nếu mọi dãy Cauchy trong X đều hội tụ.

20
2. Tập con Y của không gian metric X được gọi là đầy đủ nếu không gian con Y là
một không gian đầy đủ.

1.2.21 Ví dụ. 1. Không gian các số thực R là một không gian đầy đủ với metric giá
trị tuyệt đối.

2. Không gian Rn hay Cn với metric cho bởi d(x, y) = max |xi − yi | là một không
1≤i≤n
gian đầy đủ.

3. Không gian C[a,b] với metric cho bởi d(x, y) = sup |x(t) − y(t)| là một không gian
t∈[a,b]
đầy đủ.

4. Với X = R \ {0} còn E = (0, 1] thì tập E là đóng trong X nhưng E không đầy đủ.
Rb
5. Không gian C[a, b] với metric tích phân d(x, y) = a
|x(t) − y(t)|dt với mọi x, y ∈
C[a, b] là không đầy đủ.

Tiếp theo là mối quan hệ giữa tính đóng và tính đầy đủ trong không gian metric.

1.2.22 Mệnh đề. Giả sử (X, d) là một không gian metric và E ⊂ X. Khi đó

1. Nếu E đầy đủ thì E đóng.

2. Nếu E đóng và (X, d) đầy đủ thì E đầy đủ.

Chứng minh. (1). Giả sử E đầy đủ và {xn } là dãy bất kì trong E sao cho lim xn = x.
n→∞
Khi đó dãy {xn } là dãy Cauchy trong X. Suy ra {xn } cũng là dãy Cauchy trong E. Vì
E đầy đủ nên {xn } hội tụ trong E. Từ đó ta suy ra x ∈ E. Vậy theo Mệnh đề 1.2.14
tập E là đóng.

(2). Giả sử E là tập hợp đóng trong không gian metric đầy đủ (X, d) và {xn } là dãy
Cauchy bất kì trong E. Khi đó {xn } cũng là dãy Cauchy trong X. Vì (X, d) đầy đủ nên
lim xn = x ∈ X. Nhờ E đóng, theo Mệnh đề 1.2.14 ta suy ra x ∈ E. Vậy E là tập con
n→∞
đầy đủ.

Các không gian metric đầy đủ có nhiều tính chất quan trọng. Vì thế một vấn đề
được đặt ra là có thể nhúng một không gian metric X (không đầy đủ) vào một không
gian metric X
b đầy đủ “bé nhất” theo một nghĩa nào đó không? Mệnh đề sau là một câu
trả lời.

21
1.2.23 Mệnh đề (Bổ sung đầy đủ không gian metric). Nếu X là một không gian
metric thì tồn tại một không gian metric đầy đủ X
b sao cho

1. X đẳng cự với một không gian con X1 của X.


b

2. X1 trù mật trong X.


b
b ′ cũng thỏa mãn các tính chất (1) và (2)
Hơn nữa, nếu không gian metric đầy đủ X
b ′ đẳng cự với X.
thì X b

Chứng minh. Kí hiệu X là tập hợp tất cả các dãy Cauchy trong không gian metric X.
Trên X ta đưa vào quan hệ sau: Với {xn }, {yn } ∈ X ta đặt

{xn } ∼ {yn } khi và chỉ khi lim d(xn , yn ) = 0.


n→∞

Ta có quan hệ trên là một quan hệ tương đương. Kí hiệu X b là tập thương của X theo
quan hệ tương đương đó. Nhận xét rằng nếu {xn }, {yn } ∈ X
b thì ta có

|d(xn+p , yn+p ) − d(xn , yn )| ≤ d(xn+p , xn ) + d(yn+p , yn ).

Do đó dãy số {d(xn , yn )} là một dãy Cauchy trong R. Bởi vậy tồn tại giới hạn lim d(xn , yn ).
n→∞

b ×X
Trên X b ta xét công thức ρ cho bởi ρ(ξ, η) = lim d(xn , yn ) với mỗi cặp ξ, η ∈ X
b
n→∞

và {xn } ∈ ξ, {yn } ∈ η. Nếu {x′n }, {xn } ∈ ξ và {ym }, {ym } ∈ η thì từ Mệnh đề 1.2.4.(2)
và quan hệ tương đương đã chỉ ra ta có

0 ≤ |d(x′n , yn′ ) − d(xn , yn )| ≤ d(x′n , xn ) + d(yn′ , yn ).

Cho n → ∞ ta được
lim d(x′n , yn′ ) = lim d(xn , yn ).
n→∞ n→∞

Do đó ρ là một hàm. Kiểm tra trực tiếp ta suy ra ρ(., .) là một metric trên X.
b

Bây giờ ta chứng minh rằng X b chứa một không gian con X1 đẳng cự với X. Thật
vậy, nếu x ∈ X ta kí hiệu x̃ ∈ X b là lớp tương đương chứa dãy Cauchy {xn } =
(x, x, . . . , x, . . . ) ∈ X và xét ánh xạ i : X → X b cho bởi i(x) = x̃. Từ định nghĩa
khoảng cách trong X b ta có ρ(x̃, ỹ) = d(x, y). Vì vậy i là phép đẳng cự từ X lên không
gian con X1 = {x̃ : x ∈ X} của X.
b

Tiếp theo ta chứng minh rằng X1 là một không gian con trù mật trong X.b Giả sử ξ
b ε > 0 là số dương cho trước và {xn } là phần tử bất kì của lớp
là phần tử tùy ý của X,

22
ξ. Vì {xn } ∈ X nên tồn tại số n0 ∈ N sao cho với mọi n ≥ n0 ta có d(xn0 , xn ) ≤ ε. Xét
phần tử x̃n0 ∈ X1 . Từ định nghĩa của khoảng cách trong Xb ta có

ρ(x̃n0 , ξ) = lim d(xn0 , xn ) ≤ ε.


n→∞

Điều này chứng tỏ rằng X1 trù mật trong X.


b

b là một không gian metric đầy đủ. Giả sử {ξn } là dãy


Bây giờ ta chứng minh rằng X
Cauchy bất kì trong X.
b Vì X1 = Xb nên với mỗi n ∈ N tồn tại một phần tử xn ∈ X sao
cho d(x˜n , ξn ) ≤ n1 . Vì thế
1 1
d(xn , xm ) = ρ(x̃n , x̃m ) ≤ ρ(x̃n , ξn ) + ρ(ξn , ξm ) + ρ(ξm , x̃m ) < + + ρ(ξn , ξm ).
n m
Bất đẳng thức này chứng tỏ {xn } là một dãy Cauchy trong X, nghĩa là {xn } ∈ X . Gọi
ξ là lớp chứa {xn }. Ta có
1
ρ(ξn , ξ) ≤ ρ(ξn , x̃n ) + ρ(x̃n , ξ) < + ρ(x̃n , ξ).
n
Vì ρ(x̃n , ξ) = lim d(xn , xm ) nên ta có
m→∞

1
ρ(ξn , ξ) < + lim d(xn , xm ).
n m→∞
Từ giả thiết {xn } là dãy Cauchy ta nhận được lim ρ(ξn , ξ) = 0 hay lim ξn = ξ trong
n→∞ n→∞
(X,
b ρ). Bởi vậy X
b là một không gian đầy đủ.

Vấn đề còn lại là ta phải chứng minh rằng X b là duy nhất sai khác một phép đẳng
b ′ , ρ′ ) là một không gian metric đầy đủ khác và có các tính chất
cự. Giả sử (X

1. X đẳng cự với một không gian con X1′ của X


c′ .

2. X1′ trù mật trong X


b ′.

b và X1′ trong X
Để đơn giản trong kí hiệu ta sẽ đồng nhất X với X1 trong X c′ . Giả
b khi đó ξ = lim xn với xn ∈ X = X1 = X ′ . Khi đó {xn }
sử ξ là phần tử bất kì trong X, 1
n→∞
c′ , do đó tồn tại lim xn = ξ ′ ∈ X
cũng là một dãy Cauchy trong X c′ . Ta xác định ánh xạ
n→∞
c′ cho bởi ξ 7→ ξ ′ .
b →X
φ:X

Ánh xạ φ là một toàn ánh vì nếu η ′ ∈ X


c′ thì η ′ = lim yn với yn ∈ X1 = X1′ . Vậy
n→∞
η ′ = φ(η) với η = lim yn ∈ X.
b Hơn nữa φ là một phép đẳng cự vì từ sự đồng nhất
n→∞
X = X1 = X1′ ta có
ρ(ξ, η) = lim d(xn , yn ) = ρ′ (ξ ′ , η ′ ).
n→∞

23
Điều đó chứng tỏ rằng X c′ .
b đẳng cự với X

1.2.24 Ví dụ. R với metric giá trị tuyệt đối là bổ sung đầy đủ của không gian metric
Q với metric giá trị tuyệt đối.

Nghiệm của phương trình f (x) = 0 tương đương với nghiệm của phương trình g(x) =
x, ở đây g(x) = f (x) + x. Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu một điều kiện đảm bảo cho sự
tồn tại và hơn nữa là duy nhất của nghiệm của phương trình g(x) = x.

1.2.25 Định nghĩa (Ánh xạ co). Giả sử f : X → Y là một ánh xạ từ không gian
metric X vào không gian metric Y . f được gọi là ánh xạ co (contractive map) nếu tồn
tại số α với 0 ≤ α < 1 sao cho

d(f (x), f (y)) ≤ αd(x, y) với mọi x, y ∈ X.

1.2.26 Ví dụ. 1. Mọi ánh xạ hằng từ không gian metric X vào không gian metric
Y là một ánh xạ co.

2. Với 0 ≤ α < 1, f (x) = αx với mọi x ∈ R là một ánh xạ co.

3. f (x) = sin x với mọi x ∈ R không là một ánh xạ co.

1.2.27 Mệnh đề (Nguyên lí ánh xạ co Banach). Giả sử (X, d) là một không gian metric
đầy đủ và f : X → X là một ánh xạ co từ X vào chính nó. Khi đó

1. f có duy nhất điểm bất động x∗ , nghĩa là tồn tại duy nhất một điểm x∗ ∈ X sao
cho f (x∗ ) = x∗ .

2. Với mỗi x ∈ X, lim f n (x) = x∗ .


n→∞

Chứng minh. Lấy điểm tùy ý x0 ∈ X và đặt x1 = f (x0 ), x2 = f (x1 ), . . . , xn =


f (xn−1 ), . . . Khi đó với mỗi n ≥ 1 ta có

d(xn , xn+1 ) = d(f (xn−1 ), f (xn )) ≤ αd(xn−1 , xn ).

Từ đó suy ra
d(xn , xn+1 ) ≤ αn d(x0 , x1 ). (1.1)
Do đó với mọi số tự nhiên p và n ta có

d(xn , xn+p ) ≤ d(xn , xn+1 ) + · · · + d(xn+p−1 , xn+p )


≤ (αn + αn+1 + · · · + αn+p−1 )d(x0 , x1 )
αn
≤ d(x0 , x1 ).
1−α

24
Vì 0 ≤ α < 1 nên ta suy ra dãy {xn } là một dãy Cauchy trong không gian metric đầy
đủ X. Do đó tồn tại giới hạn lim xn = x∗ ∈ X.
n→∞

Từ bất đẳng thức (1.1) ta có d(xn , f (xn )) ≤ αn d(x0 , x1 ). Sử dụng tính liên tục của
ánh xạ co và Mệnh đề 1.2.7.(2) suy ra d(x∗ , f (x∗ )) = 0 hay f (x∗ ) = x∗ .

Nếu f (y) = y với y ∈ X thì từ d(x∗ , y) = d(f (x∗ ), f (y)) ≤ α.d(x∗ , y) và giả thiết
0 ≤ α < 1 ta suy ra x∗ = y. Bởi vậy tồn tại duy nhất một điểm x∗ ∈ X sao cho
f (x∗ ) = x∗ . Hơn nữa, với mọi m, n ta có

d(x∗ , f n (x)) ≤ d(x∗ , f n+1 (x)) + d(f n+1 (x), f n (x)).

Cho n → ∞ ta có lim f n (x) = x∗ .


n→∞

1.2.28 Ví dụ. Chứng minh rằng tồn tại r > 0 sao cho bài toán Cauchy
dx
= f (t, x) (1.2)
dt
x(t0 ) = x0 (1.3)

có duy nhất nghiệm trên [t0 − r, t0 + r]. Ở đây f (t, x) là một hàm số liên tục trong
một tập mở G ⊂ R2 và tồn tại k > 0 sao cho |f (t, x1 ) − f (t, x2 )| ≤ k|x1 − x2 | với mọi
(t, x1 ), (t, x2 ) ∈ G.

Giải. Phương trình (1.2) với điều kiện đầu (1.3) tương đương với phương trình tích
phân sau Z t
x(t) = x0 + f (s, x(s))ds. (1.4)
t0

Vì G mở nên tồn tại a, b > 0 sao cho D ⊂ G với

D = {(t, x) ∈ R2 : |t − t0 | ≤ a, |x − x0 | ≤ b}.

Do đó f (t, x) liên tục trên D. Suy ra f (t, x) bị chặn trên D, nghĩa là tồn tại L > 0
sao cho |f (t, x)| ≤ L với mọi (t, x) ∈ D. Chọn r thỏa mãn 0 < r < min{ k1 , Lb } và đặt
I = [t0 − r, t0 + r]. Khi đó CI là một không gian metric đầy đủ, xem Ví dụ 1.2.21.(3). Khi
đó, theo Mệnh đề 1.2.22.(2) thì hình cầu đóng B[x0 , b] cũng là một không gian metric
đầy đủ. Xét ánh xạ P xác định bởi
Z t
P (x)(t) = f (s, x(s))ds + x0
t0

25
với mọi t ∈ I và x ∈ B[x0 , b]. Khi đó P (x) liên tục trên I và
Z t Z t Z t
|P (x)(t) − x0 | = | f (s, x(s))ds| ≤ | |f (s, x(s))|ds| ≤ | Lds| ≤ Lr ≤ b.
t0 t0 t0

Vậy P x ∈ B[x0 , r] với mọi x ∈ B[x0 , r]. Nói cách khác ta có ánh xạ P : B[x0 , r] →
B[x0 , r].

Mặt khác, với mọi x, y ∈ B[x0 , r] và mọi t ∈ I ta có


Z t Z t Z t
|P (x)(t)−P (y)(t)| = | f (s, x(s))ds− f (s, y(s))ds| ≤ | |f (s, x(s))−f (s, y(s))|ds|
t0 t0 t0
Z t Z t
≤| k|x(s) − y(s)|ds| ≤ k| d(x, y)ds| ≤ krd(x, y).
t0 t0

Do đó d(P x, P y) ≤ krd(x, y) với mọi x, y ∈ B[x0 , r]. Vì kr < 1 nên theo Mệnh đề 1.2.27
thì tồn tại duy nhất x ∈ B[x0 , r] sao cho P x = x. Nói cách khác, bài toán Cauchy đã
cho có duy nhất nghiệm trên I = [t0 − r, t0 + r].

26
1.3 Ánh xạ liên tục
Trong toán học, hàm số liên tục là mô hình diễn tả những thay đổi đủ nhỏ của đầu
vào sẽ kéo theo những thay đổi nhỏ tùy ý của đầu ra. Ánh xạ liên tục giữa hai không
gian tôpô là sự mở rộng khái niệm của hàm số liên tục. Nhớ lại rằng trong R, R2 , R3
để diễn tả diễn tả điểm x đủ gần điểm x0 chúng ta sử dụng khoảng cách thông thường.
Trong không gian tôpô, để diễn tả điểm x đủ gần điểm x0 chúng ta sử dụng mô hình x
thuộc vào lân cận nhỏ tùy ý, theo quan hệ bao hàm, của x0 .

1.3.1 Định nghĩa (Ánh xạ liên tục). Giả f : X → Y là một ánh xạ từ không gian
tôpô X vào không gian tôpô Y .

1. Ánh xạ f được gọi là liên tục (continuous) tại điểm x ∈ X nếu với mỗi lân cận V
của điểm f (x) ∈ Y tồn tại lân cận U của x sao cho f (U ) ⊂ V .

2. Ánh xạ f được gọi là liên tục trên X nếu f liên tục tại mọi điểm x ∈ X.

Hình 1.4: Ánh xạ liên tục tại điểm x

Một số ví dụ đơn giản về ánh xạ liên tục được cho bởi ví dụ sau.

1.3.2 Ví dụ. 1. Mọi ánh xạ từ một không gian tôpô rời rạc vào một không gian tôpô
bất kì là liên tục.

2. Mọi ánh xạ từ một không gian tôpô bất kì vào một không gian tôpô thô là liên tục.

3. Hàm số thực f : I → R với I ⊂ R liên tục là một ánh xạ liên tục từ không gian
con I của R vào không gian tôpô R với tôpô thông thường.

Ánh xạ liên tục có thể được đặc trưng bởi các điều kiện khác liên quan đến tập mở
và tập đóng như sau.

27
1.3.3 Mệnh đề. Giả sử f : X → Y là một ánh xạ từ không gian tôpô X vào không
gian tôpô Y . Khi đó các khẳng định sau là tương đương.

1. f là một ánh xạ liên tục.

2. Nghịch ảnh của tập mở là tập mở, nghĩa là, với mọi tập V mở trong Y ta có f −1 (V )
mở trong X.

3. Nghịch ảnh của tập đóng là tập đóng, nghĩa là, với mọi tập B đóng trong Y ta có
f −1 (B) đóng trong X.

Chứng minh. (1) ⇒ (2). Giả sử V là tập mở bất kì trong Y . Lấy bất kì x ∈ f −1 (V ).
Khi đó f (x) ∈ V . Vì V mở nên V là lân cận của f (x). Do f liên tục, tồn tại lân cận mở
Ux của x sao cho f (Ux ) ⊂ V hay Ux ⊂ f −1 (V ). Vậy f −1 (V ) là lân cận của điểm x bất
kì thuộc nó nên f −1 (V ) là tập mở.

(2) ⇒ (3). Với B đóng ta có Y \ B mở. Do đó f −1 (Y \ B) = X \ f −1 (B) mở. Vậy


f −1 (B) đóng.

(3) ⇒ (1). Lấy bất kì x ∈ X và lân cận mở bất kỳ V của f (x). Khi đó Y \ V là tập
đóng. Suy ra f −1 (Y \ V ) = X \ f −1 (V ) đóng. Do đó f −1 (V ) mở. Đặt U = f −1 (V ) ta có
U là lân cận mở của x thỏa mãn f (U ) ⊂ V . Vậy f liên tục tại x. Vì x lấy bất kì ta có
f liên tục trên X.

Mệnh đề sau khẳng định rằng ánh xạ liên tục giữa hai không gian tôpô bảo toàn giới
hạn của dãy.

1.3.4 Mệnh đề. Giả sử f : X → Y là một ánh xạ liên tục từ không gian tôpô X vào
không gian tôpô Y . Khi đó nếu lim xn = x trong X thì lim f (xn ) = f (x) trong Y .
n→∞ n→∞

Chứng minh. Giả sử V là một lân cận của f (x). Vì f liên tục tại x nên tồn tại lân cận U
của x sao cho f (U ) ⊂ V . Vì lim xn = x nên tồn tại n0 sao cho xn ∈ U với mọi n ≥ n0 .
n→∞
Suy ra f (xn ) ∈ f (U ) ⊂ V với mọi n ≥ n0 . Vậy lim f (xn ) = f (x) trong Y .
n→∞

Ví dụ sau chứng tỏ chiều ngược lại của Mệnh đề 1.3.4 không xảy ra.

1.3.5 Ví dụ. Xét T1 là tôpô rời rạc và T2 là tôpô thô trên X = R. Xét ánh xạ đồng
nhất id : (X, T2 ) → (X, T1 ). Khi đó, nếu lim xn = x trong (X, T2 ) thì tồn tại n0 sao
n→∞

28
cho xn = x với mọi n ≥ n0 . Do đó lim id(xn ) = id(x). Tuy nhiên, ánh xạ đồng nhất
n→∞
id : (X, T2 ) → (X, T1 ) không liên tục.

1.3.6 Mệnh đề. Giả sử X, Y, Z là những không gian tôpô và f : X → Y, g : Y → Z là


những ánh xạ. Khi đó

1. Nếu f liên tục tại x0 ∈ X, g liên tục tại y0 = f (x0 ) ∈ Y thì ánh xạ hợp thành
g◦ f : X → Z liên tục tại x0 ∈ X.

2. Nếu f và g liên tục thì ánh xạ hợp thành g◦ f liên tục.

Chứng minh. (1). Giả sử W là một lân cận của g◦ f (x0 ). Vì g◦ f (x0 ) = g(f (x0 )) và g liên
tục tại f (x0 ) nên tồn tại lân cận V của f (x0 ) sao cho g(V ) ⊂ W . Vì f liên tục tại x0
nên tồn tại lân cận U của x0 sao cho f (U ) ⊂ V . Do đó g(f (U )) ⊂ g(V ) ⊂ W . Điều này
chứng tỏ g◦ f liên tục liên tục tại x0 .

(2). Suy trực tiếp từ (1).

Tập mở là khái niệm xuất phát của không gian tôpô. Do đó, lớp ánh xạ bảo toàn tập
mở (theo hai chiều thuận và nghịch) giữa hai không gian tôpô đóng một vai trò quan
trọng. Khi ánh xạ bảo toàn tập mở theo hai chiều thì hai không gian tôpô đó sẽ “cùng
bản chất” hay còn gọi là “đồng phôi”. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về lớp ánh xạ đó.

Hình 1.5: Chiếc cốc cà phê và cái bánh mì vòng là đồng phôi với nhau

1.3.7 Định nghĩa (Phép đồng phôi, ánh xạ mở, ánh xạ đóng). Giả sử f : X → Y là
một ánh xạ từ không gian tôpô X vào không gian tôpô Y .

1. f được gọi là một phép đồng phôi (homomorphism) nếu f là song ánh và f, f −1
là các ánh xạ liên tục. Nếu f là một phép đồng phôi thì ta nói rằng X đồng phôi
với Y và kí hiệu X ≃ Y .

29
2. f được gọi là ánh xạ mở (open map) nếu ảnh của mọi tập hợp mở trong X là tập
mở trong Y .

3. f được gọi là ánh xạ đóng (closed map) nếu ảnh của mọi tập hợp đóng trong X là
tập đóng trong Y .

1.3.8 Ví dụ. 1. Mọi ánh xạ đồng nhất từ không gian tôpô (X, T ) vào không gian
tôpô (X, T ) là một phép đồng phôi.

2. Mọi hàm số hằng f : I → R với I ⊂ R là một ánh xạ đóng.

3. Mọi ánh xạ từ một không gian tôpô bất kì vào một không gian tôpô rời rạc là một
ánh xạ vừa mở vừa đóng.

4. Với mỗi a < b thì (a, b) đồng phôi với tập số thực R.

5. Trong R2 , hình tròn đơn vị đồng phôi với hình vuông đơn vị.

6. Phép vị tự, phép đối xứng, phép tịnh tiến, phép quay trong R2 và R3 là những
phép đồng phôi.

1.3.9 Mệnh đề. Giả sử f : X → Y là một song ánh liên tục từ không gian tôpô X lên
không gian tôpô Y . Khi đó các khẳng định sau là tương đương

1. f là đồng phôi.

2. f là ánh xạ mở.

3. f là ánh xạ đóng.

Chứng minh. (1) ⇒ (2). Suy trực tiếp từ định nghĩa.

(2) ⇒ (3). Giả sử A là tập đóng trong X. Khi đó X \ A mở trong X. Vì f là ánh xạ


mở và song ánh nên f (X \ A) = Y \ f (A) mở trong Y . Vậy f (A) đóng trong Y . Do đó
f là một ánh xạ đóng.

(3) ⇒ (1). Ta chỉ cần chứng minh f −1 : Y → X liên tục. Giả sử A mở trong X. Khi
đó X \ A đóng trong X. Vì f là ánh xạ đóng và f là song ánh nên f (X \ A) = Y \ f (A)
đóng trong Y . Suy ra (f −1 )−1 (A) = f (A) mở trong Y . Do đó f −1 liên tục.

30
Theo Định nghĩa 1.2.10 thì mỗi không gian metric là một không gian tôpô với tôpô
sinh bởi metric. Do đó, ánh xạ liên tục giữa hai không gian metric được hiểu theo nghĩa
là ánh xạ liên tục giữa hai không gian tôpô, xem Định nghĩa 1.3.1. Tiếp theo chúng ta
tìm hiểu một số tính chất khác biệt của ánh xạ liên tục giữa hai không gian metric so
với ánh xạ liên tục giữa hai không gian tôpô.

1.3.10 Định nghĩa. Giả sử f : X → Y là một ánh xạ từ không gian metric (X, d) vào
không gian metric (Y, ρ).

