You are on page 1of 303

Mục lục

Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

Chương 1 Một số dạng khai triển và đồng nhất thức 7


1.1 Một số tính chất cơ bản của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2 Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác . . . . . . . . . . . 14
1.3 Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số . . . . . . . . . . . . . . . 31
1.4 Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên . . . . . . . . . . 56

Chương 2 Các bài toán nội suy cổ điển 79


2.1 Khai triển và nội suy Taylor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
2.2 Bài toán nội suy Lagrange . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98
2.3 Nội suy Newton và khai triển Taylor - Gontcharov . . . . . . . . . 106
2.4 Bài toán nội suy Hermite . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 108
2.5 Bài toán nội suy Lagrange - Newton . . . . . . . . . . . . . . . . . 118
2.6 Bài toán nội suy Newton - Hermite . . . . . . . . . . . . . . . . . 120

Chương 3 Nội suy theo yếu tố hình học và biểu diễn hàm 124
3.1 Nội suy theo các nút là điểm dừng của đồ thị . . . . . . . . . . . . 124
3.2 Hàm số chuyển đổi các tam giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 127
3.3 Biểu diễn đa thức theo hệ nghiệm của các nguyên hàm . . . . . . . 138
3.4 Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao . . . . . . . . . . . 145
3.5 Biểu diễn một số lớp hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 161

Chương 4 Nội suy bất đẳng thức 172


4.1 Nội suy bất đẳng thức bậc hai trên một đoạn . . . . . . . . . . . . 172
4.2 Tam thức bậc tuỳ ý và hàm phân thức chính quy . . . . . . . . . . 181
4.3 Chuyển đổi và điều chỉnh các bộ số theo thứ tự dần đều . . . . . 186
4.4 Một số mở rộng của định lý Jensen . . . . . . . . . . . . . . . . . . 194
4.5 Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu . . . . . . . . . . . 204

1
Mục lục 2

Chương 5 Một số ứng dụng nội suy trong xấp xỉ hàm số 227
5.1 Tính chất cơ bản của đa thức lượng giác . . . . . . . . . . . . . . 227
5.2 Đa thức Chebyshev . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 232
5.3 Ước lượng đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 235
5.4 Xấp xỉ hàm số theo đa thức nội suy . . . . . . . . . . . . . . . . . 246
5.5 Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên . . . . . . . . . . . 251

Chương 6 Bài toán nội suy cổ điển tổng quát 263


6.1 Bài toán nội suy cổ điển tổng quát . . . . . . . . . . . . . . . . . . 263
6.2 Bài toán nội suy Taylor mở rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 271
6.3 Bài toán nội suy Lagrange mở rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 274
6.4 Bài toán nội suy Newton mở rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 276
6.5 Bài toán nội suy Hermite mở rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 278

Chương 7 Các bài toán nội suy trong dãy số 281


7.1 Không gian và đại số các dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 281
7.2 Đạo hàm của dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 285
7.3 Phép tính sai phân và các tính chất cơ bản . . . . . . . . . . . . . 286
7.4 Nội suy trong dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 289
Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 303
Lời nói đầu

Các bài toán nội suy và những vấn đề liên quan đến nó là một phần quan
trọng của đại số và giải tích toán học. Các học sinh và sinh viên thường phải
đối mặt với nhiều dạng toán loại khó liên quan đến chuyên đề này. Các bài toán
nội suy có vị trí đặc biệt trong toán học không chỉ như là những đối tượng để
nghiên cứu mà còn đóng vai trò như là một công cụ đắc lực của các mô hình liên
tục cũng như các mô hình rời rạc của giải tích trong lý thuyết phương trình, lý
thuyết xấp xỉ, lý thuyết biểu diễn, ...
Trong hầu hết các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, thi Olympic Toán khu vực
và quốc tế, thi Olympic sinh viên giữa các trường đại học và cao đẳng, các bài
toán liên quan đến nội suy (thường mới chỉ dừng lại ở nội suy Lagrange và khai
triển Taylor) rất hay được đề cập và thường thuộc loại rất khó. Các bài toán về
khai triển, đồng nhất thức, ước lượng và tính giá trị cực trị của các tổng, tích
cũng như các bài toán xác định giới hạn của một biểu thức cho trước thường có
mối quan hệ ít nhiều đến các bài toán nội suy tương ứng.
Các bài toán nội suy và đặc biệt các bài tập về ứng dụng công thức nội suy
chúng thường ít được đề cập ở các giáo trình cơ bản và sách tham khảo về đại số
và giải tích toán học. Các bài toán nội suy là một chuyên đề chọn lọc cần thiết
cho giáo viên và học sinh Hệ Chuyên Toán bậc trung học phổ thông và năm đầu
bậc đại học và cũng là chuyên đề cần nâng cao cho bậc sau đại học.
Để đáp ứng cho nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng học sinh giỏi về
chuyên đề các bài toán nội suy và ứng dụng, chúng tôi viết cuốn sách nhỏ này
nhằm cung cấp một tài liệu cơ bản về các vấn đề liên quan đến nội suy và một
số vấn đề ứng dụng liên quan. Đồng thời cũng cho phân loại một số dạng toán
về nội suy bất đẳng thức theo nhận dạng cũng như thuật toán giải.
Trong tính toán, nhiều khi ta cần phải xác định giá trị của hàm số y = f (x)
tại điểm x ∈ R tuỳ ý cho trước, trong khi đó chỉ cho biết một số giá trị của hàm
số và của đạo hàm của nó đến cấp nào đó của nó tại một số điểm xki ∈ R cho
trước, tức là ta mới chỉ biết các dữ liệu
f (sk ) (xki ) = aki , (1)
trong đó xki , aki ∈ R cho trước và k, i, sk ∈ N.

3
Mục lục 4

Đối với một số trường hợp khác thì biểu thức của f (x) tuy đã biết nhưng
thường được cho dưới dạng biểu thức phức tạp, và do đó việc thực hiện các phép
tính trên biểu thức của f (x) cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đối với những trường
hợp như vậy, người ta tìm cách xây dựng một hàm số P (x) đơn giản hơn, thường
là các đa thức, và thỏa mãn điều kiện (1), tức là:
P (sk ) (xki ) = aki ,
trong đó xki , aki ∈ R cho trước và k, i, sk ∈ N.
Ngoài ra, tại những giá trị x ∈ R mà x không trùng với xki thì P (x) ≈ f (x) (xấp
xỉ theo một độ chính xác nào đó).
Hàm số P (x) được xây dựng theo cách như vậy được gọi là hàm nội suy của
f (x), các điểm xki thường được gọi là các mốc nội suy và bài toán xây dựng hàm
P (x) như vậy được gọi là bài toán nội suy.
Sử dụng hàm nội suy P (x), ta dễ dàng tính được giá trị tương đối chính xác
của hàm số f (x) tại x ∈ R tuỳ ý cho trước. Từ đó có thể tính gần đúng giá trị
đạo hàm và tích phân của nó trên R. Vì các đa thức đại số là hàm số đơn giản
nhất, nên trước tiên ta nghĩ đến việc xây dựng P (x) ở dạng đa thức đại số.
Các bài toán nội suy cổ điển ra đời rất sớm, khởi đầu là các công trình toán
học của Lagrange, Newton, Hermite,... Tuy nhiên, việc xây dựng bài toán nội suy
tổng quát và các thuật toán tìm nghiệm của nó cũng như việc xây dựng lý thuyết
nội suy nói chung cho đến nay vẫn được nhiều nhà toán học tiếp tục nghiên cứu
và phát triển theo các hướng khác nhau.
Lý thuyết các bài toán nội suy cổ điển và một số vấn đề liên quan đến các đặc
trưng hàm như tính đơn điệu, tính lồi, lõm, tính tuần hoàn, ... là những mảng
kiến thức quan trọng và thường là khó và rất khó trong chương trình toán giải
tích.
Mục tiêu của cuốn sách này là nhằm cung cấp cho bạn đọc một số kiến thức
về lý thuyết và phương pháp nội suy theo thang liên tục để từ các bất đẳng thức
mới nhận được cho ta khẳng định các tính chất hàm quan trọng như tính đơn
điệu, tính lồi, lõm, tính tuần hoàn, ... cung cấp một cách nhìn tổng quát hơn về
thứ tự bậc sắp được của thang (liên tục) các bất đẳng thức.
Ngoài những chuyên đề cơ bản, cuốn sách còn trình bày ngắn gọn hệ thống
các bài toán nội suy cơ bản trong chương trình giải tích toán học bậc cuối phổ
thông và năm thứ nhất bậc đại học. Hy vọng rằng cuốn sách chuyên đề này sẽ
giúp ích nhiều trong việc sáng tác hệ thống các bài tập mới phù hợp với trình độ
của từng đối tượng học sinh, giúp ích trong việc bồi dưỡng sinh viên và học sinh
năng khiếu toán học.
Một phần kết quả trong cuốn sách này là đưa ra và khảo sát khái niệm độ
gần đều cho một bộ số tuỳ ý và các định lý khái quát hoá kết quả của Jensen mà
một số tác giả mới thu nhận được gần đây nên không có trong các tài liệu chính
thống và sách tham khảo hiện hành.
Mục lục 5

Có thể nói các bài toán nội suy cổ điển đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc thiết lập các đa thức thỏa mãn hệ các điều kiện ràng buộc đặc biệt. Việc
nghiên cứu các bài toán nội suy là nhằm để giải các bài toán về ước lượng hàm số
trên một tập nào đó. Tuy nhiên, ở các trường trung học phổ thông thì lý thuyết
các bài toán nội suy còn rất mới mẻ và bỡ ngỡ ngay cả đối với giáo viên giảng
dạy môn toán học. Chính vì vậy, và cũng để đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy và
học tập, chúng tôi viết cuốn tài liệu nhỏ này. Đây là chuyên đề có ý nghĩa thực
tiễn trong công việc giảng dạy, nó cho ta sự nhìn nhận nhất quán về các bài toán
nội suy cũng như các bài toán giá trị ban đầu và giá trị biên tương ứng của giải
tích một biến.
Cuốn sách gồm phần mở đầu và 6 chương.
Chương 1. Một số dạng khai triển và đồng nhất thức đa thức
Chương 2. Các bài toán nội suy cổ điển
Chương 3. Nội suy theo yếu tố hình học và biểu diễn hàm số
Chương 4. Nội suy bất đẳng thức
Chương 5. Một số ứng dụng nội suy trong xấp xỉ hàm số
Chương 6. Bài toán nội suy cổ điển tổng quát
Đây là bài giảng mà các tác giả đã giảng dạy cho học sinh và sinh viên các
đội tuyển thi Olympic toán quốc gia và quốc tế và là tài liệu nghiệp vụ cho các
đồng nghiệp, các nghiên cứu sinh và học viên cao học quan tâm đến lý thuyết
các bài toán nội suy trong giải tích.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đưa vào xét một số vấn đề liên quan đến hệ thống
ứng dụng các bài toán nội suy như là một cách tiếp cận của phương pháp nhằm
giúp độc giả hiểu sâu hơn cơ sở và cấu trúc của lý thuyết các bài toán nội suy.
Một số dạng ví dụ và bài tập được chọn lọc là các đề ra của các kỳ thi học
sinh giỏi quốc gia và Olympic quốc tế. Một số các bài toán minh hoạ khác được
trích từ các tạp chí Kvant, Mathematica, Crux, các sách giáo khoa và sách giáo
trình cơ bản về giải tích, các đề thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế cũng như
một số đề thi Olympic sinh viên trong những năm gần đây.
Trong cuốn sách này, có trình bày một số kết quả mới chưa có trong các sách
hiện hành, chủ yếu trích từ kết quả của tác giả và đồng nghiệp tại các seminar
khoa học liên trường tại Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội và một số báo
cáo khoa học đăng trong Kỷ yếu Hội Nghị Khoa Học "Các chuyên đề Toán chọn
lọc của Hệ THPT Chuyên" (xem [1]-[16]), nên đòi hỏi độc giả cũng phải tốn khá
nhiều thời gian tìm hiểu thì mới lĩnh hội được đầy đủ ý tứ và cách thức tiếp cận
của phương pháp. Tuy nhiên, bạn đọc cũng có thể bỏ qua các đề mục mới để tập
trung đọc các phần có nội dung quen thuộc trước rồi sau đó hãy quay lại phần
kiến thức nâng cao.
Mục lục 6

Cuốn sách thuộc Tủ sách chuyên toán dành cho học sinh khá giỏi môn Toán
bậc trung học phổ thông, sinh viên và học viên cao học, các thầy giáo và cô giáo
tham gia chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Minh Tuấn, PGS.
TS Trần Huy Hổ, TS Trần Hữu Nam đã đọc bản thảo và cho nhiều ý kiến đóng
góp quý báu cho cuốn sách được hoàn chỉnh. Tác giả sẽ vô cùng biết ơn các bạn
đọc có ý kiến đóng góp về nội dung cũng như cách thức trình bày của cuốn sách.
Mọi góp ý gửi về địa chỉ : Nhà xuất bản Giáo dục, 81 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Hà Nội, 01 tháng 01 năm 2007

Nguyễn Văn Mậu


Chương 1

Một số dạng khai triển và đồng


nhất thức

Trong chương trình Toán bậc phổ thông hiện hành, các bài toán về tính giá
trị của một biểu thức, chứng minh các đồng nhất thức và bất đẳng thức chiếm
một thời lượng rất lớn. Các bài toán về tính giá trị của một biểu thức bao giờ
cũng gắn liền với kỹ năng vận dụng các hệ thức hoặc công thức biến đổi quen
biết. Đối với bạn đọc đã làm quen với việc khảo sát các tính chất của hàm số
thì thường liên tưởng các dạng toán này với các đồng nhất thức quen biết dạng
hằng đẳng thức đáng nhớ, dạng đồng nhất thức Lagrange,... hoặc các dạng khai
triển hàm số quen biết như khai triển Taylor, khai triển Abel,...

1.1 Một số tính chất cơ bản của hàm số


Ta nhắc lại một số khái niệm và tính chất giải tích cơ bản của hàm số.
Giả sử D ⊂ R là tập hợp các số và giả sử ứng với mỗi số x ∈ D, theo một
quy luật hoàn toàn xác định nào đó, đặt tương ứng một số duy nhất y thì người
ta nói rằng trên D đã cho một hàm (ánh xạ đơn trị) và ký hiệu là

y = f (x), x ∈ D hay x → f (x), x ∈ D.

Định nghĩa 1.1. Đại lượng biến thiên x được gọi là đối số hay biến độc lập và
tập hợp D (x ∈ D) tương ứng được gọi là tập xác định hay miền xác định của
hàm số y = f (x). Đại lượng biến thiên y thường được gọi là hàm số hay đại lượng
phụ thuộc và tập hợp D∗ tương ứng (y ∈ D∗ ) được gọi là tập giá trị hay miền giá
trị của hàm số dã cho.

Khi muốn mô tả hàm số như một quy luật nào đó thì người ta thường dùng
ký hiệu f (g, h, . . . ), còn ký hiệu f (x) dùng để chỉ đại lượng y mà theo quy luật

7
1.1. Một số tính chất cơ bản của hàm số 8

f nó là sự tương ứng với giá trị x ∈ D. Về sau, nếu cho hàm số y = f (x) thì
ta sử dụng ký hiệu Df là miền xác định của f và Ef là miền giá trị của f . Đôi
khi ta cũng viết Ef = f (Df ) và nói rằng f ánh xạ Df lên Ef ; còn nếu ảnh
Ef = f (Df ) ⊂ D∗ , D∗ ⊂ R thì f ánh xạ Df vào D∗.
Hàm f và g được gọi là đồng nhất (bằng nhau) nếu Df = Dg và đẳng thức
f (x) = g(x) thoả mãn với mọi giá trị của đối số x ∈ Df .
Từ khả năng thực hiện được các phép tính số học và đại số khác nhau trên
R cho phép ta mở rộng được các phép tính đối với các hàm số để thu được các
hàm mới từ các hàm đã cho.
Ví dụ 1.1. Tổng hai hàm f và g được hiểu là hàm được ký hiệu là f + g xác
định bởi các điều kiện sau đây
(i) Df +g = Df ∩ Dg ;
(ii) (f + g)(x) = f (x) + g(x) ∀x ∈ Df +g .
Cũng theo cách tương tự, ta định nghĩa tích αf với α = const , tích (số học)
f g, và thương f /gcủa hàm f và g được
hiểu là hàm xác định bởi các điều kiện:
(iii) Df /g = Df ∩ x ∈ Dg : g(x) 6= 0 ,
f  f (x)
(iv) (x) = , ∀x ∈ Df /g .
g g(x)
Ngoài các phép tính số học và đại số thực hiện trên các hàm người ta còn xét
phép hợp các hàm số.
Ví dụ 1.2. Hàm g ◦ f (đọc là: g hợp với f ) xác định bởi công thức (g ◦ f )(x) =
g(f (x)) ứng với mọi x để biểu thức ở vế phải có nghĩa, được gọi là hàm hợp của
f và g.
Biểu thức g(f (x)) có nghĩa nếu x ∈ Df và f (x) ∈ Dg . Từ đó

Dg◦f = x ∈ Df : f (x) ∈ Dg .

Dễ dàng chứng minh được rằng h ◦ (g ◦ f ) = (h ◦ g) ◦ f .


Nhận xét 1.1. Nói chung, phép hợp hai hàm số là không giao hoán, tức f ◦ g 6=
g ◦ f . Chẳng hạn, ta xét các hàm f (x) = 2x và g(x) = x + 1. Khi đó

(f ◦ g)(x) = f [g(x)] = 2g(x) = 2(x + 1) = 2x + 2,

(g ◦ f )(x) = g[f (x)] = f (x) + 1 = 2x + 1.


Ta nêu một vài ví dụ cụ thể về một số hàm số đặc biệt.
Ví dụ 1.3 (Hàm Direchlet). Xét hàm số
(
0 nếu x là số vô tỷ,
y = D(x) =
1 nếu x là số hữu tỷ.
1.1. Một số tính chất cơ bản của hàm số 9

Hàm này được xác định trên R và tập hợp (miền) giá trị của nó chỉ gồm hai
số 0 và 1.

Ví dụ 1.4. Xét hàm số y = [x] hay y = E(x), trong đó ký hiệu [x] là phần
nguyên của số x hay chính xác hơn là số nguyên lớn nhất không vượt quá x
([x] 6 x < [x] + 1). Hàm này xác định trên R và tập hợp các giá trị của nó là Z
(tập hợp các số nguyên).

Ví dụ 1.5. Xét hàm phần phân y = {x} (= x − [x]). Đó là phần phân của x.
Trong khoảng [n, n + 1) thì đồ thị của hàm y trong toạ độ vuông góc 0xy là đoạn
thẳng lập với trục 0x góc 45◦.

Ví dụ 1.6. Hàm xác định dấu (dương hoặc âm) của một số


+ 1 nếu x > 0,
y = sign x = 0 nếu x = 0,


− 1 nếu x < 0.

(Thuật ngữ "sign" có nguồn gốc từ tiếng Latinh, signum - có nghĩa là dấu). Hàm
này xác định trên R và tập giá trị của nó là −1, 0 và 1.

Định nghĩa 1.2. f được gọi là hàm tăng thực sự (đồng biến) nếu

∀x1 , x2 ∈ Df , x1 < x2 ⇒ f (x1 ) < f (x2 )

và f được gọi là tăng (tăng theo nghĩa rộng, không giảm) nếu

∀x1 , x2 ∈ Df , x1 < x2 ⇒ f (x1) 6 f (x2 ).

Hàm giảm thực sự (nghịch biến) và hàm giảm (giảm theo nghĩa rộng, không
tăng) được định nghĩa tương tự và f được gọi là hàm đơn điệu nếu nó thuộc một
trong bốn lọai hàm đã liệt kê ở trên.
h π πi
Ví dụ 1.7. Hàm y = sin x tăng trên đoạn − , . Thật vậy
2 2
h π πi
∀x1 , x2 ∈ − , , x1 < x2 ,
2 2
ta có
x 1 + x2 x 2 − x1
sin x2 − sin x1 = 2 cos sin · (1.1)
2 2
π π π x 1 + x2 π x 2 − x1 π
Vì − 6 x1 , x2 6 , nên − < < và 0 < 6 . Do đó, cả
2 2 2 2 2 h π π 2i 2
hai thừa số ở vế phải của (1.1) đều dương trên đoạn − , và sin x2 > sin x1 .
2 2
1.1. Một số tính chất cơ bản của hàm số 10

Ví dụ 1.8. Hàm y = [x] là hàm tăng theo nghĩa rộng.


Thật vậy, [x] là số nguyên lớn nhất không vượt quá x. Do đó nếu x1 < x2
thì [x1] < x2 và vì vậy [x1] 6 [x2], ở đây nếu m 6 x1 < x2 < m + 1 thì
[x1 ] = [x2] = m ứng với m ∈ Z.

Định nghĩa 1.3. Hàm g được gọi là hàm ngược của hàm f nếu đồng thời xảy
ra các đồng nhất thức g ◦ f = eDf và f ◦ g = eDg , trong đó e(x) ≡ x.

Hàm ngược của f được ký hiệu là f −1 .


Điều kiện đầu có nghĩa rằng x ∈ Df ⇒ f (x) ∈ Dg (vì Ef ⊂ Dg ) và
g(f (x)) = x (vì thế Df ⊂ Eg ). Điều kiện thứ hai cũng được giải thích theo ý
nghĩa tương tự.
Nhận xét rằng mọi hàm đơn điệu thực sự (đồng biến hoặc nghịch biến) đều
có hàm ngược vì các ánh xạ thực hiện bởi các hàm ấy đều là đơn trị một - một.
Tuy nhiên, tính đơn điệu thực sự (đồng biến hoặc nghịch biến) chỉ là điều
kiện đủ để tồn tại hàm ngược chứ không phải là điều kiện cần.
Thật vậy, tồn tại những hàm không đơn điệu nhưng lại có hàm ngược, chẳng
1
hạn như hàm xác định trên tập R \ {0} có hàm ngược là chính nó.
x
Thông thường, để chứng minh một hàm nào đó không có hàm ngược ta chỉ
cần chỉ ra rằng có hai số phân biệt x1 , x2 sao cho f (x1 ) = f (x2 ).

Ví dụ 1.9. Hàm y = x2 , x ∈ R không có hàm ngược vì với x1 = −3 ∈ R và


x2 = 3 ∈ R thì f (−3) = f (3) = 9. Nhưng nếu ta xét y = x2 , x ∈ R+ thì nó có

hàm ngược là y = x.

Thật vậy, ứng với x1 , x2 ∈ R+ , x1 6= x2, ta có y1 = x21 , y2 = x22. Suy ra

y1 − y2 = x21 − x22 = (x1 − x2 )(x1 + x2 ) 6= 0.

Về sau, ta thường sử dụng kết quả sau đây.

Định lý 1.1. Hàm ngược của hàm tăng thực sự (đồng biến) cũng là hàm tăng
thực sự. Tương tự, hàm ngược của hàm giảm thực sự (nghịch biến) cũng là hàm
giảm thực sự.

Chứng minh. Giả sử f là hàm tăng thực sự. Ta cần chứng minh rằng nếu
y1 , y2 ∈ Df −1 và y1 < y2 thì suy ra f −1 (y1 ) < f −1 (y2). Thật vậy, giả sử ngược lại,
f −1 (y1) > f −1 (y2 ). Do f đồng biến nên f (f −1 (y1 )) > f (f −1 (y2 )) hay y1 > y2 ,
mâu thuẫn. 
1.1. Một số tính chất cơ bản của hàm số 11

Định nghĩa 1.4. Hàm f với tập xác định Df , được gọi là bị chặn trên trên tập
Df nếu f (Df ) là tập hợp bị chặn trên, tức là

∃M : f (x) 6 M, ∀x ∈ Df .

Tương tự, f được gọi là bị chặn dưới trên tập Df nếu tập hợp f (Df ) bị chặn dưới,
tức là ∃m : f (x) > m, ∀x ∈ Df .
Khi f (x) đồng thời vừa bị chặn trên và bị chặn dưới trên tập Df thì ta nói
nó bị chặn (bị chặn hai phía).

Từ định nghĩa ta thấy hàm f bị chặn trên Df nếu

∃M > 0 : |f (x)| 6 M, ∀x ∈ Df .
x
Ví dụ 1.10. Hàm f (x) = , x ∈ R bị chặn (trên toàn trục thực R).
x2 +1
Thật vậy, ta có
x |x| 1

2 = 2 6 , ∀x ∈ R.
x +1 x +1 2
Nhận xét rằng, hàm f không bị chặn nếu với số M (M > 0) tuỳ ý, tồn tại
x ∈ Df sao cho |f (x)| > M . Nói một cách ngắn gọn là hàm f không bị chặn nếu

∀M > 0, ∃x ∈ Df : |f (x)| > M.


1
Ví dụ 1.11. Hàm số f (x) = , x ∈ R \ {0} không bị chặn.
x2
1 1
Thật vậy, giả sử M là số dương tùy ý. Ta có 2 > M ⇔ |x| < √ , x 6= 0.
x M
1 1
Vậy, nếu ta lấy x = √ thì sẽ thu được bất đẳng thức 2 = 4M > M . Từ
2 M x
nhận xét vừa nêu suy ra rằng hàm đã cho không bị chặn.
Vậy là các hàm được xác định nhờ các phép tính số học thực hiện trên R
(cộng, trừ, nhân, và chia). Trong số đó, các hàm dạng đơn giản nhất được đề cập
trong chương trình toán cơ bản là các hàm sau đây.
Hàm luỹ thừa với số mũ nguyên f (x) = xn , n ∈ Z và hàm đa thức

f (x) = a0 xn + a1 xn−1 + · · · + an .

P (x)
Hàm hữu tỷ f (x) = , trong đó P và Q là các đa thức.
Q(x)
Ta cũng xét các hàm luỹ thừa với số mũ α ∈ R bất kỳ và hàm mũ cùng với
hàm ngược của nó là hàm logarit. Đối với các hàm lượng giác và hàm lượng giác
1.1. Một số tính chất cơ bản của hàm số 12

ngược thì ta vẫn sử dụng các định nghĩa và các ký tự quen thuộc trong các sách
giáo khoa phổ thông hiện hành.

Tiếp theo ta xét tính liên tục và giới hạn của hàm số f cho trên tập hợp
D ⊂ R.
Định nghĩa 1.5. Số a được là điểm tụ của tập hợp A ⊂ R nếu mọi lân cận (mở)
của nó đều chứa ít nhất một điểm của A.
n1o
Ví dụ 1.12. 0 là điểm tụ của tập .
n
Định nghĩa 1.6. Giả sử a là điểm tụ của tập hợp D. Số A được gọi là giới hạn
của hàm f tại điểm a nếu đối với mọi lân cận tuỳ ý U (A) của điểm A đều tồn
tại lân cận thủng Ω̇(a) của điểm a sao cho f (Ω̇(a) ∩ D) ⊂ Λ(A).
Ta sử dụng các ký hiệu

A = lim f (x); f (x) → A (x → a).


x→a

Như vậy

A = lim f (x) ⇔ ∀Λ(A) ∃Ω̇(a) : x ∈ Ω̇(a) ∩ D ⇒ f (x) ∈ Λ(A).


x→a

Vì mỗi lân cận của một điểm đều chứa ít nhất một ε-lân cận nào đó của chính
điểm ấy, nên ta có thể phát biểu định nghĩa sau đây tương đương với định nghĩa
1.6.
Định nghĩa 1.7. A = lim f (x) nếu
x→a

∀ε > 0, ∃δ > 0 : x ∈ D ∩ Ω̇(a; δ) ⇒ f (x) ∈ Λ(A, ε). (1.2)

Nói cách khác


A = lim f (x)
x→a

nếu
∀ε > 0 ∃δ > 0 : x ∈ D, 0 < |x − a| < δ ⇒ |f (x) − A| < ε. (1.3)
Ta sẽ chứng minh rằng định nghĩa 1.6 tương đương với định nghĩa 1.7.
Giả sử A là giới hạn của hàm f theo định nghĩa 1.6. Ta cần chứng minh rằng
A cũng là giới hạn của hàm f theo định nghĩa 1.7.
Thật vậy, giả sử cho số ε > 0. Ta cần chỉ ra số δ > 0 đòi hỏi trong định nghĩa
1.7. Ta đặt Λ(A) = (A − ε, A + ε) và sử dụng định nghĩa 1.6.

∃Ω̇(a) : f (D ∩ Ω̇(a)) ⊂ Λ(A),


1.1. Một số tính chất cơ bản của hàm số 13

tức là
∀x ∈ D ∩ Ω̇(a) ⇒ f (x) ∈ (A − ε, A + ε). (1.4)
Giả sử Ω(a) = (k, `). Vì a là điểm trong của (k, `) nên a − k > 0, ` − a > 0.
Ta lấy δ = min(a − k, ` − a) và cần chứng minh rằng đó chính là số cần tìm.
Rõ ràng là δ > 0. Ngoài ra, từ bất đẳng thức |x − a| < δ ta suy ra rằng
x ∈ Ω(a). Do đó

x ∈ D, 0 < |x − a| < δ ⇒ x ∈ D ∩ Ω̇(a).

Từ đó và (1.4) suy ra |f (x) − A| < ε.


Ngược lại, giả sử A là giới hạn của hàm f theo định nghĩa 1.7. Ta cần chứng
minh A cũng là giới hạn của f theo định nghĩa 1.6.
Thật vậy, giả sử cho trước một lân cận Λ(A) nào đó của điểm A. Khi đó
∃ε > 0 sao cho ε-lân cận Λ(A, ε) ⊂ Λ(A).
Vì A là giới hạn của f theo định nghĩa 1.7, nên với số ε > 0 đã nêu ∃δ = δ(ε)
sao cho khi x ∈ D ∩ Ω̇(a, δ) thì |f (x) − A| < ε. Điều đó có nghĩa rằng

∀x ∈ D ∩ Ω̇(a, δ) ⇒ f (x) ∈ Λ(A, ε) ⊂ Λ(A)

hay f (x) ∈ Λ(A). Nhưng x là điểm bất kỳ của Ω̇(a, δ) ∩ D nên

f (Ω̇(a, δ) ∩ D) ⊂ Λ(A).

Ví dụ 1.13. (i) Nếu f (x) = c = const và x ∈ D ∩ Ω̇(a) thì

lim f (x) = c.
x→a

(ii) Giả sử D = R, f (x) = x − 2, a = 5. Khi đó ta có

lim f (x) = 3.
x→5

Ta cần chứng minh rằng ∀ε > 0, ∃δ > 0 (ở đây có thể lấy δ = ε), ta luôn có
0 < |x − 5| < δ hay |f (x) − 3| < ε.
Thật vậy, nếu |x − 5| < δ = ε thì hiển nhiên

|f (x) − 3| = |(x − 2) − 3| = |x − 5| < ε.


x
(iii) D = R \ {−1}, f (x) = , a = 1. Ta sẽ chứng minh rằng
x+1
x 1
→ khi x → 1.
x+1 2
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 14

Giả sử ε > 0. Ta cần chỉ ra một lân cận Ω của điểm 1 (tức là chỉ ra khoảng
(a, b) mà a < 1 < b) sao cho
x 1

x ∈ Ω̇(1) ∩ D ⇒ − < ε.
x+1 2
 1
Từ đồ thị của hàm f , với ε ∈ 0, thì khoảng
2
1 −ε 1
+ ε
2 2
1 , 1 =Ω
2 +ε 2 −ε

là lân cận cần tìm.


Thật vậy, vì hàm f tăng trên khoảng (−1, +∞) nên
1 1
2 −ε 2 +ε
1
<x< 1
.
2 +ε 2 −ε

Suy ra
1  1 − ε
− ε = f 21 < f (x).
2 2 +ε

1.2 Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác


Nhận xét rằng đẳng thức cơ bản để dẫn đến sự phong phú của hệ thống các
đồng nhất thức lượng giác là công thức

sin2 t + cos2 t = 0, ∀t ∈ R. (1.5)

Gắn với hệ thức (1.5) là đồng nhất thức Lagrange

(2x)2 + (1 − x2 )2 = (1 + x2 )2, ∀x ∈ R. (1.6)

Hai công thức (đồng nhất thức) (1.5) và (1.6) là hai cách viết của một hệ thức.
t
Nếu ta thay x = tan vào (1.6) thì dễ dàng thu được (1.5) và ngược lại. Như vậy
2
là mỗi công thức lượng giác sẽ tương ứng với một đồng nhất thức đại số tương
ứng. Điều đó cũng thật dễ hiểu nếu chúng ta nhớ lại quá trình dẫn dắt đến định
nghĩa các hàm số lượng giác cơ bản đối với góc nhọn được mô tả dựa theo Định
lý Pytago:
Trong tam giác vuông ABC với cạnh huyền BC ta luôn có hệ thức

(AB)2 + (AC)2 = (BC)2 .


1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 15

Tuy nhiên, với số lượng các công thức biến đổi lượng giác quá nhiều, bản thân
các hệ thức lượng giác tạo thành một chuyên đề có tính độc lập tương đối, dần
tách hẳn cơ sở đại số của nó, đã làm cho chúng ta quên đi một lượng lớn các hệ
thức đại số có cùng xuất sứ từ một hệ thức lượng giác quen biết. Đặc biệt, trong
chương trình toán bậc phổ thông hiện nay, các hàm số lượng giác ngược, hàm
lượng giác hyperbolic,... không nằm trong phần kiến thức bắt buộc thì những bài
toán liên quan đến chúng sẽ là một thách thức lớn đối với học sinh và cả giáo
viên.
Ta nhắc lại công thức Euler quen biết

eiα = cos α + i sin α, α ∈ R.

Khi đó  iα −iα
cos α = e + e

,

2 −iα

sin α = e − e .
2i
Rõ ràng khi khảo sát hàm số cos t thì ít ai nghĩ trong đầu rằng nó có dạng
1 1
a+ vì khi đó a không còn là một số thực. Nhưng nếu ta chú ý đến biểu
2 a
thức
eα + e−α
, α ∈ R,
2
thì đó chính là cos(iα) (= cosh α) và vì vậy, về mặt hình thức, ta sẽ có nhiều
biến đổi thu được từ các công thức liên quan đến biến x 6∈ [−1, 1] giống như công
thức đối với hàm cos t.

Ví dụ 1.14. Hệ thức đại số ứng với công thức

cos 2t = 2 cos2 t − 1

chính là công thức


1 2 1 h1 1 i2
a + 2 =2 a+ −1.
2 a 2 a
Ví dụ 1.15. Hệ thức đại số ứng với công thức

cos 3t = 4 cos3 t − 3 cos t

chính là công thức


1 3 1 h1 1 i3 h 1  1 i
a + 3 =4 a+ −3 a+ ,
2 a 2 a 2 a
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 16

hay
1 3 1
4x3 − 3x = a + 3
2 a
với
1 1
x= a+ , a 6= 0.
2 a
Ví dụ 1.16. Hệ thức đại số ứng với công thức
cos 5t + cos t = 2 cos 3t cos 2t
chính là công thức
1 5 1  1 1 h 1 1 ih 1  2 1 i
a + 5 + a+ =2 a3 + 3 a + 2 .
2 a 2 a 2 a 2 a
Từ ví dụ trên, sử dụng kết quả khai triển các hàm lượng giác cos 3t và cos 2t,
ta thu được đồng nhất thức đại số dạng bậc 5.
1 5 1
a + 5 = −m + 2(4m3 − 3m)(2m2 − 1),
2 a
trong đó
1 1
m= a+ .
2 a
Ví dụ 1.17. Cho số thực m với |m| > 1. Tính giá trị của biểu thức
M = 8x3 − 6x,
trong đó q q
1 3 p 3
p 
x= m + m2 − 1 + m − m2 − 1 .
2
Giải. Để ý rằng, do |m| > 1 nên tồn tại số thực q để có hệ thức
1 3 1
m= q + 3 .
2 q
Ta chỉ cần chọn q
3
p
q= m+ m2 − 1
là đủ. Khi đó
q q
1 1 1 3 p 3
p 
q+ = m + m2 − 1 + m − m2 − 1 = x.
2 q 2
Theo Ví dụ 1.15 thì
4x3 − 3x = m
nên M = 2m.
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 17

Ví dụ 1.18. Không dùng máy tính, tìm giá trị đúng của góc nhọn x thoả mãn
1
cos x = q √ √ √ .
1 + ( 6 + 2 − 3 − 2)2

Giải. Xét √ √ √
A= 6 + 2 − 3 − 2.
Ta có √ √
√ √ √ 3− 2
A = ( 3 − 2)( 2 − 1) = √ ,
2+1
hay √√
3 2 π π
− cos − cos
A= 2
√ 2 = 6 4 = tan π .
2 1 π π 24
+ sin − sin
2 2 4 6

Vậy nên
π 1
1 + A2 = 1 + tan2 = π .
24 cos2
24
Suy ra r
π π
cos x = cos2 = cos ,
24 24
hay
π
x=± + k2π, k ∈ Z.
24
π
Do x là góc nhọn nên x = .
24
Cách 2. Từ hệ thức đã cho
1
cos x = q √ √ √ ,
1 + ( 6 + 2 − 3 − 2)2

ta thu được
√ √ √ 1
1 + ( 6 + 2 − 3 − 2)2 = = 1 + tan2 x.
cos2 x
Do đó √ √ √
tan2 x = ( 6 + 2 − 3 − 2)2,
hay √ √ √
tan x = 6 + 2 − 3 − 2 > 0, do x là góc nhọn.
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 18

Tiếp theo ta sử dụng hệ thức góc nhân đôi đối với hàm số tang hoặc hàm số
cosin, ta thu được công thức tính góc nhọn x.
Bây giờ ta chuyển sang xét các hệ thức đại số liên quan đến hàm số sin t. Từ
công thức Euler, ta thu được hệ thức

eit − e−it
i sin t = .
2
Từ đây suy ra biểu thức i sin(it) nhận giá trị thực. Điều này gợi ý cho ta cách
chuyển đổi các đồng nhất thức đối với hàm số sin sang các đồng nhất thức đại
số.
Ví dụ 1.19. Xét công thức khai triển

sin 3t = 3 sin t − 4 sin3 t.

Từ đây ta thu được công thức (hình thức)

i sin i(3t) = 3(i sin it) + 4(i sin it)3.

Hệ thức đại số ứng với công thức trên chính là đồng nhất thức
1 3 1 h1 1 i h 1  1 i3
a − 3 =3 a− +4 a− ,
2 a 2 a 2 a
hay
1 3 1
4x3 + 3x = a − 3
2 a
với
1 1
x= a− , a 6= 0.
2 a
Ví dụ 1.20. Xét công thức biến đổi

sin 5t + sin t = 2 sin 3t(1 − 2 sin2 t). (1.7)

Ta viết lại công thức (1.7)dưới dạng

i sin i(5t) + i sin it = 2i sin i(3t)(1 + 2(i sin it)2.

Hệ thức đại số ứng với công thức trên chính là đồng nhất thức
1 5 1  1 1 h1 1 ih  1 1 2 i
a − 5 + a− =2 a3 − 3 1+ a− 2 .
2 a 2 a 2 a 2 a
Từ ví dụ trên, sử dụng kết quả khai triển các hàm lượng giác sin 3t và sin 2t,
ta thu được đồng nhất thức đại số dạng
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 19

Ví dụ 1.21.
1 5 1
a − 5 = −m + 2(4m3 + 3m)(2m2 + 1),
2 a
trong đó
1 1
m= a− .
2 a
Ví dụ 1.22. Cho số thực m. Tính giá trị của biểu thức
3
M = x3 + x,
4
trong đó q q
1 3 p 3
p 
x= m + m + 1 + m − m2 + 1 .
2
2
Giải. Để ý rằng, với mọi m đều tồn tại số thực q để
1 3 1
m= q − 3 .
2 q

Ta chỉ cần chọn q


3
p
q= m+ m2 + 1
là đủ. Khi đó
q q
1 1 1 3 p 3
p 
q− = m + m2 + 1 + m − m2 + 1 = x.
2 q 2

Theo Ví dụ 1.19 thì


4x3 + 3x = m
1
nên M = m.
4
Từ những kết quả nhận được, ta có thể giải và biện luận được nhiều dạng
phương trình đại số bậc cao và công thức tính giá trị của một số biểu thức chứa
căn thức.

Ví dụ 1.23. . Dễ dàng giải và biện luận phương trình

4x3 − 3x = m, m ∈ R

bằng phương pháp hằng đẳng thức (đồng nhất thức lượng giác)
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 20

Với |m| 6 1, ta đặt m = cos α (= cos(α ± 2π)). Sử dụng đẳng thức lượng giác
β β
cos β = 4 cos3 − 3 cos ,
3 3
ta thu được 3 nghiệm của phương trình là
α α ± 2π
x1 = cos ; x2,3 = cos .
3 3
Tương tự, khi |m| > 1, ta sử dụng đẳng thức đại số tương ứng. Đặt
1 3 1
m= a + 3
2 a
với q
3
p
a= m± m2 − 1.
Ta viết phương trình đã cho dưới dạng
1 3 1
4x3 − 3x = a + 3
2 a
hay
4x3 − 3x = 4x30 − 3x0,
trong đó
1 1
x0 = a+ .
2 a
Vậy phương trình đã cho có nghiệm x = x0 . Dễ thấy đây là nghiệm duy nhất của
phương trình.
Thật vậy, phương trình đã cho có nghiệm x0 với x0 6∈ [−1; 1]. Do đó |x0| > 1.
Khi đó, từ hệ thức
4x3 − 3x = 4x30 − 3x0,
ta thu được
(x − x0)[4x2 + 4xx0 + 4x20 − 3] = 0.
Để ý rằng phương trình

4x2 + 4x0x + 4x20 − 3 = 0 (1.8)

có ∆0 = 12 − 12x20 < 0 và vì vậy phương trình (1.8) vô nghiệm. Do vậy phương


trình đã cho có một nghiệm duy nhất là
q q
1 3 p 3
p 
x= m + m2 − 1 + m − m2 − 1 .
2
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 21

Ví dụ 1.24. Bằng phương pháp tương tự, ta có thể giải và biện luận phương
trình dạng
4x3 + 3x = m, m ∈ R.

Dễ thấy phương trình đã cho có nghiệm x = x0 thì đó cũng chính là nghiệm


duy nhất của phương trình. Thật vậy, với x > x0 thì 4x3 + 3x > 4x30 + 3x0 = m
và với x < x0 thì 4x3 + 3x < 4x30 + 3x0 = m. Đặt

1 3 1
m= a − 3
2 a
với p
a3 = m ± m2 + 1
thì khi đó nghiệm duy nhất của phương trình đã cho là
1 1
x= a−
2 a
hay q q
1 3 p 3
p 
x= m + m + 1 + m − m2 + 1 .
2
2
Tiếp theo, ta xét một số ứng dụng khác của đẳng thức đại số - lượng giác.

Bài toán 1.1. Chứng minh rằng phương trình

64x6 − 96x4 + 36x2 − 3 = 0

có nghiệm thực x0 thỏa mãn điều kiện


q p q p
√ √
2+ 2+ 2 2+ 2+ 3
< x0 < .
2 2
1 + cos 2α
Giải. Từ công thức cos2 α = (với 0 6 α 6 π),ta suy ra
2
v r
v u
u u
u α u 1 + 1 + cos α q
α t 1 + cos 2 t 2 1 √
cos = = = 2 + 2 + 2 cos α.
4 2 2 2
π
Khi α = , ta có
4 r q
π 1 √
cos = 2+ 2+ 2.
16 2
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 22

π
Khi α = , ta có
6 r q
π 1 √
cos = 2+ 2+ 3.
24 2
Mặt khác, ta cũng có

cos 6t = cos3 2t − 3 cos 2t


= 4(2 cos2 t − 1)3 − 3(2 cos2 t − 1)
= 32 cos6 t − 48cos4t + 18cos2t − 1

Suy ra
64 cos6 t − 96cos4t + 36cos2t − 3 = 2 cos 6t − 1.
Từ phương trình 64x6 − 96x4 + 36x2 − 3 = 0, ta xét x ∈ [1; 1] và đặt
1 π
x = cos t, ta có 2 cos 6t − 1 = 0 ⇒ cos 6t = ⇒t= .
2 18
π
Do đó x0 = cos là một nghiệm của phương trình. Mặt khác
18
π π π
< <
24 18 16
hay
π π π
cos > cos > cos .
24 18 16
π
Vậy phương trình 64x6 − 96x4 + 36x2 − 3 = 0 luôn có một nghiệm x0 = cos
18
thỏa mãn điều kiện
q p q p
√ √
2+ 2+ 2 2+ 2+ 3
< x0 < .
2 2
Bài toán 1.2. Cho phương trình x3 − px2 + qx − p = 0 với p, q là các số dương.
Chứng minh rằng nếu phương trình đã cho có ba nghiệm phân biệt x1, x2, x3 lớn
hơn hoặc bằng 1, thì ta luôn có
√ !
1 2
p> + (q + 3). (1.9)
4 8

Giải. Giả sử x1 < x2 < x3 . Theo định lý Vieete, ta có




 x1 + x 2 + x 3 = p
x 1 x2 + x 2 x3 + x 1 x3 = q


x 1 x2 x3 = p
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 23

Đặt x1 = tan A, x2 = tan B, x3 = tan C với A, B, C là ba góc của tam giác


π π
và 6 A, B, C < . Không giảm tổng quát, ta giả sử A = min{A, B, C} thì
4 2
π π
6A6 .
4 3
Khi đó (1.9) tương đương với

2+ 2
tan A tan B tan C > (tan A tan B + tan B tan C + tan C tan A + 3)
8

2+ 2
⇔ 1> (cot A + cot B + cot C + 3 cot A cot B cot C)
√8
⇔ 8 − 4 2 > cot A + cot B + cot C + 3 cot A cot B cot C. (1.10)
Để chứng minh (1.10), ta chú ý
cot A + cot B + cot C + 3 cot A cot B cot C
2 sin A cos(B − C) + cos(B + C)
= cot A + + 3 cot A
cos(B − C) + cos A cos(B − C) − cos(B + C)
2 sin A 1 − cos A
6 cot A + + 3 cot A ,
1 + cos A 1 + cos A
A
1 1 1 − tan2
cot A = = = 2,
tan A A A
2 tan 2 tan
2 2
2 A
1 − tan
2
A A
2 sin A 2.2 sin cos
= 2 2 = 2 tan A
1 + cos A A 2
2 cos2
2

A A
1 − cos A 1 − tan2 2 sin2
3 cot A =3 2 2
1 + cos A A A
2 tan 2 cos
2 2
A
1 − tan2
= 3 2 tan2 A
A 2
2 tan
 2 
2 A A A A
1 − tan tan tan − tan3
2 2 2 2,
= 3 =3
2 2
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 24

nên ta có

cot A + cot B + cot C + 3 cot A cot B cot C


A A A
1 − tan2 A tan − tan3
6 2 + 2 tan + 3 2 2
A 2 2
2 tan
2
hay

cot A + cot B + cot C + 3 cot A cot B cot C


1 A 3 A
6 + 3 tan − tan3
A 2 2 2
2 tan
2
π π π A π
Mặt khác vì 6A6 ⇒ 6 6 nên ta có
4 3 8 2 6
√ A 1
2 − 1 6 tan 6√ .
2 3

Xét hàm số  
3 3 1 √ 1
f (t) = − t + 3t + , t ∈ 2 − 1; √ .
2 2t 3
Ta có
3 1 −9t4 + 6t2 − 1 (3t2 − 1)2
f 0 (t) = − t2 + 3 − 2 = = − 6 0,
2 2t 2t2 2t2
 
√ 1
với ∀t 6= 0 nên f (t) nghịch biến trên 2 − 1; √ . Suy ra
3
√ √
f (t) 6 f ( 2 − 1) = 8 − 4 2,

ta có điều phải chứng minh.


 
cos(B − C) = 1 B = C = 3π
Dấu "=" xảy ra khi √ hay 8
tan A = 2 − 1 A = π
2 4
Bài toán 1.3. Tìm x ∈ (0; 1) thỏa mãn điều kiện
1
32x(x2 − 1)(2x2 − 1)2 = 1 − .
x
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 25
 π
Giải. Vì x ∈ (0; 1) nên ta có thể đặt x = cos α với α ∈ 0; .
2
Ta có
1
32 cos α(cos2 α − 1)(2 cos2 α − 1)2 = 1 −
cos α
1
⇔ − 32 cos α sin2 α cos2 2α = 1 −
cos α
⇔ 8 sin2 2α cos2 2α = 1 − cos α
⇔ 2 sin2 4α = 1 − cos α
⇔ cos α = cos 8α.
k2π l2π
Do đó α = hoặc α = (với k, l ∈ Z.)
7
 π 9
Vì rằng α ∈ 0; nên k = 1, l = 1 và l = 2.
2
Vậy phương trình đã cho có ba nghiệm thuộc (0; 1) đó là
2π 2π 4π
x = cos ; x = cos ; x = cos .
7 9 9
Bài toán 1.4. Giải phương trình
p p
x3 + (1 − x2 )3 = x 2(1 − x2 ).

Giải. Điều kiện để các hbiểu thức có nghĩa: −1 6 x 6 1.


π πi
Đặt x = sin α ( với α ∈ − ; ), thì phương trình trở thành
2 2

sin3 α + cos3 α = 2 sin α cos α

⇔ (sin α + cos α)3 − 3 sin α cos α(sin α + cos α) − 2 sin α cos α = 0.
√ π  √
Đặt sin α + cos α = 2 sin + α = t với điều kiện |t| 6 2.
4
t2 − 1
Suy ra sin α cos α = và phương trình trở thành
2
t2 − 1 √ t2 − 1
t3 − 3 t− 2 =0
√ 2 √ 2
⇔ t3 + 2t2 − 3t − 2 = 0
√ √ √
⇔ (t − 2)(t + 2 − 1)(t + 2 + 1) = 0
√ √ √
Suy ra t = √2 hoặc t = 1 − 2 do |t| 6 2 .
Với t = 2 thì
√ π  √ π 
2 sin + α = 2 ⇔ sin +α =1
4 4
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 26

π
hay α = + k2π.
4 √
h π πi π π 2
Vì α ∈ − ; nên α = và do đó x = cos = .
2 √2 4 4 2
Với t = 1 − 2, suy ra

sin α + cos α = 1 − 2

hay p √
x+ 1 − x2 = 1 − 2,
tức
( √ ( √
x61− 2 x61− 2
√ ⇔ √ √
1 − x2 = (1 − 2 − x)2 x2 − (1 − 2)x + (1 − 2) = 0
√ p √
1− 2− 2 2−1
⇔x= .
2
Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm là
√ √ p √
2 1− 2− 2 2−1
x= ;x = .
2 2

Bài toán 1.5. Giải phương trình


q p p
p p
1 + 1 − x2 [ (1 + x)3 − (1 − x)3] = 2 + 1 − x2.

Giải. Điều kiện có nghĩa: −1 6 x 6 1. Đặt x = cos t( với t ∈ [0; π]), phương
trình trở thành
√ hp p i p
1 + sin t (1 + cos t)3 − (1 − cos t)3 = 2 + 1 − cos2 t

hay
s  
2 s 3 s 3 p
t t  t t  = 2 + sin2 t
sin + cos 2 cos2 − 2 sin2 (1.11)
2 2 2 2

t h πi
Vì t ∈ [0; π] nên ∈ 0; . Do đó
2 2
t t
sin 6 0, cos 6 0.
2 2
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 27

Vậy nên phương trình (1.11) tương đương với


  
√ t t 3 t 3 t
2 2 sin + cos cos − sin = 2 + sin t
2 2 2 2
  
√ t t t t
⇔ 2 2 sin + cos cos − sin ×
2 2 2 2
 
t t t t
× cos + sin cos + sin2 = 2 + sin t
2 2 2 2
 
√ 1 √
⇔ 2 2 cos t 1 + sin t = 2 + sin t ⇔ 2 cos t(2 + sin t) = 2 + sin t
2
√ √
√ 2 2
⇔ ( 2 cos t − 1)(2 + sin t) = 0 ⇔ cos t = ⇔x=
2 2

2
Vậy phương trình có nghiệm là x = .
2
Bài toán 1.6. Cho các số dương x, y, z thỏa mãn điều kiện x + y + z = xyz.
Chứng minh rằng
p p √
(1 + y 2)(1 + z 2 ) − 1 + y 2 − 1 + z 2
yz
p √ √
(1 + z )(1 + x2) − 1 + z 2 − 1 + x2
2
+
p zx√ p
(1 + x2 )(1 + y 2) − 1 + x2 − 1 + y 2
+ = 0.
xy

Giải. Đặt
x = tan α, y = tan β, z = tan γ
với  π
α, β, γ ∈ 0; .
2
Do x + y + z = xyz, nên

tan α + tan β + tan γ = tan αtan βtan γ


⇔ tan α + tan β = tan γ(tan αtan β − 1)
tan α + tan β
⇔ = − tan γ
1 − tan αtan β
⇔ α + β = −γ + kπ ⇔ α + β + γ = kπ, (k ∈ Z)
 3π  3π
Do α + β + γ ∈ 0; , suy ra 0 < kπ < , mà k ∈ Z nên k = 1.
2 2
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 28

Vậy nên α + β + γ = π. Ta suy ra


p p √
(1 + y 2 )(1 + z 2) − 1 + y 2 − 1 + z 2
yz
p p p
(1 + tan2 β)(1 + tan2 γ) − 1 + tan2 β − 1 + tan2 γ
=
tan βtan γ
1 1 1 1
− −
cos β cos γ cos β cos γ 1 − (cos β + cos γ)
= = .
sin β sin γ sin β sin γ
cos β cos γ
Tương tự, ta cũng có
p √ √
(1 + z 2 )(1 + x2 ) − 1 + z 2 − 1 + x2 1 − (cos γ + cos α)
=
zx sin γ sin α
và p √ p
(1 + x2)(1 + y 2) − 1 + x2 − 1 + y 2 1 − (cos α + cos β)
= .
xy sin α sin β
Khi đó vế trái của đẳng thức cần chứng minh bằng
1 − (cos β + cos γ) 1 − (cos γ + cos α) 1 − (cos α + cos β)
+ +
sin β sin γ sin γ sin α sin α sin β
sin α + sin β + sin γ − sin(α + γ) − sin(α + β) − sin(β + γ)
= = 0,
sin α sin β sin γ
điều phải chứng minh.
Bài toán 1.7. Cho xy 6= 1, yz 6= 1, zx 6= 1. Chứng minh rằng
x−y y−z z−x x−y y−z z−x
+ + = . . .
1 + xy 1 + yz 1 + zx 1 + xy 1 + yz 1 + zx
 π π
Giải. Đặt x = tan α, y = tan β, z = tan γ, với α, β, γ ∈ − ; . Khi đó
2 2
x−y y−z z−x
+ +
1 + xy 1 + yz 1 + zx
tan α − tan β tan β − tan γ tan γ − tan α
= + +
1 + tan αtan β 1 + tan βtan γ 1 + tan αtan γ
= tan(α − β) + tan(β − γ) + tan(γ − α)


x−y y−z z−x
. . = tan(α − β) tan(β − γ) tan(γ − α).
1 + xy 1 + yz 1 + zx
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 29

Ta chứng minh đồng nhất thức

tan(α − β) + tan(β − γ) + tan(γ − α) = tan(α − β) tan(β − γ) tan(γ − α).

Thật vậy, ta có
tan a + tan b tan(a + b)
= tan(a + b) ⇒ tan a + tan b = .
1 − tan a tan b 1 − tan a tan b
Vậy nên

tan(α − β) + tan(β − γ) + tan(γ − α)


= tan(α − β + β − γ)[1 − tan(α − β) tan(β − γ)] + tan(γ − α)
= tan(α − γ) − tan(γ − α) + tan(α − β) tan(β − γ) tan(γ − α)
= tan(α − β) tan(β − γ) tan(γ − α)

Do đó
x−y y−z z−x x−y y−z z−x
+ + = . . ,
1 + xy 1 + yz 1 + zx 1 + xy 1 + yz 1 + zx
điều phải chứng minh.

Bài toán 1.8. Cho x1 , x2, x3 là nghiệm của phương trình

x3 + ax2 + x + b = 0 (1.12)

và b 6= 0. Chứng minh rằng


1 1 1 1 1 1
(x1 − )(x2 − ) + (x2 − )(x3 − ) + (x3 − )(x1 − ) = 4.
x1 x2 x2 x3 x3 x1

Giải. Vì x1 , x2, x3 là nghiệm của phương trình (1.19) nên


(
x 1 x2 + x 2 x3 + x 3 x1 = 1
x 1 x2 x3 = b 6= 0

hay (
x 1 x2 + x 2 x3 + x 3 x1 =1
x1 , x2 , x3 6= 0
π π
Đặt x1 = tan α, x2 = tan β, x3 = tan γ với α, β, γ ∈ (− ; ).
2 2
Ta có
tan α tan β + tan β tan γ + tan γ tan α = 1
⇔ 1 − tan α tan β = (tan α + tan β) tan γ (1.13)
1.2. Một số đồng nhất thức dạng đại số - lượng giác 30

Nếu tan α tan β = 1 thì tan α + tan β = 0 hoặc tan γ = 0.


Nếu tan α + tan β = 0, thì tan α = − tan β, khi đó − tan2 β = 1, vô lý.
Nếu tan γ = 0 thì x3 = 0, vô lý.
Vậy tan α tan β 6= 1. Khi đó từ (1.20), ta có
tan α + tan β
. tan γ = 1
1 − tan α tan β
π
⇔ tan(α + β) = tan( − γ)
2
π
⇔ α + β + γ = + kπ, (k ∈ Z)
2

1 1 1 1 1 1
(x1 − )(x2 − ) + (x2 − )(x3 − ) + (x3 − )(x1 − )
x1 x2 x2 x3 x3 x1
= (tan α − cot α)(tan β − cot β)
+ (tan β − cot β)(tan γ − cot γ)
+ (tan γ − cot γ)(tan α − cot α)
= 4 cot 2α cot 2β + 4 cot 2γ(cot 2α + cot 2β)
= 4cot 2α cot 2β − 4 cot(2α + 2β)(cot 2α + cot 2β)
(do 2γ = π − (2α + 2β + k2π))
cot 2α cot 2β − 1
= cot 2α cot 2β − 4 (cot 2α + cot 2β)
cot 2α + cot 2β
Vậy
1 1 1 1 1 1
(x1 − )(x2 − ) + (x2 − )(x3 − ) + (x3 − )(x1 − ) = 4,
x1 x2 x2 x3 x3 x1
điều phải chứng minh.
Bài toán 1.9. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n (n > 2) và với mọi a, ta

−(1 + a2 )n 6 (2a)n + (1 − a2 )n 6 (1 + a2)n .
Giải. Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với
 n  n
2a 1 − a2
−1 6 + 61
1 + a2 1 + a2
α
Đặt tan = t với −π < α < π, ta có
2
2a 1 − a2
= sin α; = cos α.
1 + a2 1 + a2
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 31

Bất đẳng thức cần chứng minh có dạng

−1 6 sinn α + cosn α 6 1.

Thật vậy ta có

−1 6 sin α 6 1 ⇒ − sin2 α 6 sinn α 6 sin2 α, với ∀n > 2.

Tương tự, ta cũng có

−1 6 cos α 6 1 ⇒ − cos2 α 6 cosn α 6 cos2 α, với ∀n > 2.

Do đó −1 6 sinn α + cosn α 6 1, bài toán được chứng minh.

1.3 Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số


Ta thường thấy trong các sách giáo khoa về giải tích đề cập đến các dạng
biến đổi một số tổng sinh bởi cặp dãy số cho trước và dùng nó để ước lượng các
tổng hữu hạn và chứng minh tính hội tụ của các chuỗi số dạng đặc biệt. Đặc biệt,
dãy số chính là hàm số xác định trên tập các số tự nhiên và nhận giá trị trong
tập hợp các số thực.
Trước hết ta xét tính đơn điệu của dãy số. Tính đơn điệu của hàm số đóng
vai trò rất quan trọng đối với các dãy số xác định bởi hàm số đó.
Về sau ta thường dùng kết quả sau đây.

Bổ đề 1.1. Cho dãy số {xn } (n = 1, 2, . . .) được xác định theo công thức

xn = f (xn−1 ), ∀n > 2.

Giả sử xn ∈ [a, b], ∀n ∈ N và f là hàm đồng biến trên [a, b]. Khi đó
i) Nếu x1 < x2 thì {xn } là dãy đơn điệu tăng.
ii) Nếu x1 > x2 thì {xn } là dãy đơn điệu giảm.

Chứng minh.
i) Vì x1 < x2 nên f (x1 ) < f (x2) ⇔ x2 < x3 . Từ đó, bằng quy nạp toán học
ta dễ dàng chứng minh được xn < xn+1 , ∀n ∈ N. Suy ra {xn } là dãy đơn điệu
tăng.
ii) Khi x1 > x2 thì f (x1) > f (x2 ) ⇔ x2 > x3 . Từ đó, bằng quy nạp toán học
ta sẽ chứng minh được
xn > xn+1 , ∀n ∈ N.
Suy ra {xn } là dãy đơn điệu giảm. 
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 32

Bài toán 1.10. Xét dãy số {vn } (n = 0, 1, . . .) được xác định bởi công thức
−1
v0 = 1, vn = với n = 1, 2, . . ..
3 + vn−1

Chứng minh rằng {vn } là dãy đơn điệu giảm.


Giải. Nhận xét rằng nếu dãy đã cho có giới hạn thì giới
√ hạn của dãy sẽ là một
−1 −3 ± 5
nghiệm của phương trình v = , tức v = . Ta chứng minh rằng
√ 3+v 2
−3 + 5
vn > với mọi n ∈ N. Thật vậy, với n = 0 và n = 1 ta thấy đúng. Với
2√ √
−3 + 5 3+ 5
vk > thì 3 + vk > và
2 2

1 2 3− 5
< √ = .
3 + vk 3+ 5 2

−3 + 5
Do đó vk+1 > .
2
Ta chứng minh dãy {vn } là dãy đơn điệu giảm. Thật vậy, ta có

1 v 2 + 3vn + 1
vn − vn+1 = vn + = n > 0.
3 + vn 3 + vn

Nhận xét 1.2. Có thể dựng tường minh số hạng tổng quát của dãy trong Bài
toán 7.4 để từ đó có kết luận cần chứng minh.
Thật vậy, nếu ta đặt
wn
w0 = 1, wn+1 = , n = 0, 1, . . .
vn

thì
wn+1 + 3wn + wn−1 = 0.
Từ đây, suy ra
√ √  √ √
5 + 1  −3 + 5 n 1 − 5  −3 − 5 n
wn = + .
2 2 2 2
Vậy nên
√ √ √ √
5 + 1  −3 + 5 n 1 − 5  −3 − 5 n
wn +
vn = = √ 2 2
√ 
2√ 2√ .
wn+1 5 + 1 −3 + 5 n+1 1 − 5 −3 − 5 n+1

+
2 2 2 2
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 33

Bài toán 1.11. Xét dãy số {vn } (n = 1, 2, . . .) được xác định bởi
−a
v1 = α, vn+1 = , n = 1, 2, . . .,
b + cvn

trong đó √
+ 2 −b + ∆
a, b, c ∈ R , ∆ := b − 4ac > 0, α > .
2c
Chứng minh rằng {vn } là một dãy đơn điệu giảm.

Giải. Nhận xét rằng, nếu dãy đã cho có giới hạn thì giới
√ hạn của dãy sẽ là một
−a −b ± ∆
nghiệm của phương trình v = , tức là v = .
b + cv√ 2c
−b ± ∆
Ta chứng minh rằng vn > với mọi n nguyên dương. Thật vậy, với
2c
n = 1 ta thấy mệnh đề đúng vì v1 = α > v. Giả sử mệnh đề đã đúng tới n = k −1,
tức vk−1 > v. Khi đó v(vk−1 − v) < 0 và do đó vvk−1 < v 2 hay

cvvk−1 + bv + a < cv 2 + bv + a.

Vì v là nghiệm của phương trình cx2 + bx + a = 0 nên cvvk−1 + bv + a < 0. Do đó

cvvk−1 + bv + a
<0
b + cvk−1

hay
a
+ v < 0.
b + cvk−1
Suy ra vk > v, điều phải chứng minh.
Ta chứng minh {vn } là một dãy đơn điệu giảm. Thật vậy, ta có

a cv 2 + bvn + a
vn − vn+1 = vn + = n .
b + cvn b + cvn

Do vn > v với v là nghiệm lớn của tam thức bậc hai f (x) = cx2 + bx + a, nên
cvn2 + bvn + a > 0 và do vậy

cvn2 + bvn + a
vn − vn+1 = > 0.
b + cvn

Từ đó suy ra {vn } là một dãy đơn điệu giảm.


1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 34

Bài toán 1.12. Cho k số dương (k > 2) thoả mãn điều kiện

a1 + a2 + · · · + ak > k.

Đặt
un = an1 + an2 + · · · + ank , n = 1, 2, . . . .
Chứng minh rằng {un } là dãy giảm.
Giải. Nhận xét rằng với mọi số dương a, ta đều có

(an − 1)(a − 1) > 0.

Suy ra
an+1 − an > a − 1.
Từ đó suy ra

un+1 − un = (an+1
1 + an+1
2 + · · · + an+1
k ) − (an1 + an2 + · · · + ank ) > u1 − k.

Theo giả thiết thì u1 − k > 0, nên un+1 − un > 0. Vậy {un } là dãy giảm.
Bài toán 1.13. Xét dãy số {un } (n = 1, 2, . . .) được xác định bởi công thức
n
X (−1)k
un = , k = 1, 2, . . .,
k
k=1

Chứng minh rằng {u2n } là dãy đơn điệu tăng và {u2n+1 } là dãy đơn điệu giảm.
Giải. Nhận xét rằng
X n
1 (−1)n xn
f (x) := + (−1)i xi−1 = .
x+1 1+x
i=1

Suy ra f (x) > 0 với mọi x > 0 và n chẵn. Do vậy, nguyên hàm của nó
n
X (−1)i xi
F (x) = ln (1 + x) +
i
i=1

là một hàm đồng biến trong (0, +∞) ứng với n chẵn và vì vậy

F (x) > F (0) = 0, ∀x > 0.

Tương tự, f (x) < 0 với mọi x > 0 và n lẻ. Do vậy, nguyên hàm của nó
n
X (−1)i xi
F (x) = ln (1 + x) +
i
i=1
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 35

là một hàm nghịch biến trong (0, +∞) ứng với n lẻ và vì vậy

F (x) 6 F (0) = 0, ∀x > 0.

Vậy với x = 1 thì F (1) = ln 2 − u2n > 0 và F (1) = ln 2 − u2n+1 6 0.


Mặt khác, ta có
1 1
u2k+2 = u2k + − > u2k ,
2k + 1 2k + 2
nên dãy {u2k } là dãy đơn điệu tăng và bị chặn trên bởi ln 2.
Tương tự, ta có
1 1
u2k+3 = u2k+1 + − < u2k+1 ,
2k + 2 2k + 3

nên dãy {u2k+1 } là dãy đơn điệu giảm và bị chặn dưới bởi ln 2. Do đó, dãy đã
cho có giới hạn.

Bài toán 1.14. Cho dãy số {xn } được xác định như sau
1 a 
xn = xn−1 + với n > 2, a > 0, x1 > 0.
2 xn−1

Chứng minh rằng {xn } là một dãy giảm.

Giải. Ta có
1 a √
x2 = x1 + > a > 0.
2 x1
Do đó bằng phép quy nạp và theo bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung
√ √
bình nhân, ta nhận được xn > a, tức {xn } bị chặn dưới bởi a.
Mặt khác, ta có
xn 1 a
= + 2
xn−1 2 2xn−1

và xn−1 > a . Suy ra
xn 1 a
6 + = 1.
xn−1 2 2a
Do đó xn 6 xn−1 hay {xn } là dãy giảm.

Bài toán 1.15. Cho dãy số {yn } được xác định như sau

1 a 
yn = 2yn−1 + 2 với n > 2, a > 0, x1 > 0.
3 yn−1

Chứng minh rằng {yn } là một dãy giảm.


1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 36

Giải. Tương tự như Bài toán 7.3, dùng bất đẳng thức giữa trung bình cộng và
trung bình nhân và phép quy nạp toán học, ta thu được
1 a  √
yn = yn−1 + yn−1 + 2 > 3 a.
3 yn−1

Mặt khác
yn 2 1
6 + =1
yn−1 3 3
nên
yn 6 yn−1 .
Vậy, dãy số {yn } là một dãy giảm.
1
Bài toán 1.16. Cho dãy số {xn } với 0 < xn < 1 và xn+1 (1 − xn ) > . Chứng
4
minh rằng dãy đã cho là một dãy đơn điệu tăng và bị chặn.
Giải. Vì 0 < xn < 1, ∀n ∈ N, nên dãy đã cho bị chặn.
1
Mặt khác xn+1 (1 − xn ) > > xn (1 − xn ) và do 0 < xn < 1 nên xn+1 > xn .
4
Do đó, dãy đã cho đơn điệu tăng và bị chặn trên.
Bài toán 1.17. Cho dãy số {yn } xác định theo công thức
Ax
yn+1 = (1 − x)yn + 1−x , với A > 0, 0 < x < 1, y0 > 0, n ∈ N.
yn x

Hãy chứng minh rằng dãy số trên là dãy giảm.


Giải. Xét hàm số
Ax
f (y) = (1 − x)y + 1−x với y > 0, A > 0, 0 < x < 1.
y x

Lấy đạo hàm theo y, ta được


−1
f 0 (y) = (1 − x)(1 − Ay x ),

nên
f 0 (y) = 0 ⇔ y = Ax .
Vậy f (y) > Ax , ∀y > 0. Theo công thức tính yn , từ y0 > 0, ta có yn > 0 với mọi
n. Mặt khác, do yn = f (yn−1 ), ∀n > 1 nên yn > Ax , ∀n > 1.
Xét hiệu
x−1 1
x x
yn − yn−1 = x.yn−1 (A − yn−1 ) 6 0, ∀n > 2.
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 37

Vậy, dãy số {yn } giảm dần bắt đầu từ y0 và bị chặn dưới bởi Ax .
Tiếp theo, xét hệ thức liên hệ giữa đại lượng trung bình cộng và trung bình
nhân của bộ n số không âm. Với dãy số không âm {xk }, ta ký hiệu
a1 + a2 + · · · + a n √
An = , G n = n a1 a2 . . . a n
n
hay v
n un
1 X uY
An = xi , G n = t
n
xi .
n
i=1 i=1

Từ hằng đẳng thức quen biết

tn − nt + n − 1 = (t − 1)[tn−1 + tn−2 + · · · + t − (n − 1)], n ∈ N∗,

và đồng nhất thức Jacobsthal


Gn−1 h An−1  Gn n i
An = (n − 1) + . (1.14)
n Gn−1 Gn−1
ta suy ra
 G n Gn
n
>n + 1 − n.
Gn−1 Gn−1
Từ đây ta suy ra
Gn−1 h An−1 Gn i
An > (n − 1) − (n − 1) + n
n Gn−1 Gn−1
hay
n−1
An − Gn > (An−1 − Gn−1 ), n > 1.
n
Ta thu được bất đẳng thức quen biết giữa các giá trị trung bình cộng (trung bình
số học) và trung bình nhân (trung bình hình học) An > Gn .
Bài toán 1.18. Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để dãy số {an } lập thành
một cấp số cộng là dãy đã cho phải thoả mãn hệ thức

2am+n = a2m + a2n , ∀m, n ∈ N. (1.15)

Giải. Điều kiện cần. Giả sử dãy {an } là một cấp số cộng với công sai bằng d.
Khi đó
an = a0 + (n − 1)d, ∀n ∈ N∗.
Vậy nên
a2m + a2n = 2a0 + (2m + 2n − 2)d (1.16)
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 38


2am+n = 2[a0 + (m + n − 1)d]. (1.17)
Từ (1.16) và (1.17), ta có ngay (7.36).
Điều kiện đủ. Giả sử dãy {an } thoả mãn điều kiện (7.36). Ta chứng minh dãy
{an } là một cấp số cộng với công sai bằng d = a1 − a0 . Thay m = 0 vào (7.36),
ta được
2an = a0 + a2n .
Suy ra
a2n = 2an − a0 . (1.18)
Thay (1.18) vào (7.36), ta thu được

2am+n = 2am + 2an − 2a0

hay
am+n = am + an − a0 . (1.19)
Thay m = 1 vào (1.19), ta có

an+1 = an + d, d = a1 − a0.

Từ đó, ta thu được {an } là một cấp số cộng.


Bài toán 1.19. Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để dãy các số dương {an }
lập thành một cấp số nhân là dãy đã cho phải thoả mãn hệ thức

a2m+n = a2m a2n , ∀m, n ∈ N. (1.20)

Giải. Đặt ln an = bn với mọi n ∈ N. Khi đó an = ebn và (1.20) có dạng

e2bm+n = eb2m +b2n , ∀m, n ∈ N

hay
2bm+n = b2m + b2n , ∀m, n ∈ N.
Đây chính là điều kiện cần và đủ để dãy số {bn} lập thành một cấp số cộng với
công sai d = b1 − b0. Từ đó suy ra điều phải chứng minh.
Bài toán 1.20. Cho dãy số {an } thoả mãn hệ thức

a2n = an−1 an+1 , an 6= 0, ∀n ∈ N∗.

Chứng minh rằng


an1 + an2 + · · · + ann a1
= .
an2 + an3 + · · · + ann+1 an+1
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 39

Giải. Từ giả thiết, ta có ngay các hệ thức


a1 a2 an
= = ···= =P
a2 a3 an+1


an1 an2 ann an1 + an2 + · · · + ann
= = · · · = = = P n.
an2 an3 ann+1 an2 + an3 + · · · + ann+1
Mặt khác, ta cũng có
a 1 a2 an a1
Pn = · ··· = .
a2 a3 an+1 an+1

Từ đó, ta thu được điều phải chứng minh.

Bổ đề 1.2. Giả sử hàm số f (x) thoả mãn điều kiện

√ f (x) + f (y)
f ( xy) = , ∀x, y > 0.
2
Khi đó hàm f (x) chuyển đổi mọi cấp số nhân dương thành cấp số cộng, tức là
với mọi cấp số nhân {an } (an > 0, ∀n ∈ N thì dãy {f (an )} là một cấp số cộng.

Chứng minh. Từ giả thiết, ta có các hệ thức


a0 an−1 an
= ··· = = = ···
a1 an an+1

và vì vậy
a2n = an−1 an+1 , an > 0, ∀n ∈ N∗
hay
√ f (an−1 ) + f (an+1 )
f (an ) = f ( an−1 an+1 ) = .
2
Từ đó, ta thu được điều phải chứng minh. 

Bổ đề 1.3. Giả sử hàm số f (x) thoả mãn điều kiện


x + y  p
f = f (x)f (y), ∀x, y ∈ R.
2
Khi đó hàm f (x) chuyển đổi mọi cấp số cộng thành cấp số nhân, tức là với mọi
cấp số cộng {an } thì dãy {f (an )} là một cấp số nhân.
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 40

Chứng minh. Từ giả thiết, ta có các hệ thức

a1 − a0 = · · · = an − an−1 = an+1 − an = · · ·

và vì vậy
2an = an−1 + an+1 , ∀n ∈ N∗
hay a
n−1 + an+1  p
f (an ) = f = f (an−1 )f (an+1 ).
2
Từ đó, ta thu được {f (an )} là một cấp số nhân. 

Bổ đề 1.4. Giả sử hàm số f (x) thoả mãn điều kiện


√  2f (x)f (y)
f xy = , ∀x, y ∈ R+ .
f (x) + f (y)

Khi đó hàm f (x) chuyển đổi mọi cấp số nhân dương thành cấp số điều hoà, tức
là với mọi cấp số nhân {an } (an > 0, ∀n ∈ N, thì dãy {f (an )} là một cấp số
điều hoà.

Chứng minh. Từ giả thiết, ta có các hệ thức


a1 an an+1
= ··· = = = ···
a0 an−1 an

và vì vậy
a2n = an−1 an+1 , ∀n ∈ N∗
hay
√  2f (an−1 )f (an+1 )
f (an ) = f an−1 an+1 = .
f (an−1 ) + f (an+1 )
Từ đó, ta thu được điều phải chứng minh. 

