You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ThS. Phan Quang Tuyển

BÀI TẬP TOÁN CAO CẤP

Hà Nội - 2021
Mục lục

1 Đại số tuyến tính 4


1.1 Hàm bậc nhất - Mô hình cung cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.1.1 Hàm bậc nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.1.2 Mô hình cung - cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
1.2 Ma trận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2.1 Khái niệm ma trận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2.2 Một số ma trận đặc biệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2.3 Các phép toán về ma trận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2.4 Hạng của ma trận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.2.5 Định thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2.6 Ma trận nghịch đảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.3 Hệ phương trình tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.3.1 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.3.2 Điều kiện để hệ phương trình có nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.3.3 Hệ Cramer . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.3.4 Phương pháp Gauss giải hệ phương trình tuyến tính . . . . . . . . . . 17
1.4 Ứng dụng vào mô hình bài toán đầu vào - đầu ra . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.4.1 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.4.2 Ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

2 Phép tính vi phân của hàm một biến 23


2.1 Hàm số sơ cấp cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.1.1 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.1.2 Một số hàm số sơ cấp cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.2 Đạo hàm cấp 1, các hàm cận biên và độ co giãn . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.2.1 Đạo hàm cấp 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

2
2.2.2 Hàm cận biên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.2.3 Độ co giãn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
2.3 Đạo hàm cấp cao, hàm lồi, hàm lõm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.3.1 Đạo hàm cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.3.2 Cực trị của hàm một biến số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.3.3 Hàm lồi, hàm lõm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
2.4 Ứng dụng đạo hàm trong bài toán kinh tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29

3 Phép tính tích phân của hàm một biến 31


3.1 Nguyên hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3.1.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3.1.2 Nguyên hàm của một số hàm cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3.1.3 Tính chất của nguyên hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3.1.4 Các phương pháp tính tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
3.2 Tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
3.2.1 Công thức Newton-Leibnitz . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
3.2.2 Tính chất của tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
3.3 Cách tính tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
3.3.1 Phương pháp đổi biến số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
3.3.2 Tích phân từng phần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
3.4 Thặng dư của người sản xuất và thặng dư tiêu dùng . . . . . . . . . . . . . . . 34
3.4.1 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
3.4.2 Một số ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34

Tài liệu tham khảo 36

3
Chương 1

Đại số tuyến tính

1.1. Hàm bậc nhất - Mô hình cung cầu

1.1.1. Hàm bậc nhất

Definition 1.1.1. Hàm số bậc nhất hay hàm số tuyến tính là hàm số của một hay nhiều biến được
biểu diễn dưới dạng đa thức với bậc cao nhất của tất cả các biến là 1.

Ví dụ 1.1.2. 1. Hàm số 1 biến: f ( x ) = ax + b.

2. Hàm số với ba biến x, y, z: g( x, y, z) = ax + by + cz + d.

1.1.2. Mô hình cung - cầu

Khi phân tích một thị trường hàng hóa, các nhà kinh tế học luôn sử dụng hàm cung và
hàm cầu để biểu thị sự phụ thuộc của lượng cung và lượng cầu của hàng hóa (được tính
trong một đơn vị thời gian nào đó) vào giá của hàng hóa đó (với giả thiết các yếu tố khác
không thay đổi). Trong mô hình cung - cầu đơn giản thì ta chỉ xét đến ba biến số:

• Biến giá P (biến độc lập): Giá của loại hàng hóa (đơn vị tính theo tiền tệ).

• Hàm cung Qs : Lượng hàng hóa mà người bán bằng lòng bán.

• Hàm cầu Qd : Lượng hàng hóa mà người mua bằng lòng mua.

Ta thấy rằng: Qs = Qs ( P), Qd = Qd ( P) là các hàm số với biến số P.


Mô hình Qs = Qd được gọi là mô hình cân bằng thị trường một loại hàng hóa.

Nhận xét 1.1.1. 1. Hàm cung Qs là hàm tăng theo biến P khi P tăng.

2. Hàm cầu Qd là hàm giảm theo biến P khi P tăng. Từ ý nghĩa thực tế, nếu các yếu tố khác
không đổi, khi giá của hàng hóa tăng lên thì người bán muốn bán được nhiều sản phẩm hơn,
còn người mua thì sẽ mua ít đi.

4
3. Thị trường ở trạng thái cân bằng khi Qs = Qd .

Từ thực tiễn và để đơn giản, ta giả sử các hàm cung và hàm cầu là các hàm bậc nhất,
nghĩa là các hàm tuyến tính có dạng Qs = − a + bP, Qd = c − dP, trong đó a, b, c, d là các
hằng số dương.
Mô hình cân bằng thị trường lúc này có dạng:

 Qs = − a + bP
Q = c − dP
 Qd = Q
s d

a+c
Giải hệ phương trình với ẩn P ta tìm được: P = P̄ = b+d . Lượng cung và cầu cân bằng
bc− ad
Q̄s = Q̄d = b+d .
P̄ được gọi là mức giá cân bằng của thị trường. Tại mức giá cân bằng, người bán sẽ bán
hết và người mua sẽ mua đủ, không có hiện tượng dư thừa hoặc khan hiếm hàng hóa.