1. f được gọi là liên tục đều trên X nếu với mỗi số ε > 0 cho trước, tồn tại số δ > 0
sao cho với mọi điểm x, y ∈ X mà d(x, y) < δ ta có ρ(f (x), f (y)) < ε.

2. f được gọi là đẳng cự hay bảo toàn khoảng cách nếu với mọi x, y ∈ X ta có
ρ(f (x), f (y)) = d(x, y).

1.3.11 Nhận xét. 1. Mỗi ánh xạ đẳng cự lên là một phép đồng phôi.

2. Ta có một ánh xạ liên tục đều là liên tục. Điều ngược lại nói chung không đúng.

1.3.12 Ví dụ. 1. Ánh xạ f : X → Y thỏa mãn điều kiện tồn tại k ≥ 0 sao cho
d(f (x), f (y)) ≤ kd(x, y) với mọi x, y ∈ X là một ánh xạ liên tục đều.

2. Ánh xạ f : R → R cho bởi f (x) = x3 với mọi x ∈ R là ánh xạ liên tục nhưng
không liên tục đều.

3. Phép đối xứng, phép tịnh tiến, phép quay trong không gian Euclid là những phép
đẳng cự.

1.3.13 Mệnh đề (Đặc trưng ánh xạ liên tục theo ε-δ). Giả sử f : X → Y là một ánh
xạ từ không gian metric X vào không gian metric Y . Khi đó f liên tục tại điểm x0 ∈ X
nếu và chỉ nếu với mỗi ε > 0 tồn tại số δ > 0 sao cho với mọi x ∈ X mà d(x, x0 ) < δ
thì d(f (x), f (x0 )) < ε.

Chứng minh. Điều kiện cần. Với mỗi ε > 0, theo Mệnh đề 1.2.13 ta có B(f (x0 ), ε)
là một lân cận của f (x0 ). Do đó tồn tại lân cận U của x0 sao cho f (U ) ⊂ B(f (x0 ), ε).
Vì tồn tại δ > 0 sao cho B(x0 , δ) ⊂ U nên với mọi x ∈ X mà d(x, x0 ) < δ ta có
f (x) ∈ B(f (x0 ), ε) hay d(f (x0 ), f (x)) < ε.

Điều kiện đủ. Giả sử U là một lân cận của f (x0 ). Khi đó tồn tại ε > 0 sao cho
B(f (x0 ), ε) ⊂ U . Do đó tồn tại δ > 0 sao cho với mọi x ∈ X, d(x0 , x) < δ ta có

31
d(f (x), f (x0 )) < ε. Đặt V = B(x0 , δ) ta có V là lân cận của f (x0 ) và f (V ) ⊂ U . Vậy f
liên tục tại x0 .

1.3.14 Mệnh đề (Đặc trưng ánh xạ liên tục theo dãy hội tụ). Giả sử f : X → Y là
một ánh xạ từ không gian metric X vào không gian metric Y . Khi đó f liên tục tại điểm
x0 ∈ X nếu và chỉ nếu với mỗi dãy {xn } ⊂ X mà lim xn = x0 thì lim f (xn ) = f (x0 ).
n→∞ n→∞

Chứng minh. Điều kiện cần. Theo Mệnh đề 1.3.4.

Điều kiện đủ. Giả sử ngược lại f không liên tục tại x0 . Khi đó, theo Mệnh đề 1.3.13,
tồn tại ε0 > 0 sao cho với mỗi δ > 0 tồn tại x với d(x0 , x) < δ sao cho d(f (x0 ), f (x)) ≥ ε0 .
Với mỗi n ∈ N∗ chọn δ = 1
n
ta có xn ∈ X với d(x0 , xn ) < n1 , d(f (x0 ), f (xn )) ≥ ε0 . Khi
đó lim xn = x0 , tuy nhiên lim d(f (x0 ), f (xn )) ̸= 0. Điều này là vô lí. Vậy f liên tục
n→∞ n→∞
tại x0 .

1.3.15 Ví dụ. 1. Hàm số một biến liên tục tại một điểm, liên tục trên tập hợp, liên
tục đều là ánh xạ liên tục tại một điểm, liên tục trên tập hợp, liên tục đều với
metric giá trị tuyệt đối trên R.

2. Các hàm số y = ax, y = ax2 + bx + c, y = ax3 + bx2 + cx + d là những hàm số liên


tục với metric giá trị tuyệt đối trên R.

3. Giả sử (X, d) là một không gian metric. Khi đó metric d : X × X → R là một ánh
xạ liên tục, xem Mệnh đề 1.2.7.(2).

1.3.16 Định nghĩa. Cho d và ρ là hai metric trên cùng một tập hợp X.

1. Hai metric d và ρ được gọi là tương đương nếu ánh xạ đồng nhất id : (X, d) →
(X, ρ) là một phép đồng phôi.

2. Hai metric d và ρ được gọi là tương đương đều nếu tồn tại các hằng số a, b > 0 sao
cho với mọi x, y ∈ X
aρ(x, y) ≤ d(x, y) ≤ bρ(x, y).

1.3.17 Ví dụ. 1. Các metric d, d1 , d2 trong Ví dụ 1.2.3.(3) là tương đương đều


với nhau.
d(x,y)
2. Giả sử (X, d) là một không gian metric và ρ(x, y) = 1+d(x,y)
với mọi x, y ∈ X.
Khi đó

32
(a) ρ là một metric trên X.
(b) ρ tương đương với d.
(c) ρ không tương đương đều với d.

1.4 Liên hệ với nội dung toán sơ cấp

Bài 1.4.1. Hãy liên hệ một số khái niệm, tính chất của không gian topo với R và Rn .

Bài 1.4.2. Hãy liên hệ một số khái niệm, tính chất của không gian metric với R và Rn .

Bài 1.4.3. Hãy liên hệ một số khái niệm, tính chất của ánh xạ liên tục với R và Rn .

33
Chương 2

Không gian định chuẩn

2.1 Không gian định chuẩn


Chúng ta đã được nghiên cứu về không gian Rn và không gian metric với mối quan
hệ: Rn ⇒ không gian metric. Trong mục này chúng ta sẽ nghiên cứu hai lớp không gian
quan trọng nằm giữa không gian Rn và không gian metric là không gian định chuẩn
và không gian Banach với mối quan hệ: Rn ⇒ không gian Banach ⇒ không gian định
chuẩn ⇒ không gian metric.

2.1.1 Định nghĩa. Giả sử E là một K-không gian vector với K = R hoặc K = C và
∥.∥ : E → R, x 7→ ∥x∥ làm hàm thỏa mãn các điều kiện sau.

1. ∥x∥ ≥ 0 với mọi x ∈ E;


∥x∥ = 0 nếu và chỉ nếu x = 0.

2. ∥λx∥ = |λ|∥x∥ với mọi x ∈ E và λ ∈ K.

3. ∥x + y∥ ≤ ∥x∥ + ∥y∥ với mọi x, y ∈ E.

Khi đó

1. ∥.∥ được gọi là một chuẩn (norm) trên E.

2. Không gian vector E với cấu trúc chuẩn ∥.∥ trên E được gọi là một không gian
định chuẩn (normed space), kí hiệu là (E, ∥.∥) hoặc đơn giản là E.

34
2.1.2 Ví dụ. 1. Xét không gian vector Kn . Với mỗi x = (x1 , . . . , xn ) ∈ K, đặt
n
X  21
2
∥x∥1 = |xi |
i=1
n
X
∥x∥2 = |xi |
i=1
∥x∥3 = sup |xi |.
1≤i≤n

Khi đó ∥.∥1 , ∥.∥2 và ∥.∥3 là những chuẩn trên Kn . Kn với chuẩn ∥.∥1 được gọi là
không gian Euclid (Euclidean space). Nếu không giải thích gì thêm thì Kn luôn
được hiểu là không gian định chuẩn với chuẩn Euclid. Đặc biệt, khi Kn = R thì
chuẩn Euclid ∥x∥1 = |x| và được gọi là chuẩn giá trị tuyệt đối (absolute norm),
hơn nữa ∥.∥1 = ∥.∥2 = ∥.∥3 .

2. Kí hiệu C[a, b] là không gian vector các hàm liên tục trên [a, b] ⊂ R vào K.
Lưu ý rằng C[a, b] là K-không gian vector với các phép toán của hàm. Với mọi
f ∈ C[a, b], đặt
∥f ∥ = sup |f (x)|.
x∈[a,b]

Khi đó ∥.∥ là một chuẩn trên C[a, b], được gọi là chuẩn hội tụ đều (uniform norm).
Nếu không giải thích gì thêm thì C[a, b] luôn được hiểu là không gian định chuẩn
với chuẩn hội tụ đều.
Z b
3. Trên C[a, b], công thức ∥f ∥ = |f (x)|dx với mọi f ∈ C[a, b] là một chuẩn, được
a
gọi là chuẩn tích phân (integral norm).

Mối liên hệ giữa chuẩn và metric được thể hiện như sau.

2.1.3 Mệnh đề. Giả sử (E, ∥.∥) là một không gian định chuẩn. Khi đó

1. d(x, y) = ∥x − y∥ với mọi x, y ∈ E xác định một metric trên E.

2. Metric trên thoả mãn d(x + z, y + z) = d(x, y) và d(λx, λy) = |λ|d(x, y) với mọi
x, y ∈ E và λ ∈ K.

Chứng minh. Kiểm tra trực tiếp.

35
2.1.4 Nhận xét. Nếu không giải thích gì thêm thì không gian định chuẩn E luôn được
hiểu là không gian metric với metric sinh bởi chuẩn như trong Mệnh đề 2.1.3. Do đó,
các khái niệm hội tụ, đầy đủ, đóng, mở, ánh xạ liên tục . . . trong không gian định chuẩn
được hiểu là các khái niệm tương ứng trong không gian metric với metric sinh bởi chuẩn.
Đặc biệt, không gian định chuẩn đầy đủ được gọi là không gian Banach (Banach space).

2.1.5 Ví dụ. 1. Các chuẩn trong Ví dụ 2.1.2 sinh ra các metric tương ứng đã biết.

2. Các không gian định chuẩn trong Ví dụ 2.1.2.(1)-(2) là những không gian Banach,
không gian định chuẩn trong Ví dụ 2.1.2.(3) không là không gian Banach.

2.1.6 Ví dụ. Chứng minh rằng

1. Họ các dãy số bị chặn ℓ∞ là không gian Banach với chuẩn ∥x∥ = sup |xn | với mọi
n
x = {xn } ∈ ℓ∞ .

2. Họ các dãy số hội tụ c là không gian Banach với chuẩn ∥x∥ = sup |xn | với mọi
n
x = {xn } ∈ c.

3. Họ các dãy số hội tụ về 0 c0 là không gian Banach với chuẩn ∥x∥ = sup |xn | với
n
mọi x = {xn } ∈ c0 .

2.1.7 Mệnh đề. 1. Giả sử E, F là những không gian định chuẩn. Khi đó các công thức
p
∥(x, y)∥1 = ∥x∥2 + ∥y∥2
∥(x, y)∥2 = ∥x∥ + ∥y∥
∥(x, y)∥3 = max{∥x∥, ∥y∥}

với mọi x ∈ E, y ∈ F là những chuẩn trên E × F .

2. Giả sử E là một không gian định chuẩn. Khi đó

(a) Chuẩn trên E là một hàm liên tục đều từ E vào R.


(b) Ánh xạ cộng (x, y) 7→ x + y từ E × E vào E và ánh xạ nhân (λ, x) 7→ λx từ
K × E vào E là các ánh xạ liên tục.
(c) Với mọi a ∈ E thì ánh xạ x 7→ a + x là một phép đồng phôi đẳng cự từ E
lên E.
(d) Với mọi λ ∈ K và λ ̸= 0 thì ánh xạ x 7→ λx là một phép đồng phôi từ E
lên E.

36
Chứng minh. (1). Kiểm tra trực tiếp.

(2a). Ta có, với mọi x, y ∈ E, ∥x∥ ≤ ∥x − y∥ + ∥y∥ và ∥y∥ ≤ ∥x − y∥ + ∥x∥. Suy ra


|∥x∥ − ∥y∥| ≤ ∥x − y∥. Vậy chuẩn là hàm liên tục đều.

(2b). Với mọi (x, y) và (x0 , y0 ) ∈ E ×E ta có ∥(x+y)−(x0 +y0 )∥ ≤ ∥x−x0 ∥+∥y−y0 ∥.


Suy ra phép cộng là liên tục.

Với mọi (λ, x) và (λ0 , x0 ) ∈ K × E ta có

∥λx − λ0 x0 ∥ = ∥λ0 (x − x0 ) + (λ − λ0 )x0 + (λ − λ0 )(x − x0 )∥

≤ |λ0 |∥x − x0 ∥ + |λ − λ0 |∥x0 ∥ + |λ − λ0 |∥x − x0 ∥.

Bất đẳng thức này chứng tỏ phép nhân liên tục tại (λ0 , x0 ).

(2c) và (2d). Kiểm tra thấy hai ánh xạ đã cho là song ánh. Các kết luận còn lại được
suy ra từ hai đẳng thức sau

∥(a + x) − (a + y)∥ = ∥x − y∥, ∥λx − λy∥ = |λ|∥x − y∥.

2.1.8 Ví dụ. Với chuẩn giá trị tuyệt đối trên R ta có các chuẩn sau trên R2 = R × R.

∥(x, y)∥ = |x| + |y|


p
∥(x, y)∥ = |x|2 + |y|2

∥(x, y)∥ = max{|x|, |y|}

với mọi x, y ∈ R.

Giải. Đây là một trường hợp riêng của Ví dụ 2.1.2.

Từ nay về sau nếu không giải thích gì thêm thì không pgian định chuẩn E × F luôn
được hiểu là không gian định chuẩn với chuẩn ∥(x, y)∥1 = ∥x∥2 + ∥y∥2 như trong Mệnh
đề 2.1.7.(1) và được gọi là không gian định chuẩn tích.
Hệ quả sau là cơ sở cho việc nhiều khi chỉ cần tìm hiểu các tính chất của không gian
định chuẩn tại vector 0.

2.1.9 Hệ quả. Giả sử E là một không gian định chuẩn. Khi đó các khẳng định sau là
tương đương.

1. U là lân cận của điểm 0 ∈ E.

37
2. αU là lân cận của 0 với mọi α ̸= 0.

3. a + U là lân cận của a với mọi a ∈ E.

Chứng minh. Sử dụng tính chất của ánh xạ đồng phôi.

Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu hai lớp không gian định chuẩn thường gặp đó là không
gian Lp (X) và ℓp .

2.1.10 Định nghĩa. Giả sử X là một tập đo được Lebesgue bất kì trong R (nghĩa là
X thuộc σ-đại số Lebesgue trên R). Kí hiệu Lp (X) là họ tất cả các hàm f từ X vào K
sao cho |f |p khả tích. Lưu ý rằng chúng ta đồng nhất các hàm bằng nhau hầu khắp nơi
trên X.

Với mọi p ≥ 1 và f ∈ Lp (X) đặt


Z  p1
p
∥f ∥p = |f | .
X

Chúng ta sẽ trang bị chuẩn để cho Lp (X) cùng với hai phép toán của hàm trở thành
một không gian định chuẩn.

1 1
2.1.11 Bổ đề. Giả sử p > 1, q > 1 là các số thực thoả mãn + = 1. Khi đó với các
p q
số thực α ≥ 0 và β ≥ 0 ta có:
αp βq
αβ ≤ + .
p q
Dấu bằng xảy ra nếu và chỉ nếu αp = β q .

Chứng minh. Trường hợp α = 0 hoặc β = 0 là hiển nhiên.

tp t−q
Trường hợp α > 0 và β > 0. Xét hàm số f (t) = + trên (0, ∞). Hàm số có
p q
đạo hàm f ′ (t) = tp−1 − t−q−1 = t−q−1 (tp+q − 1). Khảo sát hàm số trên (0, ∞) ta có
1 −1
f (t) ≥ f (1) = 1. Chọn t = α q β p ta suy ra điều phải chứng minh.

2.1.12 Mệnh đề. 1. (Bất đẳng thức Hölder) Giả sử p > 1, q > 1 là các số thực thoả
1 1
mãn + = 1. Khi đó nếu f ∈ Lp (X) và g ∈ Lq (X) thì:
p q

(a) f g ∈ L1 (X).

38
(b) ∥f g∥1 ≤ ∥f ∥p ∥g∥p .

2. (Bất đẳng thức Minkowski) Giả sử p ≥ 1 và f, g ∈ Lp (X). Khi đó

(a) f + g ∈ Lp (X).
(b) ∥f + g∥p ≤ ∥f ∥p + ∥g∥q .

3. Với mọi f ∈ Lp (X) và λ ∈ K ta có λf ∈ Lp (X) và ∥λf ∥p = |λ|∥f ∥p . Từ đó, ta


suy ra Lp (X) là một K-không gian vector.

4. Ánh xạ f 7→ ∥f ∥p là một chuẩn trong Lp (X) với mọi p ≥ 1.

Chứng minh. (1). Nếu ∥f ∥p = 0 hoặc ∥g∥p = 0 thì f = 0 và g = 0 hầu khắp nơi trên X.
Do đó kết luận của Mệnh đề là đúng.

Trường hợp ∥f ∥p ̸= 0 và ∥g∥p ̸= 0. Với mọi x ∈ X ta có

|f (x)| |g(x)| 1 |f (x)|p 1 |g(x)|q


. ≤ + .
∥f ∥p ∥g∥p p ∥f ∥p q ∥g∥p

Lấy tích phân hai vế trên X ta có

1 Z 1 Z
p
1 Z 1 1
|f g|dµ ≤ |f | dµ + |g|q dµ = + = 1.
∥f ∥p ∥g∥p X p∥f ∥pp X q∥g∥qq X p q

Từ đó suy ra điều phải chứng minh.

(2a). p = 1 là hiển nhiên. Với mọi p > 1 ta có

|f (x) + g(x)|p ≤ (|f (x)| + |g(x)|)p ≤ (2 sup{|f (x)|, |g(x)|})p ≤ 2p sup{|f (x)|p , |g(x)|p }.

Vì f, g ∈ Lp (X) nên f + g ∈ Lp (X).

1 1 p
(2b). p = 1 là hiển nhiên. Với mọi p > 1, xét q > 1 thoả mãn + = 1 hay p − 1 = .
p q q
Khi đó |f + g|p−1 ∈ Lp (X). Theo bất đẳng thức Hölder ta có
Z Z  1q
p−1
|f ||f + g| dµ ≤ ∥f ∥p |f + g|(p−1)q dµ = ∥f ∥p ∥f + g∥p−1
p .
X X

Tương tự ta có
Z Z  1q
p−1 (p−1)q
|g||f + g| dµ ≤ ∥g∥p |f + g| dµ = ∥g∥p ∥f + g∥p−1
p .
X X

39
Từ đó suy ra
Z Z Z Z
p p p−1
∥f +g∥p = |f +g| dµ = ∥f +g∥∥f +g∥ dµ ≤ |f ||f +g| dµ+ |g||f +g|p−1 dµ
p−1
X X X X

≤ (∥f ∥p + ∥g∥p )∥f + g∥p−1


p .

Nhân hai vế với ∥f + g∥1−p


p ta có điều phải chứng minh.

(3). Kiểm tra trực tiếp.


Z
(4). Nếu f ̸= 0 hầu khắp nơi trên X thì |f |p dµ > 0 với mọi p ≥ 1.
X

Kết hợp (2) và (3) ta suy ra điều phải chứng minh.

Từ nay về sau khi nói đến Lp (X) mà không giải thích gì thêm thì ta hiểu là xét với
chuẩn trong Mệnh đề 2.1.12.(4).

2.1.13 Định nghĩa. Với mọi p ≥ 1 kí hiệu ℓp là tập tất cả các dãy x = {xn } các phần
tử trong K sao cho ∞ p
P
n=1 |xn | < ∞.

X
|xn |p < ∞ .

ℓp = x = {xn } ⊂ K :
n=1

Với mọi dãy x = {xn }, y = {yn } ∈ ℓp và λ ∈ K đặt x + y = {xn + yn }n , λx = {λxn }n ta


có các phép toán để ℓp là một không gian vector trên trường K.

2.1.14 Mệnh đề. Với mọi p ≥ 1 thì ℓp là không gian định chuẩn với chuẩn

X  p1
p
∥x∥p = |xn | .
n=1

Chứng minh. Xét X = (0, ∞) ⊂ R. Với mỗi dãy {xn } ∈ ℓp đặt tương ứng {xn } với hàm
f : X → K xác định bởi f (t) = xn nếu t ∈ (n − 1, n]. Khi đó

1. ∥x∥p = ∥f ∥p .

2. x ∈ ℓp nếu và chỉ nếu f ∈ Lp (X).

Như vậy ℓp có thể được coi là một không gian con của Lp (X). Nói cách khác ℓp là một
không gian định chuẩn với chuẩn đã định nghĩa.

Giả sử {fk }k là một dãy Cauchy trong ℓp . Khi đó {fk }k cũng là dãy Cauchy trong
Lp (X). Vậy lim fk = f ∈ Lp (X). Vì fk không đổi trên mỗi đoạn (n − 1, n] nên f không
k→∞
đổi trên mỗi đoạn đó. Suy ra f ∈ ℓp hay ℓp là đầy đủ.

40
Trong Giải tích cổ điển, chuỗi số là mở rộng của phép cộng số thực thành phép cộng
của vô hạn đếm được số thực. Bản chất của sự mở rộng đó là phép hợp thành của phép
cộng hữu hạn với phép lấy giới hạn. Trong mục này, chúng ta sẽ mở rộng chuỗi số trong
R thành chuỗi vector trong không gian định chuẩn với ý tưởng thay giá trị tuyệt đối
bởi chuẩn.

2.1.15 Định nghĩa. Giả sử {xn } là một dãy trong không gian định chuẩn E. Khi đó

P∞
1. Tổng hình thức x1 + x2 + . . . hay n=1 xn được gọi là một chuỗi (series) trong E.

2. Phần tử sn = x1 · · · + xn được gọi là tổng riêng thứ n (nth partial sum) của chuỗi.

3. Chuỗi được gọi là hội tụ (convergent) nếu dãy các tổng riêng hội tụ.

4. Giới hạn s của dãy các tổng riêng được gọi là tổng (sum) của chuỗi, kí hiệu
P∞
n=1 xn = s.

5. Chuỗi không hội tụ được gọi là phân kì (divergent).


P∞
6. Nếu xn = s thì rn = s − sn được gọi là phần dư thứ n (nth tail) của chuỗi.
n=1
Lưu ý rằng rn = ∞
P
k=1 xn+k và nếu chuỗi hội tụ thì rn → 0.

X n
X
xn = lim sn = lim xn .
n=1 i=1

P∞
7. Chuỗi n=1 xn được gọi là hội tụ tuyệt đối (absolute convergent) nếu chuỗi số
P∞
dương n=1 ∥xn ∥ hội tụ.

2.1.16 Ví dụ. 1. Chuỗi số là chuỗi trong không gian định chuẩn R với chuẩn giá trị
tuyệt đối.

∞ 1
(2−n , 3−n ) = (1, ) trong không gian định chuẩn R2 .
P
2. Chuỗi
n=1 2

P∞ (−1)n
3. Chuỗi hội tụ mà không hội tụ tuyệt đối.
n=1 n

Các tính chất của chuỗi trong không gian vector được đặc trưng thông qua tính chất
của dãy tổng riêng. Cụ thể hóa tính chất của dãy tổng riêng chúng ta có các tính chất
của chuỗi như sau.

2.1.17 Mệnh đề. 1. (Tiêu chuẩn Cauchy) Các khẳng định sau là tương đương đối
với không gian định chuẩn Banach E.

41
P∞
(a) Chuỗi n=1 xn hội tụ.
(b) Với mọi ε > 0 tồn tại n0 ∈ N sao cho

∥sn+p − sn ∥ = ∥xn+1 + · · · + xn+p ∥ < ε

với mọi n ≥ n0 và p ≥ 1.
P∞
2. Điều kiện cần để chuỗi hội tụ Nếu n=1 xn hội tụ thì lim xn = 0.
n→∞
P∞ P∞
3. Giả sử các chuỗi n=1 xn và n=1 yn hội tụ và có tổng tương ứng là s và t. Khi đó
P∞
(a) Chuỗi n=1 (xn
+ yn ) hội tụ và có tổng là s + t.
(b) Với mọi λ ∈ K, chuỗi ∞
P
n=1 λxn hội tụ và có tổng là λs.
P∞ P∞
4. Nếu hai chuỗi n=1 xn và n=1 yn thoả mãn xn = yn chỉ trừ một số hữu hạn các
chỉ số n thì chúng cùng hội tụ hoặc phân kì.

