You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Tên tác giả:...

BÀI GIẢNG

ĐẠI SỐ SƠ CẤP

Buôn Ma Thuột - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

Tên tác giả:...

ĐẠI SỐ SƠ CẤP

Buôn Ma Thuột - 2023


Mục lục

Chương 1. ĐA THỨC 4
1.1 Định nghĩa đa thức và các khái niệm liên quan . . . . . . . . . . . 4
1.2 Các phép toán trên đa thức. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.3 Ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất của hai đa thức . . . . 6
1.3.1 Ước chung lớn nhất của hai đa thức . . . . . . . . . . . . . 7
1.3.2 Bội chung nhỏ nhất của hai đa thức . . . . . . . . . . . . . 8
1.4 Nghiệm của đa thức và đa thức bất khả quy . . . . . . . . . . . . 8
1.4.1 Nghiệm của đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.4.2 Đa thức bất khả quy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.5 Định lí cơ bản và ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.6 Công thức nội suy Lagrange . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.7 Định lí Viet . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.8 Đa thức với hệ số hữu tỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.8.1 Nghiệm hữu tỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.8.2 Đa thức bất khả quy trên trường số hữu tỉ . . . . . . . . . 15
1.9 Đa thức với hệ số thực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

Chương 2. PHƯƠNG TRÌNH - HỆ PHƯƠNG TRÌNH 30


2.1 Khái niệm phương trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.2 Phương trình tương đương, các phép biến đổi . . . . . . . . . . . 31
2.3 Phương trình có dấu giá trị tuyệt đối . . . . . . . . . . . . . . . . 33

1
2.4 Phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn . . . . . . . . . . . . . . . 33
2.5 Phương trình bậc ba, phương trình trùng phương . . . . . . . . . 35
2.5.1 Phương trình bậc ba . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.5.2 Phương trình trùng phương . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
2.6 Sơ lược về phương trình có chứa phần nguyên . . . . . . . . . . . 38
2.7 Một số phương trình bậc cao và phương pháp giải . . . . . . . . . 38
2.7.1 Phương trình bậc bốn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.7.2 Phương trình nhị thức bậc n . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
2.7.3 Phương trình tam thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
2.8 Phương trình vô tỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
2.9 Phương trình mũ và logarit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
2.9.1 Tóm tắt lí thuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
2.9.2 Phương trình mũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
2.9.3 Phương trình logarit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
2.10 Hệ phương trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
2.10.1 Định nghĩa hệ phương trình . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
2.10.2 Một số loại hệ phương trình đặc biệt và phương pháp giải 48

Chương 3. BẤT ĐẲNG THỨC, BẤT PHƯƠNG TRÌNH VÀ SƠ


LƯỢC VỀ PHƯƠNG TRÌNH HÀM 56
3.1 Bất đẳng thức và các tính chất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
3.1.1 Khái niệm về bất đẳng thức . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
3.1.2 Tính chất cơ bản của bất đẳng thức . . . . . . . . . . . . . 57
3.2 Các phương pháp chứng minh bất đẳng thức . . . . . . . . . . . . 57
3.2.1 Phương pháp dựa vào định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . 58
3.2.2 Phương pháp biến đổi tương đương . . . . . . . . . . . . . 58
3.2.3 Phương pháp quy nạp toán học . . . . . . . . . . . . . . . 59

2
3.2.4 Phương pháp sử dụng tam thức bậc hai . . . . . . . . . . 60
3.3 Các bất đẳng thức cơ bản. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
3.4 Các bài toán max min . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
3.5 Bất phương trình và các khái niệm cơ bản . . . . . . . . . . . . . 74
3.6 Bất phương trình có chứa giá trị tuyệt đối . . . . . . . . . . . . . 75
3.7 Bất phương trình vô tỷ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
3.7.1 Định nghĩa và các định lí biến đổi tương đương . . . . . . 75
3.7.2 Một số phương pháp giải bất phương trình chứa căn thức . 76
3.8 Bất phương trình mũ và logarit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
3.8.1 Bất phương trình mũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
3.8.2 Bất phương trình logarit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
3.9 Hệ bất phương trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
3.10 Sơ lược về phương trình hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
3.10.1 Nghiệm của phương trình hàm Cauchy cộng tính . . . . . 84
3.10.2 Bảng các hàm đặc trưng của hàm số sơ cấp . . . . . . . . 86

Tài liệu tham khảo 93

Chỉ mục 94

3
Chương 1

ĐA THỨC

1.1 Định nghĩa đa thức và các khái niệm liên quan

Định nghĩa 1.1.1. Một tổng đại số dạng P (x) = an xn +an−1 xn−1 +...+a1 x+a0 ,
với ai (i = 1, n) là các số thực hay phức, an ̸= 0 được gọi là đa thức bậc n, kí
hiệu deg P (x) = n.
Trong đó :

ai : Hệ số của xi .
ai xi : Các số hạng của đa thức.
an : Hệ số cao nhất (Hệ số bậc cao nhất của đa thức).
a0 : Hệ số tự do.
x : Biến số hay ẩn số.

Chú ý.
(1) Nếu an = 1 thì P (x) được gọi là đa thức dạng chuẩn tắc (đa thức đơn khởi,
đa thức monic).
(2) Nếu P (x) = C (C là hằng số khác 0) thì P (x) là đa thức bậc 0.
(3) Bậc của đa thức đồng nhất 0 được coi bằng −∞.
(4) Giá trị của đa thức tại x = c là: P (x) = an cn + an−1 cn−1 + ... + a1 c + a0 .

Định nghĩa 1.1.2. Hai đa thức cùng bậc P (x) và Q (x) được gọi là bằng nhau
nếu các hệ số của lũy thừa cùng bậc tương ứng bằng nhau.

Ví dụ 1.1.3. Cho P (x) = x5 − 6x3 + mx2 − 2 và Q (x) = x5 − nx3 + 7x2 − 2.


Đa thức P (x) bằng đa thức Q (x) khi và chỉ khi m = 7 và n = 6.

4
Định nghĩa 1.1.4 (Đa thức trên các tập số). Cho đa thức P (x) = an xn +
an−1 xn−1 + ... + a1 x + a0 . Nếu các hệ số
• ai ∈ Z thì kí hiệu P ∈ Z [x] .
• ai ∈ Q thì kí hiệu P ∈ Q [x] .
• ai ∈ R thì kí hiệu P ∈ R [x] .
• ai ∈ C thì kí hiệu P ∈ C [x] .
và ta gọi lần lượt đa thức P với hệ số nguyên (hữu tỉ, thực, phức).

1.2 Các phép toán trên đa thức.

Cho hai đa thức

P (x) = an xn + an−1 xn−1 + ... + a1 x + a0

Q (x) = bm xm + bm−1 xm−1 + ... + b1 x + b0

Đặt k = max {m, n}, chú ý rằng nếu m < k thì ta viết Q (x) dưới dạng hình
thức như sau: Q (x) = 0.xk + 0.xk−1 + ... + 0.xm+1 + bm xm + ... + b0 . Ta định
nghĩa các phép toán trên các các đa thức như sau:

Định nghĩa 1.2.1 (Phép cộng hai đa thức). Tổng của hai đa thức P (x) và Q (x)
kí hiệu là P (x) + Q (x) xác định bởi

P (x) + Q (x) = (ak + bk ) xk + (ak−1 + bk−1 ) xk−1 + ... + (a1 + b1 ) x + (a0 + b0 ) .