Ví dụ 1.1.1. Cho hàm cung và hàm cầu theo giá của một loại hàng hóa là: Qs = −5 + P, Qd =
55 − 3P.

a) Tìm giá cân bằng thị trường.

b) Tìm lượng cung và lượng cầu cân bằng.

Tổng quát hơn, ta xét thị trường có n loại hàng hóa. Lúc đó, giá của loại hàng hóa này có
thể ảnh hưởng đến lượng cung và lượng cầu của loại hàng hóa kia. Ta sử dụng các kí hiệu:

• Biến giá Pi : Giá của hàng hóa thứ i, i = 1, 2, · · · , n.

• Hàm cung Qsi : Lượng cung hàng hóa thứ i, i = 1, 2, · · · , n.

• Hàm cầu Qdi : Lượng cầu hàng hóa thứ i, i = 1, 2, · · · , n.

Với giả thiết các yếu tố khác không thay đổi, các hàm cung và hàm cầu phụ thuộc tuyến
tính vào giá, nghĩa là

Qsi = ai0 + ai1 P1 + ai2 P2 + · · · + ain Pn ; i = 1, 2, · · · , n.
Qdi = bi0 + bi1 P1 + bi2 P2 + · · · + bin Pn ; i = 1, 2, · · · , n.

Lúc này, mô hình cân bằng thị trường tổng quát đối với n loại hàng hóa được biểu diễn bởi
đẳng thức:
Qsi = Qdi , , i = 1, 2, · · · , n.

5
Thay vào biểu thức trên và đặt cik = aik − bik , ta thu được hệ phương trình tuyến tính

c P + c12 P2 + · · · + c1n Pn = −c10 ,
 11 1


c21 P1 + c22 P2 + · · · + c2n Pn = −c20 ,

 · ··
c P + c P + · · · + c P = −c ,
n1 1 n2 2 nn n n0

1.2. Ma trận

1.2.1. Khái niệm ma trận

Định nghĩa 1.2.1. Một ma trận thực có cỡ m × n là một bảng chữ nhật gồm có m hàng, n cột các
số thực được trình bày như sau:
a11 a12 · · · a1n
 
 21 a22
a · · · a2n 
A =  .. .. . 
. . · · · ..
am1 am2 · · · amn
Với cách ký hiệu các phần tử như trong ma trận trên, phần tử aij là phần tử nằm trên
dòng thứ i và cột thứ j. Ma trận A được viết dưới dạng thu gọn A = [ aij ]m×n .
1 2 3
 
Ví dụ 1.2.1. Ma trận A = 4 5 6 là ma trận có cỡ 2 × 3, phần tử a12 = 2, a23 = 6, a21 = 4.

1.2.2. Một số ma trận đặc biệt

1. Ma trận vuông

Định nghĩa 1.2.2. Ma trận A được gọi là ma trận vuông nếu m = n. Khi đó, ta gọi A là ma
trận vuông cấp n.
!

2 3
 5 2 4
Ví dụ 1.2.2. 4 5 , 0 1 1 .
8 5 9

Nếu A là ma trận vuông thì các phần tử a11 , a22 , · · · , ann được gọi là các phần tử trên
đường chéo chính.

2. Ma trận tam giác trên Ma trận vuông A cấp n là ma trận tam giác trên nếu aij = 0 nếu
i > j.
!

2 3
 5 2 4
Ví dụ 1.2.3. 0 5 , 0 1 1 .
0 0 9

3. Ma trận tam giác dưới Ma trận vuông A cấp n là ma trận tam giác dưới nếu aij = 0
nếu i < j.

6
!

2 0
 5 0 0
Ví dụ 1.2.4. 3 5 , 2 1 0 .
2 5 0

4. Ma trận đường chéo Ma trận vuông A cấp n là ma trận đường chéo nếu aij = 0 nếu
i 6= j.
!

2 0
 5 0 0
Ví dụ 1.2.5. 0 5 , 0 1 0 .
0 0 2

5. Ma trận đơn vị Ma trận vuông A cấp n là ma trận đơn vị nếu nó là ma trận đường
chéo và aii = 1.
!

1 0
 1 0 0
Ví dụ 1.2.6. 0 1 , 0 1 0 .
0 0 1

6. Ma trận không Ma trận không là ma trận mà các phần tử đều là số 0.


0 0 0
 
Ví dụ 1.2.7. 0 0 0 .

1.2.3. Các phép toán về ma trận

1. Hai ma trận bằng nhau Hai ma trận được xem là bằng nhau nếu chúng có cùng cỡ và
các phần tử ở cùng vị trí bằng nhau. Nghĩa là, A = B ⇔ aij = bij .