5. Giả sử {kn }n là dãy tăng thực sự các số tự nhiên, k1 = 1 và chuỗi ∞


P
n=1 xn có tổng
Pkn+1 −1 P∞
là s. Nếu đặt yn = p=kn xp thì chuỗi n=1 yn hội tụ và có tổng là s.
P∞
6. Nếu E là không gian Banach và n=1 xn là một chuỗi hội tụ tuyệt đối trong E thì
chuỗi ∞
P
n=1 xn hội tụ và

X ∞
X
∥ xn ∥ ≤ ∥xn ∥.
n=1 n=1

Chứng minh. (1). Đây là sự cụ thể hoá của dãy Cauchy trong không gian định chuẩn
đầy đủ.

(2). Ta có, theo Mệnh đề 2.1.7.(2b), lim xn = lim (sn − sn−1 ) = s − s = 0.


n→∞ n→∞

(3). Áp dụng định nghĩa của chuỗi hội tụ.

(4). Áp dụng định nghĩa của chuỗi hội tụ.

(5). Dãy các tổng riêng của ∞


P P∞
n=1 y n là dãy con của dãy các tổng riêng của n=1 xn .

(6). Vì chuỗi số ∞
P
n=1 ∥xn ∥ hội tụ nên áp dụng tiêu chuẩn Cauchy cho chuỗi số ta có
với mọi ε > 0 tồn tại n0 sao cho với mọi n ≥ n0 và p ≥ 1 thì

∥xn+1 + · · · + xn+p ∥ ≤ ∥xn+1 ∥ + · · · + ∥xn+p ∥ < ε.


P∞
Suy ra chuỗi n=1 xn hội tụ theo (1).

42
Mặt khác với mọi n ∈ N thì

X
∥x1 + · · · + xn ∥ ≤ ∥x1 ∥ + · · · + ∥xn ∥ ≤ ∥xn ∥.
n=1
P∞ P∞
Suy ra ∥ n=1 xn ∥ ≤ n=1 ∥xn ∥.

Tiếp theo là một đặc trưng của không gian Banach bởi chuỗi.

2.1.18 Mệnh đề (Đặc trưng không gian Banach bởi chuỗi). Giả sử E là một không
gian định chuẩn. Khi đó E là một không gian Banach nếu và chỉ nếu mọi chuỗi hội tụ
tuyệt đối trong E là hội tụ.

Chứng minh. Điều kiện cần. Theo Mệnh đề 2.1.7.(6).

Điều kiện đủ. Giả sử {xn } là dãy Cauchy trong E. Ta chứng minh {xn } hội tụ
trong E.

Vì {xn } là Cauchy nên với mọi n ∈ N tồn tại kn ∈ N sao cho ∥xp − xq ∥ < 2−n
với mọi p, q ≥ kn . Không mất tính tổng quát ta giả sử kn+1 > kn với mọi n ∈ N. Đặt
yn = xkn+1 −xkn thì ∥yn ∥ < 2−n với mọi n ∈ N. Vậy chuỗi ∞
P
n=1 ∥yn ∥ hội tụ. Suy ra chuỗi
P∞ Pn
n=1 yn hội tụ. Đặt sn = k=1 yk và lim sn = s. Ta sẽ chứng minh lim xn = xk1 + s.
n→∞ n→∞
Thật vậy ta có

∥xn − xk1 − s∥ ≤ ∥xn − xkn+1 ∥ + ∥xkn+1 − xk1 − s∥ = ∥xn − xkn+1 ∥ + ∥sn − s∥.

Vậy lim ∥xn − xk1 − s∥ = 0 hay lim xn = xk1 + s.


n→∞ n→∞

Từ mệnh đề trên chúng ta chứng minh được tính Banach của Lp (X) như sau.

2.1.19 Hệ quả. Với mọi p ≥ 1 thì Lp (X) và ℓp là những không gian Banach với
chuẩn ∥.∥p .

Chứng minh. Theo chứng minh của Mệnh đề 2.1.14 ta chỉ cần chứng minh Lp (X) là
Banach. Theo Mệnh đề 2.1.18 ta chỉ cần chứng minh chuỗi hội tụ tuyệt đối là hội tụ.
Giả sử {fn }n ⊂ Lp (X) với ∞
P
n=1 ∥fn ∥p = M < ∞. Ta chứng minh lim fn = f ∈ Lp (X). n→∞
n
P
Đặt gn (x) = |fn (x)| với mọi n ∈ N và x ∈ X. Khi đó các hàm gn ∈ Lp (X) và
i=1
n
Z
gnp ≤ M p . Với mọi x ∈ X, dãy {gn (x)}
P
∥gn ∥p ≤ ∥f ∥p ≤ M . Từ đó, với mọi n ∈ N,
i=1 X

43
không giảm, do đó tồn tại g(x) = lim gn (x) ∈ R ∪ {∞}. Vì dãy hàm {gn } đo được và
n→∞ Z
đơn điệu tăng đến g nên g là hàm đo được trên X. Theo Bổ đề Fatou, g p ≤ M p . Do
X
bất đẳng thức này, g là hàm hữu hạn hầu khắp nơi. Nếu tại x ∈ X mà g(x) hữu hạn thì
P∞
chuỗi số fn (x) hội tụ vì nó hội tụ tuyệt đối. Ta xác định hàm s : X → K bằng cách
n=1

 P fn (x) nếu g(x) hữu hạn ,
đặt s(x) = n=1
0 nếu g(x) = ∞.

n
P
Kí hiệu sn = fi . Vì s(x) = lim sn (x) hầu khắp nơi nên s đo được. Mặt khác
i=1
∞ ∞
Z Z
p
gp ≤ M p
P P
| fn (x)| ≤ |fn (x)| nên |s(x)| ≤ g(x) với mọi x ∈ X. Từ đó |s| ≤
n=1 n=1 X X
hay s ∈ Lp (X).

Phần còn lại ta chứng minh lim sn = s. Chú ý rằng


n→∞

|sn (x) − s(x)|p ≤ (|sn (x)| + |s(x)|)p ≤ 2p g p (x).

Kết hợp với 2p g p khả tích Lebesgue và lim |sn (x) − s(x)| = 0 hầu khắp nơi trên X, từ
n→∞ Z
định lí Lebesgue về sự hội tụ bị chặn ta có lim |sn − s|p = 0. Điều này có nghĩa là
n→∞ X
lim ∥xn − s∥pp = 0 hay lim ∥sn − s∥p = 0.
n→∞ n→∞

Bài tập

Bài 2.1.1. Chi tiết hóa lời giải của Ví dụ 2.1.2, Ví dụ 2.1.5, Ví dụ 2.1.6.

Bài 2.1.2. Chi tiết hóa chứng minh của Mệnh đề 2.1.7, Mệnh đề 2.1.17.

Z 1 2.1.3. Giả sử E = C[0, 1] là không gian định chuẩn với chuẩn tích phân ∥f ∥1 =
Bài
|f (t)|dt. Chứng minh rằng
0

1. Không gian E không đầy đủ.

2. Chuẩn ∥.∥1 không tương đương với chuẩn sup.

Bài 2.1.4. Giả sử E là một không gian định chuẩn. Chứng minh rằng với mọi a ∈ E
và r > 0 ta có:

44
1. B(a, r) = B[a, r].

2. intB[a, r] = B(a, r).

3. ∂B[a, r] = ∂B(a, r) = S(a, r).

Bài 2.1.5. Giả sử X, Y là hai không gian định chuẩn. Chứng minh rằng:

1. ∥(x, y)∥ = max{∥x∥, ∥y∥}, ∀(x, y) ∈ X × Y, là chuẩn trên X × Y .

2. Sự hội tụ trong X × Y tương đương với sự hội tụ theo toạ độ, nghĩa là zn =
(xn , yn ) → z = (x, y) trong X × Y khi và chỉ khi xn → x trong X và yn → y
trong Y .

3. {(xn , yn )}n là dãy Cauchy trong X × Y khi và chỉ khi {xn }n và {yn }n lần lượt là
dãy Cauchy trong X và Y .

Bài 2.1.6. Cho (E, ∥.∥) là một không gian định chuẩn trên trường K. Tìm điều kiện
của m ∈ R để công thức ∥x∥1 = m∥x∥, ∀x ∈ E, cũng là chuẩn trên E.

Bài 2.1.7. Giả sử X, Y là hai không gian định chuẩn a, b > 0. Chứng minh rằng:

1. ∥(x, y)∥ = a∥x∥ + b∥y∥, ∀(x, y) ∈ X × Y , xác định một chuẩn trên X × Y .

2. Sự hội tụ trong không gian định chuẩn X × Y với chuẩn trên tương đương với sự
hội tụ theo toạ độ, nghĩa là zn = (xn , yn ) → z = (x, y) trong X × Y khi và chỉ khi
xn → x trong X và yn → y trong Y .

45
2.2 Ánh xạ tuyến tính liên tục
Trên không gian định chuẩn có phép toán đại số + và . cùng với phép toán giải tích
lim. Trong mục này chúng ta tìm hiểu lớp ánh xạ đóng vai trò quan trọng trong giải tích
hàm đó là lớp ánh xạ bảo toàn các phép toán trên giữa hai không gian định chuẩn. Nhớ
lại rằng, ánh xạ tuyến tính f : E → F từ không gian vector E vào không gian vector
F là lớp ánh xạ quan trọng trong đại số, bảo toàn phép cộng và phép nhân, nghĩa là
f (x + y) = f (x) + f (y), f (λx) = λf (x) với mọi x, y ∈ E và mọi λ ∈ K, một cách tương
đương f (λx + µy) = λf (x) + µf (y) với mọi x, y ∈ E và mọi λ, µ ∈ K. Hơn nữa, ánh xạ
tuyến tính cũng bảo toàn vecotr không, nghĩa là f (0) = 0.

2.2.1 Định nghĩa. Giả sử E và F là các không gian vector trên trường K và ánh xạ
f : E → F . Khi đó

1. Với F là không gian định chuẩn, f được gọi là bị chặn (bounded) trên E nếu tồn
tại k > 0 sao cho ∥f (x)∥ ≤ k∥x∥ với mọi x ∈ E.

2. Họ tất cả các ánh xạ tuyến tính từ không gian vector E vào không gian vector F
được kí hiệu là L(E, F ).

3. Với F = K, ánh xạ tuyến tính f : E → K được gọi là phiếm hàm tuyến tính hay
dạng tuyến tính (functional).

4. Kí hiệu E # = L(E, K) và E # được gọi là đối ngẫu đại số (algebraic dual space)
của E.

5. f được gọi là một đẳng cấu đại số (linear isomorphism) nếu f là song ánh
tuyến tính.

6. Với E, F là những không gian định chuẩn, f được gọi là đẳng cấu tôpô (topolog-
ical isomorphism) hay đẳng cấu (isomorphism) nến f là một đẳng cấu đại số và
đồng phôi.

2.2.2 Ví dụ. 1. Với E = F = R và a ∈ R, ánh xạ f : R → R, f (x) = ax với mọi


x ∈ R, là một ánh xạ bị chặn, tuyến tính, liên tục.

2. Với E = R2 , F = R và a, b ∈ R, ánh xạ f (x, y) = ax + by với mọi (x, y) ∈ R2 là


một ánh xạ bị chặn, tuyến tính, liên tục.

3. Nói chung, ánh xạ chuẩn ∥.∥ : E → R không bị chặn, không tuyến tính nhưng
liên tục.

46
4. Phép cộng và phép nhân với vô hướng trên một không gian định chuẩn là những
ánh xạ tuyến tính, liên tục.

5. Xét C là không gian định chuẩn trên trường số thực R. Khi đó ánh xạ f : R2 → C
xác định bởi f (x, y) = x + iy với mọi (x, y) ∈ R2 là phép đẳng cấu và đẳng cự giữa
R2 và C.

Tiếp theo là đặc trưng tính liên tục của ánh xạ tuyến tính giữa hai không gian
định chuẩn thông qua tính bị chặn. Do đó, để kiểm tra tính liên tục của ánh xạ tuyến
tính giữa hai không gian định chuẩn chúng ta có thể kiểm tra tính bị chặn.

2.2.3 Mệnh đề. Giả sử f : E → F là ánh xạ tuyến tính từ không gian định chuẩn E
vào không gian định chuẩn F . Khi đó các khẳng định sau là tương đương.

1. f liên tục đều.

2. f liên tục.

3. f liên tục tại 0 ∈ E.

4. f bị chặn trên E.

Chứng minh. (1) ⇒ (2) ⇒ (3). Hiển nhiên.

(3) ⇒ (4). Giả sử ngược lại f không bị chặn trên E. Khi đó với mọi n ∈ N tồn tại
xn ∈ E \ {0} sao cho ∥f (xn )∥ > n∥xn ∥. Vì f (xn ) ̸= 0 nên ∥xn ∥ > 0. Với mỗi n ∈ N đặt
xn 1
yn = . Khi đó ∥yn ∥ = nên lim yn = 0.
n∥xn ∥ n n→∞

Vì f liên tục tại 0 nên f (yn ) → 0. Điều này là vô lí vì

∥f (yn )∥ = (n∥xn ∥)−1 ∥f (xn )∥ > 1

với mọi n ∈ N.

(4) ⇒ (1). Tồn tại k > 0 sao cho ∥f (x)∥ ≤ k∥x∥ với mọi x ∈ E. Với mọi ε > 0 chọn
ε
δ = . Khi đó nếu ∥x − y∥ < δ thì
k

ε
∥f (x) − f (y)∥ = ∥f (x − y)∥ ≤ k∥x − y∥ ≤ k = ε.
k
Vậy f liên tục đều.

47
2.2.4 Hệ quả. Giả sử f : E → F là một đẳng cấu đại số từ không gian định chuẩn E
vào không gian định chuẩn F . Khi đó

1. Các khẳng định sau là tương đương.

(a) f là đẳng cấu.


(b) Tồn tại các số dương a, b sao cho a∥x∥ ≤ ∥f (x)∥ ≤ b∥x∥ với mọi x ∈ E.

2. Các khẳng định sau là tương đương.

(a) f −1 liên tục.


(b) Tồn tại h > 0 sao cho ∥f (x)∥ ≥ h∥x∥ với mọi x ∈ E.

Trên mỗi không gian vector có thể trang bị nhiều chuẩn khác nhau. Khái niệm sau
sẽ phân loại các chuẩn theo phép toán lấy giới hạn của từng chuẩn.

2.2.5 Định nghĩa. Hai chuẩn ∥.∥1 và ∥.∥2 trên không gian vector E được gọi là tương
đương với nhau nếu ánh xạ đồng nhất idE : (E, ∥.∥1 ) → (E, ∥.∥2 ) là phép đẳng cấu.

2.2.6 Ví dụ. Ba chuẩn trong Ví dụ 2.1.2 là tương đương với nhau.

2.2.7 Mệnh đề. 1. Hai chuẩn ∥.∥1 và ∥.∥2 tương đương nếu và chỉ nếu tồn tại hai
số dương a, b sao cho a∥x∥1 ≤ ∥x∥2 ≤ b∥x∥1 với mọi x ∈ E.

2. Ba chuẩn trong Mệnh đề 1 tương đương với nhau.

3. Một dãy trong không gian định chuẩn E là Cauchy nếu và chỉ nếu nó là Cauchy
với mọi chuẩn tương đương với chuẩn xuất phát trên E.

Chứng minh. Kiểm tra trực tiếp.

2.2.8 Hệ quả. Tính Banach của một không gian định chuẩn không thay đổi khi thay
chuẩn xuất phát bởi một chuẩn tương đương bất kì.

2.2.9 Nhận xét. 1. Nếu hai chuẩn tương đương thì các metric tương ứng tương
đương với nhau.

2. Kết quả tương tự Hệ quả 2.2.8 không đúng đối với các metric.

Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu không gian định chuẩn các ánh xạ tuyến tính liên tục
giữa hai không gian định chuẩn cho trước.

48
2.2.10 Định nghĩa. Giả sử E và F là các không gian định chuẩn trên cùng một trường
K. Kí hiệu L(E, F ) là họ các ánh xạ tuyến tính liên tục từ E vào F . Kí hiệu

∥f ∥ = inf k : ∥f (x)∥ ≤ k∥x∥, ∀x ∈ E ∀f ∈ L(E, F ). (2.1)

Khi đó E ∗ = L(E, K) được gọi là liên hợp hay đối ngẫu tôpô của E.

2.2.11 Bổ đề. L(E, F ) là một không gian vector với hai phép toán của ánh xạ.

Chứng minh. Kiểm tra trực tiếp bằng tiêu chuẩn không gian vector con.

Tính chất tiếp theo là một số công thức định lượng cho (2.1). Từ đó, công thức (2.1)
xác định một chuẩn trên L(E, F ).

2.2.12 Mệnh đề. 1. Với mọi f ∈ L(E, F ) ta có

∥f (x)∥
∥f ∥ = sup = sup ∥f (x)∥ = sup ∥f (x)∥.
x̸=0 ∥x∥ ∥x∥≤1 ∥x∥=1

2. L(E, F ) là một không gian định chuẩn với chuẩn ∥f ∥ như trong Định nghĩa 2.2.10.

3. Nếu F là không gian Banach thì không gian định chuẩn L(E, F ) trên là một không
gian Banach. Do đó, không gian liên hợp E ∗ là Banach.

Chứng minh. (1). Từ định nghĩa của ∥f ∥ ta có ∥f (x)∥ ≤ ∥f ∥∥x∥ với mọi x ∈ E. Suy ra
∥f (x)∥
∥f ∥ ≥ với mọi x ̸= 0. Vì vậy
∥x∥

∥f (x)∥ ∥f (x)∥
∥f ∥ ≥ sup ≥ sup ≥ sup ∥f (x)∥ ≥ sup ∥f (x)∥.
x̸=0 ∥x∥ 0<∥x∥≤1 ∥x∥ ∥x∥≤1 ∥x∥=1

Mặt khác ∥f (x)∥ ≤ ( sup ∥f (x)∥)∥x∥ với mọi x ∈ E. Thật vậy đặt k = sup ∥f (x)∥.
∥x∥=1 ∥x∥=1
Nếu x = 0 thì ∥f (x)∥ ≤ k∥x∥. Nếu x ̸= 0 thì

1
∥f (x)∥ ≤ ∥x∥∥f ( x)∥ ≤ ∥f (t)∥∥x∥ ≤ k∥x∥
∥x∥

1
ở đây t = x thoả mãn ∥t∥ = 1. Vậy từ ∥f (x)∥ ≤ ( sup ∥f (x)∥)∥x∥ với mọi x ∈ E ta
∥x∥ ∥x∥=1
có ∥f ∥ ≤ sup ∥f (x)∥. Vậy đẳng thức được chứng minh.
∥x∥=1

49
(2). ∥f ∥ ≥ 0 với mọi f ∈ L(E, F ) và ∥f ∥ = 0 khi và chỉ khi f = 0 là hiển nhiên.

Với mọi λ ∈ K và f ∈ L(E, F ) ta có

∥λf ∥ = sup ∥λf (x)∥ = |λ| sup ∥f (x)∥ = |λ|∥f ∥.


∥x∥=1 ∥x∥=1

Với mọi f, g ∈ L(E, F ) ta có

∥f + g∥ ≤ sup ∥f (x) + g(x)∥ ≤ sup (∥f (x)∥ + ∥g(x)∥) ≤ ∥f ∥ + ∥g∥.


∥x∥=1 ∥x∥=1

(3). Giả sử {fn }n là một dãy Cauchy trong L(E, F ). Khi đó với mọi ε > 0 tồn tại
n0 ∈ N sao cho với mọi n ≥ n0 ta có ∥fn − fm ∥ ≤ ε với mọi m, n ≥ n0 . Theo Mệnh
đề 2.2.12.(1) thì ∥fn (x) − fm (x)∥ ≤ ε với mọi x mà ∥x∥ ≤ 1. Suy ra {fn (x)}n là dãy
Cauchy với x mà ∥x∥ ≤ 1. Khi đó lim fn (x) = f (x) ∈ F với mọi x ∈ E mà ∥x∥ ≤ 1.
n→∞

Với mọi x ∈ E, đặt



 f (x)
 nếu ∥x∥ ≤ 1,
g(x) = 1
 ∥x∥f (
 x) nếu ∥x∥ > 1.
∥x∥
Khi đó lim fn (x) = g(x) với mọi x ∈ E.
n→∞

Theo Mệnh đề 2.1.7.(2b) thì từ fn tuyến tính ta có g tuyến tính.

Với mọi x ∈ E và ∥x∥ = 1 ta có ∥fn (x) − fn0 (x)∥ ≤ ε = 1 với mọi n ≥ n0 . Suy ra
∥g(x)∥ ≤ ∥fn0 (x)∥ + 1 ≤ ∥fn0 ∥ + 1. Vậy theo Mệnh đề 2.2.3 thì g liên tục.

Vậy lim fn = g ∈ L(E, F ), nói cách khác L(E, F ) là không gian Banach.
n→∞

2.2.13 Ví dụ. 1. Với E = F = R và a ∈ R, ánh xạ f : R → R, f (x) = ax với mọi


x ∈ R, là một ánh xạ tuyến tính, liên tục. Tìm ∥f ∥.

2. Với E = R2 , F = R và a, b ∈ R, ánh xạ f (x, y) = ax + by với mọi (x, y) ∈ R2 là


một ánh xạ tuyến tính, liên tục. Tìm ∥f ∥.

Giải. (1). Theo Ví dụ 2.2.2 thì hai ánh xạ trên là tuyến tính liên tục. Tuy nhiên, thay
vì kiểm tra tính liên tục trực tiếp, chúng ta áp dụng Mệnh đề 2.2.3 để kiểm tra tính bị
chặn, từ đó suy ra tính liên tục.

Từ chứng minh tính bị chặn ta có ∥f ∥ ≤ |a|. Áp dụng Mệnh đề 2.2.12.(1) ta suy ra


∥f ∥ ≥ |a|. Vậy ∥f ∥ = |a|.

(2). Lập luận tương tự như (1).

50
2.2.14 Nhận xét. 1. Nếu chuẩn trên E và F được thay bởi các chuẩn tương đương
thì chuẩn mới trên L(E, F ) tương đương với chuẩn cũ.

2. Từ nay về sau nếu không nói gì thêm thì chuẩn trên L(E, F ) là chuẩn xác định
bởi công thức (2.1) và được gọi là chuẩn của ánh xạ tuyến tính liên tục (norm
of continuous linear operator). Nói cách, mọi ánh xạ tuyến tính liên tục đều mặc
định tính theo chuẩn trong (2.1).

2.2.15 Ví dụ. Giả sử a = (a1 , . . . , an ) ∈ Kn . Ánh xạ f : Kn → K xác định bởi


f (x) = ni=1 ai xi với mọi x = (x1 , . . . , xn ) ∈ Kn là tuyến tính liên tục và ∥f ∥ = ∥a∥.
P

Giải. Kiểm tra thấy f là tuyến tính.


Pn pPn pPn
Với mọi x ∈ Kn ta có |f (x)| = | i=1 ai x i | ≤ i=1 |ai |2 i=1 |xi |2 = ∥a∥∥x∥.
Suy ra f liên tục và ∥f ∥ ≤ ∥a∥.

|f (a)| ∥a∥2
Ngược lại với mọi a ̸= 0 ta có ∥f ∥ ≥ = = ∥a∥ với a = (a1 , . . . , an ).
∥a∥ ∥a∥
Vậy ∥f ∥ = ∥a∥.
Z b
2.2.16 Ví dụ. Xét C[a, b] với chuẩn tích phân ∥ξ∥1 = |ξ(t)|dt. Với mỗi φ ∈ C[a, b]
Z b a

đặt f (ξ) = ξ(t)φ(t)dt. Khi đó f : C[a, b] → R là phiếm hàm tuyến tính liên tục và
a
∥f ∥ = ∥φ∥ với ∥φ∥ = sup |φ(t)|.
[a,b]

Giải. Kiểm tra thấy f là phiếm hàm tuyến tính.


Z b Z b
Với mọi ξ ∈ Lp (X) ta có ∥f (ξ)∥ = | ξ(t)φ(t)dt| ≤ |ξ(t)φ(t)|dt ≤ ∥φ∥∥ξ∥1 . Suy
a a
ra f liên tục và ∥f ∥ ≤ ∥φ∥.

Vì φ liên tục nên ∥φ∥ = max |φ(t)|. Do đó tồn tại t0 ∈ [a, b] sao cho ∥φ∥ = |φ(t0 )|.
[a,b]

ε
Với mọi ε > 0 tồn tại t0 ∈ [a, b] sao cho ∥φ∥ ≥ ∥φ∥ − với mọi t ∈ (α, β). Chọn
2
ε(β − α)
δ > 0 sao cho δ < và khoảng (α + δ, β − δ) ̸= ∅. Xác định hàm η liên tục trên
4∥φ∥

51
[a, b] bằng cách đặt


 1

 nếu t ∈ [α + δ, β − δ],
β−α

η(t) =

 0 nếu t ̸∈ [α, β],


 bổ sung tuyến tính trên phần còn lại.