Ví dụ 1.2.2. Cho P (x) = x3 + 2x − 1 và Q (x) = x5 − 4x3 + x2 − 3, khi đó


P (x) + Q (x) = x5 − 3x3 + x2 + 2x − 4.

Định nghĩa 1.2.3 (Phép trừ hai đa thức). Hiệu của hai đa thức P (x) và Q (x)
kí hiệu là P (x) − Q (x) xác định bởi

P (x) − Q (x) = (ak − bk ) xk + (ak−1 − bk−1 ) xk−1 + ... + (a1 − b1 ) x + (a0 − b0 ) .

Chú ý.
1) deg (P + Q) ≤ max {deg P ; deg Q} (Ta viết P thay cho đa thức P (x)).
2) deg (P − Q) ≤ max {deg P ; deg Q}.

5
Định nghĩa 1.2.4 (Phép nhân hai đa thức). Tích của P (x) và Q (x) kí hiệu
P (x) .Q (x) là đa thức xác định bởi P (x) .Q (x) = cn+m xn+m + ... + c1 x + c0 .
Trong đó:
c0 = a0 b0 ,
c1 = a0 b1 + a1 b0
...
cm+n−1 = an bm−1 + an−1 bm
cm+n = an bm

Chú ý.
(1) deg (P Q) = m + n và deg (P ◦ Q) = mn trong đó P ◦ Q (x) = P (Q (x)).
(2) Nếu P (x) và Q (x) có cùng bậc n thì

P (x) .Q (x) = c2n x2n + c2n−1 x2n−1 + ... + c1 x + c0

với ck = a0 bk + a1 bk−1 + ... + ak b0 , k = 0, 2n.

Định nghĩa 1.2.5 (Phép chia hai đa thức). Cho hai đa thức P (x) và Q (x), khi
đó tồn tại cặp đa thức R (x) và S (x) duy nhất sao cho P (x) = Q (x) R (x)+S (x),
với deg r < deg g.
Ta gọi R (x) và S (x) lần lượt là thương và phần dư trong phép chia P (x)
cho Q (x).
Nếu S (x) = 0 thì ta nói P (x) chia hết cho Q (x), hay Q (x) chia hết P (x)
.
hoặc P (x) là bội của Q (x) (Q (x) là ước của P (x)), kí hiệu P ..Q hay Q|P .

1.3 Ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất


của hai đa thức

Ta nhắc lại các khái niệm cơ bản sau.


Ước chung của hai đa thức: Cho 2 đa thức P, Q ∈ K [x]. Đa thức U (x) được gọi
là ước chung của P (x) và Q (x) nếu P (x) và Q (x) đều chia hết cho U (x).

6
1.3.1 Ước chung lớn nhất của hai đa thức

Định nghĩa 1.3.1 (Ước chung lớn nhất của hai đa thức). Cho P, Q ∈ K [x];
P, Q ̸= 0. Đa thức d (x) được gọi là ước chung lớn nhất (ƯCLN) của P (x) và
Q (x), kí hiệu d (x) = (P (x) , Q (x)) nếu:
• d (x) là ước chung của P (x) và Q (x),
• d (x) chia hết cho mọi ước chung của P (x) và Q (x),
• Hệ số cao nhất của d (x) bằng 1.

Thuật toán Euclid.


Để tìm ƯCLN của hai đa thức, ta sử dụng thuật toán giống như thuật toán
Euclid để tìm ƯCLN của hai số nguyên. Giả sử P, Q là hai đa thức khác không
thuộc K [x], giả sử deg P ≥ deg Q. Từ định lí về phép chia có dư, ta có:

P = QG+R; Q = G1 R+R1 ; R = G2 R1 +R2 ; ...; Rk−2 = Gk Rk−1 +Rk ; Rk−1 = Qk+1 Rk

với deg Q > deg R > deg R1 > ..., do đó phải tồn tại số tự nhiên k khác không
.
để Rk−1 ..rk . Khi đó lấy Rk chia cho hệ số cao nhất của nó ta được d (x) chính là
ước chung lớn nhất của P và Q.

Định lý 1.3.2. Nếu P, Q là 2 đa thức khác không thuộc K [x] thì luôn tồn tại
duy nhất ƯCLN của chúng.

. .
Chứng minh. Giả sử d (x) và h (x) là hai ƯCLN của P và Q. Khi đó d..h và h..d
nên d = ch (c ∈ K, c ̸= 0). Vậy d và h cùng bậc, hơn nữa hệ số cao nhất của d
và h đều bằng 1, do đó c = 1 hay d = h.

Định lý 1.3.3. Cho P, Q là 2 đa thức khác không thuộc K [x]. Nếu


(P (x) , Q (x)) = d (x) thì tồn tại các đa thức u (x) và v (x) khác không sao cho
u (x) P (x) + v (x) Q (x) = d (x).
Ngược lại nếu đa thức d (x) là ước chung của P (x) và Q (x) và thỏa u (x) P (x)+
v (x) Q (x) = d (x) thì d (x) là ƯCLN của P (x) và Q (x).

Hệ quả 1.3.4. Hai đa thức P (x) và Q (x) nguyên tố cùng nhau khi và chỉ khi
tồn tại hai đa thức u (x) và v (x) khác không sao cho u (x) P (x)+v (x) Q (x) = 1.

7
1.3.2 Bội chung nhỏ nhất của hai đa thức

Định nghĩa 1.3.5. Cho P, Q ∈ K [x]; P, Q ̸= 0. Đa thức M (x) được gọi là bội
chung nhỏ nhất (BCNN) của P (x) và Q (x), kí hiệu M (x) = [P (x) , Q (x)] nếu:
1. M (x) là bội chung của P (x) và Q (x),
2. Nếu M ′ (x) là bội chung của P (x) và Q (x) thì M ′ (x) cũng là bội của M (x),
3. Hệ số cao nhất của M (x) bằng 1.

1.4 Nghiệm của đa thức và đa thức bất khả quy

1.4.1 Nghiệm của đa thức

Định nghĩa 1.4.1 (Nghiệm của đa thức). Nghiệm của đa thức P (x) trên trường
số K là số c ∈ K sao cho f (c) = 0.

Nhận xét 1.4.2. Nghiệm của P (x) là nghiệm của phương trình P (x) = 0.

Định lý 1.4.3 (Định lí Bézout). Dư của phép chia đa thức P ∈ K [x] cho x − c
là P (c) , c ∈ K.

Chứng minh. Theo định lí về phép chia có dư, ta có

P (x) = (x − c) Q (x) + R (x)

Trong đó R (x) = 0 hoặc deg R = 0. Suy ra R (x) là một hằng số thuộc K. Mặt
khác P (c) = (c − c) Q (c) + R (c) = R (c). Từ đó suy ra R (x) = P (c) hay dư là
số P (c) .

Sơ đồ Hoocne. Giả sử

P (x) = an xn + ... + a1 x + a0 ̸= 0.

Lấy P (x) chia cho x − c được thương là đa thức bậc n − 1 là:

Q (x) = bn−1 xn−1 + bn−2 xn−2 + ... + b1 x + b0 .

Khi đó P (x) = (x − c) Q (x) + r (r là một số). Do đó

an xn + an−1 xn−1 + ... + a1 x + a0 = (x − c) bn−1 xn−1 + ... + b1 x + b0 + r




8
Đồng nhất hệ số hai vế với lũy thừa cùng bậc ta được

an = bn−1 ; an−1 = bn−2 − cbn−1 ; an−2 = bn−3 − cbn−2 ; ...; a1 = b0 − cb1 ; a0 = r − cb0 .