Nhận xét 1.3. Đối với dãy số {un } xác định theo công thức truy hồi

un+1 = aun + b, a, b ∈ R,

có thể xem nó như một cấp số suy rộng (khi a = 1 ta thu được một cấp số cộng,
khi b = 0 ta thu được một cấp số nhân).
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 41

Bài toán 1.21. Cho dãy số {un } là một cấp số suy rộng thoả mãn điều kiện

un+1 = aun + b, a, b ∈ R.

Chứng minh rằng

un = an−1 u0 + (an−2 + an−3 + · · · + a + 1)b, n > 2. (1.21)

Giải. Thật vậy, (1.25) đúng với n = 2. Giả sử (1.25) đúng với n = k. Khi đó,
theo giả thiết quy nạp thì

uk+1 = auk + b = a[ak−1 u0 + (ak−2 + ak−3 + · · · + a + 1)b] + b


= ak u0 + (ak−1 + ak−2 + · · · + a + 1)b.

Vì vậy, (1.16) đúng với mọi n > 2.

Nhận xét 1.4. Khi a = 1 thì un = u0 + (n − 1)b và khi a 6= 1 thì

an−1 − 1
an−2 + an−3 + · · · + a + 1 = , n > 2,
a−1

nên
an−1 − 1
un = an−1 u0 + b.
a−1
Bài toán 1.22. Cho dãy số {un } là một cấp số suy rộng thoả mãn điều kiện

un+1 = aun + b, a, b ∈ R.

Tính tổng
S n = u1 + u2 + · · · + u n .

Giải. Ta có

u2 + u3 + · · · + un+1 = a(u1 + u2 + · · · + un ) + nb

Sn+1 = u1 + u2 + u3 + · · · + un+1 = u1 + a(u1 + u2 + · · · + un ) + nb.

Mặt khác
un+1 − nb − u1 = (u1 + u2 + · · · + un )(a − 1).
Vậy nên, nếu a 6= 1 thì
un+1 − nb − u1
Sn = .
a−1
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 42

Sử dụng phương pháp quy nạp, ta chứng minh được


an − 1
a n u1 + b − nb − u1
Sn = a−1 .
a−1

Nếu a = 1 thì {un } là một cấp số cộng với công sai b. Do vậy

(u1 + un )n [2u1 + (n − 1)b]n


Sn = = .
2 2
Tương tự như đối với hàm số thông thường, ta có thể coi dãy số {xn } như
một hàm f (n) = xn xác định trên tập N và nhận giá trị trong R. Ta chỉ quan
tâm đến hai loại dãy tuần hoàn cơ bản là tuần hoàn cộng tính và tuần hoàn nhân
tính.

Ví dụ 1.25. Dãy {un } tuần hoàn (cộng tính) chu kỳ 2 khi và chỉ khi dãy có dạng

1
un = [α + β + (α − β)(−1)n+1], α, β ∈ R. (1.22)
2
Thật vậy, giả sử u0 = α, u1 = β và un+2 = un , ∀n ∈ N. Khi đó ta thấy ngay
(bằng quy nạp toán học) dãy {un } có dạng (1.22). Ngược lại, mọi dãy xác định
theo (1.22) là một dãy tuần hoàn chu kỳ 2.

Bài toán 1.23. Cho k ∈ Q \ Z. Chứng minh rằng dãy số {un } xác định theo
công thức
u0 = 1, u1 = −1, un+1 = kun − un−1 , n ∈ N∗
không là một dãy tuần hoàn.

Giải. Khi |k| > 2 thì

|un+1 | > |k||un| − |un−1 | > 2|un | − |un−1 |.

Nếu luôn luôn xảy ra |un | < |un−1 | với mọi n ∈ N∗ thì ta có ngay điều phải chứng
minh. Nếu xảy ra |um | > |um−1 | > 0, thì suy ra

|um | < |um+1 | < · · ·

và do đó dãy {un } không là một dãy số tuần hoàn.


p
Xét |k| 6 2 với k = , (p, q) = 1, 2 6 q ∈ Z∗ , p ∈ Z. Bằng quy nạp theo n ta
q
thu được
pj
uj = j−1 , pj ∈ Z, (pj , q) = 1, ∀j ∈ {1, . . ., n}.
q
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 43

Từ đó suy ra
p pn+1
un+1 = un − un−1 = n ,
q q
trong đó
pn+1 = ppn − q 2pn−1 ∈ Z
và (pn+1 , q) = 1. Do q > 2 nên un 6= um khi n 6= m và dãy {un } không là dãy số
tuần hoàn.

Bài toán 1.24. Xác định các giá trị của k ∈ Q để dãy số {un } xác định theo
công thức
u0 = 1, u1 = −1, un+1 = kun − un−1 , n ∈ N∗
là một dãy số tuần hoàn.
p
Giải. Theo kết quả của Bài toán 5.17, khi |k| > 2 và |k| 6 2, k = với (p, q) = 1,
q
2 6 q ∈ Z∗ thì dãy {un } không là dãy số tuần hoàn.
Xét |k| 6 2 và k ∈ Z.
Với k = 2 thì {un } là một cấp số cộng với công sai bằng −2 nên hiển nhiên dãy
{un } không là dãy tuần hoàn.
Với k = 1 thì {un } là dãy tuần hoàn chu kỳ 6 :

u2 = −2, u3 = −1, u4 = 1, u5 = 2, u6 = 1, u7 = −1, . . . .

Với k = 0 thì {un } là dãy tuần hoàn chu kỳ 4 :

u0 = 1, u1 = −1, u2 = −1, u3 = 1, u4 = 1, u5 = −1, . . . .

Với k = −1 thì {un } là dãy tuần hoàn chu kỳ 3 :

u0 = 1, u1 = −1, u2 = 0, u3 = 1, u4 = −1, . . . .

Với k = −2 thì {un } là dãy tuần hoàn chu kỳ 2 :

u0 = 1, u1 = −1, u2 = 1, u3 = −1, u4 = 1, . . ..

Bài toán 1.25. Cho f (x) là một đa thức với deg f = k > 1, f (x) ∈ Z ứng với
mọi x ∈ Z. Ký hiệu r(k) = min{2s | s ∈ N∗, 2s > k}. Chứng minh rằng dãy số
{(−1)f (k)} (k = 1, 2, . . .) là dãy tuần hoàn với chu kỳ r(k).

Giải. Ta có k!f (x) ∈ Z[x]. Biểu diễn f (x) dưới dạng


   
x x
f (x) = a0 + a1 + · · · + ak ,
1 k
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 44

trong đó  
x x(x − 1) · · · (x − k + 1)
= .
k k!
Ta cần chứng minh f (x + r(k)) − f (x) chia hết cho 2 với mọi x ∈ Z.
Nhận xét rằng    
x + 2s x
Mi = −
i i
chia hết cho 2 với mọi i ∈ N∗ , 2s > i, x ∈ Z. Thật vậy, ta có
1h s s s
i
Mi = (2 + x)(2 + x − 1) . . .(2 + x − i + 1) − x(x − 1) . . . (x − i + 1) .
i!
Tử số hiển nhiên chia hết cho 2s . Mặt khác, số mũ của 2 trong khai triển của i!

∞ h
ii X i
X ∞
< = i 6 2s ,
2j 2j
j=1 j=1

nên Mi chia hết cho 2 với mọi i ∈ N∗ , i 6 2s , x ∈ Z. Từ đó suy ra


   
x + r(k) x
Ti = −
i i

chia hết cho 2 với mọi i ∈ Z, i 6 k, ∀x ∈ Z. Do aj ∈ Z nên

k
X
f (x + r(k)) − f (x) = aj Tj
j=0

chia hết cho 2, điều phải chứng minh.

Bài toán 1.26. Xác định dãy số {un } thoả mãn điều kiện

u2n+1 = 3un , ∀n ∈ N. (1.23)

Giải. Đặt n + 1 = m, m = 1, 2, . . .. Khi đó có thể viết (1.25) dưới dạng

u2m−1 = 3um−1 , ∀m ∈ N∗

hay
v2m = 3vm , ∀m ∈ N∗ (1.24)
với
vm = um−1 , ∀m ∈ N∗ . (1.25)
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 45

Từ (1.24) ta có v0 = 0. Đặt vm = mlog2 3 ym , m ∈ N∗. Khi đó (1.24) có dạng

y2m = ym , m ∈ N∗ .

Vậy {ym } là một dãy tuần hoàn nhân tính chu kỳ 2. Khi đó theo Bài toán 2 ta
có (
tuỳ ý với n lẻ,
yn =
y2k+1 với n có dạng 2m (2k + 1), m ∈ N∗, k ∈ N.
Từ đó suy ra
um = vm+1 = mlog2 3 ym+1 ,
với (
tuỳ ý với n lẻ,
yn =
y2k+1 với n có dạng 2m (2k + 1), m ∈ N∗, k ∈ N.
Nhận xét rằng tính đơn điệu của hàm số đóng vai trò rất quan trọng đối với
các dãy số xác định bởi hàm số đó.

Ví dụ 1.26. Cho dãy số {xn } (n = 1, 2, . . .) được xác định theo công thức

xn = f (xn−1 ), ∀n > 2.

Giả sử xn ∈ [a, b], ∀n ∈ N và f là hàm đồng biến trên [a, b]. Khi đó
a) Nếu x1 < x2 thì {xn } là dãy đơn điệu tăng.
b) Nếu x1 > x2 thì {xn } là dãy đơn điệu giảm.
Chứng minh.
a) Vì x1 < x2 nên f (x1 ) < f (x2 ) ⇔ x2 < x3 . Từ đó, bằng quy nạp toán học
ta dễ dàng chứng minh được xn < xn+1 , ∀n ∈ N. Suy ra {xn } là dãy đơn điệu
tăng.
b) Khi x1 > x2 thì f (x1) > f (x2 ) ⇔ x2 > x3 . Từ đó, bằng quy nạp toán học
ta sẽ chứng minh được
xn > xn+1 , ∀n ∈ N.
Suy ra {xn } là dãy đơn điệu giảm. 

Bài toán 1.27. Xét dãy số {vn } (n = 0, 1, . . .) được xác định bởi
−1
v0 = 1, vn = với n = 1, 2, . . ..
3 + vn−1

Chứng minh rằng {vn } là dãy đơn điệu giảm.


1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 46

Giải. Nhận xét rằng nếu dãy đã cho có giới hạn thì giới
√ hạn của dãy sẽ là một
−1 −3 ± 5
nghiệm của phương trình v = , tức v = . Ta chứng minh rằng
√ 3+v 2
−3 + 5
vn > với mọi n ∈ N. Thật vậy, với n = 0 và n = 1 ta thấy đúng. Với
2√ √
−3 + 5 3+ 5
vk > thì 3 + vk > và
2 2

1 2 3− 5
< √ = .
3 + vk 3+ 5 2

−3 + 5
Do đó vk+1 > .
2
Ta chứng minh dãy {vn } là dãy đơn điệu giảm. Thật vậy, ta có
1 v 2 + 3vn + 1
vn − vn+1 = vn + = n > 0.
3 + vn 3 + vn
Bài toán 1.28. Xét dãy số {vn } (n = 1, 2, . . .) được xác định bởi
−a
v1 = α, vn+1 = , n = 1, 2, . . .,
b + cvn
trong đó √
+ 2 −b + ∆
a, b, c ∈ R , ∆ := b − 4ac > 0, α > .
2c
Chứng minh rằng {vn } là một dãy đơn điệu giảm.
Giải. Nhận xét rằng, nếu dãy đã cho có giới hạn thì giới
√ hạn của dãy sẽ là một
−a −b ± ∆
nghiệm của phương trình v = , tức là v = .
b + cv 2c

−b ± ∆
Ta chứng minh rằng vn > với mọi n nguyên dương. Thật vậy, với
2c
n = 1 ta thấy mệnh đề đúng vì v1 = α > v. Giả sử mệnh đề đã đúng tới n = k −1,
tức vk−1 > v. Khi đó v(vk−1 − v) < 0 và do đó vvk−1 < v 2 hay

cvvk−1 + bv + a < cv 2 + bv + a.

Vì v là nghiệm của phương trình cx2 + bx + a = 0 nên cvvk−1 + bv + a < 0. Do đó


cvvk−1 + bv + a
<0
b + cvk−1
hay
a
+ v < 0.
b + cvk−1
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 47

Suy ra vk > v, điều phải chứng minh.


Ta chứng minh {vn } là một dãy đơn điệu giảm. Thật vậy, ta có

a cv 2 + bvn + a
vn − vn+1 = vn + = n .
b + cvn b + cvn

Do vn > v với v là nghiệm lớn của tam thức f (x) = cx2 +bx+a, nên cvn2 +bvn +a >
0 và do vậy
cv 2 + bvn + a
vn − vn+1 = n > 0.
b + cvn
Từ đó suy ra {vn } là một dãy đơn điệu giảm.

Bài toán 1.29. Cho k số dương (k > 2) thoả mãn điều kiện

a1 + a2 + · · · + ak > k.

Đặt
un = an1 + an2 + · · · + ank , n = 1, 2, . . . .
Chứng minh rằng {un } là dãy giảm.

Giải. Nhận xét rằng với mọi số dương a, ta đều có

(an − 1)(a − 1) > 0.

Suy ra
an+1 − an > a − 1.
Từ đó suy ra

un+1 − un = (an+1
1 + an+1
2 + · · · + an+1
k ) − (an1 + an2 + · · · + ank ) > u1 − k.

Theo giả thiết thì u1 − k > 0, nên un+1 − un > 0. Vậy {un } là dãy giảm.

Bài toán 1.30. Xét dãy số {un } (n = 1, 2, . . .) được xác định bởi công thức
n
X (−1)k
un = , k = 1, 2, . . .,
k
k=1

Chứng minh rằng {u2n } là dãy đơn điệu tăng và {u2n+1 } là dãy đơn điệu giảm.

Giải. Nhận xét rằng


X n
1 (−1)n xn
f (x) := + (−1)i xi−1 = .
x+1 1+x
i=1
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 48

Suy ra f (x) > 0 với mọi x > 0 và n chẵn. Do vậy, nguyên hàm của nó
n
X (−1)i xi
F (x) = ln (1 + x) +
i
i=1

là một hàm đồng biến trong (0, +∞) ứng với n chẵn và vì vậy

F (x) > F (0) = 0, ∀x > 0.

Tương tự, f (x) < 0 với mọi x > 0 và n lẻ. Do vậy, nguyên hàm của nó
n
X (−1)ixi
F (x) = ln (1 + x) + ,
i
i=1

là một hàm nghịch biến trong (0, +∞) ứng với n lẻ và vì vậy

F (x) 6 F (0) = 0, ∀x > 0.

Vậy với x = 1 thì F (1) = ln 2 − u2n > 0 và F (1) = ln 2 − u2n+1 6 0.


Mặt khác, ta có
1 1
u2k+2 = u2k + − > u2k ,
2k + 1 2k + 2
nên dãy {u2k } là dãy đơn điệu tăng và bị chặn trên bởi ln 2.
Tương tự, ta có
1 1
u2k+3 = u2k+1 + − < u2k+1 ,
2k + 2 2k + 3

nên dãy {u2k+1 } là dãy đơn điệu giảm và bị chặn dưới bởi ln 2. Do đó, dãy đã
cho có giới hạn.

Bài toán 1.31. Cho dãy số {xn } được xác định như sau

1 a 
xn = xn−1 + với n > 2, a > 0, x1 > 0.
2 xn−1

Chứng minh rằng {xn } là một dãy giảm.

Giải. Ta có
1 a √
x2 = x1 + > a > 0.
2 x1
Do đó bằng phép quy nạp và theo bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung
√ √
bình nhân, ta nhận được xn > a, tức {xn } bị chặn dưới bởi a.
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 49

Mặt khác, ta có
xn 1 a
= + 2
xn−1 2 2xn−1

và xn−1 > a . Suy ra
xn 1 a
6 + = 1.
xn−1 2 2a
Do đó xn 6 xn−1 hay {xn } là dãy giảm.

Bài toán 1.32. Cho dãy số {yn } được xác định như sau
1 a 
yn = 2yn−1 + 2 với n > 2, a > 0, x1 > 0.
3 yn−1

Chứng minh rằng {yn } là một dãy giảm.

Giải. Tương tự như Bài toán 6, dùng bất đẳng thức giữa trung bình cộng và
trung bình nhân và phép quy nạp toán học, ta thu được
1 a  √
yn = yn−1 + yn−1 + 2 > 3 a.
3 yn−1

Mặt khác
yn 2 1
6 + =1
yn−1 3 3
nên
yn 6 yn−1 .
Vậy, dãy số {yn } là một dãy giảm.
Tiếp theo ta xét phép biến đổi Abel và sử dụng nó để tính một số tổng quen
biết. Phép biến đổi Abel tỏ ra khá hiệu lực khi tính một số tổng đặc biệt liên
quan đến tổng và tích của các dãy lập thành một cấp số.

Bổ đề 1.5 (Về biến đổi Abel). Cho hai dãy số {an } và {bn }. Xét hai dãy số
{Bn } và {Sn } xác định như sau
n
X n
X
Bn = bk , S n = ak bk .
k=1 k=1

Khi đó
n−1
X
Sn = (ak − ak+1 )Bk + an Bn .
k=1
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 50

Chứng minh. Ta có thể coi B0 = 0. Vì vậy, ta có Bk −Bk−1 = bk với k = 1, . . ., n



n−1
X n
X n−1
X
(ak − ak+1 )Bk + an Bn = ak B k − ak+1 Bk
k=1 k=1 k=1
n
X n
X n
X
= a 1 b1 + ak B k − ak Bk−1 = a1b1 + ak (Bk − Bk−1 )
k=2 k=2 k=2
Xn n
X
= a 1 b1 + ak bk = ak bk = S n .
k=2 k=1

Hệ quả 1.1. Cho cấp số cộng {an } với công sai d và cấp số nhân {bn} với công
bội q (q 6= 1). Khi đó
n
X h qd i b
n n−1 n 1
Sn = ak bk = (1 − q )a1 + (1 − nq + (n − 1)q ) ·
1−q 1−q
k=1

Chứng minh. Nhận xét rằng ak − ak+1 = −d (k = 1, 2, . . ., n − 1) và


n
X b1(1 − q n )
Bn = bn = .
1−q
k=1

Từ đó ta có ngay điều phải chứng minh. 

Dưới đây ta xét một số ví dụ minh hoạ và áp dụng trực tiếp đồng nhất thức
Abel.

Ví dụ 1.27. Tính tổng


n
X
Sn = k.q k−1 (q 6= 1).
k=1

Theo Định lý về biến đổi Abel áp dụng đối với cấp số cộng

1, 2, 3, . . ., n (d = 1),

và cấp số nhân
q 0 , q 1, q 2, . . . , q n−1 ,
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 51

thì
q 1
Sn = [(1 − q n ).1 + (1 − nq n−1 + (n − 1)q n )]
1−q 1−q
 
n q − nq n + nq n+1 − q n+1 1
= 1−q +
1−q 1−q
nq n+1 n
− (n + 1)q + 1
= .
(1 − q)2

Ví dụ 1.28. Tính tổng


n
X
Sn = k sin kx.
k=1

Đặt ak = k, bk = sin kx. Khi đó


n
X n
X
Bn = bk = sin kx.
k=1 k=1

Suy ra
n
X n−1
X
Sn = k sin kx = − Bk + nBn
k=1 k=1
X
n−1
x (2k + 1)x)

1 n + 1  nx 1
= cos − cos x + n sin x sin
2 2 2 sin 2 2 sin x
k=1
2 2
n+1 n−1
nx n. sin 2 x − sin 2 x
= sin . x .
2 sin
2

Ví dụ 1.29. Cho cấp số cộng {a1, a2, . . . , an } có công sai d. Tính tổng
n
X
Sn = k sin ak .
k=1

Giải.
Xét tổng
n
X
Bn = sin ak .
k=1
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 52

Ta có
n−1
X n−1
X
Sn = [k − (k + 1)]Bk + n.Bn = − Bk + n.Bn
k=1 k=1
 d   1   n−1  n 
X cos a1 −
n−1 + cos a1 + k − d sin a1 + d sin d
= 2 2 −n 2 2
d d
k=1 2 sin sin
2 2
−1 h d
n−1
X h  1  i
= (n − 1) cos(a1 − ) − cos a1 + k − d
d 2 2
2 sin k=1
2
 n−1   n i
+ 2n sin a1 + d sin d ,
2 2
trong đó
 d n−2  n−1
n−1
X  d  cos a 1 + + d sin( d)
cos a1 − + kd = 2 2 2 .
2 d
k=1 sin
2
Nhận xét 1.5. Tương tự, ta cũng tính được các tổng dạng
n
X n
X n
X
Tn = k cos ak , Un = ak sin bk , Vn = ak cos bk
k=1 k=1 k=1

với {ak } là một cấp số cộng, {bk } là một cấp số nhân.


Ví dụ 1.30. Tính các tổng
n
X
Sn = q k sin(α + kβ),
k=1

n
X
Tn = q k cos(α + kβ).
k=1

Ta có

Tn + iSn = (cos α + i. sin α)


+ q[cos(α + β) + i sin(α + β)] + · · · + q n [cos(α + nβ) + i sin(α + nβ)]
= (cos α + i sin α)[1 + q(cos β + i. sin β) + · · · + q n (cos nβ + i. sin nβ)]
= (cos α + i sin α)[1 + qε + · · · + (qε)n ],
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 53

với ε = cos β + i sin β. Từ đó suy ra


(qε)n+1 − 1
Tn + iSn = (cos α + i sin α)
qε − 1
((qε)n+1 − 1)(qε − 1)
= (cos α + i sin α)
(qε − 1)(qε − 1)
q n+2 [cos(nβ + α) + i. sin(nβ + α)] − q[cos(nβ − α) + i. sin(nβ − α)]
=
1 − 2q cos β + q 2
−q n+1 {cos[(n + 1)β + α] + i. sin[(n + 1)β + α]} + cos α + i. sin α
+ ,
1 − 2q cos β + q 2
trong đó ε̄ = cos β − i sin β.
Vậy nên
sin α − q. sin(nα − β) − q n+1 sin[(n + 1)β + α] + q n+2 sin(nβ + α)
Sn =
1 − 2q cos β + q 2

cos α − q. cos(nα − β) − q n+1 cos[(n + 1)β + α] + q n+2 cos(nβ + α)
Tn = .
1 − 2q cos β + q 2
Nhận xét 1.6. Bằng phương pháp tương tự, ta tính được các tổng
n
X n
X
Vn = ak sin(α + kβ), Un = ak cos(α + kβ),
k=1 k=1
Xn n
X
Wn = ak sin bk Rn = ak cos bk ,
k=1 k=1

trong đó {ak } là một cấp số nhân với công bội q 6= 1 và {bk } là một cấp số cộng
với công sai d.
Ví dụ 1.31. Tính giá trị của biểu thức
r r r
3 2π 3 4π 3 8π
cos + cos + cos .
7 7 7
Giải. Nhận xét rằng
2kπ 2kπ
xk = cos + i sin (k = 0, 1, . . ., 6)
7 7
là các nghiệm của phương trình x7 = 1. Từ đó suy ra
2kπ 2kπ
xk = cos + i sin (k = 0, 1, . . ., 6)
7 7
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 54

là các nghiệm của phương trình

x6 + x5 + · · · + x + 1 = 0

và đồng thời cũng là nghiệm của phương trình


 1 3  1 2  1
x+ + x+ −2 x+ − 1 = 0.
x x x
Từ đó suy ra
1 2kπ
y k = xk + = xk + xk = 2 cos (k = 1, 2, 3)
xk 7

là các nghiệm của phương trình y 3 + y 2 − 2y − 1 = 0. Nhưng vì


8π 6π
cos = cos
7 7
6π 8π
nên ta có thể thay cos bởi cos .
7 7
Lập phương trình bậc ba với các nghiệm là
r r r
3 2π 3 4π 3 8π
2 cos , 2 cos , 2 cos .
7 7 7

Dựa theo các hệ thức giữa các nghiệm và các hệ số của phương trình ta dễ dàng
tính được tổng cần thiết.
Một cách tổng quát, nếu α, β, γ là các nghiệm của phương trình

x3 + ax2 + bx + c = 0

3

3 √
còn α, β, 3 γ là các nghiệm của phương trình

x3 + Ax2 + Bx + C = 0,

thì
√ p √
(−A)3 = ( 3 α + 3 β + 3 γ)3
√ p √ p p √ p
= α + β + γ + 3( 3 α + 3 β + 3 γ)( 3 αβ + 3 βγ + 3 γα) − 3 αβγ

= −a − 3AB − 3 3 −c,

hay √
A3 = a + 3AB − 3 3 c.
1.3. Một số đẳng thức trong biến đổi dãy số 55

Tương tự, ta cũng tìm được B 3 = b + 3ABC − 3C 2 .


Trong trường hợp của bài toán đã cho thì
a = 1, b = −2, c = −1, C = −1.
Do đó, ta có (
A3 = 3AB + 4,
(1.26)
B3 = −3AB − 5.
Đặt AB = z và nhân vế với vế của hai đẳng thức (1.26), ta thu được
z 3 + 9z 2 + 27z + 20 = 0.
√ p3

Suy ra z = 3 7 − 3. Do đó A = 3 3 7 − 5.
Vậy r r r r
3 2π 3 2π 3 2π 3 1

3
2 cos + 4 cos + 8 cos = (5 − 3 7).
7 7 7 2
Nhận xét 1.7. Bằng phương pháp tương tự, ta có
r r r r
3 2π 3 4π 3 8π 3 1

3
cos + cos + cos = (3 9 − 6),
9 9 9 2
cos nϕ
= 1 − Cn2 tan2 ϕ + Cn4 tan4 ϕ − · · · + A,
cos ϕ
trong đó ( n
(−1) 2 tann ϕ với n chẵn
A= n−1
(−1) 2 Cnn−1 tann−1 ϕ với n lẻ

sin nϕ
= Cn1 tan ϕ − Cn3 tan3 ϕ + Cn5 tan5 ϕ + · · · + B,
cos ϕ
trong đó  n

(−1) 2 + 1 C n−1 tann−1 ϕ,

với n chẵn
n
B= n + 1



= (−1) 2 tann ϕ, với n lẻ

Bài toán 1.33.


h Xét dãy số {x
i n }hxác địnhi theo công thức
√ √
xn = 1 khi (n + 1) 2004 − n 2004 là một số lẻ
và h √ i h √ i
xn = 0 khi (n + 1) 2004 − n 2004 là một số chẵn.
Tính
S = x1964 + x1965 + · · · + x2004.
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 56

Giải.
Nhận
h√ xét i rằng √
2004 = 44 nên 2004 = 44 + α với 0 < α < 1 và α là một số vô tỷ.
h √ i h √ i
Vậy nên (n + 1) 2004 − n 2004 là một số lẻ khi và chỉ khi [(n + 1)α] −
[nα] = 1. h i h √ i

Tương tự, (n + 1) 2004 − n 2004 là một số chẵn khi và chỉ khi [(n + 1)α]−
[nα] = 0.
Suy ra
xn = 44 + [(n + 1)α] − [nα]

S = x1964 + x1965 + · · · + x2004 = 44.41 + [2005α].

1.4 Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên


Các bài toán tính toán liên quan đến đa thức nhận giá trị nguyên và đa thức
với hệ số nguyên và hệ số hữu tỷ là những dạng toán rất quen thuộc ở bậc phổ
thông. Đặc biệt, các tính này thường có quan hệ mật thiết với các phép tính số
học. Chẳng hạn, khi ta có một số p = 247 là một số nguyên tố thì ta nó có dạng

p = 2(10)2 + 4(10) + 7

và ta xét đa thức sinh bởi nó

P (x) = 2x2 + 4x + 7

như là một phép nội suy (thác triển) tự nhiên của số p (= P (10). Đa thức này
cũng có tính chất tương tự như số p là nó không phân tích được thành tích của
hai đa thức (khác hằng) với hệ số nguyên. Chính vì vậy, về sau ta thường quan
tâm đến các phép tính đối với đa thức và phân thức trên tập các số nguyên hoặc
các số tự nhiên như là phép tính nội suy tự nhiên của các phép tính số học thông
thường trên tập các số nguyên.

Bài toán 1.34. Tìm tất cả các đa thức P (x) bậc n với các hệ số nguyên không
âm không lớn hơn 8 và P (9) = 32078.

Giải. Giả sử
P (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a0 .
Khi đó theo giả thiết thì

P (9) = an 9n + an−1 9n−1 + · · · + a0 = 32078.


1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 57

Do 0 ≤ ak ≤ 8 nên a0 là số dư của phép chia 32078 cho 9, tức a0 = 2. Như vậy

a1 + 9a2 + · · · + 9n−1 an = 3564.

Lập luận tương tự ta nhận được a1 là số dư của phép chia 3564 cho 9, tức a1 = 0

a2 + 9a3 + · · · + 9n−2 an = 396.
Tương tự, ta nhận được a2 là số dư của phép chia 396 cho 9, tức a2 = 0 và

a3 + · · · + 9n−3 an = 44.

Tiếp theo, lập luận tương tự ta nhận được a3 = 8 và a4 = 4. Vậy đa thức cần
tìm có dạng
P (x) = 4x4 + 8x3 + 2.

p
Bổ đề 1.6. Phân số tối giản ((p, q) = 1), là nghiệm của đa thức với hệ số
q
nguyên
f (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a0
thì p là ước của a0 và q là ước của an .

p
Thật vậy, giả sử phân số tối giản là nghiệm của đa thức f (x). Khi đó ta có
q
p pn pn−1 p
f = an n
+ a n−1 n−1 + · · · + a1 + a0 = 0.
q q q q

Từ đó, ta có

an pn = −q(an−1 pn−1 + · · · + a1 q n−2 p + a0 q n−1 ) (1.27)


a0 q n = −p(an pn−1 + an−1 pn−2 q + · · · + a1 q n−1 ). (1.28)
Từ (1.27) suy ra an pn chia hết q mà (pn , q) = 1, nên an chia hết q.
Từ (1.28) suy ra a0 q n chia hết p mà (pn , q) = 1, nên a0 chia hết q.

p
Bổ đề 1.7. Phân số tối giản là nghiệm của đa thức với hệ số nguyên.
q

f (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a0

thì p − mq là ước của f (m) với m là số nguyên.


1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 58

Phân tích f (x) theo các lũy thừa của (x − m), ta thu được
f (x) = an (x − m)n + bn−1 (x − m)n−1 + · · · + b1 (x − m) + b0 = ϕ(x − m).
Nhận xét rằng các hệ số b0, bn−1 là những số nguyên vì m là một số nguyên. Ta
p
có f (m) = b0 . Thay x bởi , ta thu được đẳng thức
q
p  p   p − mq 
f =ϕ −m =ϕ = 0.
q q q
p − mq
Do đó là nghiệm của ϕ(x). Theo Bài toán 1.6 thì p − mq là ước của
q
b0 = f (m).
p
Ví dụ 1.32. Phân số tối giản là nghiệm của đa thức với hệ số nguyên
q
f (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a1 x + a0,
thì p − q là ước của f (1) và p + q là ước của f (−1).

Sử dụng kết quả của các bổ đề trên ứng với m = 1 và m = −1, ta thu được
ngay điều phải chứng minh.

Bài toán 1.35. Chứng minh rằng đa thức f (x) với hệ số nguyên không có nghiệm
nguyên nếu f (0) và f (1) là những số lẻ.
p
Giải. Giả sử đa thức f (x) có hệ số nguyên và có nghiệm hữu tỷ là , trong đó
q
p, q ∈ Z và (p, q) = 1.
Theo Bài toán 2 thì với m = 0, p = p − 0.q là ước của f (0) và với m = 1 thì
p − q là ước của f (1).
Nhưng f (0) và f (1) là những số lẻ nên p và p − q cũng là những số lẻ. Do p
p
lẻ, nên buộc q phải chẵn và do đó q 6= ±1. Vậy, phân số tối giản không thể là
q
nghiệm nguyên của f (x) được.
Từ đó ta thu điều phải chứng minh.

Bài toán 1.36. Cho đa thức bậc n với hệ số nguyên


f (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a0 .
Chứng minh rằng nếu α là một nghiệm nguyên của đa thức
ϕ(y) = y n + an y n−1 + · · · + an−2 n−1
n a1 y + a n an
α
thì là nghiệm của đa thức đã cho.
an
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 59

Giải. Ta có

an−1 n
n f (x) = (an x) + an−1 (an x)
n−1
+ · · · + an−2 n−1
n .a1 (an x) + an an

= yn + an−1 y n−1 + · · · + an−2 n−1


n a1 y + a n an

= ϕ(y) với y = an x.
α
Do α là nghiệm của đa thức ϕ(y) nên dễ dàng suy ra là nghiệm của f (x) vì
an
y = an x.

Bài toán 1.37. Chứng minh rằng không tồn tại đa thức f (x) ∈ Z[x] mà f (m) =
m + 1 và f (m + 2) = m2 ứng với m nguyên nào đó.

Giải. Giả sử

f (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a0 , ai ∈ Z ∀i ∈ {0, 1, . . ., n}.

Khi đó, ta có
f (m + 2) − f (m) = an ((m + 2)n − mn )
+an−1 ((m + 2)n−1 − mn−1 ) + · · · + a1 ((m + 2) − m)
chia hết cho 2. Mặt khác f (m + 2) − f (m) = m2 − m − 1 là một số lẻ nên không
chia hết cho 2. Vậy không tồn tại đa thức f (x) thỏa mãn điều kiện bài ra.

Bài toán 1.38. Giả sử f (x) là một đa thức với hệ số nguyên, k và l là hai số
nguyên nguyên tố cùng nhau. Chứng minh rằng nếu f (k) chia hết cho l và f (l)
chia hết cho k thì f (k + l) chia hết cho tích k.l

Giải. Tương tự như Bài toán ??, ta có f (k + l) − f (k) chia hết cho (k + l) − k
hay f (k + l) − f (k) chia hết cho l. Mà f (k) chia hết cho l nên f (k + l) chia hết
cho l.
Tương tự f (k + l) − f (l) chia hết cho k mà f (l) chia hết cho k nên suy ra
f (k + l) chia hết cho k.
Do (k, l) = 1 nên suy ra f (k + l) chia hết cho kl.

Bài toán 1.39. Cho p là một số nguyên tố (p > 5) và

f (x) = ax4 + bx3 + cx2 + dx + e ∈ Z[x].

Chứng minh rằng nếu f (x) chia hết cho p với mọi x ∈ Z thì
. . . . .
a .. p, b .. p, c .. p, d .. p, e .. p.
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 60

Giải. Ta có
f (x) = ax4 + bx3 + cx2 + dx + e
và f (0) = e nên e chia hết cho p.
Mặt khác, ta có
.
f (1) = a + b + c + d + e .. p

.
f (−1) = a − b + c − d + e .. p
. . . .
nên 2(a + c + e) .. p và 2(b + d) .. p. Do (2, p) = 1 nên suy ra (a + c) .. p và (b + d) .. p.
Tương tự, ta cũng có
.
f (2) = 16a + 8b + 4c + 2d + e .. p


.
f (−2) = 16a − 8b + 4c − 2d + e .. p
. .
nên 4a + c .. p và 4b + d .. p.
Từ đây suy ra
. . . . .
a .. p, b .. p, c .. p, d .. p và e .. p.

Bài toán 1.40. Cho f (x) là một đa thức với hệ số nguyên. Chứng minh rằng
nếu f (0), f (1), . . ., f (m − 1), đều không chia hết cho m (m là số nguyên dương
cho trước, m > 2) thì phương trình f (x) = 0 không có nghiệm nguyên.

Giải. Giả sử phương trình f (x) = 0 có một nghiệm nguyên là c. Khi đó f (x) =
(x − c)g(x), trong đó g(x) là đa thức với hệ số nguyên. Ta có

f (0) = (0 − c)g(0),
f (1) = (1 − c)g(1),
....
..
f (m − 1) = (m − 1 − c)g(m − 1).

Vì 0 − c, 1 − c, . . . , m − 1 − c là m số nguyên liên tiếp nên phải có một số chia hết


cho m. Vì vậy trong m số f (0), f (1), . . ., f (m − 1) phải có ít nhất một số chia
hết cho m. Điều này là trái với giả thiết. Vậy phương trình f (x) = 0 không có
nghiệm nguyên.
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 61

Bài toán 1.41. Cho đa thức f (x) với hệ số nguyên. Chứng minh rằng nếu
phương trình f (x) = 1 có nhiều hơn 3 nghiệm nguyên phân biệt thì phương trình
f (x) = −1 không có nghiệm nguyên.

Giải. Giả sử a là một nghiệm nguyên của phương trình f (x) = −1. Khi đó thì
f (a) = −1. Gọi x1, x2, x3, x4 là 4 nghiệm nguyên phân biệt của phương trình
f (x) = 1 thì

f (x) − 1 = (x − x1)(x − x2 )(x − x3 )(x − x4 )g(x).

Suy ra
f (a) − 1 = −2 = (a − x1 )(a − x2 )(a − x − 3)(a − x4 )f (a),
trong đó a − x1 , a − x2 , a − x3 , a − x4 là 4 số nguyên phân biệt.
Nhưng −2 không thể phân tích được là tích của 4 số nguyên khác nhau. Vậy
phương trình f (x) = −1 không thể có nghiệm nguyên.

Bài toán 1.42. Cho đa thức

P (x) = ax3 + bx2 + cx + d ∈ Z[x],

trong đó a, b, c, d ∈ Z và c không chia hết cho 3, a không chia hết cho 3; b không
chia hết cho 3. Chứng minh rằng với mỗi số tự nhiên n luôn tồn tại số nguyên
an sao cho P (an ) không chia hết cho 3n .

Giải. Vì c không chia hết cho 3 nên tồn tại duy nhất số r1 ∈ {0, 1, 2} sao cho
cr1 + d không chia hết cho 3. Trong P (x) thay x bởi 3x + r1, ta có

P (3x + r1) = 3[9ax3 + (9ar1 + 3b)x2 + (3ar12 + 2br1 + c)x + ar13 + br12 + d1]

với 3d1 = cr1 + d. Do đó P (3x + r1 ) = 3P1(x), trong đó

P1(x) = 9ax3 + (9ar1 + 3b)x2 + (3ar12 + 2br1 + c)x + ar13 + br12 + d1.

Dễ thấy P1 (x) cũng có dạng giống như P (x). Sử dụng thuật toán tương tự như
với P1 (x) ta tìm được r2 ∈ {0, 1, 2} sao cho P1 (3x + r2 ) = 3P2 (x) với P2 (x) có
cùng dạng như P (x).
Cứ tiếp tục quá trình như vậy, ta thu được dãy

r1, r2, . . ., rn ∈ {0, 1, 2}

sao cho
P (3n x + 3n−1 rn + · · · + 3r2 + r1) = 3n Pn (x)
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 62

với Pn (x) cũng có dạng như P (x).


Suy ra với mỗi số tự nhiên n luôn luôn tồn tại

an = 3n x + 3n−1 rn + · · · + 3r2 + r1

với x nguyên sao cho P (an ) chia hết cho 3n .

Bài toán 1.43. Chứng minh rằng mọi đa thức

xn xn−1 x
Pn (x) := + + · · · + + 1, n ∈ N∗
n! (n − 1)! 1!

không thể có nhiều hơn một nghiệm thực.

Giải. Ta chứng minh rằng với n chẵn thì Pn (x) > 0 với mọi x ∈ R và với n lẻ thì
Pn (x) có đúng một nghiệm thực. Ta chứng minh bằng qui nạp.
Với n = 0 thì P0 (x) = 1 > 0 với mọi x ∈ R nên P0 (x) không có nghiệm thực. Với
n = 1 thì P1 (x) = 1 + x có một nghiệm thực x = −1. Giả sử khẳng định đúng
với mọi giá trị nhỏ thua n. Ta chứng minh nó cũng đúng với n.
Với n lẻ thì Pn (x) có một nghiệm và

Pn0 (x) = Pn−1 (x) > 0, ∀x ∈ R,

nên Pn (x) đồng biến trên R và vì vậy phương trình Pn (x) = 0 có không quá một
nghiệm thực.
Với n chẵn thì Pn0 (x) = Pn−1 (x) có đúng một nghiệm thực x0 6= 0. Vì Pn00 (x) =
Pn−2 (x) > 0 với mọi x ∈ R (do n − 2 chẵn, n − 2 < n). Do đó với x < x0 thì
Pn0 (x) = Pn−1 (x) < 0 và Pn0 (x) = Pn−1 (x) > 0 khi x > x0.
Suy ra với mọi x ∈ R ta có
xn0 xn
Pn (x) > Pn (x0) = Pn−1 (x0) + = 0 > 0,
n! n!

vì Pn−1 (x0) = 0 ứng với n chẵn.


Vậy điều khẳng định được chứng minh. Từ đó ta suy ra phương trình đã cho
có không quá một nghiệm thực.

Bài toán 1.44. Giả sử P (x) là đa thức có hệ số nguyên mà bội nhỏ nhất của
các không điểm của nó bằng m (tất cả các thừa số nguyên tố của P (n) có thể
trừ ra một vài thừa số, phải tham gia ít nhất tới luỹ thừa bậc m, n = 0, 1, 2...).
Chứng minh rằng tồn tại các số nguyên đủ lớn n để ít nhất có một ước số nguyên
tố tham gia vào P (n) với bậc luỹ thừa không lớn hơn m.
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 63

Giải. Giả sử q(x), q1(x), . . ., qk (x) là các nhân tử bất khả quy khác nhau của
P (x) được xếp theo thứ tự tăng dần theo các bội của chúng, nghĩa là

P (x) = [q(x)]m[q1 (x)]m1 · · · [qk (x)]mk

với m 6 m1 6 · · · 6 mk . Nhận xét rằng q(x) có vô số ước nguyên tố p sao cho


từ q(n) ≡ 0 ( mod p) ắt phải có q(n) 6= 0, q1 (n) 6= 0 ( mod p),. . ., qk (n) 6= 0 (
mod p). Khi đó một trong hai số P (n) và P (n + p) chỉ chia hết cho pm và không
chia hết cho bất kỳ luỹ thừa bậc nào cao hơn của p (điều phải chứng minh).
Tiếp theo ta xét một số bài toán về mối liên hệ giữa số nguyên tố và tính bất
khả quy của các đa thức liên quan đến nó.

Bài toán 1.45. Giả sử P (x) là đa thức hệ số nguyên và giả sử rằng tồn tại số
n nguyên thoả mãn ba điều kiện sau.
1
i) Các không điểm của đa thức P (x) nằm trong nửa mặt phẳng Re z < n− ,
2
ii) P (n − 1) 6= 0,
iii) P (n) là một số nguyên tố.
Khi đó đa thức P (x) là bất khả quy.

Giải. Giả sử P (x) là đa thức khả quy. Khi đó P (x) = f (x)g(x) với f (x), g(x) là
hai đa thức với hệ số nguyên và có bậc > 1. Do các không điểm của P (x) nằm
1
trong nửa mặt phẳng Re z < n − nên tất cả các không điểm của f (x) cũng
2
nằm trong nửa mặt phẳng đó. Từ đó suy ra
 1   1 

f n − − t < f n − + t với t > 0. (1.29)
2 2
Vì f (n − 1) 6= 0 (do P (n − 1) 6= 0) và là một số nguyên nên |f (n − 1)| > 1 và
f (n) nguyên nên kết hợp với (1.29) (ứng với t = 1/2), ta có f (n) > f (n − 1) > 1.
Tương tự đối với g(x) ta cũng có g(n) > 1. Nhưng khi đó thì P (n) sẽ có các
ước là f (n) và g(n), điều này mâu thuẫn với giả thiết rằng P (n) là một số nguyên
tố. Vậy P (x) bất khả quy.

Bài toán 1.46. Giả sử số tự nhiên n chữ số p = a0 a1 . . . an là một số nguyên


tố. Chứng minh đa thức tương ứng

P (x) = a0 xn + a1xn−1 + · · · + an−1 x + an

là bất khả quy.


1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 64

Giải. Với k = 10, thì P (x) có các không điểm nằm trong nửa mặt phẳng Re z <
1
9 . P (9) 6= 0 và P (10) = p là một số nguyên tố. Vậy P (x) là một đa thức bất
2
khả quy.

Bài toán 1.47. Chứng minh rằng mọi đa thức dạng

P (x) = (x − a1 )(x − a2 ) · · ·(x − an ) − 1,

trong đó a1 , a2, . . ., an là các số nguyên phân biệt là bất khả quy.

Giải. Giả sử P (x) là đa thức khả quy. Khi đó P (x) = f (x)g(x), trong đó
f (x), g(x) là các đa thức có hệ số nguyên và có bậc lớn hơn 0. Ta có

(x − a1)(x − a2 ) · · · (x − an ) − 1 = f (x)g(x).

Do đó f (ak )g(ak ) = −1 hay f (ak ) = −g(ak ) = ±1 với mọi k = 1, 2, . . ., n Khi đó


đa thức Q(x) = f (x) + g(x) là một đa thức có bậc 6 n − 1 và f (ak ) + g(ak ) = 0
nên f (x) + g(x) ≡ 0 và vì vậy

P (x) = (x − a1 )(x − a2 ) · · · (x − an ) − 1 = −[f (x)]2.

Điều này là vô lý vì hệ số của xn của đa thức vế trái bằng 1 còn hệ số của xn ở


vế phải > 0. Vậy đa thức P (x) bất khả quy.

Bài toán 1.48. Cho a1, a2, . . . , an là n số nguyên phân biệt. Chứng minh rằng

P (x) = (x − a1 )2(x − a2 )2 · · · (x − an )2 + 1

là bất khả quy.

Giải. Giả sử P (x) là khả quy. Khi đó P (x) = f (x)g(x), trong đó f (x), g(x) là
các đa thức có hệ số nguyên và có bậc lớn hơn 0. Có thể coi hệ số cao nhất của
f (x) dương. Khi đó f (x), g(x) là đa thức dương trên R và f (ak )g(ak ) = 1 với
mọi k = 1, 2, . . ., n. Giả sử f (x) = xr + · · · và g(x) = xs + · · · với s + r = 2n.
Nếu xảy ra r < s thì s < n nên g(x) ≡ 1, vô lý.
Nếu xảy ra r = s = n thì f (x) − g(x) có bậc 6 n − 1 và triệt tiêu tại n điểm
ak nên f (x) − g(x) ≡ 0 hay f (x) ≡ g(x). Do đó ta có

P (x) = (x − a1 )2(x − a2)2 · · · (x − an )2 + 1 = [q(x)]2,

và vì vậy

[(x − a1 )(x − a2 ) · · ·(x − an ) − q(x)][(x − a1 )(x − a2) · · · (x − an ) + q(x)] ≡ −1


1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 65

với mọi x ∈ R. Điều này là không thể xảy ra. Vậy P (x) bất khả quy.
Tiếp theo ta xét một số dạng toán liên quan đến các số nguyên và các số hữu
tỷ. Dãy các số nguyên không âm (số tự nhiên) có thể xem như một phép biến đổi
tập N vào chính nó. Vì vậy, nhiều tính chất số học liên quan đến tính chia hết,
đồng dư, nguyên tố cùng nhau, số chính phương,... thường xuất hiện trong các
bài toán của dãy số nguyên.

Bài toán 1.49. Với mỗi số tự nhiên m cho trước, xét dãy {xk (n)} được xác định
như sau :
k
xk (n) = C m+n , n > m.
n + m + 1 2n
Tìm k nhỏ nhất sao cho dãy đã cho ứng với giá trị k tìm được là một dãy số
nguyên với mọi n > m.

Giải. Khi n = m thì


k m+n k
C2n = .
n+m+1 2m + 1
Do vậy k phải chia hết cho (2m + 1). Xét k = 2m + 1. Khi đó với n > m thì

k m+n 2m + 1
xk (n) = C2n = C m+n
n+m+1 n + m + 1 2n
 n − m  m+n n+m n+m+1
= 1− C = C2n − C2n ∈ Z.
n + m + 1 2n

Vậy k = 2m + 1 là số tự nhiên nhỏ nhất để dãy đã cho ứng với giá trị k này là
một dãy số nguyên với mọi n > m.

Bài toán 1.50. Dãy số {xn } được xác định như sau :
 3 + √ 5 n  3 − √ 5  n
xn = + − 2, n ∈ N.
2 2
Chứng minh rằng x2k+1 (k ∈ N) là một số chính phương.

Giải. Nhận xét rằng


 3 + √ 5 n  3 − √ 5 n h √5 + 1 n  √5 − 1 n i2
xn = + −2= − .
2 2 2 2
Đặt
 √5 + 1 n  √5 − 1 n
an = − .
2 2
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 66

Để ý rằng
 √5 + 1 n+2  √5 − 1 n+2 √
an+2 = − = 5an+1 − an .
2 2

Với a1 =√1, a2 = 5, bằng quy nạp toán học ta nhận được a2k+1 nguyên, a2k có
dạng m 5 với m ∈ Z. Suy ra x2k+1 với k ∈ N là một số chính phương.
Bài toán 1.51. Cho dãy số {xn } được xác định như sau :

x1 = 7, x2 = 50, xn+1 = 4xn + 5xn−1 − 1975 (n > 2).


.
Chứng minh rằng x1996 .. 1997.
Giải. Xét dãy {yn } với y1 = 7, y2 = 50 và

yn+1 = 4yn + 5yn−1 + 22, n > 2.

Dễ thấy yn ≡ xn (mod 1997). Do đó chỉ cần chứng minh

y1996 ≡ 0(mod 1997).

Đặt zn = 4yn + 11. Suy ra z1 = 39, z2 = 211. Nhận xét rằng

zn+1 = 4yn+1 + 11 = 16yn + 20yn−1 + 99 = 4zn + 20yn−1 + 55.

Ta lại có
zn−1 = 4yn−1 + 11 suy ra 20yn−1 = 5zn−1 − 55. (1.30)
Thế (1.30) vào (??), ta được

zn+1 = 4zn + 5zn−1 .

Suy ra
zn+1 − 4zn − 5zn−1 = 0. (1.31)
Phương trình đặc trưng của (1.31) là

λ2 − 4λ − 5 = 0 có hai nghiệm λ1 = −1, λ2 = 5.

Nghiệm tổng quát của (1) là

zn = (−1)n α + 5n β.

Ta có (
z1 = −α + 5β = 39,
z2 = α + 25β = 211,
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 67

8 25
nên α = ,β= . Do đó, ta nhận được
3 3
8 25 n
zn = · (−1)n + ·5 . (1.32)
3 3
Từ (1.32) suy ra
8 + 25 · 51996
z1996 = .
3
Ta cần chứng minh
z1996 ≡ 11(mod 1997).
Do 
51996 − 1 ..
. 1997
51996 − 1 ..
. 3
.
nên 51996 − 1 .. 3 · 1997. Từ đó, ta có 51996 = 3n · 1997 + 1, và khi đó,

8 25(3n · 1997 + 1)
z1996 = +
3 3
8 25
= + + 25 · n · 1997
3 3
= 25 · n · 1997 + 11.

Vậy, z1996 ≡ 11( mod 1997).

Bài toán 1.52. Cho dãy số nguyên dương {an } được xác định như sau :

a0 = 20, a1 = 100, an+2 = 4an+1 + 5an + 20 với n ∈ N.

Tìm số nguyên dương h bé nhất có tính chất


.
an+h − an .. 1998 với n ∈ N.

Giải. Ta có
an+1 = 4an + 5an−1 + 20 với n ∈ N∗ .
Đặt bn = 2an + 5 ta thu được b0 = 45, b1 = 205 và

bn+1 = 4bn + 10an−1 + 25 với n ∈ N∗. (1.33)

Mặt khác, do bn−1 = 2an−1 + 5 nên

10an−1 = 5bn−1 − 25. (1.34)


1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 68

Thế (1.34) vào (1.34) ta được

bn+1 − 4bn − 5bn−1 = 0. (1.35)

Phương trình đặc trưng của (1.35) : λ2 − 4λ − 5 = 0 có hai nghiệm là 5 và −1.


Nghiệm tổng quát của (1.35) là bn = 5n α + (−1)n β. Cho n = 0 và n = 1 ta tìm
được
125 10
α= , β= .
3 3
Do đó
125 n 10
bn = .5 + .(−1)n ,
3 3
125 n 10 5
an = .5 + .(−1)n − .
6 6 2
Giả sử h là số nguyên dương thỏa mãn hệ thức

an+h ≡ an (mod 1998). (1.36)

Từ a0 = 20, a1 = 100, suy ra h > 2. Ta sẽ chứng minh rằng h thỏa mãn (1.36)
khi và chỉ khi h chẵn (h > 2) và

ah−1 ≡ 0(mod 1998). (1.37)

Điều kiện cần. Ta có

ah = a0+h ≡ a0 = 20(mod 1998)


ah+1 ≡ a1 = 100(mod 1998),
5ah−1 = ah+1 − 4ah − 20 ≡ 0(mod 1998).
Do đó
ah−1 ≡ 0(mod 1998) vì (5, 1998) = 1.
Nếu h lẻ thì suy ra h − 1 chẵn và

ah = 5ah−1 ≡ 0(mod 1998),

trái với điều kiện ah ≡ 20(mod 1998). Vậy h phải chẵn, h > 2 và

ah−1 ≡ 0(mod 1998).

Điều kiện đủ. Giả sử h > 2, h chẵn và ah−1 ≡ 0(mod 1998). Khi đó

5ah−2 = ah−1 ≡ 0(mod 1998).


1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 69

Do vậy
ah = 4ah−1 + 5ah−2 + 20 ≡ 20 = a0(mod 1998),
ah+1 = 4ah + 5ah−1 + 20 ≡ 100 = a1 (mod 1998).
Bằng quy nạp, dễ dàng chứng minh được rằng

an+h ≡ an (mod 1998).

Từ điều kiện (1.37) với h > 2, h chẵn và ah−1 ≡ 0(mod 1998), suy ra

52 h
ah−1 = (5 − 1) ≡ 0(mod 1998).
6
Do đó
5h − 1
≡ 0(mod 1998).
6
Ta thấy điều kiện (9) tương đương với

5h ≡ 1(mod 6 · 1998), h chẵn

và do 1998 = 2 · 33 · 37 suy ra 6 · 1998 = 22 · 34 · 37, nên theo Định lý Euler, thì

5h ≡ 1(mod 22 ) thỏa mãn với mọi h,


.
5h ≡ 1(mod 34 ) khi h .. 2 · 33 = 54,
.
5h ≡ 1( mod 37) khi h .. 36, h chẵn.

Từ đó, điều kiện (1.37) tương đương với


.
h .. [54, 36] = 108.

Vậy, h = 108 là số nhỏ nhất phải tìm.

Bài toán 1.53. Cho dãy số {an } được xác định theo công thức

a0 = 0, a1 = 1, an+1 = 2an − an−1 + 1 (n > 2).

Chứng minh rằng số A = 4an an+2 + 1 là một số chính phương.

Giải. Ta có
an+1 = 2an − an−1 + 1. (1.38)
Trong (1.38) thay n bởi n − 1, ta được

an = 2an−1 − an−2 + 1. (1.39)


1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 70

Trừ các vế tương ứng của (1.38) cho (1.39) ta thu được

an+1 − an = 2an − an−1 − 2an−1 + an−2

hay
an+1 − 3an + 3an−1 − an−2 = 0. (1.40)
Phương trình đặc trưng của (1.40) là

λ3 − 3λ2 + 3λ − 1 = 0,

có nghiệm λ = 1 và là nghiệm bội bậc ba.


Vậy nên, nghiệm tổng quát của (1.40) là

an = (α + βn + γn2)1n .

Cho n = 0, n = 1 và n = 2, ta được


a0 = 0 = α,
a1 = 1 = α + β + γ,


a2 = 3 = α + 2β + 4γ.

Suy ra
1
α = 0, β = γ = .
2
n(n + 1)
Ta nhận được an = và từ đó ta có
2
A = 4an an+2 + 1 = n(n + 1)(n + 2)(n + 3) + 1 = (n2 + 3n + 1)2.

Điều này chứng tỏ A một là số chính phương.

Bài toán 1.54. Tìm tất cả các hàm số đồng biến f : N∗ → N∗ thoả mãn các
điều kiện
(
f (2n) = f (n) + n, ∀n ∈ N∗,
f (n) chính phương kéo theo n chính phương.

Giải. Do f là hàm số đồng biến nên

f (n) < f (n + 1) < · · · < f (2n) = f (n) + n.

Từ đó, ta có f (n + 1) = f (n) + 1. Suy ra f (n) = n + a − 1 với a = f (1). Do đó


f (a2 + a + 2) = (a + 1)2 kéo theo a2 + a + 2 là một số chính phương và suy ra
a = 1. Vậy f (n) = n. Thử lại ta thấy hàm này thoả mãn các điều kiện bài ra.
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 71

Bài toán 1.55. Cho a là một số nguyên dương. Dãy {an } được xác định theo
công thức (
a1 = 1,
p
an+1 = 5an + aa2n − 8, ∀n ∈ N∗.

Với giá trị nào của a thì dãy {an } là một dãy số nguyên.

Giải. Đặt a − 8 = t (t ∈ N) thì a2 = 5 + t,
p
a3 = 5(5 + t) + (t2 + 8)(5 + t)2 − 8.

Do vậy, để a3 ∈ Z thì ta phải có

f (t) = (t2 + 8)(t + 5)2 − 8 = q 2 (q ∈ N).

Ta có
(t2 + 5t + 4)2 < f (t) < (t2 + 5t + 14)2
và f (t) là một số chẵn nên suy ra

q = t2 + 5t + v với v ∈ {6, 8, 10, 12}.

Thử trực tiếp, ta thu được v = 8 và t = 4 nên a = 24.


Ngược lại, với a = 24 thì
p
an+1 = 5an + 24a2n − 8

kéo theo
an+2 = 10an+1 − an , a1 = 1, a2 = 9.
Vậy, với a = 24 thì dãy {an } là một dãy số nguyên.

Bài toán 1.56. Dãy số {an } được xác định theo công thức
(
a1 = 2,
an = 3an−1 + 2n3 − 9n2 + 9n − 3, n = 2, 3, . . ..

Chứng minh rằng với mọi số nguyên tố p thì dãy các tổng tương ứng

a1 + a2 + · · · + ap−1

đều chia hết cho p.


1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 72

Giải. Theo giả thiết thì

an + n3 = 3[an−1 + (n − 1)3] = 32 [an−2 + (n − 2)3] = · · · = 3n−1 (a1 + 1) = 3n .

Vậy nên an = 3n − n3 với mọi n ∈ N∗.


.
Với p = 2 thì a = 2 .. 2.
1
Với p là số nguyên tố lẻ thì

a1 + a2 + · · · + ap−1 = (3 + 32 + · · · + 3p−1 ) − [13 + 23 + · · · + (p − 1)3].

.
Do k3 + (p − k)3 .. p và

1 p .
3 + 32 + · · · + 3p−1 = (3 − 3) .. p
2
nên suy ra
.
a1 + a2 + · · · + ap−1 .. p.

Bài toán 1.57. Dãy số {an } được xác định theo công thức
 √ 
an = (2 + 3)n , n ∈ N∗ .

Chứng minh rằng dãy {an } là dãy các số nguyên lẻ.

Giải. Ta có
√ √ √ √
(2 + 3)n = A + B 3, (2 − 3)n = A − B 3, ∀n ∈ N∗ ,

trong đó A, B ∈ N∗ . Vậy nên


√ √
(2 + 3)n + (2 − 3)n = 2A, ∀n ∈ N∗.

Do √
0 < (2 − 3)n < 1, ∀n ∈ N∗
nên ta có ngay điều phải chứng minh.

Bài toán 1.58. Dãy số {an } được xác định theo công thức

an = ( 2 + 1)n , n ∈ N.

Chứng minh rằng mọi an đều viết được dưới dạng


√ √
an = m + m − 1 với m ∈ N∗ .
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 73

Giải. Ta có √ √
( 2 + 1)n = pn + qn 2 với pn , qn ∈ N.
Thật vậy, ta có p1 = q1 = 1 và giả sử
√ √
( 2 + 1)n = pn + qn 2.

Khi đó
√ √ √ √
pn+1 + qn+1 2 = ( 2 + 1)n+1 = (pn + qn 2)( 2 + 1)

= pn + 2qn + (pn + qn ) 2.

Đặt (
pn+1 = pn + 2qn ,
qn+1 = pn + qn .

Ta có √ √
( 2 + 1)n+1 = pn+1 + qn+1 2.
Bằng quy nạp, ta chứng minh được |p2n − 2qn2 | = 1. Thật vậy, ta có

|p21 − 2q12 | = |1 − 2.1| = 1.

Giả sử p2n − 2qn2 | = 1 thì

|p2n+1 − 2qn+1
2
| = |(pn + 2qn )2 − 2(pn + qn )2|
= | − p2n + 2qn2 | = 1.

Từ đó ta có
√ p p p p
an = pn + qn 2 = p2n + 2qn2 = p2n + p2n + 1.
√ √
Đặt p2n + 1 = m, ta có an = m + m − 1, điều phải chứng minh.

Bài toán 1.59. Xét hàm số f : N∗ → N∗ thoả mãn điều kiện

f (n + 1) > f (f (n)), ∀n ∈ N∗ .

Chứng minh rằng f (n) = n với mọi n ∈ N∗.

Giải. Nhận xét rằng, tập giá trị Rf là tập con khác rỗng của N∗ nên nó có phần
tử nhỏ nhất. Vì rằng

f (1.16) > f (f (1)), f (3) > f (f (1.16)), . . .


1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 74

nên f (1) là phần tử nhỏ nhất và duy nhất của tập giá trị Rf . Do f (1) > 1 nên
f (n) > n với mọi n ∈ N∗ \ {1}. Vì vậy, ta có thể xét

f : N∗ \ {1} → N∗ \ {1}.

Lập luận hoàn toàn tương tự như trên, ta thu được f (1.16) là phần tử nhỏ nhất
của hàm vừa nhận được.
Vậy, f (1) < f (1.16) và f (n) > 2 với mọi n > 2 và cho phép ta xét hàm

f : N∗ \ {1, 2} → N∗ \ {1, 2}.

Theo cách đó, ta thu được f (n) > n với mọi n ∈ N∗. Nếu xảy ra f (m) > m thì
ta có f (m) > m + 1 và vì vậy f (f (n)) > f (n + 1) (do f tăng thực sự), điều này
là không thể.
Vậy luôn luôn có f (n) = n với mọi n ∈ N∗.

Bài tập

Bài 1.1. Cho dãy số đơn điệu giảm

x 1 > x2 > · · · > x n

và 

 x1 + x2 + · · · + x n = 0
 2
x1 + x22 + · · · + x2n = 10
r

 10
 x1 − xn 6 2 .
n
Chứng minh rằng n là số chẵn. Tính x1 , x2, . . . , xn.
Bài 1.2. Cho dãy số đơn điệu giảm

x1 > x2 > · · · > x10

thoả mãn điều kiện



 x5 = 15
x1 + x2 + · · · + x10 = 100
 2
x1 + x22 + · · · + x210 = 1250 .

Chứng minh rằng xj , j = 1, 2, . . ., 10, là các số dương. Tính x4 and x6 .


Bài 1.3. Xác định tất cả các hàm số liên tục f : R → R+ chuyển đổi mọi cấp
số cộng {xn } thành cấp số nhân {yn } với yn = f (xn ), ∀n ∈ N.
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 75

Bài 1.4. Xác định tất cả các hàm số liên tục f : R → R+ chuyển đổi mọi cấp
số cộng {xn } thành cấp số điều hoà {yn } với yn = f (xn ), ∀n ∈ N.

Bài 1.5. Xác định tất cả các hàm số liên tục f : R+ → R+ chuyển đổi mọi cấp
số điều hoà {xn } thành cấp số nhân {yn } với yn = f (xn ), ∀n ∈ N.

Bài 1.6. Xác định tất cả các hàm số liên tục f : R+ → R+ chuyển đổi mọi cấp
số điều hoà {xn } thành cấp số điều hoà {yn } với yn = f (xn ), ∀n ∈ N.

Bài 1.7. Xác định tất cả các hàm số liên tục f : R+ → R chuyển đổi mọi cấp
số điều hoà {xn } thành cấp số cộng {yn } với yn = f (xn ), ∀n ∈ N.

Bài 1.8. Xác định tất cả các hàm số liên tục f : R+ → R+ chuyển đổi mọi dãy
dương {xn } thoả mãn điều kiện
s
x2n+2 + x2n
xn+1 =
2

thành cấp số nhân {yn } với yn = f (xn ), ∀n ∈ N.


Bài 1.9. Xét dãy số {vn } được xác định bởi

2vn (vn ln 2 − 1) + 1
v0 = a, vn+1 = , ∀n ∈ N.
2vn ln 2 − 1
a) Chứng minh rằng với a < log2 log2 e thì dãy {vn } tăng và bị chặn trên bởi
0.
b) Chứng minh rằng với a > log2 log2 e thì dãy {vn } giảm và bị chặn dưới bởi
1.
Bài 1.10. Cho a1 = a ∈ R và an+1 = an .an−1 , ∀n ∈ N∗. Hỏi với giá trị nào của
a thì dãy {an } là một dãy đơn điệu.

Bài 1.11. Cho


n + 1 22 23 2n 
Sn = 2 + + + · · · + .
2n+1 2 3 n
Chứng minh rằng dãy {Sn } là một dãy đơn điệu giảm và bị chặn dưới bởi 0.

Bài 1.12. Các dãy số {xn } và {yn } được xác định theo hệ thức sau

x1 = a > 0, y1 = b > 0,
xn−1 + yn−1 √
xn = , yn = xn−1 yn−1 , khi n > 2.
2
Chứng tỏ rằng dãy {xn } đơn điệu giảm và dãy {yn } đơn điệu tăng.
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 76

Bài 1.13. Cho a, b, c ∈ Z, a chẵn, b lẻ. Chứng minh rằng với mọi n ∈ N∗ luôn
tồn tại x ∈ N∗ sao cho ax2 + bx + c chia hết cho 2n .

Bài 1.14. Cho P (x) ∈ Z[x] và A = {a1, a2, . . . , an } ⊆ N∗. Biết rằng với mọi
k ∈ Z luôn tồn tại ai ∈ A sao cho aj | P (k). Chứng minh rằng tồn tại a ∈ A sao
cho P (k) chia hết cho a với mọi k ∈ Z.

Bài 1.15. Dãy {xn } được xác định như sau :


√ √
(2 + 3)n − (2 − 3)n
xn = √ , ∀n ∈ N∗ .
2 3

Chứng minh rằng dãy {xn } nguyên. Xác định n để xn chia hết cho 3.

Bài 1.16. Chứng minh rằng với dãy Fibonassi {xn },

x1 = x2 = 1, xn+2 = xn+1 + xn với n ∈ N∗

luôn tồn tại bộ 3 số tự nhiên (a, b, c) (a > b, a > c) sao cho xn − nbcn luôn luôn
chia hết cho a.

Bài 1.17. Xét hàm số f : Z+ → Z+ thoả mãn các điều kiện :


(i) f (n + 1) hoặc bằng f (n) − 1 hoặc bằng 4f (n) − 1,
(ii) Với mỗi m ∈ Z+ cho trước, tồn tại n ∈ Z+ để f (n) = m.
Tính f (2007).

Bài 1.18. Xác định số nghiệm của phương trình sau trong (0; 1)

8x(1 − 2x2 )(8x4 − 8x2 + 1) = 1



Bài 1.19. Hỏi phương trình 4x3 − 3x = 1 − x2 có bao nhiêu nghiệm thực (kể
cả bội)?

Bài 1.20. Chứng minh rằng phương trình

x4 − 6x2 + 1 = 0
π 3π 5π 7π
có các nghiệm là tan , tan , tan , tan
8 8 8 8
Bài 1.21. Cho 0 < m < 1. Giải phương trình

(1 − m2 )x + (2m)x = (1 + m2 )x .
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 77

Bài 1.22. Giải và biện luận bất phương trình


p 2a2
x2 + a 2 6 x + √
x2 + a 2
√ √ √
Bài 1.23. Cho x 6= ± 3, y 6= ± 3, z 6= ± 3 và thỏa mãn điều kiện x + y + z =
xyz. Chứng minh rằng

3x − x3 3y − y 3 3z − z 3 3x − x3 3y − y 3 3z − z 3
+ + = . . .
1 − 3x2 1 − 3y 2 1 − 3z 2 1 − 3x2 1 − 3y 2 1 − 3z 2

Bài 1.24. Cho 0 < a, b, c < 1 thoả mãn điều kiện

a2 + b2 + c2 + 2abc = 1.

Chứng minh rằng


p p p
abc + 1 = c (1 − a2 )(1 − b2) + a (1 − b2)(1 − c2) + b (1 − c2)(1 − a2).

Bài 1.25. Cho |a| > 1, |b| > 1. Chứng minh rằng
p p
a2 − 1 + b2 − 1 6 |ab|

Bài 1.26. Chứng minh rằng với mọi x, y ta có

1 (x2 − y 2 )(1 − x2y 2 ) 1


− 6 2 2 2 2
6 .
4 (1 + x ) (1 + y ) 4

1
Bài 1.27. Cho dãy số {xn } với 0 < xn < 1 và xn+1 (1 − xn ) > . Chứng minh
4
rằng dãy đã cho là một dãy đơn điệu tăng và bị chặn.

Bài 1.28. Cho dãy số {yn } xác định theo công thức

Ax
yn+1 = (1 − x)yn + 1−x , với A > 0, 0 < x < 1, y0 > 0, n ∈ N.
yn x

Hãy chứng minh rằng dãy số trên là dãy giảm.

Bài 1.29. Cho f (x) là đa thức với hệ số nguyên và thỏa mãn điều kiện f (0) =
f (1) = 1 và a0 là số nguyên bất kỳ. Ta định nghĩa an+1 = f (an ) với n > 0. Chứng
minh rằng với m 6= n, ta luôn có đẳng thức sau (am , an ) = 1.
1.4. Tính toán trên tập số nguyên và đa thức nguyên 78

Bài 1.30. Giả sử a0, a1, . . . , an là những chữ số của một số có n (n > 1) chữ số

A = a0 + 10a1 + 102a2 + · · · + (10)n an .

Chứng minh rằng các không điểm của đa thức

P (z) = a0 + a1 z + a2 z 2 + · · · + an z n

hoặc nằm trong nửa mặt phẳng bên trái hoặc nằm trong hình tròn

1 + 37
O(0, r) = {z ∈ C : |z| < .
2
Chương 2

Các bài toán nội suy cổ điển

Trong chương này, ta xét một số bài toán liên quan đến khai triển Taylor
và khai triển Lagrange. Các dạng khai triển này còn có tên là công thức Taylor
(nội suy Taylor) và công thức nội suy Lagrange. Ngoài ra, còn một số dạng khai
triển và nội suy cổ điển nổi tiếng khác như khai triển Taylor - Gontcharov và nội
suy Hermite rất ít được đề cập trong các sách giáo khoa và sách tham khảo hiện
hành. Vì thế, trong chương này, ngoài phần xét một số bài toán liên quan đến
khai triển Taylor và khai triển Lagrange, sẽ trình bày sơ lược ý tưởng và phát
biểu bài toán dưới dạng tổng quát, nêu cách chứng minh sự tồn tại và duy nhất
nghiệm và công thức tường minh của nghiệm. Bạn đọc chưa quen với các khai
triển Taylor - Gontcharov và bài toán nội suy Hermite chắc chắn sẽ gặp một vài
khó khăn về nội dung cũng như kỹ thuật chứng minh nhưng cũng dễ dàng khắc
phục được nếu đọc kỹ phần ví dụ minh hoạ trước, sau đó mới quay lại đọc phần
trình bày lý thuyết thì chắc chắn lĩnh hội được tư tưởng hệ thống của phương
pháp giải. Cũng cần lưu ý rằng còn một số bài toán nội suy cổ điển tổng quát
khác liên quan mật thiết đến các bài toán ban đầu và bài toán biên hỗn tạp của
phương trình vi phân và phương trình đạo hàm riêng không được đề cập ở đây.
Vì thế, các bài toán nội suy cổ điển xét trong chương này được hiểu là bốn bài
toán cơ bản nhất và cũng chỉ trình bày ở mức độ sơ lược thông qua mô tả ví
dụ và ý tưởng là chủ yếu. Đó là bài toán về khai triển Taylor (Nội suy Taylor),
đồng nhất thức Lagrange (Nội suy Lagrange), Khai triển Taylor - Gontcharov
(Nội suy Newton) và đồng nhất thức Hermite (Nội suy Hermite).
Phần cuối chương có trình bày sơ lược về một số bài toán nội suy hỗn hợp là
tổ hợp các dạng nội suy đã biết sao cho sự tồn tại và tính duy nhất nghiệm của
bài toán nội suy không bị phá vỡ.

79
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 80

2.1 Khai triển và nội suy Taylor


Ta thường thấy trong các sách giáo khoa hiện hành, dạng chính tắc của một
đa thức đại số P (x) bậc n (n > 0, thường được ký hiệu deg P (x) = n) có dạng

P (x) = p0 xn + p1xn−1 + · · · + pn , p0 6= 0.

Đa thức dạng chính tắc là đa thức được viết theo thứ tự giảm dần của luỹ thừa.
Tuy nhiên, khi khảo sát các đa thức, người ta thường quan tâm đến cả một lớp
các đa thức bậc không quá số nguyên dương n cho trước nào đó. Vì thế, về sau,
ta thường sử dụng cách viết đa thức P (x) dưới dạng tăng dần của bậc luỹ thừa

P (x) = b0 + b1 x + b2x2 + · · · + bn xn . (2.1)

Nhận xét rằng, đa thức (2.1) có tính chất

P (k) (0) = k!bk , k = 0, 1, . . ., n


P (k) (0) = 0, k = n + 1, n + 2, . . . .
Vì thế đa thức (2.1) thường được viết dưới dạng công thức (đồng nhất thức)
Taylor
a1 a 2 2 an
P (x) = a0 + + x + · · · + xn . (2.2)
1! 2! n!
Với cách viết (2.2) ta thu được công thức tính hệ số ak (k = 0, 1, . . ., n) của đa
thức P (x), đó chính là giá trị của đạo hàm cấp k của đa thức tại x = 0:

ak = P (k) (0), k = 0, 1, . . ., n.

Từ đây ta thu được đồng nhất thức Taylor tại x = 0:

P 0 (0) P (2)(0) 2 P (n) (0) n


P (x) = P (0) + x+ x + ···+ x . (2.3)
1! 2! n!

Ví dụ 2.1. Viết biểu thức

Q(x) = (x2 − 2x − 2)5 + (2x3 + 3x2 − x − 1)2

dưới dạng (chính tắc) công thức Taylor tại x = 0:


a1 a2 a10 10
Q(x) = a0 + x + x2 + · · · + x . (2.4)
1! 2! 10!
Tính giá trị của a8 ?
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 81

Theo công thức (2.3) thì ta có ngay hệ thức a8 = Q(8)(0).


Dạng (2.2) cho ta mối liên hệ trực tiếp giữa các hệ số của một đa thức chính
tắc với các giá trị đạo hàm của đa thức đó tại x = 0. Trong trường hợp tổng
quát, công thức Taylor tại x = x0 , có dạng

P 0 (x0) P (2)(x0 ) P (n) (x0)


P (x) = P (x0)+ (x−x0 )+ (x−x0 )2 +· · ·+ (x−x0 )n . (2.5)
1! 2! n!
Ví dụ 2.2. Viết biểu thức

Q(x) = (x − 1)(x − 2) · · ·(x − 9)

dưới dạng (chính tắc) công thức Taylor tại điểm x = 10 :


a1 a2 a9
Q(x) = a0 + (x − 10) + (x − 10)2 + · · · + (x − 10)9. (2.6)
1! 2! 9!
Tính giá trị của a7 ?

Công thức (2.5) cho ta hệ thức a7 = Q(7)(10).


Trong trường hợp đa thức bậc tuỳ ý, ta có các kết quả hoàn toàn tương tự.