Khi đó
Z b 1
∥η∥1 = η(t)dt ≤ (β − α) = 1
a β−α

Z b Z b
|f (η)| = η(t)φ(t)dt = |η(t)φ(t)|dt
a a
Z β−δ 1 ε
≥ |η(t)φ(t)|dt ≥ (β − α − 2δ)(∥φ∥ − )
α+δ β−α 2
 2δ  ε ε 2δ∥φ∥
= 1− (∥φ∥ − ) ≥ ∥φ∥ − −
β−α 2 2 β−α
ε ε
> ∥φ∥ − − = ∥φ∥ − ε.
2 2
Vì ε > 0 tuỳ ý nên ∥f ∥ = sup |f (η)| ≥ ∥φ∥. (2)
∥η∥≤1

Từ (1) và (2) ta có ∥f ∥ = ∥φ∥.

2.2.17 Ví dụ. Xét không gian Lp (X) với p > 1. Cố định φ ∈ Lq (X) với q thoả mãn
1 1 Z
+ = 1 và đặt f (ξ) = ξφdµ với mọi ξ ∈ Lp (X). Khi đó f : Lp (X) → R là một
p q X
phiếm hàm tuyến tính liên tục và ∥f ∥ = ∥φ∥q .

Giải. Theo tính chất của tích phân thì f là tuyến tính.

Theo bất đẳng thức Hölder thì


Z Z
|f (ξ)| = | ξφdµ| ≤ |ξφ|dµ ≤ ∥ξ∥p ∥φ∥q
X X

với mọi ξ ∈ Lp (X). Vì vậy f liên tục và ∥f ∥ ≤ ∥φ∥q .


q
Với ξ = |φ| p sgnφ ta có |ξ|p = |φ|q = ξφ. Vậy ξ ∈ Lp (X) và
Z 1 q
p p p
∥ξ∥p = |φ| = ∥φ∥q .
X

52
q Z Z
Vì 1 + = q nên f (ξ) = ξφdµ = |φ|q dµ = ∥φ∥pq = ∥φ∥q ∥ξ∥p . Từ đó suy ra
p X X
∥f ∥ ≥ ∥φ∥q .

Vậy ∥f ∥ = ∥φ∥q .

Z sup. Giả sử K : I × I → R
2.2.18 Ví dụ. Đặt I = [0, 1] và xét C(I) = C[0, 1] với chuẩn
1
là hàm thực liên tục. Với mọi ξ ∈ C(I) đặt Ω(ξ)(x) = K(x, t)ξ(t)dt. Khi đó Ω :
Z 1 0

C(I) → C(I) là một ánh xạ tuyến tính liên tục và ∥Ω∥ = sup |K(x, t)|dt.
x∈I 0

Giải. Kiểm tra được Ω là ánh xạ tuyến tính.

Với mọi ξ ∈ C(I) ta có


Z 1 Z 1
|Ω(ξ)(x)| = | K(x, t)ξ(t)dt| ≤ |K(x, t)ξ(t)|dt
0 0
Z 1
≤ ∥ξ∥ |K(x, t)|dt ≤ A∥ξ∥,
0
Z 1
ở đây A = sup |K(x, t)|dt ∈ R vì K là hàm hai biến liên tục trên tập compăc I × I.
x∈I 0
Theo bất đẳng thức trên thì Ω liên tục và ∥Ω∥ ≤ A.
Z 1
Để chứng minh ∥Ω∥ = A ta cần chứng minh ∥Ω∥ ≥ A. Vì hàm số x 7→ |K(x, t)|dt
Z 1 0

liên tục trên I nên tồn tại x0 ∈ I sao cho A = |K(x0 , t)|dt. Đặt η(t) = sgnK(x0 , t).
0
Vì η là hàm khả tích Lebesgue nên tồn tại hàm liên tục ξn : I → [−1, 1] và tập Bn ⊂ I
1
có độ đo Lebesgue µ(Bn ) < sao cho η(t) = ξn (t) với mọi t ∈ I \ Bn . Lưu ý rằng
n
∥ξn ∥ ≤ 1, nên ta có
Z 1 Z 1
∥Ω∥ ≥ sup | K(x, t)ξn (t)dt| ≥ sup | K(x0 , t)ξn (t)dt|
n,x 0 n 0
Z 1
≥ sup( |K(x0 , t)|dt − sup |K(x0 , t)µ(bn ))
n 0
Z 1
= |K(x0 , t)|dt = A.
0

Bài tập

Bài 2.2.1. Chi tiết hóa lời giải của Ví dụ 2.2.15, Ví dụ 2.2.16, Ví dụ 2.2.17, Ví dụ 2.2.18.

53
Bài 2.2.2. Chứng minh rằng

1. Nếu f : E → F và g : F → G là các ánh xạ tuyến tính liên tục thì g ◦ f : E → G


là ánh xạ tuyến tính liên tục và ∥g◦ f ∥ ≤ ∥g∥∥f ∥.

2. Giả sử F là một không gian định chuẩn trên K. Khi đó ánh xạ biến a ∈ F thành
ánh xạ φa : ξ 7→ ξa thuộc L(K, F ) là một phép đẳng cự tuyến tính của F lên
L(K, F ).

Bài 2.2.3. Giả sử f là ánh xạ từ không gian định chuẩn thực E vào không gian định
chuẩn F thoả mãn f (x + y) = f (x) + f (y) với mọi x, y ∈ E và f bị chặn trên hình cầu
đơn vị B(0, 1) ⊂ E. Chứng minh rằng f là ánh xạ tuyến tính liên tục.

Bài 2.2.4. Giả sử f là một ánh xạ tuyến tính từ không gian định chuẩn E vào không
gian định chuẩn F . Chứng minh rằng nếu mọi dãy {xn }n ⊂ E và xn −→ 0 đều có
{f (xn )}n bị chặn trong F thì f liên tục.

Bài 2.2.5. Giả sử E = C[0, 1] và φ ∈ E là một hàm cố định, A : E −→ E là ánh xạ


được xác định bởi (A(x))(t) = φ(t)x(t) với mọi x ∈ E, t ∈ [0, 1]. Chứng minh rằng A
tuyến tính và liên tục. Xác định chuẩn của A.

Bài 2.2.6. Xét K-không gian vector C[0, 1] các hàm liên tục từ [0, 1] vào K với chuẩn
||f || = sup |f (x)| với mọi f ∈ C[0, 1]. Giả sử φ : C[0, 1] −→ C[0, 1] là ánh xạ được xác
x∈[0,1]
định bởi (φ(f ))(x) = xf (x) + f (1) với mọi f ∈ C[0, 1], x ∈ [0, 1].

1. Chứng minh rằng ánh xạ φ là tuyến tính liên tục.

2. Tìm ||φ||.

54
2.3 Một số lớp không gian định chuẩn thường gặp
Giả sử F là một không gian vector con của không gian định chuẩn E. Câu hỏi đặt
ra là F có là một không gian định chuẩn (với chuẩn nào đó mà có mối liên hệ với chuẩn
trên không gian định chuẩn E) hay không?
Giả sử E là một không gian định chuẩn và ∼ là một quan hệ tương đương trên E.
Khi đó tập thương E/∼ có là một không gian định chuẩn (với chuẩn nào đó mà có mối
liên hệ với chuẩn trên không gian định chuẩn E) hay không?

2.3.1 Mệnh đề. Giả sử E là một không gian định chuẩn và F là một không gian vector
con của E. Khi đó

1. F là không gian định chuẩn với chuẩn thu hẹp của chuẩn trên E.

2. Nếu E là không gian Banach và F là không gian con đóng thì F là không gian
Banach.

3. Nếu F là không gian con Banach thì F đóng trong E.

4. Nếu F là không gian vector con của không gian định chuẩn E thì bao đóng F của
F là không gian vector con đóng của E.

Chứng minh. (1) Kiểm tra trực tiếp.

(2) và (3). Tính chất của không gian metric đầy đủ.

(4). Với mọi x, y ∈ F và α, β ∈ K ta cần chứng minh αx+βy ∈ F . Vì x, y ∈ F nên tồn


tại các dãy {xn }, {yn } ⊂ F sao cho lim xn = x và lim yn = y. Vì F là không gian con
n→∞ n→∞
nên αxn +βyn ∈ F . Vì phép cộng và phép nhân là liên tục nên lim (αxn +βyn ) = αx+βy.
n→∞
Suy ra αx + βy ∈ F .

2.3.2 Định nghĩa (Tổng trực tiếp). Giả sử E là một không gian vector và E1 , E2 là
hai không gian con của E.

1. Không gian vector E được gọi là tổng trực tiếp đại số (direct sum of vector spaces)
của hai không gian con E1 và E2 nếu với mọi x ∈ E tồn tại duy nhất biểu diễn
x = p1 (x) + p2 (x) với p1 (x) ∈ E1 và p2 (x) ∈ E2 . Kí hiệu E = E1 ⊕đs E2 . Khi đó p1
và p2 được gọi là các phép chiếu tọa độ (coordinate projection).

55
2. Nếu E là một không gian định chuẩn và p1 , p2 liên tục thì E được gọi là tổng trực
tiếp tôpô (direct sum of normed spaces) của E1 và E2 , kí hiệu là E = E1 ⊕ E2 .

3. Nếu E = E1 ⊕E2 thì E2 được gọi là phần bù tôpô (topological complement) của E1 .

2.3.3 Ví dụ. 1. E = R2 là tổng trực tiếp đại số của E1 = R × {0} và E2 = {0} × R.

2. R2 = (R × {0}) ⊕ ({0} × R).

2.3.4 Bổ đề. Các khẳng định sau là tương đương.

1. E là tổng trực tiếp đại số của E1 và E2 .

2. E = E1 + E2 và E1 ∩ E2 = {0}.

Chứng minh. Đây là một tính chất cơ bản của đại số tuyến tính.

2.3.5 Mệnh đề. 1. Các ánh xạ p1 : E → E1 với x 7→ p1 (x) và p2 : E → E2 với


x 7→ p2 (x) là tuyến tính.

2. Hai ánh xạ p1 , p2 cùng liên tục hoặc cùng không liên tục.

3. Nếu E = E1 ⊕ E2 thì E1 và E2 là các không gian con đóng của E.

Chứng minh. (1). Với mọi x, y ∈ E và λ, µ ∈ K ta có

λx = λ(p1 (x) + p2 (x)) = λp1 (x) + λp2 (x)

µy = µ(p1 (y) + p2 (y)) = µp1 (y) + µp2 (y).

Suy ra λx + µy = (λp1 (x) + µp1 (y)) + (λp2 (x) + µp2 (y)). Vì phần tử λx + µy có duy
nhất một cách biểu diễn nên

p1 (λx + µy) = λp1 (x) + µp1 (y)

p2 (λx + µy) = λp2 (x) + µp2 (y).

Do đó p1 , p2 là các ánh xạ tuyến tính.

(2). Suy trực tiếp từ việc p1 + p2 là ánh xạ đồng nhất.

(3). Với mọi x ∈ E 1 tồn tại dãy {xn } ⊂ E1 sao cho lim xn = x. Vì xn = p1 (xn ) và
n→∞
p1 liên tục nên cho n → ∞ ta có x = p1 (x). Vậy x ∈ E1 . Suy ra E 1 ⊂ E1 hay E1 đóng.

Tính đóng của E2 được chứng minh tương tự.

56
2.3.6 Nhận xét. 1. Mọi không gian vector đều có phần bù đại số.

2. Theo Mệnh đề 2.3.5.(3), nếu E1 có phần bù tôpô thì E1 đóng.

3. Tồn tại không gian vector con đóng không có phần bù tôpô.

Như chúng ta đã biết, với E1 , E2 là các không gian vector thì tích Descartes E1 × E2
là không gian vector với các phép toán:

(x1 , x2 ) + (y1 , y2 ) = (x1 + y1 , x2 + y2 ) và λ(x1 , x2 ) = (λx1 , λx2 )

với mọi x1 , y1 ∈ E1 , x2 , y2 ∈ E2 , λ ∈ K. Mệnh đề sau là cơ sở để nhiều khi chỉ cần nghiên


cứu tích của các không gian định chuẩn thay vì tổng của chúng.

2.3.7 Mệnh đề. Giả sử không gian định chuẩn E là tổng trực tiếp đại số của các không
gian con E1 và E2 . Khi đó các khẳng định sau là tương đương.

1. E = E1 ⊕ E2 .

2. E1 × E2 đẳng cấu với E.

Chứng minh. Kiểm tra được ánh xạ (x, y) 7→ x + y = p1 (x) + p2 (y) là đẳng cấu đại số
từ E1 × E2 lên E. Ánh xạ này liên tục do tính liên tục của phép cộng trong E. Ánh xạ
x 7→ (p1 (x), p2 (x)) từ E lên E1 × E2 liên tục nếu và chỉ nếu p1 và p2 liên tục. Do đó
E = E1 ⊕ E2 nếu và chỉ nếu E1 × E2 đẳng cấu với E.

Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu các không gian con thực sự lớn nhất của một không
gian định chuẩn cho trước.

2.3.8 Định nghĩa (Siêu phẳng). Không gian con H của không gian định chuẩn E được
gọi là siêu phẳng (hyperplane) trong E nếu H ̸= E và nếu F là không gian con của E
chứa H thì F = H hoặc F = E.

2.3.9 Ví dụ. R2 là siêu phẳng của R3 .

2.3.10 Mệnh đề. Nếu H là siêu phẳng thì H đóng hoặc trù mật trong E.

Chứng minh. Theo Mệnh đề 2.3.1.(4) thì H là không gian con của E. Vì H là siêu phẳng
nên H = E hoặc H = H. Từ đó ta có điều phải chứng minh.

Tiếp theo là những đặc trưng của siêu phẳng bởi phiếm hàm tuyến tính.

57
2.3.11 Mệnh đề (Đặc trưng siêu phẳng bởi phiếm hàm tuyến tính). 1. Các khẳng định
sau là tương đương đối với không gian vector E.

(a) H là siêu phẳng trong E.


(b) Tồn tại phiếm hàm f ∈ E # và f ̸= 0 sao cho H = f −1 (0) và f được gọi là
phương trình của siêu phẳng H.

Hơn nữa nếu H = g −1 (0) với g ∈ E # và g ̸= 0 thì tồn tại α ∈ K sao cho g = αf .

2. Giả sử f là một phương trình của siêu phẳng H. Khi đó f liên tục nếu và chỉ nếu
H đóng.
Hơn nữa, nếu H đóng thì với mọi a ∈ E \ H ta có E = Ka ⊕ H.

Chứng minh. (1a) ⇒ (1b). Chọn a ∈ E \ H. Vì H + Ka là không gian con của E chứa
H nên H + Ka = E. Khi đó mọi x ∈ E được viết duy nhất dưới dạng

x = h + λa, h ∈ H, λ ∈ K.

Đặt f : E → K với f (x) = λ với mọi x ∈ E. Khi đó f ∈ E # , f ̸= 0 và H = f −1 (0).

(1b) ⇒ (1a). Hiển nhiên H ̸= E. Lấy tuỳ ý a ∈ E \ H ta cần chỉ ra H + Ka = E. Vì


f (Ka + H) = f (Ka) + f (H) = f (Ka) = Kf (a) = K nên với mọi x ∈ E tồn tại λ ∈ K
sao cho f (λa) = f (x). Từ đó f (x − λa) = 0 hay x − λa ∈ H. Suy ra x ∈ Ka + H.

Giả sử f và g là hai phương trình của siêu phẳng H. Với mọi a ∈ E \ H tồn tại α ∈ K
sao cho g(a) = αf (a). Với mọi x ∈ E biểu diễn x = λa + h, λ ∈ K, h ∈ H. Khi đó ta có

g(x) = λg(a) = λαf (a) = αf (λa) = αf (λa + h) = αf (x).

Vậy g = αf .

(2). Điều kiện cần. Vì {0} là đóng nên f −1 (0) đóng.

Điều kiện đủ. Giả sử ngược lại f không liên tục. Với x ∈ E \ H thì f (x) ̸= 0.
1
Đặt a = x ta có f (a) = 1. Vì H đóng và a ̸∈ H nên tồn tại ε0 > 0 sao cho
f (x)
1
B(a, ε0 ) ∩ H ̸= ∅. Do f không liên tục nên tồn tại x0 ∈ B[0, 1] sao cho |f (x0 )| > . Đặt
ε0
ε0 ε0
α = −ε0 f (x0 ). Vì |α| > 1 nên a + x0 ∈ B(a, ε0 ). Suy ra f (a + x0 ) ̸= 0. Điều này là
α α
ε0 ε0 f (x0 )
vô lí vì f (a + x0 ) = 1 + = 1 − 1 = 0.
α α

58
Lưu ý rằng với mọi a ∈ E \ H và x ∈ E ta có biểu diễn duy nhất x = h + λa với
h ∈ H và λ ∈ K. Suy ra p1 (x) = λa = f (x)a. Vì H đóng nên x 7→ f (x) liên tục. Vậy p1
liên tục và E = Ka ⊕ H.

2.3.12 Ví dụ. Phiếm hàm tuyến tính f (x, y) = ax + by, a, b ∈ R, là phương trình của
một siêu phẳng đóng trong R2 .

Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về cấu trúc chuẩn trên một tập thương. Nhớ lại rằng
mỗi tập thương của một không gian tôpô là một không gian tôpô.
Bổ đề sau là một tính chất cơ bản của Đại số tuyến tính.

2.3.13 Bổ đề. Giả sử F là không gian co của không gian vector E.

1. Quan hệ x ∼ y khi và chỉ khi x − y ∈ F là một quan hệ tương đương trên E và


tập thương tương ứng là E/F = {x + F : x ∈ E}.

2. E/F là không gian vector với hai phép toán


(x + F ) + (y + F ) = (x + y) + F, với mọi x, y ∈ E,
λ(x + F ) = λx + F, với mọi λ ∈ K và x ∈ E.

Tính chất cơ bản của chuẩn trên tập thương được cho bởi mệnh đề sau.

2.3.14 Mệnh đề. Giả sử F là một không gian con đóng của không gian định chuẩn E.

1. Ánh xạ ∥.∥ : E/F → R với ∥x + F ∥ = inf ∥x − y∥, với mọi x + F ∈ E/F , là


y∈F
một chuẩn trên E/F và E/F được gọi là không gian thương (quotient space) của
không gian định chuẩn E theo không gian con đóng F .

2. Nếu E là không gian Banach và F là không gian con đóng của E thì không gian
thương E/F là một không gian Banach.

Chứng minh. (1). Hiển nhiên ∥x + F ∥ ≥ 0 với mọi x + F ∈ E/F .

Nếu x + F = 0 thì ∥x + F ∥ = 0.

Nếu ∥x+F ∥ = 0 thì tồn tại dãy {xn } ⊂ F sao cho lim ∥xn −x∥ = 0 hay lim xn = x.
n→∞ n→∞
Vì F đóng nên x ∈ F . Vậy x + F = 0.

Với mọi λ ∈ K và x + F ∈ E/F , nếu λ = 0 thì ∥λ(x + F )∥ = 0 = λ∥x + F ∥.

59
Nếu λ ̸= 0 thì ∥λ(x + F )∥ = inf ∥λx − y∥ = inf ∥λx − λy∥ = |λ|∥x + F ∥.
y∈F y∈F

Với mọi x + F, y + F, z + F ∈ E/F ta có

∥(x + F ) + (y + F )∥ = ∥x + y + F ∥ = inf ∥x + y − z∥
z∈F

= inf ∥x + y − z − t∥ ≤ inf ∥x − z∥ + inf ∥y − t∥ = ∥x + F ∥ + ∥y + F ∥.


z,t∈F z∈F t∈F

(2). Ta chứng minh mọi chuỗi hội tụ tuyệt đối của E/F hội tụ trong E/F .

X ∞
X
Giả sử (xn + F ) là một chuỗi hội tụ tuyệt đối trong E/F hay ∥xn + F ∥ < ∞.
n=1 n=1

X
Ta chứng minh (xn + F ) hội tụ.
n=1

1
Với mỗi n ∈ N tồn tại yn ∈ F sao cho ∥xn − yn ∥ ≤ ∥xn + F ∥ + n . Do đó chuỗi
∞ ∞
2
X X
∥xn − yn ∥ hội tụ tuyệt đối trong không gian Banach E. Suy ra (xn − yn ) = x ∈ E.
n=1 n=1

X
Ta sẽ chứng minh (xn + F ) = x + F .
n=1
n
X n
X n
X
Thật vậy ∥(x + F ) − (xk + F )∥ = ∥(x − xk ) + F ∥ ≤ ∥x − (xk − yk )∥ → 0
k=1 k=1 k=1

X
khi n → ∞. Vậy (xk + F ) = x + F .
k=1

2.3.15 Ví dụ. 1. E = R2 , F = R × {0} là không gian con đóng của E. Với mọi
x = (x1 , x2 ) ∈ R2 , x + F là đường thẳng y = x2 và ∥x + F ∥ = |x1 |.

2. Với X = R và quan hệ tương đương xRy nếu và chỉ nếu x − y ∈ Z. Khi đó không
gian thương X/R chính là đường tròn đơn vị trong R2 .

Không gian vector có thể được phân loại theo số chiều của nó. Mệnh đề sau chứng tỏ
rằng lớp các không gian định chuẩn hữu hạn n chiều trên trường K chỉ gồm một không
gian, đó là không gian Kn .

2.3.16 Mệnh đề. Nếu E là một không gian định chuẩn n chiều trên trường K thì E
đẳng cấu với Kn . Từ đó suy ra mọi không gian định chuẩn n chiều trên trường K đều
đẳng cấu với nhau.

60
Chứng minh. Ta chứng minh bằng quy nạp theo n.

Với n = 1 ta có E = Ka với a ∈ E \ {0}. Khi đó đẳng cấu đại số ξ 7→ ξa từ E lên


Ka là liên tục hai chiều vì ∥ξa∥ = |ξ|∥a∥. Suy ra khẳng định đúng với n = 1.

Giả sử khẳng định đúng với n − 1. Ta cần chứng minh khẳng định đúng với n. Chọn
cơ sở a1 , . . . , an của E và xét ánh xạ φ : Kn → E xác định bởi φ(x) = ξ1 a1 + · · · + ξn an
với mọi x = (ξ1 , . . . , ξn ) ∈ Kn . Ta chứng minh φ là một đẳng cấu đại số. Thật vậy
n
X n
X n
 12  X  21 n
X  12
2 2
∥φ(x)∥ = ∥ξ1 a1 +· · ·+ξn an ∥ ≤ |ξi |∥ai ∥ ≤ |ξi | ∥ai ∥ = ∥ai ∥2 ∥x∥.
i=1 i=1 i=1 i=1

Do đó φ liên tục.

Xét ánh xạ ngược y = ξ1 a1 + · · · + ξn an 7→ ψ(y) = (ξ1 , . . . , ξn ) từ E lên Kn . Với mọi


i = 1, . . . , n đặt ψi (y) = ξi từ E lên K. Khi đó ψi là phiếm hàm tuyến tính khác không.
Đặt Hi = ψi−1 (0). Ta có Hi là siêu phẳng trong E nên suy ra Hi có chiều là n − 1. Theo
giả thiết quy nạp thì Hi đẳng cấu với Kn−1 . Theo Hệ quả 2.2.8 thì Hi là không gian
Banach. Suy ra Hi đóng trong E. Theo Mệnh đề 2.3.11.(2) thì ψi liên tục. Vậy ψ liên
tục. Suy ra φ là một đẳng cấu.

2.3.17 Hệ quả. 1. Mọi không gian định chuẩn hữu hạn chiều là Banach và các
chuẩn trên cùng một không gian hữu hạn chiều tương đương với nhau.

2. Mọi không gian con hữu hạn chiều của một không gian định chuẩn là không
gian đóng.

3. Mọi không gian định chuẩn hữu hạn chiều là không gian khả li.

Tính chất của ánh xạ tuyến tính trên không gian định chuẩn hữu hạn chiều được
cho bởi mệnh đề sau.

2.3.18 Mệnh đề. 1. Mọi phiếm hàm tuyến tính trên một không gian hữu hạn chiều
đều liên tục.

2. Mọi ánh xạ tuyến tính từ một không gian định chuẩn hữu hạn chiều E vào không
gian định chuẩn F đều liên tục.

Chứng minh. (1). Vì f −1 (0) là hữu hạn chiều nên f −1 (0) đóng. Vậy f liên tục tại 0. Suy
ra f liên tục.

61
n
X n
X
(2). Xét cơ sở a1 , . . . , an trong E. Với mọi x = ξi ai ta có f (x) = ξi f (ai ) ∈ F .
i=1 i=1
n
X
Vì x 7→ ξi liên tục theo (1) nên x 7→ ξi f (ai ) liên tục. Vậy f , là ánh xạ x 7→ ξi f (ai )
i=1
liên tục.