Từ đó

bn−1 = an ; bn−2 = cbn−1 + an−1 ; ...; b0 = cb1 + a1 ; r = cb0 + a0 .

Ta có sơ đồ Hoocne như sau:

an an−1 ... a1 a0
c bn−1 cbn−1 + an−1 . . . cb1 + a1 cb0 + a0

Định nghĩa 1.4.4 (Nghiệm bội). Số c ∈ K gọi là nghiệm bội k, k ≥ 2 của đa


k
thức P (x) ∈ K [x] nếu P (x) = (x − c) Q (x) với Q (c) ̸= 0.

Chú ý. Nghiệm bội 2 được gọi là nghiệm kép. Nếu x = c không phải là nghiệm
bội thì x = c là nghiệm đơn.

Định lý 1.4.5. Cho P (x) , Q (x) ∈ K [x], deg Q = m và Q (x) có đúng m nghiệm
.
trong K. Khi đó P (x) ..Q (x) khi và chỉ khi hoặc P (x) ≡ 0 hoặc mọi nghiệm của
Q (x) đều là nghiệm của P (x) và mọi nghiệm bội k của Q (x) là nghiệm bội t
của P (x) với t ≥ k.

.
Chứng minh. Giả sử P (x) ..Q (x), nghĩa là P (x) = Q (x) .H (x). Nếu Q (x) =
k k
(x − c) H ′ (x) thì P (x) = (x − c) H (x) H ′ (x). Do đó c là nghiệm bội (bội k)
của Q (x) thì c là nghiệm bội t ≥ k của P (x).
Ngược lại, nếu tất cả các nghiệm của Q (x) là c1 , c2 , ..., cm (bội k được liệt kê
k lần). Khi đó Q (x) = an (x − c1 ) (x − c2 ) ... (x − cm ) với an là hệ số cao nhất
của Q (x). Từ giả thiết ta có P (x) = (x − c1 ) (x − c2 ) ... (x − cm ) H (x). Từ đó
.
suy ra P (x) ..Q (x).

1.4.2 Đa thức bất khả quy

Định nghĩa 1.4.6 (Đa thức bất khả quy). Cho P (x) ∈ K [x], deg P > 0. Ta nói
P (x) là đa thức bất khả quy trên K nếu P (x) không thể biểu diễn được thành
tích của hai đa thức có bậc không nhỏ hơn 1 với hệ số thuộc K. P (x) không bất
khả quy trên K thì P (x) được gọi là khả quy trên K.

9
Chú ý. Tính bất khả quy phụ thuộc vào trường cơ sở.
Ví dụ 1.4.7. 1. Đa thức x2 − 2 là bất khả quy trên Q nhưng khả quy trên R vì
√ √
x2 − 2 = (x − 2)(x + 2).
2. Đa thức x2 + 1 là bất khả quy trên R nhưng khả quy trên C vì x2 + 1 =
(x − i)(x + i).
3. Đa thức x4 + 1 khả quy trên R, vì

x4 + 1 = (x2 + 1)2 − 2x2


√ √
= (x2 − 2x + 1)(x2 + 2x + 1).

Tính chất 1.4.8. 1. Mọi đa thức bậc nhất đều bất khả quy trên mọi trường số.
2. Đa thức P (x) bất khả quy khi và chỉ khi mọi ước của nó đều là đa thức bậc
không hoặc là đa thức có dạng aP (x) với a là hằng số khác không.
3. Đa thức P (x) là bất khả quy trên K khi và chỉ khi mọi đa thức Q(x) ∈ K[x]
.
thì hoặc P (x)..Q(x) hoặc (P (x), Q(x)) = 1.
. .
4. Nếu P (x)Q(x)..R(x) mà (P (x), R(x)) = 1 thì Q(x)..R(x).
. . .
5. Nếu P (x) bất khả quy và P (x)Q(x)..R(x) thì hoặc P (x)..R(x) hoặc Q(x)..R(x).

Định lý 1.4.9 (Định lí về sự phân tích đa thức thành các đa thức bất khả quy).
Mỗi đa thức P (x) trên trường số K đều phân tích được thành tích các đa thức
bất khả quy, và sự phân tích đó là duy nhất nếu không kể đến thứ tự các nhân tử
và các nhân tử bậc không.

Định lý 1.4.10 (Tiểu chuẩn bất khả quy trên các trường số phức và thực). 1.
Trên các trường số phức C; đa thức bất khả quy khi và chỉ khi là đa thức bậc nhất.
Vì vậy mọi đa thức trên C có bậc lớn hơn không đều phân tích được thành tích
các đa thức bậc nhất.
2. Trên trường số phực R: Đa thức bất khả quy khi và chỉ khi hoặc là đa thức bậc
nhất hoặc bậc hai với biệt thức ∆ âm. Vì vậy mọi đa thức trên R có bậc lớn hơn
không đều phân tích được thành tích các đa thức bậc nhất hoặc bậc hai có ∆ < 0.

1.5 Định lí cơ bản và ứng dụng

Định lý 1.5.1. Nếu đa thức P ∈ K [x] có bậc n ≥ 1 thì P (x) không có quá n
nghiệm trên K.

10
Chứng minh. Giả sử P (x) có n + 1 nghiệm trên K là c1 , c2 , ..., cn+1 . Khi đó
n+1
Q
P (x) = Q (x) (x − ci ). Từ đó suy ra deg f ≥ n + 1, mâu thuẫn.
i=1
n
P
Định lý 1.5.2 (Định lí cơ bản của đại số). Mọi đa thức P (x) = ai xi trên
i=0
trường số phức có bậc lớn hơn hoặc bằng 1 đều có ít nhất một nghiệm phức.

Hệ quả 1.5.3. Mọi đa thức bậc n trên trường số phức đều có đúng n nghiệm
phức.

1.6 Công thức nội suy Lagrange

Cho đa thức P (x) có bậc nhỏ hơn n+1 và n+1 số thực phân biệt x1 , x2 , ..., xn+1 .
Khi đó P (x) được xác định duy nhất như sau:
n+1 n+1
X Y x − xj
P (x) = P (xi ). .
i=1 j=1
xi − xj
j̸=i

Chứng minh. Xét đa thức


n+1 n+1
X Y x − xj
Q (x) = P (x) − P (xi ). .
i=1 j=1
xi − xj
j̸=i

Khi đó deg Q (x) ≤ n và Q (xi ) = 0 có (n + 1) nghiệm xi . Do đó Q (x) ≡ 0.


Tính duy nhất của P (x) được suy ra ngay từ nhận xét rằng hai đa thức bậc nhỏ
hơn hoặc bằng n nhận giá trị bằng nhau tại n + 1 điểm thì chúng trùng nhau.

Chú ý.
Từ công thức trên, ta suy ra ngay kết quả quan trọng sau: Cho đa thức P (x)
có bậc không quá n và nhận giá trị hữu tỉ tại n + 1 số hữu tỉ khác nhau. Chứng
minh P (x) ∈ Q [x] .
Công thức nội suy Lagrange có thể dùng để:
• Tính giá trị của một đa thức tại một điểm (cho biết giá trị tại n + 1 điểm phân
biệt, tính giá trị tại điểm mới).
• Tính tổng liên quan đến các đẳng thức tổ hợp. Chứng minh các bất đẳng thức.
• Nội suy liên quan đến số hữu tỷ, đa thức nguyên.