2. Phép lấy chuyển vị

Định nghĩa 1.2.3. Cho ma trận A = [ aij ]m×n , ma trận chuyển vị At được định nghĩa là:
At = [ a ji ]n×m .
!
1 2 
1 3 5

Ví dụ 1.2.8. A = 3 4 ⇒ At = 2 4 6 .
5 6

3. Tích của một số với ma trận

Định nghĩa 1.2.4. Cho số thực k và ma trận A = [ aij ]m×n , tích của số thực k và ma trận A,
ký hiệu là kA, được định nghĩa là: kA = [kaij ]m×n .
! !
1 2 2 4
Ví dụ 1.2.9. A = 3 4 ⇒ 2A = 6 8 .
5 6 10 12

4. Tổng hai ma trận

Định nghĩa 1.2.5. Cho hai ma trận A = [ aij ]m×n và B = [bij ]m×n , tổng hai ma trận A và
B, ký hiệu là A + B, được định nghĩa là: A + B = [ aij + bij ]m×n .

7
! ! !
1 2 0 1 1 3
Ví dụ 1.2.10. A = −1 2 ,B = 1 2 ⇒ A+b = 0 4 .
3 4 −3 2 0 6

Chú ý 1.2.1. Hiệu hai ma trận A và B được hiểu là A − B = A + (−1) B.

5. Tích của hai ma trận

Định nghĩa 1.2.6. Cho hai ma trận A = [ aij ]m×n và B = [bij ]n× p , tích của hai ma trận A
và B, ký hiệu là AB, được định nghĩa là: AB = [cij ]m× p với
n
cij = ai1 b1j + ai2 b2j + · · · + ain bnj = ∑ aik bkj .
k =1

1 2 5 6 19 22
     
Ví dụ 1.2.11. Cho A = 3 4 ,B = 7 8 . Ta tính được AB = 43 50 , BA =
23 34
 
31 46 .

Nhận xét 1.2.1. • Ma trận A chỉ nhân được với ma trận B nếu số cột của ma trận A bằng
số hàng của ma trận B.

• Từ ví dụ trên ta thấy AB 6= BA. Như vậy, tích của hai ma trận không có tính chất giao
hoán.

Một số tính chất khác của phép toán ma trận: Giả sử các phép toán về ma trận như cộng,
trừ và nhân đều thực hiện được.

A+B = B+A

( A + B) + C = A + ( B + C )
A( B + C ) = AB + AC

( B + C ) A = BA + CA
( AB)C = ( AB)C
k ( BC ) = (kB)C = B(kC )

( At )t = A
( A + B)t = At + Bt
(kA)t = kAt
( AB)t = Bt At

8
1.2.4. Hạng của ma trận

Định nghĩa 1.2.7. Một ma trận A được gọi là ma trận hình thang nếu nó thỏa mãn hai điều kiện
sau đây:

1. Hàng có tất cả các phần tử đều bằng 0 (hàng không) luôn nằm phía dưới hàng có phần tử khác
không (hàng khác không).

2. Với hai hàng khác không, thì phần tử đầu tiên khác 0 (tính từ trái qua phải) của hàng trên
luôn nằm bên trái so với phần tử đầu tiên khác 0 của hàng dưới.

Ví dụ 1.2.12. 1. Các ma trận sau là ma trận hình thang


4 −10 8 5
!
0 0 0 0
 
A = 0 0 0 0 ,B = 0 0 2 1 .
0 0 0 0
2. Các ma trận sau không phải là ma trận hình thang

!

0 3 4 5
 4 10 8 5
C = 1 0 0 0 ,D = 0 0 2 1 .
0 0 3 5
Định nghĩa 1.2.8. Các phép biến đổi sau được gọi là các phép biến đổi sơ cấp trên một ma trận.

• Đổi chỗ hai hàng (cột) cho nhau.

• Nhân một số khác 0 với một hàng (cột).

• Nhân một số khác 0 với một hàng (cột) rồi cộng vào hàng (cột) khác.

Người ta đã chứng minh được rằng, một ma trận A bất kỳ có thể đưa về ma trận hình
thang sau một số hữu hạn các phép biến đổi sơ cấp. Các ma trận hình thang được đưa về
từ ma trận A có thể khác nhau, tuy nhiên số hàng khác 0 của chúng là như nhau, con số
này được gọi là hạng của ma trận A. Ta có định nghĩa:

Định nghĩa 1.2.9. Số hàng khác không của ma trận hình thang được đưa về từ ma trận A qua các
phép biến đổi sơ cấp gọi là hạng của ma trận A, ký hiệu là rank( A) = r ( A).
−2 1 3 4
!
Ví dụ 1.2.13. Tìm hạng của ma trận A = 1 −3 2 −3 .
−1 −2 5 1
Giải. Ta sẽ dùng các phép biến đổi sơ cấp đưa A về ma trận hình thang.
−2 1 3 4 1 −3 2 −3
! !
A = 1 −3 2 −3 h1 ↔ h2 −2 1 3 4
−1 −2 5 1 −−−−→ −1 −2 5 1
1 −3 2 −3 1 −3 2 −3
! !
2h1 + h2 → h2
−−−−−−−−−→ 0 −5 7 −2 − h2 + h3 → h2 0 −5 7 −2
h1 + h3 → h3 0 −5 7 2 −−−−−−−−−→ 0 0 0 0

9
Ta thấy rằng, ma trận hình thang thu được từ A qua các phép biến đổi sơ cấp có 2 hàng
khác không. Vậy, rank ( A) = 2.

1.2.5. Định thức

1. Định thức cấp 2


a11 a12
h i
Định nghĩa 1.2.10. Cho A = a21 a22 là ma trận vuông cấp 2 bất kỳ. Định thức cấp 2
của A, ký hiệu det( A) hay | A| là một số được xác định bởi:

det( A) = | A| = a11 a22 − a12 a21 .