2.3.19 Mệnh đề. Nếu F là không gian vector con đóng và G là không gian con hữu
hạn chiều của không gian định chuẩn E thì F + G là không gian con đóng của E.

Chứng minh. Ta chứng minh quy nạp theo số chiều của G.

Trường hợp G là không gian một chiều. Khi đó G = Ka.

Nếu a ∈ F thì F + Ka = F đóng.

Nếu a ̸∈ F thì mỗi x ∈ F + Ka đều viết được duy nhất dưới dạng x = yx + λx a
với yx ∈ F và f : F + Ka → K, x 7→ f (x) = λx , là một phiếm hàm tuyến tính. Vì
f −1 (0) = F là đóng nên f liên tục trên F + Ka. Giả sử {xn } là dãy trong F + Ka và
lim xn = x. Ta cần chứng minh x ∈ F + Ka. Ta có xn = f (xn )a + yxn . Vì f liên tục nên
n→∞

|f (xn ) − f (xm )| = |f (xn − xm )| ≤ ∥f ∥∥xn − xm ∥.

Vì {xn } hội tụ nên {f (xn )}n là dãy Cauchy trong K. Suy ra f (xn ) → λx ∈ K. Khi đó
yxn = xn − f (xn )a → yx = x − λx a. Vì F đóng nên yx = x − λx a ∈ F . Suy ra
x = yx + λx a ∈ F + Ka. Vậy F + Ka đóng.

Giả sử khẳng định đúng với G là không gian n − 1 chiều. Ta chứng minh khẳng định
đúng với G là không gian n chiều. Với G là không gian n chiều ta có G = H + Ka với
H là không gian n − 1 chiều. Suy ra F + G = F + H + Ka. Sử dụng giả thiết quy nạp
ta có F + H đóng. Suy ra F + H + Ka đóng. Vậy G đóng.

Mệnh đề sau cho chúng ta một đặc trưng của không gian định chuẩn hữu hạn chiều.

2.3.20 Mệnh đề (Riesz). Không gian định chuẩn E là không gian compact địa phương
khi và chỉ khi E có chiều hữu hạn.

Chứng minh. Điều kiện cần. Ta có hình cầu đơn vị đóng B[0, 1] đẳng cấu với hình cầu
B[0, r] ⊂ U với U là compact. Khi đó B[0, 1] là compact nên tồn tại a1 , . . . , an ∈ E sao

62
Sn 1
cho B[0, 1] ⊂ B(ai ). Kí hiệu F =< a1 , . . . , an >. Khi đó F là không gian con đóng
i=1
2
của E và dimF = n. Ta sẽ chứng minh E = F .

Giả sử tồn tại x ∈ E \ F . Suy ra d = d(x, F ) = inf ∥x − y∥ > 0. Do đó tồn tại


y∈F

3d 1
y ∈ F sao cho d ≤ ∥x − y∥ ≤ . Đăt z = (x − y). Khi đó ∥z∥ = 1 nên tồn
2 ∥x − y∥
1
tại i ∈ 1, . . . , n sao cho ∥z − ai ∥ ≤ . Vì x − y = ∥x − y∥z = ∥x − y∥(z − ai + ai ) và
2
y + ∥x − y∥ai ∈ F nên ∥x − (y + ∥x − y∥ai )∥ ≥ d. Suy ra ∥x − y∥∥z − ai ∥ ≥ d. Vậy
∥x − y∥ ≥ 2d. Điều này là vô lí. Vậy E ⊂ F . Suy ra E = F . Vậy E là không gian có
chiều hữu hạn.

Điều kiện đủ. Giả sử dim E = n. Theo Mệnh đề 2.3.16 thì E đẳng cấu với Kn . Vì
Kn là compact địa phương nên E là compact địa phương.

Tiếp theo chúng ta tìm hiểu một số tính chất của không gian định chuẩn khả li. Nhớ
lại rằng họ các phần tử sinh bởi một tập hợp cho trước bởi hai phép toán cộng và nhân
với vô hướng là không gian vector sinh bởi tập đó còn họ các phần tử sinh bởi một tập
hợp cho trước bởi phép toán giới hạn là bao đóng của tập hợp đó. Bằng cách kết hợp
hai khái niệm này chúng ta có khái niệm tập toàn vẹn và tập toàn vẹn sẽ được dùng để
xác định ánh xạ tuyến tính liên tục trên toàn bộ không gian định chuẩn.

2.3.21 Định nghĩa. Giả sử A ⊂ E với E là một không gian định chuẩn.

1. A được gọi là toàn vẹn (complete) nếu tập tất cả các tổ hợp tuyến tính hữu hạn
n
nX o
⟨A⟩ = αi ai : ai ∈ A, αi ∈ K, n ∈ N
i=1

của A trù mật trong E, nói cách khác ⟨A⟩ = E. ⟨A⟩ còn được kí hiệu là Span(A).

2. Dãy {an }n được gọi là toàn vẹn (complete) nếu tập {an : n ∈ N} là toàn vẹn.

2.3.22 Ví dụ. 1. Tập A = {a} với a ̸= 0 là một tập toàn vẹn trong R.

2. Tập A = {(1, 0), (0, 1)} là một tập toàn vẹn trong R2 .

2.3.23 Mệnh đề. 1. Một ánh xạ tuyến tính liên tục f trên không gian định chuẩn
E hoàn toàn xác định khi biết f |A là thu hẹp của f trên một tập con toàn vẹn của
A.

63
2. Giả sử f là ánh xạ tuyến tính liên tục từ không gian con trù mật D của không gian
định chuẩn E vào không gian Banach F . Khi đó tồn tại duy nhất ánh xạ tuyến
tính liên tục g từ E vào F sao cho g|D = f và ∥g∥ = ∥f ∥.

Chứng minh. (1). Giả sử E là họ tất cả các tổ hợp tuyến tính hữu hạn của A. Khi đó
⟨A⟩ = E. Giả sử g là một ánh xạ tuyến tính liên tục bất kì trên E với g|A = f |A . Vì
f, g tuyến tính nên g|⟨A⟩ = f |⟨A⟩ . Suy ra (f − g)|⟨A⟩ = 0 hay ⟨A⟩ ⊂ (f − g)−1 (0). Vì
(f − g)−1 (0) đóng và chứa ⟨A⟩ nên (f − g)−1 (0) = E. Suy ra g = f trên E.

(2). Với mọi x ∈ E tồn tại dãy {xn } ⊂ D sao cho lim xn = x. Vì ∥f (xn ) − f (xm )∥ ≤
n→∞
∥f ∥∥xn − xm ∥ và {xn } hội tụ nên {f (xn )}n là dãy Cauchy trong không gian Banach
F . Do đó f (xn ) → y ∈ F . Giả sử {tn }n ⊂ D và tn → x. Khi đó ∥f (xn ) − f (tn )∥ ≤
∥f ∥∥xn − tn ∥ → 0. Vậy f (tn ) → y. Do đó ta có thể đặt g : E → F với g(x) = y. Hiển
nhiên g|D = f .

Với mọi x, y ∈ E và λ, µ ∈ K ta kí hiệu lim xn = x và lim yn = y với {xn }, {yn } ⊂


n→∞ n→∞
D. Khi đó

g(λx + µy) = lim f (λxn + µyn ) = λ lim f (xn ) + µ lim f (yn ) = λg(x) + µg(y).
n→∞ n→∞ n→∞

Suy ra g là ánh xạ tuyến tính.

Với mọi x ∈ E ta kí hiệu lim xn = x với {xn } ⊂ D. Khi đó


n→∞

∥g(x)∥ = lim ∥f (xn )∥ ≤ lim ∥f ∥∥xn ∥ ≤ ∥f ∥∥x∥.


n→∞ n→∞

Suy ra g liên tục và ∥g∥ ≤ ∥f ∥.

Mặt khác ∥f ∥ = sup ∥f (x)∥ ≤ sup ∥g(x)∥ = ∥g∥. Suy ra ∥f ∥ ≤ ∥g∥. Vậy
∥x∥=1,x∈D ∥x∥=1,x∈E
∥g∥ = ∥f ∥.

2.3.24 Mệnh đề. Giả sử E là một không gian định chuẩn. Khi đó các khẳng định sau
là tương đương.

1. E khả li.

2. E có tập hữu hạn hoặc dãy vô hạn toàn vẹn và độc lập tuyến tính.

Chứng minh. (1) ⇒ (2). Giả sử D là tập con đếm được trù mật của E. Nếu D hữu hạn
thì kí hiệu D = {a1 , . . . , an } ta có tập hữu hạn độc lập tuyến tính và toàn vẹn.

64
Trường hợp D là tập vô hạn thì kí hiệu D = {an : n ∈ N}. Ta xây dựng bằng quy
nạp dãy {kn }n như sau:

k1 = min{n : an ̸= 0},

kn = min n : n > kn−1 và an ̸∈ ⟨{ak1 , . . . , akn−1 }⟩ .

Khi đó dãy {akn } gồm các phần tử độc lập tuyến tính trong E. Vì ⟨{akn }n ⟩ chứa D nên
{akn } là dãy toàn vẹn.

(2) ⇒ (1). Nếu E có tập hữu hạn độc lập tuyến tính và toàn vẹn thì E là không gian
khả li.

Giả sử {an }n là một dãy vô hạn toàn vẹn độc lập tuyến tính trong E. Gọi D ⊂ ⟨{an }n ⟩
là tập tất cả các tổ hợp tuyến tính hữu hạn với hệ số hữu tỉ α + βi, nghĩa là α, β ∈ Q.
Khi đó D là tập đếm được. Vì ⟨{an }n ⟩ = E nên để chứng minh D = E ta chứng minh
n
X n
X
D ⊃ ⟨{an }n ⟩. Với mọi x = λi ai ∈ ⟨{an }n ⟩ và y = ri ai ∈ ⟨{an }n ⟩ ta có
i=1 i=1

n
X
∥x − y∥ = ∥λ1 a1 + · · · + λn an − (r1 a1 + · · · + rn an )∥ ≤ |λi − ri |∥ai ∥.
i=1

ε
Với mọi ε > 0 tồn tại ri ∈ Q sao cho |λi − ri | < với M = sup ∥ai ∥. Khi đó y ∈ D
nM 1≤i≤n
và ∥x − y∥ < ε. Suy ra D trù mật trong ⟨{an }n ⟩.

Bài tập

Bài 2.3.1. Chi tiết hóa lời giải của Ví dụ 2.3.3, Ví dụ 2.3.12, Ví dụ 2.3.22.

Bài 2.3.2. Chi tiết hóa chứng minh của Mệnh đề 2.3.1, Mệnh đề 2.3.5.

Bài 2.3.3. Giả sử X = {x ∈ C[0, 1] : x(0) = x(1) = 0} và ánh xạ φ : X −→ X được


xác định bởi (φ(x))(t) = t2 x(t) với mọi x ∈ X và t ∈ [0, 1].

1. Chứng tỏ X là không gian con Banach của C[0, 1].

2. Chứng minh rằng φ là ánh xạ tuyến tính liên tục. Tìm ∥φ∥.

65
2.4 Liên hệ với nội dung toán sơ cấp

Bài 2.4.1. Hãy liên hệ một số khái niệm, tính chất của không gian định chuẩn với R
và Rn .

Bài 2.4.2. Hãy liên hệ một số khái niệm, tính chất của ánh xạ tuyến tính liên tục với
R và Rn .

Bài 2.4.3. Hãy liên hệ một số khái niệm, tính chất của một số lớp không gian định
chuẩn với R và Rn .

66
Chương 3

Không gian Hilbert

Không gian Hilbert (Hilbert space) 1 là một dạng tổng quát hóa của không gian
Euclid mà không bị giới hạn về vấn đề hữu hạn chiều. Đó là một không gian vector có
tích vô hướng, nghĩa là trong đó có khái niệm về khoảng cách và góc (đặc biệt là khái
niệm trực giao hay vuông góc). Hơn nữa, không gian Hilbert thỏa mãn một yêu cầu nữa
là tính đầy đủ để chắc chắn rằng giới hạn là tồn tại khi cần. Các không gian Hilbert cho
phép các trực giác hình học có thể được áp dụng vào một số không gian hàm vô hạn
chiều. Các không gian Hilbert cũng cung cấp những khái niệm và tính chất để hệ thống
hóa và tổng quát hóa khái niệm chuỗi Fourier 2 cũng như rất nhiều khái niệm, tính chất
khác của không gian Euclid.
1
David Hilbert (1862-1943) là một nhà toán học người Đức. Ông được thừa nhận như là một trong
những nhà toán học có ảnh hưởng rộng lớn nhất của thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Ông thiết lập tên tuổi
như là một nhà toán học và nhà khoa học vĩ đại bằng cách phát minh hay phát triển một loạt các ý
tưởng khác nhau, chẳng hạn như là lý thuyết bất biến, tiên đề hóa hình học, và khái niệm không gian
Hilbert. Hilbert và các học sinh của ông đã xây dựng đủ hạ tầng cơ sở toán học cần thiết cho cơ học
lượng tử và thuyết tương đối rộng. Ông là một trong những sáng lập viên của lý thuyết chứng minh,
logic toán học. Ông sử dụng và bảo vệ lý thuyết tập hợp của Cantor và các số siêu hạn (transfinite
number). Một ví dụ nổi tiếng về vai trò lãnh đạo thế giới toán học là bài phát biểu năm 1900 về danh
sách các bài toán quyết định hướng đi của nghiên cứu toán học trong thế kỉ thứ 20.
2
Jean Baptiste Joseph Fourier (1768-1830) là một nhà toán học và nhà vật lý người Pháp. Ông được
biết đến với việc thiết lập chuỗi Fourier và những ứng dụng trong nhiệt học. Sau đó, biến đổi Fourier
cũng được đặt tên để tưởng nhớ tới những đóng góp của ông. Về lĩnh vực Vật lý đóng góp quan trong
lớn nhất của ông là phát hiện ra Hiệu ứng nhà kính vào năm 1824. Đó chính là vấn đề then chốt của
biến đổi khí hậu. Chính nhờ phát hiện ra Hiệu ứng nhà kính giúp nhân loai chủ động hơn trong cuộc
chiến chống Biến đổi khí hậu.

67
3.1 Không gian Hilbert
Chúng ta đã nghiên cứu không gian định chuẩn như là sự tổng quát của Rn với phép
cộng, phép nhân và giá trị tuyệt đối. Trong mục này chúng ta xét một lớp không gian
quan trọng “nằm giữa” Rn và không gian định chuẩn, đó là không gian Hilbert. Có thể
coi không gian Hilbert là sự tổng quát của không gian Rn về phép cộng và phép nhân,
trong đó phép nhân được tổng quát theo 2 hướng khác nhau.
Khái niệm tích vô hướng sau đây là sự tổng quát hóa của tích vô hướng thông thường
trong chương trình phổ thông. Lưu ý rằng các kí hiệu tập số N, N∗ , R, C được sử dụng
giống như trong chương trình phổ thông 3 .

3.1.1 Định nghĩa. Giả sử E là một không gian vector trên trường K (K = R hoặc C)
với vector không Θ 4 . Hàm ⟨.|.⟩ : E × E → K được gọi là một tích vô hướng (scalar
5
product) trên E nếu ⟨.|.⟩ thỏa mãn các điều kiện sau với mọi x, y, x1 , x2 ∈ E, λ ∈ K.

1. ⟨x1 + x2 |y⟩ = ⟨x1 |y⟩ + ⟨x2 |y⟩.

2. ⟨λx|y⟩ = λ⟨x|y⟩.

3. ⟨y|x⟩ = ⟨x|y⟩.

4. ⟨x|x⟩ ≥ 0.

5. Nếu ⟨x|x⟩ = 0 thì x = Θ.

Khi đó

1. Không gian vector E với tích vô hướng ⟨.|.⟩ được gọi là một không gian tiền Hilbert
(pre-Hilbert space).

2. Hai vector x, y ∈ E được gọi là trực giao (orthogonal) với nhau nếu ⟨x|y⟩ = 0, kí
hiệu là x⊥y.

3. Một song ánh tuyến tính f : E → F từ không gian tiền Hilbert E lên không
gian tiền Hilbert F bảo toàn tích vô hướng, nghĩa là ⟨f (x)|f (y)⟩ = ⟨x|y⟩ với

3
Kí hiệu trong N∗ = {1, 2, 3, . . . } giống với kí hiệu không gian liên hợp E ∗ , tuy nhiên N không
phải là một không gian định chuẩn nên không tồn tại không gian liên hợp của N.
4
Có thể kí hiệu vector không là 0, tuy nhiên kí hiệu này thường dẫn đến nhầm lẫn với số 0.
5
Trong một số tài liệu khác, ⟨x|y⟩ còn được kí hiệu là (x|y), xy, . . . và còn được gọi là tích trong
(inner product).

68
mọi x, y ∈ E, được gọi là một đẳng cấu (isomorphism) giữa các không gian tiền
Hilbert 6 .

4. Hàm φ : E × E → K thỏa mãn các điều kiện tương tự như (1), (2) và (3) trong
7
Định nghĩa 3.1.1 được gọi là dạng Hermite trên E. Điều kiện (4) còn được gọi là
điều kiện dương, điều kiện (5) còn được gọi là điều kiện xác định dương.

Những tính chất đơn giản sau được suy trực tiếp từ định nghĩa trên.

3.1.2 Nhận xét. 1. Điều kiện (1) và (2) chứng tỏ rằng dạng Hermite, và do đó, tích
vô hướng tuyến tính theo biến thứ nhất.

2. Nếu φ là một dạng Hermite thì

φ(x, y1 + y2 ) = φ(x, y1 ) + φ(x, y2 ), φ(x, λy) = λφ(x, y)

với mọi x, y, y1 , y2 ∈ E, λ ∈ K.

3. Khi K = R thì φ(x, y) = φ(y, x) với mọi x, y ∈ E. Do đó dạng Hermite trên không
gian vector thực R chính là dạng song tuyến tính đối xứng.

4. φ(0, y) = φ(x, 0) = 0 với mọi x, y ∈ E.

5. Hai không gian tiền Hibert đẳng cấu với nhau thì được đồng nhất với nhau (theo
nghĩa không gian tiền Hibert) 8 .

Tiếp theo là một số tích vô hướng thường gặp. Nếu không giải thích gì thêm thì đây
là những tích vô hướng mặc định trên không gian tương ứng và được sử dụng trong
những nội dung tiếp theo.

3.1.3 Ví dụ. Các công thức sau xác định tích vô hướng trên không gian đã cho. Nếu
không chỉ rõ thì K được hiểu là R hoặc C với lưu ý rằng nếu hiểu theo tập nào thì sử
dụng các cấu trúc và tính chất của tập đó.
6
“Đẳng cấu” có nghĩa là cấu trúc giống nhau. Cấu trúc ở đây bao gồm số phần tử, phép cộng, phép
nhân với vô hướng, tích vô hướng.
7
Charles Hermite (1822-1901) là nhà toán học người Pháp nghiên cứu về lý thuyết số, dạng toàn
phương, lý thuyết bất biến, đa thức trực giao, hàm elliptic và đại số. Đa thức Hermite, nội suy Hermite,
dạng chuẩn Hermite, toán tử Hermite, và hàm spline Hermite bậc ba được đặt theo tên ông. Một trong
các học trò của ông là Henri Poincaré. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng e là một số siêu việt.
Phương pháp của ông sau đó được Ferdinand von Lindemann sử dụng để chứng minh π cũng là số
siêu việt.
8
Vì số phần tử, phép cộng, phép nhân với vô hướng và tích vô hướng trên hai không gian là
giống nhau.

69
n
1. E = Kn và ⟨x|y⟩ = xi yi với mọi x = (x1 , . . . , xn ), y = (y1 , . . . , yn ) ∈ Kn .
P
i=1

2. E = R, K = R thì ⟨x|y⟩ = xy với mọi x, y ∈ R.

3. E = C, K = C thì ⟨x|y⟩ = xy với mọi x, y ∈ C.

4. E = C, K = R và ⟨a + ib|c + id⟩ = ac + bd với mọi a + ib, c + id ∈ C.


 ∞ ∞
|xn |2 < ∞ và ⟨x|y⟩ =
P P
5. E = ℓ2 = {xn } : xn ∈ K với mọi n, xn yn với mọi
n=1 n=1
x = {xn }, y = {yn } ∈ ℓ2 .
n Z o Z
p
6. E = L2 (X) = f : X → K : |f | dµ < ∞ và ⟨f |g⟩ = f gdµ với mọi
X X
f, g ∈ L2 (X).

Giải. Kiểm tra trực tiếp các điều kiện sau với mọi x, y, z ∈ E và mọi λ ∈ K.

1. Tồn tại ⟨x|y⟩ ∈ K.

2. ⟨x + y|z⟩ = ⟨x|z⟩ + ⟨y|z⟩.

3. ⟨λx|y⟩ = λ⟨x|y⟩.

4. ⟨y|x⟩ = ⟨x|y⟩.

5. ⟨x|x⟩ ≥ 0.

6. ⟨x|x⟩ = 0 ⇒ x = Θ.

Tiếp theo là một số ví dụ về đẳng cấu.

3.1.4 Ví dụ. 1. Xét E là đường thẳng Ox và F là đường thẳng Oy. Khi đó E và


F là hai không gian con của R2 và ánh xạ f : E → F xác định bởi công thức
f (x, 0) = (0, x) với mọi x ∈ R là một phép đẳng cấu. Một cách tương tự, chúng ta
có thể nhúng R như là một không gian con của R2 .

2. Nếu coi C là không gian vector trên R thì R2 đẳng cấu với C. Điều này dẫn đến
chúng ta có thể chuyển những bài toán liên quan đến tích vô hướng thông thường
trong mặt phẳng qua bài toán về số phức và ngược lại.

70
Giải. Kiểm tra trực tiếp. Ta chi tiết hóa trường hợp (1).

Kiểm tra thấy f là một song ánh. Với mọi (x, 0), (y, 0) ∈ E, ta có

⟨f (x, 0)|f (y, 0)⟩ = ⟨(0, x)|(0, y)⟩ = xy = ⟨(x, 0)|(y, 0)⟩.

Vậy f là một phép đẳng cấu.

Tính chất tiếp theo được suy trực tiếp từ định nghĩa dạng Hermite.
n
P m
P
3.1.5 Mệnh đề. Giả sử φ là một dạng Hermite trên E và x = α i xi , y = βj yj với
i=1 j=1
mọi xi , yj ∈ E, αi , βj ∈ K, i = 1, . . . , n, j = 1, . . . , m. Khi đó
n X
X m
φ(x, y) = αi βj φ(xi , yj ).
i=1 j=1

Chứng minh. Thay x, y vào công thức và sử dụng định nghĩa để kiểm tra trực tiếp.

Chúng ta đã có các khái niệm không gian định chuẩn con, không gian vector con,
không gian metric con, không gian topo con 9 . Tính chất tiếp theo khẳng định rằng,
mỗi không gian vector con của một không gian tiền Hibert cũng là một không gian tiền
Hibert.

3.1.6 Mệnh đề. Giả sử E là một không gian tiền Hilbert và F là một không gian vector
con của E. Khi đó tích vô hướng ⟨.|.⟩ trên E xác định một tích vô hướng ⟨.|.⟩F trên F
theo công thức sau
⟨x|y⟩F = ⟨x|y⟩ với mọi x, y ∈ F.

Khi đó, ⟨.|.⟩F được gọi là tích vô hướng sinh bởi tích vô hướng trên E hay tích vô hướng
cảm sinh bởi tích vô hướng trên E (induced scaler product) và không gian tiền Hilbert
F được gọi là không gian tiền Hilbert con (pre-Hilbert subspace) hay không gian con
(subspace) của E.

Chứng minh. Kiểm tra các điều kiện của tích vô hướng trên F .

Tiếp theo là một số không gian con minh hoạ cho Mệnh đề 3.1.6.

3.1.7 Ví dụ. 1. Xét E = R2 . Khi đó F = Ox là không gian con của không gian R2
với tích vô hướng ⟨(x, 0)|(y, 0)⟩ = xy.
9
Các khái niệm này được trình bày trong môn học Topo đại cương theo hướng thu hẹp các cấu trúc
từ không gian đã cho lên tập con.

71
2. Theo quan điểm trong Nhận xét 3.1.2.(5) thì với m ≤ n ta có Rm là một không
gian con của Rn .

Có thể coi tích vô hướng trong không gian tiền Hibert là sự tổng quát của tích vô
hướng thông thường trong Rn . Do đó các tính chất của tích vô hướng trong không gian
tiền Hibert đều có thể tìm thấy nguồn gốc từ tính chất trong Rn . Mệnh đề tiếp theo
là một số trường hợp quen thuộc như vậy. Tính chất này được sử dụng trong nhiều
tính toán kĩ thuật, chẳng hạn xem chứng minh của Mệnh đề 3.1.10.(1), Mệnh đề 3.1.15,
Mệnh đề 3.2.11, Mệnh đề 3.2.14.