11
Ví dụ 1.6.1. Tìm đa thức P (x) có bậc bé hơn hoặc bằng 4 sao cho P (1) = 1,
P (2) = 4, P (3) = 9, P (4) = 16, P (5) = 25.
Giải: Dùng công thức nội suy Lagrange thì
(x − 2)(x − 3)(x − 4)(x − 5) (x − 1)(x − 3)(x − 4)(x − 5)
P (x) = +4
(1 − 2)(1 − 3)(1 − 4)(1 − 5) (2 − 1)(2 − 3)(2 − 4)(2 − 5)
(x − 1)(x − 2)(x − 4)(x − 5) (x − 1)(x − 2)(x − 3)(x − 5)
+9 + 16
(3 − 1)(3 − 2)(3 − 4)(3 − 5) (4 − 1)(4 − 2)(4 − 3)(4 − 5)
(x − 1)(x − 2)(x − 3)(x − 4)
+ 25 .
(5 − 1)(5 − 2)(5 − 3)(5 − 4)
Thu gọn biểu thức, ta được P (x) = x2 .

1.7 Định lí Viet


n
ai xi (an ̸= 0) có n nghiệm
P
Định lý 1.7.1 (Định lí Viet). Nếu đa thức P (x) =
i=0
(thực hoặc phức) là x1 , x2 , ..., xn thì
−an−1


 x1 + x2 + ... + xn =
an



an−2


x1 x2 + x1 x3 + ... + xn−1 xn =


an



 ...
 n
(−1) a0


x1 x2 ...xn =


an
n
Q
Chứng minh. Ta biểu diễn Q (x) = an (x − ci ). Khi đó đồng nhất hệ số hai vế
i=1
ta được đpcm.

Định lý 1.7.2 (Định lí Viet đảo). Nếu như các số thực x1 , x2 , ..., xn thỏa mãn hệ
an−k
Sk = (−1)k , k = 1, n
k
n
ai xi
P
thì x1 , x2 , ..., xn là các nghiệm của đa thức P (x) =
i=0

Ví dụ 1.7.3. Tìm tất cả các nghiệm thực của hệ phương trình




 x + y + z = −1

x2 + y 2 + z 2 = 11


(x + y)(x + z)(y + z) = 8.

12
Giải: Hệ phương trình được viết lại như sau:


 x + y + z = −1

(x + y + z)2 − 2(xy + yz + zx) = 11


(x + y + z)(xy + yz + zx) − xyz = 8.

Hệ phương trình trên tương đương với x + y + z = −1; xy + yz + zx = −5 và


xyz = −3. Do đó x, y, z là nghiệm của phương trình X 3 + X 2 − 5X + 3 = 0.
Phương trình này có các nghiệm 1; −3, trong đó 1 là nghiệm kép. Vậy hệ có 3
nghiệm
(1, 1, −3), (1, −3, 1), (−3, 1, 1).

1.8 Đa thức với hệ số hữu tỉ

1.8.1 Nghiệm hữu tỉ


ri
Cho đa thức P (x) = an xn + an−1 xn−1 + ... + a1 x + a0 ∈ Q[x], trong đó ai = si
với si ∈ Z, Si ̸= 0, 0 ≤ i ≤ n. Đặt a = s0 s1 ...sn . Khi đó ta có a ̸= 0 và Q = aP là
một đa thức với hệ số nguyên. Vì P và Q chỉ khác nhau một nhân tử là hằng số
a ̸= 0 nên nghiệm của P và Q là như nhau. Vì vậy việc tìm nghiệm hữu tỉ của đa
thức hệ số hữu tỉ được quy về tìm nghiệm hữu tỉ của đa thức với hệ số nguyên.
r
Định lý 1.8.1. Cho P (x) = an xn + an−1 xn−1 + ... + a1 x + a0 ∈ Z[x]. Nếu s với
(r, s) = 1, là một nghiệm hữu tỉ của P thì r|a0 và s|an . Nói riêng, nếu an = ±1,
thì mọi nghiệm hữu tỉ của P đều là nghiệm nguyên.

r

Chứng minh. Nếu P s = 0 thì
 r n r
an + ... + a1 + a0 = 0.
s s
Khi đó ta có an rn + an−1 rn−1 s + ... + a1 rsn−1 + a0 sn = 0. Do đó ta có

an rn = −s an−1 rn−1 + an−2 srn−2 + ... + a1 sn−2 r + a0 sn−1 .




Như vậy s|an rn . Vì (r, s) = 1 nên s|an . Tương tự ta có

a0 sn = −r an rn−1 + an−1 rn−2 s + ... + a1 sn−1




Từ hệ thức này suy ra r|a0 sn . Vì (r, s) = 1 nên ta có r|a0 .

13
Nhận xét 1.8.2. 1. Vì mỗi hệ số a0 và an chỉ có hữu hạn các ước số nên từ định
lí trên ta thấy rằng để tìm nghiệm hữu tỉ của một đa thức hệ số nguyên ta chỉ
r
cần kiểm tra trên tập hợp hữu hạn các phần tử s với r|a0 và s|an .
2. Cho đa thức P (x) = an xn + an−1 xn−1 + ... + a1 x + a0 , nếu c là một nghiệm
của P thì an cn + an−1 xn−1 + ... + a1 x + a0 = 0. Nhân hai vế với an−1
n ta được

(an c)n + an an−1 (an c)n−1 + ... + an−2 n−1


n a1 (an c) + an a0 = 0.

Đặt b = an c thì b là nghiệm của đa thức monic với hệ số nguyên

Q = xn + an an−1 xn−1 + ... + an−2 n−1


n a1 x + an a0 .

Do đó để tìm nghiệm hữu tỉ của P ta chỉ việc tìm nghiệm nguyên của Q.

Ví dụ 1.8.3. 1. Chứng minh 7 5 là một số vô tỉ.

Ta thấy rằng 7 5 là một nghiệm của đa thức P (x) = x7 − 5. Theo Định lí
1.8.1, các nghiệm hữu tỉ nếu có của đa thức P (x) là ±1, ±5. Dễ thấy rằng các
giá trị này không phải là nghiệm của đa thức P (x). Vậy nghiệm của đa thức này

phải là vô tỉ, nói cách khác 7 5 là một số vô tỉ.
r
2. Cho đa thức P (x) = 2x3 + 5x2 − 4x − 3 ∈ Q[x]. Theo Định lí 1.8.1, nếu s là
r
một nghiệm hữu tỉ của P (x) thì r|3 và s|2. Do đó các giá trị của s chỉ có thể là
1 3
±1, ± , ±3, ± .
2 2
Tính toán trực tiếp ta tìm được 1, −3 là hai nghiệm của P (x). Chia f cho (x −
1)(x + 3) ta được thương là 2x + 1. Vậy

P (x) = (x − 1)(x + 3)(2x + 1).

3. Cho đa thức P (x) = x5 − 10x3 − 19x2 − 18x − 8 ∈ Q[x].


Dễ thấy rằng −1 là một nghiệm của P (x). Chia P (x) cho x + 1 ta được P (x) =
(x + 1)Q(x) với
Q(x) = x4 − x3 − 9x2 − 10x − 8.

Theo Định lí 1.8.1, nghiệm của Q(x) chỉ có thể là ±1, ±2, ±4, ±8. Tính toán
trực tiếp, ta thấy rằng −2, 4 là các nghiệm của Q(x). Chia Q(x) cho (x+2)(x−4)
ta được thương là x2 + x + 1. Vậy ta có

P (x) = (x + 1)(x + 3)(x − 4)(x2 + x + 1)

là một phân tích P (x) thành tích của các đa thức bất khả quy trong Q[x].