Nhận xét 1.2.2. Định thức cấp 2 được dùng để xác định tích có hướng của hai véc tơ, diện
tích hình bình hành và diện tích tam giác trong hình học.
5 7
h i
Ví dụ 1.2.14. Tính định thức của ma trận A = 4 9 .

Giải. Ta có:
5 7

det( A) = 4 9 = 5.9 − 4.7 = 17.

2. Định thức cấp 3


" #
a11 a12 a13
Định nghĩa 1.2.11. Cho A = a21 a22 a23 , định thức của A được xác định bởi:
a31 a32 a33
a a a21 a23 a21 a22

det( A) = | A| = a11 a22 a23 − a12 + a

a31 a33 13 a
31 a32

32 33
= a11 .( a22 .a33 − a23 .a32 ) − a12 .( a21 .a33 − a23 .a31 ) + a13 .( a21 .a32 − a22 .a31 )
= a11 .a22 .a33 + a12 .a23 .a31 + a13 .a21 .a32 − a11 .a23 .a32 − a12 .a21 .a33 − a13 .a22 .a31

Để nhớ công thức này ta còn sử dụng tính định thức của ma trận cấp 3 theo công thức
Sarrus (Vẽ hình minh họa).

Nhận xét 1.2.3. Định thức cấp 3 được dùng để tính thể tích của khối tứ diện và thể tích hình
hộp trong hình học không gian.
" #
4 6 1
Ví dụ 1.2.15. Tính định thức của ma trận B = 2 5 2 .
9 0 4

Giải. Ta có:

5 2 2 2 2 5

| B| = 4 0 4 − 6 9 4 + 9 0
= 4(20 − 0) − 6(8 − 18) + (0 − 45) = 80 + 60 − 45 = 95.

10
3. Định thức cấp n

Ta định nghĩa định thức của ma trận cấp n ≥ 3 theo quy nạp.

Định nghĩa 1.2.12. Cho A = [ aij ]n×n là ma trận vuông cấp n, xét aij là phần tử nằm ở giao
của hàng i và cột j của A.

• Ma trận vuông cấp n − 1 nhận được từ ma trận A sau khi xóa hàng thứ i và cột thứ j
của ma trận A gọi là ma trận con cấp n − 1 ứng với phần từ aij , ký hiệu là Mij .

• Phần bù đại số của aij , ký hiệu Aij , được xác định: Aij = (−1)(i+ j) .det( Mij ).

Định nghĩa 1.2.13. Khai triển Laplace Cho A là ma trận cấp n, định thức của ma trận A
được khai triển theo hàng i bất kỳ:
n
det( A) = ai1 Ai1 + ai2 Ai2 + · · · + ain Ain = ∑ (−1)(i+ j) aij det( Mij ),
j =1

hoặc khai triển theo cột j bất kỳ,


n
det( A) = a1j A1j + a2j A2j + · · · + anj Anj = ∑ (−1)(i+ j) aij det( Mij ).
i =1
 8 10 2 3 
0 5 7 10
Ví dụ 1.2.16. Tính định thức của ma trận C =  2 2 1 4 .
3 4 4 0

Giải. Khai triển theo hàng thứ 1:



5 7 10 10 2 3 10 2 3 10 2 3
|C | = 8 2 1 4 − 0 2 1 4 + 2 5 7 10 − 3 5 7 10

4 4 0 4 4 0 4 4 0 2 1 4
= 8.72 + 2.(−344) − 3.153 = −571.

Khai triển theo cột thứ 2:



0 7 10 8 2 3 8 2 3 8 2 3
|C | = −10 2 1 4 + 5 2 1 4 − 2 0 7 10 + 4 0 7 10

3 4 0 3 4 0 3 4 0 2 1 4
= (−10).134 + 5.(−89) − 2.(−323) + 4.142 = −571.

4. Các tính chất của định thức

• Tính chất 1: Định thức của một ma trận và ma trận chuyển vị của nó bằng nhau:
det( A) = det( At ).

11
• Tính chất 2: Nếu A, B là hai ma trận vuông cùng cấp thì:

det( AB) = det( A).det( B).