Ví dụ 2.3. Chứng minh rằng nếu đa thức P (x) thoả mãn điều kiện deg P (x) 6 n
và P (k) (α) = qk với mọi k ∈ {0, . . ., n}, trong đó α, qk là các số cho trước;
P (0) (x) ≡ P (x), thì P (x) có dạng
n
X qk
P (x) = (x − α)k .
k!
k=0

Đẳng thức trên được chứng minh trực tiếp bằng cách lấy đạo hàm liên tiếp hai
vế và sử dụng giả thiết về các giá trị ban đầu P (k) (α) = qk với mọi k ∈ {0, . . ., n}.
Việc chứng minh tính duy nhất được suy từ tính chất của các đa thức (khác 0)
bậc không vượt quá n là nó có không quá n nghiệm (kể cả bội).
Bây giờ, ta chuyển sang xét bài toán nội suy Taylor.

Bài toán 2.1. Cho x0 , ak ∈ R, với k = 0, 1, . . ., N − 1. Hãy xác định đa thức


T (x) có bậc không quá N − 1 (deg T (x) 6 N − 1) và thỏa mãn các điều kiện

T (k) (x01) = ak1 , ∀k = 0, 1, . . ., N − 1. (2.7)

Giải. Trước hết, dễ thấy rằng đa thức


N
X −1
T (x) = αk1 (x − x01)k
k=0
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 82

có bậc deg T (x) 6 N − 1. Tiếp theo, ta cần xác định các hệ số αk1 ∈ R sao cho
T (x) thỏa mãn điều kiện

T (k) (x01) = ak1 , ∀k = 0, 1, . . ., N − 1.

Lần lượt lấy đạo hàm T (x) đến cấp thứ k, k = 0, 1, . . ., N − 1, tại x = x01
và sử dụng giả thiết

T (k) (x01) = ak1 , ∀k = 0, 1, . . ., N − 1,

ta suy ra
ak1
αk1 = , ∀k = 0, 1, . . ., N − 1.
k!
Thay giá trị của αk1 vào biểu thức của T (x), ta thu được
N
X −1
ak1
T (x) = (x − x01)k (2.8)
k!
k=0

Với mỗi k = 0, 1, . . . , N − 1, ta có
N
X −1
aj1
T (k) (x) = ak1 + (x − x01)j−k .
(j − k)!
j=k+1

Do vậy đa thức T (x) thỏa mãn điều kiện

T (k) (x01) = ak1 , ∀k = 0, 1, . . ., N − 1.

Cuối cùng, ta chứng minh rằng đa thức T (x) nhận được từ (2.8) là đa thức
duy nhất thỏa mãn điều kiện của bài toán nội suy Taylor (2.8), và ta gọi đa thức
này là đa thức nội suy Taylor.
Thật vậy, nếu có đa thức T∗(x), có bậc deg T∗(x) 6 N − 1 cũng thỏa mãn
điều kiện của bài toán (2.8) thì khi đó, đa thức

P (x) = T (x) − T∗ (x)

cũng có bậc deg P (x) 6 N − 1 và đồng thời thỏa mãn điều kiện

P (k) (x01) = 0, ∀k = 0, 1, . . . , N − 1.

Tức là, đa thức P (x) là đa thức có bậc không quá N − 1 (deg P (x) 6 N − 1)
mà lại nhận x01 làm nghiệm với bội không nhỏ thua N , nên P (x) ≡ 0, và do đó
T (x) = T∗(x).
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 83

Nhận xét 2.1. Chú ý rằng đa thức nội suy Taylor T (x) được xác định từ (2.8)
chính là khai triển Taylor đến cấp thứ N − 1 của hàm số T (x) tại điểm x = x01.

Ta đã xét công thức khai triển Taylor đối với đa thức. Tiếp theo, trong mục
này ta sẽ xác lập công thức Taylor với các phần dư khác nhau. Ta nhắc lại, khi
hàm f khả vi tại điểm x = a, thì theo định nghĩa, ta có

f (a + h) − f (a) = f 0 (a)h + o(h).

Nếu đặt a + h = x thì h = a − x và

f (x) − f (a) = f 0 (a)(x − a) + o(x − a).

Nói một cách khác, tồn tại hàm tuyến tính

P1 (x) = f (a) + f 0(a)(x − a)

sao cho
f (x) = P1 (x) + o(x − a),
trong đó
P1 (a) = f (a), P 0 1 (a) = f 0 (a).
Ta phát biểu một số bài toán sau đây.
Bài toán 2.2. Giả sử hàm f xác định trên tập hợp Ω ⊂ R, trong đó Ω là hợp
của các khoảng mở trên trục thực. Giả sử f khả vi cấp n tại điểm a ∈ Ω. Hãy
xác định các đa thức Pn (x) có bậc 6 n, sao cho

Pn(γ) (a) = f (γ) (a), γ = 0, . . ., n.

Giả sử P (x) là đa thức (bậc n) tuỳ ý. Ta viết


n
X aγ
P (x) = (x − a)γ .
γ!
γ=0

Khi đó

P (µ) (a) = µ! = aµ .
µ!
Nếu bây giờ ta đặt
aµ = f (µ) (a), µ = 0, . . ., n,
thì
f (µ)(a) = P (µ) (a).
Như vậy bài toán đã được giải xong.
Tiếp theo, ta xét bài toán ước lượng hiệu f (x) − Pn (x).
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 84

Định nghĩa 2.1. Đa thức


n
X f γ (x0 )
Tn (f ; x) = (x − a)γ
γ!
γ=0

được gọi là đa thức Taylor bậc n với tâm a của hàm f , khả vi cấp n tại điểm a.
Ta đặt
f (x) = Tn (f ; x) + Rn (f ; x) =
1 (n)
= f (a) + f 0 (a)(x − a) + · · · + f (a)(x − a)n + Rn (f ; x). (2.9)
n!
Công thức (2.9) được gọi là công thức Taylor (dạng đầy đủ) của hàm f (x).
Nếu a = 0 thì (2.9) được gọi là công thức Maclaurin.
Biểu thức Rn (f ; x) được gọi là phần dư của công thức Taylor. Với những điều
kiện khác nhau đặt ra đối với hàm f , phần dư sẽ được biểu diễn bởi các công
thức khác nhau. Lời giải bài toán ước lượng hiệu f (x) − Pn (x) cũng chính là ước
lượng các biểu thức phần dư này.
Bổ đề 2.1. Nếu hàm ϕ có đạo hàm đến cấp n tại điểm a và

ϕ(a) = ϕ0(a) = · · · = ϕ(n) (a) = 0,


ϕ(x)
thì ϕ(x) = o((x − a)n ) khi x → a, tức là → 0(x → a).
(x − a)n
Chứng minh.
Ta chứng minh bằng phương pháp quy nạp. Với n = 1, ta có
ϕ(x) ϕ(x) − ϕ(a)
ϕ(a) = ϕ0 (a) và = → ϕ0(a) = 0(x → a),
x−a x−a
tức là ϕ(x) = o((x − a)). Giả sử bổ đề đúng với n nào đó, tức là với điều kiện

ϕ(a) = ϕ0(a) = · · · = ϕ(n) (a) = 0,

thì
ϕ(x) = o((x − a)n ).
Ta cần chứng minh rằng với ϕ(n+1) (a) = 0, thì

ϕ(x) = o((x − a)n+1 ), x → a.

Ta xét hàm ψ(x) = ϕ0(x). Ta có

ψ(a) = ψ 0(a) = · · · = ψ (n)(a) = 0


2.1. Khai triển và nội suy Taylor 85

và do đó ψ(x) = o((x − a)n ), tức là

ψ(x) ϕ0(x)
= → 0 (x → a) (2.10)
(x − a)n (x − a)n

Theo định lý Lagrange, ta có


 n
ϕ(x) ϕ(x) − ϕ(a) ϕ0(ξ)(x − a) ϕ0(ξ) ξ−a
= = = ,
(x − a)n+1 (x − a)n+1 (x − a)n+1 (ξ − a)n x−a

trong đó ξ nằm xen giữa a và x. Từ đó, ta thu được

ϕ0 (ξ) ξ−a
→ 0 (x → a), 0 < < 1.
(ξ − a)n x−a

Như vậy, ϕ(x) = o((x − a)n+1 ) khi x → a và bổ đề được chứng minh.

Định lý 2.1 (Taylor). Giả sử f : U(a, δ) → R là hàm khả vi liên tục đến cấp
n − 1 trong δ-lân cận U(a, δ) của điểm a và có đạo hàm hữu hạn cấp n tại điểm
a. Khi đó, hàm f có thể biểu diễn được dưới dạng
n
X f (k) (a)
f (x) = (x − a)k + o((x − a)n ) (2.11)
k!
k=0

khi x → a, trong đó 0! = 1, f (0)(a) = f (a).

Công thức (2.11) được gọi là công thức Taylor dạng địa phương với phần dư
Peano.
Chứng minh. Đặt
n
X f (k) (a)
ϕ(x) = f (x) − (x − a)k , ψ(x) = (x − a)n . (2.12)
k!
k=0

Từ (2.12) ta dễ dàng thấy rằng ϕ(a) = ϕ0(a) = · · · = ϕ(n) (a) = 0. Do đó


theo bổ đề 2.1, ta thu được ϕ(x) = o(ψ(x)), x → a và hệ thức (2.11) được chứng
minh.
Công thức (2.11) chỉ cho ta dáng điệu của f (x) − Tn (f ; x) với những giá trị
x đủ gần a. Để có thể sử dụng đa thức Tn (f ; x) làm công cụ xáp xỉ hàm f (x), ta
cần phải đưa ra những dạng khác đối với phần dư Rn (f ; x).
Nếu hàm f có thêm những hạn chế chặt hơn so với định lý 2.1 thì ta thu được
định lý Taylor toàn cục sau đây.
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 86

Định lý 2.2 (Taylor). Giả sử f : (a, b) → R khả vi liên tục cấp n trên khoảng
(a, b) và có đạo hàm cấp n + 1 tại mỗi điểm của khoảng (a, b) có thể trừ ra điểm
x0 ∈ (a, b). Khi đó, giữa điểm x0 và điểm x ∈ (a, b) bất kỳ, tồn tại điểm ξ, sao
cho
Xn
f (k) (x0 )
f (x) = (x − x0)k + Rn+1 (f ; x), (2.13)
k!
k=0

trong đó
 p
1 x − x0
Rn+1 (f ; x) = (x − ξ)n+1 f (n+1) (ξ), p ∈ R, p > 0. (2.14)
n!p x−ξ

Công thức (2.13) được gọi là công thức Taylor đối với hàm f với phần dư
Rn+1 dưới dạng Schlomilch - Roche.
Chứng minh.
Để cho xác định ta coi x > x0 . Xét hàm số
n
X f (k) (t) (x − t)p
h(t) = f (x) − (x − t)k − λ, x0 6 t 6 x, (2.15)
k! n!p
k=0

trong đó p ∈ R, p > 0, λ là tham số.


Hàm h(t) liên tục trên đoạn [x0, x], h(x) = 0 và đạo hàm h0 (t) tồn tại ∀t ∈
(x0 , x). Ta chọn số λ sao cho
n
X f (k) (x0) (x − x0 )p
h(x0) = f (x) − (x − x0 )k − λ=0 (2.16)
k! n!p
k=0

Với cách chọn đó, hàm h(t) thoả mãn mọi điều kiện của Định lý Rolle trên đoạn
[x0 , x]. Do đó ∃ξ ∈ (x0, x), sao cho

f (n+1) (ξ) (x − ξ)p−1


h0 (ξ) = − (x − ξ)n + λ = 0. (2.17)
n! n!
Thật vậy, từ hệ thức (2.15), ta có
f 0 (t) f 00(t) f 00(t)
h0 (t) = −f 0 (t) + − (x − t) + 2(x − t) − · · · (2.18)
1! 1! 2!
f (n) (t) f (n+1) (t) (x − t)p−1
+ n(x − t)n−1 − (x − t)n + λ. (2.19)
n! n! n!
Dễ dàng thấy rằng mọi số hạng ở vế phải của (2.18) trừ hai số hạng cuối cùng
đều khử nhau hết. Từ đó bằng cách thay t = ξ ta thu được (2.17). Từ (2.17), ta

λ = f (n+1) (ξ)(x − ξ)n−p+1 (2.20)
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 87

Thay λ từ (2.20) vào (2.16), ta thu được (2.13) và (2.14), điều phải chứng minh. 

Bằng cách chọn các giá trị p > 0 hoàn toàn xác định, ta thu được những trường
hợp riêng đối với phần dư Rn+1 (f ; x). Ta xét những trường hợp quan trọng nhất
khi p = n + 1 và p = 1.
Khi p = n + 1 thì từ (2.14), ta thu được phần dư của công thức Taylor dưới
dạng Lagrange

f (n+1) (ξ)
Rn+1 (f ; x) = (x − x0 )n+1 , ξ = x0 + θ(x − x0), 0 < θ < 1. (2.21)
(n + 1)!

Khi p = 1, từ (2.14), ta thu được phần dư của công thức Taylor dưới dạng
Cauchy:

f (n+1) (x0 + θ(x − x0 ))


Rn+1 (f ; x) = (x − x0)n+1 (1 − θ)n , 0 < θ < 1, (2.22)
n!
trong đó ξ = x0 + θ(x − x0 ).

Nhận xét 2.2. Công thức Maclaurin với các phần dư (2.21) và (2.22) có dạng
tương ứng

f (n+1) (θx) n+1


Rn+1 (f ; x) = x , 0 < θ < 1 (dạng Lagrange),
n!

f (n+1) (θx)
Rn+1 (f ; x) = (1 − θ)n xn+1 , 0 < θ < 1 (dạng Cauchy).
(n = 1)!

Sau đây ta xét khai triển Maclaurin đối với một số hàm sơ cấp đơn giản.

Ví dụ 2.4. Hàm f (x) = ex , x ∈ R có f (n) (x) = ex ∀x ∈ R. Do đó

x2 xn
ex = 1 + x + +···+ + Rn (x),
2! n!
1
Rn (x) = eθx xn+1 , 0 < θ < 1.
(n + 1)!
Ta có
|x|n+1 x
|Rn(x)| 6 e → 0 (n → ∞), x ∈ R.
(n + 1)!
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 88

Ví dụ 2.5. Hàm f (x) = sin x có


 π
f (n) (x) = sin x + n , n = 0, 1, · · · ,
2
 π
f (0) = 0, f 0 (0) = 1, f 00(0) = 0, f (3)(0) = 1, · · · , f (2n)(0) = sin 2n = 0,
h i 2
π
f (2n+1 (0) = sin (2n + 1) = (−1)n .
2
Do đó
x 3 x5 (−1)n−1 x2n−1
sin x = x − + − ···+ + R2n (x),
3! 5! (2n − 1)!
h i
sin (θx + (2n + 1) π2 x2n+1
R2n+1 (x) = , 0 < θ < 1. (2.23)
(2n + 1)!
Từ (2.23) suy rằng

|x|2n+1
|R2n+1(x)| 6 → 0(n → ∞), ∀x ∈ R.
(2n + 1)!

Ví dụ 2.6. Hàm f (x) = cos x có


 nπ  nπ
f (n) (x) = cos x + , f (n) (0) = cos ,
2 2
 nπ
f (n) (θx) = cos θx + ), n = 1, 2, · · · .
2
Công thức Maclaurin theo các lũy thừa của x với phần dư dưới dạng Lagrange có
dạng
x 2 x4 x2(n−1)
cos x = 1 − + − · · · + (−1)n−1 + R2n(x),
2! 4! [2(n − 1)]!
x2n  π
R2n(x) = cos θx + 2n → 0 (n → ∞), ∀x ∈ R.
(2n)! 2

Ví dụ 2.7. Xét hàm số f (x) = ln (1 + x) xác định và khả vi vô hạn lần ứng với
mọi x > −1 và

x2 xn−1
f (x) = x − + · · · + (−1)n + Rn (x).
2 n−1
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 89

Trong truờng hợp này ta viết hai công thức phần dư

(−1)n+1 xn
Rn (x) = , 0 < θ < 1, −dạng Lagrange;
n(1 + θx)n
 n−1
xn 1−θ
Rn (x) = (−1)n+1 , 0 < θ < 1, −dạng Cauchy.
(1 + θx) 1 + θx
Giả sử 0 6 x 6 1. Khi đó áp dụng công thức phần dư dạng Lagrange ta có
1 n
|Rn (x)| 6 |x| → 0 (n → ∞).
n
Trong trường hợp −1 < x < 0, công thức phần dư dạng Lagrange không cho
ta kết luận về dáng điệu của Rn (vì ở đây ta chỉ biết 0 < θ < 1 và θ = θ(x, n)).
Ta áp dụng công thức phần dư dạng Cauchy. Ta có

|x|n
|Rn | < → 0 (n → ∞), 0 < |x| < 1,
1 − |x|
1−θ
1 − θ1 + θx < 1−θ
vì rằng 1.
=
Trong trường hợp này x > 1, Rn (x) 6→ 0 khi n → ∞. Để thấy rõ điều này ta
đặt
x2 xn−1
Sn (x) = x − + · · · − (−1)n .
2 n−1
Khi đó,
Sn (x) + Rn (x) = Sn+1 (x) + Rn+1 (x)

xn
Rn (x) − Rn+1 (x) = (−1)n+1 .
n
Với x > 1 và n → ∞ vế phải của đẳng thức trên không dần đến 0. Do đó Rn (x)
không dần đến 0 khi n → ∞ vì không thoả mãn tiêu chuẩn tồn tại giới hạn
Cauchy.
Như vậy phần dư Rn (x) của công thức Taylor đối với hàm ln (1 + x) chỉ dẫn
đến 0 với −1 < x < 1.
Xét hàm f (x) = (1 + x)m . Đối với hàm này ta chỉ cần xét m ∈ R \ N. Ta có

f (n) (x) = m(m − 1) · · · (m − n + 1)(1 + x)m−n ,

f (n) (0) = m(m − 1) · · ·(m − n + 1).


2.1. Khai triển và nội suy Taylor 90

Công thức Taylor theo các lũy thừa của x có dạng


m(m − 1) 2 m(m − 1) · · ·(m − n + 1) n−1
(1 + x)m = 1 + mx + x + · · ·+ x + Rn (x).
2! (n − 1)!

Khi đó, phần dư dưới dạng Lagrange có dạng


m(m − 1) · · · (m − n + 1) n
Rn = x (1 + θx)m−n (2.24)
n!
và dưới dạng Cauchy
 n−1
m(m − 1) · · ·(m − n + 1) n 1−θ
Rn = x (1 + θx)m−1 . (2.25)
(n − 1)! 1 + θx

Với 0 6 x < 1, thì theo (2.24) với n > m, ta có


|m(m − 1) · · · (m − n + 1)| n
|Rn | 6 |x| → 0 (n → ∞).
n!
m(m − 1) · · · (m − n + 1) n
Thật vậy, ta đặt Un = x . Khi đó,
n!
|Un+1 | |m − n|
= |x|.
|Un | n+1
Suy ra
|m − n|
|Un+1 | = |x||Un|.
n+1
|m − n|
Với n đủ lớn thì vế phải < 1 vì → 1 khi n → ∞ và 0 6 x < 1. Do đó
n+1
dãy (Un ) có giới hạn u nào đó. Chuyển qua giới hạn đẳng thức trên khi n → ∞,
ta thu được |u| = |x||u| hay u = 0. Do đó Rn → 0 (n → ∞) với 0 6 x < 1.
Với −1 < x < 0, thì từ (2.25), ta có
|m(m − 1) · · ·(m − n + 1)| n
|Rn| 6 C |x| , (2.26)
(n − 1)!

trong đó C là số phụ thuộc x nhưng không phụ thuộc n.


Thật vậy, để ước lượng |Rn |, ta xét
   
1 − θ n−1 1 − θ n−1
6 =1
1 + θx 1−θ

và với m − 1 > 0 thì


(1 + θx)m−1 6 2m−1 .
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 91

Khi m − 1 < 0 thì


1
(1 + θx)m−1 < .
(1 − |x|)1−m
Từ đó suy ra (2.26). Bằng cách chứng minh tương tự như ở phần trước ta dễ
dàng thấy rằng Rn → 0 khi n → ∞.

Nhận xét 2.3. Vấn đề mấu chốt trong việc tìm công thức Taylor đối với hàm f
cho trước là tính các hệ số an của nó. Các hệ số này được tính theo công thức
(n)
an = f n!(a) . Tuy nhiên công thức tổng quát này thường ít tiện lợi do việc tính
toán các đạo hàm cấp cao quá cồng kềnh. Thông thường các hệ số của đa thức
Taylor Tn (f ; x) được tính bằng cách sử dụng các khai triển như đã nêu ở trên.

Bây giờ ta xét một vài ví dụ. Để cho tiện lợi, ta tìm công thức Taylor với
phần dư dưới dạng Peano.
1
Ví dụ 2.8. Khai triển hàm f (x) = theo công thức Taylor đến số hạng
2x + 3
o(xn ).

Ta có
1 1
= .
2x + 3 3(1 + 23 x)
Sử dụng khai triển
X n
1
= (−1)k xk + o(xn ),
1+x
k=0

ta có
X n
1 2k
= (−1)k k+1 xk + o(xn ).
2x + 3 3
k=0

Ví dụ 2.9. Hàm f (x) = ln (5 − 4x) có


 4 
ln (5 − 4x) = ln 5 + ln 1 − x .
5
Theo công thức khai triển ở trên, ta thu được
n
X  
1 4 k
ln (5 − 4x) = ln 5 − xk + o(xn ).
k 5
k=0

Ví dụ 2.10. Xét hàm số


3+x
f (x) = ln ·
2−x
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 92

Trước hết ta nhận xét rằng nếu


n
X
f (x) = ak (x − x0 )k + o((x − x0 )n ),
k=0

n
X
g(x) = bk (x − x0)k + o((x − x0 )n ),
k=0

thì
n
X
f (x) + g(x) = (ak + bk )(x − x0 )k + o((x − x0 )n ).
k=0

Từ đẳng thức
3 x  x
f (x) = ln + ln (1 + ) − ln 1 − ,
2 3 2
suy ra
n  
3 X1 1 (−1)k−1
f (x) = ln + + xk + o(xn ).
2 k 2k 3k
k=0

Ví dụ 2.11. Xét hàm số


x2 + 5
f (x) = .
x2 + x − 12
Để khai triển theo công thức Taylor các hàm hữu tỷ thông thường, ta biểu
diễn hàm hữu tỷ đó dưới dạng tổng của đa thức và các phân thức tối giản. Ta có
3 2
f (x) = 1 − +
x+4 x−3
3 2
= 1−  x −  x
4 1+ 3 1−
4 3
n n
3X x k 2 X xk
=1− (−1)k k − + o(xn )
4 4 3 3k
k=0 k=0
Xn  k+1

5 3(−1) 2
=− + − xk + o(xn ).
12 4k+1 3k+1
k=0

Như đã thấy ở trên, khai triển Taylor cho ta công thức đơn giản và cũng rất
tổng quát để xác định phần chính của hàm số. Do đó, để tìm giới hạn, người ta
thường dùng công thức khai triển Taylor tới một cấp nào đó.
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 93

Ví dụ 2.12. Tính giới hạn



sin(sin x) − x 3 1 − x2
lim .
x→0 x5
Giải. Vì mẫu số là đa thức x5 nên ta cần khai triển tử số thành đa thức Taylor
với độ chính xác đến 0(x5) khi x → 0.
Vì sin x ≈ x khi x → 0 nên o(x5 ) = o(sin5 x) khi x → 0.
Theo công thức Taylor, ta có

x3 x5
sin x = x − + + o(x5 )
6 120

sin3 x sin5 x
sin sin x = sin x − + + o(sin5 x), x → 0.
6 120
Khi đó
x3 x5
sin3 x = [(x − + + o(x5 )]3 =
6 120
= [x + α(x)]3 = x3 + 3x3α(x) + 3xα2(x) + α3 (x),
trong đó
x3 x5 x3
α(x) = − + + o(x5) ≈ − .
6 120 6
Suy ra
x6 x9
xα2 (x) ≈ = o(x5 ), α3 (x) ≈ − = o(x5 ) khi x → 0.
36 216
Do đó
1
sin3 x = x3 − x5 + 0(x5) khi x → 0.
2
Tiếp theo, ta sẽ chứng minh rằng

sin5 x = x5 + 0(x5), x → 0.

Thật vậy, vì
x3
α(x) ≈ − khi x → 0
6
nên
sin5 x = x5 + o(x5), x → 0.
Như vậy, khi x → 0 ta có

x 3 x5
sin(sin x) = x − + + o(x5 ).
3 10
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 94

Tương tự
p
3 1 1
x 1 − x2 = x(1 − x2 − x4 + o(x4 )) =
3 9
1 1
= x − x3 − x5 + o(x5 ), x → 0.
3 9
Do đó p
3 19 5
sin(sin x) − x 1 − x2 = x + o(x5 ).
90
Vậy nên
19 0(x5) 19
lim f (x) = lim ( + )= .
x→0 x→0 90 x5 90
Ví dụ 2.13. Tính giới hạn

1 + 2 tan x − ex + x2
lim .
x→0 arcsin x − sin x

Giải. Tử số và mẫu số của phân thức đều là những vô cùng bé khi x → 0. Vì

x3
sin x = x − + 0(x3)
6

x3
arcsin x = x + + 0(x3) khi x → 0
6
nên mẫu số có dạng

x3
arcsin x − sin x = + o(x3), x → 0.
3
Từ đó, ta cần khai triển tử số với độ chính xác đến 0(x3). Ta có

x 2 x3
ex = 1 + x + + + o(x3), x → 0,
2! 3!
√ 1 1 1
1 + t = 1 + t − t2 + t3 + o(t3 ), t → 0.
2 8 16
x3
tan x = x + + o(x3), x → 0.
3
Vậy nên
√ 1 1 1
1 + 2 tan x = 1 + (2 tan x) − (2 tan x)2 + (2 tan x)3 + o(tan3 x)
2 8 16
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 95

x3 x 2 x 3
=1+x+ − + + o(x3)
3 2 2
x2 5 3
= 1+x− + x + o(x3), x → 0.
2 6
Khi đó tử số có khai triển là
√ 2
1 + 2 tan x − ex + x2 = x3 + o(x3), x → 0.
3
Từ đó suy ra
√ 2 3
1 + 2 tan x − ex + x2 x + o(x3)
lim = lim 31 3 = 2.
x→0 arcsin x − sin x x→0 x + o(x3 )
3

Ví dụ 2.14. Tính giới hạn


tan(tan x) − sin(sin x)
lim .
x→0 tan x − sin x
Giải. Theo công thức Taylor với n = 3, ta có
x3
tan x = x + + 0(x3), x → 0
3

x3
sin x = x − + 0(x3), x → 0.
6
Khi đó theo tính chất của khai triển Taylor đối với hàm hợp ta có
x3
tan(tan x) = tan(x + + 0(x3))
3
x3 1 x3 3
= x+ + 0(x3) + x+ + 0(x3)
3 3 3
2 3 3
= x + x + 0(x ), x → 0,
3
 x3 
sin(sin x) = sin x − + 0(x3)
6
x 3
1  x3 3
3 3
= x− + 0(x ) − x− + 0(x )
6 6 6
1
= x − x3 + 0(x3), x → 0.
3
Vậy nên
tan(tan x) − sin(sin x) x3 + 0(x3)
lim = lim x3 = 2.
x→0 tan x − sin x x→0 + 0(x3)
2
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 96

Ví dụ 2.15. Tính giới hạn


1 1 
lim − .
x→0 x2 sin2 x

Giải. Giới hạn cần tìm có dạng "∞ − ∞". Ta biến đổi về dạng " 00 " như sau
1 1 
lim −
x→0 x2 sin2 x
 sin2 x − x2 
= lim
x→0 x2 . sin2 x
 [x − x3 + 0(x3)]2 − x2 
6
= lim
x→0 x2[x + 0(x)]2
4
− x + 0(x4) 1
= lim 2 32 =− .
x→0 x [x + 0(x2 )] 3
Vậy nên
1 1  1
lim 2
− 2
=− .
x→0 x sin x 3
Ví dụ 2.16. Tính giới hạn
r r 
1 √ x √ x
lim √ a arctan − b arctan (a > 0, b > 0).
x→0 x x
+ a b

Giải. Giới hạn đã cho có dạng "0.∞". Ta đưa về dạng " 00 " bằng phép đổi biến.

Đặt x = t thì t2 = x và khi x → 0+ thì t → 0+ . Ta có
r r 
1 √ x √ x
lim √ a arctan − b arctan
x→0 x x
+ a b
√ q √ q
a arctan at − b arctan bt
= lim .
t→0 t3
Vì mẫu số là đa thức bậc 3 nên ta cần khai triển Taylor ở tử số chính xác đến
0(t3 ). Khi t → 0+ thì
r
√ t √ h t √ 3 t3 i t3
a arctan = a √ + t3 3 a + 0( √ 3 ) = t + + 0(t3), t → 0+ ,
a a 3 a 3a
r
√ t √ h t √ 3 t3 i t3
b arctan = b √ + t3 3 b + 0( √ 3 ) = t + + 0(t3), t → 0+ .
b b 3 b 3b
2.1. Khai triển và nội suy Taylor 97

Khi đó r r 
1 √ x √ x
lim √ a arctan − b arctan
x→0+ x x a b
   
t3 t3
t + 3a + 0(t3) − t + 3b + 0(t3 )
= lim
t→0 t3
a−b 3
3a t + 0(t3 ) a−b
= lim 3
= .
x→0 t 3ab
Vậy r r 
1 √ x √ x a−b
lim √ a arctan − b arctan = .
x→0+ x x a b 3ab

Ví dụ 2.17. Tính giới hạn


3
lim (cos(x.ex ) − ln (1 − x) − x)cot x .
x→0

Giải. Giới hạn cần tìm có dạng 1∞ . Ta có


3 lim cot x3 ln f (x)
lim (cos(x.ex) − ln (1 − x) − x)cot x = ex→0
x→0

với
f (x) = cos(x.ex) − ln (1 − x) − x.
Ta cần tính
lim cot x3 ln [cos(x.ex) − ln (1 − x) − x].
x→0

Để ý rằng
1 1
cot x3 = = 3 , x → 0.
tan x3 x + 0(x3)
Do đó ta cần phải khai triển hàm [f (x) − 1] theo công thức Taylor tương đương
với 0(x3) bằng cách sử dụng các khai triển sau

xex = x + x2 + 0(x2 ), x → 0,

t2
cos t = 1 − + 0(t3), t → 0.
2!
Suy ra
cos xex = 1 − x2 2 − x3 + 0(x3), x → 0,
x 2 x3
− ln (1 − x) = x + + + 0(x3), x → 0.
2 3
2.2. Bài toán nội suy Lagrange 98

Ta thu dược
2
f (x) − 1 = − x3 + 0(x3), x → 0
3

− 23 x3 + 0(x3) 2
lim 3 3
=− .
x→0 x + 0(x ) 3
Vậy
3 2
lim (cos(x.ex) − ln (1 − x) − x)cot x = e− 3 .
x→0

2.2 Bài toán nội suy Lagrange


Chú ý rằng, trong một số trường hợp, để tính tổng hữu hạn các phân thức,
người ta thường sử dụng một số tính chất của đa thức, đặc biệt là công thức nội
suy Lagrange.
Dưới đây là một số đồng nhất thức cơ bản và áp dụng của chúng.

Định lý 2.3 (Đồng nhất thức Lagrange). Nếu x1, x2, . . . , xm là m giá trị tuỳ ý,
đôi một khác nhau và f (x) là đa thức bậc nhỏ thua m thì ta có đồng nhất thức
sau
(x − x2 )(x − x3) . . . (x − xm )
f (x) = f (x1 ) +
(x1 − x2 )(x1 − x3 ) . . . (x1 − xm )
(x − x1 )(x − x3 ) . . . (x − xm )
+f (x2)
(x2 − x1 )(x2 − x3 ) . . . (x2 − xm )
(x − x1 )(x − x2 ) . . . (x − xm−1 )
+ · · · + f (xm ) . (2.27)
(xm − x1 )(xm − x2 ) . . . (xm − xm−1 )

Chứng minh Ta cần chứng minh công thức

(x − x2)(x − x3 ) . . . (x − xm )
f (x) − f (x1) −
(x1 − x2)(x1 − x3 ) . . . (x1 − xm )

(x − x1 )(x − x3 ) . . . (x − xm )
−f (x2)
(x2 − x1 )(x2 − x3 ) . . . (x2 − xm )
(x − x1 )(x − x2) . . . (x − xm−1 )
− · · · − f (xm ) ≡ 0.
(xm − x1)(xm − x2 ) . . . (xm − xm−1 )
Nhận xét rằng vế trái của công thức là một đa thức bậc không quá m − 1
và có ít nhất m nghiệm phân biệt là x1, x2 , . . . , xm. Vậy đa thức trên phải đồng
nhất bằng 0.
2.2. Bài toán nội suy Lagrange 99

Hệ quả 2.1. Từ Định lý 2.3, ta có các đồng nhất thức sau đây.

√ √ √ √ √ √
(x − 3)(x − 5)(x − 7) (x − 2)(x − 5)(x − 7)
√ √ √ √ √ √ + √ √ √ √ √ √
( 2 − 3)( 2 − 5)( 2 − 7) ( 3 − 2)( 3 − 5)( 3 − 7)
√ √ √ √ √ √
(x − 2)(x − 3)(x − 7) (x − 2)(x − 3)(x − 5)
+ √ √ √ √ √ √ + √ √ √ √ √ √ ≡ 1,
( 5 − 2)( 5 − 3)( 5 − 7) ( 7 − 2)( 7 − 3)( 7 − 5)
(x − b)(x − c) (x − c)(x − a) (x − a)(x − b)
a2 + b2 + c2 ≡ x2 (a < b < c).
(a − b)(a − c) (b − c)(b − a) (c − a)(c − b)

Định lý 2.4. Giả sử f (x) là một đa thức bậc nhỏ thua hoặc bằng m − 2 và x1,
x2 , . . . , xm là m giá trị đôi một khác nhau cho trước tuỳ ý. Khi đó ta có đồng
nhất thức
f (x1 ) f (x2 )
+
(x1 − x2 )(x1 − x3 ) . . . (x1 − xm ) (x2 − x1 )(x2 − x3 ) . . . (x2 − xm )
f (xm )
+ ···+ ≡ 0.
(xm − x1)(xm − x2) . . . (xm − xm−1 )

Chứng minh.
Nhận xét rằng vế trái của đẳng thức đã cho chính là hệ số của hạng tử ứng
với bậc m − 1 trong cách viết chính tắc của đa thức f (x). Đồng nhất các hệ số
đồng bậc ta có ngay điều phải chứng minh.
Tiếp theo, ta xét một số ứng dụng trực tiếp của đồng nhất thức Lagrange.

Ví dụ 2.18. Tính tổng


cos 1o cos 2o
S= +
(cos 1o − cos 2o )(cos 1o − cos 3o ) (cos 2o − cos 1o )(cos 2o − cos 3o )

cos 3o
+
(cos 3o − cos 1o )(cos 3o − cos 2o )

Giải. Sử dụng Định lý 2.3, với

f (x) = x, x1 = cos 1o , x2 = cos 2o , x3 = cos 3o ,

ta thu được S = 0.

Ví dụ 2.19. Ta có các đồng nhất thức


b+c+d c+d+a
+ +
(b − a)(c − a)(d − a)(x − a) (c − b)(d − b)(a − b)(x − b)
2.2. Bài toán nội suy Lagrange 100

d+a+b a+b+c
+
(d − c)(a − c)(b − c)(x − c) (a − d)(b − d)(c − d)(x − d)
x−a−b−c−d
≡ .
(x − a)(x − b)(x − c)(x − d)
Thật vật, ta cần chứng minh
(a + b + c + d) − a (a + b + c + d) − b
+ +
(a − b)(a − c)(a − d)(a − x) (b − a)(b − c)(b − d)(b − x)

(a + b + c + d) − c (a + b + c + d) − d
+ + +
(c − a)(c − b)(c − d)(c − x) (d − a)(d − b)(d − c)(d − x)
(a + b + c + d) − x
+ = 0.
(x − a)(x − b)(x − c)(x − d)
Ta có, với đa thức bậc nhất

f (y) = a + b + c + d − y, y1 = a, y2 = b, y3 = c, y4 = d, y5 = x,

theo Định lý 2.3 ta sẽ thu được ngay điều phải chứng minh.

Định lý 2.5. Cho x1 , x2, . . ., xm là m giá trị tuỳ ý đôi một khác nhau. Đặt
xn1 xn2
Sn = +
(x1 − x2 )(x1 − x3 ) . . . (x1 − xm ) (x2 − x1 )(x2 − x3) . . . (x2 − xm )
xnm
+···+ .
(xm − x1 )(xm − x2 ) . . . (xm − xm−1 )
Khi đó
a) Sn = 0 nếu 0 ≤ n < m − 1,
b) Sm−1 = 1,
c) Sm+k bằng tổng các tích, mỗi tích có k + 1 thừa số (giống nhau hoặc khác
nhau) lấy trong các số x1, x2 , . . ., xm .
Chứng minh.
a) Theo Định lý 2.4, với

f (x) = 1, x, x2 , . . . , xm−2 ,

ta được ngay S0 = S1 = . . . = Sm−2 = 0.


b) Để chứng minh Sm−1 = 1, ta chỉ cần thay f (x) trong Định lý ?? bởi xm−1 ,
rồi so sánh hệ số của hạng tử bậc m − 1 ở hai vế của đồng nhất thức vừa thu
được.
c) Để tính Sn khi n > m − 1 ta làm như sau :
2.2. Bài toán nội suy Lagrange 101

Giả sử x1 , x2 , . . . , xm thoả mãn phương trình bậc m

αm + p1.αm−1 + p2 .αm−2 + · · · + pm−1 .α + pm = 0,

trong đó 

−p1


= x1 + x2 + · · · + x m
p = x1x2 + x1x3 + · · · + xm−1 xm
2

 . . . . . .. . .


(−1)k .p = x 1 x2 x3 . . . x k + · · ·
k

Nhân cả hai vế của phương trình trên với αk , ta được

αm+k + p1.αm+k−1 + p2αm+k−2 + · · · + pm−1 .αk+1 + pm .αk = 0.

Thay α trong đẳng thức này lần lượt bởi x1 , x2, . . . , xm ; và lần lượt chia đẳng
thức thứ nhất cho
(x1 − x2 )(x1 − x3 ) . . . (x1 − xm ),
đẳng thức thứ hai cho

(x2 − x1 )(x2 − x3) . . . (x2 − xm )

. . ., rồi cộng vế với vế các đẳng thức mới vừa nhận được, ta thu được

Sm+k + p1 .Sm+k−1 + · · · + pm−1 .Sk+1 + pm .Sk = 0. (2.28)

Đặt k = 0, ta thu được Sm + p1 Sm−1 = 0.


Do đó Sm = −p1 = x1 + x2 + · · · + xm .
Nhờ đẳng thức (2.28) ta sẽ lần lượt tính tiếp các biểu thức Sm+1 , Sm+2 , . . .
Ta đặt lần lượt
1
= α1 ;
(x1 − x2 )(x1 − x3) . . . (x1 − xm )
1
= α2 ;
(x2 − x1 )(x2 − x3) . . . (x2 − xm )
..
.
1
= αm .
(xm − x1 )(xm − x2 ) . . . (xm − xm−1 )
Khi đó ta có
Sn = xn1 α1 + xn2 α2 + · · · + xnm αm
Xét
α1 α2 αm
P = + +···+ .
1 − x1 z 1 − x2 z 1 − xm z
2.2. Bài toán nội suy Lagrange 102

Dùng công thức của cấp số nhân với giả thiết rằng z được chọn sao cho

|x1z| < 1, |x2z| < 1, . . . , |xmz| < 1,

ta khai triển tổng P thành chuỗi vô hạn như sau :

P = α1(1 + x1 z + x21 z 2 + · · · ) + α2 (1 + x2z + x22 z 2 + · · · )+

+ · · · + αm (1 + xm .z + x2m z 2 + · · · )
hoặc
P = (α1 + α2 + · · · + αm ) + (x1α1 + x2 α2 + · · · + xm αm )z +
+(x21α1 + x22α2 + · · · + x2m αm )z 2 + · · ·
tức là
P = S0 + S1z + S2 z 2 + S3 z 3 + · · · .
Để cho gọn, ta đặt

(1 − x1 z)(1 − x2 z) . . . (1 − xm z) = Q.

Khai triển Q theo luỹ thừa của z, ta có thể viết

Q = 1 − δ1 z + δ2 z 2 + · · · + (−1)m δm z m ,

trong đó
δ 1 = x1 + x2 + · · · + x m ,
δ2 = x1 x2 + x1 x3 + · · · + xm−1 xm ..
. . .. . .. . .
Tiếp theo, nhân cả hai vế của đẳng thức thứ hai với

(1 − x1 z)(1 − x2 z) . . . (1 − xm .z),

ta có
P Q = α1 (1 − x2z)(1 − x3 z) . . . (1 − xm z)+
α2(1 − x1 z)(1 − x3 z) . . . (1 − xm .z)+
α3(1 − x1 z)(1 − x2 z)(1 − x4 z) . . . (1 − xm z) + · · · +
αm (1 − x1 z)(1 − x2z) . . . (1 − xm−1 z).
Như vậy P Q là một đa thức bậc m − 1 đối với z. Ta sẽ chứng minh rằng nó
chính là z m−1 , tức là có đồng nhất thức

P Q = z m−1 .
2.2. Bài toán nội suy Lagrange 103

Thật vậy, biểu thức P Q − z m−1 triệt tiêu khi


1 1 1
z= , , . . .,
x1 x2 xm

vì, chẳng hạn, với


1
z=
x1
thì
 x2  x3   xm  1 1 1
α1 1 − 1− ··· 1− − m−1 = m−1 − m−1 = 0.
x1 x1 x1 x1 x1 x1

Vậy nên P Q − z m−1 = 0. Do đó

z m−1
=P
Q
hay
1
z m−1 = S0 + S1 z + · · · + Sm−1 z m−1 + · · ·
1 − δ1 z + δ2 z2 − . . . + (−1)mδm z m

Nếu khai triển vế trái thành chuỗi vô hạn theo luỹ thừa của z thì chuỗi này bắt
đầu bằng hạng tử chứa z m−1 . Vì vậy, hệ số của các hạng tử bậc 0, 1, 2, . . ., m − 2
trong vế phải bằng không, tức là

S0 = S1 = . . . = Sm−2 = 0.

Ngoài ra, hệ số của hạng tử ứng với bậc m = 1 ở vế trái bằng 1.


Vậy Sm−1 = 1.
Bây giờ đẳng thức cần chứng minh có dạng sau :

z m−1
= z m−1 + Sm .z m + Sm+1 .z m+1 + · · ·
1 − δ1 .z + δ2 .z 2 − · · · (−1)mδm .z m

Uớc lượng cả hai vế cho z m−1 , ta thu được


1
= 1 + Sm z + Sm+1 z 2 + · · ·
1 − δ1 z + δ2 z2 − · · · + (−1)m δm z m

hoặc

1 = (1 − δ1 z + δ2 z 2 − · · · + (−1)m δm .z m )(1 + Sm z + Sm+1 z 2 + · · · )


2.2. Bài toán nội suy Lagrange 104

Khai triển vế phải theo lũy thừa của z và so sánh các hệ số ở hai vế, ta được

Sm − δ1 = 0,

δ2 − δ1 .Sm + Sm+1 = 0,
. . .. . .. . .
Như vậy, ta có thể tính được Sm , Sm+1 , Sm+2 , . . .
Nhằm thiết lập được mệnh đề mở rộng cấu trúc của Sm+k , ta xét
1 1 1 1
= . ...
Q 1 − x1 .z 1 − x2 .z 1 − xm .z

X ∞
X ∞
X X p q
p p q q
= x1 .z . x2 .z · · · xsm z s = x1 x2 . . . xs z p+q+···+s .
p=0 q=0 s=0

Mặt khác
1
= 1 + Sm z + Sm+1 z 2 + · · · + Sm+k z k+1 + · · · ,
Q

nên ta được X
Sm+k = xp1 xq2 . . . xsm
p+q+···+s=k+1

Vì vậy, ta thu được kết quả cuối cùng Sm+k bằng tổng các tích, mỗi tích có
k + 1 thừa số (giống nhau hoặc khác nhau) lấy trong các số x1 , x2, . . . , xm . Nói
riêng
Sm+1 = x21 + x22 + · · · + x2m + x1 x2 + x1 x3 + · · · + xm−1 xm
Sm+2 = x31 + x32 + · · · + x3m + x21 x2 + x21 x3 + · · · + x2m−1 xm
+x1 x2x3 + · · · + xm−2 xm−1 xm , (điều phải chứng minh).

Hệ quả 2.2. Giả sử

ak bk ck
Sk = + + .
(a − b)(a − c) (b − a)(b − c) (c − a)(c − b)

Khi đó
S0 = S1 = 0 , S2 = 1 , S3 = a + b + c,
S4 = a2 + b2 + c2 + ab + bc + ca,
S5 = a3 + b3 + c3 + a2 b + b2c + c2 a + ab2 + bc2 + ca2 + abc.
2.2. Bài toán nội suy Lagrange 105

Hệ quả 2.3. Giả sử


ak bk ck
Tk = + + +
(a − b)(a − c)(a − d) (b − a)(b − c)(b − d) (c − a)(c − b)(c − d)

dk
+ .
(d − a)(d − b)(d − c)
Khi đó
T0 = T1 = T2 = 0 , T3 = 1 , T4 = a + b + c + d.

Bây giờ ta chuyển sang khảo sát bài toán nội suy Lagrange dưới ngôn ngữ
tổng quát.
Bài toán 2.3 (Bài toán nội suy Lagrange). Cho x0i , a0i ∈ R, với x0i 6= x0j ∀i 6=
j, (i, j = 1, 2, . . ., N ). Hãy xác định đa thức L(x) có bậc deg L(x) 6 N − 1 thỏa
mãn điều kiện
L(x0i) = a0i , ∀i = 1, 2, . . . , N. (2.29)
Để đơn giản, trước hết ta đồng nhất x0i ≡ xi , a0i ≡ ai và ký hiệu
N
Y x − xj
Li (x) = , (i = 1, 2, . . ., N ).
xi − x j
j=1, j6=i

Khi đó, dễ thấy rằng (


1 khi i = j
Li (xj ) =
0 khi i 6= j
hay Li (xj ) == δij .
Tiếp theo, ta chứng minh rằng đa thức
N
X
L(x) = ai Li (x) (2.30)
i=1

là đa thức duy nhất thỏa mãn điều kiện của bài toán nội suy Lagrange (2.29), và
ta gọi đa thức này là đa thức nội suy Lagrange.
Thật vậy, dễ thấy rằng

deg L(x) 6 N − 1.

Ngoài ra, ta có
N
X N
X
L(xi) = aj Lj (xi ) = aj δij
j=1 j=1
2.3. Nội suy Newton và khai triển Taylor - Gontcharov 106

hay
L(xi) = ai , ∀i = 1, 2, . . ., N.
Cuối cùng, nếu có đa thức L∗ (x), có bậc deg L∗(x) với deg L∗(x) 6 N − 1
cũng thỏa mãn điều kiện của bài toán (2.29) thì khi đó, đa thức

P (x) = L(x) − L∗ (x)

cũng có bậc deg P (x) 6 N − 1 và thỏa mãn

P (xi ) = 0, ∀i = 1, 2, . . ., N.

Tức là P (x) là đa thức có bậc deg P (x) với deg P (x) 6 N − 1 mà lại có ít
nhất N nghiệm x1 , x2, . . ., xN , nên P (x) ≡ 0, và do đó L(x) = L∗ (x).

Nhận xét 2.4. Về mặt hình học, việc xây dựng đa thức nội suy Lagrange (2.29)
có nghĩa là xây dựng một đường cong đại số bậc không quá N − 1 đi qua tất cả
các điểm Mi (xi , yi), ∀i = 1, 2, . . ., N cho trước.

2.3 Nội suy Newton và khai triển Taylor - Gontcharov


Bây giờ, ta chuyển sang xét bài toán nội suy Newton. Ta nhắc lại phát biểu
của bài toán nội suy Taylor ở mục trước.

Bài toán 2.4 (Nội suy Taylor). Cho x0, ak ∈ R, với k = 0, 1, . . ., N − 1. Hãy
xác định đa thức T (x) có bậc không quá N − 1 (deg T (x) 6 N − 1) thỏa mãn các
điều kiện
T (k)(x0 ) = ak , ∀k = 0, 1, . . ., N − 1.

Nhận xét rằng khi xét bộ điểm M (x0 , T (k)(x0) (k = 0, 1, . . ., N − 1), ta thấy
chúng cùng nằm trên một đường thẳng x = x0 . Khi ta cho x0 thay đổi và nhận
giá trị tuỳ ý phụ thuộc vào k thì ta được một bộ điểm mới dạng

Mk (xk , T (k)(xk )), k = 0, 1, . . ., N − 1,

sẽ trùng với bộ điểm ban đầu khi các xk trùng nhau. Khi đó ta thu được bài toán
nội suy mới được gọi là bài toán nội suy Newton. Ta phát biểu bài toán đó dưới
dạng sau đây.

Bài toán 2.5 (Bài toán nội suy Newton). Cho xi , ai ∈ R, với i = 1, 2, . . ., N.
Hãy xác định đa thức N (x) có bậc không quá N − 1 (deg N (x) 6 N − 1) và thỏa
mãn các điều kiện
N (i−1)(xi ) = ai , ∀i = 1, 2, . . . , N. (2.31)
2.3. Nội suy Newton và khai triển Taylor - Gontcharov 107

Trước hết, ứng với mỗi i = 2, 3, . . ., N, ta ký hiệu


Zx xZi−1 Zx2
Ri (x1, x2, . . . , xi, x) = . . . dx1 . . . xi−1 .
x1 x1 x1

Tiếp theo, ta xét một số trường hợp riêng của bài toán nội suy Newton.
i) Nếu N = 1 (ứng với i = 1) thì ta có deg N (x) = 0 và N (x1) = a1, và do
đó N (x) = a1 .
ii) Nếu N = 2 (ứng với i = 1, 2), thì ta có
(
N (x) = α1 + α2x
N (i−1)(xi ) = ai , (i = 1, 2)

Từ đó suy ra N (x) = a1 + a2 (x − x1 ) hay

N (x) = a1 + a2R(x1 , x).

iii) Nếu N = 3 (ứng với i = 1, 2, 3), thì ta có


(
N (x) = α1 + α2 x + α3 x2
N (i−1)(xi ) = ai , (i = 1, 2, 3).

Từ đó suy ra  a3

 α3 =
 2
α2 = a2 − a3 x2


α = a − (a − a x )x − a3 x2 .
1 1 2 3 2 1
2 1
Do đó
h (x − x )2 (x − x )2 i
2 1 2
N (x) = a1 + a2 (x − x1 ) + a3 − ,
2 2
hay
N (x) = a1 + a2 R(x1, x) + a3R2 (x1, x2, x).
iv) Một cách tương tự, trong trường hợp tổng quát, với i = 1, 2, . . ., N , ta
chứng minh được

N (x) = a1 + a2 R(x1, x) + · · · + aN RN −1(x1, x2, . . . , xN −1, x) (2.32)

là đa thức duy nhất thỏa mãn điều kiện của bài toán nội suy Newton 2.5 và ta
gọi đa thức này là đa thức nội suy Newton.
2.4. Bài toán nội suy Hermite 108

Thật vậy, dễ thấy rằng deg N (x) 6 N − 1. Ngoài ra, ứng với mỗi i (=
1, 2, . . ., N, ) ta có

N (i−1) (x) = ai + ai+1 R(xi , x) + · · · + aN RN −i (xi, xi+1 , . . ., xN −1, x).

Từ đó suy ra
N (i−1)(xi ) = ai , ∀i = 1, 2, . . ., N.
Cuối cùng, ta chứng minh tính duy nhất nghiệm của bài toán nội suy Newton.
Giả sử tồn tại đa thức N∗(x), có bậc deg N∗(x) 6 N − 1 cũng thỏa mãn điều
kiện của bài toán 2.5 thì khi đó, đa thức P (x) = N (x) − N∗ (x) cũng có bậc
deg P (x) với deg P (x) 6 N − 1 và thỏa mãn điều kiện

P (i−1) (xi ) = 0, ∀i = 1, 2, . . . , N.

Khi đó, theo cách xây dựng đa thức N (x) ở trên, ứng với trường hợp ai = 0, ∀i =
1, 2, . . ., N , ta suy ra P (x) ≡ 0, và do đó N (x) = N∗(x).
Nhận xét 2.5. Như đã lưu ý ở trên rằng đa thức nội suy Taylor (2.8) là trường
hợp riêng của đa thức nội suy Newton (2.32) ứng với trường hợp xi = x1 , ∀i =
1, 2, . . ., N . Công thức khai triển hàm số f (x) thành chuỗi (hữu hạn hoặc vô hạn)
thoả mãn điều kiện

f (i−1) (xi ) = ai , ∀i = 1, 2, . . ., N,

được gọi là khai triển Taylor - Gontcharov.


Công thức khai triển Taylor - Gontcharov có rất nhiều ứng dụng trong việc
giải các bài toán biên hỗn hợp thứ nhất của phương trình vi phân. Bạn đọc quan
tâm đến vấn đề lý thuyết và ứng dụng của các dạng nội suy trừu tượng và nội
suy cổ điển xin tìm đọc trong [3].

2.4 Bài toán nội suy Hermite


Như ta đã thấy bài toán nội suy Newton là một mở rộng tự nhiên của đồng
nhất thức Taylor và tương ứng, khai triển Taylor - Gontcharov là mở rộng khai
triển Taylor cổ điển. Bây giờ ta chuyển sang xét bài toán nội suy Hermite là một
mở rộng tự nhiên của bài toán nội suy Lagrange và Taylor. Với đa thức
n
Y
L(x) = (x − xj ), xi 6= xj khi i 6= j, i, j = 1, 2, . . ., n
j=1

thì điều kiện Lagrange


L(xj ) = 0, j = 1, 2, . . ., n
2.4. Bài toán nội suy Hermite 109

là điều kiện tự nhiên để xác định đa thức đơn P (x). Khi P (x) có nghiệm bội thì
điều kiện Lagrange không đủ để xác định P (x). Vì thế, ta cần các điều kiện tổng
quát hơn để đảm bảo tồn tại duy nhất một đa thức dạng
n
Y
H(x) = (x − xj )αj , xi 6= xj khi i 6= j, i, j = 1, 2, . . ., n.
j=1

Rõ ràng đa thức H(x) có deg H(x) = α1 + α2 + · · · + αn và

H (k)(xj ) = 0, k = 0, 1, . . ., αj − 1; j = 1, 2, . . ., n.

Vì thế, ta có thể phát biểu bài toán nội suy Hermite dưới dạng sau.

Bài toán 2.6 (Nội suy Hermite). Cho xi , aki ∈ R, với i = 1, 2, . . ., n; k =


0, 1, . . ., pi − 1 và xi 6= xj ∀i 6= j, trong đó p1 + p2 + · · · + pn = N.
Hãy xác định đa thức H(x) có bậc deg H(x) 6 N − 1 thỏa mãn điều kiện

H (k)(xi ) = aki , ∀i = 1, 2, . . ., n; ∀k = 0, 1, . . ., pi − 1. (2.33)

Ký hiệu
n
Y
W (x) = (x − xj )pj
j=1
n
Y
W (x)
Wi (x) = = (x − xj )pj .
(x − xi )pi
j=1, j6=i

Tiếp theo, giả sử H(x) là đa thức có bậc deg H(x) với deg H(x) 6 N − 1 và
thỏa mãn điều kiện bài toán.
Ta cần xác đinh các hệ số αli ∈ R sao cho đẳng thức sau được thoả mãn
n pi−1
H(x) X X αli
= .
W (x) (x − xi )pi −l
i=1 l=0

Ta có

XX n pi −1
H(x) H(x) αli
= (x − xi )pi = (x − xi )pi
Wi (x) W (x) (x − xi )pi −l
i=1 l=0
pX
i −1 n pj −1
X X αlj
= αli (x − xi )l + (x − xi )pi .
(x − xj )pj −l
l=0 j=1, j6=i l=0
2.4. Bài toán nội suy Hermite 110

Trong các phép biến đổi tiếp theo, để ý rằng


l
X p X
X l X p
p X
(l)
(f g) = Clk f (k) g (l−k) và Aki = Aki ,
k=0 l=0 k=0 k=0 l=k

ta thu được
h H(x) i(l)
= l!αli.
Wi (x) (x=xi )

Suy ra
l
X aki h 1 i(l−k)
αli = .
k!(l − k)! Wi (x) (x=xi )
k=0

Do đó

H(x) XXX aki h 1 i(l−k)


n pi −1 l
1
=
W (x) k!(l − k)! Wi (x) (x=xi ) (x − xi )pi−l
i=1 l=0 k=0
X i −1 pX
n pX i −1
aki h 1 i(l−k) 1
= .
k!(l − k)! Wi (x) (x=xi ) (x − xi )pi −l
i=1 k=0 l=k

Suy ra

X i −1 p
n pX X i −1
aki h 1 i(l−k) 1
H(x) = W (x)
k!(l − k)! Wi (x) (x=xi ) (x − xi )pi−l
i=1 k=0 l=k

hay

X i −1
n pX
(x − xi )k X h 1 i(l−k) (x − xi )l−k
pi−1
H(x) = aki Wi (x) .
k! Wi (x) (x=xi ) (l − k)!
i=1 k=0 l=k

Đổi chỉ số ở tổng cuối cùng của đẳng thức trên, ta thu được
−1−k h
1 i(l)
X i −1
n pX piX
(x − xi )k (x − xi )l
H(x) = aki Wi (x)
k! Wi (x) (x=xi ) l!
i=1 k=0 l=0

hay
n pX
X i −1
(x − xi )k n 1 o(pi−1−k)
H(x) = aki Wi (x) T ,
k! Wi (x) (x=xi )
i=1 k=0

trong đó
n1 o(pi −1−k)
pi −1−k h
X 1 i(l) (x − xi )l
T =
Wi (x) (x=xi ) Wi (x) (x=xi ) l!
l=0
2.4. Bài toán nội suy Hermite 111

1
là đoạn khai triển Taylor đến cấp thứ (pi − 1 − k) tại x = xi của hàm số .
Wi (x)
Ký hiệu
(x − xi )k n 1 o(pi −1−k)
Hki (x) = Wi (x) T .
k! Wi (x) (x=xi )
Khi đó, dễ thấy rằng

deg Hki (x) 6 k + (N − pi ) + (pi − 1 − k) = N − 1,


(
(l) 1 nếu k = l và i = j
Hki (xj ) =
0 nếu k 6= l hoặc i 6= j
(l)
hay Hki (xj ) = δkl δij .
Bây giờ, ta sẽ chứng minh rằng
X i −1
n pX n pX
X i −1
(x − xi )k n 1 o(pi−1−k)
aki Hki (x) = aki Wi (x) T (2.34)
k! wi (x) (x=xi )
i=1 k=0 i=1 k=0

hay
n pX
X i −1
(x − xi )k n 1 o(pi −1−k)
H(x) = aki Wi (x) T
k! wi(x) (x=xi )
i=1 k=0

là đa thức duy nhất thỏa mãn điều kiện của bài toán nội suy Hermite 2.33 và ta
gọi đa thức (2.34) là đa thức nội suy Hermite.
Thật vậy, dễ thấy rằng deg H(x) 6 N − 1 và

X j −1
n pX n pX
X j −1
(k) (k)
H (xi) = alj Hlj (xi ) = alj δkl δij .
j=1 l=0 j=1 l=0

Suy ra
H (k)(xi ) = aki , (∀i = 1, 2, . . ., n; ∀k = 0, 1, . . ., pi − 1).
Cuối cùng, ta chứng minh tính duy nhất nghiệm của bài toán nội suy Hermite.
Giả sử tồn tại đa thức H∗(x), có bậc deg H∗ (x) với deg H∗ (x) 6 N − 1,
cũng thỏa mãn điều kiện của bài toán nội suy Hermite. Khi đó, đa thức P (x) =
H(x) − H∗(x) cũng có bậc deg P (x) 6 N − 1 và thỏa mãn điều kiện

P (k) (xi ) = 0, (∀i = 1, 2, . . . , n; ∀k = 0, 1, . . ., pi − 1).

Khi đó, theo như cách xây dựng đa thức H(x) ở phần trên, ứng với trường hợp
aki = 0, ∀i = 1, 2, . . ., n; ∀k = 0, 1, . . ., pi − 1, ta suy ra P (x) ≡ 0 và do đó

H(x) = H∗(x).
2.4. Bài toán nội suy Hermite 112

Chú ý rằng đa thức nội suy Taylor và đa thức nội suy Lagrange là những
trường hợp riêng của đa thức nội suy Hermite.
Thật vậy, đa thức nội suy Taylor là trường hợp riêng của đa thức nội suy
Hermite vì trong đa thức nội suy Hermite (2.33) ứng với n = 1 thì ta có

p1 = N, W (x) = (x − x1)p1 , W1 (x) ≡ 1.

Suy ra
(x − x1 )k
Hk1 (x) = .
k!
Vậy nên
N
X −1
(x − x1 )k
H(x) = ak1 ≡ T (x).
k!
k=0

Tương tự, đa thức nội suy Lagrange là trường hợp riêng của đa thức nội suy
Hermite vì trong đa thức nội suy Hermite (2.33), ứng với k = 0, ta có

pi = 1 ∀i = 1, 2, . . . , n, và n = N.

Suy ra
N
Y
Wi (x) x − xj
H0i(x) = = = Li (x).
Wi (xi ) xi − x j
j=1, j6=i

Vậy nên
N
X
H(x) = a0i Li (x) ≡ L(x).
i=1

Tiếp theo, ta xét một số trường hợp riêng đơn giản của đa thức nội suy
Hermite. Xét đa thức nội suy Hermite (2.33)
n pX
X i −1
(x − xi )k n 1 o(pi−1−k)
H(x) = aki Wi (x) T ,
k! Wi (x) (x=xi )
i=1 k=0

trong đó
n1 o(pi −1−k)
−1−k h
piX
1 i(l) (x − xi )l
T = .
Wi (x) (x=xi ) Wi (x) (x=xi ) l!
l=0

Ta xét một trường hợp khi hệ điều kiện chỉ chứa đạo hàm bậc nhất.
2.4. Bài toán nội suy Hermite 113

Trong đa thức nội suy Hermite (2.33), nếu pi = 2, ∀i = 1, 2, . . ., n thì khi đó


k = 0, 1 và ta có
n X
X 1
(x − xi )k n 1 o(1−k)
H(x) = aki Wi (x) T .
k! Wi (x) (x=xi )
i=1 k=0

Suy ra
n
X h n 1 o(1) n 1 o(0) i
H(x) = Wi (x) a0i T + a1i (x − xi ) T
Wi (x) (x=xi ) Wi (x) (x=xi )
i=1

hay

Wi (x) h   i
n
X 0
Wi (xi )
H(x) = a0i 1 − (x − xi ) + a1i (x − xi ) =
Wi (xi) Wi (xi )
i=1
Wi (x) h  W 0 (x )  i
n
X i i
= a0i − a0i − a1i (x − xi ) .
Wi (xi) Wi (xi )
i=1

Cuối cùng, để ý rằng ta có các đồng nhất thức


n
Y
Wi (x) (x − xj )2
= = L2i (x),
Wi (xi ) (xi − xj )2
j=1, j6=i

0
Wi (xi ) h n
Y x − xj i 0 0
=2 = 2Li(xi ).
Wi (xi ) xi − xj x=xi
j=1, j6=i

Vậy, ta đã thu được đa thức nội suy Hermite trong trường hợp này như sau
n
X h 0  i
H(x) = L2i (x) a0i − 2a0iLi (xi ) − a1i (x − xi ) .
i=1

Tiếp theo ta xét trường hợp khi hệ điều kiện chứa các giá trị đạo hàm các cấp
tại các mốc nội suy đều bằng 0 trừ ra một điểm. Trong đa thức nội suy Hermite
(2.33), ta xét trường hợp đặc biệt, chẳng hạn ∃k0 , i0 sao cho ak0 i0 = a 6= 0 và
aki = 0, ∀(k, i) 6= (k0, i0).
Khi đó, ta có

(x − xi0 )k0 n 1 o(pi −1−k0 )


0
H(x) = ak0 i0 Wi0 (x) T .
k0 ! Wi0 (x) (x=xi0 )
2.4. Bài toán nội suy Hermite 114

Nếu k0 = p0 − 1 và chọn ak0 i0 = (pi0 − 1)!Wi0 (xi0 ) thì ta có

W (x)
H(x) =
x − xi 0

Vậy, trong trường hợp đặc biệt


(
H (k) (xi0 ) = 0, ∀k = 0, 1, . . ., pi0 − 2; H (pi0 −1)(xi0 ) = (pi0 − 1)!Wi0 (xi0 );
H (k) (xi) = 0, ∀k = 0, 1, . . ., pi − 1, ∀i = 1, 2, . . ., n, i 6= i0

thì đa thức nội suy Hermite có dạng

W (x)
H(x) = = (x−x1 )p1 · · · (x−xi0 −1 )pi0 (x−xi0 )pi0 −1 (x−xi0 +1 )pi0 . . . (x−xn )pn .
x − xi 0

Ngược lại, mọi đa thức có dạng

H(x) = (x − x1 )α1 (x − x2 )α2 · · · (x − xn )αn , xi 6= xj ∀i 6= j, i, j = 1, 2, . . ., n

đều là nghiệm của các bài toán Hermite


(
H (k) (xi) = 0, ∀k = 0, 1, . . ., αi − 1, i = 1, 2, . . . , n
H (αi0 ) (xi0 ) = αi0 !Wi0 (xi0 ).

Chẳng hạn, nếu ta viết

(x − x1)α1 +1 (x − x2 )α2 ...(x − xn )αn


H(x) = (x − x1 )α1 (x − x2 )α2 ...(x − xn )αn =
x − x1

thì H(x) là nghiệm của bài toán Hermite sau đây


(
H (k)(x1 ) = 0, ∀k = 0, 1, . . ., α1 − 1, H (α1) (x1) = α1 !W1(x1 )
H (k)(xi ) = 0, ∀k = 0, 1, . . ., αi − 1, ∀i = 1, 2, . . ., n, i 6= 1.

Tiếp theo, trong phần này ta sẽ nêu một số ví dụ áp dụng các kỹ thuật cơ
bản để xác định các đa thức khi biết một số đặc trưng của chúng dưới dạng nút
nội suy.

Bài toán 2.7. Cho 0 < α < 1. Xác định tất cả các đa thức f (x) bậc n (n > 2)
sao cho tồn tại dãy số r1, r2, . . . , rn (r1 < r2 < . . . < rn ) thoả mãn các điều kiện
sau (
f (ri ) = 0,
(i = 1, 2, . . ., n).
f 0 (αri + (1 − α)ri+1 ) = 0
2.4. Bài toán nội suy Hermite 115

Giải. Nhận xét rằng với a < b và x = αa + (1 − α)b ; α ∈ (0, 1) thì x ∈ (a, b).
Khi đó
1 1 2α − 1
p= + = .
x−a x−b α(1 − α)(b − a)
1 1
Do vậy p > 0 khi và chỉ khi α > , p < 0 khi và chỉ khi α < và p = 0 khi và
2 2
1
chỉ khi α = . Theo giả thiết thì
2
n
Y
f (x) = c (x − ri )
i=1

nên
n
f 0 (x) X 1
= .
f (x) x − ri
i=1
1
Với n > 3 và 0 < α 6 ta đặt x = αr1 + (1 − α)r2. Khi đó theo giả thiết thì
2
0
f (x) = 0 và đồng thời ta lại có

X 1 n
f 0 (x) 1 1
= + + < 0,
f (x) x − r1 x − r2 x − ri
i=3

1
mâu thuẫn. Tương tự với n > 3 và < α < 1 ta cũng nhận được điều vô lý. Nếu
2
1
n = 2 và α 6= , thì tương tự như trên cũng dẫn đến điều mâu thuẫn. Do vậy chỉ
2
1
cần xét trường hợp n = 2 và α = . Khi đó mọi tam thức bậc hai có 2 nghiệm
2
phân biệt đều thoả mãn bài toán đã cho.

Bài toán 2.8. Xác định tất cả các đa thức P (x) bậc nhỏ thua n và thoả mãn
điều kiện
Xn
(−1)k Cnk P (k) = 0.
k=0

Giải. Sử dụng công thức nội suy Lagrange với nút nội suy xk = k, ta được mọi
đa thức P (x) bậc nhỏ thua n đều có dạng
n−1
X (x − x0 ) · · · (x − xk−1 )(x − xk+1 ) · · ·(x − xn−1 )
P (x) = P (xk )
(xk − x0 ) · · ·(xk − xk−1 )(xk − xk+1 ) · · · (xk − xn−1 )
k=0
2.4. Bài toán nội suy Hermite 116

nên
n−1
X (x − 0) · · · (x − (k − 1))(x − (k + 1)) · · ·(k − (n − 1))
P (x) = P (k) .
(k − (k − 1)) · · · (k − (k + 1)) · · ·(k − (n − 1))
k=0

Ta có
n−1
X (n − 0) · · ·(n − k + 1)(n − k − 1) · · · 1
P (n) = P (k) .
k!(−1)n−k (n − k − 1)!
k=0

Suy ra
n−1
X
(−1)n Cnn P (n) = (−1)k Cnk P (k).
k=0

Vậy điều kiện (??) được thỏa mãn.


Tóm lại, các đa thức cần tìm có dạng
n−1
X (x − 0) · · · (x − (k − 1))(x − (k + 1)) · · ·(k − (n − 1))
P (x) = P (k) ,
(k − (k − 1)) · · · (k − (k + 1)) · · ·(k − (n − 1))
k=0

trong đó P (0), P (1), . . ., P (n − 1) là các giá trị tùy ý.


Tiếp theo ta xét một số bài tóan liên quan đến nội suy theo xấp xỉ Diophane.

Bài toán 2.9. Chứng minh rằng tồn tại đa thức Pn (x) bậc n (n > 1) với hệ số
nguyên sao cho
1 1 h1 9i
Pn (x) − < ∀x ∈ , .
2 1000 10 10

Giải. Xét đa thức


1
Pn (x) = [(2x − 1)n + 1].
2
h1 9i
Ta thấy ngay rằng các hệ số của Pn (x) là các số nguyên. Khi đó với x ∈ ,
10 10
ta có
1 1 1
Pn (x) − = |2x − 1|n 6 (0, 8)n ∀n ∈ N∗ .
2 2 2
Chọn n để (0, 8)n < 0, 002. Chẳng hạn n > 28 thì ta có ngay Pn (x) chính là đa
thức cần tìm.
2.4. Bài toán nội suy Hermite 117

Bài toán 2.10. Cho hai số nguyên dương p, q. Chứng minh rằng tồn tại đa thức
Pn (x) bậc n với hệ số nguyên sao cho
p 1

n
P (x) − < 2
q q
1 3
với mọi x thuộc khoảng , .
2q 2q
1 3
Giải. Với q = 1 thì ta chọn P (x) ≡ p. Với q > 1 thì ta thấy khoảng I = ,
 3 m 1 2q 2q
có độ dài bằng 1/q < 1. Chọn m ∈ N sao cho < . Chọn n đủ lớn để
2q q
1  1 m
an < với a = 1 −
pq 2q

và đặt
p
Pn (x) = [1 − (1 − qxm )n ].
q
Khi đó rõ ràng Pn (x) là đa thức với hệ số nguyên và với x ∈ I thì
p p p 1

Pn (x) − = (1 − qxm )n < an < 2
q q q q


1
Pn (x) = [(2x − 1)n + 1].
2
Ta thấy ngay rằng các hệ số của Pn (x) là các số nguyên.

Bài toán 2.11. Chứng minh rằng không tồn tại đa thức f (x) ∈ Z[x] mà f (2005) =
2005 và f (2007) = 2008.

Giải. Giả sử

f (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a0 , ai ∈ Z ∀i ∈ {0, 1, . . ., n}.

Khi đó, ta có

f (2007) − f (2005) = an (2007n − 2005n)


+ an−1 (2007n−1 − 2005n−1) + · · · + a1 (2007 − 2005)

chia hết cho 2.


2.5. Bài toán nội suy Lagrange - Newton 118

Mặt khác f (2007) − f (2005) = 2008 − 1995 = 3 và không chia hết cho 2. Vậy
không tồn tại đa thức f (x) thỏa mãn điều kiện đề bài.
Tiếp theo, ta xây dựng một số bài toán nội suy hỗn hợp nhằm mở rộng các
bài toán nội suy cổ điển. Việc xây dựng bài toán nội suy hỗn hợp thực chất là
tổ hợp của các bài toán nội suy cổ điển đã biết, như nội suy Lagrange - Newton,
nội suy Newton - Hermite,. . . Việc mở rộng các bài toán nội suy cổ điển dựa trên
ý tưởng là thêm mốc nội suy. Ta đã khảo sát nghiệm cũng như sự tồn tại và duy
nhất nghiệm của các bài toán nội suy cổ điển. Bây giờ, ta chuyển sang xét xem
với những trường hợp cụ thể nào của điều kiện bổ sung thì vẫn bảo toàn được sự
tồn tại và duy nhất nghiệm của bài toán mới tương ứng.

2.5 Bài toán nội suy Lagrange - Newton


Trước hết ta xét bài toán nội suy hỗn hợp Lagrange - Newton.

Bài toán 2.12 (Nội suy Lagrange - Newton). Cho xki , aki ∈ R, với xki 6=
xkj ∀i 6= j; k = 0, 1, . . . , n − 1; i, j = 1, . . ., rk+1; trong đó

r0 = 0, r0 + r1 + · · · + rk = sk , r0 + r1 + · · · + rn = sn = N.

Hãy xác định đa thức f (x) có bậc deg f (x) 6 N − 1 và thỏa mãn điều kiện

f (sk ) (xki ) = aki , ∀k = 0, 1, . . ., n − 1, ∀i = 1, . . . , rk+1. (2.35)

Ký hiệu
rk+1
Y Zx
x − xkj
Lki (x) = , (k = 0, 1, . . ., n−1) và phép lấy nguyên hàm R = .
xki − xkj
j=1, j6=i 0

Khi đó, dễ thấy rằng


deg Lki (x) 6 rk+1 − 1,
(
1 nếu i = j
Lki (xkj ) =
0 nếu i 6= j
hay Lki (xkj ) = δij .
Tiếp theo, ta đặt yn (x) ≡ 0 và xây dựng dãy hàm
rk+1
X (s )
sk k
yk (x) = R [aki − yk+1 (xki )]Lki (x), (k = n − 1, . . . , 1, 0).
i=1
2.5. Bài toán nội suy Lagrange - Newton 119

Dễ thấy rằng
deg yk (x) 6 N − 1 và deg yk (x) < sk+1 .
Bây giờ, ta sẽ chứng minh rằng đa thức

f (x) = y0 (x) + y1 (x) + · · · + yn−1 (x)

chính là nghiệm duy nhất của bài toán nội suy Lagrange - Newton (2.35).
Thật vậy, dễ thấy rằng deg f (x) 6 N − 1. Ngoài ra, ta cũng có

f (sn−1 ) (x(n−1)i ) = (y0 + · · · + yn−2 + yn−1 )(sn−1 ) (x(n−1)i )


(s
n−1 )
= yn−1 (x(n−1)i )
Xrn

= a(n−1)j .L(n−1)j (x(n−1)i )


j=1
rn
X
= a(n−1)j .δij = a(n−1)i
j=1

f (sn−2 ) (x(n−2)i ) = (y0 + · · · + yn−3 + yn−2 + yn−1 )(sn−2 )(x(n−2)i )


(s
n−2 ) n−2 (s )
= yn−2 (x(n−2)i ) + yn−1 (x(n−2)i ),

trong đó
rn−1
(s )
X (s )
n−2 n−2
yn−2 (x(n−2)i) = [a(n−2)j − yn−1 (x(n−2)j )].L(n−2)j (x(n−2)i )
j=1
rn−1
X (s )
n−2
= [a(n−2)j − yn−1 (x(n−2)j )].δij
j=1
n−2 (s )
= a(n−2)i − yn−1 (x(n−2)i ).