14
1.8.2 Đa thức bất khả quy trên trường số hữu tỉ

Ta nhận thấy rằng nhận biết các đa thức bất khả quy trong R[x] và C[x] khá
đơn giản. Tuy nhiên việc nhận biết các đa thức bất khả quy trong Q[x] khá phức
tạp.
Ta biết rằng mọi đa thức P với hệ số hữu tỉ đề tồn tại một số nguyên a ̸= 0
sao cho Q = aP là đa thức với hệ số nguyên. Nghĩa là, trong vành Q[x], mọi đa
thức P đều liên kết với một đa thức Q với hệ số nguyên. Khi đó P bất khả quy
trên Q khi và chỉ khi Q cũng bất khả quy trên Q. Như vậy ta chỉ cần khảo sát
tính bất khả quy trên Q của đa thức với hệ số nguyên.
Trước tiên ta cần một số khái niệm và kết quả.

Định nghĩa 1.8.4. Cho P ∈ Z[x] không phải đa thức hằng. Đa thức P được gọi
là nguyên bản nếu 1 là ước chung lớn nhất của các hệ số của P .

Nhận xét 1.8.5. Cho đa thức Q với hệ số nguyên. Ký hiện d là ước số chung
lớn nhất của các hệ số của Q. Khi đó đa thức P = d1 Q là đa thức nguyên bản.
Như vậy mọi đa thức với hệ số hữu tỉ đều liên kết với một đa thức nguyên bản.

Bổ đề 1.8.6. (Bổ đề Gauss) Tích của hai đa thức nguyên bản là một đa thức
nguyên bản.

Chứng minh. Cho hai đa thức nguyên bản

Q = b0 + b1 x + ... + bm xm ,

R = c0 + c1 x + ... + cn xn .
Để chứng minh bổ đề ta chỉ cần chứng tỏ rằng với số nguyên tố p tùy ý thì p
không là ước của tất cả các hệ số của đa thức tích QR. Vì Q và R nguyên bản
nên p không chia hết tất cả các hệ số của Q và R, gọi i là chỉ số nhỏ nhất sao
cho bi không chia hết cho p và j là chỉ số nhỏ nhất sao cho cj không chia hết cho
p. Hệ số ai+j của xi+j trong đa thức QR là

ai+j = bi+j c0 + ... + bi+1 cj−1 + bi cj + bi−1 cj+1 + b0 ci+j ,

trong đó bs = 0 với s > m và ct = 0 với t > n. Vì p chia hết c0 , ..., cj−1 và


bi−1 , ..., b0 nên p chia hết

bi+j c0 + ... + bi+1 cj−1 + ... + bi cj + bi−1 cj+1 + ... + b0 ci+j

15
nhưng p không chia hết cho bi cj , do đó p không chia hết hệ số ai+j . Bổ đề được
chứng minh.

Định lý 1.8.7. Cho đa thức P ∈ Z[x]. Nếu P phân tích được trong Q[x] thành
tích của hai đa thức có bậc m và n thì P cũng phân tích được trong Z thành tích
của hai đa thức có bậc m và n.

Chứng minh. Giả sử P = Q1 R1 là tích của hai đa thức trong Q[x], trong đó
degQ1 = m và degR1 = n. Khi đó Q1 và R1 liên kết với các đa thức nguyên bản
Q và R. Tức là Q1 = uv Q và R1 = rs R, trong đó u, v, r, s ∈ Z. Khi đó ta có
 u   r  ur p
P = Q R = QR = QR
v s vs q
pai
với p, q nguyên tố cùng nhau. Nếu ai là các hệ số của QR thì q là hệ số của P
và là một số nguyên. Vì p, q nguyên tố cùng nhau nên q chia hết ai . Theo Bổ đề
1.8.6, đa thức QR là nguyên bản nên các hệ số ai của QR chỉ có ước chung là
±1 nên q = ±1. Vậy P = ±pQR và định lý được chứng minh.

Ví dụ 1.8.8. 1. Chứng minh đa thức f = x4 + x2 − 5x + 1 bất khả quy trên Q.


Theo Định lí 1.8.1, nghiệm hữu tỉ của đa thức f chỉ có thể là ±1. Kiểm tra
trực tiếp, ta thấy chúng không phải là nghiệm, vì vậy f không có nhân tử bậc
nhất trong Q[x]. Do đó nếu f khả quy thì f có thể phân tích thành tích của hai
đa thức bậc hai. Theo Định lí 1.8.7 ta có thể chọn nhân tử là các đa thức bậc hai
nguyên bản. Khi đó ta có

x4 + x2 − 5x + 1 = x2 + ax + b x2 + cx + d
 

= x4 + (a + c) x3 + (b + c + ac) x2 + (bd + ac)x + bd,

trong đó a, b, c, d ∈ Z. Vì vậy ta có hệ phương trình sau




 a+c=0


b + d + ac = 1



bc + ad = −5


bd = 1.

Vì b, d là các số nguyên và bd = 1 nên ta có b = d = ±1, do đó −5 = bd + ac =


±(c + a), mâu thuẫn với a + c = 0. Vậy f không thể phân tích thành tích hai đa
thức bậc hai trong Q[x] và do đó nó bất khả quy trên Q.

16
2. Chứng minh đa thức f = x5 + x4 + x − 1 bất khả quy trên Q. Theo Định lí
1.8.1, nghiệm hữu tỉ của đa thức f chỉ có thể là ±1. Kiểm tra trực tiếp, ta thấy
±1 không phải là nghiệm của f , do đó f không có nhân tử bậc nhất trong Q[x].
Như vậy nếu f khả quy thì f phân tích thành tích của một nhân tử bậc hai và
một nhân tử bậc ba. Theo Định lí 1.8.7 ta có thể chọn nhân tử là các đa thức
nguyên bản. Khi đó ta có

f = (x2 + ax + b)(x3 + cx2 + dx + f ),

trong đó a, b, c, d, f ∈ Z. Tính toán từ hệ thức trên ta được hệ




 a+c=1


b + d + ac = 0





ad + bc + f = 0


af + bd = 1






bf = −1.

Vì b, f là các số nguyên và bf = −1 nên ta có b = −f = ±1. Nếu b = −f = 1


thì af + bd = d − a = 1 và a + c = 1 nên d = a + 1 và c = 1 − a. Khi đó ta có

0 = b + d + ac = 1 + a + 1 + a(1 − a)
= 2 + 2a − a2 = 3 − (a − 1)2

nên a + 1 = ± 3 mâu thuẫn với a là số nguyên. Nếu b = −f = −1 thì af + bd =
a − d = 1 và a + c = 1 nên d = a − 1 và c = 1 − a. Khi đó ta có

0 = b + d + ac = −1 + a − 1 + a(1 − a)
= −2 + 2a − a2 = −1 − (a − 1)2 < 0.

Đây là một mâu thuẫn. Vậy f không thể phân tích thành tích của một nhân tử
bậc hai và một nhân tử bậc ba trong Q[x] và do đó nó bất khả quy trên Q.

Định lí sau cho ta một điều kiện để một đa thức đã cho là bất khả quy trên
Q.

Định lý 1.8.9 (Tiêu chuẩn Eisenstein). Cho đa thức P (x) = an xn + an−1 xn−1 +
... + a1 x + a0 là đa thức với hệ số nguyên. Nếu tồn tại số nguyên tố p thỏa mãn
đồng thời các điều kiện sau:

17
(1) an không chia hết cho p.
(2) a0 chia hết cho p nhưng không chia hết cho p2 .
(3) a1 , a2 , ..., an−1 chia hết cho p
thì đa thức P (x) bất khả quy trên Q.