• Tính chất 3: Định thức của ma trận tam giác trên (tam giác dưới) bằng tích các
phần tử trên đường chéo chính.
a11 a12 · · · a1n

21 a22 · · ·
a a2n
. = a11 .a22 . · · · .ann .
· · · · · · .. ···

n1 an2 · · ·
a ann
• Tính chất 4: Đổi chỗ hai hàng (hoặc hai cột) thì định thức đổi dấu.
a11 a12 · · · a1n a11 a12 · · · a1n

··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ···
ai1 ai2 · · · ain a j1 a j2 · · · a jn

··· ··· ··· ···
= − ··· ··· ··· ···


a j1 a j2 · · · a jn
i1 ai2 · · · ain
a
··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ···

n1 an2 · · · ann n1 an2 · · · ann
a a

• Tính chất 5: Khi nhân các phần tử của 1 hàng (cột) của một định thức với một số
thực k thì định thức mới bằng định thức cũ nhân với k.
a11 a12 · · · a1n a11 a12 ··· a1n


··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ···

k.ai1 k.ai2 · · · k.ain = k. ai1 ai2 ··· ain
··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ···


a
n1 a n2 · · · ann an1 an2 ··· ann

• Tính chất 6: Khi ta cộng vào một hàng (cột) với một hàng (cột) khác đã nhân với
một hệ số thực k thì định thức không đổi.
a11 a12 · · · a1n a11 a12 ··· a1n


··· ··· ··· ··· · · · · ·· ··· ···
ai1 ai2 · · · ain ai1 ai2 ··· ain


··· ··· ··· ···
= ··· ··· ··· ···

a j1 a j2 · · · a jn a j1 + k.ai1 a j2 + k.ai2 · · · a jn + k.ain
··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ···


a
n1 a n2 · · · a nn
a n1 a n2 ··· ann

• Tính chất 7: Định thức có một hàng (cột) chứa toàn phần tử 0 thì định thức bằng
0.

• Tính chất 8: Định thức có hai hàng (cột) bằng nhau thì bằng 0.

• Tính chất 9: Định thức có hai hàng (cột) tỉ lệ với nhau thì bằng 0.

• Tính chất 10: Khi một hàng (cột) của một định thức có thể tách thành tổng của
hai hàng (cột) thì định thức có thể tách thành tổng của hai định thức.
a11 a12 ··· a1n a11 a12 · · · a1n a11 a12 ··· a1n



··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ···
··· ···

ai1 + bi1 ai2 + bi2 · · · ain + bin = ai1 ai2 · · · ain + bi1 bi2 ··· bin
··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ··· ···


an1 an2 ··· ann an1 an2 · · · ann a a n1 n2 ··· ann

12
5. Các phương pháp tính định thức

• Phương pháp 1: Tính theo định nghĩa (khai triển Laplace).

• Phương pháp 2: Sử dụng phương pháp biến đổi sơ cấp để đưa định thức của ma
trận về định thức của ma trận tam giác, sử dụng các tính chất 3, 4, 5, 6.
Phép biến đổi sơ cấp Định thức
Đổi chỗ hai hàng (cột) Đổi dấu
Nhân 1 hàng (cột) với số thực k 6= 0 Nhân với k
Cộng vào 1 hàng với 1 hàng khác được nhân với k Không đổi
1 2 3 −3

2 3 −1 1
Ví dụ 1.2.17. Tính định thức của ma trận: −3 −4 2 −1 .
3 5 2 10

Giải. Sử dụng các phép biến đổi sơ cấp ta có:


1 2 3 −3 1 2 3 −3

2 3 −1 1 0 −1 −7 7
−3 −4 2 −1
= 0 2 11 −10

3 5 2 10 0 −1 −7 19
1 2 3 −3

0 1 −7 7
= 0 0 −3 4 = 1.(−1).(−3).12 = 36.
0 0 0 12

1.2.6. Ma trận nghịch đảo

Định nghĩa 1.2.14. Cho A, B là hai ma trận vuông cấp n. B được gọi là ma trận nghịch đảo của
A, ký hiệu là B = A−1 , nếu
A.B = B.A = In ,

Một ma trận có ma trận nghịch đảo được gọi là ma trận khả nghịch hoặc ma trận không suy biến
(non-singular matrix).
2 1 3 −1
h i h i
Ví dụ 1.2.18. Ma trận A = 5 3 có ma trận nghịch đảo là B = −5 2 vì A.B = B.A =
I2 .

Nhận xét 1.2.4. • Ta chỉ xét ma trận nghịch đảo của ma trận vuông.

• Ma trận O không có ma trận nghịch đảo.

• Không phải ma trận khác không nào cũng có ma trận nghịch đảo.

Mệnh đề 1.2.1. Điều kiện khả nghịch Đối với ma trận vuông A bất kỳ, các khẳng định sau là tương
đương:

13
• A khả nghịch.

• det( A) 6= 0.

• rank ( A) đúng bằng cấp của ma trận A.

Định lý 1.2.1. Cho A, B là hai ma trận khả nghịch có cùng cấp. Khi đó,

• ( A−1 )−1 = A.

• det( A−1 ) = 1
det( A)
.