Vậy nên
f (sn−2 ) (x(n−2)i ) = a(n−2)i .
Bằng cách tương tự, ta chứng minh được rằng

f (sk )(xki ) = aki , ∀k = 0, 1, . . ., n − 1, ∀i = 1, . . ., tk+1 .

Cuối cùng, nếu có đa thức f∗ (x) với bậc deg f∗ (x) 6 N − 1 và thỏa mãn điều
kiện của bài toán (2.35), thì khi đó đa thức

P (x) = f (x) − f∗ (x)


2.6. Bài toán nội suy Newton - Hermite 120

cũng có bậc deg P (x) 6 N − 1 và thỏa mãn điều kiện

P (sk ) (xki ) = 0, ∀k = 0, 1, . . ., n − 1, ∀i = 1, . . . , tk+1 .

Khi đó, theo như cách xây dựng đa thức f (x) ở phần trên, ứng với trường hợp

aki = 0, ∀k = 0, 1, . . ., n − 1, ∀i = 1, . . ., tk+1 ,

ta có
yk = 0, ∀k = 0, 1, . . ., n − 1.
Suy ra P (x) ≡ 0, và do đó f (x) = f∗ (x). 

Nhận xét 2.6. Nếu k = 0, tương ứng r2 = r3 = · · · = rn = 0, thì sk = 0. Khi


đó bài toán nội suy Lagrange - Newton chính là bài toán nội suy Lagrange quen
biết.
Nếu i = 1, tương ứng r1 = r2 = · · · = rn = 1, thì sk = k. Khi đó bài toán nội
suy Lagrange - Newton chính là bài toán nội suy Newton đã biết.

2.6 Bài toán nội suy Newton - Hermite


Ta xét bài toán nội suy hỗn hợp sau đây.
Bài toán 2.13 (Nội suy Newton - Hermite). Cho bộ số

xki , ahki ∈ R k = 0, 1, . . ., n−1, i = 1, . . . , rk+1, h = 0, . . . , pki−1, xki 6= xkj ∀i 6= j,

trong đó

pk1 + · · · + pkrk+1 = Nk+1 , N0 + · · · + Nk = sk , N0 + · · · + Nn = sn = N, N0 = 0.

Hãy xác định đa thức f (x) có bậc deg f (x) 6 N − 1 và thỏa mãn điều kiện

f (sk +h) (xki ) = ahki , k = 0, 1, . . . , n − 1, i = 1, . . . , rk+1, h = 0, . . ., pki − 1.


(2.36)
Trước hết, ta sử dụng các ký hiệu
Zx rk+1
Y
(Rf )(x) = f (t)dt, Wki (x) = (x − xkj )pkj ,
0 j=1, j6=i

pki−1−h h
(x − xki )h X 1 i(l) (x − xki )l
Hhki (x) = Wki (x) .
h! Wki (x) (x=xki ) l!
l=0
2.6. Bài toán nội suy Newton - Hermite 121

Khi đó, dễ thấy rằng


deg Wki (x) 6 Nk+1 − pki , deg Hhki (x) 6 Nk+1 − 1
và (
(l) 1 nếu l = h và i = j
Hhki (xkj ) =
0 nếu l 6= h hoặc i =
6 j
(l)
hay Hhki (xkj ) = δlh δij .
Tiếp theo, ta đặt fn ≡ 0 và xây dựng dãy hàm
 rX
k+1 pki −1
X 
sk k(s +h)
yk (x) = R [ahki − fk+1 (xki )]Hhki (x),
i=1 h=0
fk (x) = yk (x) + fk+1 (x), k = n − 1, . . . , 1, 0.

Khi đó, ta dễ dàng thấy rằng


deg yk (x) 6 sk + Nk+1 − 1 = sk+1 − 1.
Suy ra deg yk (x) 6 N − 1 và deg yk (x) < sk+1 .
Bây giờ, ta chứng minh rằng đa thức
f (x) = f0 (x) = y0 (x) + y1 (x) + · · · + yn−1 (x)
là nghiệm duy nhất của bài toán nội suy Newton - Hermite (2.36).
Thật vậy, dễ thấy rằng deg f (x) 6 N − 1. Ngoài ra, ta cũng có
f (sn−1 +h) (x(n−1)i ) = (y0 + · · · + yn−2 + yn−1 )(sn−1 +h) (x(n−1)i )
(s
n−1 +h)
= yn−1 (x(n−1)i )
rn p(n−1)j−1
X X (h)
= al(n−1)j .Hl(n−1)j (x(n−1)i )
j=1 l=0
rn p(n−1)j−1
X X
= al(n−1)j .δlh δij = ah(n−1)i
j=1 l=0

f (sn−2 +h) (x(n−2)i ) = (y0 + · · · + yn−2 + yn−1 )(sn−2 +h) (x(n−2)i )


(s
n−2 +h) (s
n−2 +h)
= yn−2 (x(n−2)i ) + yn−1 (x(n−2)i ),

trong đó
rn−1 p(n−2)j−2
(sn−2 +h)
X X (s +h)
n−2
yn−2 (x(n−2)i ) = [al(n−2)j − fn−1 (x(n−2)j )].δlh δij
j=1 l=0
n−2 (s +h) n−2 (s +h)
= ah(n−2)i − fn−1 (x(n−2)i ) = ah(n−2)i − yn−1 (x(n−2)i ).
2.6. Bài toán nội suy Newton - Hermite 122

Suy ra
f (sn−2 +h) (x(n−2)i) = ah(n−2)i .
Một cách tương tự, ta chứng minh được

f (sk +h) (xki ) = ahki , ∀k = 0, 1, . . ., n − 1, i = 1, . . . , rk+1, h = 0, . . . , pki − 1.

Tiếp theo, ta chứng minh tính duy nhất nghiệm của bài toán nội suy Newton -
Hermite. Giả sử tồn tại đa thức f∗ (x) có bậc deg f∗ (x) với deg f∗ (x) 6 N − 1 và
thỏa mãn điều kiện của bài toán (2.36), thì khi đó đa thức P (x) = f (x) − f∗ (x)
cũng có bậc deg P (x) 6 N − 1 và thỏa mãn điều kiện

P (sk +h) (xki ) = 0, k = 0, 1, . . ., n − 1, i = 1, . . . , rk+1, h = 0, . . . , pki − 1.

Khi đó, theo như cách xây dựng đa thức f (x) ở phần trên, ứng với trường hợp

ahki = 0, k = 0, 1, . . . , n − 1, i = 1, . . ., rk+1, h = 0, . . ., pki − 1,

ta thu được yk = 0, ∀k = 0, 1, . . ., n − 1.
Suy ra P (x) ≡ 0 và do đó f (x) = f∗ (x). 

Nhận xét 2.7. Chú ý rằng khi k = 0, tương ứng r2 = r3 = · · · = rn = 0, thì


sk + h = h. Khi đó bài toán nội suy Newton - Hermite (2.36) chính là bài toán
nội suy Hermite (2.33) đã xét ở trên.
Nếu h = 0, tương ứng với trường hợp

pki = 1, ∀k = 0, 1, . . ., n − 1, i = 1, . . ., rk+1 ,

thì sk + h = sk . Khi đó bài toán nội suy Newton - Hermite (2.36) chính là
bài toán nội suy Lagrange - Newton (2.35) vừa mới xét ở trên. Lúc này, nếu
r1 = · · · = rn = 1 thì bài toán nội suy Newton - Hermite (2.36) chính là bài toán
nội suy Newton (2.32) đã khảo sát.

Bài tập
Bài 2.1. Xác định các tam thức bậc hai f (x) thoả mãn các điều kiện

f (n) = (−1)n (2n2 − n − 1), n = 4, 7, 16.

Bài 2.2. Xác định các đa thức bậc ba f (x) thoả mãn các điều kiện

f (2n − 1) = (−1)n (2n3 − 3n + 1), n = ±1, 4, 5, 12.


2.6. Bài toán nội suy Newton - Hermite 123

Bài 2.3. Xác định các tam thức bậc hai f (x) thoả mãn các điều kiện

f (n) (2n + 1) = (−1)n (2n2 − n − 1), n = 0, 1, 2.

Bài 2.4. Xác định các đa thức bậc ba f (x) thoả mãn các điều kiện

f (n) (3n + 1) = n3 − 3n2 + n + 1), n = 0, 1, 2, 3.

Bài 2.5. Xác định các đa thức bậc ba f (x) thoả mãn các điều kiện

f (n) (1) = n3 − 3n2 + n + 1), n = 0, 1, 2, 3.

Bài 2.6. Xác định các đa thức bậc ba f (x) thoả mãn các điều kiện

f (n) (1) = n3 − 3n2 + n + 1), n = 0, 1, 2; f (2) = n.

Bài 2.7. Xác định các đa thức bậc năm f (x) thoả mãn các điều kiện
(
f (n) (1) = n5 , n = 0, 1, 2
f (n) (−1) = n4 − n, n = 0, 1, 2.

Bài 2.8. Xác định các đa thức bậc năm f (x) thoả mãn các điều kiện

 (n) 5
 f (1) = n , n = 0, 1
f (n) (−1) = n4 − n, n = 0, 1


f (n) (2) = n3 − n2 , n = 0, 1

Bài 2.9. Xác định các đa thức bậc năm f (x) thoả mãn các điều kiện

 (n) 5
 f (1) = n , n = 0, 1
f (n) (−1) = n4 − n, n = 0, 1


f (2) = −2, f (3) = 3

Bài 2.10. Xác định các đa thức f (x) bậc n (n > 6) và thoả mãn các điều kiện

 (n)
 f (1) = n, n = 0, 1
f (n) (−1) = n2 − n − 1, n = 0, 1


f (k) = (−1)k (2k + 1), k = 3, . . ., n − 1

Bài 2.11. Xác định các đa thức f (x) bậc 6 n (n > 6) và thoả mãn các điều kiện
(
f (n) (n) = n2 − n − 1, n = 0, 1, 2
f (k) = (−1)k (2k + 1), k = 3, . . ., n
Chương 3

Nội suy theo yếu tố hình học


và biểu diễn hàm

Trong chương này, ta xét một số bài toán nội suy liên quan đến các giả thiết
là các điểm đặc biệt của đồ thị như các điểm dừng, điểm cực đại, cực tiểu, điểm
uốn,.... Ngoài ra, ta còn xét một số dạng biểu diễn và khai triển liên quan đến
ước lượng hàm số và xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một số biểu thức.

3.1 Nội suy theo các nút là điểm dừng của đồ thị
Nhờ dáng điệu hình học của đồ thị ta có thể đặt và giải một số bài toán nội
suy với các đặc trưng hình học cho trước là các điểm cực đại, cực tiểu, điểm uốn,...
và các đại lượng hình học khác như khoảng cách, hệ số góc của tiếp tuyến...
Bài toán 3.1. Xác định các tam thức bậc hai f (x) = x2 + bx + c khi đồ thị của
hàm số y = f (x) đạt cực tiểu tại M (0, 1).
Giải. Theo giả thiết thì đồ thị của hàm số đi qua M (0, 1) và x = 0 là điểm dừng
của hàm số f (x). Vậy nên
f (0) = 1, f 0 (0) = 0,
hay
c = 1, b = 0.
Vậy tam thức bậc hai cần tìm có dạng
f (x) = x2 + 1.
Bài toán 3.2. Xác định các tam thức bậc hai f (x) = x2 + bx + c khi cặp đường
phân giác góc thứ nhất và góc thứ hai của hệ trục toạ độ là các tiếp tuyến của đồ
thị hàm số y = f (x).

124
3.1. Nội suy theo các nút là điểm dừng của đồ thị 125

Giải. Nhận xét rằng nếu đường phân giác góc thứ nhất là tiếp tuyến của đồ thị
hàm số đã cho tại điểm M (x0, f (x0)) trên đồ thị thì phải có
f (x0 ) = x0 , f 0 (x0 ) = 1.
Vậy ta thu được hệ (
x20 + bx0 + c = x0
(3.1)
2x0 + b = 1
Tương tự, nếu đường phân giác góc thứ hai là tiếp tuyến của đồ thị hàm số đã
cho tại điểm M (x1, f (x1) trên đồ thị thì ta phải có
f (x1) = −x1 , f 0 (x1 ) = −1.
Vậy ta thu được hệ (
x21 + bx1 + c = −x1
(3.2)
2x1 + b = −1
1
Giải hệ (3.1) và (3.2), ta thu được b = 0, c = .
2
1
Vậy tam thức bậc hai cần tìm có dạng f (x) = x2 + .
2
Bài toán 3.3. Xác định đa thức P (x) bậc nhỏ nhất sao cho đồ thị hàm số
y = P (x) có các điểm cực đại, cực tiểu lần lượt tại A(0, 1) và B(1, 0).
Giải. Theo giả thiết thì đa thức P (x) có ít nhất hai điểm dừng. Do vậy phương
trình P 0 (x) = 0 có ít nhất hai nghiệm. Suy ra deg P 0 (x) > 2. Xét trường hợp
deg P 0 (x) = 2. Khi đó, theo giả thiết thì
P (x) = ax3 + bx2 + cx + d, P 0 (x) = 3ax2 + 2bx + c, a 6= 0

P 0 (0) = 0, P 0 (1) = 0, P (0) = 1, P (1) = 0.
Suy ra c = 0, d = 1 và (
a+b+1= 0
3a + 2b = 0
Giải hệ này, ta thu được a = 2, b = −3. Vậy đa thức bậc ba P (x) có dạng
P (x) = 2x3 − 3x2 + 1.
Thử lại, ta thấy các điều kiện đảm bảo để đồ thị hàm số y = P (x) có các điểm
cực đại, cực tiểu lần lượt tại A(0, 1) và B(1, 0) là thoả mãn. Vậy đa thức P (x)
bậc nhỏ nhất sao cho đồ thị hàm số y = P (x) có các điểm cực đại, cực tiểu lần
lượt tại A(0, 1) và B(1, 0) là đa thức
P (x) = 2x3 − 3x2 + 1.
3.1. Nội suy theo các nút là điểm dừng của đồ thị 126

Bài toán 3.4. Xác định đa thức P (x) bậc nhỏ nhất sao cho đồ thị hàm số
y = P (x) có các điểm cực tiểu lần lượt tại A(0, 1) và B(1, 1).
Giải. Theo giả thiết thì đa thức P (x) có ít nhất ba điểm dừng. Thật vậy, hàm số
P (x) có các điểm dừng x = 0, x = 1 và từ giả thiết P (0) = P (1)(= 1), theo định
lý Rolle, ta tìm được trong khoảng (0, 1) điểm x0 sao cho P 0 (x0 ) = 0. Do vậy
phương trình P 0 (x) = 0 có ít nhất ba nghiệm phân biệt. Suy ra deg P 0 (x) > 3.
Xét trường hợp deg P 0 (x) = 3. Khi đó, theo giả thiết thì

P (x) = ax4 + bx3 + cx2 + dx + e, P 0 (x) = 4ax3 + 3bx2 + 2cx + d, a 6= 0


P 0 (0) = 0, P 0 (1) = 0, P (0) = 1, P (1) = 1.
Suy ra
P (x) = ax2 (x − 1)2 + 1, a 6= 0.
Để đồ thị hàm số y = P (x) có các điểm cực tiểu lần lượt tại A(0, 1) và B(1, 1)
thì a > 0. Vậy đa thức bậc bốn cần tìm có dạng

P (x) = ax2 (x − 1)2 + 1, a > 0.

Thử lại ta thấy các điều kiện đảm bảo đồ thị hàm số y = P (x) có các điểm
cực tiểu lần lượt tại A(0, 1) và B(1, 0) là thoả mãn. Vậy đa thức P (x) bậc nhỏ
nhất sao cho đồ thị hàm số y = P (x) có các điểm cực tiểu lần lượt tại A(0, 1) và
B(1, 0) là đa thức
P (x) = ax2 (x − 1)2 + 1, a > 0.

Bài toán 3.5. Xác định đa thức P (x) bậc nhỏ nhất sao cho đồ thị hàm số
y = P (x) có các điểm uốn và điểm cực tiểu lần lượt tại A(0, 0) và B(1, 0).

Giải. Theo giả thiết thì đa thức P (x) có ít nhất ba điểm dừng. Thật vậy, hàm số
P (x) có các điểm dừng x = 0, x = 1 và từ giả thiết P (0) = P (1)(= 0), theo định
lý Rolle, ta tìm được trong khoảng (0, 1) điểm x0 sao cho P 0 (x0 ) = 0. Do vậy
phương trình P 0 (x) = 0 có ít nhất bốn nghiệm (một nghiệm kép và hai nghiệm
đơn phân biệt). Suy ra deg P 0 (x) > 4. Xét trường hợp deg P 0 (x) = 4. Khi đó,
theo giả thiết thì

P (x) = ax5 + bx4 + cx3 + dx2 + ex + h,

P 0 (x) = 5ax4 + 4bx3 + 3cx2 + dx + e,


P 00 (x) = 20ax3 + 12bx2 + 6cx+ d, a 6= 0

P 00(0) = 0, P 0 (1) = 0, P (0) = 0, P (1) = 0.
3.2. Hàm số chuyển đổi các tam giác 127

Suy ra
P (x) = ax3 (x − 1)2, a 6= 0.
Để đồ thị hàm số y = P (x) có các điểm uốn và điểm cực tiểu lần lượt tại A(0, 0)
và B(1, 0) thì a > 0. Vậy đa thức bậc bốn P (x) có dạng

P (x) = ax3 (x − 1)2, a > 0.

Thử lại, ta thấy các điều kiện đảm bảo đồ thị hàm số y = P (x) có các điểm uốn
và điểm cực tiểu lần lượt tại A(0, 0) và B(1, 0) là thoả mãn. Vậy đa thức P (x)
bậc nhỏ nhất sao cho đồ thị hàm số y = P (x) có các điểm uốn và điểm cực tiểu
lần lượt tại A(0, 0) và B(1, 0) là đa thức

P (x) = ax3 (x − 1)2, a > 0.

Bài toán 3.6. Xác định đa thức P (x) bậc nhỏ nhất sao cho đồ thị hàm số
y = P (x) đi qua điểm A(2, 0) và có các điểm cực đại lần lượt tại B(0, 0) và
C(1, 0).
Giải. Theo giả thiết thì đa thức P (x) có ít nhất bốn điểm dừng kể cả bội. Thật
vậy, đa thức P (x) có các nghiệm bội tại x = 0, x = 1 và nghiệm x = 2. Do vậy
phương trình P (x) = 0 có ít nhất năm nghiệm (hai nghiệm kép và một nghiệm
đơn). Suy ra đa thức bậc năm tương ứng có dạng

P (x) = ax2(x − 1)2 (x − 2), a 6= 0.

Để đồ thị hàm số y = P (x) đi qua điểm A(2, 0) và có các điểm cực đại lần lượt
tại B(0, 0) và C(1, 0) thì a > 0. Vậy đa thức bậc năm P (x) có dạng

P (x) = ax2(x − 1)2 (x − 2), a > 0.

Thử lại, ta thấy các điều kiện đảm bảo đồ thị hàm số y = P (x) đi qua điểm
A(2, 0) và có các điểm cực đại lần lượt tại B(0, 0) và C(1, 0) là thoả mãn. Vậy đa
thức P (x) bậc nhỏ nhất sao cho đồ thị hàm số y = P (x) đi qua điểm A(2, 0) và
có các điểm cực đại lần lượt tại B(0, 0) và C(1, 0) là đa thức

P (x) = ax2(x − 1)2 (x − 2), a > 0.

3.2 Hàm số chuyển đổi các tam giác


Ta nhắc lại một số hệ thức đặc trưng đơn giản mô tả sự ràng buộc tự nhiên của
các yếu tố cạnh và góc trong tam giác.
Tính chất 3.1. Điều kiện cần và đủ để ba số dương A, B, C là độ đo các góc
của một tam giác ABC là A + B + C = π.
3.2. Hàm số chuyển đổi các tam giác 128

Tính chất 3.2. Điều kiện cần và đủ để ba số dương a, b, c (khi gắn với cùng một
đơn vị đo lường) lập thành độ dài các cạnh một tam giác ABC là

a + b > c, b + c > a, c + a > b.

Nói cách khác, điều kiện cần và đủ để ba số dương a, b, c lập thành độ dài ba
cạnh một tam giác ABC là

|b − c| < a < |b + c|.

Trong phần này, ta sẽ lần lượt tìm lời giải cho một số bài toán về xác định các
hàm số thực hiện phép chuyển tiếp các yếu tố hình học trong tam giác.
Bài toán I (Nội suy hình học).
Xác định các hàm số f (x) liên tục trong đoạn [0; π] sao cho f (A), f (B), f (C)
tạo thành độ đo các góc của một tam giác nào đó ứng với mọi tam giác ABC
cho trước.
Bài toán II (Nội suy hình học).
Xác định các hàm số f (x) liên tục trên R+ sao cho f (a), f (b), f (c) tạo thành
độ đo các cạnh của một tam giác nào đó ứng với mọi tam giác ABC cho trước.
Trước hết, ta sẽ khảo sát các đặc trưng hàm cơ bản của một số hàm số sinh
bởi các phép biến hình sơ cấp dạng tịnh tiến, đồng dạng, phản xạ và nghịch đảo
trên đường thẳng thực.

Bài toán 3.7. Xác định α để hàm số f (x) = x + α có tính chất là f (a), f (b),
f (c) luôn lập thành độ dài các cạnh của một tam giác ứng với mọi tam giác ABC
cho trước.

Giải. Để f (a), f (b), f (c) là độ dài các cạnh của một tam giác, trước hết ta phải

f (a) > 0, f (b) > 0, f (c) > 0, ∀∆ABC
Suy ra
a + α > 0, b + α > 0, c + α > 0, ∀∆ABC
hay
α > −a, α > −b, α > −c, ∀∆ABC.
Điều này tương đương với điều kiện

α > max{ −a, −b, −c }, ∀∆ABC.

Do đó α > 0.
Ngược lại, với α > 0 thì f (a), f (b), f (c) luôn là độ dài các cạnh của một tam
giác do a, b, c là độ dài ba cạnh của tam giác ABC.
3.2. Hàm số chuyển đổi các tam giác 129

Thật vậy, ta có

f (a) + f (b) > f (c), f (b) + f (c) > f (a), f (c) + f (a) > f (b),

tức là

a + α + b + α > c + α, b + α + c + α > a + α, c + α + a + α > b + α,

hay
α + a + b > c, α + b + c > a, α + c + a > b.
Do α > 0 nên

α + a + b > a + b > c, α + b + c > b + c > a, α + c + a > c + a > b.

Vậy với α > 0 thì hàm số f (x) = x + α có tính chất là f (a), f (b), f (c) luôn lập
thành độ dài các cạnh của một tam giác ứng với mọi tam giác ABC cho trước.
Bài toán 3.8. Xác định α để hàm số f (x) = αx có tính chất là f (a), f (b), f (c)
lập thành độ dài các cạnh của một tam giác ứng với mọi tam giác ABC cho
trước.
Giải. Để f (a), f (b), f (c) là độ dài các cạnh của một tam giác, trước hết ta phải
có:
f (a) > 0, f (b) > 0, f (c) > 0, ∀∆ABC.
Suy ra αa > 0, αb > 0, αc > 0, ∀∆ABC. Do đó α > 0
Thật vậy, nếu α 6 0 thì f (a) 6 0, vô lý.
Ngược lại, với α > 0 thì f (a), f (b), f (c) là độ dài các cạnh của một tam giác
do bộ ba a, b, c là độ dài ba cạnh tam giác ABC. Thật vậy, ta có


f (a) + f (b) > f (c)
f (b) + f (c) > f (a)


f (c) + f (a) > f (b)

tức là
aα + bα > cα, bα + cα > aα, cα + aα > bα
là đúng do
a + b > c, b + c > a, c + a > b.
Vậy với α > 0 thì hàm số f (x) = αx có tính chất là f (a), f (b), f (c) luôn lập
thành độ dài các cạnh của một tam giác ứng với mọi tam giác ABC cho trước.
Bài toán 3.9. Xác định cặp số α, β sao cho hàm số f (x) = αx + β có tính chất
là f (a), f (b), f (c) luôn lập thành độ dài các cạnh của một tam giác ứng với mọi
tam giác ABC cho trước.
3.2. Hàm số chuyển đổi các tam giác 130

Giải.
Để f (a), f (b), f (c) là độ dài các cạnh của một tam giác, trước hết ta phải có

f (a) > 0, f (b) > 0, f (c) > 0, ∀∆ABC.

Suy ra
αa + β > 0, αb + β > 0, αc + β > 0, ∀∆ABC. (3.3)
Do đó α > 0. Thật vậy, nếu α < 0, β tuỳ ý cho trước thì ta chọn tam giác ABC có
a đủ lớn, khi đó theo tính chất của nhị thức bậc nhất ta sẽ nhận được αa + β < 0.
Tương tự, từ (3.3) cũng suy ra β > 0. Thật vậy, nếu β < 0 thì ta chọn tam
giác ABC có a đủ nhỏ, khi đó theo tính chất của nhị thức bậc nhất ta cũng sẽ
nhận được αa + β < 0.
Trường hợp khi đồng thời xảy ra α = 0, β = 0 thì f (x) ≡ 0 không thoả mãn
bài toán.
Ngược lại, với α > 0, β > 0, α + β > 0 thì ta thấy f (a), f (b), f (c) là độ dài
các cạnh của một tam giác do a, b, c là độ dài ba cạnh của tam giác ABC. Thật
vậy, ta có

f (a) + f (b) > f (c), f (b) + f (c) > f (a), f (c) + f (a) > f (b),

tức là 

αa + β + αb + β > αc + β
αb + β + αc + β > αa + β


αc + β + αa + β > αb + β
hay 

α(a + b) + β > αc
α(b + c) + β > αa


α(c + a) + β > αb

Điều này là hiển nhiên vì α > 0, β > 0, α + β > 0.


Vậy với α > 0, β > 0, α + β > 0 thì hàm số f (x) = αx + β có tính chất là
f (a), f (b), f (c) luôn lập thành độ dài các cạnh của một tam giác ứng với mọi tam
giác ABC cho trước.
1
Bài toán 3.10. Xác định α, β để hàm số f (x) = có tính chất f (a), f (b),
αx + β
f (c) là độ dài các cạnh của một tam giác ứng với mọi tam giác ABC cho trước.

Giải.
Không mất tính tổng quát, ta luôn luôn giả thiết a > b > c.
3.2. Hàm số chuyển đổi các tam giác 131

1
Nhận xét rằng, phép nghịch đảo g(x) = không có tính chất g(a), g(b), g(c)
x
là độ dài các cạnh của một tam giác ứng với mọi tam giác ABC cho trước. Thật
vậy, xét tam giác cân ABC có a = b = 2, c = 1 thì ta có
1 1 1 1 1
g(a) = = , g(b) = = , g(c) = = 1
a 2 b 2 c
Khi đó
1 1
g(a) + g(b) = + = 1 = g(c)
2 2
Vậy hàm số g(x) = x1 không có tính chất g(a), g(b), g(c) là độ dài các cạnh của
một tam giác ứng với mọi tam giác ABC cho trước.
Để f (a), f (b), f (c) là độ dài các cạnh của một tam giác, trước hết ta phải có

f (a) > 0, f (b) > 0, f (c) > 0, ∀∆ABC.

Suy ra
1 1 1
> 0, > 0, > 0, ∀∆ABC
αa + β αb + β αc + β
hay
αa + β > 0, αb + β > 0, αc + β > 0, ∀∆ABC. (3.4)
Từ (3.4) ta thu được α > 0. Thật vậy, nếu α < 0, β tuỳ ý cho trước thì ta
chọn tam giác ABC có a đủ lớn, khi đó theo tính chất của nhị thức bậc nhất ta
sẽ nhận được αa + β < 0.
Tương tự, cũng từ (3.4) suy ra β > 0. Thật vậy, nếu β < 0 thì ta chọn tam
giác ABC có a đủ nhỏ, khi đó theo tính chất của nhị thức bậc nhất ta cũng sẽ
nhận được αa + β < 0.
Trường hợp khi đồng thời xảy ra α = 0, β = 0 thì f (x) ≡ 0 không thoả mãn
bài toán.
Với α = 0, β > 0 ta thu được hàm hằng dương f (x) = β1 nên
f (a) = f (b) = f (c) > 0 và f (a), f (b), f (c) là độ dài các cạnh của một tam
giác đều.
Xét trường hợp α > 0, β > 0, khi đó với a > b > c ta có:

αa + β > αb + β > αc + β > 0


. Suy ra
1 1 1
6 6
αa + β αb + β αc + β
hay
f (a) 6 f (b) 6 f (c).
3.2. Hàm số chuyển đổi các tam giác 132

Vậy ta cần xác định các số α > 0, β > 0 sao cho luôn có f (a) + f (b) > f (c)
ứng với mọi tam giác ABC thoả mãn a > b > c hay
1 1 1
+ > , ∀∆ABC : a > b > c (3.5)
αa + β αb + β αc + β

Xét các tam giác cân ABC đồng dạng với tam giác cân cạnh 3, 3, 1 tức là a =
b = 3d, c = d với d > 0 tuỳ ý. Khi đó (3.5) có dạng
1 1 1
+ > , ∀d > 0,
3dα + β 3dα + β dα + β

tương đương với


2 1
> , ∀d > 0
3dα + β dα + β
hay
2dα + 2β > 3dα + β, ∀d > 0,
tức là β > dα, ∀d > 0. Điều này không xảy ra khi d đủ lớn.
Vậy với α = 0, β > 0 thì hàm số
1
f (x) =
αx + β

có tính chất f (a), f (b), f (c) là độ dài các cạnh của một tam giác ứng với mọi tam
giác ABC cho trước.
Bài toán 3.11. Xác định các hàm số f (x) liên tục trong đoạn [0; π], f (0) = 0
và có đạo hàm trong khoảng (0; π) sao cho f (A), f (B), f (C) tạo thành độ đo các
góc của một tam giác nào đó ứng với mọi tam giác ABC cho trước.
Giải. Ta cần xác định hàm khả vi f (x) sao cho
(
f (x) > 0, ∀x ∈ (0; π), f (0) = 0
f (A) + f (B) + f (C) = π

Theo giả thiết thì f (0) = 0 nên f (π) = π và C = π − (A + B) = π − A − B. Suy


ra
f (A) + f (B) + f (π − A − B) = π, ∀A, B, A + B ∈ [0; π],
hay
f (x) + f (y) + f (π − x − y) = π, ∀x, y, x + y ∈ [0; π].
Lấy đạo hàm trong khoảng (0; π) theo biến x, ta thu được

f 0 (x) − f 0 (π − x − y) = 0, ∀x, y, x + y ∈ [0; π]


3.2. Hàm số chuyển đổi các tam giác 133

hay
f 0 (x) = f 0 (π − x − y), ∀x, y, x + y ∈ [0; π].
Do đó f 0 (x) là hàm hằng trong khoảng (0; π). Khi đó f (x) = px + q.
Do f (0) = 0 nên q = 0 và vì vậy f (x) = px. Do f (π) = π nên p = 1 và ta thu
được f (x) = x.
Vậy hàm số f (x) = x là hàm số liên tục trong đoạn [0; π], f (0) = 0 và có đạo
hàm trong khoảng (0; π) sao cho f (A), f (B), f (C) tạo thành độ đo các góc của
một tam giác nào đó ứng với mọi tam giác ABC cho trước.

Bài toán 3.12. Xác định các hàm số f (x) liên tục trong đoạn [0; π] có f (0) =
0, f (x) > 0, ∀x ∈ (0; π) và f (A), f (B), f (C) tạo thành độ đo các góc của một
tam giác nào đó ứng với mọi tam giác ABC cho trước.

Giải. Ta phát biểu lại bài toán đã cho dưới dạng:


Xác định các hàm số f (x) liên tục trong đoạn [0; π] và
(
f (0) = 0, f (x) > 0, ∀x ∈ (0; π)
(3.6)
f (x) + f (y) + f (π − x − y) = π, ∀x, y ∈ (0; π), x + y < π

Do f (0) = 0 nên với y = 0, ta thu được

f (x) + f (0) + f (π − x) = π, ∀x ∈ [0; π],

hay
f (x) + f (π − x) = π, ∀x ∈ [0; π]. (3.7)
Đặt f (x) = g(x) + x thì g(0) = 0 và g(x) là hàm liên tục trong đoạn [0; π]. Khi
đó (3.7) trở thành

x + g(x) + π − x + g(π − x) = π, ∀x ∈ [0; π]

hay
g(x) + g(π − x) = 0, ∀x ∈ [0; π].
Do đó
g(π − x) = −g(x), ∀x ∈ [0; π]. (3.8)
Thế f (x) = x + g(x) vào (3.6) và sử dụng (3.8), ta thu được

x + g(x) + y + g(y) + π − x − y + g(π − x − y) = π, ∀x, y ∈ [0; π], x + y 6 π,

hay
g(x) + g(y) + g(π − (x + y)) = 0, ∀x, y ∈ [0; π], x + y 6 π,
3.2. Hàm số chuyển đổi các tam giác 134

tức là
g(x) + g(y) − g(x + y) = 0, ∀x, y ∈ [0; π], x + y 6 π.
Suy ra
g(x) + g(y) = g(x + y), ∀x, y ∈ [0; π], x + y 6 π. (3.9)
Do g(x) là hàm liên tục trong đoạn [0; π] nên (3.9) là phương trình hàm Cauchy.
Khi đó, từ (3.9) suy ra g(x) = αx và f (x) = x + αx = (1 + α)x.
Để f (x) > 0, ∀x ∈ (0; π) ta cần có (1 + α)x > 0, ∀x ∈ (0; π) hay 1 + α > 0.
Để f (A) + f (B) + f (C) = π thì

(1 + α)A + (1 + α)B + (1 + α)C = π

hay (1 + α)(A + B + C) = π, tức là tức là α = 0.


Vậy f (x) = 0 là hàm số duy nhất thoả mãn đề bài.

Bài toán 3.13. Xác định các hàm số f (x) liên tục trong đoạn [0; π] sao cho
f (A), f (B), f (C) luôn tạo thành độ đo các góc của một tam giác nào đó ứng với
mọi tam giác ABC cho trước.

Giải. Ta thấy có hai hàm số hiển nhiên thoả mãn bài toán, đó là f (x) = x và
f (x) = π3 .
Ta phát biểu bài toán dưới dạng sau:
Xác định các hàm số f (x) liên tục trong đoạn [0; π] và

f (x) > 0, f (x) + f (y) + f (π − x − y) = π, ∀x, y ∈ (0; π), x + y < π (3.10)

Cho y → 0 ta thu được f (x) + f (0) + f (π − x) = π, ∀x ∈ (0; π)


hay f (π − x) = π − f (0) − f (x), ∀x ∈ (0; π)
Thế vào (3.10) ta thu được

f (x) + f (y) + [π − f (0) − f (x + y)] = π, ∀x, y ∈ (0; π), x + y 6 π

hay
f (x) + f (y) = f (x + y) + f (0), ∀x, y ∈ [0; π], x + y 6 π (3.11)
Đặt f (x) = f (0) + g(x). Khi đó g(x) liên tục trong đoạn [0; π] và (3.11) có
dạng

f (0) + g(x) + f (0) + g(y) = f (0) + g(x + y) + f (0), ∀x, y ∈ [0; π], x + y 6 π

⇔ g(x) + g(y) = g(x + y), ∀x, y ∈ [0; π], x + y 6 π (3.12)


Do g(x) liên tục trong đoạn [0; π] nên (3.12) là phương trình hàm Cauchy.
Khi đó, từ (3.12) suy ra g(x) = αx ⇒ f (x) = f (0) + αx.
Đặt f (0) = β ta được f (x) = αx + β
3.2. Hàm số chuyển đổi các tam giác 135

Ta cần xác định α, β để f (x) > 0, ∀x ∈ (0; π) và f (A) + f (B) + f (C) = π


hay (
αx + β > 0, ∀x ∈ (0; π)
αA + β + αB + β + αC + β = π
(
αx + β > 0, ∀x ∈ (0; π)

α(A + B + C) + 3β = π
(
αx + β > 0, ∀x ∈ (0; π)

απ + 3β = π
(
αx + β > 0, ∀x ∈ (0; π)

β = (1−α)π
3

Do đó
(1 − α)π
f (x) = αx + , ∀x ∈ (0; π). (3.13)
3
Cho x → 0, từ (3.13), suy ra
(1 − α)π
> 0 ⇔ α 6 1.
3
Cho x → π, từ (3.13), suy ra
(1 − α)π
απ + >0
3
1
hay α > − .
2
1
Vậy − 6 α 6 1.
2
Với − 12 < α < 1 thì (3.13) hiển nhiên thoả mãn.
Xét α = − 12 thì f (x) = − 12 x + π2 thoả mãn điều kiện bài ra.
Thật vậy, với 0 < α < π thì f (x) > f (π) = 0. Suy ra f (x) > 0, ∀x ∈ (0; π).
Xét α = 1 thì f (x) = x hiển nhiên thoả mãn điều kiện bài ra.
Vậy các hàm số cần tìm đều có dạng
(1 − α)π 1
f (x) = αx + , − 6 α 6 1.
3 2
Đến đây ta đã có lời giải cho Bài toán I trong lớp hàm liên tục.
Bài toán 3.14. Xác định các hàm số f (x) liên tục trong đoạn [0; 1] sao cho
f (a), f (b), f (c) luôn là độ dài các cạnh của một tam giác nội tiếp trong đường
tròn đường kính 1 ứng với mọi tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn đường
kính 1 cho trước.
3.2. Hàm số chuyển đổi các tam giác 136

Giải. Xét đường tròn O đường kính 1. Ký hiệu M (4) là tập hợp tất cả các tam
giác nội tiếp trong đường tròn O đó. Khi đó, điều kiện cần và đủ để ba số dương
α, β, γ là ba góc của một tam giác thuộc M (4) là sin α, sin β, sin γ tạo thành độ
đo các cạnh của một tam giác thuộc M (4).
Thật vậy, khi α, β, γ là ba góc của một tam giác thuộc M (4), thì theo định
lý hàm số sin, ta có 2R sin α, 2R sin β, 2R sin γ lần lượt là độ dài ba cạnh của tam
giác đó tương ứng với ba góc α, β, γ.
Do 2R = 1 nên sin α, sin β, sin γ là độ dài các cạnh của một tam giác nội tiếp
được trong đường tròn O đường kính 1.
Ngược lại, khi sin α, sin β, sin γ là độ dài các cạnh tương ứng của tam giác
nội tiếp được trong đường tròn đường kính 1 thì do α, β, γ là các góc dương nên
α, β, γ là ba góc của một tam giác. Vậy theo kết quả của bài toán 3.13, thì các
hàm cần tìm có dạng

(1 − α)π 1
f (x) = arcsin(αx + )với − 6 α 6 1.
3 2
Bài toán 3.15. Xác định các hàm số f (x) liên tục trong R+ sao cho f (a), f (b), f (c)
luôn tạo thành độ dài các cạnh của một tam giác nào đó ứng với mọi tam giác
ABC cho trước.

Giải. Theo kết quả của bài toán 3.14, thì f (a), f (b), f (c) xác định bởi

(1 − α)π 1
f (x) = arcsin(αx + )với − 6 α 6 1
3 2
sẽ tạo thành độ đo các cạnh của một tam giác nội tiếp trong đường tròn đường
kính 1 ứng với mọi tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn đường kính 1 cho
trước. Vậy
(1 − α)π 1
f (x) = u arcsin(αx + )với − 6 α 6 1
3 2
ứng với u > 0 tuỳ ý, là hàm số thoả mãn đề bài.
Tiếp theo, ta quan tâm đến bộ các hàm số thiết lập nên một dãy các tam
giác ứng với các giá trị tương ứng của đối số.
Trước hết, ta nhận thấy rằng nghiệm của phương trình vô định x2 + y 2 = z 2
trong tập các số thực dương có thể mô tả dưới dạng tham số


x = u cos v
y = u sin v


z=u

với u ∈ R+ , v ∈ (0; π2 ).
3.2. Hàm số chuyển đổi các tam giác 137

Bài toán 3.16. Chứng minh rằng với mọi (u, v) trong đó u ∈ R+ , v ∈ (0; π2 ) đều
tồn tại một tam giác mà số đo các cạnh là những số:

P1 (u, v) = u cos v

P2 (u, v) = u sin v
P3 (u, v) = u
và các tam giác đó ứng với mọi (u, v) trong đó u ∈ R+ , v ∈ (0; π2 ) cho trước đều
là các tam giác vuông.

Giải. Dễ thấy rằng


π
P1 (u, v) > 0, P2(u, v) > 0, P3(u, v) > 0, ∀u ∈ R+ , v ∈ (0; )
2
và ta luôn có đẳng thức sau

[P1(u, v)]2 + [P2 (u, v)]2 = [P3(u, v)]2.

Từ đó suy ra P1(u, v), P2(u, v), P3(u, v) là độ dài các cạnh của một tam giác
vuông có độ dài cạnh huyền là P3 (u, v)
Tiếp theo, ta xét các bộ hàm số một biến trong lớp các đa thức tạo thành độ
dài các cạnh của một tam giác ứng với mọi đối số trong một miền cho trước.

Bài toán 3.17. Chứng minh rằng với mọi x > 1 đều tồn tại một tam giác mà
số đo các cạnh là những số

P1 = x4 + x3 + 2x2 + x + 1

P2 = 2x3 + x2 + 2x + 1
P 3 = x4 − 1
và các tam giác đó ứng với mọi x > 1 cho trước đều có góc lớn nhất như nhau.

Giải. Ta có

P1 (x) = (x2 + 1)(x2 + x + 1), P2 (x) = (x2 + 1)(2x + 1), P3 (x) = (x2 + 1)(x2 − 1).

Đặt x2 + x + 1 = a, 2x + 1 = b, x2 − 1 = c. Với mọi x > 1 thì hiển nhiên


a > 0, b > 0, c > 0.
Khi đó |b − c| = |x2 − 2x − 2| và b + c = x2 + 2x.
Dễ thấy |b − c| < a < b + c, tức là

|x2 − 2x − 2| < x2 + x + 1 < x2 + 2x, ∀x > 1.


3.3. Biểu diễn đa thức theo hệ nghiệm của các nguyên hàm 138

Do đó a, b, c là độ dài ba cạnh của một tam giác. Suy ra

P1(x) = a(x2 + 1), P2 (x) = b(x2 + 1), P3 = c(x2 + 1)

cũng là độ dài các cạnh của một tam giác. Cạnh có độ dài lớn nhất của tam giác
ứng với P1 (x). Gọi α là góc lớn nhất của tam giác vừa nhận được. Khi đó, theo
định lý hàm số cos, ta có

[P1 (x)]2 = [P2 (x)]2 + [P3(x)]2 − 2P2(x)P3(x) cos α


⇔ a2 (x2 + 1)2 = b2 (x2 + 1)2 + c2 (x2 + 1)2 − 2bc(x2 + 1)2 cos α
⇔ a2 = b2 + c2 − 2bc cos α
b2 + c2 − a2
⇔ cos α =
2bc
(2x + 1)2 + (x2 − 1)2 − (x2 + x + 1)2
⇔ cos α =
2(2x + 1)(x2 − 1)
−2x3 − x2 + 2x + 1
⇔ cos α =
2(2x + 1)(x2 − 1)
−(2x + 1)(x2 − 1)
⇔ cos α = ,
2(2x + 1)(x2 − 1)
−1 2π
tức là cos α = hay α = .
2 3
Vậy với mọi x > 1 thì P1 (x), P2(x), P3(x) là số đo các cạnh một tam giác nào
đó ứng với mọi x > 1 cho trước. Các tam giác nhận được đều có góc lớn nhất là

3 .

3.3 Biểu diễn đa thức theo hệ nghiệm của các nguyên


hàm
Tiếp theo, ta xét một số biểu diễn của đa thức thông qua các hàm đối xứng
Vieete. Ta nhắc lại kết quả sau định lý đảo về dấu của tam thức bậc hai.

Định lý 3.1. Xét tam thức bậc hai

f (x) = ax2 + bx + c, a 6= 0.

Khi đó, điều kiện cần và đủ để tồn tại số α sao cho af (α) < 0 là ∆ > 0 và
x1 < α < x2, trong đó x1,2 là các nghiệm của f (x).

Nhận xét rằng, định lý trên được mô tả thông qua bất đẳng thức (kết quả so
sánh biệt thức ∆ với 0). Nhận xét rằng, các định lí trên đều được mô tả thông
3.3. Biểu diễn đa thức theo hệ nghiệm của các nguyên hàm 139

qua bất đẳng thức (kết quả so sánh biệt thức ∆ với 0). Định lý thuận và định lý
đảo về dấu của tam thức bậc hai cho ta phát biểu kết quả biểu diễn tam thức
bậc hai theo các nghiệm của chúng.
Định lý 3.2 (Định lí Vieete). Điều kiện cần và đủ để tam thức bậc hai

f (x) = ax2 + bx + c, a, b, cR, a 6= 0,

có nghiệm thực là tồn tại các số x1 , x2 ∈ R sao cho


(
b
a = −x1 − x2
c
a = x 1 x2

Tuy nhiên, ta cũng có thể phát biểu kết quả tương tự trong trường hợp khi
ta còn chưa tường minh các nghiệm x1 , x2 của tam thức bậc hai. Điều này rất có
ý nghĩa khi xét các bài toán tam thức bậc hai tổng quát. Các định lí sau đây cho
ta tiêu chuẩn nhận biết, thông qua biểu diễn hệ số, khi nào thì tam thức bậc hai
f (x) = ax2 + bx + c, a 6= 0, có nghiệm. Không mất tính tổng quát, ta xét tam
thức bậc hai dạng
f (x) = 3x2 + 2bx + c. (3.14)
Ta chứng minh một số kết quan quan trọng khác liên quan đến tam thức bậc hai
f (x) dạng (3.14).
Định lý 3.3. Với mọi tam thức bậc hai f (x) có nghiệm thực đều tồn tại một
nguyên hàm F (x), là đa thức bậc ba, có ba nghiệm đều thực.
Chứng minh. Khi f (x) có nghiệm kép, tức f (x) = a(x − x0 )2, thì ta chỉ cần
chọn nguyên hàm dưới dạng
a
F (x) = (x − x0 )3.
3
Khi f (x) có hai nghiệm phân biệt, tức

f (x) = a(x − x1 )(x − x2 ), x1 < x2 , a 6= 0,

ta chọn nguyên hàm F (x) thoả mãn điều kiện


x + x 
1 2
F = 0.
2
Khi đó, rõ ràng hàm F (x) có cực
 đại vàcực tiểu lần lượt tại x1 và x2 và điểm
uốn của đồ thị tương ứng là M x1 +x
2 , 0 . Từ đây suy ra điều cần chứng minh.
2


3.3. Biểu diễn đa thức theo hệ nghiệm của các nguyên hàm 140

Định lý 3.4. Tam thức bậc hai f (x) = 3x2 + 2bx + c có nghiệm (thực) khi và
chỉ khi các hệ số b, c có dạng
(
b=α+β+γ
(3.15)
c = αβ + βγ + γα

Chứng minh. Điều kiện đủ là hiển nhiên vì theo bất đẳng thức Cauchy, ta có

∆0 =b2 − 3c = (α + β + γ)2 − 3(αβ + βγ + γα)


=α2 + β 2 + γ 2 − (αβ + βγ + γα)
1 1 1
= (α − β)2 + (β − γ)2 + (γ − α)2 > 0.
2 2 2
Điều kiện cần. Giả sử phương trình bậc hai có nghiệm thực x1 , x2. Khi đó, tồn
tại đa thức bậc ba có ba nghiệm thực, là nguyên hàm của f (x), tức là

F (x) = (x + α)(x + β)(x + γ).

Từ đây ta suy ra điều cần chứng minh. 

Tiếp theo ta tìm các tiêu chuẩn để nhận biết, thông qua biểu diễn các hệ số,
khi nào thì một đa thức bậc ba tổng quát

f (x) = ax3 + bx2 + cx + d, a, b, c, d ∈ R, a 6= 0

có các nghiệm đều thực.


Không mất tính tổng quát, ta coi đa thức bậc ba tổng quát có dạng

f (x) = −4x3 + 3ax2 − 2bx + c, a, b, c ∈ R.

Định lý 3.5. Đa thức bậc ba f (x) = −4x3 + 3ax2 − 2bx + c với hệ số thực có
các nghiệm đều thực khi và chỉ khi các hệ số a, b, c có dạng


 a=α+β+γ+δ
b = αβ + αγ + αδ + βγ + βδ + γδ (3.16)


c = αβγ + αβδ + αγδ + βγδ

Chứng minh.
Điều kiện đủ. Xét đa thức F (x) = −x4 + ax3 − bx2 + cx − m với m là hằng số
tùy ý. Thay a, b, c từ công thức (3.16) vào biểu thức của F (x), ta thu được

F (x) = x4 − (α + β + γ + δ)x3
+ (αβ + αγ + αδ + βγ + βδ + γδ)x2 − (αβγ + αβδ + αγδ + βγδ)x + m.
3.3. Biểu diễn đa thức theo hệ nghiệm của các nguyên hàm 141

Chọn m = αβγδ. Khi đó, ta có

F (x) = x4 − (α + β + γ + δ)x3 + (αβ + αγ + αδ + βγ + βδ + γδ)x2


− (αβγ + αβδ + αγδ + βγδ)x + αβγδ
= (x − α)(x − β)(x − γ)(x − δ).

Suy ra F (x) có bốn nghiệm thực là α, β, γ, δ. Theo định lý Rolle thì đạo hàm của
nó là hàm f (x) = F 0 (x) sẽ có ba nghiệm thực.
Điều kiện cần. Giả sử phương trình bậc ba có ba nghiệm thực x1 , x2, x3. Ta chỉ
ra rằng tồn tại đa thức bậc bốn có bốn nghiệm thực là nguyên hàm của f (x),
tức là
F (x) = −(x − α)(x − β)(x − γ)(x − δ).
Thật vậy, ta xét ba trường hợp sau đây.

i) Nếu f (x) có nghiệm bội bậc ba là x0 thì f (x) có dạng f (x) = −4(x − x0)3.
Chọn F (x) = −(x − x0)4 thì ta sẽ có α = β = γ = δ = x0 .
ii) Nếu f (x) có hai nghiệm phân biệt thì phải có một nghiệm là nghiệm kép.
Giả sử đó là nghiệm x0, nghiệm còn lại là x1 . Không giảm tính tổng quát, ta giả
sử x0 = 0. Khi đó f (x) có dạng

f (x) = −4x2 (x − x1 ) = 4x3 − 4x1 x2.

Suy ra
4
F (x) = −x4 + x1 x3 + m (m là hằng số).
3
Chọn m = 0 thì đa thức F (x) = x3 (x − 43 x1 ) sẽ có hai nghiệm phân biệt, trong
đó, x = 0 là nghiệm bội ba, nghiệm còn lại là x = 43 x1 . Khi đó, ta thu được
4
α = β = γ = 0, δ = x1 .
3
Nhận xét rằng trong trường hợp tổng quát, nếu f (x) có nghiệm kép (bội bậc hai)
là x0 , nghiệm còn lại là x1 thì ta thu được α = β = γ = x0 , δ = x0 + 43 x1 .
iii) Nếu f (x) có ba nghiệm phân biệt, thì không giảm tổng quát, ta có thể
coi f (x) có dạng

f (x) = −4(x + a)x(x − b), a > 0, b > 0,

hay
f (x) = −4x3 − 4(a − b)x2 + 4abx, a > 0, b > 0.
Khi đó
4
F (x) = −x4 − (a − b)x3 + 2abx2 + m.
3
3.3. Biểu diễn đa thức theo hệ nghiệm của các nguyên hàm 142

Chọn m = 0 thì
4
F (x) = −x4 − (a − b)x3 + 2abx2
3
h 4 i
= −x2 x2 + (a − b)x + 2ab .
3
Suy ra F (x) = 0 khi và chỉ khi
4
x2 [x2 + (a − b)x − 2ab] = 0.
3
Nếu xảy ra trường hợp x2 = 0 thì x1 = x2 = 0.
Nếu x2 + 43 (a − b)x − 2ab = 0 thì

∆0 = a2 + ab + b2 > 0.

Vậy phương trình bậc hai đã cho có hai nghiệm thực phân biệt là x3 , x4 và F (x)
sẽ có bốn nghiệm là

x1,2 = 0(α = β = 0), x3 = γ, x4 = δ.

Nhận xét rằng nếu đa thức có nghiệm x = x0 bội k (k > 1) thì đạo hàm của
nó có nghiệm x = x0 bội bậc k − 1. Kết hợp với định lý Rolle, ta thu được kết
quả quan trọng sau đây.
Định lý 3.6. Nếu đa thức P (x) có k nghiệm thực thì đạo hàm của nó là đa thức
P 0 (x) có ít nhất k − 1 nghiệm thực.
Trong trường hợp đặc biệt, ta thu được kết quả có nhiều ứng dụng trong đại
số sau đây.
Hệ quả 3.1. Nếu đa thức P (x) có các nghiệm đều thực thì đạo hàm của nó là
đa thức P 0 (x) cũng có các nghiệm đều thực.
Tuy nhiên, để ý rằng bài toán ngược, tức là bài toán xác định điều kiện cần
để ứng với một đa thức có các nghiệm đều thực đã cho sẽ cho ta ít nhất một
nguyên hàm cũng có các nghiệm đều thực là một bài toán phức tạp và khó. Các
trường hợp riêng biệt ứng với các đa thức bậc thấp (bậc nhất, bậc hai, bậc ba)
đã được chúng ta khảo sát chi tiết ở trên. Tuy nhiên, từ hệ quả 3.1, ta có ngay
điều kiện đủ có dạng rất đơn giản.
Giả sử cho a là bộ n số dương {a1 , a2, . . . , an } (n > 1, n ∈ N). Khi đó

f (x) = (x + a1 )(x + a2 ) . . . (x + an )
= xn + E1(a)xn−1 + E2(a)xn−2 + . . . + En (a),
3.3. Biểu diễn đa thức theo hệ nghiệm của các nguyên hàm 143

trong đó
n
X X
E1(a) = ai , E2(a) = ai aj , . . . , En (a) = a1 a2 . . . an . (3.17)
i=1 1 i<j n

Đặt E0 (a) = 1. Ta gọi Er (a) (r ∈ {1, . . . , n}) là các hàm (đa thức) đối
xứng sơ cấp thứ r (Er (a) là tổng của tất cả các tích r số khác nhau của bộ số
a = {a1, a2, . . . , an }) hay còn gọi là hàm đối xứng Vieete bậc r.

Định lý 3.7. Đa thức

f (x) = (n + 1)(−1)n+1xn + n(−1)n a1 xn + (n − 1)(−1)n−1a2 xn−1 + · · · − an

với hệ số a1 , a2, . . . , an có dạng




 a1 = E1(x)


 a2 = E2(x)
(3.18)

 ···


 an = En+1 (x),

trong đó Ek (x) là các hàm đối xứng Vieete bậc k theo các biến thực x1 , x2, . . .xn+1 ,
luôn luôn có các nghiệm đều thực.

Chứng minh. Xét đa thức

F (x) = (−1)n+1 xn+1 + (−1)n a1 xn + · · · − an x + an+1 ,

trong đó các a1 , a2, . . . , an xác định theo (3.18) và

an+1 = x1 x2 · · · xn+1 .

Khi đó, theo định lý Vieete, ta có

F (x) = (x − x1 )(x − x2 ) · · · (x − xn+1 ).

Từ F 0 (x) = f (x), ta có ngay điều phải chứng minh. 

Tiếp theo ta xét bài toán ngược cho trường hợp đa thức bậc 4 khi nó có các
nghiệm đều thực dạng

f (x) = 4(x − x1 )(x − x2 )(x − x3)(x − x4 ), x1 6 x2 6 x3 6 x4 .


3.3. Biểu diễn đa thức theo hệ nghiệm của các nguyên hàm 144

Định lý 3.8. Giả sử đa thức

f (x) = 5(x − x1)(x − x2 )(x − x3)(x − x4 ), x1 6 x2 6 x3 6 x4

có nguyên hàm F0 (x) là đa thức bậc 5 với hệ số thực

F0 (x) = x5 + a1 x4 + a2 x3 + a3 x2 + a4 x.

Khi đó, điều kiện cần và đủ để tồn tại hằng số thực c sao cho nguyên hàm

F (x) = F0 (x) − c

là đa thức có các nghiệm đều thực là

F0 (x1) > F0 (x4). (3.19)

Chứng minh. Ta xét các trường hợp theo sự phân bố các nghiệm.
Khi f (x) có 4 nghiệm trùng nhau thì f (x) = 5(x − x1)4 và hiển nhiên (3.19)
là thoả mãn. Do F0 (x) = (x − x1 )5 nên chỉ cần chọn nguyên hàm ứng với c = 0.
Nhận xét rằng c = 0 là giá trị duy nhất thoả mãn điều kiện của định lý.
Khi f (x) có 2 nghiệm trùng nhau, chẳng hạn x1 = x2 < x3 < x4 (x1 < x2 <
x3 = x4) và nếu xảy ra F0 (x1) < F0(x2 ) thì hiển nhiên điều kiện (3.19) là không
thoả mãn và không tồn tại c để đa thức F (x) tương ứng có 5 nghiệm thực. Khi
F0 (x1 ) > F0 (x4) thì ta chọn c = F0(x1 ), ta thu được đa thức F (x) tương ứng có
5 nghiệm thực. Nếu xảy ra x1 < x2 = x3 < x4 thì chọn c = F0 (x2), ta cũng thu
được đa thức F (x) có 5 nghiệm thực.
Khi f (x) có hai cặp nghiệm trùng nhau x1 = x2 < x3 = x4 , thì f (x) =
5(x − x1 )2(x − x3 )2 và F0 (x) là hàm đồng biến và đường thẳng đi qua các điểm
dừng cắt đồ thị của đa thức F0 (x) tại 1 điểm (bội bậc 3), tức là F (x) có 3 nghiệm
thực (kể cả bội). Do đó, ứng với mọi c, các nguyên hàm tương ứng F (x) đều có
không quá 3 nghiệm thực.
Khi f (x) có ba nghiệm trùng nhau, chẳng hạn x1 = x2 = x3 < x4 (x1 < x2 =
x3 = x4 ). Không giảm tính tổng quát, ta coi x1 = 0, tức là f (x) = 5x3 (x − x4 ).
Khi đó
5
F0 (x) = x5 − x4 .
4
Do đó F0 (x) có 5 nghiệm thực. Vậy ta chỉ cần chọn c = 0, thì đa thức F (x) tương
ứng sẽ có đúng 5 nghiệm thực.
Cuối cùng ta xét trường hợp khi các nghiệm của f (x) là phân biệt, tức là
x1 < x2 < x3 < x4, thì nguyên hàm đạt cực đại tại x = x1 và x = x3 , đạt cực
tiểu tại x = x2 và x = x4. Nếu điều kiện (3.19) được thoả mãn thì ta có

F0 (x1 ) > max{F0(x2 ), F (x4)}, F0 (x3) > max{F0 (x2), F (x4)}.


3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 145

Suy ra
min{F0 (x1), F0(x3)} > max{F0(x2 ), F0(x4)}.
Vậy ta chỉ cần chọn c sao cho c ∈ (max{F0 (x2), F0(x4 )}, min{F0 (x1), F0(x3)}, thì
nguyên hàm F (x) tương ứng sẽ có 5 nghiệm thực. 

Tư tưởng chứng minh định lý 3.8 gợi cho ta cách chứng minh định lý sau.

Định lý 3.9. Giả sử đa thức bậc n (n > 4) có các nghiệm đều thực

f (x) = (n + 1)(−1)n+1(x − x1 )(x − x2 ) · · · (x − xn ), x1 6 x2 6 · · · 6 xn

và có nguyên hàm F0 (x) là đa thức bậc n + 1 với hệ số thực

F0 (x) = (−1)n+1 xn+1 + a1 xn + · · · + an x, F0 (0) = 0.

Khi đó, điều kiện cần và đủ để tồn tại hằng số thực c sao cho nguyên hàm

Fc (x) = F0 (x) − c

là một đa thức có các nghiệm đều thực là điều kiện sau đây được thoả mãn:

min{F0 (x1), F0(x3), . . . , } > max{F0 (x2), F0(x4), . . . }.

3.4 Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao
Tiếp theo, ta xét lớp hàm lồi bậc cao và một số tính chất cơ bản của chúng.
Trước hết, ta nhắc lại các tính chất đặc trưng và cũng là định nghĩa của hàm
đồng biến và hàm lồi quen biết thông qua biểu diễn dạng nội suy của chúng.

Tính chất 3.3 (Dạng nội suy). Hàm số f (x) đồng biến trên I(a, b) khi và chỉ
khi với mọi cặp số phân biệt x0, x1 ∈ I(a, b), ta đều có

f (x1 ) f (x2)
+ > 0. (3.20)
x1 − x 2 x2 − x 1

Chứng minh là hiển nhiên.

Tính chất 3.4 (Dạng nội suy). Hàm số f (x) lồi trên I(a, b) khi và chỉ khi với
mọi bộ ba số phân biệt x0, x1, x2 ∈ I(a, b), ta đều có

f (x0 ) f (x1 ) f (x2)


+ + > 0. (3.21)
(x0 − x1 )(x0 − x2 ) (x1 − x2 )(x1 − x0) (x2 − x0 )(x2 − x1)

Chứng minh được suy trực tiếp từ tính chất tương đương sau đây của hàm lồi
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 146

Tính chất 3.5 (Dạng nội suy). Hàm số f (x) lồi trên I(a, b) khi và chỉ khi với
mọi cặp x1 , x2 ∈ I(a, b), x1 < x2, ta đều có
x2 − x x − x1
f (x) 6 f (x1) + f (x2 ), khi x1 < x < x2 .
x2 − x 1 x2 − x 1

Từ các tính chất đã nêu này, gợi ý cho ta có thể ngầm coi hàm đồng biến như
là hàm lồi "bậc 0", còn hàm lồi thì cũng có thể gọi là "hàm lồi bậc một". Với
cách ngầm hiểu như vậy, ta có thể phát biểu định nghĩa hàm lồi bậc cao (bậc k,
k ∈ N∗ ) tuỳ ý, như sau.

Định nghĩa 3.1 (Dạng nội suy). Hàm số f (x) được gọi là n-lồi trên I(a, b) nếu
với mọi bộ n + 1 số phân biệt trong I(a, b), ta đều có
n
X f (xj )
f [x0, x1, . . . , xn] := > 0,
ω 0(xj )
j=0

trong đó
n
Y
ω(x) := (x − xk ).
k=0

Tương tự, ta cũng có định nghĩa hàm lõm bậc cao.

Định nghĩa 3.2 (Dạng nội suy). Hàm số f (x) được gọi là n-lõm trên I(a, b)
nếu với mọi bộ n + 1 số phân biệt trong I(a, b), ta đều có
n
X f (xj )
f [x0, x1, . . . , xn] := 6 0,
ω 0(xj )
j=0

trong đó
n
Y
ω(x) := (x − xk ).
k=0

Từ định nghĩa hàm n-lồi (lõm) trên I(a, b), ta dễ dàng chứng minh các tính
chất sau.
Tính chất 3.6. Nếu hàm số f (x) là n-lồi trên I(a, b) với n > 2, thì tồn tại
f (k) (x) với mọi k, 1 6 k 6 n − 2 và hàm số g(x) := f (k) (x) là n − k-lồi trên
I(a, b).

Tính chất 3.7. Hàm số f (x) có đạo hàm bậc n trên I(a, b) là n-lồi trên I(a, b)
khi và chỉ khi
f (n) (x) > 0, ∀x ∈ I(a, b).
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 147

Cũng tương tự như phép biểu diễn hàm lồi (lõm) thông thường, ta có

Định lý 3.10. Nếu hàm số f (x) là n-lồi trên [a, b] (n > 2) thì tồn tại hàm số
g(x) và đa thức P (x) bậc không quá n − 1, sao cho
Zx
(x − t)n−1
f (x) = P (x) + g(t)dt. (3.22)
(n − 1)!
a

Chứng minh được suy trực tiếp từ biểu diễn của hàm lồi f (n−2) (x) có dạng
(xem [5])
Zx
(n−2)
f (x) = a0 + g(t)dt,
a

và lấy tích phân n − 2 lần liên tiếp, ta sẽ thu được (3.22), điều phải chứng minh.
Về sau, nếu không có chú thích gì đặc biệt, khi nói về hàm lồi (lõm) ta ngầm
hiểu đó là lớp hàm lồi (lõm) khả vi bậc hai. Như vậy, hàm f (x) đơn điệu tăng
trong I(a, b) khi và chỉ khi

f 0 (x) > 0, ∀x ∈ I(a, b)

và hàm f (x) lồi trên I(a, b) khi và chỉ khi

f ”(x) > 0, ∀x ∈ I(a, b).

Từ đó, ta có nhận xét rằng khi hàm f (x) lồi trên I(a, b) thì đạo hàm bậc nhất
của nó là một hàm đơn điệu tăng.
Do vậy, ta có thể mô tả công thức biểu diễn hàm lồi như sau.

Định lý 3.11. Hàm f (x) lồi trên I(a, b) khi và chỉ khi tồn tại hàm g(x) đơn điệu
tăng trong I(a, b) và số c ∈ (a, b), sao cho
Zx
f (x) = f (c) + g(t)dt.
c

Để ý rằng còn rất nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với lớp các hàm lồi và
hàm lõm và người ta tìm các cách biểu diễn chúng theo những mục tiêu cụ thể
để giải quyết các bài toán thực tiễn.
Tiếp theo, chúng ta quan tâm đến một dạng biểu diễn hàm lồi và hàm lõm
thông qua các hàm số dạng bậc nhất, bậc hai vì các lớp hàm này đơn giản và dễ
tính toán trên tập giá trị của chúng.
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 148

Để ý rằng, nếu f (x) là hàm lồi liên tục trên [a, b] và với một cặp số dương
(α, β) với α + β = 1 xảy ra đẳng thức

αf (a) + βf (b) = f (αa + βb)

thì f (x) là hàm số (đa thức) bậc nhất.


Vì vậy, khi hàm số f (x) lồi và khả vi trên I(a, b) thì đồ thị của nó luôn luôn
thuộc nửa mặt phẳng trên tạo nên bởi tiếp tuyến tại mỗi điểm tuỳ ý cho trước của
đồ thị đó. Nói cách khác, nếu f (x) lồi trên I(a, b) thì với mọi cặp x0 , x ∈ I(a, b),
ta đều có
f (x) > f (x0) + f 0(x0 )(x − x0). (3.23)
Thật vậy, (3.23) tương đương với

f (x) − f (x0)
f 0 (x0 ) 6 , khi x > x0; x0 , x ∈ I(a, b), (3.24)
x − x0


f (x) − f (x0)
f 0 (x0 ) > , khi x < x0; x0 , x ∈ I(a, b). (3.25)
x − x0
Các bất đẳng thức (3.24) và (3.25) là hiển nhiên (theo Định lí Lagrange).
Dễ nhận thấy rằng (3.23) xảy ra đẳng thức khi x0 = x. Vậy ta có thể viết
(3.23) dưới dạng

f (x) = max [f (u) + f 0 (u)(x − u)].


u∈I(a,b)

Tương tự, ta cũng có biểu diễn đối với hàm lõm.


Khi hàm số f (x) lõm và khả vi trên I(a, b) thì đồ thị của nó thuộc nửa mặt
phẳng dưới tạo bởi tiếp tuyến tại mỗi điểm tuỳ ý thuộc đồ thị, tức là với mỗi
cặp x0, x ∈ I(a, b), ta đều có

f (x) 6 f (x0) + f 0(x0 )(x − x0). (3.26)

Dễ nhận thấy rằng (3.26) xảy ra đẳng thức khi x0 = x. Vậy ta có thể viết (3.26)
dưới dạng
f (x) = min [f (u) + f 0 (u)(x − u)]. (3.27)
u∈I(a,b)

Như vậy chúng ta đã có một dạng biểu diễn hàm lồi và hàm lõm thông qua
cực trị của các hàm số bậc nhất phụ thuộc tham biến. Phép biểu diễn này được
gọi là (theo Bellman) biểu diễn á tuyến tính và nó đóng vai trò quan trọng như
là một công cụ hữu hiệu trong nhiều bài toán tính toán cực trị và tối ưu.
Tương tự, ta cũng có biểu diễn đối với lớp hàm lồi nhiều biến.
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 149

Xét hàm số thực nhiều biến F (x1, x2, . . . , xn ). Giả sử, ứng với mọi bộ số

(z1, z2, . . . , zn ), z1 > z2 > · · · > zn ,

ta đều có
n
X ∂F
F (x1 , x2, . . . , xn) > F (z1 , z2, . . . , zn) + (xi − zi ) (z1, z2, . . . , zn ).
∂zi
i=1

Khi đó, hiển nhiên


h n
X ∂F i
F (x1 , x2, . . . , xn ) = max F (z1 , z2, . . . , zn ) + (xi − zi ) (z1, z2, . . . , zn ) .
(z1 ,z2 ,...,zn ) ∂zi
i=1

Sử dụng khai triển Taylor, ta dễ dàng chứng minh bất đẳng thức sau đối với
lớp hàm lồi bậc bốn. Các kết luận này cũng đúng đối với lớp hàm lồi bậc chẵn
tuỳ ý.

Định lý 3.12. Cho hàm số f (x) có đạo hàm bậc bốn không âm trong (a, b), tức

f (4)(x) > 0, ∀x ∈ (a, b).
Khi đó, ta luôn có bất đẳng thức sau
000
0 f ” (x0)(x − x0 )2 f (x0 )(x − x0)3
f (x) > f (x0 )+f (x0 )(x−x0)+ + , ∀x, x0 ∈ (a, b).
2! 3!
Tương tự, nếu hàm số f (x) có đạo hàm bậc bốn luôn luôn không dương trong
(a, b), tức là
f (4)(x) 6 0, ∀x ∈ (a, b),
thì ta luôn có bất đẳng thức sau
000
0 f ” (x0)(x − x0 )2 f (x0 )(x − x0)3
f (x) 6 f (x0 )+f (x0 )(x−x0)+ + , ∀x, x0 ∈ (a, b).
2! 3!
Hệ quả 3.2. Với mọi đa thức bậc bốn

P (x) = x4 + ax3 + bx2 + cx + d,

ta đều có
P (x) > P (x0 ) + (4(x30 + 3ax20 + 2bx0 + c)(x − x0 )
(12x20 + 6ax0 + 2b)(x − x0 )2 (24x + 6a)(x0)(x − x0 )3)
+ + , ∀x, x0 ∈ R.
2! 3!
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 150

Tiếp theo ta nêu một vài áp dụng trực tiếp trong chứng minh bất đẳng thức.

Bài toán 3.18. Chứng minh rằng khi x > 0 ta có

1 Xh i
2006
1 1 1 2 2 1 3
ln x 6 ln n + (x − n) (x − n) + (x − n) .
2006 n 2! n2 3! n3
n=1

Giải. Xét hàm số y = f (x) = ln x, ∀x > 0. Khi đó


0 1 ” 1 000 2 6
f (x) = , f (x) = − 2 ; f (x) = 3 ; f 4 (x) = − 4 < 0, ∀x > 0.
x x x x
Suy ra

1 1 (x − a)2 2 (x − a)3
ln x 6 ln a + + (x − a) − 2 + 3 , ∀x, a > 0.
a a 2! a 3!
Lần lượt thay a bởi 1, · · · , 2006, ta thu được
1 2
ln x 6 ln 1 + (x − 1) − (x − a)2 − (x − 1)3,
2! 3!
1 1 (x − 2)2 2 (x − 2)3
ln x 6 ln 2 + (x − 2) − 2 + 3 ,
2 2 2! 2 3!
......
...
1 1 (x − 2006)2 2 (x − 2006)3
ln x 6 ln 2006 + (x − 2006) − + .
2006 20062 2! 20063 3!
Cộng vế theo vế của các bất đẳng thức trên, ta được
2006
X 2006
X 2006 2006
1 1 X 1 2 2 X 1
2006 ln x 6 ln n + (x − n) − (x − n) + (x − n)3.
n 2! n2 3! n3
n=1 n=1 n=1 n=1

Suy ra

1 Xh i
2006
1 1 1 2 2 1 3
ln x 6 ln n + (x − n) (x − n) + (x − n) .
2006 n 2! n2 3! n3
n=1

Bài toán 3.19. Chứng minh rằng với x ∈ (0, π), ta đều có
π 3 π 2
2 π 23 (x − 2 ) 2x 22 (x − 2 )
sin x + (x − ) + 3 > ln + 2 .
π 2 π 3 π π 2
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 151

2x
Giải. Xét hàm số f (x) = sin x − ln . Khi đó
π
0 1
f (x) = cos x − ,
x
00 1
f (x) = − sin x + ,
x2
000 2
f (x) = − cos x − 3 ,
x
(4) 6
f (x) = sin x + 4 > 0, ∀x ∈ (0, π).
x
Suy ra
2x 2a  1
sin x − ln > sin a − ln + cos a − (x − a)
π π a
 1  (x − a)2  2  (x − a)3
+ − sin a + 2 + − cos a − 3 , ∀a ∈ (0, π).
a 2! a 3!
π
Chọn a = , ta thu được
2
π
2x  π 2   π 1  π
sin x − ln > sin − ln 2 + cos − π x −
π 2 π 2 2
2
 π 2 π
 π 1  x − π 2 (x − )3
+ − sin +  2 2 + (− cos − π ) 2
2 π 2! 2 ( )3 3!
2 2

π π 2 π 3
2x 2 π (x − )2 2 2 (x − ) 2 3 (x − )
sin x − ln > 1 − (x − ) − 2 + 2 − 2 .
π π 2 2 π2 2 π3 3

π 2
(x − )
1− 2 > 0, ∀x ∈ (0, π)
2
nên  π 3  π 2
2 π 23 x−
2 2x 2 2 x −
2 .
sin x + x− + > ln + 2
π 2 π3 3 π π 2
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 152

Bài toán 3.20. Cho ba số u1, v1, w1 và u2, v2, w2 thỏa mãn điều kiện
(
u1 > u2 , v1 > v2
u1 + v 1 + w 1 = u 2 + v 2 + w 2 .

và cho hàm số f (x) có đạo hàm cấp hai dương với mọi x và đạo hàm cấp bốn
dương với mọi x. Chứng minh rằng ta luôn có bất đẳng thức sau
1
f (u1 ) + f (v1 ) + f (w1) > f (u2 ) + f (v2 ) + f (w2) + (u2 − u1 )(v2 − v1 )(w1 − w2 ).
2
00
Giải. Vì f (4)(x) > 0, và f ( )(x) > 0 với mọi x nên suy ra
0 1 000
f (x) > f (a) + f (a)(x − a) + f (a)(x − a)3, với mọi a.
3!
Thay x bởi u1 , v1, w1 và a bởi u2 , v2, vv2 ta được
0 1 000
f (u1 ) > f (u2) + f (u2)(u1 − u2 ) + f (u2)(u1 − u2 )3,
3!
0 1 000
f (v1 ) > f (v2) + f (v2 )(v1 − v2 ) + f (v2 )(v1 − v2 )3,
3!
0 1 000
f (w1) > f (w2) + f (w2)(w1 − w2) + f (w2)(w1 − w2)3 .
3!
Suy ra
h 0 0
ih i
f (u1 )+f (v1 )+f (w1) > f (u2 )+f (v2)+f (w2)+ f (u2 )−f (w2) (u1−u2 )+(v1−v2 )
h 0 0
i 1 h 000 000
ih i
+ f (u2 ) − f (v2 ) (u1 − u2 ) + f (v2 ) − f (w2) (u1 − u2 )3 + (v1 − v2)3
3!
h
1 000 000
i 1 000 h i
+ f (u2 ) − f (v2 ) (u1 − u2 )3 + f (w2) (w1 − w2 )3 + (u1 − u2 )3 + (v1 − v2)3 .
3! 3!
Không mất tính tổng quát, ta giả sử
u1 > v1 > w1, u2 > v2 > w2 .
0 000
Vì u1 > u2, v1 > v2 và f (x), f (x) là các hàm đơn điệu tăng nên suy ra
f (u1) + f (v1 ) + f (w1) >
000
h i
> f (u2 ) + f (v2 ) + f (w2) + f (w2) (w1 − w2 )3 + (u1 − u2 )3 + (v1 − v2 )3
> f (u2 ) + f (v2 ) + f (w2)
1 000 h i
+ f (w2) ((u2 − u1) − (v2 − v1))3 − (u2 − u1 )3 − (v2 − v1)3
3!
1 000
> f (u2 ) + f (v2 ) + f (w2) + f (w3)(u2 − u1 )(v2 − v1 )(w1 − w2 ).
2
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 153

Vậy nên
1
f (u1 ) + f (v1 ) + f (w1) > f (u2 ) + f (v2 ) + f (w2) + (u2 − u1 )(v2 − v1 )(w1 − w2 ).
2

Bài toán 3.21. Cho ba số u1, v1, w1 và u2, v2, w2 thỏa mãn điều kiện
(
u1 > u2 , v1 > v2
u1 + v 1 + w 1 = u 2 + v 2 + w 2

và cho hàm số f (x) có đạo hàm cấp hai và đạo hàm cấp bốn luôn nhận giá trị
âm với mọi x. Chứng minh rằng
1
f (u1 ) + f (v1 ) + f (w1) 6 f (u2 ) + f (v2 ) + f (w2) + (u2 − u1 )(v2 − v1 )(w1 − w2 ).
2
Cách chứng minh hoàn toàn tương tự như bài toán 3.20.