3.1.8 Mệnh đề. Giả sử φ là một dạng Hermite dương. Khi đó với mọi x, y ∈ E ta có

1. Bất đẳng thức Cauchy-Schwarz: 10


|φ(x, y)|2 ≤ φ(x, x)φ(y, y).

11
p p p
2. Bất đẳng thức Minkowski: φ(x + y, x + y) ≤ φ(x, x) + φ(y, y).

Chứng minh. (1). Với mọi λ ∈ K ta có

φ(x + λy, x + λy) = φ(x, x) + λφ(x, y) + λφ(x, y) + λλφ(y, y) ≥ 0

ở đây φ(x, x) ≥ 0 và φ(y, y) ≥ 0. Ta xét các trường hợp sau.

Trường hợp φ(x, x) = φ(y, y) = 0. Khi đó, với λ = −φ(x, y) ta có −2|φ(x, y)|2 ≥ 0.
Từ đó suy ra
|φ(x, y)|2 = 0 = φ(x, x)φ(y, y).

φ(x, y)
Trường hợp φ(y, y) > 0. Khi đó, với λ = − ta có
φ(y, y)

φ(x, y) φ(x, y) φ(x, y) φ(x, y)


φ(x, x) − φ(x, y) − φ(x, y) + . φ(y, y) ≥ 0.
φ(y, y) φ(y, y) φ(y, y) φ(y, y)

Từ đó suy ra φ(x, x)φ(y, y) − φ(x, y)φ(x, y) ≥ 0 hay φ(x, x)φ(y, y) ≥ |φ(x, y)|2 .
10
Bất đẳng thức Cauchy-Schwarz, còn được gọi là bất đẳng thức Schwarz, bất đẳng thức Cauchy,
hoặc bằng cái tên khá dài là bất đẳng thức Cauchy-Bunyakovsky-Schwarz, đặt theo tên của các nhà
toán học Augustin Louis Cauchy, Viktor Yakovlevich Bunyakovsky và Hermann Amandus Schwarz.
Trong chương trình phổ thông, bất đẳng thức này được gọi là bất đẳng thức Bunyakovsky. Lưu ý rằng
bất đẳng thức trung bình cộng và trung bình nhân cũng được gọi là bất đẳng thức Cauchy.
11
Hermann Minkowski (1864-1909) là một nhà toán học Đức gốc Litva, người đã phát triển hình học
của các số và đã sử dụng phương pháp hình học để giải các bài toán khó trong lý thuyết số, vật lý toán
và lý thuyết tương đối.

72
Trường hợp φ(x, y) > 0 được chứng minh tương tự.

(2). Theo Mệnh đề 3.1.8.(1) ta có


p
Re(x, y) ≤ |φ(x, y)| ≤ φ(x, x)φ(y, y).

Vậy

φ(x + y, x + y) = φ(x, x) + φ(x, y) + φ(y, x) + φ(y, y)


= φ(x, x) + 2Reφ(x, y) + φ(y, y)
p
≤ φ(x, x) + 2 φ(x, x)φ(y, y) + φ(y, y)
p p
= ( φ(x, x) + φ(y, y))2 .

Mệnh đề 3.1.8 được cụ thể hóa cho trường hợp R2 như sau.

3.1.9 Ví dụ. Giả sử E = R2 và φ(x, y) = x1 y1 + x2 y2 với mọi x = (x1 , x2 ), y = (y1 , y2 ) ∈


R2 . Khi đó

1. (x1 y1 + x2 y2 )2 = |φ(x, y)|2 ≤ φ(x, x)φ(y, y) = (x21 + x22 )(y12 + y22 ).


Đây là bất đẳng thức Bunyakovsky quen thuộc trong chương trình phổ thông.
p p p
2. φ(x + y, x + y) = (x1 + y1 )2 + (x2 + y2 )2 ≤ φ(x, x)φ(y, y)
p p
= x21 + x22 + y12 + y22 .
Đây là bất đẳng thức Mincowski quen thuộc trong chương trình phổ thông.

Mệnh đề tiếp theo là đặc trưng để một dạng Hermite dương trở thành một tích
vô hướng. Tính chất này thường được dùng để chứng minh một vector là vector Θ, xem
chứng minh của Mệnh đề 3.2.11.(2).

3.1.10 Mệnh đề. Giả sử φ là một dạng Hermite dương trên E. Khi đó

1. Các khẳng định sau là tương đương.

(a) φ là một tích vô hướng.


(b) Với mỗi x ∈ E, nếu φ(x, y) = 0 với mọi y ∈ E thì x = Θ.

2. Với mỗi x ∈ E ta có: ⟨x|y⟩ = 0 với mọi y ∈ E khi và chỉ khi x = Θ.

73
Chứng minh. (1a) ⇒ (1b). Giả sử φ(x, y) = 0 với mọi y ∈ E. Suy ra φ(x, x) = 0, kéo
theo x = Θ.

(1b) ⇒ (1a). Vì φ là một dạng Hermite dương nên để chứng minh φ là một tích vô
hướng ta chỉ cần chứng minh φ(x, x) > 0 với mọi x ̸= Θ. Với x ̸= Θ, tồn tại y ∈ E sao
cho φ(x, y) ̸= 0. Theo Mệnh đề 3.1.8.(1) ta có

φ(x, x)φ(y, y) ≥ |φ(x, y)|2 > 0.

Điều này kéo theo φ(x, x) > 0.

(2). Suy trực tiếp từ (1) và Nhận xét 3.1.2.(4).

Như chúng ta đã có, mỗi không gian metric là một không gian topo, mỗi không gian
định chuẩn là một không gian metric 12 . Mệnh đề sau chứng tỏ rằng mỗi không gian
tiền Hilbert là một không gian định chuẩn. Do đó, các khái niệm và tính chất của không
gian định chuẩn được sử dụng trong không gian tiền Hibert và các tính toán được thực
hiện thông qua công thức (3.1).

3.1.11 Mệnh đề. Giả sử E là một không gian tiền Hibert. Khi đó công thức
p
∥x∥ = ⟨x|x⟩ (3.1)

với mọi x ∈ E xác định một chuẩn trên không gian tiền Hilbert E.

Chứng minh. Kiểm tra trực tiếp các điều kiện của chuẩn.

Mệnh đề 3.1.11 là cơ sở để chúng ta xây dựng khái niệm không gian Hilbert như sau.

3.1.12 Định nghĩa. Chuẩn trong Mệnh đề 3.1.11 được gọi là chuẩn sinh bởi tích vô
hướng (norm induced by the scalar product) và được coi là chuẩn mặc định trên E. Khi
13
đó, mỗi không gian tiền Hilbert đầy đủ được gọi là một không gian Hilbert (Hilbert
space).

Như vậy, vai trò của không gian Hilbert trong không gian tiền Hibert tương tự như
không gian Banach trong không gian định chuẩn, không gian metric đầy đủ trong không
gian metric. Ví dụ sau trình bày một số không gian Hilbert thường gặp. Tương tự như
Ví dụ 3.1.3, nếu không giải thích gì thêm thì các không gian này luôn được mặc định là
không gian tiền Hilbert với tích vô hướng đã cho. Về không gian tiền Hibert mà không
là không gian Hilbert, xem Bài tập 3.1.4.
12
Các tính chất này có trong môn học Topo đại cương.
13
Không gian định chuẩn được gọi là đầy đủ nếu mỗi dãy Cauchy là một dãy hội tụ. Dãy {xn } trong
không gian định chuẩn được gọi là Cauchy nếu lim ∥xn − xm ∥ = 0.
n,m→∞

74
3.1.13 Ví dụ. (Không gian Hilbert)

1. Kn với tích vô hướng


n
X
⟨x|y⟩ = xi y i , x = (x1 , . . . , xn ), y = (y1 , . . . , yn ) ∈ Kn
i=1
r n
P
sinh ra chuẩn ∥x∥ = |xi |2 là một không gian Hilbert. Hơn nữa, với K = R và
i=1
n = 1, 2, 3 thì chúng ta có tích vô hướng thông thường trên R, R2 , R3 .

2. C với tích vô hướng

⟨a + ib|c + id⟩ = ac + bd, a, b, c, d ∈ R



sinh ra chuẩn ∥a + ib∥ = a2 + b2 là một không gian Hilbert.

3. ℓ2 với tích vô hướng



X
⟨x|y⟩ = xn yn , x = {xn }, y = {yn } ∈ ℓ2
n=1

∞ 1
|xn |2 ) 2 là một không gian Hilbert.
P
sinh ra chuẩn ∥x∥ = (
n=1

4. L2 (X) với tích vô hướng


Z
⟨f |g⟩ = f gdµ, f, g ∈ L2 (X)
X
Z  21
sinh ra chuẩn ∥f ∥ = |f |2 dµ là một không gian Hilbert.
X

Giải. Theo Ví dụ 3.1.3 thì các không gian đã cho là các không gian tiền Hibert. Chứng
tỏ rằng không gian đã cho là đầy đủ với chuẩn sinh bởi tích vô hướng.

Từ Mệnh đề 3.1.11 chúng ta thu được kết quả sau về việc biểu diễn tích vô hướng
qua chuẩn.

3.1.14 Mệnh đề. Giả sử E là một không gian tiền Hibert. Khi đó với mọi x, y ∈ E
ta có


 1 1
 (∥x + y∥2 − ∥x − y∥2 ) + i(∥x + iy∥2 − ∥x − iy∥2 )

nếu K = C
⟨x|y⟩ = 4 4
 1
 (∥x + y∥2 − ∥x − y∥2 )

 nếu K = R.
4

75
Chứng minh. Kiểm tra trực tiếp bằng cách thay chuẩn theo công thức (3.1).

Từ Định nghĩa 3.1.1, chúng ta kiểm tra được tích vô hướng ⟨.|.⟩ là một hàm tuyến
tính theo biến thứ nhất nhưng không tuyến tính. Mệnh đề sau chứng tỏ rằng tích vô
hướng là một hàm liên tục 14 .

3.1.15 Mệnh đề. Tích vô hướng ⟨.|.⟩ là một hàm liên tục từ E × E vào K.

Chứng minh. Để chứng minh tích vô hướng liên tục ta chứng minh lim ⟨xn |yn ⟩ = ⟨x|y⟩
n→∞
trong K nếu lim (xn , yn ) = (x, y) trong E × E. Áp dụng Mệnh đề 3.1.8.(1) ta có
n→∞

|⟨xn |yn ⟩ − ⟨x|y⟩| = |⟨xn |yn ⟩ − ⟨xn |y⟩ + ⟨xn |y⟩ − ⟨x|y⟩| = |⟨xn |yn − y⟩ + ⟨xn − x|y⟩|
≤ |⟨xn |yn − y⟩| + |⟨xn − x|y⟩| ≤ ∥xn ∥.∥yn − y∥ + ∥xn − x∥.∥y∥.

Cho n → ∞ ta có lim |⟨xn |yn ⟩ − ⟨x|y⟩| = 0 hay lim ⟨xn |yn ⟩ = ⟨x|y⟩.
n→∞ n→∞

Từ Mệnh đề 3.1.11 ta suy ra mỗi không gian tiền Hibert là một không gian định
chuẩn. Mệnh đề sau chứng tỏ rằng mỗi phép đẳng cấu giữa hai không gian tiền Hibert
cũng là một phép đẳng cấu 15 , đẳng cự 16 giữa hai không gian định chuẩn.

3.1.16 Mệnh đề. Mỗi phép đẳng cấu giữa hai không gian tiền Hilbert là một phép đẳng
cấu, đẳng cự giữa hai không gian định chuẩn.

Chứng minh. Vì f là song ánh tuyến tính nên để chứng minh f là đẳng cấu định chuẩn
ta chỉ cần chứng minh f là đồng phôi. Thật vậy, với mọi x ∈ E ta có
p p
∥f (x)∥ = ⟨f (x)|f (x)⟩ = ⟨x|x⟩ = ∥x∥.

Hơn nữa, điều này cũng kéo theo f là một ánh xạ đẳng cự.

Tương tự như Mệnh đề 3.1.8, mệnh đề tiếp theo trình bày một số tính chất quen
thuộc được tổng quát từ những tính chất sơ cấp. Những tính chất này được sử dụng
trong những tính toán liên quan đến tổng bình phương độ dài vector, chẳng hạn xem
chứng minh Mệnh đề 3.1.19, Mệnh đề 3.2.8, Mệnh đề 3.2.14.(1), Mệnh đề 3.3.8.(2).
14
Nhớ lại rằng phép cộng, phép nhân và chuẩn trong không gian định chuẩn, hàm metric trong không
gian metric là những ánh xạ liên tục. Hơn nữa, phép cộng trong không gian định chuẩn là ánh xạ tuyến
tính còn chuẩn trong không gian định chuẩn là ánh xạ liên tục đều.
15
“Đẳng cấu” nghĩa Hán Việt là cấu trúc giống nhau. Cấu trúc ở đây bao gồm số phần tử, phép cộng,
phép nhân với vô hướng, giới hạn.
16
“Đẳng cự” nghĩa Hán Việt là khoảng cách bằng nhau.

76
3.1.17 Mệnh đề. Giả sử E là một không gian tiền Hibert. Khi đó

1. Công thức Pythagore: Nếu x1 , . . . , xn ∈ E là n vector đôi một vuông góc với
nhau thì
∥x1 + · · · + xn ∥2 = ∥x1 ∥2 + · · · + ∥xn ∥2 .

Đặc biệt, với x ⊥ y ta có ∥x + y∥2 = ∥x∥2 + ∥y∥2 .

2. Quy tắc hình bình hành (parallelogram law): Với mọi phần tử x, y ∈ E ta có

∥x + y∥2 + ∥x − y∥2 = 2(∥x∥2 + ∥y∥2 ). (3.2)

Chứng minh. (1). Ta chứng minh cho trường hợp n = 2, các trường hợp khác được
chứng minh tương tự. Ta có

∥x + y∥2 = ⟨x + y|x + y⟩ = ⟨x|x⟩ + ⟨x|y⟩ + ⟨y|x⟩ + ⟨x|x⟩ = ∥x∥2 + ∥y∥2 .

(2). Biến đổi ∥.∥ theo tích vô hướng và thay vào đẳng thức.

Ví dụ sau làm rõ nguồn gốc của Mệnh đề 3.1.17.

3.1.18 Ví dụ. Cụ thể hóa Mệnh đề 3.1.17 cho công thức Pythagore và quy tắc hình
bình hành trong hình học sơ cấp.

Giải. Biến đổi công thức Pythagore và quy tắc hình bình hành trong hình học sơ cấp
theo vector trong mặt phẳng.

Mệnh đề 3.1.11 khẳng định rằng mỗi không gian tiền Hibert là một không gian định
chuẩn. Mệnh đề sau là một điều kiện đủ cho không gian định chuẩn là một không gian
tiền Hilbert.

3.1.19 Mệnh đề. Nếu (E, ∥.∥) là không gian định chuẩn thỏa mãn đẳng thức hình bình
hành (3.2) thì trên E tồn tại tích vô hướng ⟨.|.⟩ được xác định bởi


 1 1
 (∥x + y∥2 − ∥x − y∥2 ) + i(∥x + iy∥2 − ∥x − iy∥2 )

nếu K = C
⟨x|y⟩ = 4 4
 1
 (∥x + y∥2 − ∥x − y∥2 )

 nếu K = R.
4

Tích vô hướng này sinh ra chuẩn đã cho.

77
Chứng minh. Trường hợp K = R.

Với mọi x, y, z ∈ E, ta có ⟨x|x⟩ = ∥x∥2 và ⟨x|y⟩ = ⟨λy|x⟩. Hơn nữa, vì ∥.∥ và phép
cộng, phép nhân với vô hướng liên tục nên ⟨.|.⟩ liên tục.

Áp dụng Mệnh đề 3.1.17.(2) ta có

∥x + y + z∥2 + ∥x − y + z∥2 = 2∥x + z∥2 + 2∥y∥2 .

Do đó

∥x + y + z∥2 = 2∥x + z∥2 + 2∥y∥2 − ∥x − y + z∥2 . (3.3)

Thay đổi vai trò của x và y ta có

∥x + y + z∥2 = 2∥y + z∥2 + 2∥x∥2 − ∥y − x + z∥2 . (3.4)

Từ (3.3) và (3.4) ta suy ra


1 1
∥x + y + z∥2 = ∥x + z∥2 + ∥y∥2 − ∥x − y + z∥2 + ∥y + z∥2 + ∥x∥2 − ∥y − x + z∥2 . (3.5)
2 2
Thay z bởi −z ta có
1 1
∥x + y − z∥2 = ∥x − z∥2 + ∥y∥2 − ∥x − y − z∥2 + ∥y − z∥2 + ∥x∥2 − ∥y − x − z∥2 . (3.6)
2 2
Vậy
1
⟨x + y|z⟩ = (∥x + y + z∥2 − ∥x + y − z∥2 )
4
1
= (∥x + z∥2 + ∥y + z∥2 − ∥x − z∥2 − ∥y − z∥2 )
4
= ⟨x|z⟩ + ⟨y|z⟩. (3.7)

Ta có
1
⟨−x|y⟩ = (∥ − x + y∥2 − ∥ − x − y∥2 ) = −⟨x|y⟩. (3.8)
4
Theo (3.7) ta có
⟨2x|y⟩ = 2⟨x|y⟩.
Giả sử với n ∈ N∗ ta có
⟨nx|y⟩ = n⟨x|y⟩.
Khi đó, áp dụng (3.7) và giả thiết quy nạp ta có

⟨(n + 1)x|y⟩ = ⟨nx + x|y⟩


= ⟨nx|y⟩ + ⟨x|y⟩ = (n + 1)⟨x|y⟩. (3.9)

78
Vậy ⟨nx|y⟩ = n⟨x|y⟩ với mọi n ∈ N∗ . Kết hợp với (3.8) ta có ⟨nx|y⟩ = n⟨x|y⟩ với mọi
n ∈ Z. Từ đó ta suy ra ⟨λx|y⟩ = λ⟨x|y⟩ với mọi λ ∈ Q.

Với x, y ∈ E, ta có hàm số f (t) = 1t ⟨T (x)|y⟩, t ∈ R \ {Θ}, là một hàm liên tục. Vì


t = lim λn với {λn } ⊂ Q nên ta suy ra ⟨T (x)|y⟩ = t⟨x|y⟩. Vậy ⟨T (x)|y⟩ = t⟨x|y⟩ với
n→∞
mọi t ∈ R.

Từ những lập luận trên ta suy ra ⟨x|y⟩ là một tích vô hướng trên không gian thực E.

Trường hợp K = C.

Ta có

1 1
⟨ix|y⟩ = (∥ix + y∥2 − ∥ix − y∥2 ) + i(∥ix + iy∥2 − ∥ix − iy∥2 )
4 4
1 1
= (∥ix − i2 y∥2 − ∥ix + i2 y∥2 ) + i(−∥x + y∥2 + ∥x − y∥2 )
4 4
1 1
= (∥x − iy∥2 − ∥x + iy∥2 ) + i(∥x + y∥2 − ∥x − y∥2 )
4 4
= i⟨x|y⟩ (3.10)

1 1
⟨λy|x⟩ = (∥y + x∥2 − ∥y − x∥2 ) + i(∥y + ix∥2 − ∥y − ix∥2 )
4 4
1 1
= (∥y + x∥2 − ∥y − x∥2 ) − i(∥y + ix∥2 − ∥y − ix∥2 )
4 4
1 1
= (∥y + x∥2 − ∥y − x∥2 ) − i(∥ − i2 y + ix∥2 − ∥ − i2 y − ix∥2 )
4 4
= ⟨x|y⟩. (3.11)

Khi đó, với λ = a + ib, a, b ∈ R ta có

⟨λx|y⟩ = ⟨ax + bix|y⟩ = a⟨x|y⟩ + bi⟨x|y⟩ = λ⟨x|y⟩.

Từ những tính toán trên ta suy ra ⟨x|y⟩ xác định một tích vô hướng trên không gian
phức E.

Kiểm tra trực tiếp ta thấy tích vô hướng sinh ra chuẩn đã cho.

79
Bài tập

Bài 3.1.1. Chi tiết hóa Nhận xét 3.1.2.

Bài 3.1.2. Chi tiết hóa lời giải Ví dụ 3.1.3, Ví dụ 3.1.4, Ví dụ 3.1.9, Ví dụ 3.1.13, Ví
dụ 3.1.18.

Bài 3.1.3. Chi tiết hóa chứng minh Mệnh đề 3.1.5, Mệnh đề 3.1.6, Mệnh đề 3.1.10.(2),
Mệnh đề 3.1.11, Mệnh đề 3.1.14.
Z 1
Bài 3.1.4. Chứng minh rằng công thức ⟨f |g⟩ = f (x)g(x)dx với mọi f, g ∈ C[0; 1] là
0
một tích vô hướng trên C[0; 1] và C[0; 1] với tích vô hướng này không đầy đủ.

Bài 3.1.5. 1. Giả sử E1 , E2 là hai không gian tiền Hilbert.

(a) Chứng minh rằng E1 × E2 là không gian tiền Hilbert với tích vô hướng

⟨x|y⟩ = ⟨x1 |y1 ⟩ + ⟨x2 |y2 ⟩

với mọi x = (x1 , x2 ), y = (y1 , y2 ) ∈ E1 × E2 .


(b) Chứng minh rằng E1 , E2 là các không gian Hilbert khi và chỉ khi E1 × E2
cũng là không gian Hilbert.

2. Các tính chất trong (1) có thể mở rộng tương tự cho trường hợp hữu hạn, vô hạn
không gian tiền Hibert được hay không? Tại sao?

Bài 3.1.6. Giả sử {xn }, {yn } là hai dãy trong hình cầu đơn vị đóng của một không gian
tiền Hilbert E thỏa mãn lim ⟨xn |yn ⟩ = 1. Chứng minh rằng:
n→∞

1. lim ∥xn ∥ = lim ∥yn ∥ = 1.


n→∞ n→∞

2. lim ∥xn − yn ∥ = 0.
n→∞

Bài 3.1.7. Giả sử E là một không gian vector hữu hạn chiều và {a1 , . . . , an } là một cơ
sở của E. Khi đó mỗi dạng Hermite φ trên E hoàn toàn được xác định bởi các giá trị
αij = φ(ai , aj ) trong đó αij = αji , i, j = 1, . . . , n.

80
3.2 Hệ trực giao
Như chúng ta đã biết, không gian Rn là một không gian tiền Hilbert. Trong mục
này, chúng ta sẽ tổng quát tính vuông góc trong Rn lên không gian tiền Hilbert.

3.2.1 Định nghĩa. 1. Tập con A của không gian tiền Hilbert E được gọi là một hệ
trực giao (orthogonal system) trong E nếu Θ ̸∈ A và x ⊥ y với mọi x ̸= y ∈ A.

2. Giả sử M là tập con của không gian tiền Hilbert E.

(a) Vectơ x ∈ E được gọi là trực giao (orthogonal) với M , kí hiệu x ⊥ M , nếu
x ⊥ y với mọi y ∈ M .
(b) Tập hợp {x ∈ E : x ⊥ M } được gọi là phần bù trực giao (orthogonal com-
plement) của M , kí hiệu là M ⊥ .
(c) Nếu N là tập con của M và x ⊥ M với mọi x ∈ N thì N được gọi là trực
giao với M , kí hiệu là N ⊥ M .

Ví dụ sau minh họa cho các khái niệm trong Định nghĩa 3.2.1.

3.2.2 Ví dụ. Giả sử E = R2 . Khi đó

1. A = {(1, 0), (0, 2)} là một hệ trực giao trong E.

2. Vectơ x = (0, 1) trực giao với tập M = Ox.

3. M = Ox là phần bù trực giao của (1, 0).

4. Tập M trực giao với tập N = Oy.

Giải. Kiểm tra trực tiếp các điều kiện của định nghĩa.
17
Mệnh đề sau trình bày mối quan hệ giữa hệ trực giao và hệ độc lập tuyến tính .
Chiều ngược lại của mệnh đề không xảy ra, xem Nhận xét 3.2.4.(3).

3.2.3 Mệnh đề. Mỗi hệ trực giao trong không gian tiền Hilbert là một hệ độc lập
tuyến tính.
17
Khái niệm hệ độc lập tuyến tính đã được tìm hiểu trong môn học Đại số tuyến tính.

81
n
P
Chứng minh. Giả sử A là một hệ trực giao và αj aj = Θ với aj ∈ A, j = 1, . . . , n. Với
j=1
n
P
mỗi i = 1, . . . , n ta có ai trực giao với x = αj aj . Suy ra
j=1

Xn
0=⟨ αj ai |ai ⟩ = αi ∥ai ∥2 .
j=1

Do đó αi = 0 với mọi i = 1, . . . , n. Điều này chứng tỏ A là một hệ độc lập tuyến tính.