• At cũng khả nghịch và ( At )−1 = ( A−1 )t .

• Tích ma trận AB cũng khả nghịch và ( AB)−1 = B−1 .A−1 .

Các phương pháp tìm ma trận nghịch đảo

1. Dùng định thức và phần bù đại số.

Cho ma trận vuông A = [ aij ] cấp n. Để tìm ma trận nghịch đảo của A ta thực hiện
theo các bước:

• Bước 1: Tính định thức của ma trận A. Nếu det( A) = 0 thì A không có ma trận
nghịch đảo, nếu det( A) =6= 0 thì đến bước thứ 2.

• Bước 2: Tính các phần bù đại số Aij ứng với phần tử aij . Khi đó, ma trận nghịch
đảo A−1 được tính bởi công thức
 A ···
11 A21 An1 
−1 1  12 A22
A ··· An2 
A = ··· ······ ··· .
det( A)
A1n A2n··· Ann
2 −1
" #
1
Ví dụ 1.2.19. Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận A = 2 3 −2 .
3 1 3

Giải. Ta có det( A) = −6 6= 0, nên A là ma trận khả nghịch. Tiếp theo ta tính các phần
bù đại số tương ứng.

A11 = 11, A12 = −12, A13 = −7, A21 = −7, A22 = 6,

A23 = 5, A31 = −1, A32 = 0, A33 = −1.


11 −7 −1
" #
Vậy, A−1 = −16 −12 6 0 .
−7 5 −1

14
2. Dùng phương pháp Gauss-Jordan (phương pháp biến đổi sơ cấp) Để tìm ma trận
nghịch đảo của ma trận A, ta làm theo các bước:

• Lập ma trận [ A| I ] bằng cách thêm vào bên phải ma trận A ma trận đơn vị cùng
cấp.

• Dùng các phép biến đổi sơ cấp trên các hàng của [ A| I ] để đưa về dạng ma trận
[ I | B]. Khi đó,
+ Nếu không biến đổi được để có ma trận [ I | B] thì kết luận A không có ma trận
nghịch đảo.
+ Nếu biến đổi được như vậy, thì kết luận B chính là ma trận nghịch đảo của A,
nghĩa là B = A−1 .
" #
1 1 2
Ví dụ 1.2.20. Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận A = 2 3 5 .
3 4 8

Giải. Ta có
" # " # " #
1 1 20 1 0 1 1 2 1 0 0 1 1 2 1 0 0
[ A| I ] = 2 3 50 −→ 0 1 1 −2 1 0 −→ 0 1 1 −2 1 0
0 1
3 4 81 0 0 0 1 2 −3 0 1 0 0 1 −1 −1 1
2 −2 0 −1
" # " #
1 1 0 3 1 0 0 4
−→ 0 1 0 −1
2 −1 −→ 0 1 0 −1 2 −1 .
0 0 −1 1
1 −1 0 0 1 −1 −1 1

0 −1
" #
4
Vậy ma trận nghịch đảo của A là A−1 = −1 2 −1 .
−1 −1 1

1.3. Hệ phương trình tuyến tính

1.3.1. Khái niệm

Định nghĩa 1.3.1. Hệ phương trình tuyến tính có m phương trình, n ẩn có dạng:

 a11 x1 + a12 x2 + · · · + a1n xn = b1

a21 x1 + a22 x2 + · · · + a2n xn = b2
··· ··· ··· ··· (1.3.1)

am1 x1 + am2 x2 + · · · + amn xn = bm

trong đó xi , i = 1, 2, · · · , n là các ẩn số, aij là các hệ số của ẩn, b j , j = 1, 2, · · · , m là hệ số tự do.

Ta sẽ viết lại hệ phương trình tuyến tính trên dưới dạng ma trận Ax = b, trong đó:
a11 a12 · · · a1n
 
a a22 · · · a2n 
• Ma trận A =  · 21 · · · · · · · · · · · có cỡ m × n gọi là ma trận hệ số.
am1 am2 · · · amn

15
 
b1
 b 
• Cột b =  · ·2·  gọi ma trận hệ số tự do (cột tự do).
bm
x1
 
x
• Cột x =  · ·2·  gọi ma trận ẩn số (cột ẩn).
xn
• Ma trận Ā = [ A|b] gọi là ma trận hệ số mở rộng hay ma trận bổ sung của hệ (1.3.1).
x1 + 2x2 − 3x3 = −1
n
Ví dụ 1.3.1. Xét hệ phương trình tuyến tính 2x + 3x + x = 11
1 2 3
1 2 −3 1 2 −3 −1
h i h i
Ta có ma trận hệ số A = 2 3 1 , ma trận hệ số mở rộng Ā = [ A|b] = 2 3 1 11 .
Định nghĩa 1.3.2. • Nghiệm của hệ phương trình là bộ số x1 , x2 , · · · , xn thỏa mãn hệ phương
trình (1.3.1).

• Giải hệ phương trình là tìm tất cả các nghiệm của hệ phương trình đã cho.