Bài toán 3.22. Cho (


x > 3, y > 2
x + y + z = 6.

Chứng minh rằng


 xyz 2
ln 6 (3 − x)(2 − y)(z − 1).
6
Giải. Xét hàm số f (x) = ln x. Khi đó, ta có

0 1 00 1 000 2 6
f (x) = , f (x) = − 2 < 0, f (x) = 3 , f (4)(x) = − 4 < 0
x x x x
Suy ra
1
ln x + ln y + ln z 6 ln 3 + ln 2 + ln 1 + (3 − x)(2 − y)(z − 1)
2
xyz (3 − x)(2 − y)(z − 1)
⇔ ln 6
6 2
 xyz 2
⇔ ln 6 (3 − x)(2 − y)(z − 1)
6

Bài toán 3.23. Giả sử hàm số f (x) dương và khả vi hai lần (bậc hai) trên I(a, b).
Khi đó để ln f (x) là hàm lồi, điều kiện cần và đủ là
2
f (x)f 00(x) − [f 0(x)] > 0, ∀x ∈ I(a, b).
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 154

Giải. Đặt g(x) = ln f (x). Khi đó điều kiện cần và đủ để hàm g(x) lồi là
g 00(x) > 0. Tức là,
 0
f 0 (x) f 00(x)f (x) − f 02 (x) 2
>0 ⇔ > 0 ⇔ f (x)f 00(x) − [f 0 (x)] > 0.
f (x) f 2(x)

Bài toán 3.24. Chứng minh rằng với a, b, x, y > 0, thì


x y x+y
x ln + y ln > (x + y) ln .
a b a+b

Giải. Xét hàm số f (x) = x ln x. Ta có


1
y 0 = ln x + 1, y 00 = > 0, ∀x > 0.
x
x y
Vậy hàm số y = f (x) là hàm lồi. Khi đó, với , > 0, ta có
a b
  x y
a x b y a b
f · + · 6 ·f + ·f
a+b a a+b b a+b a a+b b
x+y x+y x x y y
⇔ · ln 6 ln + ln
a+b a+b a+b a a+b b
x+y x y
⇔ (x + y) ln 6 x ln + y ln .
a+b a b
x y
Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi = .
a b
Bài toán 3.25. Chứng minh rằng ứng với mỗi bộ n số dương (x) với trọng (α),
ta đều có
dMh (x, α)
6 0, ∀h ∈ R \ {0},
dh
trong đó
1
Mh (x, α) = (α1 xk1 + · · · + αn xhn ) h .
Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x1 = x2 = · · · = xn .

Giải. Thật vậy, để ý rằng

X n
h2 dMh (x, α)
αi xhi =
Mh (x, α) dh
i=1

n
X X
n  Xn 
= αi xhi ln xhi − αi xhi ln αi xhi . (3.28)
i=1 i=1 i=1
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 155

Mặt khác, dễ dàng kiểm tra tính lồi của hàm số g(x) := x ln x trong (0, +∞).
Ta thu được

g(xi) > g(x) + (xi − x)g 0(x), ∀x, xi > 0.


P
n
Từ đây, chọn x = αi xi , ta được
i=1
n
X X
n 
αi g(xi) > g αi xi
i=1 i=1

hay
n
X X
n  Xn 
αi xi ln xi > αi xi ln αi xi . (3.29)
i=1 i=1 i=1

Dấu đẳng thức trong (3.29) xảy ra khi và chỉ khi các số xi đều nhận giá trị bằng
nhau. Từ (3.28) và (3.29), ta suy ra
dMh (x, α)
6 0, ∀h ∈ R \ {0},
dh
và dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x1 = x2 = · · · = xn .
Như vậy, nếu các số xi không nhận cùng giá trị như nhau thì Mh (x, α) là một
hàm đồng biến theo biến h ∈ R. Đồ thị của hàm y = Mh (x, α) có hai tiệm cận
ngang y = min{xi ; i = 1, 2, . . ., n} và y = max{xi ; i = 1, 2, . . ., n}.
Bài toán 3.26. Chứng minh rằng ứng với mỗi bộ n số dương (x) với trọng (α),
ta đều có
f (h) = h ln Mh (x, α)
là một hàm lõm trên R.
Giải. Vì f (h) là hàm khả vi, nên ta kiểm tra tính lồi thông qua việc tính trực
tiếp đạo hàm của hàm số
n
X
f (h) = ln g(h), g(h) := αi xhi ).
i=1

Ta có
n
0 1 X
f (h) = αi xhi ln xi ,
g(h)
i=1
1 X  X  X 2
n n n
00 h h 2
f (h) = αi xi αi xi ( ln xi ) − αi xhi ln xi .
g(h)
i=1 i=1 i=1
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 156

Theo bất đẳng thức Cauchy, thì


X
n  X
n  X
n 2
αi xhi αi xhi ( ln xi ) 2
− αi xhi ln xi 6 0,
i=1 i=1 i=1

nên ta có f 00(h) 6 0.
Từ đây, ta nhận được kết qủa của một bài toán tìm giá trị nhỏ nhất liên quan
đến dạng trung bình bậc h có trọng.
Bài toán 3.27. Xét bộ n số dương (x) với trọng (α) và xét bộ các số (h) biến
thiến với tổng
Xn
αi hi = S,
i=1

không đổi. Chứng minh rằng


n
Y
Mhαiihi (x, α) > MSS (x, α). (3.30)
i=1

Giải. Dễ kiểm tra rằng hàm số


X
n 
f (h) := ln αi xhi )
i=1

là hàm lõm khả vi bậc hai. Do đó, theo bất đẳng thức Jensen, ta có
n
X X
n 
αi f (xi ) > f αi xi .
i=1 i=1

Từ đây, ta có ngay (3.30), điều phải chứng minh.


Xét bộ n số dương tuỳ ý

(x) := (x1, x2, . . . , xn ).

Cũng tương tự như đối với trung bình Mh (x, α) trong mục trước, ta xét tổng bậc
h đối với bộ (x).
Định nghĩa 3.3. Xét các số thực h 6= 0. Khi đó tổng Sh (x) xác định theo công
thức
X n 1
h h
Sh (x) = xi , (3.31)
i=1

được gọi là tổng bậc h của bộ số (x).


3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 157

Tính đơn điệu của tổng Sh (x) dạng (3.31) được phát biểu dưới dạng sau.

Bài toán 3.28. Chứng minh rằng ứng với mỗi bộ n số dương (x), tổng Sh (x)
đồng biến trong mỗi khỏang (−∞, 0) và (0, +∞) và

lim Sh (x) = min{xi; i = 1, 2, . . . , n},


h→−∞

lim Sh (x) = max{xi ; i = 1, 2, . . ., n}.


h→+∞

Giải. Vì Sh (x) khả vi trong các khoảng (−∞, 0) và (0, +∞), nên ta kiểm tra
tính đơn điệu bằng cách tính đạo hàm và xét dấu của nó trong các khoảng tương
ứng. Sử dụng đẳng thức
n
X
h ln Sh (x) = xhi
i=1

để tính đạo hàm hai vế theo h, ta dễ dàng suy ra kết luận của bài toán.

Bài toán 3.29. Chứng minh rằng với mỗi bộ n số dương (x), hàm số f (h) :=
h ln Sh (x) là một hàm lồi theo biến h.

Giải. Chứng minh được suy ra từ tính chất lồi của hàm số F (h) := h ln Mh (x, α).
Tương tự, dễ dàng kiểm tra tính lồi của các hàm số g1(h) = Sh (x) và g2 (h) :=
ln Sh (x) trong (0, +∞).
Từ đây, ta thu được

Nhận xét 3.1. Với mỗi bộ n số dương (x) và bộ số dương (α), xét các bộ số
(h) = h1, h2 , . . ., hn sao cho tổng

α 1 h1 + α 2 h2 + · · · + α n hn = M

không đổi. Khi đó


n
X
αi Shi (x) 6 SM (x).
i=1

Nhận xét 3.2. Với mỗi bộ n số dương (x) và bộ số dương (α), xét các bộ số
(h) = h1, h2 , . . ., hn sao cho tổng

α 1 h1 + α 2 h2 + · · · + α n hn = M

không đổi. Khi đó


n
Y
Shαii (x) > SM (x).
i=1
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 158

Bài toán 3.30. Chứng minh rằng với mọi hàm số f (x) có đạo hàm liên tục tới
cấp 2n + 1 (n ∈ N) và f (2n+1) (x) 6= 0 với mọi x ∈ (a, b), đều tồn tại đa thức
P2n (x) bậc không quá 2n sao cho hàm số

h(x) := f (x) − P2n (x)

đơn điệu trong khoảng (a, b).

Giải. Cách chứng minh dựa vào khai triển Taylor tới cấp 2n + 1 đối với hàm
f (x) tại x0 ∈ (a, b). Ta có

f 0 (x0) f (2n) (x0 ) f (2n+1) (x1)


f (x) = f (x0 )+ (x−x0)+· · ·+ (x−x0 )2n + (x−x0)2n+1 ,
1! (2n)! (2n + 1)!

ứng với x1 ∈ (a, b).


Từ đây, ta chỉ cần chọn

f 0 (x0) f (2n)(x0 )
P2n (x) = f (x0 ) + (x − x0 ) + · · · + (x − x0)2n
1! (2n)!

là đủ.
Thật vậy, do f (2n+1) (x) liên tục và f (2n+1) (x) 6= 0 với mọi x ∈ (a, b), nên
f (2n+1) (x) hoặc luôn luôn dương hoặc luôn luôn âm trong (a, b). Do đó hàm số

f (2n+1) (x1)
hn (x) := (x − x0 )2n+1 ,
(2n + 1)!

tương ứng, sẽ là đồng biến hoặc nghịch biến trong (a, b).
Tương tự, ta cũng có kết luận sau đây.

Bài toán 3.31. Chứng minh rằng với mọi hàm số f (x) có đạo hàm liên tục tới
cấp 2n (n ∈ N+ ) và f (2n) (x) 6= 0 với mọi x ∈ (a, b), đều tồn tại đa thức P2n−1 (x)
bậc không quá 2n − 1 sao cho hàm số

h(x) := f (x) − P2n−1 (x)

lồi hoặc lõm trong khoảng (a, b).

Giải. Cách chứng minh dựa vào công thức khai triển Taylor tới cấp 2n đối với
hàm f (x) tại x0 ∈ (a, b).

f 0 (x0) f (2n−1) (x0 ) f (2n) (x1)


f (x) = f (x0 )+ (x−x0)+· · ·+ (x−x0 )2n−1 + (x−x0)2n ,
1! (2n − 1)! (2n)!
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 159

với x1 ∈ (a, b).


Tiếp theo, ta chỉ cần chọn

f 0(x0 ) f (2n−1) (x0)


P2n−1 (x) = f (x0) + (x − x0) + · · · + (x − x0 )2n−1
1! (2n − 1)!

là đủ. Thật vậy, do f (2n) (x) liên tục và f (2n) (x) 6= 0 với mọi x ∈ (a, b), nên
f (2n) (x) hoặc luôn luôn dương hoặc luôn luôn âm trong (a, b). Do đó hàm số

f (2n) (x1)
hn (x) := (x − x0 )2n ,
(2n)!


f (2n)(x1 )
h”n (x) = (x − x0)2n−2 ,
(2n − 2)!
tương ứng, sẽ luôn luôn > 0 hoặc luôn luôn 6 0 trong (a, b). Do đó h(x) là hàm
lồi hoặc lõm trong (a, b).

Bài toán 3.32. Cho hàm số f (x) liên tục và không âm trên [a, b]. Chứng minh
rằng, với mọi phép phân hoạch đoạn [a, b] bởi các điểm thoả mãn điều kiện

x0, x1, . . . , xn (a = x0 < x1 < x2 < · · · < xn = b

ta đều có
1) Nếu f (x) đồng biến trên [a, b] thì

n
X Zb n
X
(xi − xi−1 )f (xi−1 ) < f (x)dx < (xi − xi−1 )f (xi ),
i=1 a i=1

2) Nếu f 00(x) > 0 ∀x ∈ [a, b] thì

Zb n
X f (xi) + f (xi−1 )
f (x)dx < (xi − xi−1 ) .
2
a i=1

Giải. Kí hiệu

Ci = (xi ; f (xi+1)); Bi = (xi+1 ; f (xi)); Ai = (xi ; f (xi));

Zb
A = (a, 0); B = (b, 0), S = f (x)dx.
a
3.4. Dạng nội suy và tính chất hàm lồi, lõm bậc cao 160

Gọi S1 là diện tích đa giác


AC0 A1 C1 . . . An−1 Cn−1 An B,
là tổng diện tích các hình chữ nhật với các kích thước

f (xi), xi − xi−1 , i = 1, 2, . . . , n.
Khi đó, ta có
n
X
S1 = (xi − xi−1 )f (xi ).
i=1

Gọi S2 là diện tích đa giác

AA0B0 A1 . . . Bn−2 An−1 Bn−1 B,


là tổng diện tích các hình chữ nhật với kích thước
f (xi−1 ), xi − xi−1 , i = 1, 2, . . ., n.

Khi đó, ta có
n
X
S2 = (xi − xi−1 )f (xi−1).
i=1

Vậy nên, nếu f (x) đồng biến trên [a, b], thì S2 < S < S1, hay

n
X Zb n
X
(xi − xi−1 )f (xi−1 ) < f (x)dx < (xi − xi−1 )f (xi ).
i=1 a i=1

2) Gọi S3 là diện tích đa giác AA0 A1 . . . An B (là tổng diện tích các hình
thang có hai đáy là f (xi−1 ), f (xi) và đường cao xi − xi−1 với i = 1, 2,. . . , n). Khi
đó
Xn
f (xi) + f (xi−1 )
S3 = (xi − xi−1 ) .
2
i=1

Vì f 00 (x) > 0 trong [a, b], nên ta có


Zb n
X f (xi) + f (xi−1 )
f (x)dx < (xi − xi−1 ) ·
2
a i=1

Nếu f (x) nghịch biến trên [a, b], thì

n
X Zb n
X
(xi − xi−1 )f (xi−1 ) > f (x)dx > (xi − xi−1 )f (xi ).
i=1 a i=1
3.5. Biểu diễn một số lớp hàm số 161

Nếu có thêm f 00 (x) < 0 trong đoạn [a, b], thì

Zb n
X f (xi) + f (xi−1 )
f (x)dx > (xi − xi−1 ) .
2
a i=1

3.5 Biểu diễn một số lớp hàm số


Trong phần trước, chúng ta đã đề cập đến một số tính chất liên quan đến
dạng biểu diễn hàm lồi và hàm lõm thông qua các hàm số bậc nhất (thường được
gọi là á tuyến tính) và các đa thức bậc thấp vì các lớp hàm này đơn giản và dễ
tính toán và ước lượng trên tập xác định và tập giá trị của chúng.
Trong mục này, ta đặc biệt quan tâm đến các dạng biểu diễn khác đối với
một số lớp hàm số và bất đẳng thức quen biết.
Chẳng hạn, với hàm số gấp khúc h(x) = |x|, ta có biểu diễn tuyến tính dạng
sau:
|x| = max (ux). (3.32)
−1 u 1

Thật vậy, theo định nghĩa của hàm dấu sign, thì


 1, khi x > 0,
sign x = − 1, khi x < 0,


0, khi x = 0.

Vậy nên
|x| = (sign x)x 6 ux, khi − 1 6 u 6 1,
và dấu đẳng thức xảy ra khi u = sign x. Từ đó ta có ngay (3.32).
Tư tưởng biểu diễn hàm số được mô tả như sau.
Giả sử cho đa thức với hệ số thực f (x, y), biến x, y ∈ R và giả thiết rằng

f (ax1 + bx2, y) = af (x1 , y) + bf (x2, y), ∀x1 , x2, y ∈ R.

Cho tập S ⊂ R và kí hiệu


g(x) = max f (x, y).
y∈S

Khi đó
g(x1 + x2 ) 6 g(x1) + g(x2), ∀x1 , x2 ∈ R.
3.5. Biểu diễn một số lớp hàm số 162

Thật vậy, ta có
g(x1 + x2) = max f (x1 + x2, y)
y∈S

= max[f (x1 , y) + f (x2 , y)]


y∈S

6 max f (x1 , y) + max f (x2 , y)


y∈S y∈S

=g(x1) + g(x2),

chính là điều phải chứng minh.


Bài toán 3.33. Chứng minh rằng nếu P (x) là đa thức với hệ số nguyên và với
mỗi x nguyên thì P (x) nhận giá trị bằng bình phương của một số nguyên thì P (x)
là bình phương của một đa thức với hệ số nguyên.

Giải. Giả sử P (x) không phải là bình phương của một đa thức hệ số nguyên.
Khi đó tồn tại số nguyên a và hai đa thức Q(x), R(x) với hệ số nguyên sao cho

a2P (x) = [Q(x)]2R(x),


trong đó Q(x) có thể bằng 1, còn R(x) chỉ có các không điểm bội nhỏ thua 2.
Theo Bài toán 24 thì đối với đa thức R(x) tồn tại số nguyên n đủ lớn để R(n)
chia hết cho số nguyên tố p và không chia hết cho p2 . Do đó R(n) và P (n) đều
không là luỹ thừa bậc hai. Điều này mâu thuẫn với giả thiết P (n) luôn luôn là
bình phương đúng của một số nguyên. Từ đó ta có điều phải chứng minh.
Tiếp theo, ta xét biểu diễn một số lớp đa thức dương trên một tập. Ta xét
một số biểu diễn của đa thức dưới dạng tổng, hiệu, tích,... của các đa thức có
dạng đặc biệt cho trước.
Bài toán 3.34. Chứng minh rằng mọi tam thức bậc hai thoả mãn điều kiện

f (x) := ax2 + bx + c > 0, ∀x ∈ R


đều có thể biểu diễn được dưới dạng tổng bình phương của hai nhị thức bậc nhất.
Giải. Từ giả thiết suy ra a > 0, ∆ < 0. Ta viết tam thức bậc hai dưới dạng
√ r
b 2  −∆ 2
f (x) = ax + √ + .
2 a 4a
Tiếp theo sử dụng đồng nhất thức Lagrange
 u + v 2  u − v 2
√ + √ = u2 + v 2 ,
2 2
ta thu được ngay điều cần chứng minh.
3.5. Biểu diễn một số lớp hàm số 163

Bài toán 3.35. Chứng minh rằng mọi tam thức trùng phương thoả mãn điều
kiện
f (x) := ax4 + bx2 + c > 0, ∀x ∈ R
đều có thể biểu diễn được dưới dạng tổng bình phương của hai tam thức bậc hai.
Giải. Xét điều kiện để tam thức bậc hai

g(t) := at2 + bt + c > 0, ∀x > 0.

Từ giả thiết suy ra a > 0 và c > 0.


Nếu ∆ < 0 thì ta thu được bài toán ?? và có ngay điều cần chứng minh.
Nếu ∆ > 0 thì ta viết f (x) dưới dạng tích của hai tam thức bậc hai

f (x) = f1 (x)f2(x), f1 (x) > 0, f2 (x) > 0, ∀x ∈ R.

Theo bài toán ??, các tam thức bậc hai f1 (x) và f2(x) đều có thể biểu diễn được
dưới dạng tổng bình phương của hai nhị thức bậc nhất. Tiếp theo, ta chỉ cần
dùng đồng nhất thức Lagrange

(u2 + v 2)(p2 + q 2 ) = (up + vq)2 + (uq − vp)2,

ta có ngay điều cần chứng minh.


Bài toán 3.36. Cho f (x) = (x + 1)(x2 + ax + b) nhận giá trị dương với mọi
x > 0. Chứng minh rằng

f (x) = [u(x)]2 + [v(x)]2 + x{[p(x)]2 + [q(x)]2},

trong đó u(x), v(x), p(x), q(x) là các nhị thức bậc nhất.
Giải. Trước hết ta chứng minh rằng mọi tam thức bậc hai

g(x) = x2 + ax + b > 0, ∀x

là tổng bình phương của hai nhị thức bậc nhất.


Thật vậy, viết hàm số g(x) dưới dạng
 b 2 −∆
g(x) = x2 + ax + b = x + + ,
2 4
với ∆ < 0. Tiếp theo, sử dụng đẳng thức

2(α2 + β 2 ) = (α + β)2 + (α − β)2

hay
 α + β 2  α − β 2
α2 + β 2 = √ + √ .
2 2
3.5. Biểu diễn một số lớp hàm số 164

Từ đây ta có thể viết tam thức bậc hai g(x) = x2 + ax + b > 0 với mọi x là tổng
bình phương của hai nhị thức bậc nhất.
Vậy, nếu g(x) > 0 với mọi x thì g(x) là tổng bình phương của hai nhị thức

g(x) = [u(x)]2 + [v(x)]2

nên
f (x) = [u(x)]2 + [v(x)]2 + x{[u(x)]2 + [v(x)]2}.
Trong trường hợp này ta thu được điều phải chứng minh.
Nếu g(x) có nghiệm thì cả hai nghiệm đều âm, nên b > 0 và c > 0.
Khi đó ta viết

f (x) = x(x2 + b) + ax2 + (x2 + b) + ax = [(a + 1)x2 + b] + x(x2 + a + b),

trong đó các tam thức bậc hai (a + 1)x2 + b > 0 và x2 + a + b > 0 với mọi x nên
chúng là tổng bình phương của hai nhị thức.

Bài toán 3.37. Cho đa thức P (x) ∈ R[x] và P (x) > 0 với mọi x ∈ R. Chứng
minh rằng đa thức P (x) có thể biểu diễn được dưới dạng

P (x) = [A(x)]2 + [B(x)]2 ,

trong đó A(x), B(x) cũng là các đa thức.

Giải. Do P (x) > 0 với mọi x ∈ R nên đa thức P (x) có bậc bằng 2n và có thể
phân tích được dưới dạng tích của các nhân tử bậc hai không âm, nghĩa là
n
Y
P (x) = [(aj x + xj )2 + yj2 ],
j=1

trong đó aj , xj , yj ∈ R, j = 1, 2, . . ., n.
Từ hằng đẳng thức

(p21 + q12 )(p22 + q22 ) = (p1p2 + q1 q2 )2 + (p1q2 − p2 q1 )2,

ta có kết luận: Tích của hai biểu thức dạng [u(x)]2 + [v(x)]2 cũng là một biểu
thức có dạng đó. Sau hữu hạn bước thực hiện quy trình đó, ta thu được biểu
thức dạng
P (x) = [A(x)]2 + [B(x)]2 .

Bài toán 3.38. Cho f (x) = ax2 + bx + c ∈ R[x] thỏa mãn điều kiện f (x) > 0
với mọi x > 0. Chứng minh rằng tồn tại đa thức P (x) sao cho đa thức Q(x) =
f (x)P (x) có tất các hệ số đều không âm.
3.5. Biểu diễn một số lớp hàm số 165

Giải. Do f (x) > 0 với mọi x > 0 nên a > 0 và c = f (0) > 0.
Nếu b > 0 thì ta chọn P (x) = 1 và ta nhận được ngay điều phải chứng minh.
Nếu b < 0 thì a > 0. Ta tìm P (x) dưới dạng P (x) = (x + 1)n với n > 2.
Ta có
Xn
n
P (x) = (x + 1) = Cnk xk
k=0

nên
f (x)P (x) = (ax2 + bx + c)(x + 1)n =
n
X
= axn+2 + (b + na)xn+1 + · · · + (aCnk−2 + bCnk−1 + cCnk )xk
k=0

+ · · · + (b + nc)x + c.
Ta chọn n sao cho


 b + na > 0
b + nc > 0 (3.33)


aCnk−2 + bCnk−1 + cCnk > 0 ∀k > 2.

Nhận thấy ngay rằng với n > max{−b/a, −b/c} và do a > 0 nên hai điều kiện
đầu của (3.33) được thoả mãn.
Ta biến đổi vế trái của điều kiện thứ ba của (3.33). Ta có

h(k) = (a − b + c)k2 − [a − (n + 2)b + (2n + 3)c]k + c(n + 1)(n + 2) > 0.

Do b < 0, a > 0, c > 0 nên a − b + c > 0.


Để điều kiện thứ ba của (3.33) đúng với mọi k ta chọn n sao cho biệt thức
của tam thức bậc hai h(k) không dương (∆h 6 0). Biểu thức của ∆h cũng là một
tam thức bậc hai theo n có hệ số của n2 là

(b − 2c)2 − 4c(a − b + c) = b2 − 4ac 6 0

(do f (x) > 0 ∀x > 0 ;> 0, a > 0.


Do vậy, ta có
lim ∆h = −∞.
n→∞

Do đó với n đủ lớn thì ∆h 6 0.


Từ đó suy ra tồn tại n thỏa mãn đồng thời các điều kiện của (3.33).
3.5. Biểu diễn một số lớp hàm số 166

Bài toán 3.39. Cho đa thức

g(x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a1 x + a0 (n > 3)

thỏa mãn điều kiện g(x) > 0 với mọi x > 0. Chứng minh rằng khi đó tồn tại
s ∈ N để đa thức Q(x) dạng Q(x) = g(x)(x + 1)s có các hệ số đều không âm.

Giải. Ta xét hai trường hợp deg g(x) = 2m và deg g(x) = 2m + 1 với m ∈ N.
Khi n = 2m thì ta có thể phân tích
m
Y
g(x) = (ak x2 + bk x + ck ),
k=1

trong đó
ak x2 + bk x + ck > 0 ∀x > 0.
Theo Bài toán , với mỗi đa thức ak x2 + bk x + ck đều tồn tại số tự nhiên mk sao
cho đa thức
Qk (x) = (ak x2 + bk x + ck )(x + 1)mk
có các hệ số đều không âm.
Từ đó suy ra
m
Y m
Y
Qk (x) = g(x)(x + 1)mk = g(x)(x + 1)m1 +···+mm
k=1 k=1

là một đa thức cũng có các hệ số đều không âm.


Khi deg g(x) = 2m + 1 thì g(x) có ít nhất một nghiệm không dương là −a
(a > 0). Ta có

g(x) = (x + a)h(x) với h(x) > 0 với mọi x > 0 và deg h(x) = 2m.

Do deg h(x) = 2m nên theo trường hợp thứ nhất sẽ tồn tại số nguyên dương s
sao cho h(x)(x + 1)s có các hệ số đều không âm và vì vậy đa thức g(x)(x + 1)s
cũng có các hệ số đều không âm.

Bài toán 3.40. Hỏi có tồn tại hay không tồn tại các đa thức P (x), Q(x), T (x)
với các hệ số nguyên dương và thoả mãn hệ thức
 x2 x 1
T (x) = (x2 − 3x + 3)P (x), P (x) = − + Q(x).
20 15 12
3.5. Biểu diễn một số lớp hàm số 167

Giải. Viết lại các đẳng thức của đề bài dưới dạng

60T (x) = 60(x2 − 3x + 3)P (x) = (3x2 − 4x + 5)Q(x). (3.34)

Các đa thức (x2 − 3x + 3) và (3x2 − 4x + 5) vô nghiệm và nguyên tố cùng nhau.


Vì vậy từ (3.34) ta suy ra tồn tại các đa thức P (x), Q(x), T (x) thoả mãn điều
kiện dề bài khi và chỉ khi tồn tại đa thức S(x) sao cho các đa thức

(3x2 − 4x + 5)S(x), 60(x2 − 3x + 3)S(x)


(3x2 − 4x + 5)(x2 − 3x + 3)S(x)
đều là những đa thức với hệ số nguyên dương.
Theo kết quả của Bài toán thì tồn tại số nguyên dương k1 đủ lớn sao cho

(3x2 − 4x + 5)(x + 1)k1

là một đa thức có các hệ số nguyên không âm và từ đó dễ dàng suy ra rằng không


có hệ số nào của đa thức bằng 0 và tồn tại số nguyên dương k2 đủ lớn để

(x2 − 3x + 3)(x + 1)k2

là đa thức có các hệ số đều nguyên dương. Từ đó suy ra

(3x2 − 4x + 5)(x2 − 3x + 3)(x + 1)k1 +k2

cũng là một đa thức với hệ số nguyên dương. Như vậy câu trả lời của bài toán là
khẳng định. Chẳng hạn ta có thể chọn

P (x) = (3x2 − 4x + 5)(x + 1)k1 +k2 ,

Q(x) = 60(x2 − 3x + 3)(x + 1)k1 +k2 ,


T (x) = (3x2 − 4x + 5)(x2 − 3x + 3)(x + 1)k1 +k2 .
(Bằng cách thử trực tiếp có thể thấy rằng k1 > 3, k2 > 15).

Bài toán 3.41. Chứng minh rằng nếu đa thức P (x) > 0 với mọi x > 0 thì tồn
tại các đa thức A(x), B(x), C(x), D(x) để P (x) biểu diễn được dưới dạng

P (x) = [A(x)]2 + [B(x)]2 + x{[C(x)]2 + [D(x)]2}, (3.35)


3.5. Biểu diễn một số lớp hàm số 168

Giải.
1. Trường hợp deg P (x) = 2m.
Nếu m = 0 thì ta dễ dàng viết được biểu diễn (3.35).
Với m > 1, ta có thể phân tích đa thức P (x) dưới dạng
m
Y
P (x) = (ak x2 + bk x + ck ),
k=1

trong đó ak > 0, ak x2 + bk x + ck > 0 ∀x > 0.


Nhận xét rằng với mỗi đa thức
ak x2 + bk x + ck > 0 ∀x > 0
ta đều có thể viết được
ax2 + bx + c = (αk x2 + βk )2 + x(γk2 + δk2 ),
nên
m h
Y i
P (x) = (αk x2 + βk )2 + x(γk2 + δk2 ) .
k=1

Mặt khác, ta cũng có tích của hai đa thức dạng (p2 + q 2) + x(r2 + s2 ) cũng là
một đa thức có dạng đó. Thật vậy, ta có
[(p21 + q12) + x(r12 + s21 )][(p22 + q22 ) + x(r22 + s22 )]
= [(p21 +q12 )(p22 +q22 )+x2 (r12 +s21 )(r22 +s22 )]+x[(p21 +q12 )(r22 +s22 )+(r12 +s21 )(p22 +q22 )].
Theo Bài toán 3.37 thì ta có biểu diễn
(p21 + q12 )(p22 + q22 ) + x2 (r12 + s21 )(r22 + s22 ) = [A(x)]2 + [B(x)]2,
(p21 + q12 )(r22 + s22 ) + (r12 + s21 )(p22 + q22) = [C(x)]2 + [D(x)]2.
Vậy nên
P (x) = [A(x)]2 + [B(x)]2 + x{[C(x)]2 + [D(x)]2}.
Trường hợp deg P (x) = 2m + 1.
Lập luận tương tự như đối với Bài toán 3.5 ta thu được
n
X
P (x) = (x + d)(ak x2 + bk x + ck )
k=1

= [A(x)] + [B(x)] + x{[B(x)]2 + [C(x)]2} = [B(x)]2 + [C(x)]2.


2 2

(Do các biểu thức trong ngoặc nhọn là không âm với mọi x nên áp dụng được
kết quả biểu diễn của Bài toán 3.37).
3.5. Biểu diễn một số lớp hàm số 169

Bài toán 3.42. Cho đa thức f (x) ∈ R[x] thỏa mãn điều kiện

f (x) > 0 ∀x ∈ (−1; 1).

Chứng minh rằng đa thức f (x) có thể biểu diễn được dưới dạng
k
X
f (x) = aj (1 + x)αj (1 − x)βj
j=0

với aj > 0, αj , βj ∈ N.

Giải. Giả sử deg f (x) = m. Đặt


1+x t−1
=t ⇒ x= .
1−x t+1

Do x ∈ (−1; 1) nên t > 0.


t − 1
Vậy f (x) = f > 0 ∀t > 0. Do đó đa thức Q(t) với
t+1
 t − 1
Q(t) = (t + 1)mf
t+1

là một đa thức thỏa mãn điều kiện Q(t) > 0 ∀t > 0.


Theo Bài toán 3.5 thì tồn tại n ∈ N sao cho
t−1
(t + 1)m+n Q(t) = (t + 1)m+n f ( )
t+1
là một đa thức có các hệ số đều không âm. Suy ra

 t − 1 k
X
(t + 1)m+n f = btj ,
t+1
j=0

với bj > 0, k 6 m + n.

1+x 2
t+1 = +1 =
1−x 1−x
nên ta thu được
 2 m+n k
X  1 + x j
f (x) = bj .
1−x 1−x
j=0
3.5. Biểu diễn một số lớp hàm số 170

Suy ra
k
X bj
f (x) = m+n
(1 + x)j (1 − x)m+n−j
2
j=0

hay
k
X
f (x) = aj (1 + x)j (1 − x)m+n−j ,
j=0

bj
với aj = m+n
> 0. Từ đó ta có điều phải chứng minh.
2

Bài toán 3.43. Chứng minh rằng tồn tại đa thức P (x) bậc n và nhận giá trị
dương trong khoảng (−1; 1) và nó không thể biểu diễn được dưới dạng
X
P (x) = Aαβ (1 − x)α(1 + x)β ,

trong đó Aαβ > 0, α + β 6 n; α, β là các số nguyên không âm.

Giải. Xét đa thức P (x) = x2 + ε, trong đó ε > 0. Giả sử có thể viết P (x) được
dưới dạng X
P (x) = x2 + ε = Aαβ (ε)(1 − x)α (1 + x)β , (6)
α+β≤2

trong đó ε > 0, A(ε) > 0, α và β chạy trên tất cả các số nguyên không âm mà
α + β 6 2. Như vậy, với ε bất kỳ trong tổng này sẽ chứa vừa đúng sáu số hạng.
Bằng cách thế x = 0 vào (6) ta nhận được Aαβ (ε) bị chặn với 0 < ε 6 1. Cho ε
dần tới 0 sao cho tồn tại lim A(ε) = A trong tất cả sáu số hạng, khi đó chuyển
ε→0
qua giới hạn ta nhận được
X
x2 = Aαβ (1 − x)α(1 + x)β .
α+β 2

Nhưng với x = 0 thì đồng nhất thức này không thoả mãn.
Vậy không phải đối với mọi đa thức P (x) bậc n nhận giá trị dương trong
khoảng (−1; 1) đều có thể biểu diễn được dưới dạng
X
P (x) = Aαβ (1 − x)α(1 + x)β , Aαβ > 0.
α+β n
3.5. Biểu diễn một số lớp hàm số 171

Bài tập
Bài 3.1. Xác định đa thức P (x) bậc nhỏ nhất sao cho đồ thị hàm số y = P (x) đi
qua điểm A(2, 0) và có các điểm cực đại lần lượt tại B(−1, 0) C(0, 0) và D(1, 0).

Bài 3.2. Xác định đa thức P (x) bậc nhỏ nhất sao cho đồ thị hàm số y = P (x)
có các điểm uốn và điểm cực đại lần lượt tại A(0, 0) và B(1, 0).

Bài 3.3. Xác định đa thức P (x) bậc nhỏ nhất sao cho đồ thị hàm số y = P (x)
đi qua điểm A(−1, 0) và có các điểm uốn lần lượt tại B(0, 0) và C(1, 0).

Bài 3.4. Xác định các hàm số f (x) liên tục trong đoạn [0; π] có f (0) = 0, f (x) >
0, ∀x ∈ (0; π) và f (A), f (B), f (C) tạo thành độ đo các góc của một tam giác
vuông ứng với mọi tam giác vuông ABC cho trước.

Bài 3.5. Xác định các hàm số f (x) liên tục trong đoạn [0; 1] sao cho f (a), f (b), f (c)
luôn là độ dài các cạnh của một tam giác vuông nội tiếp trong đường tròn đường
kính 1 ứng với mọi tam giác vuông ABC nội tiếp trong đường tròn đường kính 1
cho trước.

Bài 3.6. Cho đa thức bậc n (n > 4) có các nghiệm đều thực

f (x) = (n + 1)(−1)n+1 (x − x1 )(x − x2) · · · (x − xn ), x1 6 x2 6 · · · 6 xn ,

trong đó có hai nghiệm kép kề nhau. Chứng minh rằng các nguyên hàm F (x) của
f (x) là đa thức không thể có các nghiệm đều thực.

Bài 3.7. Chứng minh rằng nếu f (x) nghịch biến trên [a, b], thì

n
X Zb n
X
(xi − xi−1 )f (xi−1 ) > f (x)dx > (xi − xi−1 )f (xi ).
i=1 a i=1

Giả thiết có thêm điều kiện f 00 (x) < 0 trong đoạn [a, b]. Chứng minh rằng

Zb n
X f (xi) + f (xi−1 )
f (x)dx > (xi − xi−1 ) .
2
a i=1
Chương 4

Nội suy bất đẳng thức

4.1 Nội suy bất đẳng thức bậc hai trên một đoạn
Ta nhắc lại một số kiến thức cơ bản liên quan đến biểu théc dạng bậc hai
với hệ số thực. Xét tam thức bậc hai f (x) = ax2 + bx + c, a 6= 0. Khi đó
 b 2 ∆
af (x) = ax + − ,
2 4
với ∆ = b2 − 4ac.
Ta phát biểu kết quả quen thuộc về dấu của tam thức bậc hai.
Định lý 4.1. Xét tam thức bậc hai f (x) = ax2 + bx + c, a 6= 0.
i) Nếu ∆ < 0 thì af (x) > 0, ∀x ∈ R.
ii) Nếu ∆ = 0 thì af (x) > 0 ∀x ∈ R. Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
b
x=− .
2a
iii) Nếu ∆ > 0 thì af (x) = a2 (x − x1)(x − x2 ) với

b ∆
x1,2 = − ∓ . (4.1)
2a 2|a|
Trong trường hợp này, af (x) < 0 khi x ∈ (x1 , x2) và af (x) > 0 khi x < x1 hoặc
x > x2 .
Định lý 4.2 (Định lí đảo). Điều kiện cần và đủ để tồn tại số α sao cho af (α) < 0
là ∆ > 0 và x1 < α < x2 , trong đó x1,2 là các nghiệm của f (x) xác định theo
(4.1).
Để mô tả ý tưởng về nội suy bất đẳng thức, ta xuất phát từ bất đẳng thức
bậc hai quen biết sau đây
x2 + y 2 > 2xy, ∀x, y > 0. (4.2)

172
4.1. Nội suy bất đẳng thức bậc hai trên một đoạn 173

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x = y.


Cũng xuất phát từ bất đẳng thức cùng dạng với (4.2) (ứng với 0 6 α 6 1)
 x 1−α  y 1−α
+ > 2, (4.3)
y x
hay  x α  y α
y2 + x2 > 2xy,
y x
ta thu được bất đẳng thức dưới dạng tương đương

xα y 2−α + x2−α y α > 2xy. (4.4)

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x = y.


Mặt khác, sử dụng đạo hàm để khảo sát hàm số, ta thu được

f (t) = t2 − t2−α − tα + 1 > 0, ∀t ∈ [0, 1].


x
Với t = , ta thu được
y

x2 + y 2 > xα y 2−α + x2−α y α. (4.5)

Hệ thức (4.5) có thể xem như là dạng bất đẳng thức nội suy của bất đẳng thức
bậc hai (4.2). Các dạng bất đẳng thức nội suy tương tự đối với các tham biến
tuỳ ý được xét ở phần cuối chương này.

Tiếp theo, ta xét một vài dạng toán cơ bản về đánh giá và ước lượng biểu thức
có sử dụng tính chất của tam thức bậc hai trên một khoảng hoặc đoạn thẳng cho
trước.
Xét đa thức thuần nhất bậc hai hai biến (xem như tam thức bậc hai đối với
x tham biến y)

F (x, y) = ax2 + bxy + cy 2 , a 6= 0,


∆ : = (b2 − 4ac)y 2.

Khi đó, nếu ∆ 6 0 thì aF (x, y) > 0, ∀x, y ∈ R.


Vậy khi b2 6 4ac và a > 0 thì hiển nhiên

ax2 + cy 2 > |bxy|, ∀x, y ∈ R.

Trường hợp riêng, khi a = c = 1, b = ±2 thì ta nhận lại được kết quả

x2 + y 2 > 2|xy|
4.1. Nội suy bất đẳng thức bậc hai trên một đoạn 174

hay
u+v √
> uv, u, v > 0.
2
Về sau, ta sử dụng các tính chất của dạng phân thức bậc hai

a 1 x2 + b 1 x + c 1
y=
a2 x2 + b 2 x + c 2

với điều kiện

a2 > 0, f2 (x) = a2x2 + b2x + c2 > 0, ∀x ∈ R,

để tìm cực trị của một số dạng toán bậc hai.

Bài toán 4.1. Xét tam thức bậc hai P (x) = x2 − 1. Tìm số nghiệm thực phân
biệt của phương trình sau:

P (P (. . . (P (x)) . . .)) = 0
| {z }
2006 chữ P

Giải. Đặt
Pn (x) = P (P (. . . (P (x)) . . . )).
| {z }
n chữ P

Nhận xét rằng P1 (x) > −1 với mọi x nên Pn+1 (x) = P1 (Pn (x)) > −1 với mọi x ∈
R và n ∈ N∗ . Vì vậy phương trình Pn (x) = a với a < −1 không có nghiệm thực.
Ta chứng minh, bằng phương pháp quy nạp toán học, phương trình Pn (x) = a
với a > 0 luôn có hai nghiệm thực phân biệt.
Thật vậy, với n = 1 thì phương trình x1 − 1 = a có hai nghiệm phân biệt. Giả
sử phương trình Pn (x) = a với a > 0 có hai nghiệm thực phân biệt. Xét phương
trình Pn+1 (x) = a với a > 0. Ta có
√ √
Pn+1 (x) = a ⇔ P1 (Pn (x)) = a ⇔ (Pn (x) − a + 1)(Pn (x) + a + 1) = 0.

Do phương trình cũng Pn (x) + a + 1 = 0 vô nghiệm nên suy ra phương trình
Pn+1 (x) = a có hai nghiệm thực phân biệt.
Tiếp theo, ta chứng minh, bằng phương pháp quy nạp toán học, phương trình
Pn (x) = 0 có n + 1 nghiệm thực phân biệt.
Thật vậy, với n = 1 và n = 2 thì ta có kết quả là hiển nhiên. Giả sử, phương
trình Pn (x) = 0 có n + 1 nghiệm thực phân biệt. Xét phương trình Pn+2 (x) = 0,
ta thu được phương trình
√ √
Pn2 (x)(Pn2(x) − 2) = 0 ⇔ Pn2 (x)(Pn (x) − 2)(Pn (x) + 2) = 0,
4.1. Nội suy bất đẳng thức bậc hai trên một đoạn 175

theo giả thiết quy nạp, có n + 3 nghiệm thực phân biệt.


Kết luận: Vậy phương trình Pn (x) = a có đúng n + 1 nghiệm phân biệt và
như vậy, phương trình đã cho có 2007 nghiệm thực phân biệt.
Tiếp theo ta trình bày một số kết quả của Lupas về ước lượng tam thức bậc
hai trên một khoảng.
Bài toán 4.2. Giả sử G(x) = P x2 + Qx + R. Khi đó bất đẳng thức G(x) > 0
thoả mãn với mọi x ∈ [a, b], khi và chỉ khi
 a + b  G(a) + G(b) p
G(a) > 0, G(b) > 0 và 2G − > G(a)G(b). (4.6)
2 2
Giải. Giả sử (4.6) thoả mãn. Ký hiệu
p p p p
G(b) − G(a) b G(a) − a G(b)
m= , n= , và
b−a b−a
   
2 a+b G(a) + G(b) p
K ≡ K[G] := 2G − − G(a)G(b) . (4.7)
(b − a)2 2 2
Khi đó K > 0. Mặt khác thì

G(x) = (mx + n)2 + K(x − a)(b − a)

suy ra
G(x) > 0, ∀x ∈ [a, b]. (4.8)
Ngược lại, giả sử (4.8) thoả mãn. Khi đó G(a) > 0 , G(b) > 0 và G(x) có thể
viết được dưới dạng (Định lý Lukac)

G(x) = (m1x + n1 )2 + K1 (x − a)(b − x) với K > 0. (4.9)



Nếu trong (4.9) ta chọn x ∈ a, a+b
2 , b thì sẽ có

(m1a + n1 )2 = G(a)
và ; K1 = K, (4.10)
(m1b + n1 )2 = G(b)

K được chọn như trong (4.7) . Nhận xét rằng hệ(4.10) cho ta m1, n1 và ta có
K ≡ K[G] > 0, tức bất đẳng thức (4.6) được chứng minh.
Bài toán 4.3. Chứng minh rằng với mọi tam thức bậc hai f (x) = Ax2 + Bx + C
ta đều có |f (x)| 6 1 , ∀x ∈ [a, b] xảy ra khi và chỉ khi |f (a)| 6 1, |f (b)| 6 1 và
khi đó p 
− 1 + (1 − f (a)) (1 − f (b)) 6 f (a)+f
2
(b)
− 2f a+b2 6
p
61− (1 + f (a)) (1 + f (b)) .
4.1. Nội suy bất đẳng thức bậc hai trên một đoạn 176

Giải. Sử dụng kết quả bài toán 4.2

G(x) > 0, ∀x ∈ [a, b], ⇔ G(a) > 0, G(b) > 0, K[G] > 0, (4.11)

G1 (x) > 0
với G1 (x) := 1 − f (x) và G2(x) = f (x) + 1 . Thật vậy , ∀x ∈ [a, b],
G2 (x) > 0
khi và chỉ khi |f (a)| 6 1, |f (b)| 6 1 , và K[G1] > 0, K[G2] > 0. Hai bất đẳng
thức cuối này là như nhau với
  

 a+b f (a) + f (b) p

 1 − 2f + − (1 − f (a)) (1 − f (b)) > 0
 2 2
  (4.12)

 a + b f (a) + f (b) p


 1 + 2f − − (1 + f (a)) (1 + f (b)) > 0
2 2

Bài toán 4.4. Cho p(x) = ax2 + bx + c thoả mãn điều kiện
   
1

|p(0)|, p , |p(1)| ⊂ [0, 1].
2

Chứng minh rằng |a| 6 8, |b| 6 8 , |c| 6 1 và |2ax + 1| 6 1 , ∀x ∈ [0, 1].


Giải. Để ý rằng
 1
 
a = 2p(0) − 4p 2 + 2p(1) , b = −3p(0) + 4p 12 − p(1)
c = p(0) , 2a + b = p(0) − 4p 12 + 3p(1) ,

Sử dụng bất đẳng thức tam giác, ta có |a| 6 8, |b| 6 8, |c| 6 1, |2a + b| 6 8 . Khi
h(x) := 2ax + b , thì |h(0)| 6 8, |h(1)| 6 8 kéo theo |h(x)| 6 8 , ∀x ∈ [0, 1].
Nhận xét 4.1. Chú ý rằng đánh giá trên là tối ưu. Thật vậy, giả sử p(x) =
8x2 − 8x + 1. Khi đó |p(x)| 6 1 và |p0(x)| = |16x − 8| 6 1 trên [0, 1].
Bài toán 4.5. Giả sử M2 là tập hợp tất cả các đa thức bậc không quá 2 và
M∗2 : = p ∈ M2 ; |p(t)| 6 1, ∀t ∈ [0, 1] . Tìm tất cả các đa thức Q, Q ∈ M∗2 ,
sao cho với mọi p từ M∗2 ta đều có

|p(x)| 6 Q(x) , ∀x ∈ x ∈ (−∞, 0] ∪ [1, ∞) .

Chứng minh rằng nghiệm Q là duy nhất.


Giải. Ta chứng minh rằng Q(x) = 8x2 − 8x + 1 = T2 (2x − 1) trong đó T2(z) =
2z 2 − 1 là đa thức Chebychev loại 1. Giả sử rằng p(x) = ax2 + bx + c ∈ M∗2 . Vì
 
1
p(x) = (2x − 1)(x − 1)p(0) − 4x(x − 1)p + x(2x − 1)p(1) ,
2
4.1. Nội suy bất đẳng thức bậc hai trên một đoạn 177

ứng với mọi x ∈ (−∞, 0) ∪ (1, ∞) nên

|p(x)| 6 (2x − 1)(x − 1) + 4x(x − 1) + x(2x − 1) = 8x2 − 8x + 1 =: Q(x) .

Để ý rằng |Q(t)| = |1 − 8t(1 − t)| 6 1, ∀t ∈ [0, 1], nên Q ∈ M∗2. Tính duy nhất
nghiệm là hiển nhiên.


Nhận xét 4.2.
 Kết quả củak bài
 toán vẫn đúng khi tập
M2 được mở rộng như
sau. M2 : = p ∈ M2 ; p 2 6 1 , khi k = 0, 1, 2 .

2
Bài toán 4.6. Cho p A, B, C ∈ R, M > 0 . Xét f (x) = Ax + Bx + C thoả
mãn điều kiện t(1 − t) |f (t)| 6 M , ∀t ∈ [0, 1] . Chứng minh rằng khi đó
ứng với mọi x ta đều có

|f (x)| 6 6M + 24M ( |x(1 − x)| − x(1 − x) ) . (4.13)


f (x)
Giải. Nhận xét rằng, nếu p(x) := = ax2 + bx + c , thì ta cần chứng minh
p 6M
rằng từ điều kiện 6 x(1 − x) |p(x)| 6 1 , ∀x ∈ [0, 1] , suy ra

1 , nếu x ∈ [0, 1]
|p(x)| 6
8x2 − 8x + 1 , nếu x ∈ (−∞, 0) ∪ (1, ∞)

Ta chứng minh
1
|p(x)| 6 p , ∀x ∈ (0, 1), (4.14)
6 x(1 − x)

kéo theo |p(x)| 6 1, ∀x ∈ [0, 1] . Xét trong [0, 1] hệ các điểm x1 , x2, x3 :
 
1 1 1 1
x1 = − h , x2 = , x3 = + h với h ∈ 0, .
2 2 2 2

Ký hiệu J = [0, x1) ∪ (x3, 1], ω(x) = (x − x1 )(x − x2 )(x − x3 ). Khi đó với x ∈ J,
ta có
X3 X3
1 1 3
|ω(x)| = ω(x) = − h2 − 3x(1 − x) .
|x − xk | x − xk 4
k=1 k=1
 
ω(x) p(x1) p(x2 ) p(x3)
Mặt khác thì p(x) = −2 + .
2h2 x − x1 x − x2 x − x3
2 1
Nếu xảy ra (4.14) thì ta có ngay 2|p(x2)| 6 , |p(xj )| ≤ √ , j ∈ {1, 3}. Do
3 6 x1 x3
đó  √ 
|ω(x)| 1 4 x1 x3 1
|p(x)| 6 √ + + , x∈J .
12h2 x1 x3 |x − x1| |x − x2| |x − x3|
4.1. Nội suy bất đẳng thức bậc hai trên một đoạn 178

√ 3
Đặt 4 x1 x3 = 1, tức h = h1 = , ta thu được
4
X 3
16 1 16
|p(x)| 6 |ω(x)| = 1 − x(1 − x) 6 1 , ∀x ∈ J .
9 |x − xk | 3
k=1
p √ 3
Nếu x ∈ [x1, x3] và h = h1 , thì 6 x(1 − x) > 6 x1 x3 = và do đó
2
2
x ∈ [x1, x3] suy ra |p(x)| 6 < 1 .
3
Giả thiết |p(x)| 6 8x2 − 8x + 1 thoả mãn với mọi x ∈ (−∞, 0] ∪ [0, ∞) kéo theo
bài toán 4.5 đã xét.

Nhận xét rằng theo một nghĩa nào đó thì kết quả nhận được là tốt nhất trong
bài toán xấp xỉ. Thật vậy, xét
16 2 16 16
p∗(x) = x − x + 1 = 1 − x(1 − x) ,
3 3 3
p

thì 6 x(1 − x) p∗ (x) 6 1 , x ∈ [0, 1] . Mặt khác thì

∗ 1 , nếu x ∈ [0, 1]
|p (x)| 6
8x2 − 8x + 1 , nếu x ∈ (−∞, 0) ∪ (1, ∞)

Điều này chỉ ra rằng ta không thể có ước lượng tốt hơn.
Bài toán 4.7. Cho biết f (x) := 4x2 + Bx + C = 0 có hai nghiệm phân biệt trong
(0, 1). Chứng minh rằng ít nhất một trong hai hệ số B và C không nguyên.
Giải. Ta chứng minh bằng phương pháp phản chứng. Giả sử B và C đều là các
số nguyên. Ta thấy f (0) và f (1) cũng là các số nguyên. Từ giả thiết f (0)f (1) > 0
suy ra f (0)f (1) > 1. Nếu xảy ra f (x1 ) = f (x2) = 0, 0 < x1 < x2 < 1, thì hiển
nhiên
1 6 f (0)f (1) = 16 x1(1 − x1 ) x2 (1 − x2 ) < 1 .
| {z } | {z }
1 1
4 4

Bất đẳng thức ở phía bên phải không xảy ra đẳng thức vì trong trường hợp đó
1
sẽ kéo theo hai nghiệm x1 và x2 đều bằng , mâu thuẫn với giả thiết.
2
Bài toán 4.8. Giả thiết rằng x1 , x2 là các nghiệm của tam thức bậc hai
a2 (b + c) + b2 (c + a) + c2(a + b) (a2 + b2 + c2)abc
p(x) = x2 − x+ .
a+b+c a+b+c
Biết rằng 1 6 a < b < c 6 2 . Chứng minh rằng 1 < x1 < x2 < 4 .
4.1. Nội suy bất đẳng thức bậc hai trên một đoạn 179

Giải. Ta có
abc
p(ab) = (c − a)(c − b) > 0
a+b+c

abc
p(ac) = − (b − a)(c − b) < 0
a+b+c

abc
p(bc) = (b − a)(c − a) > 0 .
a+b+c
Vì rằng ab < ac < bc nên các nghiệm của p(x) là phân biệt và lần lượt nằm trong
(ab, ac), (ac, bc). Nhưng vì 1 < ab < ac < bc < 4 nên ta có ngay điều phải chứng
minh.

Bài toán 4.9. Đặt ϕ = 1+2 5 và f (x) := 1 + ϕ cos x + A cos 2x + B cos 3x.
Xác định các giá trị A và B sao cho f (x) > 0 ứng với mọi x ∈ [0, π].
Giải. Giả sử F (t) = αt3 + βt2 + γt + δ thoả mãn điều kiện

F (t) > 0, ∀t ∈ [−1, 1].

Khi đó F có thể biểu diễn dưới dạng

F (t) = (1 − t)(at + b)2 + (1 + t)(ct + d)2 , a, b, c, d ∈ R. (4.15)

Ta có bất đẳng thức f (x) > 0, ∀x ∈ [0, π] tương đương với


F0 (t) := f (arccos t) > 0, ∀t ∈ [−1, 1], trong đó

F0 (t) = 1 + ϕt + A(2t2 − 1) + B(4t3 − 3t) (4.16)


= 4Bt3 + 2At2 + (ϕ − 3B)t + 1 − A . (4.17)

Dễ thấy rằng ϕ = 2 cos π5 , ϕ2 = ϕ + 1 và


π ϕ 2π ϕ−1 3π 1−ϕ
cos= , cos = , cos = . (4.18)
5 2 5 2 5 2
  ϕ(A−B)
 f 3π
5 = 1
2 − 2 = ϕ(ϕ−1−(A−B))
2 > 0,
(4.19)

f (π) = − (ϕ − 1 − (A − B)) > 0.

Từ (4.19) suy ra A − B = ϕ − 1 và f 3π 5 = f (π) = 0.
Vì rằng F0 (−1) = F0 (t0 ) = 0, t0 = 1−ϕ
2 , nên từ (??)-(4.16) ta thu được
a = b = 0 và d = −ct0 . Do đó F0 (t) = K(1 + t)(t − t0 )2, hay
 
3 2 3ϕ − 2 2−ϕ
F0(t) = K t + ϕt + t+ , K := c2 . (4.20)
4 4
4.1. Nội suy bất đẳng thức bậc hai trên một đoạn 180

4(3−ϕ)
Từ (4.16) − (4.20) ta thu được K = 5 và
√ √
2(2ϕ − 1) 2 5 3−ϕ 5− 5
A= = , B= = .
5 5 5 10
  
x 2
Tương tự, ta cũng có f (x) = 2K cos x − cos 3π
5 · cos 2 với K được
định nghĩa như ở phần trên.

Bài toán 4.10. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức

P = (x − y)(y − z)(z − x)(x + y + z),

trong đó x, y, z là các số thực thuộc đoạn [0, 1].

Giải. Không giảm tổng quát, ta coi x là số lớn nhất: x = max{x, y, z}. Vậy sẽ
xảy ra hai khả năng: x > y > z hoặc x > z > y.
Khi x > y > z, thì P 6 0.
Khi x > z > y thì hiển nhiên

x − z > 0, z − y > 0, 0 6 x − z 6 1.

Suy ra

P = (x − y)(y − z)(z − x)(x + y + z) 6 (z − y)(x − z)(x + y + z),

hay √ √
4P 6 [2(z − y)][( 3 + 1)(x − z)][( 3 − 1)(x + y + z)].
Theo bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân, thì vế trái cho ta
bất đẳng thức
√ √ 1 √ √
[2(z−y)][( 3+1)(x−z)][( 3−1)(x+y+z)] 6 [2(z−y)+( 3+1)(x−z)+( 3−1)(x+y+z)]3,
27
hay
√ √ 1 √ √
[2(z − y)][( 3 + 1)(x − z)][( 3 − 1)(x + y + z)] 6 [2 3x − (3 − 3)y]3.
27
Để ý rằng √ √ √
0 6 2 3x − (3 − 3)y 6 2 3.
Suy ra √
8 3
4P 6
9
4.2. Tam thức bậc tuỳ ý và hàm phân thức chính quy 181

hay √
2 3
P 6 .
9
Do
√ vậy, giá trị lớn nhất của biểu thức P = (x − y)(y − z)(z − x)(x + y + z) bằng
8 3
, khi
9


 x−y =1 √ √
2(z − y) = ( 3 − 1)(x − z) = ( 3 − 1)(x + y + z)


x = 1, y = 0,
 1 
hay (x, y, z) = 1, 0, √ .
3

4.2 Tam thức bậc tuỳ ý và hàm phân thức chính quy
Tiếp theo ta chuyển sang xét tam thức bậc tuỳ ý và phân thức dạng chính
quy. Nhận xét rằng bất đẳng thức dưới dạng sơ đẳng dạng

x2 + 1 > 2x; ∀x ∈ R (4.21)

là bất đẳng thức "tam thức bậc hai" ứng với trường hợp dấu đẳng thức xảy ra
khi và chỉ khi x = 1. Khi có nhu cầu mở rộng dạng bất đẳng thức (4.21) cho tam
thức bậc để thu được bất đẳng thức mới có dạng tương tự bằng cách thay số 2
bởi số α để có công cụ sử dụng cho các bài toán với lũy thừa tuỳ ý sao cho vẫn
đảm bảo dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x = 1. Ta sẽ thu được phép nội suy
bất đẳng thức (4.21). Khi đó, ta thu được bất đẳng thức dạng

xα + α − 1 > αx; ∀x ∈ R+ , (4.22)

đó chính là bất đẳng thức Bernoulli quen biết. Vì thế, có thể xem bất đẳng thức
(4.22) như là bất đẳng thức tam thức bậc α(α > 1).
Trong những trường hợp nếu dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x = x0
(x0 > 0) cho trước ta cần thay bất đẳng thức (4.22) bởi bất đẳng thức sau. Tiếp
theo, ta quay lại xét bất đẳng thức (4.21) và xem nó như bất đẳng thức tam thức
bậc (2.1) (ứng với luỹ thừa 2 và luỹ thừa 1 của x), trong trường hợp dấu đẳng
thức xảy ra khi và chỉ khi x = 1. Hoàn toàn theo cách tương tự ta có thể mở
rộng bất đẳng thức cho tam thức (α, β) (α > β > 0) để có bất đẳng thức tương
tự như (4.21) bằng cách thay lũy thừa 2 bởi số α và lũy thừa 1 bởi β
α α
xα + − 1 > xβ ; ∀x ∈ R+ . (4.23)
β β
4.2. Tam thức bậc tuỳ ý và hàm phân thức chính quy 182

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x = 1. Bất đẳng thức (4.23) là bất đẳng
thức Bernoulli đối với tam thức bậc (α, β) , ứng với trường hợp đẳng thức xảy
ra khi và chỉ khi x = 1.
Để sử dụng bất đẳng thức Bernoulli trong trường hợp dấu đẳng thức xảy ra
khi và chỉ khi x = x0 > 0 cho trước ta cần thay bất đẳng thức (4.23) bởi bất
đẳng thức sau
x α α α x
+ − 1 > ( )β ; ∀x ∈ R+ ; α > β > 0.
x0 β β x0
Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x = x0
Tiếp theo, ta sẽ nêu một ứng dụng quan trọng của bất đẳng thức giữa trung
bình cộng và trung bình nhân suy rộng liên quan đến một lớp hàm số, thường
được gọi là hàm phân thức chính quy. Bất đẳng thức này cũng luôn đảm bảo dấu
đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x = 1.
Trước hết ta xét lớp hàm phân thức chính quy một biến.
Định nghĩa 4.1. Hàm số f (x) xác định trên tập R+ được gọi là hàm phân thức
chính quy, nếu
n
X
f (x) = ak xαk ,
k=1

trong đó
n
X
ak > 0, k = 1, 2, . . ., n; ak αk = 0. (4.24)
k=1

Ví dụ 4.1. Dễ dàng kiểm chứng các hàm số sau đây là phân thức chính quy
1 1
f1 (x) = 1 + 2x + 3x2 + 5 + 3,
x x
1 sin α cos α
f2 (x) = 4x + 5 + sin α + cos α .
x x x
Từ định nghĩa, ta dễ dàng kiểm tra các tính chất sau đây.
Tính chất 4.1. Nếu f (x) là các hàm phân thức chính quy, thì f (x) > 0 ứng với
mọi x > 0.
Nếu f (x) và g(x) là các hàm phân thức chính quy, thì với mọi cặp số dương
α, β, hàm số
h(x) := αf (x) + βg(x)
cũng là hàm phân thức chính quy.
Nếu f (x) và g(x) là các hàm phân thức chính quy, thì hàm số

h(x) := f (g(x))
4.2. Tam thức bậc tuỳ ý và hàm phân thức chính quy 183

cũng là hàm phân thức chính quy.


Nếu f (x) là hàm phân thức chính quy, thì hàm số

h(x) := [f (x)]m, m ∈ N∗ ,

cũng là hàm phân thức chính quy.


Tiếp theo, ta định nghĩa hàm phân thức chính quy nhiều biến.
Định nghĩa 4.2. Hàm số f (x1, x2, . . . , xn ) được gọi là hàm phân thức chính quy
trên tập
{x1 > 0, x2 > 0, . . ., xn > 0},
nếu
m
X
f (x1, x2, . . . , xn ) = ak xαk1 αk2 αkn
1 x2 · · · xn , ak > 0, k = 1, 2, . . ., m, (4.25)
k=1

trong đó 

 a1 α11 + a2 α21 + · · · + am αm1 = 0


a α + a α + · · · + a α = 0
1 12 2 22 m m2
(4.26)

 · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · · ·· · ·


a α + a α + · · · + a α = 0
1 1n 2 2n m mn

Định nghĩa 4.3. Giả sử hàm số f (x1, x2, . . . , xn ) là hàm phân thức chính quy,
tức f (x1 , x2, . . . , xn ) thoả mãn điều kiện (4.25)-(4.26). Khi đó các hàm số
m
X α
hj (xj ) := ak xj kj , j = 1, 2, . . ., n,
k=1

được gọi là các phân thức thành phần biến xj của f (x1, x2, . . . , xn ).
Từ định nghĩa, ta dễ dàng kiểm tra tính chất
Định lý 4.3. Hàm số f (x1 , x2, . . . , xn) là hàm phân thức chính quy khi và chỉ
khi các hàm phân thức thành phần của f (x1 , x2, . . ., xn ) cũng là các hàm phân
thức chính quy.
Tiếp theo, ta chứng minh định lý cơ bản sau đây.
Định lý 4.4. Với mỗi hàm phân thức chính quy f (x1 , x2, . . . , xn ) trên tập
{x1 > 0, x2 > 0, . . ., xn > 0} dạng
m
X
f (x1, x2, . . . , xn ) = ak xαk1 xαk2 · · · xαkn , ak > 0, k = 1, 2, . . . , m,
k=1
4.2. Tam thức bậc tuỳ ý và hàm phân thức chính quy 184

trong đó 

a1 α11 + a2α21 + · · · + am αm1 = 0


a α + a α + · · · + a α = 0
1 12 2 22 m m2

 · · ·· · ·· · ·· · ·· · ·· · ·· · ·· · ·· · ·


a α + a α + · · · + a α = 0,
1 1n 2 2n m mn

ta đều có
m
X
f (x1 , x2, . . . , xn) > ak .
k=1

Chứng minh. Để chứng minh định lý, ta nhắc lại hệ quả của bất đẳng thức giữa
trung bình cộng và trung bình nhân suy rộng. Với cặp dãy số dương u1 , u2, . . . , un;
α1 , α2, . . . , αn , ta đều có

u1 α1 + u2 α2 + · · · + un αn h α1 α2 i 1
n α1 +α2 +···+αn
> u 1 u2 · · · u α
n .
α1 + α 2 + · · · + α n

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi

u1 = u2 = · · · = un = 1.

Sử dụng kết quả này, ta thu được


P
m
ak xαk1 αk2 αkn
1 x2 · · · x n
f (x1, x2, . . . , xn ) k=1
=
a1 + a 2 + · · · + a n a1 + a 2 + · · · + a n
m m m
 ak αk1 ak αk2 ak αkn  1
a1 +a2 +···+an
> x1k=1 x2k=1 · · · xnk=1 = 1,

do giả thiết
m
X
ak αkj = 0, j = 1, 2, . . ., n.
k=1

Dấu đẳng thức xảy ra khi x1 = x2 = · · · = xn = 1. 

Đối với hàm phân thức tuỳ ý (khác hằng) với hệ số không âm , ta có

Nhận xét 4.3. Với mọi hàm phân thức dạng


m
X
g(x) = ak xαk ; ak > 0; k = 1, . . . , n,
k=1
4.2. Tam thức bậc tuỳ ý và hàm phân thức chính quy 185

đặt
a1 + a2 + · · · + am = p,
a1 α1 + a2 α2 + · · · + am αm = q,
thì hàm số q
f (x) := x− p g(x)
là một hàm phân thức chính quy.
Chứng minh. Thật vậy, ta có
m
X m
X
− qp αk − qp
f (x) = x ak xαk = ak x
k=1 k=1

và vì vậy
m
X  q X
m m
X q q
ak α k − = ak αk − ak = q − p = q − q = 0,
p p p
k=1 k=1 k=1

điều phải chứng minh. 

Từ đây, ta thu được một kết quả quan trọng sau đây.
Định lý 4.5. Mọi hàm phân thức dạng
m
X
g(x) = ak xαk ; ak > 0; k = 1, . . . , n,
k=1

đều có tính chất q


g(x) > g(1)x p , ∀x > 0,
trong đó
p = a 1 + a2 + · · · + a m ,
q = a 1 α1 + a 2 α2 + · · · + a m αm .

Chứng minh. Thật vậy, theo nhận xét ở trên, ta có


m
X
q
f (x) = x p ak xαk
k=1

là một phân thức chính quy, nên theo định lý 3.5, thì
f (x) > f (1).
Mà f (1) = g(1), nên ta có ngay điều phải chứng minh. 
4.3. Chuyển đổi và điều chỉnh các bộ số theo thứ tự dần đều 186

4.3 Chuyển đổi và điều chỉnh các bộ số theo thứ tự


dần đều

Định nghĩa 4.4. Xét hai bộ số {xk , yk ∈ I(a, b), k = 1, 2, . . ., n}, thoả mãn các
điều kiện
x 1 > x2 > · · · > x n , y1 > y2 > · · · > y n
và 

 x1 > y1



 x1 + x 2 > y 1 + y 2

. . .. . .. . . (4.27)



 x1 + x2 + · · · + xn−1 > y1 + y2 + · · · + yn−1



x1 + x 2 + · · · + x n = y 1 + y 2 + · · · + y n
Khi đó ta nói rằng bộ số {yk } gần đều hơn bộ số {xk }.
Ta nhắc lại định lý Karamata.
Định lý 4.6 (Karamata). Xét hai dãy số {xk , yk ∈ I(a, b), k = 1, 2, . . ., n}, thoả
mãn các điều kiện
x 1 > x2 > · · · > x n , y1 > y2 > · · · > y n

và 

 x1 > y1



 x1 + x 2 > y 1 + y 2

. . .. . .. . . (4.28)



 x1 + x2 + · · · + xn−1 > y1 + y2 + · · · + yn−1



x1 + x 2 + · · · + x n = y 1 + y 2 + · · · + y n
Khi đó, ứng với mọi hàm lồi thực sự f (x) (f ”(x) > 0) trên I(a, b), ta đều có
f (x1 ) + f (x2 ) + · · · + f (xn ) > f (y1 ) + f (y2 ) + · · · + f (yn ). (4.29)

Tuy rằng ta phải sử dụng nhiều giả thiết có tính nhân tạo như vậy nhưng các
giả thiết này được sử dụng rất tự nhiên và rộng rãi trong ứng dụng của nhiều
lĩnh vực thực tiễn khác nhau. Hệ điều kiện (4.28) chỉ dựa trên các so sánh tuyến
tính (của các tổng số học) các đại lượng sắp được cho trước, được coi như là một
dạng giả thiết dạng đơn giản nhất.
Định lý sau đây (dành cho bạn đọc đã có kiến thức cơ bản về đại số tuyến
tính) cho ta tiêu chuẩn để hai bộ dãy số đơn điệu giảm {xk , yk , k = 1, 2, . . ., n},
thoả mãn các điều kiện (4.28).
4.3. Chuyển đổi và điều chỉnh các bộ số theo thứ tự dần đều 187

Định lý 4.7 (I. Schur). Điều kiện cần và đủ để hai bộ dãy số đơn điệu giảm
{xk , yk ; k = 1, 2, . . ., n}, thoả mãn các điều kiện


 x 1 > y1




 x1 + x 2 > y 1 + y 2
. . .. . .. . . (4.30)



 x1 + x2 + · · · + xn−1 > y1 + y2 + · · · + yn−1



x1 + x 2 + · · · + x n = y 1 + y 2 + · · · + y n

là giữa chúng có một phép biến đổi tuyến tính dạng


n
X
yi = aij xj , i = 1, 2, . . ., n,
j=1

trong đó
n
X n
X
akl > 0, akj = 1, ajl = 1; k, l = 1, 2, . . ., n.
j=1 j=1

Khi đẳng thức cuối cùng trong giả thiết của định lý trên bị phá vỡ, ta cần
phải điều chỉnh và có thêm giả thiết đối với hàm số đã cho để kết luận của Định
lý dạng Karamata tương tự vẫn còn hiệu lực. Rõ ràng khi cho hai bộ số tuỳ ý,
thì việc sắp thứ tự cùng chiều và đưa vào hệ thống so sánh thường là rườm rà và
cảm giác có tính áp đặt, không thật tự nhiên nên các giả thiết Karamata thường
đi vào lãng quên, ít được chú ý. Nhưng nếu phân tích kỹ, ta sẽ thấy các giả thiết
Karamata rất hữu ích trong việc minh hoạ các giả thiết thường là hiển nhiên
trong các bài toán thường gặp trong chương trình ntoán phổ thông. Mặc dù định
lý có nhiều ứng dụng trong các bài toán điều khiển tối ưu và quy hoạch, một
nhu cầu cấp bách là cần có giải pháp hữu hiệu để cải tiến cách trình bày và đơn
giản cách cho các giả thiết. Đặc biệt, ta cần có một cách mô tả Định lý Schur
mà không cần viện trợ đến lý thuyết ma trận.
Để dễ nắm bắt được tư tưởng sắp thứ tự gần đều theo hệ thống tổng quát,
ta quan sát trường hợp đơn giản với bộ ba số thực {a, b, c}. Xét bộ trọng số
{α, β, γ}, tức bộ ba số không âm có tổng bằng 1. Khi đó, tổng

s := αa + βb + γc

chính là giá trị trung bình theo bộ trọng số đã cho và hiển nhiên có sự sắp thứ
tự tự nhiên
min{a, b, c} 6 s 6 max{a, b, c}.
4.3. Chuyển đổi và điều chỉnh các bộ số theo thứ tự dần đều 188

Xét bộ số {a1, b1, c1} phụ thuộc vào 4 tham số α, β, γ, d:




a1 = a + dα(s − a)
b1 = b + dβ(s − b)


c1 = c + dγ(s − c)

Ta dễ dàng chứng minh rằng


Bổ đề 4.1. Khi d > 0 thì bộ số {a1, b1, c1} gần đều hơn {a, b, c}, còn khi d < 0
thì sẽ có điều ngược lại.
Định lý 4.8. Cho hàm số y = f (x) có đạo hàm cấp hai tại mọi x ∈ (a; b) sao cho
f 00 (x) > 0 với mọi x ∈ (a; b). Xét bộ ba số thực {a, b, c} và bộ trọng số {α, β, γ},
tức bộ ba số không âm có tổng bằng 1. Xét bộ số {a1, b1, c1} phụ thuộc vào 4 tham
số α, β, γ, d: 

a1 = a + dα(s − a)
b1 = b + dβ(s − b)


c1 = c + dγ(s − c)
trong đó
s := αa + βb + γc.
Khi đó, ta luôn có

f (a1) + f (b1) + f (c1) 6 f (a) + f (b) + f (c).