Một số tính chất đơn giản liên quan đến các khái niệm và tính chất ở trên có ở nhận
xét sau.

3.2.4 Nhận xét. 1. Nếu N ⊥ M thì M ⊥ N .

2. Nếu M ⊥ N thì M ∩ N = ∅ hoặc M ∩ N = {Θ}.

3. Tồn tại hệ độc lập tuyến tính mà không trực giao.

Trong Đại số tuyến tính, chúng ta đã làm quen với phép trực giao hoá Gram-Schmidt
của hữu hạn vector độc lập tuyến tính. Ở đây, chúng ta sẽ trình bày phép trực giao hoá
Gram-Schmidt 18 của một dãy vô hạn vector độc lập tuyến tính theo nghĩa từ một dãy
vô hạn vector độc lập tuyến tính chúng ta xây dựng một dãy vô hạn vector trực giao
mà không gian vector sinh bởi chúng là bằng nhau. Lưu ý rằng công thức (3.12) đóng
vai trò quan trọng trong thực hành tính toán, xem Ví dụ 3.2.6.(3).

3.2.5 Mệnh đề (Phép trực giao hoá Gram-Schmidt (Gram-Schmidt orthogonaliza-


tion)). Giả sử {xn } là một dãy vector độc lập tuyến tính trong không gian tiền Hilbert
E. Khi đó với mỗi n ∈ N∗ tồn tại các số αni , i = 1, . . . , n − 1, sao cho các vector
n−1
P
y 1 = x1 , . . . , y n = αni yi + xn thỏa mãn
i=1

1. Hệ {y1 , . . . , yn } là một hệ trực giao.

2. Không gian vector con sinh bởi {x1 , . . . , xn } trùng với không gian vector con sinh
19
bởi {y1 , . . . , yn }, nghĩa là span{y1 , . . . , yn } = span{x1 , . . . , xn } .
18
Phương pháp này được đặt theo tên nhà toán học và thống kê người Đan Mạch Jørgen Pedersen
Gram (1850-1916) và nhà toán học người Đức Erhard Schmidt (1876-1959). Tuy nhiên, nhà bác học
người Pháp Pierre-Simon Laplace (1749-1827), người nổi tiếng với phép biến đổi Laplace, đã sử dụng
phương pháp này trước cả Gram và Schmidt.
n
19
spanA = { λi ai : λi ∈ K, ai ∈ A, i = 1, . . . , n; n ∈ N∗ }. span có nghĩa là “mở rộng, kéo giãn”, đây
P
i=1
là hình ảnh trực giác của việc từ các vector của hệ sinh ban đầu chúng ta có được các vector mới bằng
cách sử dụng hai phép toán vector.

82
Chứng minh. Ta chứng minh quy nạp theo n. Với n = 1, ta có y1 = x1 thỏa mãn yêu
cầu. Giả sử tìm được y1 , . . . , yn−1 thỏa mãn yêu cầu.
n−1
P
Vì yn = αni yi + xn nên từ
i=1

n−1
DX E
0 = ⟨yn |yj ⟩ = αni yi + xn |yj = αnj ∥yj ∥2 + ⟨xn |yj ⟩
i=1

ta suy ra
⟨xn |yj ⟩
αnj = − . (3.12)
∥yj ∥2
Với vector yn như vậy thì yn ⊥yj với mọi j = 1, . . . , n − 1. Theo giả thiết quy nạp
thì span{y1 , . . . , yn−1 } = span{x1 , . . . , xn−1 } nên tồn tại αni , i = 1, . . . , n − 1, sao cho
n−1
P
yn = αni xi + xn . Ta chứng minh được span{y1 , . . . , yn } = span{x1 , . . . , xn }. Thật
i=1
vậy, với mọi y ∈ span{y1 , . . . , yn } ta có
n
X n
X
yn = ai y i = bi xi ∈ span{x1 , . . . , xn }.
i=1 j=1

Ngược lại, với mọi x ∈ span{x1 , . . . , xn } ta có


n
X n
X
x= ci x i = di yi ∈ span{y1 , . . . , yn }.
i=1 j=1

Vậy span{y1 , . . . , yn } = span{x1 , . . . , xn }.

Ví dụ sau minh họa cho Mệnh đề 3.2.5.

3.2.6 Ví dụ. Xét E = ℓ2 , xn = (1, 2, . . . , n, 0 . . .) với mọi n ∈ N∗ .

1. Chứng minh rằng xn ∈ ℓ2 với mọi n ∈ N∗ .

2. Dãy {xn } độc lập tuyến tính.

3. Thực hiện phép trực giao hoá Gram-Schmidt, tìm các vector y1 , y2 , y3 .

Giải. (1). Kiểm tra trực tiếp định nghĩa.

(2). Kiểm tra trực tiếp định nghĩa.

(3). Ta có y1 = x1 = (1, 0, . . . ).

83
⟨x2 |y1 ⟩
α21 = − = −1. Do đó y2 = α21 y1 + x2 = (0, 2, 0, . . . ).
∥y1 ∥2

⟨x3 |y1 ⟩ ⟨x3 |y2 ⟩


α31 = − = −1, α32 = − = −1. Do đó
∥y1 ∥2 ∥y2 ∥2
y3 = α31 y1 + α32 y2 + x3 = (0, 0, 3, 0, . . . ).

Tính chất sau cho chúng ta xây dựng một không gian con đóng từ một tập con tùy
ý của một không gian Hilbert.

3.2.7 Mệnh đề. Nếu M là một tập con tuỳ ý của không gian tiền Hilbert E thì M ⊥ là
một không gian con đóng của E.

Chứng minh. Trước hết ta chứng minh M ⊥ là không gian con. Với mọi x, y ∈ M ⊥ và
α, β ∈ K ta có ⟨αx + βy|a⟩ = 0 với mọi a ∈ M . Suy ra αx + βy ∈ M ⊥ .

Tiếp theo ta chứng minh M ⊥ là tập đóng. Giả sử {xn }n ⊂ M ⊥ và lim xn = x. Với
n→∞
mỗi a ∈ M , theo Mệnh đề 3.1.15 thì tích vô hướng là liên tục. Vậy lim ⟨xn |a⟩ = ⟨x|a⟩.
n→∞
Vì ⟨xn |a⟩ = 0 với mọi n ∈ N∗ nên ⟨x|a⟩ = 0. Suy ra x ∈ M ⊥ .

Tính chất sau là sự mở rộng của hình chiếu vuông góc của điểm lên đường thẳng
trong mặt phẳng trong hình học sơ cấp. Nhớ lại rằng, khoảng cách d(x, F ) từ vector x tới
tập F trong không gian định chuẩn là tổng quát hóa của khoảng cách từ điểm tới đường
thẳng, mặt phẳng trong hình học sơ cấp và được định nghĩa bởi d(x, F ) = inf ∥x − y∥. 20
y∈F

3.2.8 Mệnh đề. Giả sử F là một không gian con Hilbert của không gian tiền Hilbert E.
Khi đó

21
1. Với mỗi x ∈ E tồn tại duy nhất y ∈ F sao cho ∥x − y∥ = d(x, F ) .
Phần tử y được gọi là hình chiếu trực giao (orthogonal projection) của x trên F ,
kí hiệu là PF (x). Khi đó ánh xạ PF : E → F được gọi là phép chiếu trực giao
(orthogonal projection) E lên không gian con Hilbert F .

2. E = F ⊕ F ⊥ 22
và phép chiếu trực giao PF : E → F là một ánh xạ tuyến tính
liên tục.
20
Về mặt trực giác, d(x, F ) là khoảng cách nhỏ nhất từ x tới các điểm thuộc F .
21
Với ∅ ̸= A ⊂ R = R ∪ {±∞}, inf A là sự mở rộng khái niệm min A. Ta có m = inf A khi và chỉ khi
m ≤ a với mọi a ∈ A và tồn tại {an } ⊂ A sao cho lim an = m; trong khi đó m = min A khi và chỉ khi
n→∞
m ≤ a với mọi a ∈ A và tồn tại a0 ∈ A sao cho m = a0 .
22
Phép toán ⊕ là tổng trực tiếp của hai không gian định chuẩn con trong một không gian định chuẩn.

84
Chứng minh. (1). Đặt α = d(x, F ). Khi đó tồn tại dãy {yn } ⊂ F sao cho

lim ∥x − yn ∥ = α.
n→∞

Ta chứng minh {yn } là dãy Cauchy trong F . Áp dụng Mệnh đề 3.1.17.(2) ta có

∥yn − ym ∥2 = 2(∥yn − x∥2 + ∥ym − x∥2 ) − ∥yn + ym − 2x∥2


1
= 2(∥yn − x∥2 + ∥ym − x∥2 ) − 4∥x − (yn + ym )∥2 .
2
1 1
Vì (yn + ym ) ∈ F nên ∥ (yn + ym )∥ ≥ α. Suy ra
2 2
0 ≤ ∥yn − ym ∥2 ≤ 2(∥yn − x∥2 + ∥ym − x∥2 ) − 4α2 .

Cho m, n → ∞ ta có lim ∥yn − ym ∥2 = 0 hay {yn } là dãy Cauchy trong F . Vì F là


n,m→∞
không gian Hilbert nên lim yn = y ∈ F . Suy ra ∥x − y∥ = α.
n→∞

Tiếp theo ta chứng minh tính duy nhất của y. Giả sử z ∈ F và ∥x − z∥ = α. Vì


1
(y + z) ∈ F nên
2
1
∥y − z∥2 = 2(∥x − y∥2 + ∥x − z∥2 ) − ∥2x − y − z∥2 = 4α − 4∥x − (y + z)∥2 ≤ 0.
2
Vậy y = z.

(2). Với mọi x ∈ E, x ̸= Θ, đặt y = PF (x). Khi đó ∥x − y∥ = d(x, F ) ≡ α. Ta chứng


minh z = x − y ∈ F ⊥ . Thật vậy, với mọi v ∈ F và λ ∈ K ta có y − λv ∈ F . Do đó

α2 ≤ ∥x − (y − λv)∥2 = ∥z + λv∥2 = ⟨z + λv|z + λv⟩ = ∥z∥2 + λ⟨z|v⟩ + λ⟨z|v⟩ + |λ|2 ∥v∥2 .

Vì ∥z∥ = α nên với mọi λ ∈ K ta có

λ⟨z|v⟩ + λ⟨z|v⟩ + |λ|2 ∥v∥2 ≥ 0.

Chọn λ = t⟨z|v⟩, khi đó với mọi t ∈ R ta có t|⟨z|v⟩|2 (a + t∥v∥2 ) ≥ 0. Điều này dẫn
đến ⟨z|v⟩ = 0 vì nếu ⟨z|v⟩ ̸= 0 thì bất đẳng thức cuối cùng không thể xảy ra với
2
t ∈ (− , 0).
∥v∥2
Vì ⟨z|v⟩ = 0 với mọi v ∈ F nên z ∈ F ⊥ . Như vậy với mọi x ∈ E ta đều có
x = y + (x − y) = y + z ∈ F + F ⊥ . Kết hợp với F ∩ F ⊥ = {Θ} ta có E = F ⊕đs F ⊥ 23
.
23
Kí hiệu ⊕đs là tổng trực tiếp đại số của hai không gian vector con.

85
Vì phép chiếu trực giao pF : E → F chính là phép chiếu toạ độ thứ nhất nên pF tuyến
tính. Để kết thúc chứng minh ta chỉ cần chứng minh pF liên tục. Vì x − pF (x) ∈ F ⊥ nên
x − pF (x) ⊥ pF (x). Áp dụng Mệnh đề 3.1.17.(1) ta có

∥pF (x)∥2 + ∥x − pF (x)∥2 = ∥x∥2 .

Từ đó ∥pF (x)∥ ≤ ∥x∥, suy ra pF bị chặn. Vậy pF liên tục.

Một số tính chất đơn giản khác liên quan đến tính chất trên có ở nhận xét sau.

3.2.9 Nhận xét. 1. Nếu F ̸= {Θ} thì ∥pF ∥ = 1.

2. Nếu E trong Mệnh đề 3.2.8 là không gian Hilbert thì F chỉ cần là không gian con
đóng của E.

Ví dụ sau minh họa cho hai tính chất vừa trình bày ở trên.

3.2.10 Ví dụ. Xét E = R2 . Khi đó

1. Với A = {(1, 0)}, ta có A⊥ = Oy là một không gian con đóng của E.

2. Với F = Ox, ta có pF (x, y) = (x, 0) với mọi (x, y) ∈ E.

Mệnh đề sau, thường gọi là Biểu diễn Riesz 24 , cho chúng ta một cách xây dựng các
phiếm hàm tuyến tính liên tục trên không gian tiền Hibert. Từ đó, chúng ta có được đặc
trưng của phiếm hàm tuyến tính liên tục trên không gian Hilbert. Hơn nữa, đặc trưng
này cho phép chúng ta đồng nhất mỗi phiếm hàm tuyến tính liên tục f trên không gian
Hilbert E với một vector a của E. Tính chất này có thể coi là điểm xuất phát để nghiên
cứu lí thuyết toán tử trong Giải tích hiện đại.

3.2.11 Mệnh đề (Biểu diễn Riesz (Riesz representation)). 1. Nếu E là một không
gian tiền Hilbert, a ∈ E thì f (x) = ⟨x|a⟩ với mọi x ∈ E xác định một phiếm hàm
tuyến tính liên tục và ∥f ∥ = ∥a∥.

2. Nếu E là một không gian Hilbert thì với mỗi phiếm hàm tuyến tính liên tục f trên
E tồn tại duy nhất a ∈ E sao cho f (x) = ⟨x|a⟩ với mọi x ∈ E và ∥f ∥ = ∥a∥.

3. Giả sử E là một không gian Hilbert. Khi đó f ∈ E ∗ khi và chỉ khi tồn tại a ∈ E
sao cho f (x) = ⟨x|a⟩ với mọi x ∈ E và ∥f ∥ = ∥a∥.
24
Frigyes Riesz (1880-1956) là một nhà toán học người Hungari, có nhiều đóng góp quan trọng cho
Giải tích hàm. Ông thường nghiên cứu toán học chung với em trai của mình là nhà toán học Marcel
Riesz (1886-1969).

86
Chứng minh. (1). Kiểm tra trực tiếp ta có ánh xạ f là tuyến tính. Để chứng minh f liên
tục ta chứng minh f bị chặn. Theo Mệnh đề 3.1.8.(1) ta có

|⟨x|a⟩| ≤ ∥a∥∥x∥

với mọi x ∈ E. Vậy f bị chặn và ∥f ∥ ≤ ∥a∥.

1
Nếu a = Θ thì ∥f ∥ = 0 = ∥a∥. Nếu a ̸= Θ thì x0 = a thỏa mãn ∥x0 ∥ = 1 và
∥a∥
∥f (x0 )∥ = ∥a∥. Suy ra ∥f ∥ = ∥a∥.

(2). Trước hết ta chứng minh tồn tại a.

Trường hợp f = 0, f (x) = ⟨x|Θ⟩ với mọi x ∈ E. Vậy a = Θ.

Ta xét f ̸= 0. Đặt H = f −1 (0) thì H là không gian con đóng của E và có phương
trình là f . Vậy H là một không gian Hilbert. Vì H ̸= E nên theo Mệnh đề 3.2.8.(2) thì
H ⊥ ̸= {Θ}. Với b ∈ H ⊥ \ {Θ} thì g(x) = ⟨x|b⟩ với mọi x ∈ H là một phiếm hàm tuyến
25
tính khác 0 thỏa mãn g(H) = 0. Suy ra g là phương trình của H . Khi đó tồn tại λ
sao cho f (x) = λ⟨x|b⟩ = ⟨x|λb⟩. Chọn a = λb thì f (x) = ⟨x|a⟩.

Tiếp theo ta chứng minh a là duy nhất. Giả sử f (x) = ⟨x|a′ ⟩ với a′ ∈ E. Khi đó
⟨x|a⟩ = ⟨x|a′ ⟩ với mọi x ∈ E. Suy ra ⟨x|a − a′ ⟩ = 0 với mọi x ∈ E. Theo Mệnh đề 3.1.10
ta có a − a′ = Θ hay a′ = a. Do đó a là duy nhất.

(3). Suy trực tiếp từ (1) và (2).

Ví dụ sau minh họa cho Mệnh đề 3.2.11.

3.2.12 Ví dụ. 1. Khi E = R ta có duy nhất phiếm hàm tuyến tính liên tục f (x) =
ax với mọi x ∈ R.

2. Khi E = R2 ta có duy nhất phiếm hàm tuyến tính liên tục f (x, y) = ax + by với
mọi (x, y) ∈ R2 .

Giải. Cụ thể hóa Mệnh đề 3.2.11.(3).

Tính toàn vẹn là sự kết hợp tính khép kín của phép toán cộng vector, nhân vector
với tính khép kín của phép giới hạn. Mệnh đề sau cho chúng ta một đặc trưng của tính
toàn vẹn đối với hệ trực giao trong không gian Hilbert.
25
Phiếm hàm tuyến tính g là phương trình của siêu phẳng H nếu H = g −1 (0), xem trong môn học
Topo đại cương. Các phương trình của một siêu phẳng thì sai khác nhau một thừa số.

87
3.2.13 Mệnh đề. Các khẳng định sau là tương đương đối với hệ trực giao A trong
không gian Hilbert E.

1. A toàn vẹn, nghĩa là spanA = E.

2. Với mỗi x ∈ E, nếu ⟨x|a⟩ = 0 với mọi a ∈ A thì x = Θ.

Chứng minh. (1) ⇒ (2). Vì ⟨x|a⟩ = 0 với mọi x ∈ A nên ⟨x|a⟩ = 0 với mọi a ∈ span(A).
Vì span(A) = E nên ⟨x|a⟩ = 0 với mọi a ∈ E. Vậy x = Θ.

(2) ⇒ (1). Giả sử ngược lại span(A) ̸⊂ E. Vì span(A) là không gian Hilbert con của
⊥ ⊥
E nên theo Mệnh đề 3.2.8.(2) ta có span(A) ̸= E Khi đó tồn tại x ∈ E − span(A) và
x ̸= Θ. Suy ra ⟨x|a⟩ = 0 với mọi a ∈ A. Vậy x = Θ. Điều này là vô lí.

Tích của hữu hạn không gian tiền Hibert là một không gian tiền Hibert, xem Bài
tập 3.1.5. Mệnh đề sau cho phép chúng ta xây dựng khái niệm tích của vô hạn đếm được
không gian tiền Hibert.

3.2.14 Mệnh đề. Giả sử {En }n là một dãy các không gian Hilbert. Đặt
n Y ∞
X o
2
E = x = (x1 , x2 , . . . ) ∈ En : ∥xn ∥ < ∞
n∈N∗ n=1

λx = (λx1 , λx2 , . . . ), x + y = (x1 + y1 , x2 + y2 , . . . )

với mọi x = (x1 , . . . , xn , . . . ), y = (y1 , . . . , yn , . . . ) ∈ E và λ ∈ K. Khi đó

1. E với hai phép toán ở trên là một không gian vector.



P
2. Công thức ⟨x|y⟩ = ⟨xn |yn ⟩ xác định một tích vô hướng trên E. Khi đó không
n=1
gian tiền Hilbert E được gọi là tổng Hilbert (Hilbert sum) của các không gian
Hilbert En .

3. Tổng Hilbert của các không gian Hilbert là một không gian Hilbert.

Chứng minh. (1). Ta chỉ cần chứng minh λx ∈ E và x + y ∈ E với mọi x, y ∈ E và


λ ∈ K, việc kiểm tra các điều kiện của không gian vector là dễ dàng.

Với mọi x = (x, x2 , . . . ) ∈ E và λ ∈ K ta có



X ∞
X
∥λxn ∥2 = |λ|2 ∥xn ∥2 < ∞.
n=1 n=1

88

∥λxn ∥2 hội tụ hay λx ∈ E.
P
Vậy
n=1

Với mọi x = (x1 , x2 , . . . ), y = (y1 , y2 , . . . ) ∈ E ta có, theo Mệnh đề 3.1.17.(2) ta có

∥xn + yn ∥2 ≤ 2(∥xn ∥2 + ∥yn ∥2 )



với mọi n ∈ N∗ . Suy ra chuỗi ∥xn + yn ∥2 hội tụ hay x + y ∈ E.
P
n=1

Vậy E là không gian vector với hai phép toán trên.



P ∞
P
(2). Trước hết ta kiểm tra chuỗi số ⟨xn |yn ⟩ hội tụ. Vì ⟨xn |yn ⟩ là chuỗi số trong
n=1 n=1

26
P
không gian Banach K nên ta chỉ cần chứng minh ⟨xn |yn ⟩ hội tụ tuyệt đối .
n=1

Với mọi x, y ∈ E, theo Mệnh đề 3.1.8.(1), ta có

1
|⟨xn |yn ⟩| ≤ ∥xn ∥∥yn ∥ ≤ (∥xn ∥2 + ∥yn ∥2 ).
2

P
Suy ra chuỗi |⟨xn |yn ⟩| hội tụ. Việc kiểm tra tích vô hướng là dễ dàng.
n=1

(3). Ta chứng minh không gian tiền Hilbert trong (2) là đầy đủ bằng cách chứng

minh mọi dãy Cauchy đều hội tụ. Giả sử xm = (xm m
1 , x2 , . . . ) ∈ E với mọi m ∈ N và
{xm }m là dãy Cauchy trong E. Khi đó với mỗi ε > 0 tồn tại m0 ∈ N∗ sao cho với mọi
m ≥ m0 , p ∈ N∗ ta có

X
m m+p
∥x − x ∥= ∥xm m+p 2
n − xn ∥ < ε.
n=1

Cố định n ∈ N∗ ta có ∥xm ∥ < ε với mọi m ≥ m0 , p ∈ N∗ . Do đó {xm


m+p 2
n − xn n }m là dãy
Cauchy trong En . Vì En là Hilbert nên lim xm
n = yn ∈ En . Ta chứng minh
m→∞

lim xm = y ≡ (y1 , y2 , . . . ) ∈ E.
m→∞

k
Thật vậy, với mỗi k ∈ N∗ ta có ∥xm m+p 2
P
n − xn ∥ < ε. Cho p → ∞ ta có
n=1

k
X
∥xm 2
n − yn ∥ < ε.
n=1

26
Trong không gian Banach, chuỗi hội tụ khi và chỉ khi chuỗi hội tụ tuyệt đối.

89

∥xm 2
P
Cho k → ∞ ta có n − yn ∥ < ε. Vì với m ≥ m0 ta có
n=1


X X∞ ∞
X
2 m 2
∥yn ∥ ≤ 2[ ∥xn ∥ + ∥xm 2
n − yn ∥ ]
n=1 n=1 n=1

nên y = {yn } ∈ E. Vì

X
m 2
∥x − y∥ = ∥xm 2
n − yn ∥ < ε
n=1
m
với mọi m ≥ m0 nên lim x = y trong E.
m→∞

Ví dụ sau minh họa cho khái niệm tổng Hilbert.

3.2.15 Ví dụ. Nếu En = K với mọi n thì tổng Hilbert E là không gian Hilbert ℓ2 .

Giải. Kiểm tra trực tiếp.

Mệnh đề sau khẳng định rằng chúng ta có thể nhúng các không gian Hilbert En vào
tổng Hilbert của chúng. Mệnh đề này cũng là một lí do chúng ta gọi “tổng Hilbert” thay
vì “tích Hilbert” ở trong Mệnh đề 3.2.14.(2).

3.2.16 Mệnh đề. Với mọi n ∈ N∗ và xn ∈ En , đặt Jn (xn ) = (0, . . . , xn , 0, . . .) ∈ E.


Khi đó ánh xạ Jn : En → Jn (En ) ⊂ E là một đẳng cấu từ En lên không gian con đóng
Jn (En ) của E. Hơn nữa, tổng trực tiếp đại số các không gian Jn (En ) trù mật trong E.

Chứng minh. Chi tiết hóa theo các bước sau.

1. Chứng tỏ Jn (En ) là một không gian vector con của E.

2. Chứng tỏ Jn là một song ánh tuyến tính.

3. Chứng tỏ Jn bảo toàn tích vô hướng.


L∞
4. Chứng tỏ n=1 Jn (En ) = E.

90
Bài tập

Bài 3.2.1. Chi tiết hóa lời giải Ví dụ 3.2.2, Ví dụ 3.2.10, Ví dụ 3.2.12, Ví dụ 3.2.15.

Bài 3.2.2. Chi tiết hóa Nhận xét 3.2.4, Nhận xét 3.2.9.

Bài 3.2.3. Chi tiết hóa chứng minh Mệnh đề 3.2.16.