1.3.2. Điều kiện để hệ phương trình có nghiệm

Định lý 1.3.1. Định lí Kronecker-Capelli Hệ phương trình (1.3.1) có nghiệm khi và chỉ khi rank( A) =
rank ( Ā).

Từ định lý trên, ta thấy rằng nếu rank ( A) 6= rank ( Ā) thì hệ phương trình vô nghiệm.

Ví dụ 1.3.2. Xét ví dụ trên, ta có ma trận hệ số mở rộng


1 2 −3 −1 1 2 −3 −1
h i h i
Ā = [ A|b] = 2 3 1 11 −→ 0 −1 7 13 .

Suy ra, rank ( A) = rank ( Ā) = 2, như vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm.

1.3.3. Hệ Cramer

Định nghĩa 1.3.3. Hệ (1.3.1) gọi là hệ Cramer nếu nó thỏa mãn hai điều kiện:

• Số phương trình bằng số ẩn (m = n)

• Ma trận hệ số là ma trận khả nghịch, det( A) 6= 0.

Định lý 1.3.2. Định lí Cramer Hệ Cramer có nghiệm duy nhất được cho bởi công thức:
det( A j )
xj = , j = 1, 2, · · · , n,
det( A)
trong đó A j là ma trận thu được từ A bằng cách thay cột thứ j bởi cột ma trận vế phải (cột tự do) b.

16
x1 + x2 − x3 = 6
(
Ví dụ 1.3.3. Giải hệ phương trình sau: 2x1 + 3x2 − 4x3 = 21
7x1 − x2 − 3x3 = 6
1 1 −1

Giải. Ta có det( A) = 2 3 −4 = −12 nên hệ đã cho là hệ Cramer.

7 −1 −3
6 1 −1 1 6 −1

1 1 6
| A1 | = 21 3 −4 = 0, | A2 | = 2 21 −4 = −36, | A3 | = 2 3 21 = 36.

6 −1 −3 7 6 −3 7 −1 6
Vậy nghiệm của hệ phương trình trên là x1 = 0, x2 = 3, x3 = −3.

1.3.4. Phương pháp Gauss giải hệ phương trình tuyến tính

Định nghĩa 1.3.4. Hai hệ phương trình có cùng số ẩn được gọi là tương đương với nhau nếu chúng
có cùng tập nghiệm.

Định lý 1.3.3. Các phép biến đổi sau đây trên một hệ phương trình sẽ đưa nó về một hệ phương
trình tương đương.

• Đổi chỗ hai phương trình cho nhau.

• Nhân vào 2 vế của một phương trình với một số thực k 6= 0.

• Nhân 1 số thực k 6= 0 vào 2 vế của một phương trình rồi cộng tương ứng vào 2 vế của một
phương trình khác.

Nhận xét 1.3.1. Ba phép biến đổi trên tương ứng với ba phép biến đổi sơ cấp cho ma trận hệ số mở
rộng của hệ phương trình. Từ đó ta có phương pháp Gauss để giải hệ phương trình.

• Lập ma trận hệ số mở rộng Ā = [ A|b].

• Dùng phép biến đổi sơ cấp đưa ma trận Ā về ma trận hình thang.

• Đưa về hệ phương trình tương đương và giải từ dưới lên.

 2x1 + 3x2 − x3 + x4 + 3 = 0

3x1 − x2 + 2x3 + 4x4 − 8 = 0
Ví dụ 1.3.4. Giải hệ phương trình
 x1 + x2 + 3x3 − 2x4 − 6 = 0
− x1 + 2x2 + 3x3 + 5x4 − 3 = 0
Giải. Biến đổi sơ cấp ma trận hệ số mở rộng.
 2 3 −1 1 −3   1 1 3 −2 6 
3 −1 2 4 8  2 3 −1 1 −3 
Ā =  1 1 3 −2 6 −→  3 −1 2 4 8
−1 2 3 5 3 −1 2 3 5 3
1 1 3 −2 6
 
 1 1 3 −2 6   1 1 3 −2 6 
0 1 −7 5 −15 0 1 −7 5 −15  0 1 −7 5 −15 
−→  0 −4 −7 10 −10  −→  0 0 −35 30 −70  −→  0 0 −7 6 −14 
0 3 6 3 9 0 0 27 −12 54 26
0 0 0 7 0

17
Ta thấy rank( A) = rank( Ā) = 4 nên hệ có nghiệm duy nhất. Hệ phương trình tương đương
được viết lại
x + x + 3x − 2x = 6

 1 x −27x +35x =4 −15

2 3 4
− 7x 3 + 6x 4 = −14
26

7 x4 − 3 = 0

Giải hệ phương trên từ dưới lên ta được x4 = 0, x3 = 2, x2 = −1, x1 = 1.