Nhận xét rằng, điều kiện (4.30) cho ta một thuật toán nắn đều một bộ số
cho trước bằng phương pháp biến đổi tuyến tính. Đối với các bạn đọc đã có kiến
thức về đại số tuyến tính và toán học cao cấp, dễ nhận thấy phép biểu diễn hàm
lồi (lõm) một biến có thể mở rộng cho hàm lồi nhiều biến. Cụ thể là, ứng với mọi
hàm lồi F (x1 , x2, . . . , xn ), ta đều có

F (x1 , x2, . . . , xn) =


h n
X ∂F i
= max F (t1 , t2, . . . , tn ) + (xi − ti ) . (4.31)
(t1 ,...,tn ) ∂ti
i=1

Sử dụng cách chứng minh tương tự như đối với bất đẳng thức Karamata, ta thu
được
Định lý 4.9. Giả sử F (x1 , x2, . . . , xn ) thoả mãn điều kiện (??). Khi đó với mọi
cặp bộ số đơn điệu giảm (x1 , x2, . . . , xn ), (y1 , y2, . . . , yn ), thoả mãn điều kiện
Schur (4.30), ta đều có

F (x1, x2, . . . , xn ) > F (y1 , y2 , . . ., yn ). (4.32)


4.3. Chuyển đổi và điều chỉnh các bộ số theo thứ tự dần đều 189

Nhận xét 4.4. Có thể nói rằng Định lý 4.9 cho ta một công cụ rất mạnh để
thực hiện quá trình dần đều và thuật toán dồn biến để chứng minh nhiều dạng
bất đẳng thức phức tạp.
Thật vậy, từ (4.32), ta có ngay hệ quả
x + x x + x 
1 2 1 2
F (x1 , x2, . . . , xn ) > F , , x3, . . ., xn .
2 2
Các giả thiết Karamata cho ta xây dựng tường minh khái niệm gần đều đối
với một hệ thống tam giác sắp được
Định nghĩa 4.5. Với mỗi tam giác ABC cho trước, ta kí hiệu
δ∆ABC = max{A, B, C} − min{A, B, C}
và gọi δ∆ABC là độ gần đều của tam giác ABC.
Rõ ràng δ∆ABC > 0 và δ∆ABC = 0 khi và chỉ khi tam giác ABC là một tam giác
đều.
Định nghĩa 4.6. Với mỗi cặp tam giác A1B1 C1 và A2B2 C2 thoả mãn đồng thời
các điều kiện
max{A1 , B1, C1} 6 max{A2 , B2, C2 }, min{A1, B1 , C1} > min{A2 , B2, C2},
thì ta nói cặp tam giác A1 B1 C1 và A2B2 C2 là cặp sắp được thứ tự và tam giác
A1 B1 C1 gần đều hơn tam giác A2 B2 C2 .
Vậy trong trường hợp có thứ tự sắp được thì ứng với mỗi cặp tam giác A1B1 C1
và A2 B2 C2 (với A1 > B1 > C1 , A2 > B2 > C2 ) thoả mãn đồng thời các điều
kiện
A 1 6 A2 , C1 > C2 ,
thì ta sẽ có tam giác A1 B1 C1 gần đều hơn tam giác A2 B2 C2 hoặc tam giác
A2 B2 C2 xa đều hơn tam giác A1 B1 C1 . Rõ ràng tam giác đều là gần đều hơn mọi
tam giác khác.
Nhận xét 4.5. Trong tập hợp các tam giác không nhọn thì tam giác vuông cân
gần đều hơn mọi tam giác khác.
Ta nhắc lại tính chất sau.
Tính chất 4.2. Cho hàm số y = f (x) có đạo hàm cấp hai f ”(x) trong (a, b).
a) Nếu f ”(x) > 0 với mọi x ∈ (a, b) thì
f (x) > f (x0 ) + f 0 (x0)(x − x0 ), với x, x0 ∈ (a, b).
b) Nếu f ”(x) 6 0 với mọi x ∈ (a, b) thì
f (x) 6 f (x0 ) + f 0 (x0)(x − x0 ), với x, x0 ∈ (a, b).
4.3. Chuyển đổi và điều chỉnh các bộ số theo thứ tự dần đều 190

Tính chất 4.3. Cho tam giác ABC và cho ba số không âm α, β, γ sao cho
α + β + γ = 1. Đặt 

A0 = αA + βB + γC
B0 = αB + βC + γA


C0 = αC + βA + γB.
Khi đó tam giác A0 B0 C0 gần đều hơn tam giác ABC.
Nhận xét 4.6. Vì ta chỉ quan tâm đến các góc dương A, B, C có tổng bằng π,
nên kết quả của bài toán trên vẫn đúng với lớp hàm tựa lồi (tựa lõm) trong (0, π).
Kết quả sau đây bao hàm hầu hết các bất đẳng thức của biểu thức đối xứng dạng
cơ bản trong tam giác.
Bài toán 4.11. Cho tam giác A2 B2 C2 gần đều hơn tam giác A1 B1 C1 và cho
hàm số f (x) có f 00(x) 6 0 với mọi x ∈ (0, π). Khi đó

f (A1 ) + f (B1 ) + f (C1 ) 6 f (A2) + f (B2 ) + f (C2 ).

Giải. Do f ”(x) 6 0 với mọi x ∈ (0, π), nên

f (x) 6 f (x0 ) + f 0 (x0)(x − x0 ), ∀x0 ∈ (0, π). (4.33)

Không mất tính tổng quát, ta coi

A1 > B1 > C1 , A2 > B2 > C2 .

Khi đó, vì tam giác A2B2 C2 gần đều hơn tam giác A1 B1 C1 nên


 A 1 > A2
A1 + B 1 > A 2 + B 2 (4.34)


A1 + B 1 + C 1 = A 2 + B 2 + C 2 .

Theo (4.33) và (??), thì



 0
f (A1) 6 f (A2) + f (A2 )(A1 − A2 )
f (B1 ) 6 f (B2 ) + f 0 (B2 )(B1 − B2 ) (4.35)


f (C1 ) 6 f (C2 ) + f 0 (C2 )(C1 − C2 ).

Cộng các vế tương ứng của (4.34), ta được

f (A1 ) + f (B1 ) + f (C1 ) 6 f (A2 ) + f (B2 ) + f (C2 )


+ [f 0 (B2 ) − f 0 (C2)][(A1 + B1 ) − (A2 + B2 )] + [f 0(A2 ) − f 0 (B2 )](A1 − A2 )
6 f (A2 ) + f (B2 ) + f (C2 ).
4.3. Chuyển đổi và điều chỉnh các bộ số theo thứ tự dần đều 191

Tiếp theo ta xét một số hệ quả là các bất đẳng thức đan dấu sinh bởi hàm
lồi. Các bất đẳng thức dạng này đều quy được về bất đẳng thức Karamata quen
biết.

Định lý 4.10 (Bất đẳng thức Szego). Cho hàm số f (x) xác định và lồi trên tập
[0, a] với a > 0 và cho dãy 2n − 1 số không âm và đơn điệu giảm

a > a1 > a2 > · · · > a2n−1 > 0.

Khi đó ta có bất đẳng thức


2n−1
X  2n−1
X 
(−1)j−1 f (aj ) > f (−1)j−1 aj .
j=1 j=1

Cũng vậy, theo đúng cách thức lập luận ở trên, ta có các kết quả sau (bạn
đọc hãy tự chứng minh).

Định lý 4.11 (Bất đẳng thức Bellman). Cho hàm số f (x) xác định và lồi trên
tập [0, a] với a > 0 và f (0) 6 0. Xét dãy n số không âm và đơn điệu giảm

a > a1 > a2 > · · · > an > 0.

Khi đó ta có bất đẳng thức


n
X X
n 
(−1)j−1 f (aj ) > f (−1)j−1 aj .
j=1 j=1

Định lý 4.12 (Bất đẳng thức Olkin). Cho hàm số f (x) xác định và lồi trên tập
[0, a] với a > 0. Xét cặp dãy số không âm và đơn điệu giảm

a1 > a2 > · · · > an > 0


1 > α1 > · · · > αn > 0.

Khi đó ta có bất đẳng thức


h n
X i n
X
1− (−1)j−1 αj f (0) + (−1)j−1 αj f (aj )
j=1 j=1
 2n−1
X 
>f (−1)j−1 αj aj .
j=1
4.3. Chuyển đổi và điều chỉnh các bộ số theo thứ tự dần đều 192

Tiếp theo ta xét một vài bài toán liên quan đến áp dụng các giả thiết và
định lý Karamata theo cách nắn dần đều một bộ số cho trước. Chúng ta đều biết
rằng đặc điểm chung của bất đẳng thức nhiều biến dạng cơ bản là dấu đẳng thức
thường xảy ra khi và chỉ khi tất cả hoặc một vài bộ phận biến số bằng nhau. Vì
vậy, tuỳ theo đặc thù của bài toán đã cho, ta chọn cách tiếp cận của quá trình
điều chỉnh dần đều toàn phần hoặc một bộ phận biến số. Ta thu được các phương
pháp điều chỉnh quá trình nắn (làm) dần đều của bộ biến số cho trước. Thông
thường, quá trình nắn dần đều từng bộ phận biến số được thực hiện rất đơn giản,
thường là thông qua các giá trị trung bình quen biết như trung bình cộng, trung
bình nhân, trung bình điều hoà,... Quá trình điều chỉnh và nắn dần đều đó cho
phép ta giảm dần lượng biến số của biểu thức đang xét nên thường được gọi là
phương pháp dồn biến hoặc gộp biến. Tiếp theo sau đây, ta xét một vài dạng ví
dụ dồn biến dạng đơn giản nhất. Đó là quá trình dồn biến bằng trung bình cộng
và trung bình nhân, tức là điều chỉnh theo hướng dần đều bộ số cho trước. Còn
có nhiều dạng điều chỉnh khác dựa vào sự chuyển đổi các trung bình điều hoà,
trung bình đồng bậc,... Tuy nhiên, phương pháp dồn biến dựa vào trung bình
cộng và trung bình nhân là dạng đơn giản nhất. Ngoài ra ta cũng nêu rõ điều
kiện khi nào thì có thể thực hiện được phương pháp điều chỉnh như đã nêu ở
trên.
Để chứng minh bất đẳng thức

f (x1 , x2, . . . , xn) > 0, (4.36)

ta có thể chứng minh


x + x x + x 
1 2 1 2
f (x1, x2, . . . , xn ) > f , , . . . , xn . (4.37)
2 2
hoặc √ 

f (x1 , x2, . . . , xn) > f x1x2 , x1 x2 , . . ., xn . (4.38)

Sau đó, chuyển sang việc chứng minh (4.36) về chứng minh bất đẳng thức

g(x2, x3, . . . , xn) > 0,

tức là chứng minh bất đẳng thức có ít biến số hơn. Dĩ nhiên, các bất đẳng thức
(4.37), (4.38) có thể không đúng, hoặc chỉ đúng trong một số điều kiện nào đó.
Vì ta chỉ thay đổi hai biến số nên có thể kiểm tra tính đúng đắn của bất đẳng
thức này một cách dễ dàng.
Câu hỏi hiển nhiên sẽ xuất hiện là
Bài toán mở 1. Với điều kiện nào thì
x + x x + x 
1 2 1 2
f (x1, x2, . . . , xn ) > f , , . . . , xn ,
2 2
4.3. Chuyển đổi và điều chỉnh các bộ số theo thứ tự dần đều 193

ứng với mọi bộ số (x1, x2, . . . , xn).

Bài toán mở 2. Với điều kiện nào thì


√ √ 
f (x1 , x2, . . . , xn) > f x1x2 , x1 x2 , . . ., xn ,

ứng với mọi bộ số (x1, x2, . . . , xn).

Như ta đã nêu trong đầu chương, thì câu trả lời (điều kiện đủ) cho hai bài
toán mở trên dễ dàng tìm được trong lớp hàm lồi (lõm) nhiều biến. Phép chứng
minh dựa vào tính chất của cặp dãy thoả mãn điều kiện Schur. Ta sử dụng biểu
diễn dạng tuyến tính

Định lý 4.13. Với mọi hàm lồi F (x1 , x2, . . . , xn), ta đều có biểu diễn
h n
X ∂F i
F (x1 , x2, . . ., xn ) = max F (t1 , t2, . . . , tn ) + (xk − tk ) (t1, t2 , . . . , tn ) .
(t1 ,t2 ,...,tn ) ∂tk
k=1

Nhờ định lý này, ta dễ dàng chứng minh (theo đúng cách chứng minh bất
đẳng thức (định lý) Karamata).

Định lý 4.14 (Bất đẳng thức Ostrowski). Với mọi hàm lồi F (x1 , x2, . . . , xn ) và
với mọi bộ số y1 , y2, . . . , yn gần đều hơn bộ số x1 , x2, . . ., xn , ta đều có bất đẳng
thức
F (x1, x2, . . . , xn ) > F (y1 , y2 , . . ., yn ).

Ta xét các bài toán sau để minh hoạ phương pháp (xem [12], [5]).

Bài toán 4.12. Chứng minh rằng nếu x, y, z, > 0 thì

2(x2 + y 2 + z 2 ) + 3(xyz)2/3 > (x + y + z)2 .

Chứng minh. Xét hàm số

F (x, y, z) = 2(x2 + y 2 + z 2 ) + 3(xyz)2/3 − (x + y + z)2


= x2 + y 2 + z 2 − 2xy − 2yz − 2zx + 3(xyz)2/3

Không mất tính tổng quát, ta giả sử x 6 y 6 z. Ta cần chứng minh F (x, y, z) > 0.
Thực hiện điều chỉnh dồn biến bằng trung bình nhân, ta sẽ chứng minh
√ √
F (x, y, z) > F (x, yz, yz). (4.39)
4.4. Một số mở rộng của định lý Jensen 194

√ √
Thật vậy, xét hiệu d = F (x, y, z) − F (x, yz, yz). Ta có
√ √
d = x2 + y 2 + z 2 − 2xy − 2yz − 2zx − (x2 + yz + yz − 2x yz − 2x yz − 2yz)
+ 3(xyz)2/3 − 3(xyz)2/3

= y 2 + z 2 − 2yz + 4x yz − 2x(y + z)

= (y − z)2 + 2x(−y − z + 2 yz)
√ √
= (y − z)2 − 2x( y − z)2
√ √ √ √
= ( y − z)2[( y + z)2 − 2x]
√ √ √
= ( y − z)2[(y + z − 2x) + 2 yz] > 0

Vì x 6 y 6 z nên suy ra y + z > 2x. Từ đó suy ra bất đẳng thức (4.39) đúng.
Mặt khác, ta có
√ √ √
F (x, yz, yz) = x2 − 4x yz + 3(xyz)2/3.
Do
x2 + 3(xyz)2/3 = x2 + (xyz)2/3 + (xyz)2/3 + (xyz)2/3

> 4(x4y 2 z 2 )1/4 = 4x yz

(theo bất đẳng thứcgiữa trung bình cộng và trung bình nhân cho bốn số không
âm x2 , (xyz)2/3 , (xyz)2/3,
(xyz)2/3.)
√ √
Do vậy F (x, yz, yz) > 0. Từ đó suy ra bất đẳng thức cần chứng minh. 

4.4 Một số mở rộng của định lý Jensen


Trong ứng dụng, ngoài việc xây dựng các kỹ thuật biến đổi để áp dụng được
các định lý, các nhà toán học cũng rất quan tâm đến các bất đẳng thức hàm, tức
là mở rộng các bất đẳng thức tổng quát cho cả lớp hàm đang xét. Những thành
tựu theo hướng này đã bùng nổ trong những năm gần đây. Điều đó dẫn đến lượng
bài tập được sáng tác trở nên phong phú và hỗn độn, thiếu tính hệ thống. Vì
vậy, nhu cầu hệ thống hoá và cho các tiêu chuẩn nhận biết về tính đúng đắn của
nhiều lớp bất đẳng thức đang trở nên cấp bách.
Vào năm 1965, T. Popoviciu đã chứng minh định lý sau đây
Định lý 4.15 (T. Popoviciu). Với mọi hàm lồi trên I(a, b) và với mọi x, y, z ∈
I(a, b), ta đều có bất đẳng thức
x + y + z  x + y  y + z  z + x
f (x) + f (y) + f (z) + 3f > 2f + 2f + 2f .
3 2 2 2
4.4. Một số mở rộng của định lý Jensen 195

Nhận xét rằng định lý trên là một mở rộng thực sự của các kết qủa quen biết
(bất đẳng thức Jensen) về hàm lồi. Thật vậy, theo bất đẳng thức Jensen, thì
x + y y + z  z + x
f (x) + f (y) + f (z) > f +f +f .
2 2 2
và x + y + z  x + y y + z  z + x
3f 6f +f +f .
3 2 2 2
Do vậy, định lý Popoviciu cho ta thực hiện được phép cộng trái chiều.

Hệ quả 4.1. Với mọi hàm lồi trên I(a, b) và với mọi x, y, z ∈ I(a, b), 0 6 α 6 3,
ta đều có bất đẳng thức
x + y + z 
f (x) + f (y) + f (z) + αf
3
 α h  x + y  y + z   z + x i
> 1+ f +f +f .
3 2 2 2
Chứng minh. [Chứng minh định lý Popoviciu]
Ta coi x > y > z. Khi đó sẽ xảy ra một trong hai khả năng:
x+y+z
x> >y>z
3
hoặc
x+y+z
x>y> > z.
3
x+y+z
Ta chỉ cần xét trường hợp x > y > > z là đủ.
3
Khi đó dễ dàng kiểm tra
x+y+z x+y+z x+y+z
x>y> > > > z, (4.40)
3 3 3
x+y x+y x+z x+z y+z y+z
> > > > > (4.41)
2 2 2 2 2 2
và x + y + z  x + y y + z z + x
x+y+z+3 =2 + + .
3 2 2 2
Ta thu được dãy (4.40) gần đều hơn (4.41). Theo định lý Karamata, ta được điều
phải chứng minh. 

Đến năm 1982, A. Lupas [7] đã mở rộng định lý Popoviciu theo hướng sau.
4.4. Một số mở rộng của định lý Jensen 196

Định lý 4.16 (A. Lupas). Với mọi bộ số dương p, q, r và với mọi x, y, z ∈ I(a, b),
ta đều có bất đẳng thức
 px + qy + rz 
pf (x) + qf (y) + rf (z) + (p + q + r)f
p+q+r
 px + qy   qy + rz   rz + px 
>(p + q)f + (q + r)f + (r + p)f (4.42)
p+q q+r r+p

Chứng minh. Tương tự như cách chứng minh định lý Popoviciu, không mất
tính tổng quát, giả thiết rằng
px + qy + rz
x>y> > z.
p+q+r
Từ đó, ta có thể áp dụng định lý Karamata cho bộ số có trọng để thu được (??). 

Ta nhắc lại giả thiết Karamata đối với hai bộ số sắp được như sau. Ta nói


rằng véctơ A = [a1, a2, . . . , an ] với giả thiết a1 > a2 > · · · > an xa đều hơn so


với véctơ B = [b1, b2, . . . , bn] cũng với giả thiết b1 > b2 > · · · > bn , và được ký
→ −
− →
hiệu A  B , nếu

a 1 > b1
a1 + a 2 > b 1 + b 2
..
.
a1 + a2 + · · · + an−1 > b1 + b2 + · · · + bn−1
a1 + a 2 + · · · + a n = b 1 + b 2 + · · · + b n

Dựa vào định lý Karamata, ta có thể dễ dàng chứng minh các định lý sau
đây.
Định lý 4.17 (Vasile Cirtoaje). Với mọi hàm lồi f (x) trên I(a, b) và a1 , a2, . . ., an ∈
I(a, b), ta luôn có bất đẳng thức sau
a + a + · · · + a 
1 2 n
f (a1) + f (a2 ) + · · · + f (an ) + n(n − 2)f
n
> (n − 1)(f (b1) + f (b2) + · · · + f (bn )) (4.43)
1 P
trong đó bi = n−1 aj với mọi i.
j6=i

Chứng minh. Không mất tổng quát, ta coi n > 3 và a1 6 a2 6 · · · 6 an . Khi


đó tồn tại số tự nhiên m sao cho 1 6 m 6 n − 1 và

a1 6 · · · 6 am 6 â 6 am+1 6 · · · 6 an ,
4.4. Một số mở rộng của định lý Jensen 197

trong đó â = (a1 + · · · + an )/n. Ta cũng có

b1 > · · · > bm > a > bm+1 > · · · > bn .

Dễ thấy rằng điều cần chứng minh được suy ra từ hai bất đẳng thức sau

f (a1 ) + f (a2) + · · · + f (am ) + n(n − m − 1)f (â)


> (n − 1)(f (bm+1) + f (bm+2 ) + · · · + f (bn ))
f (am+1 ) + f (am+2 ) + · · · + f (an ) + n(m − 1)f (a)
> (n − 1)(f (b1) + f (b2) + · · · + f (bm))

Để chứng minh bất đẳng thức trên, ta áp dụng bất đẳng thức Jensen đối với hàm
lồi
f (a1 ) + f (a2 ) + · · · + f (am ) + (n − m − 1)f (â) > (n − 1)f (b̂),
trong đó
a1 + a2 + · · · + am + (n − m − 1)â
b̂ = .
n−1
Vậy ta chỉ còn phải chứng minh rằng

(n − m − 1)f (â) + f (b̂) > f (bm+1 ) + f (bm+2 ) + · · · + f (bn ).


â > bm+1 > bm+2 > · · · > bn

(n − m − 1)â + b̂ = bm+1 + bm+2 + · · · + bn ,

− →

ta thấy ngay A n−m = [â, . . ., â, b̂] xa đều hơn B n−m = [bm+1, bm+2, . . . , bn]. Vậy
bất đẳng thức (??) được suy ngay từ định lý Karamata.
Bất đẳng thức (??) được chứng minh tương tự bằng cách sử dụng bất đẳng
thức Jensen quen biết

f (am+1 ) + f (am+2 ) + · · · + f (an ) + (m − 1)f (a)


> f (c),
n−1

ứng dụng cho

f (c) + (m − 1)f (a) > f (b1) + f (b2) + · · · + f (bm ),

trong đó
am+1 + am+2 + · · · + an + (m − 1)a
c= .
n−1
4.4. Một số mở rộng của định lý Jensen 198

Bất đẳng thức cuối này suy được ngay từ bất đẳng thức Karamata, vì rằng

b1 > · · · > b m > a



− →

và c + (m − 1)a = b1 + b2 + · · · + bm , và C m = [c, a, . . . , a] xa đều hơn D m =
[b1, b2, . . ., bm]. 

Định lý 4.18 (Vasile Cirtoaje). Cho a1 , a2, . . . , an ∈ I(α, β) và hàm lồi f (x)
trên I(α, β). Khi đó, ta luôn có bất đẳng thức sau
a + a + · · · + a 
1 2 n
(n − 2)(f (a1) + f (a2 ) + · · · + f (an )) + nf
n
X a + a 
i j
>2 f
2
1 i<j n

Chứng minh. Ta chứng minh bằng phương pháp quy nạp.


Với n = 2, ta thu được đẳng thức. Giả thiết rằng n > 3 và bất đẳng thức
đúng với n − 1. Ta chứng minh nó đúng với n.
Giả sử a = (a1 + a2 + · · · + an )/n và giả sử x = (a1 + a2 + · · · + an−1 )/(n − 1).
Theo giả thiết quy nạp thì
X a + a 
1 j
(n − 3)(f (a1) + f (a2 ) + · · · + f (an−1 )) + (n − 1)f (x) > 2 f .
2
1 i<j n−1

Vậy chỉ cần chỉ ra rằng

f (a1 ) + f (a2) + · · · + f (an−1 ) + (n − 2)f (an ) + nf (a)


n−1
X a + a 
i n
> (n − 1)f (x) + 2 f .
2
i=1

Từ bất đẳng thức Jensen, ta có

f (a1) + f (a2 ) + · · · + f (an−1 ) > (n − 1)f (x).

Vậy nên
n−1
X a + a 
i n
(n − 2)f (an ) + nf (a) > 2 f ,
2
i=1

vì rằng
n−1
X ai + a n
(n − 2)an + na = 2 ,
2
i=1
4.4. Một số mở rộng của định lý Jensen 199

ta có thể sử dụng bất đẳng thức Karamata cho hai trường hợp.
Trường hợp 1. Khi 2a > min{a1 , a2, . . ., an } + max{a1, a2, . . . , an }.
a 1 + an
Không mất tổng quát, coi a1 > a2 > · · · > an . Vậy thì a > . Theo bất
2
đẳng thức Karamata, ta chỉ cần chứng minh
a 1 + an a 2 + an an−1 + an
an 6 min{ , ,··· , }
2 2 2

a 1 + an a 2 + an an−1 + an
a > max{ , ,··· , }.
2 2 2
a1 + an
Điều kiện thứ nhất là hiển nhiên, còn điều kiện thứ hai được suy từ a > .
2
Trường hợp 2. Khi 2a < min{a1 , a2, . . ., an } + max{a1, a2, . . . , an }.
a 1 + an
Không giảm tổng quát coi a1 6 a2 6 · · · 6 an . Khi đó a 6 . Theo bất
2
đẳng thức Karamata, ta chỉ cần chứng minh
a 1 + an a 2 + an an−1 + an
a 6 min{ , ,··· , }
2 2 2
a 1 + an a 2 + an an−1 + an
và an > max{ , ,··· , }. Điều kiện thứ hai là hiển nhiên
2 2 2
a 1 + an
và điều kiện thứ nhất suy từ a 6 . 
2
Sau đây, ta mô tả một số áp dụng trực tiếp.
Bài toán 4.13. Xét bộ số dương a1, a2, . . . , an thoả mãn điều kiện a1 + a2 + · · ·+
an = n. Khi đó, ta luôn có
1
(n − a1 )(n − a2 ) · · · (n − an ) > (n − 1)n (a1 a2 · · · an ) n−1 .
Giải. Chỉ cần áp dụng định lý 4.18 với hàm lồi f (x) = − ln x ứng với x > 0, ta
có ngay điều phải chứng minh.
Nhận xét 4.7. Với a1 + a2 + · · · + an = n kéo theo a1 a2 . . . an 6 1, ta thấy bất
đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân sắc hơn bất đẳng thức
(n − a1 )(n − a2 ) · · ·(n − an ) > (n − 1)n a1 a2 · · · an .
Thật vậy, từ các bất đẳng thức
1
n − a1 = a2 + a3 + · · · + an > (n − 1)(a2a3 · · · an ) n−1 ,
1
n − a2 = a1 + a3 + · · · + an > (n − 1)(a1a3 · · · an ) n−1 ,
..
.
1
n − an = a1 + a2 + · · · + an−1 > (n − 1)(a1a2 · · · an−1 ) n−1 ,
4.4. Một số mở rộng của định lý Jensen 200

ta có ngay điều phải chứng minh.


1 P
Bài toán 4.14. Xét bộ số dương a1 , a2, . . . , an và đặt bi = n−1 aj ứng với mọi
j6=i
i. Chứng minh rằng khi đó
b1 b2 bn a1 a2 an
+ + ···+ > + +···+ . (4.44)
a1 a2 an b1 b2 bn

Giải. Giả sử a = (a1 + a2 + · · · + an )/n. Sử dụng hệ thức


(n − 1)bi na ai na
= − 1 và = −n+1
ai ai bi bi
với i = 1, 2, . . ., n, ta thấy (4.44) tương đương với bất đẳng thức
1 1 1 n(n − 2) 1 1 1
+ +···+ + > (n − 1) + +···+ .
a1 a2 an a b1 b2 bn
Bất đẳng thức này dễ dàng nhận được từ định lý 4.18 ứng dụng cho hàm lồi
1
f (x) = , x > 0.
x
Bài toán 4.15. Xét bộ số dương x1 , x2, . . . , xn thoả mãn điều kiện
1 1 1
x1 + x2 + · · · + xn = + +···+ . (4.45)
x1 x2 xn
Chứng minh rằng khi đó
1 1 1
+ + ···+ >1 (4.46)
1 + (n − 1)x1 1 + (n − 1)x2 1 + (n − 1)xn

Giải. Bất đẳng thức cần chứng minh có thể suy từ (4.44) theo cách sau đây. Giả
thiết ngược lại rằng
1 1 1
+ +···+ < 1. (4.47)
1 + (n − 1)x1 1 + (n − 1)x2 1 + (n − 1)xn

Ta chứng minh rằng (4.45) không thoả mãn. Giả sử


1
ai = , i = 1, 2, . . ., n.
1 + (n − 1)xi

Nhận xét rằng ai > 0 và


1 − ai
xi = , ∀i = 1, 2, . . ., n.
(n − 1)ai
4.4. Một số mở rộng của định lý Jensen 201

P
n
Theo (4.47) thì ai < 1. Vậy nên
i=1
X
1 − ai > aj = (n − 1)bi (4.48)
j6=i

ứng với mọi i = 1, 2, . . ., n. Do đó theo (4.47) ta có


n
X n
X
1 − ai bi
x1 + · · · + xn = >
(n − 1)ai ai
i=1 i=1
n
X n
X
ai (n − 1)ai 1 1 1
> > = + +···+ .
bi 1 − ai x1 x2 xn
i=1 i=1

Vậy nên, ta thu được điều phải chứng minh.


Tiếp theo, ta sẽ nêu kết luận về tính so sánh được đối với một số biểu thức
sinh bởi các bộ số (có trọng hoặc không trọng) sắp theo thứ tự cho trước. Các
ràng buộc này tương tự như các giả thiết của Bất đẳng thức Karamata.
Bài toán 4.16. Giả thiết cho ba cặp số dương (α1 , α2), (u1, u2) và (x1, x2) thoả
mãn các điều kiện sau


 u1 6 u 2 ,
α1 x1 6 α1 u1 ,


α 1 x1 + α 2 x2 = α 1 u1 + α 2 u2 .

Chứng minh rằng, khi đó


xα1 α2 α1 α2
1 x2 6 u 1 u2 .

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x1 = u1 và x2 = u2 .


Chứng minh. Xét hàm số
 x α1  s − x α2
y= .
α1 α2

Ta có  x α1 −1  s − x α2 −1  s − x x
y0 = − .
α1 α2 α2 α1
Vậy nên
x s−x s
y0 = 0 ⇔ = = ,
α1 α2 α1 + α 2
x s
và y 0 > 0 khi < .
α1 α1 + α 2
4.4. Một số mở rộng của định lý Jensen 202

Do đó với
x u s
6 6 ,
α1 α1 α1 + α 2
thì ta có  x α1  s − x α2  u α1  s − u α2
6 .
α1 α2 α1 α2
Đặt
x s−x u s−u
= x1 , = x2 , = u1 , = u2 .
α1 α2 α1 α2
Suy ra, khi
x 1 6 u 1 6 u 2 , α 1 x1 + α 2 x2 = α 1 u1 + α 2 u2 ,
ta thu được
xα1 α2 α1 α2
1 x2 6 u 1 u2 .

Nhận thấy rằng dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi xi = ui , ∀i = 1, 2. 

Bài toán 4.17. Giả thiết cho ba bộ ba số dương (α1 , α2, α3), (u1, u2, u3) và
(x1 , x2, x3), thoả mãn các điều kiện sau


 u 1 6 u2 6 u3 ,


 α x 6α u ,
1 1 1 1
 α 1 x1 + α 2 x2 6 α 1 u1 + α 2 u2 ,



 α x +α x +α x =α u +α u +α u .
1 1 2 2 3 3 1 1 2 2 3 3

Khi đó
xα1 α2 α3 α1 α2 α3
1 x2 x3 6 u 1 u2 u3 .

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi xi = ui , ∀i = 1, 2, 3.

Chứng minh. Theo giả thiết thì




 u1 6 u 2 6 u 3 ,


 α x 6α u ,
1 1 1 1

 α 1 x1 + α 2 x2 6 α 1 u1 + α 2 u2 ,


 α x +α x +α x =α u +α u +α u ,
1 1 2 2 3 3 1 1 2 2 3 3

nên ta cần xét hai trường hợp.


Trường hợp 1).
Khi x1 = u1 − d1, x2 = u2 − d2, x3 = u3 + d3 với d1, d2, d3 > 0.
4.4. Một số mở rộng của định lý Jensen 203

Khi đó α1 d1 + α2 d2 = α3 d3 và từ đó, ta thu được

xα1 α2 α3 α1 α2
1 x2 x3 = (u1 − d1 ) (u2 − d2 ) (u3 + d3 )
α3
 α1d1 α3
6 uα
1
1
(u 2 − d 2 ) α2
u 3 + d 3 − 6 uα1 α2 α3
1 u2 u3 .
α3

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi xi = ui ; ∀i = 1, 2, 3.

Trường hợp 2).


Khi x1 = u1 − d1, x2 = u2 + d2, x3 = u3 + d3 với d1 , d2, d3 > 0.
Khi đó α1 d1 = α2 d2 + α3 d3 và từ đó, ta thu được

xα1 α2 α3 α1 α2
1 x2 x3 = (u1 − d1 ) (u2 + d2 ) (u3 + d3 )
α3
 α2 d2 α1 α2
6 u 1 − d1 + u2 (u3 + d3)α3 6 uα1 α2 α3
1 u2 u3 .
α1

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi xi = ui ; ∀i = 1, 2, 3.




Bây giờ, ta có thể chứng minh định lý sau.

Định lý 4.19. Giả thiết cho ba bộ số dương (αi ), (ui ) và (xi ) thoả mãn các điều
kiện sau


 u 1 6 u2 6 · · · 6 u n ,



 α 1 x1 6 α 1 u1 ,



 α 1 x1 + α 2 x2 6 α 1 u1 + α 2 u2 ,

 · · ·· · ·· · ·· · ·· · ·



 α1 x1 + α2 x2 + · · · + αn−1 xn−1 6 α1 u1 + α2u2 + · · · + αn−1 un−1 ,



 α 1 x1 + α 2 x2 + · · · + α n xn = α 1 u1 + α 2 u2 + · · · + α n un .

Khi đó, ta có
xα1 α2 αn α1 α2 αn
1 x2 · · · x n 6 u 1 u2 · · · u n .

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi xi = ui , ∀i = 1, 2, . . . , n.

Chứng minh được thực hiện bằng phương pháp quy nạp thông thường.

Bài toán 4.18. Giả thiết cho hàm số f (x) xác định và có f 00(x) > 0 trên [α, β]
và cho hai cặp số x1 , x2; u1, u2 ∈ [α, β]. Khi đó với mọi cặp số dương (γ1, γ2) và
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 204

(u1 , u2) thoả mãn các điều kiện




 u1 6 u 2 ,
γ1 x1 6 γ1u1 ,


γ 1 x1 + γ 2 x2 = γ 1 u1 + γ 2 u2 ,

ta đều có
γ1f (x1) + γ2f (x2) > γ1f (u1) + γ2f (u2).
Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x1 = u1 và x2 = u2 .

Bài toán 4.19. Giả thiết cho hàm số f (x) xác định và có f 00(x) > 0 trên [α, β]
và cho các bộ số (x1, x2, x3), (u1, u2, u3) nằm trong [α, β]. Khi đó với mọi bộ số
dương (γ1, γ2, γ3) và (u1 , u2, u3), thoả mãn các điều kiện


 u 1 6 u2 6 u3 ,


 γ x 6γ u ,
1 1 1 1

 γ x
1 1 + γ 2 x2 6 γ 1 u1 + γ 2 u2 ,


 γ x +γ x +γ x =γ u +γ u +γ u ,
1 1 2 2 3 3 1 1 2 2 3 3

ta đều có
γ1 f (x1) + γ2 f (x2) + γ3 f (x3) > γ1f (u1) + γ2f (u2) + γ3f (u3).
Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi xi = ui , ∀i = 1, 2, 3.

4.5 Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu
Ta phát biểu lại một số kết quả liên quan đến khai triển hàm số (xem Bài
toán 3.30-3.31.
Định lý 4.20. Với mọi hàm số f (x) có đạo hàm liên tục tới cấp 2n + 1 (n ∈ N)
và f (2n+1)(x) 6= 0 với mọi x ∈ (a, b), đều tồn tại đa thức P2n (x) bậc không quá
2n sao cho hàm số
h(x) := f (x) − P2n (x)
đơn điệu trong khoảng (a, b).
Định lý 4.21. Với mọi hàm số f (x) có đạo hàm liên tục tới cấp 2n (n ∈ N+ )
và f (2n)(x) 6= 0 với mọi x ∈ (a, b), đều tồn tại đa thức P2n−1 (x) bậc không quá
2n − 1 sao cho hàm số
h(x) := f (x) − P2n−1 (x)
lồi hoặc lõm trong khoảng (a, b).
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 205

Định lý 4.22. Giả sử hàm số dương f (x) liên tục và đồng biến trên [a, b]. Khi
đó ứng với mọi phép phân hoạch đoạn [a, b] bởi các điểm
x0, x1, . . . , xn (a = x0 < x1 < x2 < · · · < xn = b
ta đều có
n
X Zb n
X
(xi − xi−1 )f (xi−1 ) < f (x)dx < (xi − xi−1 )f (xi ),
i=1 a i=1

Nếu giả thiết thêm rằng f 00(x) > 0 ∀x ∈ [a, b] thì


Zb n
X f (xi) + f (xi−1 )
f (x)dx < (xi − xi−1 ) .
2
a i=1

Chứng minh. Kí hiệu


Zb
Ci (xi; f (xi+1 )); Bi(xi+1 ; f (xi)); Ai(xi ; f (xi)); A(a, 0); B(b, 0), S = f (x)dx
a

và S1 là diện tích đa giác AC0 A1C1 . . . An−1 Cn−1 An B (là tổng diện tích các hình
chữ nhật có các kích thước f (xi ) và xi − xi−1 với i = 1, 2, . . ., n). Khi đó, ta có
n
X
S1 = (xi − xi−1 )f (xi ).
i=1

Gọi S2 là diện tích đa giác AA0 B0 A1 . . . Bn−2 An−1 Bn−1 B (là tổng diện tích các
hình chữ nhật có kích thướcf (xi−1 ) và xi − xi−1 với i = 1, 2, . . ., n). Khi đó
n
X
S2 = (xi − xi−1 )f (xi−1).
i=1

Vậy nên, nếu f (x) đồng biến trên [a, b], thì S2 < S < S1, hay

n
X Zb n
X
(xi − xi−1 )f (xi−1 ) < f (x)dx < (xi − xi−1 )f (xi ).
i=1 a i=1

Gọi S3 là diện tích đa giác AA0 A1 . . . An B (là tổng diện tích các hình thang có
hai đáy là f (xi−1 ), f (xi) và đường cao xi − xi−1 với i = 1, 2,. . . , n). Khi đó
n
X f (xi) + f (xi−1 )
S3 = (xi − xi−1 ) .
2
i=1
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 206

Vì f 00 (x) > 0 trong [a, b], nên ta có

Zb n
X f (xi) + f (xi−1 )
f (x)dx < (xi − xi−1 ) ·
2
a i=1

Nhận xét 4.8. Hoàn toàn tương tự như Định lý 4.22, thì khi f (x) nghịch biến
trên [a, b], ta có

n
X Zb n
X
(xi − xi−1 )f (xi−1 ) > f (x)dx > (xi − xi−1 )f (xi ).
i=1 a i=1

Nếu có thêm f 00 (x) < 0 trong đoạn [a, b], thì

Zb n
X f (xi) + f (xi−1 )
f (x)dx > (xi − xi−1 ) .
2
a i=1

Ta nhận thấy rằng ứng với a, b, c, α, β là các số dương, α > β thì ta luôn có
 a α  b α  c α  a β  b β  c β
+ + > + +
b c a b c a
và đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = c. Tính chất này có thể nhìn nhận
như là hàm số  a x  b  x  c x
g(x) := + +
b c a
đồng biến trong [0, ∞). Vậy câu hỏi tự nhiên nảy sinh là ta có thể thiết lập được
hay không các hàm tương tự đối với các bất đẳng thức dạng khác khi đã tường
minh cách chứng minh cho trường hợp đơn lẻ và cụ thể? Ta thu được bài toán
nội suy bất đẳng thức, tức là từ một bất đẳng thức đã cho, ta xét hai vế của nó
như là giá trị của một hàm cần tìm tại hai toạ vị cho trước.

Bài toán 4.20. Cho số p ∈ (0, 1) và cho hàm số f (x) = |x − p|. Xét các bộ số
x1 , x2, x3, x4 (x1 6 x2 6 x3 6 x4 ) trong [0, 1]. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức

M = |f (x1) − f (x2 )| + |f (x2) − f (x3)| + |f (x3) − f (x4)|.


4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 207

Giải. Nhận xét rằng, đồ thị hàm số đã cho, trên R, có trục đối xứng x = p trên
toàn trục thực. Hàm đã cho nghịch biến trong [0, p] và đồng biến trong p, 1]. Ta
bổ sung thêm điểm x = p vào dãy số x1, x2, x3, x4 và sắp theo thứ tự tăng dần
u1 6 u 2 6 u 3 6 u 4 6 u 5 .
Từ đây suy ra
M = |f (x1) − f (x2 )| + |f (x2) − f (x3 )| + |f (x3) − f (x4 )|
6 |f (u1) − f (u2 )| + |f (u2) − f (u3 )| + |f (u3 ) − f (u4)| + |f (u4) − f (u5)|
6 |f (0) − f (p)| + |f (p) − f (1)| = p + (1 − p) = 1.
Vậy max M = 1 khi, chẳng hạn, x1 = 0, x2 = x3 = p, x4 = 1.
Bài toán 4.21 (Bài toán tổng quát). Cho hàm số f (x) liên tục và có hữu hạn
khoảng đơn điệu trên [a, b] và 1 < n ∈ N. Xét tất cả các dãy số tăng {xi } trong
[a, b]:
x0 = a 6 x1 6 x2 6 · · · 6 xn 6 xn+1 = b.
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
n
X

M= f (xi ) − f (xi+1 ) .
i=0

Để giải quyết bài toán này ta xét từng trường hợp cụ thể.
Bài toán 4.22. Cho hàm f (x) liên tục và đơn điệu trên [a, b] với −∞ < a < b <
+∞ và 1 < n ∈ N. Xét tất cả các dãy số tăng {xi} trong [a, b]:
x0 = a 6 x1 6 x2 6 · · · 6 xn 6 xn+1 = b.
Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
n
X

M= f (xi ) − f (xi+1 ) .
i=0

Giải. Vì f (x) đơn điệu trên [a, b] nên với mọi dãy tăng (xn )∞
n=1 trong [a, b]:

x0 = a < x1 < · · · < xn < xn+1 = b.


ta đều có
n
X

f (xi) − f (xi+1 ) = f (a) − f (b) .
i=0

Do vậy
n
X

max f (xi ) − f (xi+1 ) = f (a) − f (b) .
i=0
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 208

Bài toán 4.23. Cho n0 ∈ N, −∞ < a < b < +∞ và hàm f (x) xác định và liên
tục trên [a, b] và có n0 khoảng đơn điệu. Giả sử n > n0 , n0 6 n.
Xét tất cả các dãy số tăng {xi} trong [a, b]:

a = x0 6 x1 6 · · · 6 xn 6 xn+1 = b.

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức


n
X
M= |f (xi) − f (xi+1 ).
i=0

Giải. Theo giả thiết thì số điểm cực trị của f (x) trên (a, b) là n0 . Do n > n0 , ta
có lời giải của bài toán như sau:
Giả sử {x1 , x2, . . . , xn} là một dãy tăng tuỳ ý trong [a, b] sao cho

x0 = a < x1 < · · · < xn < xn+1 = b.

Gọi các điểm cực trị (điểm tại đó hàm đã cho thay đổi tính đơn điệu) của f (x)

a1 , a2, . . . , an0 ; (a1 < a2 < · · · < an0 ).
Khi đó ta bổ sung các điểm cực trị này vào dãy ban đầu, ta có dãy mới: (x0i)m
i=1 .

(n 6 m 6 n + n0 )với x00 = a
x0m+1 = b

(Dãy mới (x0i)m


i=1 cũng được sắp xếp theo thứ tự tăng.
Ta có
Xn X n
! !
f i
(x ) − f (x i+1
) 6 f i
(x ) − f (x i+1 .
)
i=0 i=0

Mặt khác, rõ ràng trên [ai , ai+1] hàm số f (x) đơn điệu, nên
m
X X n0
0 0
f i
(x ) − f (x i+1
) 6 f i
(a ) − f (a i+1 .
)
i=0 i=0

Vậy
n
X X n0

max f (xi ) − f (xi+1 ) = f (ai ) − f (ai+1 ) .
i=0 i=0

Bài toán 4.24. Xét tất cả các dãy số

0 = x0 < x1 < . . . x < x2007 = 2π.


4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 209

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức


X
2006



M= cos(xi ) − cos(xi+1 ) .
i=0

Giải. Ta có các điểm cực trị của hàm số f (x) = cos x trên [0, 2π] là x = 0, x = π
và x = 2π. Vậy nên

X
2006







max f (xi ) − f (xi+1 ) = cos 0 − cos π + cos π − cos 2π = 4.
i=0

Bài toán 4.25. Cho f (x) = x3 − 3x2. Tìm x ∈ (−10, 10), sao cho


S = f (−10) − f (x) + f (x) − f (10)

đạt giá trị lớn nhất.


Giải. Truớc hết ta cần xác định các điểm cực trị của hàm số f (x). Ta có f 0 (x) =
3x2 − 6x và f 0(x) = 0 khi x = 0, x = 2.
Qua điểm x = 0 và x = 2, hàm f 0 (x) đổi dấu. Vậy x = 0, x = 2 là hai điểm
cực trị của f (x) trên (−10, 10).
Ta chỉ cần xét :


x = 0 → S1 = f (−10) − f (0) + f (0) − f (10) = 1300 + 700 = 2000


x = 2 → S2 = f (−10) − f (2) + f (2) − f (10) = 1300 + 700 = 2000.

Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức bằng max{S1, S2} = 2000. Đạt được khi x = 0
hoặc x = 2.
Bài toán 4.26. Cho f (x) = x4 − x3 − 5x2. Tìm x1 , x2 ∈ (−2, 3) sao cho x1 < x2


S = f (−2) − f (x1) + f (x1) − f (x2) + f (x2) − f (3)

đạt giá trị lớn nhất.


n −5 o
Giải. Dễ thấy trên [−2, 3], hàm số f (x) có các điểm cực trị là , x = 0, x = 2.
4
Ta có C32 = 3 nên sẽ có 3 bộ phần tử sắp xếp theo thứ tự tăng dần lấy từ tập
−5
{x = , 0, 2}, là
4
  (
x = − 5 x = − 5 x1 = 0
1 1
4 ; 4 ;
x = 0 x = 2 x2 = 2
2 2
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 210

Vậy ta cần xét cả 3 trường hợp.


−5
- Với x1 = , x2 = 0, ta có
4
 −5   −5 

S1 = f (−2) − f + f − f (0) + f (0) − f (3)
4 4
875 −875 875

= 4 − + − 0 + |0 − 9| = 13 − .
256 256 128
−5
- Với x1 = , x2 = 2, ta tính được S2 = 35. Thật vậy
4
 −5   −5 

S2 = f (−2) − f + f − f (2) + f (2) − f (3) = 35.
4 4
−5
Vậy nên Sa = max{S1, S2, S3}, khi x1 = 0, x2 = 2 hoặc x1 = , x2 = 2.
4
x
Bài toán 4.27. Cho f (x) = 2 . Xét tất cả các dãy (xi )41 , sao cho
x +1
x0 = −∞ < x1 < x2 < x3 < x < x4 < x5 = +∞.
Chứng minh rằng
3
X

f (xi ) − f (xi+1 ) 6 2.
i=0

Giải. Hàm số f (x) có các điểm cực trị


1 1
x = ±1, f (−1) = − ; f (1) = .
2 2
Ta có
3
X

max f (xi ) − f (xi+1 ) =
i=0

= f (a) − f (−1) + f (−1) − f (1) + f (1) − f (b)
1 1 1 1
+ f (a) + + + + − f (b) = f (a) − f (b) + 2.
2 2 2 2
Do
lim f (x) = 0,
x→±∞

nên
3
X

f (xi ) − f (xi + 1)
i=0
6 lim (f (a) − f (b) + 2) = 2.
a→−∞, b→+∞
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 211

Bài toán 4.28. Có tồn tại chăng hàm số f : (0, +∞) → (0, +∞) thoả mãn điều
kiện
f (x) > f (x + y)(f (x) + y)
ứng với mọi số thực x, y.

Giải. Nhận xét rằng nếu tồn tại f (x) thoả mãn để bài thì hàm đó là nghịch
biến trong (0, +∞). Thật vậy, từ giả thiết suy ra

f (x)t
f (x) − f (x + t) > , ∀x, t > 0.
f (x) + t

Từ đây, ta thu được


f (x) > f (y) khi 0 < x < y.
Cố định x > 0 và chọn số tự nhiên n sao cho nf (x + 1) > 1. Khi đó, hiển nhiên
 k
nf x + > 1, ∀k = 0, 1, . . ., n − 1.
n
Tiếp theo, ta có
 
 k  k + 1 f x + nk n1 1
f x+ −f x+ >   > , ∀k = 0, 1, . . ., n − 1.
n n f x + nk + n1 2n

Cộng vế theo vế các bất đẳng thức trên, ta thu được


1
f (x) − f (x + 1) > .
2
Tiếp theo, vẫn cố định x và chọn m > 2f (x), ta đwowjc
m−1
X m
f (x) − f (x + m) > [f (x + i) − f (x + i + 1)] > > f (x),
2
i=1

do đó
f (x + m) > 0,
mâu thuẫn với giả thiết.
Vậy không tồn tại hàm f (x) thoả mãn đề bài

Bài toán 4.29. Cho a, b, c, α, β là các số dương, α > β. Chứng minh rằng
 b + c α  c + a  α  a + b α  b + c  β  c + a β  a + b β
+ + > + + (4.49)
2a 2b 2c 2a 2b 2c
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 212

 b + c t  c + a t  a + b t
Giải. Xét hàm số : F (t) = + + ∀ t > 0. Ta cần
2a 2b 2c
chứng minh F (t) là hàm số đồng biến trên (0, +∞) hay ∀ t1 , t2 ∈ (0, +∞),
t1 < t2 , ta cần chứng minh F (t1 ) 6 F (t2 ) hay cần chứng minh:
 b + c t 2  c + a t 2  a + b t 2  b + c t 1  c + a t 1  a + b t 1
+ + > + + Ta
2a 2b 2c 2a 2b 2c

 b + c t 2 t t 2  b + c t 1
2
+ −1> .
2a t1 t1 2a
 c + a t 2 t 
t2 c + a t 1
2
+ −1> .
2b t1 t1 2b
 a + b  t2 t 
t2 a + c t 1
2
+ −1> .
2c t1 t1 2b
t2 h b + c t1  c + a t1  a + b t1 i
( − 1) + +
t1 2a 2b 2c
t2 3 (b + c)(c + a)(a + b) t1 t2
>( − 1)3 >3 − 3.
t1 8abc t1

Cộng theo vế 4 bất đẳng thức trên ta thu được


 b + c t 2  c + a t 2  a + b t 2
+ +
2a 2b 2c
 b + c t 1  c + a t 1  a + b t 1
> + + , ∀ t2 > t1 > 0.
2a 2b 2c
Suy ra F (t) là hàm số đồng biến trên (0, +∞). Khi đó ∀ α > β ta luôn có
 b + c α  c + a α  a + b α
+ +
2a 2b 2c
 b + c β  c + a β  a + b β
> + +
2a 2b 2c
Từ đây ta thu được điều phải chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
a = b = c.

Bài toán 4.30. Cho a, b, c, α, β là các số dương, α > β > 1. Chứng minh rằng
 c α  a α  b α
+ +
a+b−c b+c−a c+a−b
 c β  a β  b β
> + + . (4.50)
a+b−c b+c−a c+a−b
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 213

Giải.
Ta có nhận xét sau đây.
Với a, b, c là 3 cạnh của một tam giác, t > 1, thì
 c t  a t  b t
+ + >3 (4.51)
a+b−c b+c−a c+a−b

Xét hàm số
 c t  a t  b t
F (t) = + + ; ∀t > 1.
a+b−c b+c−a c+a−b

Ta cần chứng minh F (t) là hàm số đồng biến trên [1, +∞) hay ∀ t1 , t2 ∈
[1, +∞), t1 < t2 , ta cần chứng minh F (t1 ) 6 F (t2 ) hay cần phải chứng minh
 c  t2  a t 2  b t 2
+ +
a+b−c b+c−a c+a−b
 c t 1  a  t1  b t 1
> + + .
a+b−c b+c−a c+a−b
Ta có :
 c t 2 t t2  c t 1
2
+ −1> .
a+b−c t1 t1 a + b − c
 a t 2 t t2  a t 1
2
+ −1> .
b+c−a t1 t1 b + c − a
 b t 2 t t2  b t 1
2
+ −1> .
c+a−b t1 t1 c + a − b
t2 h c  t1  a t 1  b t 1 i t2
( − 1) + + ≥ ( − 1)3.
t1 a+b−c b+c−a c+a−b t1

Cộng theo vế 4 bất đẳng thức trên ta thu được


 c  t2  a t 2  b t 2
+ +
a+b−c b+c−a c+a−b
 c  t1  a  t1  b t 1
> + + , ∀ t2 > t1 > 1,
a+b−c b+c−a c+a−b
hay F (t) là hàm số đồng biến trên (1, +∞). Khi đó ∀α > β > 1 ta luôn có
 c α  a α  b α  c β  a β
+ + > + +
 a + bb − c β b+c−a c+a−b a+b−c b+c−a
.
c+a−b
Từ đây ta thu được điều phải chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
a = b = c.
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 214

Bài toán 4.31. Cho a, b, c là 3 cạnh của tam giác, α > β > 1. Chứng minh rằng
 3a α  3b α  3c α
+ +
2b + 2c − a 2c + 2a − b 2a + 2b − c
 3a  β  3b β  3c β
> + + (4.52)
2b + 2c − a 2c + 2a − b 2a + 2b − c
Giải. Với a, b, c là 3 cạnh tam giác, t > 1, thì
a b c
+ + >1 (4.53)
2b + 2c − a 2c + 2a − b 2a + 2b − c
hay
 3a t  3b t  3c t
+ + > 3. (4.54)
2b + 2c − a 2c + 2a − b 2a + 2b − c
Xét trường hợp t > 1.
 3a t 3a
+t−1>t
2b + 2c − a 2b + 2c − a
 3b t 3b
+t−1>t
2c + 2a − b 2c + 2a − b
 3c t 3c
+t−1>t
2a + 2b − c 2a + 2b − c
 3a 3b 3c 
(t − 1) + + > 3(t − 1)
2b + 2c − a 2c + 2a − b 2a + 2b − c
∀ a, b, c > 0, ∀t ≥ 1.

Cộng theo vế 4 bất đẳng thức ta thu được điều phải chứng minh.
 3a t  3b t  3c t
+ + >3
2b + 2c − a 2c + 2a − b 2a + 2b − c
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
3a 3b 3c
= = = 1 ⇒ a = b = c.
2b + 2c − a 2c + 2a − b 2a + 2b − c

Tiếp theo ta xét hàm số


 3a t  3b t  3c t
F (t) = + + ; ∀t > 1.
2b + 2c − a 2c + 2a − b 2a + 2b − c
Ta chứng minh F (t) là hàm số đồng biến trên [1, +∞) hay ∀t1 , t2 ∈ [1, +∞),
t < t2 ta cần chứng minh F (t1 ) 6 F (t2 ):
1 3a t 2  3b t 2  3c t 2
+ +
2b + 2c − a 2c + 2a − b 2a + 2b − c
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 215

 3a t 1  3b t 1  3c t 1
> + + .
2b + 2c − a 2c + 2a − b 2a + 2b − c
Ta có :
 3a t 2 t t2  3a t 1
2
+ −1> .
2b + 2c − a t1 t1 2b + 2c − a
 3b t 2 t t2  3b t 1
2
+ −1> .
2c + 2a − b t1 t1 2c + 2a − b
 3c t 2 t t2  3c t 1
2
+ −1> .
2a + 2b − c t1 t1 2a + 2b − c
" #
t2  3a t 1  3b  t1  3c t 1 t2
( − 1) + + ≥ ( − 1)3.
t1 2b + 2c − a 2c + 2a − b 2a + 2b − c t1

Cộng theo vế 4 bất đẳng thức trên ta thu được


 3a t 2  3b t 2  3c t 2
+ +
2b
 + 2c3a
−a  2c
 + 2a3b
−b  2a
 + 2b3c
−c 
t1 t1 t1
> + + .
2b + 2c − a 2c + 2a − b 2a + 2b − c
∀ t2 > t1 > 1.
Vậy F (t) là hàm số đồng biến trên (1, +∞). Từ đây ta thu được điều phải chứng
minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = c.
Bài toán 4.32. Cho a, b, c là 3 cạnh của tam giác, α > β > 1. Chứng minh rằng
 3a α  3b α  3c α  3a β  3b β  3c β
+ + > + +
2b + c 2c + a 2a + b 2b + c 2c + a 2a + b
(4.55)
Giải.
Để ý rằng, với a, b, c là 3 số dương bất kỳ, t > 1 thì
3a t 3b t 3c t
( ) +( ) +( ) >3 (4.56)
2b + c 2c + a 2a + b
Thật vậy, ta có
a b c
+ + >1 (4.57)
2b + c 2c + a 2a + b
Xét trường hợp t > 1.
 3a t  3a 
+t−1> t .
2b + c 2b + c
 3b t  3b 
+t−1>t .
2c + a 2c + a
 3c t  3c 
+t−1 > t .
2a + b 2a + b
h 3a 3b 3c i
(t − 1) + + ≥ (t − 1)3.
2b + c 2c + a 2a + b
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 216

Cộng theo vế 4 bất đẳng thức trên ta thu được

3a t 3b t 3c t
( ) +( ) +( ) > 3, ∀t > 1
2b + c 2c + a 2a + b
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
3a 3b 3c
= = = 1 ⇒ a = b = c.
2b + c 2c + a 2a + b
Tiếp theo, xét hàm số
 3a t  3b t  3c t
F (t) = + + ; ∀t > 1.
2b + c 2c + a 2a + b
Ta cần chứng minh F (t) là hàm số đồng biến trên [1, +∞) hay ∀t1 , t2 ∈ [1, +∞),
t1 < t2 , ta cần chứng minh F (t1 ) 6 F (t2 )
 3a t2  3b t2  3c t2  3a t1  3b t1  3c t1
+ + > + + .
2b + c 2c + a 2a + b 2b + c 2c + a 2a + b

Ta có
 3a t2 t t2  3a t1
2
+ −1>
2b + c t1 t1 2b + c
 3b t2 t t2  3b t1
2
+ −1>
2c + a t1 t1 2c + a
 3c t2 t t  3c t1
2 2
+ −1>
2a + b t1 t1 2a + b
"
t2  3a t1  3b t1  3c t1 i t2
( − 1) + + > ( − 1)3
t1 2b + c 2c + a 2a + b t1

Cộng theo vế 4 bất đẳng thức trên ta thu được đpcm Vậy F (t) là hàm số đồng
biến trên [1, +∞). Từ đây ta thu được điều phải chứng minh. Đẳng thức xảy ra
khi và chỉ khi a = b = c.
2
Bài toán 4.33. Cho a, b, c, α, β là các số dương, α > β > . Chứng minh rằng
3
 2a α  2b α  2c α  2a β  2b β  2c β
+ + > + + . (4.58)
b+c c+a a+b b+c c+a a+b
Bài toán 4.34. Cho a, b, c là các số dương cho trước, α > β > 1. Chứng minh
 3a α  3b α  3c α
rằng √ + √ + √
a2 + 8bc b2 + 8ca c2 + 8ab
 3a  β  3b β  3c β
> √ + √ + √ (4.59)
a2 + 8bc b2 + 8ca c2 + 8ab
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 217

Bài toán 4.35. Cho a, b, c là các số dương cho trước, α > β > 1. Chứng minh
 3a α  3b α  3c α
rằng q + q + q
a2 + 2(b + c)2 b2 + 2(c + a)2 c2 + 2(a + b)2
 3a β  3b β  3c β
> q + q + q (4.60)
2 2 2
a2 + 2(b + c) b2 + 2(c + a) c2 + 2(a + b)

Bài toán 4.36. Cho a, b, c, α, β là các số dương, α > β. Chứng minh rằng
 a 2 α  b 2 α  c 2 α  a 2 β  b 2 β  c 2 β
+ + > + + (4.61)
bc ac ab bc ac ab
 a2  t  b 2  t  c 2  t
Giải. [Chứng minh bài toán 1] Xét hàm số F (t) = + + ∀ t>
bc ac ab
0. Ta cần chứng minh F (t) là hàm số đồng biến trên (0, +∞) hay ∀ t1 , t2 ∈
(0, +∞), t1 < t2 , ta cần chứng minh F (t1 ) 6 F (t2 ):
 a2  t 2  b 2  t 2  c 2  t 2  a 2  t 1  b 2  t 1  c 2  t 1
+ + > + + , ∀ t2 > t1 > 0.
bc ca ab bc ac ab
Ta có
 a 2 t 2 t2 t 2  a2 t 1  b 2  t 2 t2 t 2  b2  t 1
+ −1> , + −1> .
bc t1 t1 bc ac t1 t1 ac
 c 2 t 2 t t 2  c2  t 1 t2 h a2 t1  b2 t1  c2 t1 i
2
+ −1> , ( − 1) + +
ab t1 t1 ab t1 bc ac ab
s
t2 3
 a2 b2 c2 t1 t2
>( − 1)3 = ( − 1)3.
t1 bc ac ab t1
Cộng theo vế 4 bất đẳng thức trên ta thu được
 a 2 t 2  b 2 t 2  c 2  t 2  a 2 t 1  b 2 t 1  c 2 t 1
+ + > + + , ∀ t 2 > t1 > 0
bc ac ab bc ac ab
hay F (t) là hàm số đồng biến trên (0, +∞). Từ đây ta thu được điều phải chứng
minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = c.
Bài toán 4.37. Cho a, b, c, α, β là các số dương, α > β > 1. Chứng minh rằng
2a2 α 2b2 α 2c2 α 2a2 β 2b2 β 2c2 β
( ) +( ) +( ) >( ) +( ) +( ) (4.62)
bc + ca ca + ab ab + bc bc + ca ca + ab ab + bc
Bài toán 4.38. Cho a, b, c là các số dương cho trước, α > β > 1. Chứng minh
rằng
 a2 + bc α  b2 + ac α  c2 + ab α
+ +
a(b + c) b(a + c) c(a + b)
 a2 + bc β  b2 + ac β  c2 + ab β
> + + (4.63)
a(b + c) b(a + c) c(a + b)
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 218

Bài toán 4.39. Cho a, b, c là các số dương cho trước, α > β > 1. Chứng minh
rằng
 5a2 α  5b2 α  5c2 α
+ + .
a2 + (b + c)2 b2 + (a + c)2 c2 + (a + b)2
 5a2 β  5b2 β  5c2 β
> + + (4.64)
a2 + (b + c)2 b2 + (a + c)2 c2 + (a + b)2

Bài toán 4.40. Cho a, b, c là các số dương cho trước, α > β > 1. Chứng minh
rằng
 6(a + b − 3c)2 α  6(a + c − 3b)2 α  6(c + b − 3a)2 α
+ +
2c2 + (b + a)2 2b2 + (c + a)2 2a2 + (b + c)2
 6(a + b − 3c)2 β  6(a + c − 3b)2 β  6(c + b − 3a)2 β
> + + (4.65)
2c2 + (b + a)2 2b2 + (c + a)2 2a2 + (b + c)2

Bài toán 4.41. Cho a, b, c là các số dương cho trước, α > β > 1. Chứng minh
rằng
 2√a3 c α  2√b3a α  2√c3b α
√ + √ + √
b3 a + bc c3b + ca a3 c + ab
 2 a 3 c  β  2 b 3 a  β  2√ c 3 b  β
√ √
> √ + √ + √ (4.66)
b3a + bc c3 b + ca a3 c + ab
Bài toán 4.42. Cho a, b, c là các số dương cho trước, α > β > 1. Chứng minh
rằng
 4a3 + 4b3 α  4b3 + 4c3 α  4c3 + 4a3 α
+ +
(a + b)3 (b + c)3 (c + a)3
 4a3 + 4b3 β  4b3 + 4c3 β  4c3 + 4a3 β
> + + (4.67)
(a + b)3 (b + c)3 (c + a)3

Bài toán 4.43. Cho a, b, c là các số dương cho trước, α > β > 1. Chứng minh
rằng
 9a3 α  9b3 α  9c3 α
+ +
a3 + (b + c)3 b3 + (a + c)3 c3 + (a + b)3
 9a3 β  9b3 β  9c3 β
> + + (4.68)
a3 + (b + c)3 b3 + (a + c)3 c3 + (a + b)3

Bài toán 4.44. Cho a, b, c là các số dương cho trước, α > β > 1. Chứng minh
rằng
 3b4 α  3c4 α  3a4 α
√ + √ + √
c 5a6 + 4b3c3 a 5b6 + 4c3a3 b 5c6 + 4a3b3
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 219

 3b4 β  3c4 β  3a4 β


> √ + √ + √ (4.69)
c 5a6 + 4b3c3 a 5b6 + 4c3a3 b 5c6 + 4a3b3
Bài toán 4.45. • a ) Cho a, b, c > 0 và α > β > 0. Chứng minh rằng

aβ + bβ + cβ β1 aα + bα + cα  α1
( ) 6
3 3
.

• b ) Cho dãy số dương a = (a1 , a2, . . ., an ) và α > β > 0. Chứng minh rằng
 a β + aβ + . . . + a β  1  a α + aα + . . . + a α  1
1 2 n β 1 2 n α
6
n n
.

Bài toán 4.46. Cho a, b, c là các số dương, m, n ∈ N m > n > 0. Chứng minh
rằng
am+1 bm+1 cm+1 an+1 bn+1 cn+1
+ + > + n + n (4.70)
bm cm am bn c a
Bài toán 4.47. Cho a, b, c là các số dương thỏa mãn điều kiện abc = 1, m, n ∈
N, m > n > 0, α > β > 0. Chứng minh rằng
 am+1 bm+1 cm+1 α  an+1 an+1 an+1 β
+ + m > + n + n (4.71)
bm cm a bn b b

Bài toán 4.48. Cho a, b, c là các số dương thỏa mãn abc = 1, m ∈ N m > 0,
α > β > 0. Chứng minh rằng
 am+1 α  bm+1 α  cm+1 α
+ +
bm cm am
 am+1 β  bm+1 β  cm+1 β
> + + (4.72)
bm cm am
Bài toán 4.49. Cho a, b, c là các số dương, m, n ∈ N m > n > 0. Chứng minh
rằng
am+2 bm+2 cm+2 an+2 bn+2 cn+2
+ + > + n + n (4.73)
bm cm am bn c a
Giải. Xét hiệu:

am+2 an+2 am+2 − an+2 bm−n an+2 (am−n − bm−n )


− = =
bm bn bm bm
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 220

Ta lại chứng minh được


am+2 an+2 an+2 (am−n − bm−n ) an+2 (am−n − bm−n )
− = >
bm bn bm an bm−n
do
an+2 (am−n − bm−n ) an+2 (am−n − bm−n )

bm an bm−n
 1 1 
= an+2 (am−n − bm−n ) m − n m−n
b a b
n+2
a (a m−n −b m−n n n
)(a − b )
=
an bm
Do
an+2 (am−n − bm−n )(an − bn )
m, n ∈ N m > n > 0 ⇒ >0
an bm
Khi đó
am+2 an+2 an+2 (am−n − bm−n )(an − bn ) am−n+2
− > = − a2
bm bn an bm bm−n
am+2 an+2 am−n+2
⇒ − > − a2
bm bn bm−n
Tương tự ta có
bm+2 bn+2 bm−n+2
− n > − b2
cm c cm−n
m+2 n+2
c c cm−n+2
m
− n > − c2
a a am−n
Cộng theo vế ba bất đẳng thức trên ta có
am+2 bm+2 cm+2 an+1 bn+2 cn+2
+ m + m − n − n − n
bm c a b c a
am−n+2 bm−n+2 cm−n+2
> m−n
+ m−n + m−n − a2 − b2 − c2
b c a
Ta có
am−n+2 bm−n+2 cm−n+2
+ + > a2 + b2 + c2
bm−n cm−n am−n
khi đó
am+2 bm+2 cm+2 an+2 bn+2 cn+2
+ + − − − n >0
bm cm am bn cn a
Từ đó ta thu được điều phải chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
a = b = c.
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 221

Bài toán 4.50. Cho a, b, c là các số dương thỏa mãn abc = 1, m, n ∈ N m >
n > 0, α > β > 0. Chứng minh rằng
 am+2 bm+2 cm+2 α  an+2 an+2 an+2 β
+ + m > + n + n (4.74)
bm cm a bn b b

Giải. Xét hàm số


 am+2 bm+2 cm+2 t
F (t) = + + m ; ∀ t > 0.
bm cm a
Do
am+2 bm+2 cm+2 √
3
m
+ m + m ≥ 3 a2 b2c2 = 3.
b c a
Do đó F (t) là hàm số đồng biến trên (0, +∞). Khi đó ∀ α > β > 0 ta luôn có
 am+2 bm+2 cm+2 α  am+2 bm+2 cm+2 β
+ + m > + m + m
bm cm a bm c a
Ta luôn có
am+2 bm+2 cm+2 an+2 bn+2 cn+2
+ + > + n + n , ∀ m>n>0
bm cm am bn c a
Khi đó ∀ β > 0 ta luôn có
 am+2 bm+2 cm+2 β  an+2 bn+2 cn+2 β
+ + > + + n .
bm cm am bn cn a
Do đó
 am+2 bm+2 cm+2 α  an+2 an+2 an+2 β
+ + m > + n + n , ∀ m>n>0
bm cm a bn b b
Từ đây ta thu được điều phải chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
a = b = c.

Bài toán 4.51. Cho a, b, c là các số dương thỏa mãn abc = 1, m ∈ N m > 0,
α > β > 0. Chứng minh rằng
 am+2 α  bm+2 α  cm+2 α  am+2 β  bm+2 β  cm+2 β
+ + > + + (4.75)
bm cm am bm cm am
Giải. Xét hàm số
 am+2 t  bm+2 t  cm+2 t
F (t) = + + ; ∀ t > 0.
bm cm am
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 222

Ta cần chứng minh F (t) là hàm số đồng biến trên (0, +∞) hay ∀ t1 , t2 ∈
(0, +∞), t1 < t2 , ta cần chứng minh F (t1 ) 6 F (t2 ) hay cần chứng minh
 am+2 t2  bm+2 t2  cm+2 t2  am+2 t1  bm+2 t1  cm+2 t1
+ + > + +
bm cm am bm cm am
Ta có
 am+2 t2 t2 t2  am+2 t1
+ − 1 > .
bm t1 t1 bm
 bm+2 t2 t t2  bm+2 t1
2
+ − 1 > .
cm t1 t1 cm
 cm+2 t2 t t2  cm+2 t1
2
+ − 1 > .
am t1 t1 a m
t2 h am+2 t1  bm+2 t1  cm+2 t1 i t2
( − 1) + + > ( − 1)3.
t1 bm cm am t1

Cộng theo vế 4 bất đẳng thức trên ta thu được


 am+2 t2  bm+2 t2  cm+2 t2  am+2 t1  bm+2 t1  cm+2 t1
+ + > + + .
bm cm am bm cm am
Vậy F (t) là hàm số đồng biến trên (0, +∞). Từ đây ta thu được điều phải chứng
minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = c.

Bài toán 4.52. Cho a, b, c là các số dương, m, n, k ∈ N m > n > 0, k > 0.


Chứng minh rằng

am+k bm+k cm+k an+2 bn+k cn+k


+ + > + + (4.76)
bm cm am bn cn an

Giải. Xét hiệu

am+k an+k am+k − an+2 bm−n an+k (am−n − bm−n )


− = =
bm bn bm bm
Ta lại chứng minh được

am+k an+k an+k (am−n − bm−n ) an+k (am−n − bm−n )


− = >
bm bn bm an bm−n
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 223

do
an+k (am−n − bm−n ) an+k (am−n − bm−n )

bm an bm−n
 1 1 
n+k m−n m−n
=a (a −b ) m − n m−n
b a b
n+k m−n m−n n n
a (a −b )(a − b )
=
an bm
Do
an+k (am−n − bm−n )(an − bn )
m, n ∈ N m > n > 0 ⇒ >0
an bm
Khi đó
am+k an+k an+k (am−n − bm−n )(an − bn ) am−n+k
− > = − ak
bm bn an bm bm−n
am+k an+k am−n+k
⇒ − > − ak
bm bn bm−n
Tương tự ta thu được

bm+k bn+k bm−n+k


− > − bk
cm cn cm−n
cm+k cn+k cm−n+k
− > − ck
am an am−n
Cộng theo vế ba bất đẳng thức trên ta có

am+k bm+k cm+k an+k bn+k cn+k


+ + − − −
bm cm am bn cn an
am−n+k bm−n+k cm−n+k
> + + − ak − bk − ck
bm−n cm−n am−n
Ta có
am−n+k bm−n+k cm−n+k
+ + > ak + bk + ck .
bm−n cm−n am−n
Khi đó
am+k bm+k cm+k an+k bn+k cn+k
+ + − − − >0
bm cm am bn cn an
Từ đó ta thu được điều phải chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
a = b = c.
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 224

Bài toán 4.53. Cho a, b, c là các số dương thỏa mãn abc = 1, m, n, k ∈ N m >
n > 0, k > 2, α > β > 0. Chứng minh rằng
 am+k bm+k cm+k α  an+k an+k an+k β
+ + > + + (4.77)
bm cm am bn bn bn
Bài toán 4.54. Cho a, b, c là các số dương thỏa mãn điều kiện abc = 1,m, k ∈
N, m > 0, k > 0, α > β > 0. Chứng minh rằng
 am+k α  bm+k α  cm+k α  am+k β  bm+k β  cm+k β
+ + > + + (4.78)
bm cm am bm cm am
Giải. Xét hàm số
 am+k t  bm+k t  cm+k t
F (t) = + + ; ∀ t > 0.
bm cm am
Ta cần chứng minh F (t) là hàm số đồng biến trên (0, +∞) hay ∀ t1 , t2 ∈
(0, +∞), t1 < t2 , ta cần chứng minh F (t1 ) 6 F (t2 ) hay cần chứng minh
 am+k t2  bm+k t2  cm+k t2  am+k t1  bm+k t1  cm+k t1
+ + > + +
bm cm am bm cm am
Ta có
 am+k t2 t2 t2  am+k t1
+ − 1 > .
bm t1 t1 bm
 bm+k t2 t t2  bm+k t1
2
+ − 1 > .
cm t1 t1 cm
 cm+k t2 t t2  cm+k t1
2
+ − 1 > .
am t1 t1 a m
t2 h am+k t1  bm+k t1  cm+k t1 i t2
( − 1) m
+ m
+ m
≥ ( − 1)3.
t1 b c a t1
∀ a, b, c > 0, abc = 1, (4.79)
, en∀ t2 > t1 > 0.
Cộng theo vế 4 bất đẳng thức trên ta thu được
 am+k t2  bm+k t2  cm+k t2  am+k t1  bm+k t1  cm+k t1
+ + > + +
bm cm am bm cm am
⇒ F (t) là hàm số đồng biến trên (0, +∞). Khi đó
, en∀ α > β > 0 ta luôn có
 am+k α  bm+k α  cm+k α  am+k β  bm+k β  cm+k β
+ + > + +
bm cm am bm cm am
Từ đây ta thu được điều phải chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi
a = b = c.
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 225

Bài tập
2
Bài 4.1. Giả sửp µ(x) = 16x(1 − x) − 1 , M > 0v f (x) = Ax + Bx + C thoả
mãn điều kiện x(1 − x) · |f (x)| 6 M , ∀x ∈ [0, 1] . Chứng minh rằng với mọi
x∈R
M 

|f (x)| 6 7 − 4µ(x) + |µ(x)| + 1 + 2µ(x) + |µ(x)| .
2

Bài 4.2. Cho y0 ∈ (1, ∞), p(x) = ax2 + bx + c , a, b, c ∈ R, thoả mãn điều kiện

|p(y0)| > 1 + 8y0 (y0 − 1) .

Chứng minh rằng trong [0, 1] có ít nhất một số hữu tỷ r sao cho

|p(r)| > 1 .

Bài 4.3. Cho tam giác ABC và cho ba số dương α, β, γ sao cho
α + β + γ = 1. Đặt 

A0 = αA + βB + γC
B0 = αB + βC + γA


C0 = αC + βA + γB

Chứng minh rằng sin A + sin B + sin C 6 sin A0 + sin B0 + sin C0 .

Bài 4.4. Cho tam giác ABC không nhọn, Chứng minh rằng
A B C √
tan + tan + tan > 2 2 − 1.
2 2 2

Bài 4.5. Chứng minh rằng với mỗi hàm phân thức chính quy f (x1 , x2, . . . , xn)
trên tập
{x1 > 0, x2 > 0, . . ., xn > 0}, ta đều có

min f (x1 , x2, . . . , xn) = f (1, 1, . . ., 1).