Chứng minh. Giả sử P khả quy trên Q. Khi đó, P được phân tích thành tích hai
đa thức trong Z[x], nghĩa là P = (b0 + b1 x + ...br xr )(c0 + c1 x + ... + cs xs ), trong
đó bi , cj ∈ Z, s > 0, r + s = n. Vì a0 = b0 c0 và p0 |a0 , p2 ∤ a0 nên p là ước của một
trong hai số b0 hoặc c0 và không là ước đồng thời cả hai số b0 và c0 . Vì vai trò
của b0 và c0 như nhau nên ta có thể giả thiết p|b0 và p ∤ c0 .
Ta nhận thấy rằng p không thể là ước của tất cả các hệ số b0 , b1 , ..., br vì nếu
ngược lại, p là ước của tất cả các hệ số b0 , b1 , ..., br thì p là ước của an . Điều này
mâu thuẫn giả thiết. Ký hiệu t là số nguyên dương nhỏ nhất sao cho p không là
ước của bt , 1 ≤ t ≤ r < n. Khi đó

at = b0 ct + b1 ct−1 + ... + bt−1 c1 + bt c0 .

Vì p ∤ bt và p ∤ c0 nên p ∤ bt c0 . Theo cách chọn của t ta có p|b0 , p|b1 , ..., p|bt−1 nên
từ hệ thức trên suy ra p ∤ at . Điều này mâu thuẫn với giả thiết p|at . Định lí được
chứng minh.

Ví dụ 1.8.10. 1. Các đa thức 3x5 +6x3 −4x2 +10x−6 và 5x8 +12x3 −2 là bất khả
quy trên Q theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 2. Đa thức 4x7 −6x5 +18x4 −12x+15
bất khả quy trên Q theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 3.
2. Cho đa thức f = x5 + x4 + x − 1 trong Q[x].
Ta không thể áp dụng tiêu chuẩn Eisenstein cho đa thức f . Ta nhận xét rằng
nếu f = f (x) và g = f (x + a) với a là hằng số hữu tỉ tùy ý thì f bất khả quy
trên Q khi và chỉ khi g bất khả quy trên Q vì nếu f (x) = h(x)k(x) thì g(x) =
h(x + a)k(x + a) và ngược lại nếu g(x) = h(x)k(x) thì f (x) = h(x − a)k(x − a).
Lấy a = 1, ta có

g = f (x + 1) = (x + 1)5 + (x + 1)4 + (x + 1) − 1
= x5 + 6x4 + 14x3 + 16x2 + 10x + 2.

Khi đó g là bất khả quy trên Q[x] theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 2. Do nhận
xét trên nên f = x5 + x4 + x − 1 là đa thức bất khả quy trên Q.

18
1.9 Đa thức với hệ số thực

Mệnh đề 1.9.1. Nếu z là một nghiệm phức của một đa thức hệ số thực thì số
phức liên hợp z cũng là một nghiệm của đa thức đó.

Chứng minh. Giả sử z là một nghiệm phức của đa thức

P (x) = an xn + an−1 xn−1 + ... + a1 x + a0 ,

trong đó ai ∈ R với i = 0, n. Khi đó ta có P (z) = an z n +an−1 z n−1 +...+a1 z +a0 =


0. Vì liên hợp của một số thực bằng chính nó nên lấy liên hợp hai vế của đẳng
thức này ta được

an z n + an−1 z n−1 + ... + a1 z + a0 = 0 = 0.

Vậy z cũng là một nghiệm của P (x).

Hệ quả 1.9.2. Đa thức bất khả quy trên R chỉ là các đa thức bậc nhất hoặc các
đa thức bậc hai có biệt số âm.

Chứng minh. Trường hợp đa thức bậc nhất là bất khả quy thì hiển nhiên. Giả
sử P (x) ∈ R[x] là đa thức bậc hai có biệt số âm, khi đó đa thức P (x) không thể
phân tích thành tích hai đa thức bậc một nên P (x) bất khả quy trên R[x].
Nếu P (x) là đa thức có bậc n > 2, theo Định lí ..., P (x) có một nghiệm phức
z. Nếu z là một nghiệm thực thì P (x) được phân tích trong R[x] thành tiscch
của hai đa thức bậc nhất và bậc n − 1. Nếu z không là nghiệm thưc, theo Mệnh
đề 1.9.1 thì z cũng là một nghiệm phức của P (x) và khi đó P (x) chia hết cho
(x − z)(x − z). Lại vì (x − z)(x − z) = x2 − 2Re(z)x + |z|2 là đa thức với hệ số
thực nên P (x) có phân tích trong R[x] thành tích của hai đa thức bậc hai và bậc
n − 2. Vậy P (x) khả quy trong R[x] và hệ quả được chứng minh.

Hệ quả 1.9.3. Mọi đa thức hệ số thực không phải đa thức hằng đều phân tích
được thành tích của những đa thức bậc nhất với hệ số thực và những đa thức bậc
hai với hệ số thực và có biệt thức âm.

Ví dụ 1.9.4. 1. Cho đa thức x2 + i trong C[x]. Ta có


√ ! √ !
1 2 2
x2 + i = x2 − (1 − i)2 = x − (1 − i) x+ (1 − i)
2 2 2

19
2. Cho đa thức x4 − 1 + i trong C[x]. Ta biểu diễn 1 − i dưới dạng lượng giác

 
π pi
1 − i = 2 cos − isin .
4 4

Ký hiệu u = 8 2 cos π4 − isin 16
π

là một căn bậc bốn của 1−i. Vì x4 −1+i = x4 −u4
nên ta có
x4 − 1 + i = x2 − u2 x 2 + u2
 

= (x − u)(x + u)(x − iu)(x + iu).


3. Cho đa thức p = x6 + x5 + x4 + x3 + x2 + x + 1 ∈ R[x].
Các nghiệm của đa thức x7 − 1 là các căn bậc 7 của đơn vị
2kπ 2kπ
ck = cos + isin , k = 0, 1, ..., 6.
7 7
Ta có x7 − 1 = (x − 1)p và c0 = 1 nên c1 , c2 , ..., c6 là các nghiệm của p.
Vì c7−k = ck với k = 1, 2, 3 nên ta có sự phân tích p thành tích của những đa
thức với hệ số phức là

p = (x − c1 )(x − c6 )(x − c2 )(x − c5 )(x − c3 )(x − c4 )


= (x − c1 )(x − c1 )(x − c2 )(x − c2 )(x − c3 )(x − c3 ).

Ta có
(x − ck )(x − ck ) = x2 − 2Re(ck )x + |ck |2
2kπ
= x2 − 2cos x + 1.
7
Do đó ta có sự phân tích p thành tích của những đa thức với hệ số thực là
   
2π 4π 6π
p = x2 − 2cos x + 1 x2 − 2cos x + 1 x2 − 2cos x + 1 .
7 7 7

20
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1. Cho f (x) = x3 − 2x2 + x − 1, g (x) = 4x2 − x + 3, h (x) = −x3 + x2 + 8.


Hãy xác định:

a) f (x) + g (x).

b) h (x) − f (x).

c) f (x) g (x).

d) h x3 .

e) g ◦ h (x).

2. Tìm đa thức f (x) trong các trường hợp:


a. f (x + 1) = x2 + 5x − 1.
b. f (x − 2) = x3 − 6x2 + 12x + 8.
2 2 
c. x2 − x + 2 + (x − 2) = x2 + 4 f (x) .
2
d. x2 + 2x3 + 3x2 + 2x + 1 = [f (x)] .
e. deg f = 2 và f (x) − f (x − 1) = x.