Bài 3.2.4. Xét K-không gian vector


n ∞
X o
∗ 2
ℓ2 = x = {xn } : xn ∈ K với mọi n ∈ N , |xn | < ∞ .
n=1


P
Với mọi x = {xn }, y = {yn } ∈ ℓ2 đặt ⟨x|y⟩ = xn yn .
n=1


P
1. Chứng minh rằng xn yn hội tụ.
n=1

2. Chứng minh rằng công thức ⟨x|y⟩ xác định một tích vô hướng trên ℓ2 .

3. Xác định chuẩn sinh bởi tích vô hướng ⟨x|y⟩ và xét xem không gian ℓ2 với tích vô
hướng trên có là không gian Hilbert hay không.

4. Chứng minh rằng dãy {en } với en = (1, 22 , . . . , n2 , 0, . . . ), n ∈ N∗ , là một dãy độc
lập tuyến tính trong ℓ2 .

5. Áp dụng công thức trực giao hoá Gram-Schmidt xác định một cơ sở trực chuẩn
của không gian con span{e1 , e2 , e3 } với e1 , e2 , e3 được xác định trong câu trên.

Bài 3.2.5. Xét không gian K3 . Chứng minh rằng

1. Công thức
⟨x|y⟩ = x1 y1 + 2x2 y2 + 3x3 y3

với mọi x = (x1 , x2 , x3 ), y = (y1 , y2 , y3 ) ∈ K3 xác định một tích vô hướng trên K3 .

2. Công thức f (x) = x1 + 2x2 + 3x3 với mọi x = (x1 , x2 , x3 ) ∈ K3 xác định một phiếm
hàm tuyến tính liên tục trên K3 . Tìm ∥f ∥.

91

|xn |2 < ∞} với chuẩn
P
Bài 3.2.6. Xét không gian Banach ℓ2 = {x = {xn } ⊂ K :
r∞ n=1
P
∥x∥2 = |xn |2 với mọi x = {xn } ∈ ℓ2 , và đặt
n=1


X
⟨x|y⟩ = xn yn với mọi x = {xn }, y = {yn } ∈ ℓ2 .
n=1

1. Chứng minh rằng công thức ⟨x|y⟩ xác định một tích vô hướng trên ℓ2 .

2. Chứng minh rằng ℓ2 với tích vô hướng trong câu (1) là một không gian Hilbert.

P
3. Chứng minh rằng f (x) = an xn với mọi x = {xn } ∈ ℓ2 , với a = {an } ∈ ℓ2 là
n=1
phiếm hàm tuyến tính liên tục trên ℓ2 . Tính ∥f ∥ theo a.

92
3.3 Hệ trực chuẩn
Trong mục này, chúng ta sẽ trình bày một cách mở rộng tính vuông góc và độ dài
bằng 1 của các vector thuộc cơ sở trong không gian Rn lên không gian tiền Hilbert.

3.3.1 Định nghĩa. Giả sử E là một không gian tiền Hibert và A ⊂ E.

1. Hệ trực giao A được gọi là hệ trực chuẩn (orthonormal system) nếu ∥x∥ = 1 với
mọi x ∈ A.

2. Nếu A là một hệ trực chuẩn toàn vẹn, nghĩa là A trực chuẩn và spanA = E, thì A
được gọi là hệ trực chuẩn đầy đủ (complete orthonormal system) hay cơ sở trực
chuẩn (orthonormal basis) của E.

Từ định nghĩa chúng ta có mỗi hệ trực chuẩn là một hệ trực giao. Lưu ý rằng Mệnh
đề 3.2.3 và Nhận xét 3.2.4.(3) đã trình bày về mối quan hệ giữa hệ độc lập tuyến tính
và hệ trực giao. Ví dụ sau minh họa cho các khái niệm ở trên.

3.3.2 Ví dụ. 1. E = Rn có cơ sở trực chuẩn A = {e1 , . . . , en } với ei = (0, . . . , 1i , . . . , 0),


i = 1, . . . , n.

2. E = ℓ2 có cơ sở trực chuẩn A = {en } với en = (0, . . . , 1i , . . . , 0, . . . ), n ∈ N∗ .

Mệnh đề 3.2.5 đã chứng tỏ chúng ta có thể xây dựng một dãy trực giao từ một dãy
độc lập tuyến tính mà không làm thay đổi không gian sinh bởi chúng. Mệnh đề sau
chứng tỏ rằng chúng ta có thể xây dựng một hệ trực chuẩn từ một hệ trực giao mà cũng
không làm thay đổi không gian sinh bởi chúng.

3.3.3 Mệnh đề (Phép trực chuẩn hoá). Giả sử E là một không gian tiền Hibert. Khi
n 1 o
đó, nếu A là hệ trực giao thì B = x : x ∈ A là một hệ trực chuẩn và được gọi
∥x∥
là trực chuẩn hoá (orthonomalization) của A. Hơn nữa, nếu A toàn vẹn trong E thì B
toàn vẹn trong E.

Chứng minh. Kiểm tra trực tiếp.

Ví dụ sau chứng tỏ rằng tồn tại hệ trực giao mà không là hệ trực chuẩn. Đồng thời
ví dụ cũng minh họa cho phép trực chuẩn hóa.

3.3.4 Ví dụ. Giả sử E = R2 và A = {(2; 1), (1; −2)}. Chứng tỏ rằng

93
1. A là một hệ trực giao nhưng không trực chuẩn.

2. Trực chuẩn hóa hệ A.

Giải. Kiểm tra trực tiếp.

Nhận xét sau khẳng định sự tồn tại của cơ sở trực chuẩn trong không gian Hilbert.

3.3.5 Nhận xét. 1. Chúng ta có thể chứng minh được với mỗi hệ trực chuẩn trong
không gian Hilbert E đều tồn tại cơ sở trực chuẩn của E chứa hệ đó. Do đó, mọi
không gian Hilbert đều có cơ sở trực chuẩn.

2. Trường hợp E là không gian Hilbert khả li thì từ Mệnh đề 3.2.5 và Mệnh đề 3.3.3,
E có một cơ sở trực chuẩn đếm được. Đồng thời ta có cách xây dựng cơ sở đó từ
một tập đếm được trù mật bất kì.

Từ Mệnh đề 3.2.13, chúng ta có một đặc trưng của cơ sở trực chuẩn trong không
gian Hilbert như sau.

3.3.6 Mệnh đề. Giả sử E là một không gian Hilbert và A là một hệ trực chuẩn. Khi đó
các khẳng định sau là tương đương.

1. A là một cơ sở trực chuẩn.

2. Với mỗi x ∈ E, nếu ⟨x|a⟩ = 0 với mọi a ∈ A thì x = Θ.

Chứng minh. Áp dụng trực tiếp định nghĩa của cơ sở trực chuẩn và Mệnh đề 3.2.13.

Như chúng ta đã biết, mỗi không gian định chuẩn n chiều trên trường số K đẳng
cấu (theo nghĩa đẳng cấu giữa hai không gian định chuẩn 27 ) với Kn . Mệnh đề sau thiết
lập tính chất tương tự cho không gian Hilbert n-chiều. Từ đó chúng ta suy ra, đối với
không gian Hilbert n-chiều trên trường K, chúng ta chỉ cần tìm hiểu Kn .

3.3.7 Mệnh đề. Giả sử E là một không gian n-chiều trên trường K. Khi đó

1. Mỗi cơ sở trực chuẩn của E là một cơ sở vector của không gian vector E.

2. E đẳng cấu với không gian Euclide n-chiều Kn .


27
Đẳng cấu giữa hai không gian định chuẩn có nghĩa là cấu trúc giữa hai không gian định chuẩn đó
giống nhau. “Cấu trúc” ở đây bao gồm số phần tử, phép cộng, phép nhân với vô hướng, giới hạn.

94
Chứng minh. (1). Giả sử A = {e1 , . . . , en } là cơ sở trực chuẩn của E. Ta có span(A) ⊂ E.
Suy ra E = span(A) ⊂ E = E. Vậy spanA = E. Vì A là hữu hạn nên spanA đóng. Suy
ra spanA = E. Kết hợp với A là độc lập tuyến tính ta có A là cơ sở vector của E.
n
(2). Đặt φ : Kn → E xác định bởi φ(a) = ai ei với mọi a = (a1 , . . . , an ) ∈ Kn .
P
i=1
Khi đó φ là song ánh tuyến tính. Với mọi a, b ∈ K ta có

n
DX n
X E Xn
⟨φ(a)|φ(b)⟩ = ai ei bi e i = ai bj = ⟨a|b⟩.
i=1 i=1 i=1
n
Vậy φ là đẳng cấu giữa K và E.

Tiếp theo, chúng ta nghiên cứu tính chất của cơ sở trực chuẩn trong không gian
Hilbert, tương tự như vai trò của cơ sở thông thường {e1 , . . . , en } với ei = (0, . . . , 1i , . . . , n),
i = 1, . . . , n đối với Rn . Mệnh đề sau là một kĩ thuật dùng để chứng minh các tính chất
tiếp theo.

3.3.8 Mệnh đề. Giả sử {ei } là một dãy trực chuẩn trong không gian Hilbert E. Khi đó

|⟨x|ei ⟩|2 ≤ ∥x∥2 với mọi x ∈ E.
P
1. Bất đẳng thức Bessel:
i=1

P
2. Với mọi λ = {λi } ∈ ℓ2 chuỗi λi ei hội tụ trong E.
i=1

n
|⟨x|ei ⟩|2 ≤ ∥x∥2 . Thật vậy
P
Chứng minh. (1). Ta chứng minh
i=1
n
X Dn
X n
X E n
X
2 2
0 ≤ ∥x − ⟨x|ei ⟩ei ∥ = x − ⟨x|ei ⟩ei x − ⟨x|ei ⟩ei = ∥x∥ − |⟨x|ei ⟩|2 .
i=1 i=1 i=1 i=1

|⟨x|ei ⟩|2 ≤ ∥x∥2 .
P
Do đó,
i=1

P
(2). Vì E là đầy đủ nên ta chứng minh chuỗi λi ei thỏa mãn tiêu chuẩn Cauchy.
n=1

|λi |2 hội tụ nên tồn tại n0 ∈ N∗ sao cho với mọi n ≥ n0 và p ∈ N∗
P
Với mỗi ε > 0, vì
n=1
n+p
|λi |2 < ε. Áp dụng Mệnh đề 3.1.17.(1) ta có
P
thì
i=n
n+p n+p
X X
2 2
∥Sn − Sn+p ∥ = ∥ λ − iei ∥ = |λi |2 < ε
i=n i=1

P ∞
P
với Sn là tổng riêng thứ n của λi ei . Vậy λi ei hội tụ.
n=1 n=1

95
Tính chất tiếp theo có thể coi là sự mở rộng của biểu diễn vector và tích vô hướng
trong không gian Rn sang không gian Hilbert.

3.3.9 Mệnh đề. Giả sử không gian Hilbert E có cơ sở trực chuẩn đếm được {ei }. Khi đó


28
P
1. Khai triển Fourier :x= ⟨x|ei ⟩ei với mọi x ∈ E.
i=1


29
P
2. Đẳng thức Parseval : ⟨x|y⟩ = ⟨x|ei ⟩⟨y|ei ⟩ với mọi x, y ∈ E.
i=1


P
Chứng minh. (1). Áp dụng Mệnh đề 3.3.8.(1) ta có ⟨x|ei ⟩ei = y ∈ E. Ta chứng minh
i=1
x = y. Ta có, với mọi k ∈ N∗

X
⟨x − y|ek ⟩ = ⟨x − ⟨x|ei ⟩ei |ek ⟩ = ⟨x|ek ⟩ − ⟨x|ek ⟩ = 0.
i=1

Vì {ek }k là đầy đủ nên suy ra x − y = Θ hay x = y.


n
P n
P
(2). Theo (1) thì x = lim ⟨x|ei ⟩ei và y = lim ⟨y|ej ⟩ej . Vì tích vô hướng liên
n→∞ i=1 n→∞ i=1
tục nên
D n
X n
X E n
X ∞
X
⟨x|y⟩ = lim ⟨x|ei ⟩ei | lim ⟨y|ej ⟩ej = lim ⟨x|ei ⟩⟨y|ei ⟩ = ⟨x|ei ⟩⟨y|ei ⟩.
n→∞ n→∞ n→∞
i=1 j=1 i=1 n=1

Mệnh đề tiếp theo là một số đặc trưng của cơ sở trực chuẩn trong không gian Hilbert.
Những đặc trưng này tương tự như đặc trưng trong không gian Rn đối với cơ sở thông
thường {e1 , . . . , en } với ei = (0, . . . , 1i , . . . , n), i = 1, . . . , n.

3.3.10 Mệnh đề. Giả sử {ei } là dãy trực chuẩn trong không gian Hilbert E. Khi đó
các khẳng định sau là tương đương.

1. {ei } là một cơ sở trực chuẩn.



P
2. x = ⟨x|ei ⟩ei với mọi x ∈ E.
i=1

28
Tính chất này được đặt theo tên của nhà toán học và vật lí học người Pháp Jean-Baptiste Joseph
Fourier (1768–1830). Khai triển Fourier có nhiều ứng dụng trong Vật lý, Số học, Xác suất, Thống kê,
Mật mã, Hải dương học, Hình học và nhiều lĩnh vực khác
29
Tính chất này bắt nguồn từ một định lí chứng minh năm 1799 bởi nhà toán học người Pháp
Marc-Antoine Parseval (1755-1836) trong lí thuyết chuỗi.

96

P
3. ⟨x|y⟩ = ⟨x|ei ⟩⟨y|ei ⟩ với mọi x, y ∈ E.
i=1


4. ∥x∥2 = |⟨x|ei ⟩|2 với mọi x ∈ E.
P
i=1

Chứng minh. (1) ⇒ (2) và (1) ⇒ (3). Theo Mệnh đề 3.3.9.

(3) ⇒ (4). Hiển nhiên.

(2) ⇒ (1). Giả sử ⟨x|ei ⟩ = 0 với mọi i ∈ N∗ thì x = Θ. Áp dụng Mệnh đề 3.2.13 ta
có {ei } là toàn vẹn. Suy ra {ei } là đầy đủ.

(4) ⇒ (1). Tương tự (2) ⇒ (1).

Tính chất tiếp theo khẳng định rằng, tương tự như không gian Hilbert n-chiều, chúng
ta chỉ cần xét một không gian Hilbert vô hạn chiều khả li, đó là ℓ2 .

3.3.11 Mệnh đề. Trong không gian Hilbert vô hạn chiều E các điều kiện sau là
tương đương.

1. E khả li.

2. E có dãy vô hạn toàn vẹn độc lập tuyến tính.

3. E có cơ sở trực chuẩn vô hạn đếm được.

4. E đẳng cấu với ℓ2 .

Chứng minh. (1)⇒ (2). Tính chất của không gian định chuẩn.

(2) ⇒ (3). Trực giao hoá rồi trực chuẩn hoá và sử dụng định nghĩa của cơ sở
trực chuẩn.

P
(3) ⇒ (4). Với mọi a = (a1 , a2 , . . . ) ∈ ℓ2 ta có ai ei ∈ E. Đặt φ : ℓ2 → E xác định
i=1

P
bởi φ(a) = ai ei . Khi đó φ là ánh xạ tuyến tính. Ta chứng minh φ là đơn ánh nhờ vào
i=1
φ(a) = Θ kéo theo a = Θ. Thật vậy, với mọi k ∈ N∗ ta có ⟨φ(a)|ek ⟩ = ⟨0|ek ⟩ = 0. Mặt

khác ⟨φ(a)|ek ⟩ = ⟨ ai ei |ek ⟩ = ak . Suy ra ak = 0 với mọi k ∈ N∗ hay a = Θ ∈ ℓ2 .
P
i=1

P
Tiếp theo, φ là toàn ánh. Thật vậy, với mọi x ∈ E thì x = ⟨x|ei ⟩ei và a = (ai ) ∈ ℓ2
i=1
với ai = ⟨x|ei ⟩

97
Cuối cùng, với mọi a, b ∈ ℓ2 ta có

X ∞
X
⟨φ(a)|φ(b)⟩ = ⟨φ(a)|ei ⟩⟨φ(b)|ei ⟩ = ai bi = ⟨a|b⟩.
i=1 i=1

Suy ra φ bảo toàn tích vô hướng.

(4) ⇒ (1). Đặt ei = (0, . . . , 0, 1i , 0, . . . ) ∈ ℓ2 ta có {ei } là cơ sở trực chuẩn của ℓ2 .


Thật vậy, dãy {ei } là một dãy trực chuẩn. Với mọi x = {xi }i ∈ ℓ2 và n ∈ N∗ , đặt
n
y n = (x1 , . . . , xn , 0, . . .) = ei ta có y n ∈ span{ei : i ∈ N∗ }. Mặt khác
P
i=1


X
∥y n − x∥2 = |xi |2 → 0
i=n+1

khi n → ∞. Vậy y n → x hay x ∈ span{ei : i ∈ N∗ }. Suy ra ℓ2 là khả li, vậy E là


khả li.

Bài tập

Bài 3.3.1. Chi tiết hóa lời giải của Ví dụ 3.3.2, Ví dụ 3.3.4.

Bài 3.3.2. Chi tiết hóa chứng minh Mệnh đề 3.3.3, Mệnh đề 3.3.6.

Bài 3.3.3. Chứng minh hoặc bác bỏ các nhận định sau.

1. Mỗi cơ sở vector trong không gian tiền Hibert E là một cơ sở trực chuẩn của E.

2. Mỗi cơ sở trực chuẩn của không gian tiền Hibert E là một cơ sở vector của E.

Bài 3.3.4. Cho {en } là một dãy trực chuẩn trong không gian Hilbert E còn {λn }n là
dãy số bị chặn. Chứng minh rằng:


P
1. Chuỗi λn ⟨x|en ⟩en hội tụ với mọi x ∈ E.
n=1


P
2. Ánh xạ f (x) = λn ⟨x|en ⟩en với mọi x ∈ E là tuyến tính liên tục. Tính chuẩn ∥f ∥.
n=1

98
3.4 Liên hệ với nội dung toán sơ cấp

Bài 3.4.1. Hãy liên hệ một số khái niệm, tính chất của không gian Hilbert với R và Rn .

Bài 3.4.2. Hãy liên hệ một số khái niệm, tính chất của hệ trực giao với R và Rn .

Bài 3.4.3. Hãy liên hệ một số khái niệm, tính chất của hệ trực chuẩn với R và Rn .

99
Tài liệu tham khảo

[1] Trần Văn Ân, Nguyễn Hữu Quang, Nguyễn Văn Dũng, và Nguyễn Ngọc Bích, Giáo
trình tôpô đại cương, Trường Đại học Vinh (2017).

[2] Đậu Thế Cấp, Tôpô đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2005.

[3] Nguyễn Định và Nguyễn Hoàng, Hàm số biến số thực (Cơ sở giải tích hiện đại),
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.

[4] R. Engelking, General topology, Sigma series in pure mathematics, vol. 6, Heldermann
Verlag, Berlin, 1988.

[5] Nguyễn Văn Khuê và Lê Mậu Hải, Cơ sở lí thuyết hàm và Giải tích hàm, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 1998.
Chỉ mục

⊕, 56 Lp (X), 38
B ′ (a, r), 16 Td , 17
B(a, r), 16 ClE, 5
B[a, r], 16 IntE, 5
C[a, b], 35 Span(A), 63
C[a,b] , 13 span, 82
E′, 5 E, 5
E/F , 59 ∂, 5
E∗, 49 ≃, 29
P∞
E0, 5 n=1 xn , 41
Ed, 5 ×, 57
E#, 46 d(A, B), 12
L(E, F ), 46 d(x, F ), 84
L2 (X), 75 dM , 15
M ⊥ , 81 x⊥y, 68
N ⊥ M , 81 x ⊥ M , 81
X ≃ Y , 29
Gram-Schmidt orthogonalization, 82
Θ, 68
lim xn , 12 bao đóng, 5
n→∞
ℓ2 , 75 biên, 5
ℓp , 40 biểu diễn Riesz, 86
⟨.|.⟩, 68 bảo toàn khoảng cách, 31
⟨A⟩, 63 bất đẳng thức tam giác, 12
Kn , 75 bị chặn, 46
C, 68, 75 bổ sung đầy đủ, 21
K, 68
Cauchy-Schwarz, 72
N, 68
chuẩn, 34
N∗ , 68
chuẩn giá trị tuyệt đối, 35
R, 68
chuẩn hội tụ đều, 35
L(E, F ), 49
chuẩn sinh bởi tích vô hướng, 74

101
chuẩn tích phân, 35 không gian metric, 12
chuỗi, 41 không gian metric con, 15
chuỗi Fourier, 96 không gian metric rời rạc, 13
complete orthonormal system, 93 không gian metric thắt, 16
Công thức Pythagore, 77 không gian metric đầy đủ, 20
cơ sở, 8 không gian thương, 59
cơ sở trực chuẩn, 93 không gian thỏa mãn tiên đề đếm được thứ
hai, 8
dãy Cauchy, 19
không gian thỏa mãn tiên đề đếm được thứ
dãy con, 9
nhất, 8
dãy cơ bản, 19
không gian tiền Hilbert, 68
dãy hội tụ, 10
không gian tiền Hilbert con, 71
dạng tuyến tính, 46
không gian tôpô, 3
Fourier, 96 không gian tôpô con, 10
không gian tôpô rời rạc, 4
hai metric tương đương, 32 không gian tôpô thô, 4
Hilbert space, 74 không gian định chuẩn, 34
Hilbert sum, 88 không gian định chuẩn tích, 37
hình chiếu trực giao, 84 không âm, 12
hình cầu mở, 16 khả li, 8
hình cầu đóng, 16
hệ trực chuẩn đầy đủ, 93 liên hợp, 49
hệ trực giao, 81 liên tục, 27
hội tụ, 10, 12, 41 liên tục tại điểm, 27
hội tụ tuyệt đối, 41 liên tục đều trên, 31
lân cận, 5
induced scaler product, 71
isomorphism, 69 metric, 12
metric cảm sinh, 15
khoảng cách, 12 metric giá trị tuyệt đối, 13
khoảng cách giữa hai tập hợp, 12 metric hội tụ đều, 14
khoảng cách giữa hai điểm, 12 metric rời rạc, 13
khoảng cách từ điểm tới tập hợp, 84 metric tích phân, 14
khoảng cách từ điểm đến tập hợp, 12 metric đầy đủ, 20
không gian con, 10, 15, 71 Minkowski, 72
không gian các hàm liên tục, 13 mạnh hơn, 4
không gian Euclid, 13, 35 mặt cầu, 16
không gian Hilbert, 74 mịn hơn, 4

102
mở, 3 tiên đề đếm được thứ nhất, 8
tiền cơ sở, 8
norm induced by the scalar product, 74
toàn vẹn, 63
orthogonal, 68, 81 trù mật khắp nơi, 8
orthogonal complement, 81 trực chuẩn, 93
orthogonal system, 81 trực chuẩn hoá, 93
orthonomalization, 93 trực giao, 68, 81
orthonormal basis, 93 tích của hai không gian metric, 15
orthonormal system, 93 tích của hai metric, 15
tích Descartes, 57
parallelogram law, 77 tích vô hướng, 68
Parseval, 96 tích vô hướng cảm sinh, 71
phiếm hàm tuyến tính, 46 tôpô, 3
phân kì, 41 tôpô cảm sinh, 10
phép chiếu trực giao, 84 tôpô Euclid, 4
phép chiếu tọa độ, 55 tôpô rời rạc, 4
phép trực giao hoá Gram-Schmidt, 82 tôpô sinh bởi metric, 17
phép đồng phôi, 29 tôpô thô, 4
phương trình, 58 tôpô thông thường, 4
phần bù trực giao, 81 tương đương, 32, 48
phần bù tôpô, 56 tương đương đều, 32
phần dư thứ n, 41 tập con đầy đủ, 21
phần trong, 5 tập dẫn xuất, 5
pre-Hilbert space, 68 tập mở, 3
pre-Hilbert subspace, 71 tập đóng, 3
Pythagore, 77 tổng, 41

quy tắc hình bình hành, 77 tổng Hilbert, 88


tổng riêng thứ n, 41
Riesz, 86 tổng trực tiếp tôpô, 56
Riesz representation, 86 tổng trực tiếp đại số, 55

scalar product, 68 yếu hơn, 4


siêu phẳng, 57
subspace, 71 ánh xạ co, 24
ánh xạ mở, 30
thô hơn, 4 ánh xạ đóng, 30
thắt, 16
tiên đề đếm được thứ hai, 8 điểm, 12

103
điểm biên, 5
điểm bất động, 24
điểm dính, 5
điểm giới hạn, 5, 10
điểm ngoài, 5
điểm trong, 5
đầy đủ, 20
đẳng cấu, 46, 69
đẳng cấu tôpô, 46
đẳng cự, 31
đẳng thức Parseval, 96
đối ngẫu, 49
đối ngẫu tôpô, 49
đối ngẫu đại số, 46
đối xứng, 12
đồng phôi, 29
đồng phôi với nhau, 29

104

You might also like