Bài 4.6. Giả sử a1, a2, . . . , an là bộ số dương thoả mãn điều kiện

a1 a2 . . . an = 1.

Chứng minh rằng khi đó, ta luôn có


1 1 1
an−1
1 + an−1
2 + · · · + an−1
n + n(n − 2) > (n − 1) + + ···+ .
a1 a2 an
4.5. Nội suy bất đẳng thức trong lớp hàm đơn điệu 226

Bài 4.7. Cho hàm số f (x) xác định trên đoạn [0, 1] và thỏa mãn
x+y
f (0) = f (1) = 0 và f ( ) 6 f (x) + f (y), ∀x, y ∈ [0, 1].
2
Chứng minh rằng phương trình f (x) = 0 có vô số nghiệm trên đoạn [0, 1].

Bài 4.8. Cho f (x) là hàm số xác định trên [0, 1] và thỏa mãn các điều kiện

f (1) = 1, f (x) > 0, ∀x ∈ [0, 1],


f (x + y) > f (x) + f (y), ∀x, y, x + y ∈ [0, 1].
Chứng minh rằng khi đó

f (x) 6 2x, ∀x ∈ [0, 1].

Bài 4.9. Cho hai hàm số f (x), g(x) thỏa mãn các điều kiện : Tồn tại số a 6= 0
sao cho
f (x + a) = f (x) + g(x), ∀x ∈ R,
f (x) = 1 nếu 0 6 x 6 a,
(
g(x) khi n chẵn
g(x + na) =
−g(x) khi n lẻ .

Chứng minh rằng bất đẳng thức

|g(x)| 6 1, ∀x ∈ R

kéo theo
0 6 f (x) 6 2, ∀x ∈ R.
Chương 5

Một số ứng dụng nội suy trong


xấp xỉ hàm số

5.1 Tính chất cơ bản của đa thức lượng giác

Định nghĩa 5.1. Biểu thức


n
X
Ln (x) = a0 + (ak cos kx + bk sin kx), (5.1)
k=1

trong đó: a0 , ak , bk ∈ R (k ∈ {1, 2, . . . , n}); |an | + |bn | 6= 0 (n ∈ N∗), được gọi là


đa thức lượng giác bậc n (cấp n) với các hệ số a0 , ak , bk (k ∈ {1, 2, . . ., n}).

Định nghĩa 5.2. Nếu trong đa thức (5.1) tất cả các hệ số bk (k ∈ {1, 2, . . ., n})
đều bằng 0 thì ta có đa thức lượng giác cấp n thuần cos:

Cn (x) = a0 + a1 cos x + a2 cos 2x + · · · + an cos nx (an 6= 0) (5.2)

Nếu trong (5.1) tất cả các hệ số ak (k ∈ {1, 2, . . ., n}) đều bằng 0 thì ta có đa
thức lượng giác cấp n thuần sin:

Sn (x) = b0 + b1 sin x + b2 sin 2x + · · · + bn sin nx (bn 6= 0). (5.3)



Tính chất 5.1. Cho Sn (x) và Sm (x) là hai đa thức lượng giác. Khi đó:
∗ (x) là đa thức lượng giác bậc k với k 6 max{n, m}.
a) Sn (x) + Sm

b) Sn (x).Sm (x) là đa thức lượng giác bậc n + m.

227
5.1. Tính chất cơ bản của đa thức lượng giác 228

Tính chất 5.2. Với mọi đa thức lượng giác Ln (x) dạng (5.1) luôn luôn tồn tại
các đa thức đại số Pk (t) và Ql (t) với deg Pk (x) = k 6 n, deg Ql (x) = l 6 n − 1
sao cho
Ln (x) = Pn (cos x) + sin xQn−1 (cos x).
Tính chất 5.3. Với mọi Sn (x) dạng (7.16) luôn luôn tồn tại đa thức đại số
Qn−1 (t) để
Ln (x) = b0 + sin x.Qn−1 (cos x).
Tính chất 5.4. Với mọi đa thức Cn (x) dạng (7.15) ta đều có
Cn (x) = Pn (cos x),
trong đó Pn (t) là đa thức bậc n đối với t và có hệ số bậc cao nhất là an 2n−1 .
Ngược lại, với mọi đa thức Pn (t) với hệ số bậc cao nhất bằng 1 thì bằng phép đặt
ẩn phụ t = cos x ta đều biến đổi về được đa thức Cn (x) dạng (7.15) với an = 21−n .

Bài toán 5.1. Cho đa thức


k
X
f (x) = a0 + (aj cos jx + bj sin jx) (k > 1) (5.4)
j=1

và cho số α thoả mãn điều kiện nα = 2π với n > k. Chứng minh rằng
f (x + α) + f (x + 2α) + . . . + f (x + nα) = na0 . (5.5)

Giải.
Nhận xét rằng tổ hợp tuyến tính của các đa thức dạng (7.17) cũng là một đa
thức có dạng đó. Vì vậy không mất tính tổng quát ta chỉ cần chứng minh (7.18)
cho trường hợp đa thức dạng f (x) = sin mx và f (x) = cos mx là đủ. Ta có
n
X n
X
cos(α + kβ) = 0, sin(α + kβ) = 0
k=1 k=1
.
đúng với mọi α ∈ R, 0 6= β < 2π và nβ .. 2π. Từ đó ta có ngay đẳng thức (7.18)
là đúng.

Bài toán 5.2. Cho đa thức


f (x) = b0 + b1 sin x + b2 sin 2x + · · · + bn sin nx, bn 6= 0,
thoả mãn điều kiện
|f (x)| 6 | sin x| ∀x ∈ R.
Chứng minh rằng
|b1 + 2b2 + 3b3 + · · · + nbn | 6 1 (5.6)
5.1. Tính chất cơ bản của đa thức lượng giác 229

Giải. Ta có
|b1 + 2b2 + 3b3 + · · · + nbn | =
f (x) − f (0) f (x) − f (0)

= |f 0 (0)| = lim = lim
x→0 x x→0 x
f (x) sin x f (x)

= lim = lim 6 1,
x→0 sin x x x→0 x
điều phải chứng minh.

Bài toán 5.3. Cho các số thực a, b, A, B sao cho đa thức lượng giác

f (x) = 1 − a cos x − b sin x − A cos 2x − B sin 2x

thoả mãn điều kiện


f (x) > 0 ∀x ∈ R.
Chứng minh rằng

a2 + b2 6 2, A2 + B 2 6 1.

Giải. √ √
Đặt a2 + b2 = r; A2 + B 2 = R. Khi đó tồn tại α, β để

a = r cos α; b = r sin α,

a cos x + b sin x = r cos(x − α),


A = R cos 2β; B = R sin 2β,
A cos 2x + B sin 2x = R cos 2(x − β).
Từ đó suy ra
f (x) = 1 − r cos(x − α) − R cos 2(x − β).
Đặt  π  π
f α+ = P, f α − = Q.
4 4
Khi đó, ta có các đẳng thức
r  π
P = 1 − √ − R cos 2 α − β + ,
2 4
r  π
Q = 1 − √ − R cos 2 α − β − .
2 4
r
Nếu r2 > 2 thì 1 − √ < 0.
2
5.1. Tính chất cơ bản của đa thức lượng giác 230

Trị tuyệt đối của hiệu hai góc 2(α − β + π4 ) và 2(α − β − π4 ) bằng π nên các
cosin của chúng trái dấu. Bởi vậy, trong hai biểu thức
 π
R cos 2 α − β +
4
và  π
R cos 2 α − β −
4
có một biểu thức không âm.
Từ đó dẫn đến trong hai số P và Q có một số âm. Vậy ít nhất một trong hai giá
trị f (α + π4 ) và f (α − π4 ) là số âm. Điều đó là vô lý (do giả thiết f (x) > 0∀x ∈ R).
Vậy r2 6 2 suy ra a2 + b2 6 2.
Tương tự ta có

f (β) = 1 − r cos(β − α) − R cos 0 = 1 − r cos(β − α) − R;

f (β + π) = 1 − r cos(β − α + π) − R.
Nếu R > 1 thì 1 − R < 0 và do hiệu của 2 góc β − α + π và β − α bằng π nên lập
luận tương tự như trên ta thu được một trong hai số f (β) và f (β + π) là số âm,
vô lý.
Vậy A2 + B 2 6 1, điều phải chứng minh. 

Nhận xét 5.1. Bài toán trên là truờng hợp đặc biệt của định lý sau về đa thức
lượng giác nhận giá trị không âm:
Nếu đa thức
n
X
f (x) = 1 + (ak cos kx + bk sin kx)
k=1

không âm với mọi x ∈ R thì

a2i + b2i 6 2 ∀i ∈ {1, 2, . . ., (n − 1)}, a2n + b2n 6 1.

Bài toán 5.4. Chứng minh rằng với mọi ak ∈ R (k = 1, 2, . . . , 2n−1), đa thức
lưọng giác

f (x) = cos 2n x + a1 cos(2n − 1)x + a2 cos(2n − 2)x + . . . + am cos x, (5.7)

(m = 2n − 1), không thể chỉ nhận giá trị cùng dấu.


5.1. Tính chất cơ bản của đa thức lượng giác 231

Giải.
Giả sử f (x) chỉ nhận giá trị dương. Khi đó

1
f1 (x) := (f (x) + f (x + π)) > 0
2
với mọi x ∈ R.
Do cos(x + kπ) = (−1)k cos x nên đa thức

f1 (x) = cos 2n x + a2 cos(2n − 2)x + . . . + am−2 cos 2x > 0, ∀x ∈ R.

Do đó đa thức
1 1
f2 (x) := (f1 (x) + f1 (x + π)) > 0, ∀x ∈ R.
2 2
Tương tự như trên ta cũng thu được

f2 (x) = cos 2n x + a4 cos(2n − 4)x + . . . + am−4 cos 4x.

Vậy
1  1 
f (x) = f2 (x) + f2 x + π > 0, ∀x ∈ R.
2 4
Lặp lại quá trình trên, sau hữu hạn bước ta thu được đa thức cos 2n x > 0 với
mọi x ∈ R, vô lý.

Nhận xét 5.2. Nếu sử dụng đặc trưng tuần hoàn của các nguyên hàm F (x) của
f (x) dạng (5.7) thì F (x) không thể là hàm đơn điệu thực sự và do đó đạo hàm
của nó (chính là f (x)) không thể chỉ nhận giá trị cùng dấu.

Bài toán 5.5. Cho đa thức


n
X
fn (x) = a0 + (ak cos kx + bk sin kx),
k=1

trong đó các số thực a0 , ak , bk ∈ R; i = 1, 2, . . ., n, thoả mãn điều kiện fn (x) >


0 ∀x ∈ R và a2i + b2i = 1 (i = 1, 2, . . ., n).
Chứng minh rằng

fn (x) − n
6 1 ∀x ∈ R.
a0
5.2. Đa thức Chebyshev 232

Giải. Ta có
n q
X
fn (x) 6 a0 + a2i + b2i = a0 + n. (5.8)
i=1

Gọi F (x) là nguyên hàm của fn (x)


n 
X 
ai bi
F (x) = a0 x + sin ix − cos ix .
i i
i=1

Do F 0 (x) = fn (x) > 0, ∀x ∈ R nên F (x) là hàm tăng trên R. Suy ra F (2π) >
F (0) tức a0 > 0. Kết hợp với (5.8) ta thu được

fn (x) − n
6 1 ∀x ∈ R.
a0

5.2 Đa thức Chebyshev


Định nghĩa 5.3. Các đa thức Tn (x) (n ∈ N) được xác định như sau
(
T0(x) = 1; T1(x) = x,
Tn+1 (x) = 2xTn(x) − Tn−1 (x) ∀n > 1

được gọi là các đa thức Chebyshev (loại 1).

Định nghĩa 5.4. Các đa thức Un (x) (n ∈ N) xác định như sau
(
U0 (x) = 0; U1(x) = 1,
Un+1 (x) = 2xUn (x) − Un−1 (x) ∀n > 1

được gọi là các đa thức Chebyshev (loại 2).

A. Tính chất của các đa thức Tn (x)

Tính chất 5.5. Tn (x) = cos(n arccos x) với mọi x ∈ [−1, 1]

Tính chất 5.6. Tn (x) ∈ Z[x] có bậc n và hệ số bậc cao nhất bằng 2n−1 là hàm
chẵn khi n chẵn và là hàm lẻ khi n lẻ.
5.2. Đa thức Chebyshev 233

Tính chất 5.7. Tn (x) có đúng n nghiệm phân biệt trên [−1, 1] là

2k + 1
xk = cos π (k = 0, 1, . . ., n − 1).
2n

Tính chất 5.8. |Tn(x)| 6 1 ∀x ∈ [−1, 1] và |Tn(x)| = 1 khi x = cos , k ∈ Z.
n

Tính chất 5.9. Đa thức T ∗(x) = 21−n Tn (x) là đa thức bậc n với hệ số bậc cao
nhất bằng 1 và có độ lệch so với 0 trên [−1, 1] là nhỏ nhất trong tất cả các đa
thức bậc n với hệ số bậc cao nhất bằng 1.

B. Tính chất của đa thức Un (x)

sin(n arccos x)
Tính chất 5.10. Un (x) = √ với mọi x ∈ (−1, 1).
1 − x2

1 0 sin nt
Tính chất 5.11. Un (x) = Tn (x) = , cos t = x, đa thức bậc n − 1 có hệ
n sin t
số bậc cao nhất bằng 2n−1 và là hàm chẵn khi n lẻ; là hàm lẻ khi n chẵn.

Tính chất 5.12. Un (x) có đúng n − 1 nghiệm phân biệt trên [−1, 1], đó là


xk = cos (k = 1, 2, . . . , n − 1).
n

Tính chất 5.13. |Un (x)| 6 n ∀x ∈ [−1, 1] và |Tn0 (x)| 6 n2 ∀x ∈ [−1, 1].

Xét các hàm số


1 x 1
sinh x = (e − e−x ), cosh x = (ex + e−x ).
2 2
Khi đó với |x| > 1 thì

sinh(nt)
Tn (x) = cosh(nt); Un (x) = , (5.9)
sinh t

trong đó x = cosh t.
5.2. Đa thức Chebyshev 234

Bài toán 5.6. Chứng minh rằng

Un (x) = xUn−1 (x) + Tn−1 (x) ∀n ∈ N∗ ; x ∈ R.

Giải. Ta chứng minh cho trường hợp x ∈ (−1, 1). Đặt x = cos t (0 < t < π). Ta

1 1
Un (x) = √ sin(n arccos x) = √ sin[(n − 1) arccos x + arccos x]
1−x 2 1 − x2
= · · · = xUn−1 (x) + Tn−1 (x).
Với |x| > 1 thì ta sử dụng kết quả của đẳng thức (5.9). 

Bài toán 5.7. Chứng minh rằng

Tn+1 (x) = xTn (x) − (1 − x2)Un (x) ∀x ∈ R, n ∈ N. (5.10)

Giải . Ta có

Tn+1 (x) = cos((n + 1) arccos x) = cos[n arccos x + arccos x]

= · · · = xTn (x) + (1 − x2 )Un (x).


Với |x| > 1 thì ta sử dụng kết quả của đẳng thức (5.9). 

Bài toán 5.8. Chứng minh rằng

(1 − x2 )Tn00(x) − xTn0 (x) + n2 Tn (x) = 0 ∀n ∈ N, x ∈ R.

Giải. Với x ∈ [−1, 1], ta sử dụng tính chất của Tn (x) và thay trực tiếp biểu thức
của Tn (x) vào điều kiện bài ra ta thấy đẳng thức đúng.
Với |x| > 1 thì sử dụng (5.9) và các tính chất của các hàm số sinh x và cosh x.

Bài toán 5.9. Chứng minh rằng với m, n ∈ N; n > m và x ∈ R thì

Tn+m (x) + Tn−m (x) = 2Tn (x)Tm(x).

Giải . Sử dụng định nghĩa và phương pháp quy nạp hoặc sử dụng các công thức

cos(n + m)x + cos(n − m)x = 2 cos nx cos mx


cosh(n + m)x + cosh(n − m)x = 2 cosh(nx) cosh(mx).
5.3. Ước lượng đa thức 235

Bài toán 5.10. Chứng minh rằng

Tm (Tn (x)) = Tmn (x) ∀x ∈ R, m, n ∈ N. (5.11)

Giải. Ta chứng minh (??) bằng phương pháp quy nạp theo m. Với n cố định tuỳ
ý và m = 0, ta có T0(Tn (x)) = 1 = T0n(x) = T0(x) (theo định nghĩa Tn (x)). Vậy
(??) đúng với m = 0; n ∈ N.
Giả sử (??) đúng tới m. Khi đó

Tm+1(Tn (x)) = 2Tn (x)Tm(Tn(x)) − Tm−1 (Tn (x))

= 2Tn(x)Tmn (x) − T(m−1)n (x) (theo giả thiết quy nạp)


= Tn+mn (x) + Tmn−n (x) − Tmn−n (x) = T(m+1)n (x).
Vậy
Tm (Tn(x)) = Tmn (x) ∀x ∈ R, m, n ∈ N.

5.3 Ước lượng đa thức


Bài toán ước lượng đa thức bao gồm nhiều dạng toán khác nhau như ước
lượng miền giá trị của đa thức trên một tập cho trước; ước lượng các hệ số
của đa thức; ước lượng các nghiệm của đa thức, ước lượng các giá trị của đạo
hàm,... Ngoài ra, trong chương này ta sẽ đưa ra một cách chứng minh của định
lý Berstein-Markov mô tả mối quan hệ giữa đa thức với đạo hàm của nó.
Ta ký hiệu Ps (x) là đa thức bậc 6 s dạng sau

Ps (x) = a0 xs + a1 xs−1 + . . . + as−1 x + as . (5.12)

Bài toán 5.11. Cho nhị thức f (x) = ax + b thỏa mãn điều kiện
p
1 − x2 |ax + b| 6 1, ∀x ∈ [−1; 1].

Chứng minh rằng khi đó ta luôn có

|a| 6 2.
5.3. Ước lượng đa thức 236

Giải.
π
Đặt x = cos t, từ giả thiết ta có | sin t(a cos t+b)| 6 1 ∀t, do đó ứng với t = ,
4
ta có
1
a. + √b 6 1. (5.13)
2 2

Tương tự, ứng với t = , ta có
4


−a. 1 + √b 6 1.
2 2

Từ đó suy ra  
1 b 1 b

|a| = a. + √ − −a. + √
2 2 2 2

1 b 1 b
6 a. + √ + −a. + √ 6 2,
2 2 2 2
điều phải chứng minh.

Bài toán 5.12. Cho nhị thức f (x)ax + b thỏa mãn điều kiện
p
1 − x2 |ax + b| 6 1, ∀x ∈ [−1; 1].

Chứng minh rằng


|f (x)| 6 2, ∀x ∈ [−1; 1].

Giải.
Nhận xét rằng, từ tính chất của giá trị tuyệt đối, không mất tính tổng quát ta
có thể coi b > 0. Do x ∈ [−1, 1] nên cũng có thể coi a > 0. Từ giả thiết x ∈ [−1, 1]
và theo (5.13), ta thu được

|f (x)| 6 |a| + |b| = a + b 6 a + 2 6 2.

Vậy |f (x)| 6 2, điều phải chứng minh.

Bài toán 5.13. Cho tam thức bậc hai f (x) = ax2 + bx + c thỏa mãn điều kiện
p
1 − x2 |ax2 + bx + c| 6 1 ∀x ∈ [−1; 1].

Chứng minh rằng


|a| 6 4
5.3. Ước lượng đa thức 237

Bài giải
Đặt x = cos t, từ giả thiết ta có

| sin t(a cos2 t + b cos t + c)| 6 1, ∀t.

Suy ra
π π π 

sin a cos2 + b cos + c 6 1,
π 6 6 6 
π π
sin a cos2 + b cos + c 6 1,
2  2 2 
5π 2 5π 5π
sin a cos + b cos + c 6 1.
6 6 6

Mặt khác, ta cũng có


4 π π π 
|a| = | sin a cos2 + b cos + c
3 6 6 6
 
π 2 π π  5π 2 5π 5π
− sin a cos + b cos + c + sin a cos + b cos + c |.
2 2 2 6 6 6
Do đó
4
|a| 6 3 = 4.
3
Bài toán được chứng minh.

Nhận xét 5.3. Tương tự, ta có ước lượng sau đây:


Nếu tam thức bậc hai f (x) = ax2 + bx + c thỏa mãn điều kiện
p
1 − x2|ax2 + bx + c| 6 1, ∀x ∈ [−1; 1],

thì
|f (x)| 6 3.

Tiếp theo, ta cho phương pháp chung, dựa vào nút nội suy Chebyshev, để
chứng minh công thức ước lượng tổng quát.

Bài toán 5.14. Cho đa thức Pn−1 (x) bậc 6 n − 1 với hệ số bậc cao nhất a0 , thỏa
mãn điều kiện p
1 − x2 |Pn−1 (x)| 6 1, ∀x ∈ [−1, 1].
Chứng minh rằng
|a0| 6 2n−1 .
5.3. Ước lượng đa thức 238

Giải . Ta viết đa thức đã cho dưới dạng nội suy Lagrange theo các nút nội suy
2j − 1
xj = cos π là các nghiệm của đa thức Chebyshev Tn (x)
2n
1X
n q Tn (x)
Pn−1 (x) = (−1)j−1 1 − x2j Pn−1 (xj ) .
n x − xj
j=1

Suy ra
2n−1 X q
a0 = n(−1)j−1 1 − x2j P (xj ).
n
j=1

Vậy nên
2n−1 X q 2n−1

|a0| 6 2
n 1 − xj P (xj ) 6 n = 2n−1 .
n n
j=1

Bài toán 5.15. Cho đa thức Pn−1 (x) bậc 6 n − 1 với hệ số bậc cao nhất là a0
và thỏa mãn điều kiện
p
1 − x2 |Pn−1 (x)| 6 1, ∀x ∈ [−1, 1].

Chứng minh rằng khi đó

|Pn−1 (x)| 6 n, ∀x ∈ [−1, 1].

Giải.
Với các xj được chọn như ở bài toán trên thì do hàm số cos x nghịch biến
trong (0, π) nên ta có

−1 < xn < xn−1 < . . . < x2 < x1 < 1.

Nếu x1 < x < 1 thì


1X n q
|Tn (x)|

|Pn−1 (x) 6 1 − x2j Pn−1 (xj )|
n |x − xj |
j=1

1 X Tn (x)
n
6 (5.14)
n (x − xj )
j=1

(do x − xj > 0 và Tn (x) có dấu không đổi trên (x1, 1]).


Mặt khác thì
n
Y
n−1
Tn (x) = 2 (x − xj ),
j=1
5.3. Ước lượng đa thức 239

nên ta có
Q
n
n (x − xj ) n
X j=1 X Tn (x)
Tn0 (x) =2 n−1
= . (5.15)
(x − xk ) x − xj
k=1 j=1


|Tn (x)|
= |Un (x)| 6 n,
n
nên từ (??) và (??) suy ra

|Pn−1 (x)| 6 n ∀x ∈ (x1, 1].

Hoàn toàn tương tự, ta cũng có

|Pn−1 (x)| 6 n ∀x ∈ [−1, xn ).

Xét xn 6 x 6 x1 . Khi đó ta có
p q
π
1 − x2 > 1 − x21 = sin(arc cos x1 ) = sin .
2n
Do
sin x 2
1> >
x π
nên
π π 2 1
sin > =
2n 2n n n
và p 1 1
1 − x2 > ⇒ |Pn−1 (x)| 6 = n.
n 1
n
Tóm lại ta đã chứng minh được rằng |Pn−1 (x)| 6 n với mọi x ∈ [−1, 1].

Bài toán 5.16. Cho đa thức lượng giác

P (t) = a1 sin t + a2 sin 2t + . . . + an sin(nt)

thoả mãn điều kiện

|P (t)| 6 1 ∀t ∈ R \ {. . . , −2π, −π, 0, π, 2π, . . .}.

Chứng minh rằng


P (t)

6 n ∀t ∈ R \ {. . . , −2π, −π, 0, π, 2π, . . .}.
sin t
5.3. Ước lượng đa thức 240

Giải.
P (t)
Nhận xét rằng = Pn−1 (cos t) với Pn−1 (x) là đa thức dạng (??). Đặt
sin t
cos t = x. Khi dó |x| 6 1 và
p
P (t) = sin tPn−1 (cos t) = 1 − x2 Pn−1 (x).

Nhận xét rằng P (x) thỏa mãn các điều kiện của bài toán 5.15, nên

|Pn−1 (x)| 6 n ∀x ∈ [−1, 1].

Do đó P (t)

6 n ∀t ∈ R \ {. . . , −2π, −π, 0, π, 2π, . . .}.
sin t

Bài toán 5.17. Cho đa thức lượng giác


n
X
P (x) = (aj cos jx + bj sin jx)
j=0

thoả mãn điều kiện |P (x)| 6 1 với mọi x ∈ R.


Chứng minh rằng |P 0(x)| 6 n với mọi x ∈ R.

Giải.
Cho trước x0 tuỳ ý. Do

cos(x0 − x) − cos(x0 + x) = 2 sin x0 sin x,

sin(x0 + x) − sin(x0 − x) = 2 cos x0 sin x


nên
n
P (x0 + x) + P (x0 − x) X
g(x) = = cj sin jx.
2
j=0

Suy ra
P 0 (x0 + x) − P 0 (x0 − x)
g 0(x) =
2
và g 0(0) = P 0 (x0). Ta chứng minh rằng |g 0(0)| 6 n. Thật vậy, g(x) là đa thức
lượng giác chứa thuần hàm số sin như trong Bài toán 5.16 và
P (x + x) + P (x − x) |P (x + x)| + |P (x − x)|
0 0 0 0
|g(x)| = 6 6 1,
2 2
5.3. Ước lượng đa thức 241

nên theo kết qủa của Bài toán 5.16, thì


g(x)

6 n ∀x 6∈ {. . . , −2π, −π, 0, π, 2π, . . .}. (5.16)
sin x
Nhưng g(0) = 0 và
g(x) − g(0) x

. 6n
x−0 sin x
g(x) − g(0) x
nên khi x → 0 thì do → g 0(0) và → 1 ta thu được |g 0(0)| 6 n.
x−0 sin x
Từ đó ta có |P (x0)| 6 n. Nhưng x0 được chọn tuỳ ý nên suy ra |P (x)| 6 n
với mọi x ∈ R.

Bài toán 5.18 (Định lý Berstein-Markov). Cho đa thức

Pn (x) = a0xn + a1 xn−1 + . . . + an

thoả mãn điều kiện


|Pn (x)| 6 1, ∀x ∈ [−1, 1].
Chứng minh rằng khi đó

|Pn0 (x)| 6 n2 , ∀x ∈ [−1, 1]. (5.17)

Giải.
Đặt x = cos α. Khi đó theo giả thiết thì |Pn (cos α)| 6 1. Mà Pn (cos α) có
dạng
n
X
Pn (cos α) = (aj cos jα + bj sin jα)
j=0

nên ta có thể áp dụng kết quả của bài toán 5.17. Ta được
p P 0 (x)

| sin α.Pn0 (cos α)| 61⇒ 1− x2 n
6 1.
n
Pn0 (x)
Cũng theo bài toán 5.16 thì ta có | | 6 n. Suy ra
n
|Pn0 (x)| 6 n2 .
5.3. Ước lượng đa thức 242

Nhận xét 5.4. Dựa vào kết quả của định lý Berstein-Markov, sau khi áp dụng
liên tiếp kết quả của định lý này, ta sẽ thu được kết quả sau:
Nếu đa thức P (x) thoả mãn điều kiện

|Pn (x)| 6 1, ∀x ∈ [−1, 1],

thì
|P (k) (x)| 6 [n(n − 1)(n − 2) . . . (n − k + 1)]2, ∀x ∈ [−1, 1].

Bài toán 5.19. Cho a1, a2, . . . , an 1à các số thực > 0 và không đồng thời bằng
0. Chứng minh rằng phương trình

xn − a1 xn−1 − . . . − an−1 x − an = 0 (5.18)

có đúng một nghiệm dương duy nhất.

Giải. Do x > 0 nên


a 1 a2 an
(6) ⇔ 1 = + 2 + · · · + n = f (x).
x x x
Nhận xét rằng f (x) liên tục trên (0, +∞) và f (x) nghịch biến trong khoảng
(0, +∞) nên tồn tại duy nhất R > 0 sao cho f (R) = 1.

Bài toán 5.20. Cho a1, a2, . . . , an 1à các số thực > 0 và không đồng thời bằng
0. Giả sử R là nghiệm dương của phương trình (5.18) và
n
X n
X
A= aj ; B = jaj .
j=1 j=1

Chứng minh rằng khi đó


AA 6 RB .

Giải.
aj Pn
Đặt cj = . Suy ra cj > 0 và cj = 1. Do hàm số y = − ln x lõm trong
A j=1
khoảng (0, +∞) nên theo bất đẳng thức Jenxen thì
n
X  A
n
X A X
n
aj 
cj − ln j > − ln ( cj j = − ln
R R Rj
j=1 j=1 j=1

= − ln f (R) = − ln 1 = 0.
5.3. Ước lượng đa thức 243

Suy ra
n
X
(cj ln Rj − cj ln A) > 0
j=1


n
X n
X
( ln A) cj 6 ( ln R) jcj
j=1 j=1

hay
n n
1X 1X aj
aj ( ln A) 6 jaj ( ln R) (do cj = ; A > 0).
A A A
j=1 j=1

Vậy nên
ln (AA ) 6 ln (RB ) ⇒ AA 6 RB .

Bài toán 5.21. Cho dãy các đa thức {Pn (x)}(n = 0, 1, 2, . . .) xác định như sau
1
P0 (x) = 0, Pn+1 (x) = Pn (x) + (x − Pn2 (x)) (n = 0, 1, 2, . . .).
2
Chứng minh rằng với mọi x ∈ [0, 1] và với mọi n ∈ N, ta luôn có
√ 2
06 x − Pn (x) 6 . (5.19)
n+1

Giải.
Ta chứng minh bằng phương pháp quy nạp rằng

0 6 Pn (x) 6 x. (5.20)

Thật vậy, với n = 1 thì


x √
P1 (x) = ⇒ 0 6 P1 (x) 6 x ∀x ∈ [0, 1].
2
Giả sử (5.20) đúng đến n. Xét hàm số

1
f (t) = t + (x − t2 ), t ∈ [0, 1].
2
Ta có f 0 (t) = 1 − t > 0. Suy ra f (t) đồng biến trên [0,1].
Mặt khác thì √
0 6 t = Pn (x) 6 x 6 1
5.3. Ước lượng đa thức 244

nên √ √
Pn+1 (x) = f (Pn (x)) 6 f ( x) = x.
Do
Pn2 (x) 6 x (⇔ x − Pn2 (x) > 0)
nên
Pn+1 (x) > Pn (x) > 0.
Vậy (5.20) đúng với n + 1.
Ta chứng minh bất đẳng thức
√ 2
x 6 Pn (x) 6 . (5.21)
n+1

Thật vậy, ta có
h √
√ √ x + Pn−1 (x) i
x − Pn (x) = [ x − Pn−1 (x)] 1 −
2
h √ i
√ x
6 [ x − Pn−1 (x)] 1 − ( do Pn−1 (x) > 0)
2
h √ i
√ x 2
6 [ x − Pn−2 (x)] 1 −
2
. . .. . .. . .. . .
h √ i √ i
√ x n √ h x n
6 [ x − P0 (x)] 1 − = x 1− .
2 2

Đặt t = x ∈ [0, 1]. Theo bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình
nhân thì
n t
 t n 2hn  t n i 2 h 2 t + n(1 − 2 ) in+1
t 1− = t 1− 6 =
2 n 2 2 n n+1
2 n n+1 2 n n 2
= ( ) = ( ) < .
n n+1 n+1 n+1 n+1
Đây chính là bất đẳng thức (5.21).

Bài toán 5.22. Cho đa thức f (x) với deg f = n và f (x) > 0 với mọi x ∈ R.
Chứng minh rằng
Xn
f (k) (x) > 0. (5.22)
k=0
5.3. Ước lượng đa thức 245

Giải.
Đặt
n
X
f (k) (x) = g(x).
k=0
Suy ra
g(x) = f (x) + g 0(x).
Do f (x) > 0 với mọi x ∈ R, nên suy ra n chẵn và hệ số bậc cao nhất của f (x) là
dương. Nếu f (x) là hàm hằng thì g(x) ≡ 0 và (5.22) đúng. Nếu n > 1 thì deg f =
deg g và các hệ số chính của f (x) và g(x) bằng nhau. Suy ra deg g(x) là chẵn và
hệ số bậc cao nhất của g(x) là dương. Vậy tồn tại x0 ∈ R để g(x0) = minx∈ g(x).
Nhưng g(x0) = f (x0 ) + g 0(x0) và g 0(x0 ) = 0, nên

min g(x) = g(x0) = f (x0 ) > 0.


x∈

Từ đó suy ra g(x) > 0 với mọi x ∈ R và ta thu được (5.22).

Bài toán 5.23. Cho đa thức P (x) bậc 6 2n thoả mãn điều kiện

|P (k)| 6 1, k = −n, −(n − 1), . . ., 0, 1, . . . , n.

Chứng minh rằng


|P (x)| 6 2n ∀x ∈ [−n, n].

Giải.
Theo công thức nội suy Lagrange thì
n
X Y x−j
P (x) = P (k) .
k−j
k=−n j6=k

Vì |P (k)| 6 1 với k ∈ {−n, −(n − 1), . . ., 0, 1, . . ., n} nên


n
X Y |x − j|
|P (x)| 6 |P (k)|
|k − j|
k=−n j6=k

n Y
X |x − j|
≤ .
|k − j|
k=−n j6=k

Nhận xét rằng với x ∈ [−n, n] thì


Y
|x − j| 6 (2n)!
j6=k
5.4. Xấp xỉ hàm số theo đa thức nội suy 246

và vì vậy
Y |x − j| (2n)!
6 .
|k − j| (k + n)!(n − k)!
j6=k

Do đó
n
X X 2n
(2n)! (2n)!
|P (x)| 6 = = 22n .
(k + n)!(n − k)! (k + n)!(n − k)!
k=−n k=0

5.4 Xấp xỉ hàm số theo đa thức nội suy


Trong số các hàm số biến số thực thì đa thức được coi là hàm số có dạng
đơn giản nhất về nhiều phương diện nhất là về mặt tính toán. Bởi vậy, một vấn
đề được chúng ta quan tâm nhiều hơn cả là bài toán xấp xỉ một hàm cho trước
bởi một đa thức, đặc biệt là tìm điều kiện (cần và đủ) để một hàm số cho trước
có thể xấp xỉ được bởi một đa thức.
Giả sử hàm số f (x) được xấp xỉ bởi đa thức Pn (x) (Pn (x) là đa thức đại số
hoặc đa thức lượng giác hoặc là các đa thức dạng đặc biệt khác). Gọi R[f, P, n] =
|f (x) − Pn (x)| là độ lệch của phép xấp xỉ. Ta cần xác định P (x) và xác định n
sao cho R[f, P, n] là nhỏ nhất trên một đoạn [a, b] cho trước. Khi đó Pn (x) được
gọi là đa thức xấp xỉ tốt nhất của f (x) trên đoạn [a, b] đó và được ký hiệu là
f (x) ≈ Pn (x).
Nếu hàm số f (x) khả vi (n + 1) lần thì có thể sử dụng công thức khai triển
Taylor tại x = 0
n
X f (k)(0) k
f (x) = x + R(x, n)
k!
k=0

với phần dư R(x, n) = o(xn ).


Như vậy
n
X f (k) (0)
f (x) ≈ Pn (x) = xk .
k!
k=0

Tuy nhiên lớp các hàm khả vi (n + 1) lần dùng để xấp xỉ bởi đa thức là quá

hẹp, không bao được nhiều lớp hàm số liên tục quen biết như hàm số f (x) = 3 x,
x ∈ [−1, 1]. Đối với các hàm số liên tục trên [a, b] ta vẫn có các định lý tương tự
về xấp xỉ chúng bởi đa thức.
Ta sẽ chủ yếu quan tâm đến hai vấn đề sau.
Một là xây dựng các đa thức xấp xỉ thông qua các công thức nội suy và hai
là xây dựng công thức tính độ lệch sai số đối với các xấp xỉ đó.
5.4. Xấp xỉ hàm số theo đa thức nội suy 247

Bài toán 5.24. Cho hàm số f (x) và cho tập hợp Ω gồm n + 1 điểm phân biệt
xj (x0 < x1 < · · · < xn ) trong tập xác định của hàm số f (x).
Hãy tìm một đa thức Pn (x), bậc không quá n sao cho

P (xj ) = f (xj ) (j = 0, . . ., n).

Giải . Dễ thấy Pn (x) cần tìm chính là một đa thức được xác định bởi công thức
nội suy Lagrange. Đó là đa thức bậc 6 n. Ngoài ra, do |f (x) − Pn (x)| = 0 với
mọi x ∈ Ω nên Pn (x) còn là đa thức xấp xỉ tốt nhất của f (x) trên tập Ω đó.

Bài toán 5.25. Chứng minh rằng đa thức Pn (x) nêu trong Bài toán 5.24 là duy
nhất trong số các đa thức bậc 6 n.

Giải .
Do max |f (x) − Pn (x)| = 0 nên nếu tồn tại đa thức Qn (x) là xấp xỉ tốt nhất
x∈X
của f (x) trên Ω thì cũng phải có f (x) = Qn (x) với mọi x ∈ Ω.
Hai đa thức Pn (x) và Qn (x) có bậc 6 n và nhận các giá trị trùng nhau tại
n + 1 điểm khác nhau nên chúng đồng nhất bằng nhau, điều phải chứng minh.

Bài toán 5.26. Chứng minh rằng nếu đa thức Pn (x) trong Bài toán 5.24 có dạng
n
X
Pn (x) = ak xk ,
k=0

thì các hệ số ak được xác định một cách duy nhất từ hệ phương trình
n
X
ak xkj = f (xj ), j = 0, . . . , n. (5.23)
k=0

Giải .
Giải hệ phương trình tuyến tính (5.23) với định thức của hệ khác 0 (dễ dàng
kiểm tra điều này bằng phương pháp quy nạp), ta suy ra hệ (5.23) có nghiệm
duy nhất.

Bài toán 5.27. Cho (n + 1) bộ ba số (xj , yj , dj ) (j = 0, . . ., n) thoả mãn điều


kiện
x 0 < x1 < x2 < · · · < x n .
Tìm đa thức Pm (x) bậc m (m 6 2n + 1) sao cho
0
Pm (xj ) = yj ; Pm (xj ) = dj , ∀j ∈ {0, . . . , n}. (5.24)
5.4. Xấp xỉ hàm số theo đa thức nội suy 248

Giải.
Đặt
n
X
Pm (x) = [yj + (x − xj )(αj yj + βj dj ]wj2(x), (5.25)
j=0

trong đó wj (x) là đa thức bậc 2n được định nghĩa như sau


(
1 khi i = j
wj (xi ) = với i, j ∈ {0, . . ., n}.
0 khi i 6= j

Ta có
0
βj = 1, αj = −2wj (xj ). (5.26)
Vậy đa thức cần tìm có dạng (??) với các số αj , βj xác định theo (5.26).

Bài toán 5.28. Cho y(x) là hàm số khả vi liên tục (n+1) lần trong khoảng (0, 1).
Gọi Pn (x) là đa thức xấp xỉ của y(x) xác định theo công thức nội suy Lagrange
trên tập
X = {xj | j = 0, . . ., n} ⊆ (0, 1).
Hãy xác định độ lệch sai số

Rn+1 (x) := |y(x) − Pn (x)|

trên tập {(0, 1) \ X}.

Giải . Chọn x ∈ [0, 1], x 6= xj (j = 0, 1, . . . , n) và đặt

y(x) − Pn (x)
= c. (5.27)
(x − x0)(x − x1 ) . . . (x − xn )

Xét hàm số

f (t) = y(t) − Pn (t) − c(t − x0)(t − x1) · · · (t − xn ).

Rõ ràng f (t) có các nghiệm x0, x1, . . . , xn . Ngoài ra, ta cũng có f (x) = 0. Suy ra
f (t) có ít nhất n + 2 nghiệm ∈ (0, 1).
Do đó theo định lý Rolle, đạo hàm bậc (n + 1) của nó có ít nhất một nghiệm

x ∈ (0, 1):
f (n+1) (x∗) = y (n+1) (x∗) − c(n + 1)! = 0.
Theo (??) ta được
1
Rn+1 (x) = y(x) − Pn (x) = y (n+1) (x∗)(x − x0 )(x − x1 ) . . .(x − xn ).
n + 1)!
5.4. Xấp xỉ hàm số theo đa thức nội suy 249

Suy ra
1
y(x) = Pn (x) + y (n+1) (x∗)w(x)
(n + 1)!
với w(x) = (x − x0)(x − x1 ) . . . (x − xn ) và
1
|Rn+1 (x)| = |y(x) − Pn (x)| = M |(x − x0 )(x − x1 ) . . . (x − xn )|
n + 1)!

với
M= sup |y (n+1) (x)|.
x∈(0,1)\X

Bài toán 5.29. Cho đoạn I ⊂ R và cho M = sup{|f 00(x)|; x ∈ I}. Giả sử ta
đã xấp xỉ được f (x) bởi đa thức xấp xỉ bậc nhất xác định theo công thức nội suy
Lagrange.
Hãy xác định giá trị lớn nhất của độ lệch sai số trong phép xấp xỉ trên.

Giải.
Theo kết quả của bài toán 5.29, ta có
M
|Rn+1 (x)| 6 |(x − x0)(x − x1 ) . . . (x − xn )|.
(n + 1)!

Do đó, với n = 1 thì


M
|R2(x)| 6 |(x − x0 )(x − x1 )|
2!
M (x − x0 + x1 − x)2 M
6 = (x1 − x0 )2.
2 4 8

Nhận xét 5.5. Từ đánh giá

M
|Rn+1 (x)| 6 |w(x)|,
(n + 1)!

ta có nhận xét sau đây.


Để thu được đa thức xấp xỉ có độ lệch sai số nhỏ nhất ta có thể sử dụng một
trong các cách hoặc là tăng bậc xấp xỉ n, hoặc phân bố lại (chọn) xj trên I cho
tối ưu hơn hoặc tìm cách giảm đại lượng |w(x)|.
5.4. Xấp xỉ hàm số theo đa thức nội suy 250

Bài toán 5.30. Cho (n + 1) cặp số (xj , yj ) (j = 0, . . ., n). Với i 6= k ta định


nghĩa
y i − yk
[xi, xk ] = ([xi , xk ] được gọi là sai phân tách bậc nhất);
xi − x k

[xi+p , . . . , xi+1] − [xi+p−1 , . . . , xi ]


[xi+p , xi+p−1 , . . ., xi+1 , xi] =
xi+p − xi
([xi+p , xi+p−1, . . . , xi+1 , xi] được gọi là sai phân tách bậc p).
Cho x0 < x1 < . . . < xn và cho hàm số y(x) là hàm khả vi liên tục đến bậc n
thoả mãn điều kiện y(xj ) = yj (j = 0, 1, . . . , n). Chứng minh rằng

y (n) (x∗)
[xn , xn−1 , . . . , x0] = ,
n!
với x∗ là một điểm nào đó trong (x0, xn ).

Giải.
Sử dụng phương pháp quy nạp và định lý Rolle ta có ngay kết qủa cần chứng
minh.

Bài toán 5.31. Chứng minh rằng đa thức

Pn (x) = y0 + [x1, x0](x − x0 ) + [x2, x1, x0](x − x0 )(x − x1 ) (5.28)


+ . . . + [xn , xn−1 , . . ., x0](x − x0 )(x − x1) . . . (x − xn ) (5.29)

thoả mãn các hệ thức

Pn (xj ) = yj ∀j ∈ {0, . . . , n}.

Giải . Công thức (??) được kiểm tra trực tiếp bằng việc sử dụng định nghĩa các
sai phân tách.

Nhận xét 5.6. Ta đã biết đa thức (??) còn được gọi là đa thức nội suy Newton.
So với đa thức nội suy Lagrange và Hermite thì đa thức nội suy Newton có ưu
thế đặc biệt về mặt tính toán vì khi thêm các điểm mốc mới ta không cần phải
thực hiện lại các phép tính mà chỉ cần thêm vào một số hạng cuối cùng của tổng
cần tính. Công thức (??) cũng chính là một cách viết khác của đa thức nội suy
Newton đã được trình bày trong phần các bài toán nội suy.
5.5. Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên 251

5.5 Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên


Xét đa thức P (x) với các hệ số nguyên và số nguyên tố p và xét bài toán tồn
tại nghiệm của phương trình đồng dư P (x) ≡ 0 (mod pk ), trong đó k là một số
nguyên dương.

Định nghĩa 5.5. Cho đa thức P (x) với các hệ số nguyên và cho số nguyên dương
m > 2. Ta nói rằng phương trình đồng dư P (x) ≡ 0 (mod m) có nghiệm x0 ∈ Z
nếu f (x0) ≡ 0 (mod m). Nếu x0 ∈ Z là một nghiệm của phương trình P (x) ≡ 0
(mod m) và q là một số nguyên bất kỳ thì f (x0 + qm) =≡ f (x0) ≡ 0 (mod m).

Định lý 5.1. Cho các số nguyên a và m, m > 2; (a, m) = 1. Khi đó phương


trình ax ≡ b (mod m), b ∈ Z có nghiệm duy nhất x0 ∈ Z mà 0 6 x0 6 m − 1.
Mọi nghiệm khác của phương trình này đều có dạng xq = x0 + mq, q ∈ Z.

Chứng minh. Nếu k, l ∈ Z k 6= 1, 0 6 k 6 m − 1, 0 6 l 6 m − 1 thì ak 6= al


(mod m). Điều này có nghĩa là biểu thức as − b, s = 0, 1, . . ., m − 1 cho m số
dư phân biệt khi chia cho m. Suy ra tồn tại duy nhất x0 ∈ Z, 0 6 x0 6 m − 1
sao cho ax0 ≡ b (mod m). Nếu xq ∈ Z là một nghiệm của phương trình đồng dư
ax ≡ b (mod m) thì axq ≡ b (mod m). Suy ra a(x1 − x0) chia hết cho m. Nhưng
vì (a, m) = 1 nên x1 − x0 chia hết cho m. Do đó x1 = x0 + mq, q ∈ Z.
Sử dụng khai triển Taylor, ta có thể chứng minh định lý sau.

Định lý 5.2. Giả sử P (x) là đa thức với hệ số nguyên và p là một số nguyên tố.
Khi đó, nếu phương trình đồng dư

P (x) ≡ 0 (mod p)

có đúng r nghiệm nguyên phân biệt


(1) (1)
x1 , x2 , . . . , x(1)
r ∈ [1; p]

thoả mãn điều kiện


(1)
P 0 (xi 6= 0 (mod p), 1 6 i 6 r,

thì phương trình đồng dư P (x) ≡ 0 (mod pk ) có đúng r nghiệm nguyên phân biệt
(k) (k) (k)
thuộc đoạn [1; pk ] ứng với mọi k > 1 : x1 , x2 , . . . , xr và đối với các nghiệm
này ta có đồng nhất thức
(k)
P 0 (xi ) 6= 0 (mod p), 1 6 i 6 r.
5.5. Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên 252

Chứng minh. Ta chứng minh bằng phương pháp quy nạp toán học theo k.
Với k = 1 thì khẳng định đúng. Giả sử khẳng định đúng với k > 1. Điều đó có
nghĩa là trong đoạn [1; pk] thì phương trình đồng dư P (x) ≡ 0 (mod pk ) có đúng
(k) (k) (k) (k)
r nghiệm nguyên phân biệt x1 , x2 , . . . , xr , đồng thời P 0 (xi ) 6= 0 (mod p)
với 1 6 i 6 r.
Giả sử x0 ∈ Z, x0 ∈ [1; pk+1] là một nghiệm của phương trình đồng dư P (x) ≡
0 (mod pk+1 ). Khi đó P (x0 ) ≡ 0 (mod pk+1 ). Suy ra P (x0 ) ≡ 0 (mod pk ) và tồn
(k)
tại duy nhất i ∈ [1; r], q ∈ Z, q ∈ [0; p − 1] sao cho x0 = xi + pk q.
Giả sử
(k)
x = xi + pk q (1 6 i 6 r, q ∈ Z, q ∈ [0, p − 1]).
Khi đó x ∈ Z. Theo công thức khai triển Taylor thì
(k) (k)
(k) 0 (k) f 00 (xi ) k 2 f (n) (xi ) k n
P (x) = f (xi +f (xi )pk t + (p t) + · · · + (p t) ,
2! n!
trong đó n = deg P (x).
(k)
f (j) (x
Ta lại có j!
i
∈ Z và jk > k+1, i > 2. Phương trình P (x) ≡ 0 (mod pk+1 )
tương đương với
(k) (k)
f (xi f 0 (xi )pk t ≡ 0 (mod pk+1 )
hay
(k)
f (xi ) (k)
k
+ f 0((xi )t ≡ 0 (mod pk+1 )
p
(k)
f (xi )
(do pk
∈ Z).
Đặt
(k+1) (k)
xi = xi + p k qi .
Khi đó
(k+1) (k+1)
xi ∈ [1; pk+1], xi ∈Z

(k+1)
f (xi ≡0 (mod pk+1 ).
(k+1) (k)
Mặt khác, do xi ≡ xi (mod p) nên
(k+1) (k)
f 0(xi ) ≡ f 0 (xi ) (mod p).
(k)
Vì f 0 (xi 6= 0 (mod p), suy ra
(k+1)
f 0(xi ) 6= 0 (mod p).
5.5. Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên 253

Vậy phương trình đồng dư P (x) ≡ 0 (mod pk+1 ) có đúng r nghiệm nguyên
phân biệt trong đoạn [1; pk+1] là
(k+1) (k+1)
x1 , x2 , . . . , x(k+1)
r ,

và đồng thời
(k+1)
f 0(xi 6= 0 (mod p), 1 6 i 6 r.
Vậy khẳng định cũng đúng với k + 1. Theo nguyên lý quy nạp toán học thì khẳng
định đúng với mọi k > 1. Và định lý 5.2 đã được chứng minh.
Áp dụng định lý này ta có thể giải được bài toán sau đây.

Bài toán 5.32 (VMO 2000). Cho đa thức P (x) = x3 + 153x2 − 111x + 38.

1. Chứng minh rằng trong đoạn [1; 32000] tồn tại ít nhất 9 số nguyên dương a
sao cho P (a) chia hết cho 32000.

2. Hỏi trong đoạn [1; 32000] có tất cả bao nhiêu số nguyên dương a sao cho
P (a) chia hết cho 32000?
.
Chứng minh. Giả sử x ∈ Z với 1 6 x 6 32000 và P (x)..32000. Khi đó

x = 3y + 1, y ∈ Z, 1 6 y 6 31999 − 1.

Ta có
P (x) = P (3y + 1) = 27(y 3 + 52y 2 + 22y + 3).
. .
Phương trình P (x)..32000 tương đương với y 3 +52y 2 +22y+3..31997. Suy ra y = 3t+1
hoặc y = 3t, (t ∈ Z, 1 6 t 6 31998 − 1).
Nếu y = 3t + 1 thì y 3 + 52y 2 + 22y + 3 không chia hết cho 9. Vậy y = 3t suy
ra y 3 + 52y 2 + 22t + 3 = 3(9t2 + 156t2 + 22t + 1).
. .
Phương trình P (x)..32000 tương đương với 9t3 + 156t2 + 22t + 1..31996.
Xét đa thức f (t) = 9t3 + 156t2 + 22t + 1. Với t ∈ Z thì f (t) ≡ 0 (mod 3) hay
22t + 1 ≡ 0 (mod 3). Trong đoạn [1; 3] thì phương trình đồng dư 22t + 1 ≡ 0
(mod 3) có một nghiệm duy nhất t = 2. Mặt khác f 0(2) ≡ 22 ≡ 1 (mod 3) suy
ra f 0 (2) 6= 0 (mod 3).
Theo định lý 5.2, trong đoạn [1; 31996] phương trình đồng dư f (t) ≡ 0 (mod 31996)
có một nghiệm nguyên duy nhất t0 .
Với t ∈ Z, t ∈ [1; 32000] : f (t) ≡ 0 (mod 31998) khi và chỉ khi tồn tại h ∈ Z,
0 6 h 6 8 sao cho t = t0 +31996h. Vậy phương trình đồng dư f (t) ≡ 0 (mod 31998)
có đúng chín nghiệm nguyên phân biệt trong đoạn [1; 31998 − 1]. Từ đó suy ra
rằng trong đoạn [1; 32000] có đúng 9 số nguyên dương a phân biệt sao cho P (a)
chia hết cho 32000.
5.5. Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên 254

Định lý 5.3. Cho các đa thức P (x), Q(x) với các hệ số hữu tỉ và (P (x), Q(x)) =
1. Khi đó tồn tại các đa thức u(x), v(x) với các hệ số hữu tỉ sao cho u(x)P (x) +
v(x)Q(x) = 1.

Ta nhắc lại khái niệm các đa thức P (x), Q(x) có các hệ số hữu tỷ là nguyên
tố cùng nhau và viết (P (x), Q(x)) = 1 khi chúng chỉ có ước chung là hằng số.
Định lý này được chứng minh bằng phương pháp quy nạp toán học theo tổng các
bậc của P (x) và g(x). Từ định lý 5.3 ta suy ra

Định lý 5.4. Giả sử các đa thức P (x), Q(x) với các hệ số nguyên và nguyên
tố cùng nhau (trong Q[x]). Khi đó tồn tại các đa thức u(x), v(x) với các hệ số
nguyên và số nguyên m 6= 0 sao cho u(x)P (x) + v(x)g(x) = m.

Định lý 5.5. Cho đa thức P (x) khác hằng số và có các hệ số nguyên. Khi đó
tồn tại vô số số nguyên tố p sao cho phương trình đồng dư P (x) ≡ 0 (mod p) có
nghiệm

Chứng minh. Giả sử

P (x) = a0xn + a1 xn−1 + · · · + an , ai ∈ Z, 0 6 i 6 n, n > 1, a0 6= 0.

Nếu an = 0 thì P (x) = xg(x), trong đó g(x) là đa thức với các hệ số nguyên.
Khi đó phương trình đồng dư xg(x) ≡ 0 (mod p) có nghiệm với mọi số nguyên
tố p. Giả sử an 6= 0 và phương trình đồng dư xg(x) ≡ 0 (mod p) có nghiệm với
mọi số nguyên tố p1, p2, . . . , pk . Với q ∈ Z, ta đặt xq = p1 p2 . . . pk an q. Khi đó

f (xq ) = a0 (p1p2 . . . pk an t)n + an−1 p1p2 . . . pk an t + an


= an (p1p2 . . . pk B + 1), B ∈ Z.

Chọn q ∈ Z sao cho p1 p2 . . . pk B + 1 khác 1 và −1. Khi đó f (xq ) có ước nguyên


tố, khác p1, p2, . . . , pk .

Định lý 5.6. Cho đa thức P (x) có các hệ số nguyên và bất khả quy trong Q[x]
và không phải là hằng số. Khi đó tồn tại các đa thức u(x), v(x) với các hệ số
nguyên và số nguyên m 6= 0 sao cho u(x)P (x) + v(x)P 0(x) = m.

Chứng minh. Giả sử g(x) = (P (x), P 0(x)) (g(x) ∈ Q[x]). Khi đó g(x) là ước
của P (x) và deg g(x) < deg P (x). Vì P (x) bất khả quy nên g(x) là hằng số,
g(x) = r, r ∈ Q). Theo định lý 5.4 thì tồn tại các đa thức u(x), v(x) với các hệ
số nguyên và số nguyên m 6= 0 sao cho u(x)P (x) + v(x)P 0(x) = m.

Hệ quả 5.1. Cho đa thức P (x) có các hệ số nguyên, bất khả quy trong Q[x] và
không phải là hằng số. Khi đó tồn tại vô số số nguyên tố p sao cho phương trình
đồng dư P (x) = 0 (mod p) có nghiệm x0Z và P 0 (x0 ) 6= 0 (mod p).
5.5. Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên 255

Chứng minh. Theo định lý 5.6 thì tồn tại các đa thức u(x), v(x) với các hệ số
nguyên và số m 6= 0 sao cho u(x)P (x) + v(x)P 0(x) = m. Từ định lý 5.5 ta suy
ra rằng nó có vô số số nguyên tố p > |m| để phương trình P (x) ≡ 0 (mod p) có
nghiệm x0 ∈ Z.Khi đó P (x0 ) chia hết cho p. Suy ra P 0 (x0) không chia hết cho p.
Nếu P 0 (x0 ) chia hết cho p thì m chia hết cho p.
Định lý 5.7. Cho đa thức P (x) có các hệ số nguyên và không phải là hằng số.
Khi đó tồn tại vô số số nguyên tố p sao cho phương trình đồng dư P (x) ≡ 0
(mod pk ) có nghiệm với mọi số nguyên dương k.
Chứng minh. Nếu đa thức P (x) bất khả quy thì khẳng định được suy ra trực
tiếp từ định lý 5.2 và hệ quả 5.1. Nếu P (x) bất khả quy thì P (x) = g(x)h(x),
trong đó g(x) ∈ Z[x], h(x) ∈ Z[x] và g(x) bất khả quy trong Z[x]. Từ đó suy ra
điều phải chứng minh.
Áp dụng định lý 5.5 ta có thể giải được bài toán sau.
Bài toán 5.33. Cho đa thức P (x) khác hằng số và có các hệ số nguyên. Giả sử
n, k là các số nguyên dương. Chứng minh rằng tồn tại số nguyên x sao cho các
số P (x), P (x + 1), . . ., P (x + n − 1) đều có ít nhất k ước nguyên tố phân biệt.
Giải. Theo định lý 5.5, tồn tại các số nguyên tố p1 , p2, . . . , pk , pk+1 , . . ., pnk khác
nhau từng đôi một và các số nguyên x1 , x2, . . ., xnk sao cho

f (xj ) ≡ 0 (mod pj ), 1 6 j 6 nk.

Theo định lý Trung Hoa về số dư, tồn tại số nguyên x sao cho

x ≡ xi+mk − m (mod pi+mk ) (1 6 i 6 k, 0 6 m 6 n − 1,

đó chính là điều phải chứng minh.


Tiếp theo, ta xét một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên hoặc với hệ
số nguyên.
Bài toán 5.34. Đa thức
x(x − 1) · · · (x − n + 1)
P (x) =
n!
x

được ký hiệu bởi P (x) = n là đa thức nhận giá trị nguyên.

Giải.
Nhận xét rằng tích của n số tự nhiên liên tiếp thì chia hết cho n!. Giả sử
x(x − 1) · · ·(x − n + 1) là tích của n số tự nhiên liên tiếp (x > n). Khi đó ta có
x(x − 1) · · ·(x − n + 1)
= Cxn
n!
5.5. Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên 256

là một số nguyên.
Từ đó, ta suy ra tích của n số nguyên liên tiếp thì chia hết cho n! và do đó
Bài toán 5.34 được giải quyết.

Nhận xét 5.7. Với n > 2 cho ta kết quả sau.


Tồn tại đa thức nhận giá trị nguyên với các hệ số có thể không bắt buộc là
những số nguyên. Với n > 2, tồn tại một đa thức với các hệ số đều hữu tỷ không
nguyên nhưng nhận giá trị nguyên tại các điểm nguyên.

Bài toán 5.35. Đa thức P (x) bậc n nhận giá trị nguyên tại mọi điểm nguyên
khi và chỉ khi P (x) nhận giá trị nguyên tại (n + 1) điểm nguyên liên tiếp.

Giải.
Điều kiện cần là hiển nhiên.
Điều kiện đủ. Sử dụng công thức khai triển Abel với xi = a+i (i = 1, 2, . . ., n),
ta được

P (x) = b0 + b1 (x − a − 1) + b2(x − a − 1)(x − a − 2) + +bn (x − a − 1) · · · (x − a − n).

Ta có
P (a + 1) ∈ Z ⇒ b0 ∈ Z,
P (a + 2) ∈ Z ⇒ b0 + b1 ∈ Z ⇒ b1 ∈ Z,
P (a + 3) ∈ Z ⇒ b0 + 2b1 + 2!b2 ∈ Z ⇒ 2!b2 ∈ Z.
Tương tự , ta thu được

P (a + n) ∈ Z ⇒ (n − 1)!bn ∈ Z,

P (a) ∈ Z ⇒ n!bn ∈ Z.
Từ đó ta có k!bk ∈ Z (k = 0, 1, . . ., n), điều phải chứng minh (vì tích của n số
nguyên liên tiếp thì chia hết cho k!).

Nhận xét 5.8. Thực ra, ta chỉ cần điều kiện P (x) là đa thức nhận giá trị nguyên
khi và chỉ khi P (x) nhận các giá trị nguyên khi x = 0, 1, . . ., n hoặc P (x) nhận
các giá trị nguyên tại n + 1 giá trị nguyên liên tiếp là đủ.

Bài toán 5.36. a) Chứng minh rằng mọi đa thức bậc n đều có thể biểu diễn
được dưới dạng
     
x x x
Pn (x) = b0 + b1 + · · · + bn−1 + bn . (5.30)
1 n−1 n
5.5. Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên 257

b) Đa thức Pn (x) là đa thức nhận giá trị nguyên khi và chỉ khi tất cả các hệ
số b0, b1, . . ., bn là các số nguyên.
Giải. a) Chứng minh bằng quy nạp Giả sử đa thức P (x) bậc n có dạng
P (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a1 x + a0.
Khi n = 1 thì  
x
P1 (x) = a1 x + a0 = a0 + a1
1
. Chọn b0 = a0 , b1 = a1 ta nhận được (??) đúng.
Giả sử (??) đúng với mọi n 6 k. Khi đó ta có
Pk+1 (x) = ak+1 xk+1 + ak xk + · · · + a1 x + a0
 
x
= ak+1 (k + 1)! + Rk (x), deg Rk (x) 6 k.
k+1
Theo giả thiết quy nạp thì
     
x x x
Rk (x) = b0 + b1 + · · · + bk−1 + bk .
1 k−1 k
Do đó      
x x x
Pk+1 (x) = b0 + b1 + · · · + bk + bk+1 ,
1 k k+1
với bk+1 = ak+1 (k + 1)!.
Do đó (1) đúng với k + 1.
b) Điều kiện cần.
Giả sử Pn (x) là đa thức nhận giá trị nguyên với x ∈ Z. Khi đó
P (0) = b0,
 
1
P (1) = b0 + b1 ,
1
   
2 2 ....
P (2) = b0 + b1 + b2 , ..
1 2
   
n n
P (n) = b0 + b1 + · · · + bn .
1 n
Vì P (0), P (1), . . ., P (n) ∈ Z và các hệ số nhị thức Newton đều nguyên nên
b0 , b1, . . . , bn ∈ Z.
Điều kiện đủ.
Giả sử b0, b1, . . ., bn là các số nguyên. Khi đó P (0), P (1), . . ., P (n) cũng là các
số nguyên nên theo Bài toán 5.35 thì Pn (x) là đa thức nhận giá trị nguyên.
5.5. Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên 258

Bài toán 5.37. Nếu đa thức P (x) bậc n là đa thức nhận giá trị nguyên thì đa
thức Q(x) = n!P (x) ∈ Z[x].

Giải. Theo Bài toán 5.36 thì P (x) là đa thức bậc n nhận giá trị nguyên nên ta
có biểu diễn
     
x x x
Pn (x) = b0 + b1 + · · · + bn−1 + bn , bj ∈ Z (j = 0, . . ., n).
1 n−1 n

Do đó
     
x x x
n!P (x) = n!b0 + n!b1 + · · · + n!bn−1 + n!bn .
1 n−1 n

Ta có  
x
bk k! = bk x(x − 1)...(x − k + 1) ∈ Z.
k
Vì vậy n!P (x) ∈ Z[x].

Bài toán 5.38. Cho đa thức

P (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a0 .

Giả sử tồn tại hệ số ak ∈ {a0 , a1, . . . , an} sao cho n!ak 6∈ Z thì P (x) không phải
là một đa thức nhận giá trị nguyên.

Giải. Giả sử P (x) là đa thức nhận giá trị nguyên. Theo Bài toán 7.1 thì n!P (x) ∈
Z[x]. Điều này dẫn đến mâu thuẫn với giả thiết. Vậy P (x) không là đa thức nhận
giá trị nguyên.

Bài toán 5.39. Chứng minh rằng đa thức


1 3 5 2 19
f (x) = x − x + x+3
3 2 6
là một đa thức nhận giá trị nguyên.

Giải. Ta viết f (x) dưới dạng


     
x x x
f (x) = 2 −3 + + 3.
3 2 1

Do đó theo Bài toán 7.1 thì f (x) là đa thức nhận giá trị nguyên.
5.5. Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên 259

Bài toán 5.40. Cho đa thức


x2002
P (x) = + a2001x2001 + · · · + a1 x + ao, ai ∈ Z (i = 0, 1, . . . , 2001).
2003
Chứng tỏ rằng tồn tại x0 ∈ Z sao cho P (x0 ) 6∈ Z với (tức P (x) không phải là một
đa thức nhận giá trị nguyên).

Giải. Dễ dàng nhận thấy ngay rằng


1
(2002!) 6∈ Z.
2003
Vậy theo Bài toán 5.38, thì P (x) không phải là một đa thức nhận giá trị nguyên.

Bài toán 5.41. Xác định các số dương A, B, C sao cho đa thức

f (x) = Ax5 + Bx3 + Cx

là đa thức nhận giá trị nguyên với f (3) nhận giá trị nhỏ nhất.

Giải. Do A, B, C dương và f (x) ∈ Z khi x ∈ Z nên f (1), f (2), f (3) là những số


nguyên dương. Ta có

f (1) = A + B + C,
f (2) = 32A + 8B + 2C,
f (3) = 243A + 27B + 3C.

Suy ra
f (2) − 2f (1) = 30A + 6B. (5.31)
Giải hệ với ẩn là A, B, C ta thu được

A = [f (3) − 4f (2) + 5f (1)], (5.32)


B = [−f (3) + 8f (2) − 13f (1)], (5.33)
C = [f (3) − 9f (2) + 45f (1)]. (5.34)
Vì f (1) nguyên dương nên f (1) > 1 Từ (??) do A, B dương và f (2), f (1) là
nguyên dương nên f (2) − 2f (1) > 1. Suy ra

f (2) > 2f (1) + 1 > 3. (5.35)

Từ (5.35) suy ra
f (3) = 120A + 4f (2) − 5f (1)
5.5. Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên 260

= 120A + 4[f (2) − 2f (1)] + 3f (1)


Suy ra
f (3) > 4[f (2) − 2f (1)] + 3f (1) = 4 + 3 = 7
và vì vậy f (3) > 8.
Với f (1) = 1; f (2) = 3; f (3) = 8 thì từ (5.31), (5.32), (5.33) ta thu được
1 1 13
A= , B= , = . (5.36)
120 8 15
Ta chứng tỏ với các giá trị A, B, C ở (5.35) thì f (x) nguyên khi x nguyên.
Thật vậy, ta có
   
1 5 1 3 13 x+2 x+1
f (x) = x + x + x= +
120 8 15 5 3

là một đa thức nhận giá trị nguyên.

Bài toán 5.42. Cho đa thức

P (x) = an xn + an−1 xn−1 + · · · + a0

thỏa mãn điều kiện P (x) ∈ Q với mọi x ∈ Z. Chứng minh rằng P (x) ∈ Q[x] (hay
ak ∈ Q với mọi k ∈ {0, . . . , n}).

Giải. Dùng biểu diễn Abel của P (x), ta có

P (x) = b0 + b1x + b2x(x − 1) + · · · + bn x(x − 1) · · ·(x − n + 1).

Lần lượt cho x = 0, 1, . . ., n − 1 ta thu được các bi ∈ Q hay P (x) ∈ Q[x].

Bài toán 5.43. Cho


1
f (x) = ∈ Q với mọi x ∈ Z.
ax + b
Chứng minh rằng ax + b ∈ Q[x] (hay a, b ∈ Q).

1
Giải. Do f (x) = ax+b ∈ Q với mọi x ∈ Z. nên

1
ax + b = với mọi x ∈ Z.
f (x)

Vậy theo Bài toán 5.42 thì ax + b ∈ Q[x].


5.5. Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên 261

Bài toán 5.44. Cho hàm phân thức


ax + b
f (x) = ∈ Q với mọi x ∈ Z.
cx + d
Chứng minh rằng f (x) có thể biểu diễn được dưới dạng
Ax + B
f (x) = với A, B, C, D ∈ Z. (5.37)
Cx + D

Giải.
Nếu ad − bc = 0 thì f (x) = const (hằng số) thì biểu diễn (?? là hiển nhiên.
Xét trường hợp ad − bc 6= 0.
Nếu c = 0 thì biểu diễn (1) là hiển nhiên.
Nếu c 6= 0 thì sử dụng phân tích
1
f (x) − f (0) =
αx + β

ta sẽ thu được ngay biểu diễn (??).

Bài toán 5.45. Cho f (x) là đa thức với hệ số thực nhận giá trị số hữu tỉ với
mọi số x hữu tỷ và giá trị số vô tỷ với mọi số vô tỷ. Chứng minh rằng f (x) là đa
thức tuyến tính với hệ số hữu tỷ.

Giải.
1) Ta chứng minh rằng các hệ số của f (x) là hữu tỉ. Ta chứng minh bằng quy
nạp theo bậc n của f (x).
Vớin = 0, f (x) là hằng số và nó là một số hữu tỷ (chẳng hạn bằng f (0))
Giả sử khẳng định đúng với tất cả các đa thức bậc nhỏ thua số tự nhiên n
(thỏa điều kiện đề bài).
Đặt f (x) = a0 xn + a1 xn−1 + · · · + an−1 x + an
Dễ thấy an = f (0) là hữu tỷ
Đặt g(x) = a0 xn−1 + a1xn−2 + . . . + an−1 = f (x)−a
x
n
thì g(x) sẽ nhận giá trị
hữu tỷ với biến hữu tỉ x. Theo giả thiết qui nạp những số a0 , a1, . . ., an−1 là hữu
tỉ. Như vậy các hệ số của f (x) là các số hữu tỉ. Với điều đó f (x) không là hằng
số , vì trong trường hợp ngược lại f (x) sẽ là hữu tỷ với mọi x.
Cho f (x) = a0xn + a1 xn−1 + · · · + an , n > 0. không mất tính tổng quát có
thể cho rằng ai là nguyên, ngoài ra đa thức

g(x) = an−1
0 (f (x) − an )

= (a0x)n + a1 (a0x)n−1 + . . . + an−1 (a0 x)


5.5. Một số bài toán về đa thức nhận giá trị nguyên 262

nghĩa là đa thức
h(y) = y n + a1 y n−1 + · · · + an−1 an−2
0 y
thỏa mãn điều kiện đề bài.
Ta sẽ chứng minh rằng với mọi số nguyên đủ lớn m, phương trình h(y) = m
có nghiệm. Thật vậy, lấy m > h(0) và ϕ(y) = h(y) − m. Khi đó ϕ(0) < 0 và
limy→∞ ϕ(y) = +∞. Vì thế phương trình ϕ(y) = 0 hay h(y) = m có nghiệm
dương ym . Lấy m = p là số nguyên tố đủ lớn, ta có h(yp) = p. Từ giả thiết yp là
số hữu tỷ và vì hệ số cao nhất của h(y) là 1, thì yp nguyên và ngoài ra yp được
chia hết bởi số hạng tự do của ϕ(y) hoặc là yp là ước số của p. Nghĩa là yp = 1
hoặc là yp = p. Nhưng đẳng thức yp = 1 chỉ có khả năng nhiều nhất với một
p, nghĩa là yp = p cho tất cả số nguyên tố đủ lớn p. Nói cách khác, ta đã nhận
được h(p) = p với tất cả số nguyên tố đủ lớn. Điều này chỉ xảy ra với h(y) = y
và nghĩa là f (x) = a0 x + a1 .
Chương 6

Bài toán nội suy cổ điển tổng


quát

Trong chương này, chúng ta xét điều kiện tồn tại, duy nhất nghiệm và nêu
công thức nghiệm của các bài toán nội suy cổ điển. Từ đó ta có cách nhìn hệ
thống về các bài toán nội suy cổ điển như nội suy Taylor, nội suy Lagrange, nội
suy Newton, nội suy Hermite và một số dạng nội suy hỗn tạp khác.

6.1 Bài toán nội suy cổ điển tổng quát


Bài toán nội suy tổng quát được phát biểu như sau.
Bài toán 6.1. Cho bộ số xki , aki ∈ R, với xki 6= xkj ∀i 6= j; k = 0, 1, . . . , n −
1; i, j = 1, 2, . . ., rk+1; trong đó r0 = 0, r1 + r2 + · · · + rn = N và cho

s0 = 0 < s1 < s2 < · · · < sn−1 .

Hãy xác định các đa thức P (x) có bậc deg P (x) 6 N − 1 và thỏa mãn điều kiện

P (sk ) (xki ) = aki , ∀k = 0, 1, . . ., n − 1, ∀i = 1, 2, . . ., rk+1.

Đây là bài toán khó và có cấu trúc phức tạp. Để giải nó, ta cần một số điều
chỉnh về cấu trúc hệ điều kiện để mô tả chúng theo một thứ tự nhất định. Bạn
đọc chưa làm quen với hệ đại số tuyến tính tổng quát có thể bỏ qua chương này
mà đọc ngay vào phần ví dụ áp dụng để hiểu bản chất lời giải trước, sau đó hãy
quay trở lại đọc phần cơ sở lý thuyết.
Trước hết, ta sử dụng ký hiệu gN (x) = (1, x, . . . , xN −1). Để đánh lại chỉ số
cho cặp bộ số xki và aki , ta định nghĩa

m ' (k, i) ⇔ m = r0 + r1 + r2 + · · · + rk + i.

263
6.1. Bài toán nội suy cổ điển tổng quát 264

Khi đó m = 1, 2, . . ., N và ứng với m ' (k, i) ta viết xki = xm , aki = am và


(s )
gN m = gN k (xki ).

Tức là, với m ' (k, i), ta có


 (sk + 1)! (N − 1)! 
gN m = 0, . . ., 0, (sk )!, xki , · · · , xN −1−sk
.
| {z } 1! (N − 1 − sk )! ki
sk

Tiếp theo, ta sẽ chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để bài toán nội suy cổ
điển tổng quát (6.1) có nghiệm duy nhất là ma trận
 
gN 1
 gN 2 
 
GN =  . 
 .. 
gN N

có định thức
VN = det GN 6= 0.
Thật vậy, xét đa thức

P (x) = α0 + α1 x + α2 x2 + · · · + αN −1 xN −1 ,

(α) = (α0, α1, . . . , αN −1)T , A = (a1, a2, . . . , aN )T .


Khi đó, P (x) là nghiệm duy nhất của bài toán (6.1) khi và chỉ khi hệ phương
trình tuyến tính
GN .(α) = A
có nghiệm duy nhất. Trong trường hợp này, ta phải có

VN = det GN 6= 0.

Bây giờ, ứng với mỗi m = 1, 2, . . ., N , ta ký hiệu GN m (x) là ma trận thu được
từ ma trận GN bằng cách thay gN m bởi gN (x) và VN m(x) là định thức tương ứng
của nó, tức là
 
gN 1
 .. 
 . 
 
gN m−1 
 
GN m(x) =  
 gN (x)  và VN m(x) = det GN m(x).
gN m+1 
 
 .. 
 . 
gN N
6.1. Bài toán nội suy cổ điển tổng quát 265

Cuối cùng, ta sẽ chứng minh rằng đa thức P (x) được xác định bởi công thức
N
X
P (x) = VN−1 am VN m (x) (6.1)
m=1

là nghiệm duy nhất bài toán (6.1).