3. Cho a, b là hai số thực khác nhau. Phần dư trong phép chia đa thức f (x)
cho x − a bằng A và phần dư trong phép chia f (x) cho x − b bằng B. Tìm
phần dư trong phép chia f (x) cho (x − a) (x − b) .

4. Chứng minh rằng nếu b ≥ 0, c ≥ 0 thì đa thức x3 + ax2 − bx − c không thể


có hai nghiệm dương.

5. Tính tổng 7 + 77 + 777 + ... + 77...7 (n chữ số 7).



2
6. Chứng minh rằng √
3
5
là số vô tỉ.

7. Tìm ƯCLN của các đa thức sau

a. x4 + x3 − 3x2 − 4x − 1 và x3 + x2 − x − 1.

b. x5 + x4 − x3 − 2x − 1 và 3x4 + 2x3 + x2 + 2x − 2.

c. (x − 1)3 (x + 2)2 (x − 3)(x − 4) và (x − 1)2 (x + 2)(x + 5).

d. xm − 1 và xn − 1, với m, n nguyên dương.

21
8. Chứng minh rằng các đa thức sau bất khả quy trên Q[x]:

a. x4 − 2x2 − 4,

b. x4 + 12x3 + −8x2 − 6x + 14,

c. x5 + 36x4 − 12x + 12.

9. Chứng minh rằng các đa thức sau bất khả quy trên Q[x]:

a. 5x3 + 6x2 + 5x + 25.

b. 7x3 + 6x2 + 11x + 11.

c. 3x4 + 5x3 − 4x + 1.

d. x4 − 9x3 + 6x − 1.

e. x4 + 8x3 + x2 + 2x + 5.

f . x4 − 8x3 + 12x2 − 6x + 3.

g. x4 − x3 + 2x + 1.

h. x3 − 3x + 1.

i. xp−1 + xp−2 + ... + x + 1, với p là số nguyên tố.

10. Phân tích các đa thức sau thành tích các nhân tử bất khả quy trong Q[x]:

a. x4 − 9x + 3,

b. x3 − 4x + 1,

c. x4 − 9x2 + 6x − 1,

d. x4 + 3x3 + 9x − 9.

11. Chứng minh rằng đa thức P (x) = x3 − 3n2 x + n3 , với n là số tự nhiên khác
không, bất khả quy trong Q[x].

12. Tìm nghiệm hữu tỉ của các đa thức

a. x3 − 6x2 + 15x − 14.

b. x4 − 2x3 − 8x2 + 13x − 24.

c. x5 − 7x3 − 12x2 + 6x + 36.

d. 4x4 − 7x2 − 5x − 1.

22
e. 24x4 − 42x3 − 77x2 + 56x + 60.

p
13. Chứng minh rằng phân số tối giản q là nghiệm của đa thức f (x) = a0 xn +
... + an với hệ số nguyên, thì p − mq là ước của f (m) với m nguyên. Đặc
biệt p − q là ước của f (1) và p + q là ước của f (−1).

14. Chứng minh rằng đa thức f (x) với hệ số nguyên không có nghiệm nguyên
nếu f (0) và f (1) là số lẻ.

15. Tìm đa thức P (x) có bậc bé hơn hoặc bằng 4 sao cho P (1) = 2, P (2) = 4,
P (3) = 6, P (4) = 8, P (5) = 10.

16. Dãy số Fibonacci được xác định như sau: F0 = 0, F1 = 1, Fn+1 = Fn + Fn−1
với n ≥ 1. Cho đa thức P (x) thỏa mãn điều kiện: P (0) = 2011F2012 ,
P (1) = 2011F2011 , P (2) = 2011F2010 ,. . . , P (2010) = 2011F2 , P (2011) =
2011F1 . Chứng minh rằng đa thức P (x) phải có bậc lớn hơn hoặc bằng
2011.

17. Cho các số thực a, b, c đôi một phân biệt. Rút gọn biểu thức

a4 b4 c4
A= + + .
(a − b) (a − c) (b − a) (b − c) (c − a) (c − b)

18. Cho đa thức f (x) ∈ R [x] có deg f (x) = 3n thỏa mãn điều kiện sau: f (x)
nhận giá trị bằng 2 tại các điểm 0; 3; 6; ...; 3n; f (x) nhận giá trị bằng 1 tại
các điểm 1; 4; 7; ...; 3n−2 và f (x) nhận giá trị 0 tại các điểm 2; 5; 8; ...; 3n−1.
Biết thêm rằng f (3n + 1) = 730. Tìm n?

19. Cho đa thức P (x) = x10 + a9 x9 + ... + a1 x + a0 . Biết rằng P (−k) = P (k)
với mọi k ∈ {1; 2; 3; 4; 5}. Chứng minh rằng P (−x) = P (x) với mọi x ∈ R.

20. Cho n số phân biệt a1 , a2 , ..., an và đa thức P (x) có deg P (x) ≤ n − 2.


Chứng minh rằng
P (a1 ) P (an )
+...+ = 0.
(a1 − a2 ) (a1 − a3 ) ... (a1 − an ) (an − a1 ) (an − a2 ) ... (an − an−1 )

21. Tìm m để phương trình x2 + 2x + m = 0 có hai nghiệm x1 , x2 thỏa mãn

a. 3x2 + 2x1 = 1.

23
b. x21 − x22 = 12.

c. x21 + x22 = 1.

22. Tìm nghiệm thực của hệ phương trình sau:



 x+y+z =3


a. xy + yz + zx = 2

 x3 + y 3 + z 3 = 9,


 x+y+z =2


b. x2 + y 2 + z 2 = 6

 x3 + y 3 + z 3 = 8,


 x+y+z =0


c. x3 + y 3 + z 3 = 6

 x5 + y 5 + z 5 = 30,


 x+y+z =0


d. x3 + y 3 + z 3 = 6

 x5 + y 5 + z 5 = 30,


 x+y+z =1


e. x1 + y1 + z1 = 1

 x3 + y 3 + z 3 = −1,



 x2 + y 2 + z 2 = 7

 x3 + y 3 + z 3 = 27

f. 1 1 1 1
x + y + z = 3




x + y + z nguyên.

23. Cho phương trình x2 + px + q = 0. Lập phương trình bậc hai có nghiệm
số bằng x21 + x22 và x31 + x32 trong đó x1 và x2 là hai nghiệm số của phương
trình đã cho.

24
HƯỚNG DẪN GIẢI

1.

2.

3. Ta phân tích
f (x) = (x − a)(x − b)g(x) + cx + d

Khi đó
f (a) = ca + d = A và f (b) = cb + d = B
A−B aB−Ab
Giải hệ phương trình này, ta được c = a−b và d = a−b .
A−B aB−Ab
Vậy phần dư của phép chia cần tìm là: a−b x + a−b .

4.

5.

2
6. Ta thấy rằng √
3
5
là một nghiệm của đa thức P (x) = 25x6 − 8. Theo Định
lí 1.8.1, các nghiệm hữu tỉ nếu có của đa thức P (x) là r, 5r , r
25 với r ∈ Ư(8).
Dễ thấy rằng các giá trị này không phải là nghiệm của đa thức P (x). Vậy

nghiệm của đa thức này phải là vô tỉ, nói cách khác 7 5 là một số vô tỉ.

7.