Thật vậy, ta có
N
X (s )
P (sk )(xki ) = VN−1 k
am VN m (xki ).
m=1

Mặt khác, ta có

gN 1

..
.

gN m−1 (
(s ) VN nếu m = (k, i)
(xki ) = gN (xki ) =
(sk )
VN m k

g 0 nếu m 6= (k, i).


N m+1
..
.

g
NN

(s )
Thật vậy, nếu m = (k, i) thì ta có gN k (xki ) = gN m và do đó
(s )
k
VN m (xki ) = VN .

Ngược lại, nếu m 6= (k, i), thì khi đó tồn tại n ∈ {1, 2, . . ., N }, n 6= m sao cho
(sk )
n = (k, i). Trong trường hợp này, định thức VN m (xki ) chứa hai dòng giống nhau
(dòng thứ m và n) và dó đó
(sk )
VN m (xki ) = 0.
Vậy, ta thu được điều phải chứng minh

P (sk ) (xki ) = VN−1 aki VN = aki .

Trong phần tiếp theo, ta sẽ thiết lập các ma trận nghiệm của hệ ứng với các
bài toán nội suy cổ điển.
6.1. Bài toán nội suy cổ điển tổng quát 266

Bài toán nội suy Taylor


Ta nhắc lại bài toán nội suy Taylor.

Bài toán 6.2. Cho x01 ∈ R, và ak1 ∈ R, với k = 0, 1, . . . , N − 1. Hãy xác định
đa thức T (x) có bậc deg T (x) 6 N − 1 thỏa mãn điều kiện

T (k)(x01) = ak1 , ∀k = 0, 1, . . ., N − 1.

Xét ma trận nghiệm của bài toán. Với cách ký hiệu và định nghĩa như ở bài
toán nội suy cổ điển tổng quát (6.1), ta có

x01 ≡ x1 , ak1 ≡ am , (m = k + 1, k = 0, 1, . . ., N − 1),


(m−1)
gN (x) = (1, x, . . ., xN −1), gN m = gN (x1 ), (m = 1, 2, . . ., N ).
Khi đó, ma trân nghiệm của bài toán (2.8) có dạng tường minh như sau:
   
gN 1 1 x1 x21 · · · xN
1
−1
 gN 2  0 1 2x1 · · · (N − 1)xN −2 
   1 
GN =  .  =  . .. .. .. .. 
 ..   .. . . . . 
gN N 0 0 0 ··· (N − 1)!
   
gN 1 1 x1 x21 · · · xN1
−1
  
gN 2 0 1 2x1 · · · (N − 1)xN −2 
   1 
 ..  .. .. .. .. .. 
 .  . . . . . 
   
gN m−1  · · · ··· ··· ··· ··· 

GN m(x) =  = 
g (x)   1 x x2 · · · x N −1 
 N   
gN m+1  · · · ··· ··· ··· ··· 
   
 ..   . .. .. .. .. 
 .   .. . . . . 
gN N 0 0 0 ··· (N − 1)!
Lúc này ta có thể biểu diển VN m(x) qua VN , sau đó tìm lại công thức nghiệm
tường minh của bài toán (2.8) đã biết ở chương 2 như sau:
(x − x1)i−1
Với mỗi i = 1, 2, . . ., m − 1, lần lượt nhân hàng i với − rồi cộng
(i − 1)!
vào hàng thứ m của ma trận GN m (x) để đưa nó về dạng đường chéo, và từ đó
ta tính được định thức VN m(x) của nó như sau

VN .(x − x1 )m−1
VN m(x) = .
(m − 1)!
6.1. Bài toán nội suy cổ điển tổng quát 267

Cuối cùng, theo kết quả của bài toán (6.1), ta có kết quả quen thuộc của bài
toán (2.8) như đã biết ở chương 2 như sau
N
X N
X am (x − x1 )m−1
T (x) = VN−1 am VN m(x) =
(m − 1)!
m=1 m=1

hay
N
X −1
ak1
T (x) = (x − x01)k .
k!
k=0

Bài toán nội suy Lagrange


Xét bài toán nội suy Lagrange (2.30) như ở chương 2:

Bài toán 6.3. Cho x0i, a0i ∈ R, với x0i 6= x0j ∀i 6= j, (i, j = 1, 2, . . . , N ). Hãy
xác định đa thức L(x) có bậc deg L(x) 6 N − 1 thỏa mãn điều kiện

L(x0i ) = a0i , ∀i = 1, 2, . . ., N.

Xét ma trận nghiệm của bài toán.


Với cách ký hiệu và định nghĩa như ở bài toán nội suy cổ điển tổng quát (6.1),
ta có
x0i ≡ xi , a0i ≡ ai , (i = 1, 2, . . ., N ),
gN (x) = (1, x, . . ., xN −1), gN i = gN (xi ), (i = 1, 2, . . . , N ).
Khi đó, ma trân nghiệm của bài toán (2.30) có dạng tường minh như sau:
   −1 
gN 1 1 x1 x21 · · · xN 1
 gN 2  1 x2 x2 · · · xN −1 
   2 2 
GN =  .  =  . .. .. .. .. 
 ..   .. . . . . 
gN N 1 xN x2N ··· xN
N
−1

   −1 
gN 1 1 x1 x21 ··· xN
1
 ..   .. .. .. .. .. 
 .  . . . . . 
   
 gN i−1  1 xi−1 x2i−1 ··· N −1 
xi−1 
  
GN i(x) = 
 g N (x) = 1
  x x2 ··· xN −1  
 gN i+1  1 x 2
xN −1 
   i+1 xi+1 ··· i+1 
 ..   . .. .. .. .. 
 .   .. . . . . 
gN N 1 xN x2N ··· xN
N
−1
6.1. Bài toán nội suy cổ điển tổng quát 268

Lúc này ta có thể biểu diển VN m(x) qua VN , sau đó tìm lại công thức nghiệm
tường minh của bài toán (2.30) đã biết ở chương 2.
Vì VN là định thức Vandermonde nên ta có
Y N m−1
Y Y
VN = (xm − xn ) = (xm − xn ).
N m>n 1 m=2 n=1

Với mỗi i = 2, 3, . . ., N − 1, ta sẽ chứng minh rằng


N
Y m−1
Y N
Y
VN = (−1)i−1 . (xm − xn ). (xm − xi ).
m=2, m6=i n=1, n6=i m=1, m6=i

Thật vậy, ta có
N m−1
Y Y N
Y m−1
Y i−1
Y
VN = (xm − xn ) = (xm − xn ). (xi − xn )
m=2 n=1 m=2, m6=i n=1 n=1
N
Y m−1
Y N
Y i−1
Y
= (xm − xn ). (xm − xi ). (xi − xn )
m=2, m6=i n=1, n6=i m=i+1 n=1
N
Y m−1
Y N
Y i−1
Y
= (xm − xn ). (xm − xi ).(−1)i−1 (xm − xi )
m=2, m6=i n=1, n6=i m=i+1 m=1
N
Y m−1
Y N
Y
= (−1)i−1 (xm − xn ). (xm − xi )
m=2, m6=i n=1, n6=i m=1, m6=i

Công thức trên cũng hiển nhiên đúng khi i = 1 hoặc i = N , và từ đó ứng với
mỗi i = 1, 2, 3, . . ., N, ta có
N
Y m−1
Y N
Y
VN i(x) = (−1)i−1 . (xm − xn ). (xm − x).
m=2, m6=i n=1, n6=i m=1, m6=i

Từ đó ta suy ra
N
Y
VN i(x) xm − x
= = Li (x).
VN xm − x i
m=1, m6=i

Cuối cùng, theo kết quả của bài toán (6.1) ta có kết quả quen thuộc của bài
toán (2.30) như đã biết ở chương 2 như sau
N
X N
X
L(x) = VN−1 ai VN i(x) = ai Li (x).
i=1 i=1
6.1. Bài toán nội suy cổ điển tổng quát 269

Bài toán nội suy Newton


Xét bài toán nội suy Newton (2.32) ở chương 2

Bài toán 6.4. Cho xi , ai ∈ R, với i = 1, 2, . . ., N. Hãy xác định đa thức N (x)
có bậc deg N (x) 6 N − 1 thỏa mãn điều kiện

N (i−1)(xi ) = ai , ∀i = 1, 2, . . . , N.

Ta xét ma trận nghiệm của bài toán.


Với cách ký hiệu và định nghĩa như ở bài toán nội suy cổ điển tổng quát (6.1),
ta có
(i−1)
gN (x) = (1, x, . . ., xN −1), gN i = gN (xi ), (i = 1, 2, . . ., N ).

Khi đó, ma trân nghiệm của bài toán (2.32) có dạng tường minh như sau:
   
gN 1 1 x1 x21 · · · xN
1
−1
 gN 2  0 1 2x2 · · · (N − 1)xN −2 
   2 
GN =  .  =  . .. .. .. .. 
.
 .   .. . . . . 
gN N 0 0 0 ··· (N − 1)!
   
gN 1 1 x1 x21 · · · xN
1
−1
 gN 2  0 1 2x2 · · · (N − 1)xN −2 
   2 
 ..   .. .. .. .. .. 
 .   . . . . . 
   
 gN i−1  · · · ··· ··· ··· ··· 
GN i(x) =   
gN (x) =  1


   x x2 · · · xN −1 
 gN i+1  · · · ··· ··· ··· ··· 
   
 .   . .. .. .. .. 
.
 .   .. . . . . 
gN N 0 0 0 ··· (N − 1)!
Vậy ta có thể biểu diển VN m(x) qua VN , sau đó ta tìm lại được công thức
nghiệm tường minh của bài toán (2.32) đã biết ở chương 2 như sau:
Thực hiện các phép biến đổi sơ cấp trên các ma trận GN i (x) để đưa nó về
dạng đường chéo, và từ đó ta tính được các định thức VN i(x) như sau

VN 1(x) = VN ,

VN 2(x) = (x − x1)VN = VN R(x1, x),


h (x − x )2 (x − x )2 i
2 1 2
VN 3(x) = − VN = VN R2 (x1, x2, x),
2 2
···
6.1. Bài toán nội suy cổ điển tổng quát 270

VN i(x) = VN Ri−1 (x1, x2, . . . , xi−1, x).


Cuối cùng, theo bài toán (6.1), ta có kết quả quen thuộc của bài toán (2.32)
đã biết ở chương 2 như sau
N
X N
X VN i(x)
N (x) = VN−1 ai VN i(x) = ai
VN
i=1 i=1

hay
N (x) = a1 + a2R(x1 , x) + · · · + aN RN −1 (x1, x2, . . . , xN −1, x).

Bài toán nội suy Hermite


Xét bài toán nội suy Hermite (2.33) ở chương 2:

Bài toán 6.5. Cho x1i , aki ∈ R, với i = 1, 2, . . ., n; k = 0, 1, . . ., pi − 1 và


x1i 6= x1j ∀i 6= j, trong đó

p1 + p2 + · · · + pn = N.

Hãy xác định đa thức H(x) có bậc deg H(x) 6 N − 1 thỏa mãn điều kiện

H (k)(x1i ) = aki , ∀i = 1, 2, . . ., n; ∀k = 0, 1, . . ., pi − 1.

Ta xét ma trận nghiệm của bài toán.


Không mất tổng quát, ta có thể giả sử

p 1 ≥ p2 ≥ · · · ≥ p n ,

vì nếu không thì ta có thể thay đổi thứ tự (đánh số lại) của dãy {xi }, i =
1, 2, . . ., n.
Khi đó, nếu gọi
Xk = {x1i : H (k)(x1i ) = aki }
thì ta có
X0 ⊃ X1 ⊃ · · · ⊃ Xp1 −1 .
Ký hiệu

r−1 = 0 và rk = |Xk |, với k = 0, 1, . . ., p1 − 1, i = 1, 2, . . ., rk .

Để đánh lại chỉ số cho aki , ta định nghĩa

m ' (k, i) ⇔ m = r−1 + r0 + r1 + r2 + · · · + rk−1 + i, (m = 1, 2, . . ., N ).


6.2. Bài toán nội suy Taylor mở rộng 271

Khi đó, với m ' (k, i) và H (k)(x1i) = aki ta viết x1i = xm và aki = am , đồng
thời sử dụng các ký hiệu gN , gN m, VN , VN m(x) như ở bài toán nội suy cổ điển
tổng quát (6.1), ta thu được ma trân nghiệm của bài toán (2.33) dưới dạng tường
minh như sau:
   
gN 1 gN (x1)
 ..   .. 
 .   . 
  



 g   gN (x r ) 
 N r1   0
1

 g   g N (x 1 ) 
 N r1 +1   . 
 ..   . 
 .   . 
   0 
 g   gN (x r ) 
 N r1 +r2   00
2

  g (x )
GN =  gN r1+r2 +1 =

N
..
1 

 .
..   
   . 
  
 g   gN (xr3 ) 
00

 N r1 +r 2 +r3   .. 
 .
..   
   . 
   (p1 −1) 
gN r +r +r +···+r +1   g (x ) 
 1 2 3 n−1   N 1

 ..   .. 
 .   . 
gN N (p −1)
gN 1 (xrp1 )
Do tính duy nhất nghiệm của bài toán (2.33) nên từ đây ta cũng nhận được
công thức đã biết
n pX
X i −1
(x − xi )k n 1 o(pi−1−k)
H(x) = aki Wi (x) T ,
k! Wi (x) (x=xi )
i=1 k=0

trong đó
n 1 o(pi −1−k)
pi −1−k h
X 1 i(l) (x − xi )l
T =
Wi (x) (x=xi ) Wi (x) (x=xi ) l!
l=0

6.2 Bài toán nội suy Taylor mở rộng


Ta xét bài toán sau đây.
Bài toán 6.6. Cho s ∈ N và x1 , x∗, ak , a∗ ∈ R, với k = 0, 1, . . ., N − 1. Tìm điều
kiện đối với s, x∗ và a∗ để tồn tại duy nhất đa thức T (x) có bậc deg T (x) 6 N
và thỏa mãn điều kiện
( (k)
T (x1) = ak , ∀k = 0, 1, . . ., N − 1
(s)
T (x∗) = a∗
6.2. Bài toán nội suy Taylor mở rộng 272

Trong trường hợp tồn tại duy nhất đa thức T (x) thỏa mãn điều kiện của bài
toán nội suy Taylor mở rộng (??), ta nói bài toán nội suy Taylor (2.8 ) là mở
rộng được. Ngược lại, ta nói bài toán nội suy Taylor (2.8 ) là không mở rộng được.
Trước hết, ta ký hiệu

aN = a∗ , g(x) = (1, x, x2, . . . , xN ),


 
g(x1)
 g 0(x1) 
 
 .. 
GN +1 =  . 
 (N −1) 
g (x1 )
g (s)(x∗).
Khi đó, theo kết quả của bài toán nội suy cổ điển tổng quát (6.1) đã xét ở
chương 2, cho ta điều kiện cần và đủ để bài toán (2.8 ) mở rộng được là

V = det GN +1 6= 0.

Tiếp theo, ta sẽ làm rõ điều kiện này trong một số bài toán ứng với các trường
hợp cụ thể.
(i) Nếu s > N thì g (s)(x∗) = (0, 0, . . ., 0) và do đó

V = det GN +1 = 0.

Trong trường hợp này tính duy nhất nghiệm của bài toán (??) bị phá vỡ và
do đó bài toán (2.8 ) là không mở rộng được.
(ii) Nếu s = N thì đây là bài toán nội suy Taylor với N + 1 điều kiện, và do
đó bài toán (2.8 ) là mở rộng được.
Khi đó, theo công thức nghiệm của bài toán (2.8 ), ta có nghiệm duy nhất
của bài toán (?? mr) trong trường hợp này là
N
X ak
T (x) = (x − x1 )k .
k!
k=0

Nếu s < N , chẳng hạn s = n0 ∈ {0, 1, . . . , N − 1}, khi đó ta xét các trường
hợp sau.
Xét trường hợp x∗ = x1 . Khi đó trong ma trận GN +1 của bài toán (??) có
hai hàng giống nhau
g (n0) (x1 ) = g (s)(x∗),
và do đó
V = det GN +1 = 0.
6.2. Bài toán nội suy Taylor mở rộng 273

Trong trường hợp này bài toán (2.8 ) là không mở rộng được.
Trong trường hợp x∗ 6= x1 . Nếu xảy ra s = 0 thì đây là bài toán nội suy
Hermite với N + 1 điều kiện và do đó bài toán (2.8 ) là mở rộng được.
Khi đó, theo công thức nghiệm của bài toán nội suy Hermite (2.33), cho ta
nghiệm duy nhất của bài toán (??) trong trường hợp này là
N
X
T (x) = ak Hk (x),
k=0

trong đó, với mỗi k = 0, 1, . . ., N − 1, ta có


−1−k h
1 i(l)
NX
(x − x1 )k (x − x1 )l
Hk (x) = (x − x∗ )
k! x − x∗ (x=x1 ) l!
l=0

và  x − x N
1
HN (x) = H∗(x) = .
x∗ − x 1
Nếu xảy ra s ∈ {1, 2, . . ., N − 1} thì rơi vào trường hợp bài toán (6.1), khi đó
bài toán (2.8) là mở rộng được khi và chỉ khi

V = det GN +1 6= 0,

điều này tương đương với


V−s = det G−s 6= 0,
ở đây G−s là ma trận thu được từ ma trận GN +1 bằng cách bỏ đi s hàng và s
cột đầu tiên.
Trong trường hợp này, ta ký hiệu

Vm (x) = det G(N +1)m(x),

ở đây G(N +1)m(x) là ma trận thu được từ ma trận GN +1 bằng cách thay hàng
thứ m bởi g(x), (m = 1, 2, . . ., N + 1).
Khi đó, theo công thức nghiệm của bài toán (6.1), cho ta nghiệm duy nhất
của bài toán (??) trong trường hợp này là
N
X
−1
T (x) = V ak Vk+1(x).
k=0
6.3. Bài toán nội suy Lagrange mở rộng 274

6.3 Bài toán nội suy Lagrange mở rộng


Bài toán 6.7. Cho s ∈ N và xi , x∗, ai , a∗ ∈ R, (xi 6= xj ∀i 6= j; i, j = 1, N).
Hãy tìm điều kiện đối với s, x∗ và a∗ để tồn tại duy nhất đa thức L(x) có bậc
deg L(x) 6 N và thỏa mãn điều kiện
(
L(xi) = ai , ∀i = 1, 2, . . ., N,
(s)
L (x∗ ) = a∗ .

Trong trường hợp tồn tại duy nhất đa thức L(x) thỏa mãn điều kiện của bài
toán nội suy Lagrange mở rộng (??), ta gọi bài toán nội suy Lagrange (2.30) là
mở rộng được. Trong trường hợp ngược lại, ta nói rằng bài toán nội suy Lagrange
(2.30) là không mở rộng được.
Ta ký hiệu
g(x) = (1, x, x2, . . . , xN ),
 
g(x1)
 g(x2) 
 
 .. 
GN +1 =  . 
 
 g(xN ) 
g (s)(x∗).
Khi đó, điều kiện cần và đủ để bài toán (2.30) mở rộng được là

V = det GN +1 6= 0.

Tương tự như đối với bài toán nội suy Taylor mở rộng (??), ta sẽ làm rõ điều
kiện này trong một số trường hợp cụ thể:
Nếu xảy ra s > N thì tính duy nhất nghiệm của bài toán (??) bị phá vỡ, và
do đó bài toán nội suy (2.30) không mở rộng được.
Nếu s = N thì đây là bài toán nội suy Lagrange - Newton (và cũng là bài
toán nội suy Newton - Hermite) với N + 1 điều kiện, và do đó bài toán (2.30) là
mở rộng được.
Khi đó, theo công thức nghiệm của bài toán (??), ta có nghiệm duy nhất của
bài toán nội suy (??) trong trường hợp này là
N 
X 
xN
i xN
L(x) = ai − a ∗ Li (x) + a∗ ,
N! N!
i=1

trong đó
N
Y x − xj
Li (x) = .
xi − x j
j=1, j6=i
6.3. Bài toán nội suy Lagrange mở rộng 275

Nếu s < N , khi đó ta xét các trường hợp sau:


Xét trường hợp tồn tại i0 ∈ {1, 2, . . . , N } sao cho x∗ = xi0 . Nếu s = 0 thì khi
đó trong ma trận GN +1 có hai hàng giống nhau g(xi0 ) = g(x∗) và do đó

V = det GN +1 = 0.

Trường hợp này bài toán (2.30) không mở rộng được.


Nếu s = 1 thì đây là bài toán nội suy Hermite với N + 1 điều kiện, và do đó
bài toán (2.30) mở rộng được.
Khi đó, theo công thức nghiệm của bài toán nội suy Hermite (2.33), cho ta
nghiệm duy nhất của bài toán (??) trong trường hợp này là
N
X 1
X
L(x) = ai Hi(x) + aki0 Hki0 (x),
i=1, i6=i0 k=0

trong đó
a0i0 = ai0 và a1i0 = a∗ .
Với mỗi i = 1, 2, . . ., N và i 6= i0, ta có
N
Y (x − xj )(x − xi0 )2
Hi (x) = .
(xi − xj )(xi − xi0 )2
j=1, j6=i0 , j6=i

Với mỗi k = 0, 1, ta có

(x − xi0 )k X h 1 i(l)
1−k
(x − xi0 )l
Hki0 (x) = Wi0 (x) .
k! Wi0 (x) (x=xi0 ) l!
l=0

Nếu s ∈ {2, . . ., N − 1} thì ta thu được trường hợp bài toán (6.1), khi đó bài
toán (2.30) là mở rộng được khi và chỉ khi

V = det GN +1 6= 0.

Trong trường hợp này, ta ký hiệu

Vm (x) = det G(N +1)m(x),

ở đây G(N +1)m(x) là ma trận thu được từ ma trận GN +1 bằng cách thay hàng
thứ m bởi g(x), (m = 1, 2, . . ., N + 1).
Khi đó, theo công thức nghiệm của bài toán (6.1), cho ta nghiệm duy nhất
của bài toán (??) trong trường hợp này là
N
X +1
L(x) = V −1 am Vm (x), ( trong đó aN +1 = a∗ ).
m=1
6.4. Bài toán nội suy Newton mở rộng 276

Xét trường hợp x∗ 6= xi ∀i = 1, 2, . . ., N. Nếu s = 0 thì đây là bài toán nội


suy Lagrange với N + 1 điều kiện, và do đó bài toán (2.30) mở rộng được. Khi
đó, theo công thức nghiệm của bài toán (2.30), cho ta nghiệm duy nhất của bài
toán (??) trong trường hợp này là
N
X +1 N
Y +1
x − xj
L(x) = ai , (aN +1 = a∗ và xN +1 = x∗ ).
xi − x j
i=1 j=1, j6=i

Nếu s ∈ {1, 2, . . . , N − 1} thì ta lại thu được trường hợp bài toán (6.1), khi
đó bài toán (2.30) là mở rộng được khi và chỉ khi

V = det GN +1 6= 0.

Tương tự như trường hợp thứ nhất, nghiệm duy nhất của bài toán (??) trong
trường hợp này là
N
X +1
−1
L(x) = V am Vm (x), ( trong đó aN +1 = a∗ ).
m=1

6.4 Bài toán nội suy Newton mở rộng


Bài toán 6.8. Cho s ∈ N và xi , x∗, ai, a∗ ∈ R, với i = 1, 2, . . . , N. Hãy tìm điều
kiện của s, x∗ và a∗ để tồn tại duy nhất đa thức N (x) có bậc deg N(x) 6 N và
thỏa mãn điều kiện
( (i−1)
N (xi ) = ai , ∀i = 1, 2, . . . , N
(s)
N (x∗ ) = a∗

Trong trường hợp tồn tại duy nhất đa thức N(x) thỏa mãn điều kiện của bài
toán nội suy Newton mở rộng (??), ta nói bài toán nội suy Newton (2.32) mở
rộng được. Ngược lại, ta nói bài toán nội suy Newton (2.32) là không mở rộng
được.
Trước hết, ta ký hiệu
aN +1 = a∗ ,
g(x) = (1, x, x2, . . . , xN ),
Zx Z Z
i
R (x1, x2, . . . , xi, x) = ··· , i = 1, 2, . . ., N,
x1 x2 xi
6.4. Bài toán nội suy Newton mở rộng 277
 
g(x1)
 
g 0 (x2)
 
 
g 2(x3 )
 
GN +1 = ..
 .
 
g (N −1)(xN )
g (s)(x∗).
Khi đó, theo kết quả của bài toán nội suy cổ điển tổng quát (6.1) đã xét ở
chương 2, cho ta điều kiện cần và đủ để bài toán (2.32) mở rộng được là

V = det GN +1 6= 0.

Tương tự như hai bài toán trên, chúng ta sẽ làm rõ điều kiện này trong một
số trường hợp cụ thể:
Nếu s > N thì tính duy nhất nghiệm của bài toán (??) bị phá vỡ, và do đó
bài toán (2.32) không mở rộng được.
Nếu s = N thì đây là bài toán nội suy Newton với N + 1 điều kiện, và do đó
bài toán (2.32) mở rộng được.
Khi đó, theo công thức nghiệm của bài toán (2.32), cho ta nghiệm duy nhất
của bài toán (??) trong trường hợp này là

N (x) = a1 + a2 R(x1, x) + ... + aN +1RN (x1, x2, . . . , xN , x).

Nếu s < N , khi đó ta xét các trường hợp sau:


Nếu tồn tại i0 ∈ {1, 2, . . . , N } sao cho x∗ = xi0 .
Nếu s = i0 − 1 thì khi đó trong ma trận GN +1 có hai hàng giống nhau

g (i0−1) (xi0 ) = g (s) (x∗),

và do đó
V = det GN +1 = 0.
Trong trường hợp này bài toán (2.32) là không mở rộng được.
Nếu s < N và s 6= i0 − 1 thì ta lại thu được trường hợp bài toán (6.1), khi đó
bài toán (2.32) là mở rộng được khi và chỉ khi

V = det GN +1 6= 0.

Trong trường hợp này, ta ký hiệu

Vm (x) = det G(N +1)m(x),

ở đây G(N +1)m(x) là ma trận thu được từ ma trận GN +1 bằng cách thay hàng
thứ m bởi g(x), (m = 1, 2, . . ., N + 1).
6.5. Bài toán nội suy Hermite mở rộng 278

Khi đó, theo công thức nghiệm của bài toán (6.1), cho ta nghiệm duy nhất
của bài toán (??) trong trường hợp này là
N
X +1
−1
N(x) = V am Vm (x), (aN +1 = a∗ ).
m=1

Xét trường hợp x∗ 6= xi ∀i = 1, 2, . . . , N. Lúc này ta thu được trường hợp bài
toán (6.1), khi đó bài toán (2.32) mở rộng được khi và chỉ khi

V = det GN +1 6= 0.

Tương tự như đã trình bày ở phần trên, nghiệm duy nhất của bài toán (??)
trong trường hợp này là
N
X +1
N(x) = V −1 am Vm (x), aN +1 = a∗ .
m=1

6.5 Bài toán nội suy Hermite mở rộng


Bài toán 6.9. Cho s ∈ N và xi , x∗, aki , a∗ ∈ R, i = 1, . . . , n; k = 0, . . ., pi −
1; xi 6= xj ∀i 6= j), trong đó

p1 + p2 + · · · + pn = N.

Hãy tìm điều kiện của s, x∗ và a∗ sao cho tồn tại duy nhất đa thức H(x) có bậc
deg H(x) 6 N và thỏa mãn điều kiện
( (k)
H (xi) = aki , ∀i = 1, . . . , n; ∀k = 0, . . . , pi − 1,
(s)
H (x∗) = a∗ .

Trong trường hợp tồn tại duy nhất đa thức H(x) thỏa mãn điều kiện của bài
toán nội suy Hermite mở rộng (??), thì ta nói bài toán nội suy Hermite (2.33)
là mở rộng được. Ngược lại, ta nói bài toán nội suy Hermite (2.33) là không mở
rộng được.
Tương tự như các bài toán đã nêu ở phần trên, nếu s > N thì tính duy nhất
nghiệm của bài toán (??) bị phá vỡ, và do đó bài toán (2.33) là không mở rộng
được.
Nếu s = N thì đây là bài toán nội suy Newton - Hermite với N + 1 điều kiện,
do đó bài toán (2.33) mở rộng được.
6.5. Bài toán nội suy Hermite mở rộng 279

Khi đó, theo công thức nghiệm của bài toán (2.36), ta có nghiệm duy nhất
của bài toán (??) trong trường hợp này là
i −1 h
n pX
X −k i
xN
i xN
H(x) = aki − a∗ Hki (x) + a∗ ,
(N − k)! N!
i=1 k=0

trong đó, ứng với mỗi i = 1, 2, . . ., n, ta có


n
Y
Wi (x) = (x − xj )pj ,
j=1, j6=i

−1−k h
1 i(l)
piX
(x − xi )k (x − xi )l
Hki = Wi (x) .
k! Wi (x) (x=xi ) l!
l=0

Nếu s < N , ta xét các trường hợp sau:


Trường hợp tồn tại i0 ∈ {1, 2, . . . , n} sao cho x∗ = xi0 . Nếu s = pi0 thì đây
là bài toán nội suy Hermite với N + 1 điều kiện, và do đó bài toán (2.33) là mở
rộng được. Khi đó, theo công thức nghiệm của bài toán (2.33), cho ta nghiệm
duy nhất của bài toán (??) trong trường hợp này là
n pX
i −1 pi0
X X
H(x) = aki Hki (x) + aki0 Hki0 (x),
i=1, i6=i0 k=0 k=0

trong đó
api0 i0 = a∗,
n
Y
Wi0 (x) = (x − xj )pj ,
j=1, j6=i0
n
Y
Wi (x) = (x − xj )pj (x − xi0 )pi0 +1 , (i 6= i0),
j=1, j6=i0 , j6=i
pi0 −k h
(x − xi0 )k X 1 i(l) (x − xi0 )l
Hki0 (x) = Wi0 (x) ,
k! Wi0 (x) (x=xi0 ) l!
l=0
−1−k h
1 i(l)
piX
(x − xi )k (x − xi )l
Hki (x) = Wi (x) , i 6= i0 .
k! Wi (x) (x=xi ) l!
l=0

Nếu s = p∗ < pi0 , thì khi đó trong ma trận GN +1 của bài toán (??) có hai
hàng giống nhau
g (pi0 )(xi0 ) = g (p∗) (x∗ ),
6.5. Bài toán nội suy Hermite mở rộng 280

và do đó
V = det GN +1 = 0.
Trường hợp này bài toán (2.33) không mở rộng được.
Nếu s ∈ {pi0 +1 , . . . , N − 1} thì rơi vào trường hợp bài toán nội suy cổ điển
tổng quát (6.1), khi đó bài toán (2.33) mở rộng được khi và chỉ khi

V = det GN +1 6= 0.

Xét trường hợp x∗ 6= xi ∀i = 1, 2, . . ., n. Nếu xảy ra s = 0 thì đây là bài toán


nội suy Hermite với N + 1 điều kiện, và do đó bài toán (2.33) mở rộng được. Khi
đó, theo công thức nghiệm của bài toán (2.33), nghiệm duy nhất của bài toán
(??) trong trường hợp này là

X i −1
n pX n
Y  x − x p i
i
H(x) = aki Hki (x) + a∗ ,
x∗ − x i
i=1 k=0 i=1

trong đó Hki được ký hiệu như trong bài toán (2.33).


Nếu s ∈ {1, 2, . . ., N − 1} thì rơi vào trường hợp bài toán (6.1), khi đó bài
toán (2.33) là mở rộng được khi và chỉ khi

V = det GN +1 6= 0.
Chương 7

Các bài toán nội suy trong dãy


số

Trong chương này, ta xét một số bài toán liên quan đến dạng toán sai phân.
Trình bày một số dạng khai triển Taylor, Lagrange, Abel và một số dạng khai
triển khác ... trong dãy số. Ta chỉ đề cập đến một số dạng đặc trưng cơ bản và
đơn giản nhất để mô tả bản chất các bài toán nội suy trong tập rời rạc tương tự
như các bài toán nội suy cổ điển trong không gian hàm bằng các đa thức đại số.

7.1 Không gian và đại số các dãy số


Xét dạng chính tắc của một đa thức đại số P (x) bậc n (deg P (x) = n > 0)
có dạng
P (x) = b0 + b1 + b2x2 + · · · + bn xn . (7.1)
Khi đó dãy các hệ số của đa thức được viết theo thứ tự tăng dần của bậc luỹ
thừa là dãy số vô hạn

{pk } = {b0, b1, . . . , bn, 0, 0, . . .}. (7.2)

Phép tương ứng P (x) ⇔ {pk } là một - một và nó gợi cho ta việc chuyển tải nhiều
tính chất đại số và giải tích quen thuộc của đa thức sang dãy số. Chẳng hạn, nếu
ta định nghĩa {pk }(1) theo công thức

{pk }(1) = {b1, 2b2, . . . , nbn, 0, 0, . . . }, (7.3)

thì ta sẽ thu được khái niệm đạo hàm trong tập hợp các dãy số.
Ký hiệu X là tập hợp tất cả các dãy số thực x = {xn } = (x0 , x1, x2, . . .). Khi
đó có thể xem X như là một không gian vectơ với các phép tính quen biết.

281
7.1. Không gian và đại số các dãy số 282

Với x = {xn }, y = {yn } ∈ X, ta xác định

αx + βy = z, z = {αxn + βyn }, α, β ∈ R, (7.4)

x = y ⇔ xn = yn , ∀n ∈ N. (7.5)
Phần tử 0 ∈ X được hiểu là dãy các số 0 : {0} = (0, 0, 0, . . .) ∈ X.
Như vậy, mỗi phần tử của X là một vectơ và ta có thể thực hiện được nhiều
phép biến đổi trong X như đối với một không gian vectơ thông thường hai chiều
hoặc ba chiều.
Tuy nhiên, nhìn chung thì X vẫn chưa phải là một đại số vì chúng ta chưa có
định nghĩa phép nhân hai phần tử tùy ý trong X. Để thực hiện được phép nhân
hai phần tử x, y của X, ta dùng định nghĩa sau đây.

Định nghĩa 7.1. Giả sử x, y ∈ X. Khi đó tích của x và y được tính theo công
thức
xy := z, zn = x0 yn + x1 yn−1 + · · · + xn y0 , ∀n ∈ N. (7.6)

Như vậy, khi x, y ∈ X thì xy ∈ X. Về sau, ta luôn luôn sử dụng ký hiệu X


(tập tất cả các dãy số thực) là một không gian vectơ trên trường số thực và đồng
thời là một đại số với phép nhân theo quy tắc (7.6).

Tính chất 7.1. . Phép nhân trong X theo quy tắc (7.6) là giao hoán.

Chứng minh. Hiển nhiên, vì vai trò của x và y trong vế phải của (7.6) là bình
đẳng. 

Tính chất 7.2. . Với mọi x, y ∈ X, ta luôn có

xy 6= 0 ⇔ x 6= 0 và y 6= 0.

Nói cách khác, X không có ước của 0.

Chứng minh. Thật vậy, nếu x = 0 hoặc y = 0 thì hiển nhiên theo (7.6) ta có
xy = 0. Ngược lại, giả sử xy = 0 và x 6= 0. Ta chứng minh rằng khi đó y = 0. Giả
sử ngược lại, y 6= 0 và xy = z. Gọi i và j là các chỉ số nhỏ nhất ứng với xi 6= 0
và yj 6= 0. Khi đó

zi+j = x0 yi+j + · · · + xi−1 yj+1 + xi yj + xi+1 yj−1 + · · · + xi+j y0 = xi yj 6= 0,

nên xy 6= 0, trái với giả thiết, điều phải chứng minh. 


7.1. Không gian và đại số các dãy số 283

Tính chất 7.3. . Chứng minh rằng X là đại số có đơn vị

e = (1, 0, 0, . . .). (7.7)

(tức là ae = ea = a với mọi a ∈ X).


Chứng minh. Hiển nhiên, theo (??) thì ex = xe = x với mọi x ∈ X. Theo
Tính chất 7.2, thì phần tử đơn vị trong X là duy nhất và có dạng (7.7). 

Bài toán 7.1. . Chứng minh rằng véctơ x ∈ X khả nghịch (có nghịch đảo) khi
và chỉ khi x0 6= 0.
Chứng minh. Thật vậy, nếu x0 6= 0 thì theo (??) ta có xy = e khi và chỉ khi


 x 0 y0 =1



 x0y1 + x1 y0 =0



x y + x y + x y
0 2 1 1 2 0 =0
(7.8)
· · · · · ·
 ···



 x0yn + x1yn−1 + · · · + xn y0 = 0



· · · · · · ···

Hệ (7.8) có nghiệm duy nhất được xác định theo công thức truy hồi sau

 = x−1
 y0

 0

 = −(x1 y0 )x−1
 y1

 0
y = −(x1 y1 + x2 y0 )x−1
2 0

 · · ·· · · ···



 yn = −(x1 yn−1 + · · · + xn y0 )x−1

 0

· · · · · · ···

Nếu x0 = 0 thì x0 y0 = 0 và do đó xy 6= e. 

Tiếp theo, ta xét một vài ví dụ liên quan đến phương trình dãy.
Bài toán 7.2. . Giải và biện luận phương trình trong X

ax + b = 0, a, b, 0 ∈ X. (7.9)

Giải. Ta xét các trường hợp sau :


1) Nếu a0 6= 0 (thì a có nghịch đảo) nên với mọi b ∈ X phương trình (7.3)
đều có nghiệm duy nhất
x = −a−1 b,
7.1. Không gian và đại số các dãy số 284

với a−1 = c, trong đó




c0 = a0
−1



 c1 = −(c0a1 )a−1

 0

c = −(a c + a c )a−1
2 1 1 2 0 0
(7)

 · · · · · · · · ·



 cn = −(a1 cn−1 + · · · + an c0)a−1

 0

· · · · · · · · ·

2) Nếu a0 = · · · = as = 0 và as+1 6= 0 thì theo (??) , ta có ngay kết luận sau


đây :
ax = c, c0 = c1 = · · · = cs = 0.
Suy ra
(i) Nếu tồn tại k ∈ {0, 1, . . . , s} để bk 6= 0 thì phương trình (7.3) vô nghiệm.
(ii) Nếu b0 = b1 = · · · = bs = 0 thì phương trình (7.3) có nghiệm x = c với
c0 , c1, . . . , cs tuỳ ý,


 cs+1 = a−1

 s+1

 c = −(c −1

 s+2 s+1 as+2 )as+1

c −1
s+3 = −(as+2 cs+2 + as+3 cs+1 )as+1

 · · ·· · · · · ·



 cn = −(as+2 cn−1 + · · · + an cs+1 )a−1

 s+1

· · · · · · · · ·

3) Nếu a = 0 ∈ X thì (7.3) có nghiệm khi và chỉ khi b = 0 ∈ X. Khi đó mọi


x ∈ X đều là nghiệm của phương trình.

Bài toán 7.3. . Giải phương trình bậc hai trong X


x2 = e. (7.10)
Giải. Theo (1.11) ta có thể viết phương trình x2 = e dưới dạng


 a20 =1



 a0 a1 + a1 a0 =0



a a + a a + a a
0 2 1 1 2 0 =0
(7.11)

 · · ·· · · ···



 a0 an + a1 an−1 + · · · + an a0 = 0



· · · · · · ···

Hệ (7.11) cho ta hai nghiệm x = e và x = −e.


7.2. Đạo hàm của dãy số 285

7.2 Đạo hàm của dãy số


Giả sử X là tập hợp tất cả các dãy số thực với các phép tính như đã được định
nghĩa ở trên để X là một không gian véctơ và là một đại số.

Định nghĩa 7.2. Với mỗi dãy số x = {xn } ∈ X, ta đặt tương ứng một dãy
y = {yn } ∈ X với
{yn } = (x1, 2x2, 3x3, . . .) (7.12)
ký hiệu x0 = {xn }0 = y và gọi y là đạo hàm của dãy số x.

Như vậy, theo (7.12) thì mọi dãy số đều có đạo hàm. Từ đó, ta có thể định
nghĩa đạo hàm bậc cao của một dãy tương tự như đối với đạo hàm bậc cao của
hàm số :
x(k+1) = (x(k))0 , x(1) := x0 , ∀x ∈ X.
Sau đây ta sẽ chỉ ra rằng phép tính đạo hàm của dãy số cũng có nhiều tính
chất tương tự như đối với đạo hàm thông thường của hàm số.

Tính chất 7.4. Đạo hàm của một dãy x ∈ X bằng 0 ∈ X khi và chỉ khi x là
một dãy vô hướng, tức là dãy có dạng

x = (x0, 0, 0, . . .), x0 = c ∈ R.

Giải. Chứng minh được kiểm chứng trực tiếp từ công thức (7.12).

Bài toán 7.4. . Chứng minh các công thức

(ax + by)0 = ax0 + by 0, ∀a, b ∈ R, x, y ∈ X. (2)


0 0 0
(xy) = x y + xy , ∀x, y ∈ X. (7.13)

Giải. Chứng minh được kiểm chứng trực tiếp từ công thức (7.12).

Định nghĩa 7.3. Với mỗi dãy số x = {xn } ∈ X ta đặt tương ứng một dãy
u = {un } ∈ X với u0 = x và gọi u là nguyên hàm của dãy x.

Tính chất 7.5 (Về nguyên hàm của một dãy). Mọi nguyên hàm của một dãy
x ∈ X đều có dạng
 x1 x 2 x 3 
u := Ic0 {xn } := c, x0, , , , . . . , c ∈ R. (7.14)
2 3 4

Chứng minh. Viết (7.14) dưới dạng u = v + z với z = (c, 0, 0, . . .) là dãy vô


hướng và  
x1 x 2 x 3
v = 0, x0, , , , . . . , c ∈ R.
2 3 4
7.3. Phép tính sai phân và các tính chất cơ bản 286

Khi đó, u0 = v 0 + z 0 với z 0 = 0 ∈ X và theo (7.12) thì v 0 = x.


Ngược lại, nếu u và u∗ đều là các nguyên hàm của x thì w := u − u∗ sẽ là
nguyên hàm của 0 ∈ X và vì vậy, w là một dãy vô hướng, điều phải chứng minh. 

Hệ quả 7.1. Ta luôn có


 0
Ic0 {xn } = x, và Ic0{xn }0 = ce ∈ X, ∀c ∈ R.

Bài toán 7.5. . Tìm nghiệm x ∈ X của phương trình vi phân x00 = 0.
Giải. Ta có x00 = 0 tương đương với x0 = (c0 , 0, 0, . . .) = c0 e với c0 ∈ R. Từ đó
suy ra x = (c1, c0, 0, 0, . . .) với c0, c1 ∈ R tuỳ ý.

7.3 Phép tính sai phân và các tính chất cơ bản


Cho hàm số y = f (x) xác định trên tập hợp số nguyên Z. Ký hiệu yk = f (k),
với k = 0, ±1, ±2, .... Ta gọi

∆yk = yk+1 − yk

là sai phân cấp một của hàm số y = f (x), với k = 0, ±1, ±2, . . ..

∆(2)yk = ∆yk+1 − ∆yk

là sai phân cấp hai của hàm số y = f (x), với k = 0, ±1, ±2, . . ..
Tương tự, ta định nghĩa

∆(i) yk = ∆(i−1)yk+1 − ∆(i−1)yk

là sai phân cấp i của hàm số y = f (x), với k = 0, ±1, ±2, . . ..


Tiếp theo, ta xét ∆(i) yk với k = 0, 1, 2, . . ..
Tính chất 7.6. . Mọi sai phân đều có thể biểu diễn theo các giá trị của hàm số.
Cụ thể là
Xi
∆(i)yk = (−1)s Cis .yk+i−s .
s=0

Tính chất 7.7. . Sai phân cấp i của một hàm số là một toán tử tuyến tính,
nghĩa là
∆(i) (αuk + βvk ) = α.∆(i) uk + β.∆(i) vk
với α, β là hằng số tuỳ ý và uk , vk là các giá trị của các hàm số u(x), v(x) khi
x = k.
7.3. Phép tính sai phân và các tính chất cơ bản 287

Tính chất 7.8. .


(i) Sai phân cấp i của đa thức bậc n là đa thức bậc (n − i), khi i < n.
(ii) Sai phân cấp i của đa thức bậc n là hằng số, khi i = n.
(iii) Sai phân cấp i của đa thức bậc n bằng 0, khi i > n.
Tính chất 7.9. . Công thức sai phân từng phần

∆(uk .vk ) = uk ∆vk + vk+1 ∆uk .


Xn
∆yk = yn+1 − ym , (với m < n).
k=m

Bài toán 7.6. . Xác định các sai phân của hàm số y = x2 + x − 3.
Giải. Ta có

∆y0 = y1 − y0 = (−1) − (−3) = 2,


∆y1 = y2 − y1 = 3 − (−1) = 4,
∆yk = yk+1 − yk = [(k + 1)2 + (k + 1) − 3] − (k2 + k − 3) = 2k + 2,
∆yk+1 = yk+2 − yk+1 = [(k + 2)2 + (k + 2) − 3]−
− [(k + 1)2 + (k + 1) − 3] = 2k + 4,
∆yk+2 = yk+3 − yk+2 = [(k + 3)2 + (k + 3) − 3]−
− [(k + 2)2 + (k + 2) − 3] = 2k + 6,
∆(2)yk = ∆yk+1 − ∆yk = (2k + 4) − (2k + 2) = 2,
∆(2)yk+1 = ∆yk+2 − ∆yk+1 = (2k + 6) − (2k + 4) = 2,
∆(3)yk = ∆(2) yk+1 − ∆(2)yk = 2 − 2 = 0.

Xét phương trình sai phân tuyến tính cấp n


an yn+k + an−1 yn−k+1 + · · · + a1y1+k + a0yk = g. (7.15)

trong đó a0 , a1, . . . , an , g đã biết, còn yk , yk+1 , . . . , yk+n là các giá trị chưa biết.
Nếu g = 0 thì phương trình (7.15) được gọi là phương trình sai phân tuyến tính
thuần nhất cấp n

an yn+k + an−1 yn−1+k + · · · + a1 y1+k + a0 yk = 0. (7.16)

Để giải (7.15), người ta thường cho trước n giá trị ban đầu y0 , y1, . . . , yn−1 rồi
theo công thức truy toán ta tìm được tất cả các giá trị yn , yn+1 , . . . và xây dựng
được quy luật
yk = f (k) với k = 0, 1, 2, . . .. (7.17)
(7.17) được gọi là nghiệm của phương trình sai phân (7.15).
7.3. Phép tính sai phân và các tính chất cơ bản 288

Nhận xét 7.1. Phương trình sai phân có thể có nhiều nghiệm. Nghiệm tổng quát
của phương trình sai phân là biểu thức mô tả mọi nghiệm của phương trình.

Tính chất 7.10. . Nếu ỹ là nghiệm của phương trình sai phân tuyến tính thuần
nhất (7.16) và ŷ là nghiệm của (7.16) thì αỹ + β ŷ với α, β là các hằng số tuỳ ý,
cũng là nghiệm của (7.16).

Tính chất 7.11. . Từ phương trình sai phân tuyến tính thuần nhất (7.16), ta
lập phương trình đại số (đa thức) bậc n

an xn + an−1 xn−1 + . . . + a1 x + a0 = 0. (7.18)

Phương trình (7.18) được gọi là phương trình đặc trưng của phương trình (7.16).
Nếu x(1), x(2), . . ., x(n) là n nghiệm độc lập tuyến tính của (3) và cl , c2, . . . , cn
là những hằng số tuỳ ý, thì biểu thức

yk = c1 (x(1))k + c2(x(2))k + · · · + cn (x(n))k

là nghiệm tổng quát của phương trình sai phân tuyến tính thuần nhất (7.16).
Nếu ŷ là nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất (7.16) và ỹ là nghiệm
riêng của phương trình không thuần nhất (7.15) thì mọi nghiệm của phương trình
không thuần nhất (7.15) có dạng

y = ỹ + cŷ (c = const).

Bài toán 7.7. . Chứng minh rằng không tồn tại đa thức P (x) bậc lớn hơn 1 thoả
mãn điều kiện : Với mọi x để P (x) là số nguyên thì P (x + 1) cũng là số nguyên.

Giải. Thật vậy, giả sử tồn tại đa thức P (x) bậc n > 2 với hệ số bậc cao nhất
dương thoả mãn điều kiện bài toán thì các đa thức

∆(1)P (x) = P (x + 1) − P (x),


∆(2)P (x) = ∆(1)P (x + 1) − ∆(1) P (x),
· · ·· · ·

cũng thoả mãn điều kiện bài toán. Đặc biệt,

∆(n−2) P (x) = ax2 + bx + c, a > 0,

b
cũng thoả mãn điều kiện bài ra. Bằng cách đặt x − = t, ta có f (t) = at2 + d
2a
cũng thoả mãn điều kiện bài ra. Suy ra

g(t) := f (t + 1) − f (t) = 2at + a


7.4. Nội suy trong dãy số 289

0 ) ∈ Z thì g(t0 + 1) ∈ Z và g(t0 + 1) −


cũng thoả mãn điều kiện bài ra. Giả sử g(tr
n−d
g(t0) = 2a ∈ Z+ . Chọn n tự nhiên để y = là một số vô tỷ. Khi đó
a
n−d
f (y) = a + d = n ∈ Z,
a
f (y + 1) = f (y) + 2ay + a là một số vô tỷ, trái với giả thiết.

7.4 Nội suy trong dãy số


Trước hết, ta xét các dãy số tuần hoàn và một số tính chất liên quan.
Tương tự như đối với hàm số thông thường, ta có thể coi dãy số {xn } như
một hàm f (n) = xn xác định trên tập N và nhận giá trị trong R. Ta chỉ quan
tâm đến hai loại dãy tuần hoàn cơ bản là tuần hoàn cộng tính và tuần hoàn nhân
tính.

Định nghĩa 7.4. Dãy số {un } được gọi là một dãy tuần hoàn (cộng tính) nếu
tồn tại số nguyên dương l sao cho

un+l = un , ∀n ∈ N. (7.19)

Số nguyên dương l nhỏ nhất để dãy {un } thoả mãn (7.19) được gọi là chu kỳ cơ
sở của dãy.
Trong thực hành, để chứng minh một dãy đã cho là tuần hoàn, không nhất thiết
phải xác định chu kỳ cơ sở của nó.

Nhận xét 7.2. Dãy tuần hoàn chu kỳ 1 khi và chỉ khi dãy đó là một dãy hằng.
Tương tự, ta cũng có định nghĩa về dãy tuần hoàn nhân tính.

Định nghĩa 7.5. Dãy số {un } được gọi là một dãy tuần hoàn nhân tính nếu tồn
tại số nguyên dương s (s > 1) sao cho

usn = un , ∀n ∈ N. (7.20)

Số nguyên dương s nhỏ nhất để dãy {un } thoả mãn (7.20) được gọi là chu kỳ cơ
sở của dãy.
Bài toán 7.8. Chứng minh rằng dãy {un } tuần hoàn (cộng tính) chu kỳ 2 khi
và chỉ khi dãy có dạng
1
un = [α + β + (α − β)(−1)n+1], α, β ∈ R. (7.21)
2
7.4. Nội suy trong dãy số 290

Giải. Giả sử u0 = α, u1 = β và un+2 = un , ∀n ∈ N. Khi đó ta thấy ngay (bằng


quy nạp toán học) dãy {un } có dạng (7.21). Ngược lại, mọi dãy xác định theo
(7.21) là một dãy tuần hoàn chu kỳ 2.

Bài toán 7.9. Chứng minh rằng dãy {un } tuần hoàn nhân tính chu kỳ 2 khi và
chỉ khi dãy có dạng
(
tuỳ ý với n lẻ,
un =
u2k+1 với n = 2m (2k + 1), m ∈ N∗, k ∈ N.

Giải. Chứng minh được suy trực tiếp từ hệ thức truy hồi.

Bài toán 7.10. Chứng minh rằng dãy {un } tuần hoàn chu kỳ 3 khi và chỉ khi
dãy có dạng

1 2nπ 3 2nπ
un = [α+β+γ+(−α−β+2γ)] cos + (α−β) sin , α, β, γ ∈ R. (7.22)
3 3 2 3

Giải. Giả sử u0 = α, u1 = β, u2 = γ và un+3 = un , ∀n ∈ N. Khi đó, ta thấy


ngay (bằng quy nạp toán học) dãy {un } có dạng (7.22) .
Ngược lại, mọi dãy xác định theo (7.22) là một dãy tuần hoàn chu kỳ 3 vì

α, β, γ, α, β, γ, . . . .

Bài toán 7.11. Cho k ∈ Q \ Z. Chứng minh rằng dãy số {un } xác định theo
công thức
u0 = 1, u1 = −1, un+1 = kun − un−1 , n ∈ N∗
không là một dãy tuần hoàn.

Giải. Khi |k| > 2 thì

|un+1 | > |k||un| − |un−1 | > 2|un | − |un−1 |.

Nếu luôn luôn xảy ra |un | < |un−1 | với mọi n ∈ N∗ thì ta có ngay điều phải chứng
minh. Nếu xảy ra |um | > |um−1 | > 0 thì suy ra

|um | < |um+1 | < · · ·

và do đó dãy {un } không là một dãy số tuần hoàn.


p
Xét |k| 6 2 với k = , (p, q) = 1, 2 6 q ∈ Z∗ , p ∈ Z. Bằng quy nạp theo n ta
q
thu được
pj
uj = j−1 , pj ∈ Z, (pj , q) = 1, ∀j ∈ {1, . . ., n}.
q
7.4. Nội suy trong dãy số 291

Từ đó suy ra
p pn+1
un+1 = un − un−1 = n ,
q q
trong đó
pn+1 = ppn − q 2pn−1 ∈ Z
và (pn+1 , q) = 1. Do q > 2 nên un 6= um khi n 6= m và dãy {un } không là dãy số
tuần hoàn.

Bài toán 7.12. Xác định các giá trị của k ∈ Q để dãy số {un } xác định theo
công thức
u0 = 1, u1 = −1, un+1 = kun − un−1 , n ∈ N∗
là một dãy số tuần hoàn.
p
Giải. Theo kết quả của Bài toán 7.11, khi |k| > 2 và |k| 6 2, k = với (p, q) = 1,
q
2 6 q ∈ Z∗ thì dãy {un } không là dãy số tuần hoàn.
Xét |k| 6 2 và k ∈ Z.
Với k = 2 thì {un } là một cấp số cộng với công sai bằng −2 nên hiển nhiên dãy
{un } không là dãy tuần hoàn.
Với k = 1 thì {un } là dãy tuần hoàn chu kỳ 6 :

u2 = −2, u3 = −1, u4 = 1, u5 = 2, u6 = 1, u7 = −1, . . . .

Với k = 0 thì {un } là dãy tuần hoàn chu kỳ 4 :

u0 = 1, u1 = −1, u2 = −1, u3 = 1, u4 = 1, u5 = −1, . . . .

Với k = −1 thì {un } là dãy tuần hoàn chu kỳ 3 :

u0 = 1, u1 = −1, u2 = 0, u3 = 1, u4 = −1, . . . .

Với k = −2 thì {un } là dãy tuần hoàn chu kỳ 2 :

u0 = 1, u1 = −1, u2 = 1, u3 = −1, u4 = 1, . . ..

Định nghĩa 7.6. a) Dãy số {un } được gọi là một dãy phản tuần hoàn (cộng
tính) nếu tồn tại số nguyên dương l sao cho

un+l = −un , ∀n ∈ N. (7.23)

Số nguyên dương l nhỏ nhất để dãy {un } thoả mãn (7.23) được gọi là chu kỳ cơ
sở của dãy.
7.4. Nội suy trong dãy số 292

b) Dãy số {vn } được gọi là một dãy phản tuần hoàn nhân tính nếu tồn tại số
nguyên dương s (s > 1) sao cho

vsn = −vn , ∀n ∈ N. (7.24)

Số nguyên dương s (s > 1) nhỏ nhất để dãy {vn } thoả mãn (7.24) được gọi là
chu kỳ cơ sở của dãy.

Nhận xét 7.3. a) Dãy phản tuần hoàn với chu kỳ l là một dãy tuần hoàn chu
kỳ 2l.
b) Dãy phản tuần hoàn nhân tính chu kỳ s là một dãy tuần hoàn nhân tính chu
kỳ 2s.

Bài toán 7.13. Chứng minh rằng mọi dãy {un } phản tuần hoàn chu kỳ r đều
có dạng
1
un = (vn − vn+r ) với vn+2r = vn . (7.25)
2
Giải. Giả sử un+r = −un , ∀n ∈ N. Khi đó, ta thấy ngay rằng dãy {un } tuần
hoàn chu kỳ 2r và
1
un = (un − un+r ),
2
tức là có dạng (7.25).
Ngược lại, kiểm tra trực tiếp, ta thấy mọi dãy xác định theo (7.25) đều là dãy
phản tuần hoàn chu kỳ r.

Bài toán 7.14. Cho f (x) là một đa thức với deg f = k > 1, f (x) ∈ Z ứng với
mọi x ∈ Z. Ký hiệu r(k) = min{2s | s ∈ N∗, 2s > k}. Chứng minh rằng dãy số
{(−1)f (k)} (k = 1, 2, . . .) là dãy tuần hoàn với chu kỳ r(k).

Giải. Ta có k!f (x) ∈ Z[x]. Biểu diễn f (x) dưới dạng


   
x x
f (x) = a0 + a1 + · · · + ak ,
1 k

trong đó  
x x(x − 1) · · · (x − k + 1)
= .
k k!
Ta cần chứng minh f (x + r(k)) − f (x) chia hết cho 2 với mọi x ∈ Z.
Nhận xét rằng    
x + 2s x
Mi = −
i i
7.4. Nội suy trong dãy số 293

chia hết cho 2 với mọi i ∈ N∗ , 2s > i, x ∈ Z. Thật vậy, ta có


1h s i
Mi = (2 + x)(2s + x − 1) . . .(2s + x − i + 1) − x(x − 1) . . . (x − i + 1) .
i!

Tử số hiển nhiên chia hết cho 2s . Mặt khác, số mũ của 2 trong khai triển của i!

∞ h
ii X i
X ∞
< = i 6 2s ,
2j 2j
j=1 j=1

nên Mi chia hết cho 2 với mọi i ∈ N∗ , i 6 2s , x ∈ Z. Từ đó suy ra


   
x + r(k) x
Ti = −
i i

chia hết cho 2 với mọi i ∈ Z, i 6 k, ∀x ∈ Z. Do aj ∈ Z nên

k
X
f (x + r(k)) − f (x) = aj Tj
j=0

chia hết cho 2, điều phải chứng minh.

Bài toán 7.15. Xác định dãy số {un } thoả mãn điều kiện

u2n+1 = 3un , ∀n ∈ N. (7.26)

Giải. Đặt n + 1 = m, m = 1, 2, . . .. Khi đó có thể viết (7.26) dưới dạng

u2m−1 = 3um−1 , ∀m ∈ N∗

hay
v2m = 3vm , ∀m ∈ N∗ (7.27)
với
vm = um−1 , ∀m ∈ N∗ . (7.28)
Từ (7.27) ta có v0 = 0. Đặt vm = mlog2 3 ym , m ∈ N∗. Khi đó (7.27) có dạng

y2m = ym , m ∈ N∗ .

Vậy {ym } là một dãy tuần hoàn nhân tính chu kỳ 2. Khi đó theo Bài toán 7.9 ta
có (
tuỳ ý với n lẻ,
yn =
y2k+1 với n có dạng 2m (2k + 1), m ∈ N∗, k ∈ N.
7.4. Nội suy trong dãy số 294

Từ đó suy ra
um = vm+1 = mlog2 3 ym+1 ,
với (
tuỳ ý với n lẻ,
yn =
y2k+1 với n có dạng 2m (2k + 1), m ∈ N∗, k ∈ N.

Bài toán 7.16. Xác định dãy {un } thoả mãn điều kiện

u2n+1 = −3un + 4, ∀n ∈ N. (7.29)

Giải. Đặt n + 1 = m, m = 1, 2, . . .. Khi đó có thể viết (7.29) dưới dạng

u2m−1 = −3um−1 + 4, ∀m ∈ N∗

hay
v2m = −3vm + 4, ∀m ∈ N∗ (7.30)
với vm = um−1 .
Đặt vm = 1 + xm . Khi đó (7.30) có dạng

x2m = −3xm , ∀m ∈ N∗ . (7.31)

Đặt xm = mlog2 3 ym , m ∈ N∗. Khi đó (7.31) có dạng

y2m = −ym , m ∈ N∗ .

Vậy {ym } là một dãy phản tuần hoàn nhân tính chu kỳ 2.
Khi đó, theo Bài toán 7.9, ta có


tuỳ ý với n lẻ,
yn = −y2k+1 với n có dạng 22m+1 (2k + 1), m, k ∈ N,


y2k+1 với n có dạng 22m (2k + 1), m ∈ N∗, k ∈ N.

Từ đó suy ra
um = vm+1 = 1 + (m + 1)log2 3 ym+1 ,
với 

tuỳ ý với n lẻ,
yn = −y2k+1 với n có dạng 22m+1 (2k + 1), m, k ∈ N,


y2k+1 với n có dạng 22m (2k + 1), m ∈ N∗, k ∈ N.
7.4. Nội suy trong dãy số 295

Bài toán 7.17 (Lupas). Cho dãy số thực {x1, x2, . . . , xn}, n > 10, thoả mãn
điều kiện
x1 > x2 > . . . > x10 = 38 > . . . > xn

n
X n
X
xj = 2n, x2j = 10n.
j=1 j=1

Chứng minh rằng n 6∈ {2005, 2006, 2007}.


Giải. Ta chỉ ra rằng n > 2170. Giả sử
n n
1X X X
x̄ = xk = 2, ∆ := n (xk − x̄)2 = 6n2 = (xi − xj )2
n
k=1 i=1 1 i<j n


x1 − x̄ > xk0 − x̄ > 0 > xk0 +1 − x̄ > . . . > xn − x̄.
Pn
Nếu 2 6 1 + k0 6 p 6 n, mp := (xi − x̄), thì
i=p

mp 6 (n − p + 1)(xp − x̄) 6 0

(xp − x̄)2 6 . . . 6 (xn − x̄)2 .
Tương tự, từ hệ thức
p−1 
X  n
X
n 2 mp 2
∆= m +n xi − x̄ + +n (xi − x̄)2
p−1 p p−1
i=1 i=p

n(n − p + 1)2
> (xp − x̄)2 + n(n − p + 1)(xp − x̄)2,
p−1
ta suy ra r
1 p−1
xp > x̄ − ∆.
n n−p+1
Lập luận tương tự, ta thu được( thay xk bởi −xn+1−k ) tức là ứng với mọi k ∈
{2, 3, . . . , n − 1}, ta có
r r
1 k−1 1 n−k
x̄ − ∆ ≤ xk 6 x̄ + ∆. (7.32)
n n−k+1 n k
Trong (7.32) ta chọn k = 10. Từ x̄ = 2, ∆ = 6n2 , ta thu được
r
6(n − 10)
36 6 ,
10
hay n > 2170. Điều này có nghĩa là n 6∈ {2005, 2006, 2007}.
7.4. Nội suy trong dãy số 296

Bài toán 7.18 (Lupas). Giả sử n > 3 và dãy số x1 , x2, . . . , xn thoả mãn điều
kiện  √

 max xj − min xj = n,
j j

 x1 + x2 + ... + xn = 0,
 2
x1 + x22 + ... + x2n = 10 .
Xác định các giá trị có thể có của n ?

Giải. Ký hiệu
n n
!2
X X X
∆ := (xi − xj )2 = n x2k − xk .
1≤i<j≤n k=1 k=1

Nếu d := max xj − min xj , thì hiển nhiên


j j
s r
∆ 2
 n   n+1  ≤ d 6 ∆,
2 2
n

với [·] là ký hiệu phần nguyên của một số. Trong trường hợp đang xét thì ∆ = 10n,
nên hni n + 1
10 6 và n 6 20 .
2 2
Bất đẳng thức cuối này cho ta 7 6 n 6 20, và n ∈ {7, 8, . . ., 20} .

Bài toán 7.19 (Lupas). Cho dãy số đơn điệu tăng {Xn }∞
n=0 thoả mãn điều kiện

(n − 1)Xn = nXn−2 , n = 2, 3, . . . , X0 = 2.

Chứng minh rằng X1 = π.


√ Γ(n + 12 )
Giải. Ký hiệu Wn = n . Sử dụng tính lồi logarit của hàm Gamma,
Γ(n + 1)
ta có
1 Γ(n + 12 ) 1
q 6 6 √ , (n > 1). (7.33)
n+ 1 Γ(n + 1) n
2

1
Điều này cho ta q 6 Wn 6 1, nên lim Wn = 1 . Dễ thấy
1 n→∞
1+ 2n

2 nπ
X2n = , (n > 1)
Wn
7.4. Nội suy trong dãy số 297


2n + 1
X2n+1 = √ X 1 Wn .

Vì rằng n > 2, ta có
Xn Xn−1 Xn−1 Xn−2
= ,
n n−1
nên  ∞
Xn Xn−1
n n=1
Xn Xn−1
là một dãy hằng. Do vậy X1 = . Suy ra
2n
2
Xn−1 X2
6 X1 6 n ,
2n 2n
nên
2
X2n X2
6 X1 6 2n
2(2n + 1) 4n
hay
2n π
π 6 X1 6 2 .
(2n + 1)Wn2 Wn
Cho n → ∞ ta thu được X1 = π.

Bài tập
Bài 7.1. Xác định tất cả các hàm số liên tục f : R → R+ chuyển đổi mọi cấp
số cộng {xn } thành cấp số nhân {yn } với yn = f (xn ), ∀n ∈ N.

Bài 7.2. Xác định tất cả các hàm số liên tục f : R → R+ chuyển đổi mọi cấp
số cộng {xn } thành cấp số điều hoà {yn } với yn = f (xn ), ∀n ∈ N.

Bài 7.3. Xác định tất cả các hàm số liên tục f : R+ → R+ chuyển đổi mọi cấp
số điều hoà {xn } thành cấp số nhân {yn } với yn = f (xn ), ∀n ∈ N.

Bài 7.4. Xác định tất cả các hàm số liên tục f : R+ → R+ chuyển đổi mọi cấp
số điều hoà {xn } thành cấp số điều hoà {yn } với yn = f (xn ), ∀n ∈ N.

Bài 7.5. Xác định tất cả các hàm số liên tục f : R+ → R chuyển đổi mọi cấp
số điều hoà {xn } thành cấp số cộng {yn } với yn = f (xn ), ∀n ∈ N.
7.4. Nội suy trong dãy số 298

Bài 7.6. Xác định tất cả các hàm số liên tục f : R+ → R+ chuyển đổi mọi dãy
dương {xn } thoả mãn điều kiện
s
x2n+2 + x2n
xn+1 =
2

thành cấp số nhân {yn } với yn = f (xn ), ∀n ∈ N.

Bài 7.7. Xác định dãy {un } thoả mãn điều kiện

u2n+1 = −3un−1 + 2, ∀n ∈ N∗.

Bài 7.8. Xác định dãy {un } thoả mãn điều kiện

u3n+2 = 2un − 4, ∀n ∈ N.

Bài 7.9. Xác định dãy {un } thoả mãn điều kiện

u4n = −3un + 4, ∀n ∈ N.

Bài 7.10. Xác định dãy {un } thoả mãn điều kiện

u5n − un = a, ∀n ∈ N∗ .

Bài 7.11. Xác định dãy {un } (theo a, b, c, d) thoả mãn điều kiện

uan+b = cun + d, ∀n ∈ N.

Bài 7.12. Xét dãy số {vn } được xác định bởi

2vn (vn ln 2 − 1) + 1
v0 = a, vn+1 = , ∀n ∈ N.
2vn ln 2 − 1

a) Chứng minh rằng với a < log2 log2 e thì dãy {vn } tăng và bị chặn trên bởi
0.
b) Chứng minh rằng với a > log2 log2 e thì dãy {vn } giảm và bị chặn dưới bởi
1.

Bài 7.13. Cho a1 = a ∈ R và an+1 = an .an−1 , ∀n ∈ N∗. Hỏi với giá trị nào của
a thì dãy {an } là một dãy đơn điệu.

Bài 7.14. Cho


n + 1 22 23 2n 
Sn = n+1 2 + + + ···+ .
2 2 3 n
Chứng minh rằng dãy {Sn } là một dãy đơn điệu giảm và bị chặn dưới bởi 0.
7.4. Nội suy trong dãy số 299

Bài 7.15. Các dãy số {xn } và {yn } được xác định như sau :

x1 = a > 0, y1 = b > 0,
xn−1 + yn−1 √
xn = , yn = xn−1 yn−1 , khi n > 2.
2
Chứng tỏ rằng dãy {xn } đơn điệu giảm và dãy {yn } đơn điệu tăng.
Bài 7.16. Cho a, b, c ∈ Z, a chẵn, b lẻ. Chứng minh rằng với mọi n ∈ N∗ luôn
tồn tại x ∈ N∗ sao cho ax2 + bx + c chia hết cho 2n .
Bài 7.17. Cho P (x) ∈ Z[x] và A = {a1, a2, . . . , an } ⊆ N∗. Biết rằng với mọi
k ∈ Z luôn tồn tại ai ∈ A sao cho aj | P (k). Chứng minh rằng tồn tại a ∈ A sao
cho P (k) chia hết cho a với mọi k ∈ Z.
Bài 7.18. Cho A = {0, 1, 2, . . . , 7} và P (x) ∈ A[x]. Biết rằng P (8) = 2001. Hãy
tính P (10) và P (7).
Bài 7.19. Cho A = {0, 1, 2}, P (x) ∈ A[x]. Biết rằng P (3) là số chính phương.
Chứng minh rằng trong số các hệ số của P (x) có ít nhất một hệ số bằng 1.
Bài 7.20. Dãy {xn } được xác định như sau :
(
x1 = 1990, x2 = 1989, x3 = 2000,
xn+3 = 19xn+2 + 9xn+1 + xn + 1991, với n ∈ N∗ .

Cho P (x) = 5xl992 + 5x1954 + 4x1975 + 8x1945 + 2x1930 + 11x2 + 48. Chứng minh
rằng tồn tại vô số số n ∈ N∗ sao cho P (xn ) chia hết cho 1992.
Bài 7.21. Dãy {xn } được xác định như sau :
√ √
(2 + 3)n − (2 − 3)n
xn = √ , ∀n ∈ N∗ .
2 3
Chứng minh rằng dãy {xn } nguyên. Xác định n để xn chia hết cho 3.
Bài 7.22. Chứng minh rằng với dãy Fibonassi {xn },

x1 = x2 = 1, xn+2 = xn+1 + xn với n ∈ N∗

luôn tồn tại bộ 3 số tự nhiên (a, b, c) (a > b, a > c) sao cho xn − nbcn luôn luôn
chia hết cho a.
Bài 7.23. Xét hàm số f : Z+ → Z+ thoả mãn các điều kiện :
(i) f (n + 1) hoặc bằng f (n) − 1 hoặc bằng 4f (n) − 1,
(ii) Với mỗi m ∈ Z+ cho trước, tồn tại n ∈ Z+ để f (n) = m.
Tính f (2002).
7.4. Nội suy trong dãy số 300

Bài 7.24. Giải phương trình

x3 = e với e, x ∈ X.

Bài 7.25. Giải phương trình

2x2 = e với e, x ∈ X.

Bài 7.26. Giải phương trình

4x3 − 3x = 0 với 0, x ∈ X.

Bài 7.27. Giải phương trình

x2 − 3x + 3 = 0 với 0, x ∈ X.

Bài 7.28. Giải phương trình

4x3 − 3x = e với e, x ∈ X.

Bài 7.29. Xác định công thức tính đạo hàm cấp n của một tích u = ab với
a, b ∈ X.

Bài 7.30. Xác định công thức tính đạo hàm cấp n của u = a−1 với a ∈ X,
a0 6= 0.

Bài 7.31. Chứng minh rằng đạo hàm của một nguyên hàm của dãy số luôn luôn
bằng chính dãy số đã cho.

Bài 7.32. Xác định các dãy số x = {xn } thoả mãn điều kiện

x(n) = 0 ∈ X.

Bài 7.33. Chứng minh rằng nếu ứng với mỗi đa thức

P (t) = p0 + p1t + p2 t2 + · · · + ps ts ,

ta đặt tương ứng (1 − 1) một dãy số

p = (p0, p1, p2, . . . , ps, 0, 0, . . .)

thì đa thức đạo hàm P 0 (t) sẽ tương ứng với dãy đạo hàm

p0 = (p1, 2p2, 3p3, . . . , sps , 0, 0, . . .).


7.4. Nội suy trong dãy số 301

Bài 7.34. Chứng minh rằng dãy {un } tuần hoàn chu kỳ 3 khi và chỉ khi dãy có
dạng

1 2nπ 3 2nπ
un = [α+β+γ+(−α−β+2γ)] cos + (α−β) sin , α, β, γ ∈ R. (7.34)
3 3 2 3

Bài 7.35. Chứng minh rằng mọi dãy {un } phản tuần hoàn chu kỳ r đều có dạng

1
un = (vn − vn+r ) với vn+2r = vn . (7.35)
2

Bài 7.36. Xác định dãy {un } thoả mãn điều kiện

u2n+1 = −3un + 4, ∀n ∈ N. (7.36)


Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Mậu,2006, Lý thuyết toán tử và phương trình tích phân kỳ dị,
NXB ĐHQG Hà Nội.

[2] Nguyễn Văn Mậu, 2004, Đa thức đại số và phân thức hữu tỷ, NXB Gíao
Dục.

[3] Nguyen Van Mau, Algebraic Elements and Boundary Value Problems in Lin-
ear Spaces, Vietnam National University Publishers, Hanoi 2005.

[4] Nguyen Van Mau, Pham Quang Hung, On a general classical interpolation
problem, Journal of Science−HU, 1993 (pages 2-6).

[5] Nguyễn Văn Mậu, 2006 Bất đẳng thức, định lý và áp dụng, NXB Gíao Dục.

[6] Walsh J. L., 1969 Interpolation and approximation by rational functions in


the complex domain, American Mathematical Society.

[7] Nguyễn Văn Mậu, 2002, Một số bài toán chọn lọc về dãy số, NXB Giáo Dục.

[8] Nguyễn Văn Mậu, Phạm Thị Bạch Ngọc, 2005, Một số bài toán chọn lọc về
lượng giác, NXB Giáo Dục.

[9] Titu Andreescu and Zuming Feng, 2000, Mathematical Olympiads, 1998-
1999: Problems and Solutions From Around the World, The Mathematical
Association of America.

[10] Hội Nghị Khoa Học "Các chuyên đề chọn lọc bồi dưỡng học sinh năng khiếu
Toán Hệ THPT Chuyên", Hà Nội 20-21/03/2004.

[11] Hội Nghị Khoa Học "Các chuyên đề chọn lọc trong Hệ THPT Chuyên", Hà
Nội 2005.

[12] Trần Nam Dũng, Gabriel Dospinescu, Mixing variables, 2005, Hội Nghị Khoa
Học "Các chuyên đề chọn lọc trong Hệ THPT Chuyên", Hà Nội 2005.

302
Tài liệu tham khảo 303

[13] Đỗ Thị Hồng Anh, 2005, Sử dụng Định lý Lagrange trong bất đẳng thức và
cực trị của hàm số và dãy số, Hội Nghị Khoa Học "Các chuyên đề chọn lọc
trong Hệ THPT Chuyên", Hà Nội 2005.

[14] Đặng Huy Ruận, 2005, Bài toán cực trị trong hình học, Hội Nghị Khoa Học
"Các chuyên đề chọn lọc trong Hệ THPT Chuyên", Hà Nội 2005.

[15] Trần Xuân Đáng, 2005, Đa thức với các hệ số nguyên và đồng dư thức Hội
Nghị Khoa Học "Các chuyên đề chọn lọc trong Hệ THPT Chuyên", Hà Nội
2005.

[16] Nguyễn Văn Tiến, 2004, Một số kỹ thuật chứng minh bất đẳng thức, Hội
thảo khoa học " 30 năm Việt Nam tham dự Olympic Toán quốc tế ", Hà Nội
2004.

You might also like