8. a. Đặt f = x4 − 2x2 − 4. Theo Định lí 1.8.1, nghiệm hữu tỉ của đa thức f


chỉ có thể là ±1, ±2, ±4. Kiểm tra trực tiếp, ta thấy ±1, ±2, ±4 không phải
là nghiệm của f , do đó f không có nhân tử bậc nhất trong Q[x]. Như vậy
nếu f khả quy thì f phân tích thành tích của hai đa thức bậc hai. Theo
Định lí 1.8.7 ta có thể chọn nhân tử là các đa thức bậc hai nguyên bản.
Khi đó ta có

x4 − 2x2 − 4 = x2 + ax + b x2 + cx + d
 

= x4 + (a + c) x3 + (b + d + ac) x2 + (bc + ad)x + bd,

25
trong đó a, b, c, d ∈ Z. Vì vậy ta có hệ phương trình sau


 a+c=0


b + d + ac = −2



 bc + ad = 0


bd = −4.

Dễ chứng minh hệ phương trình này vô nghiệm trên Z, khi đó ta có đa thức


f bất khả quy trên Q.

b. Đa thức bất khả quy theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 2.

c. Đa thức bất khả quy theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 3.

9. a, b, h: Các đa thức đang xét là các đa thức bậc ba, ta chỉ cần chứng minh
các đa thức này không có nghiệm hữu tỉ trên Q và điều này tương đương
với các đa thức này bất khả quy trên Q.

a. Giả sử P (x) = 5x3 + 6x2 + 5x + 25 có nghiệm hữu tỉ rs , với (r, s) = 1.


. .
Khi đó theo Định lí 1.8.1, ta có 25..r và 5..s. Từ đó suy ra r ∈ U (25) =
{±1; ±5; ±25} và r ∈ U (5) = {±1; ±5}. Xét tất cả các trường hợp này thì
P rs ̸= 0, nói cách khác đa thức P (x) bất khả quy trên Q [x].


b: Tương tự như câu a.

c, d, e: cách làm tương tự như Ví dụ 1.8.8.

f : Dựa vào tiêu chuẩn Eisenstein với p = 3 để chứng tỏ đa thức trên bất
khả quy.

g: Đối với câu g, ta nhận xét rằng P (x) và P (x + a) có cùng tính khả quy
trên Q. Xét P (x) = x4 − x3 + 2x + 1 thì P (x + 1) = x4 + 3x3 + 3x2 + 3x + 3
là đa thức bất khả quy theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 3.

h. Đối với câu h, Ta có thể chứng minh không có nghiệm hữu tỉ và suy ra
đa thức bất khả quy. Hoặc ta nhận xét rằng P (x) và P (x + a) có cùng
tính khả quy trên Q. Xét P (x) = x3 − 3x + 1 thì P (x − 1) = x3 − 3x2 + 3
là đa thức bất khả quy theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 3.
xp −1
i. Đặt P (x) = xp−1 + ... + x + 1 với p là số nguyên tố. Ta có P (x) = x−1 .

26
Xét đa thức
(x + 1)p − 1
P (x + 1) =
x
p−1
=x + Cp1 xp−2 + ... + Cpp−2 x + Cpp−1 .
p!
Với 1 ≤ i ≤ p − 1, ta có Cpi = i!(p−i)! nên i! (p − i)!Cpi = p! chia hết cho
p. Vì p là số nguyên tố và i!, (p − i)! không chia hết cho p nên Cpi chia hết
cho p. Ta có Cpp−1 = p không chia hết cho p2 . Theo tiêu chuẩn Eisenstein,
đa thức P (x + 1) bất khả quy trên Q và do đó đa thức P (x) bất khả quy
trên Q.

10. a. Đa thức này bất khả quy theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 3.
b. Đa thức này bất khả quy trong Q[x] do đa thức bậc 3 không có nghiệm
hữu tỉ.
c.Theo Định lí 1.8.1, nghiệm hữu tỉ của đa thức f chỉ có thể là ±1. Kiểm
tra trực tiếp, ta thấy chúng không phải là nghiệm, vì vậy f không có nhân
tử bậc nhất trong Q[x]. Do đó nếu f khả quy thì f có thể phân tích thành
tích của hai đa thức bậc hai. Theo Định lí 1.8.7 ta có thể chọn nhân tử là
các đa thức bậc hai nguyên bản. Khi đó ta có

x4 − 9x2 + 6x − 1 = x2 + ax + b x2 + cx + d
 

= x4 + (a + c) x3 + (b + c + ac) x2 + (bd + ac)x + bd,

trong đó a, b, c, d ∈ Z. Vì vậy ta có hệ phương trình sau




 a+c=0


b + d + ac = −9



 bc + ad = 6


bd = −1.

Vì b, d là các số nguyên và bd = 1 nên ta có b = −d = ±1. Chỉ cần xét


trường hợp b = −d = 1 (do vai trò của b, d là như nhau) ta tính được
a = −c = −3. Khi đó

x4 − 9x2 + 6x − 1 = (x2 − 3x + 1)(x2 + 3x − 1).

d. Đáp số: x4 + 3x3 − 9x − 9 = (x2 + 3)(x2 + 3x − 3).

27
11. Để chứng minh P (x) = x3 − 3n2 x + n3 bất khả quy trên Q[x], ta chỉ cần
chứng minh P (x) không có nghiệm hữu tỉ. Thật vậy, theo Định lí 1.8.1,
nghiệm hữu tỉ của đa thức P (x) chỉ có thể là các ước của n3 . Ta xét hai
trường hợp sau.
Đối với các ước dương x0 của n, ta có đánh giá sau với mọi 0 < x ≤ n:

P (x0 ) = x30 − 3n2 x0 + n3 ≥ x30 > 0.

Suy ra P (x0 ) ̸= 0 với mọi ước dương x0 của n.


Tương tự xét các ước âm x1 của n, ta có

P (x1 ) = x31 − 3n2 x1 + n3 ≥ n3 > 0.

Suy ra P (x1 ) ̸= 0 với mọi ước âm x1 của n.


Vậy đa thức P (x) = x3 − 3n2 x + n3 bất khả quy trên Q với mọi n nguyên
dương.

12. a. Đặt P (x) = x3 − 6x2 + 15x − 14


Theo Định lí 1.8.1, nghiệm của Q(x) chỉ có thể là ±1, ±2, ±7, ±14. Tính
toán trực tiếp, ta thấy rằng chỉ có x = 2 là một nghiệm của Q(x).
b. Chỉ có x = −3 là một nghiệm hữu tỉ của đa thức x4 −2x3 −8x2 +13x−24.
c. x = −2, x = 3 là các nghiệm hữu tỉ.
d. x = − 21 , x = 3 là một nghiệm hữu tỉ.
e. x = − 34 , x = − 52 là các nghiệm hữu tỉ.

13.

14.

15. Dùng công thức nội suy Lagrange thì


(x − 2)(x − 3)(x − 4)(x − 5) (x − 1)(x − 3)(x − 4)(x − 5)
P (x) = 1. + 2.
(1 − 2)(1 − 3)(1 − 4)(1 − 5) (2 − 1)(2 − 3)(2 − 4)(2 − 5)
(x − 1)(x − 2)(x − 4)(x − 5) (x − 1)(x − 2)(x − 3)(x − 5)
+ 3. + 4.
(3 − 1)(3 − 2)(3 − 4)(3 − 5) (4 − 1)(4 − 2)(4 − 3)(4 − 5)
(x − 1)(x − 2)(x − 3)(x − 4)
+ 5. .
(5 − 1)(5 − 2)(5 − 3)(5 − 4)

28
Thu gọn biểu thức, ta được P (x) = 2x.

16.

17.

18.

19.

20.

21.

22.

23.

29

You might also like