1.4. Ứng dụng vào mô hình bài toán đầu vào - đầu ra

1.4.1. Khái niệm

Xét một nền kinh tế gồm n ngành kinh tế (sản xuất) gọi là các ngành 1, ngành 2,..., ngành
n. Để cho dễ cho việc tính toán chi phí sản xuất, ta sẽ biểu thị lượng cầu của tất cả các loại
hàng hóa ở dạng giá trị, nghĩa là đo chung tất cả các loại sản phẩm khác nhau với đơn vị
khác nhau bằng tiền (VNĐ). Trước hết, ta sẽ có một số khái niệm sau

Định nghĩa 1.4.1. • Cầu trung gian xij : là giá trị hàng hóa của ngành i mà ngành j cần dùng
cho sản xuất, còn được gọi là (lượng) cầu trung gian đối với sản phẩm của ngành i từ ngành
j; i, j = 1, 2, · · · , n.

• Cầu cuối bi : là giá trị hàng hóa của ngành i cần cho lao động, tiêu dùng, dịch vụ và xuất khẩu
của quốc gia i = 1, 2, · · · , n.

• Tổng cầu của mỗi ngành xi : là tổng cầu trung gian và cầu cuối của ngành i, i = 1, 2, · · · , n.

Ta có phương trình

xi = xi1 + xi2 + · · · + xin + bi , i = 1, 2, · · · , n.


x x x
↔ i1 x1 + i2 x2 + · · · + in xn + bi , i = 1, 2, · · · , n.
x1 x2 xn
xij
Đặt aij = xj là tỉ lệ (cố định không đổi đối với mỗi i, j) của cầu trung gian đối với ngành i từ
ngành j so với tổng cầu của ngành j; i, j = 1, 2, · · · , n. Hiển nhiên, 0 ≤ aij ≥ 1, aij = 0 khi
và chỉ khi hàng hóa ngành i không cần sử dụng cho sản xuất của ngành j, i, j = 1, 2, · · · , n.
Ý nghĩa của hệ số aij : Nó chính là tỉ phần chi phí mà ngành j phải trả cho ngành i để sản
xuất ra 1 đơn vị giá trị hàng hóa của ngành j. Thí dụ, với đơn vị tiền tệ là USD, khi aij = 0.3
có nghĩa là tính bình quân để sản xuất ra 1 USD hàng hóa của mình, ngành j cần phải mua
(sử dụng) 0.3USD giá trị hàng hóa ngành i. Từ các hệ thức của phương trình trên ta đưa ra

18
hệ phương trình tuyến tính
 
 x 1 = a 11 x 1 + a 12 x 2 + · · · + a 1n x n + b1  (1 − a11 ) x1 − a12 x2 − · · · − a1n xn = b1

x2 = a21 x1 + a22 x2 + · · · + a2n xn + b2 − a21 x1 + (1 − a22 ) x2 − · · · − a2n xn = b2

· · · · · · · · · ⇔ ··· ··· ···
 
xn = an1 x1 + an2 x2 + · · · + ann xn + bn − an1 x1 − an2 x2 − · · · + (1 − ann ) xn = bn
 

Hệ này gọi là mô hình Input-Output hay mô hình cân đối liên ngành. Giải hệ phương trình
này ta sẽ tìm được tổng cầu x1 , x2 , · · · , xn hay đầu ra của mỗi ngành trong nền kinh tế.
Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc lập kế hoạch sản xuất, đảm bảo cho nền kinh
tế vận hành bình thường, tránh tình trạng dư thừa mặt hàng này hay thiếu hụt mặt hàng
kia.
Đưa hệ phương trình theo ngôn ngữ ma trận

• A = [ aij ]n là ma trận gồm các hệ số tỉ phần aij , được gọi là ma trận hệ số kỹ thuật hay
ma trận chi phí đầu vào của nền kinh tế.

• b = [bi ]n×1 là ma trận cầu cuối của nền kinh tế.

• x = [ xi ]n×1 là ma trận tổng cầu (đầu ra) của nền kinh tế.

Lúc này, hệ phương trình tuyến tính trên viết lại dưới dạng ma trận x = Ax + b ⇔ ( I −
A) x = b. Nếu I − A khả nghịch thì hệ có nghiệm duy nhất cho bởi x = ( I − A)−1 b. Nếu
det( I − A) = 0 thì hệ có thể vô nghiệm hoặc vô số nghiệm.

Nhận xét 1.4.1. • Mỗi phần tử aij ở dòng i là tỉ phần giá trị hàng hóa mà ngành i bán cho ngành
j làm hàng hóa trung gian cho sản xuất. Ví dụ, aij = 0.2 nghĩa là hàng hóa mà ngành i bán cho
ngành j làm hàng hóa trung gian chiếm 20% giá trị hàng hóa của ngành j, i, j = 1, 2, · · · , n.

• Tổng các phần tử trên cột j chính là tỉ phần chi phí đầu vào mà ngành j phải trả cho việc mua
hàng hóa trung gian tính trên 1 đơn vị giá trị hàng hóa của mình, do dó nó không quá 1,
∑in=1 aij ≤ 1.

1.4.2. Ví dụ

Ví dụ 1.4.1. Cho ba ngành kinh tế với ma trận hệ số đầu vào là

0.2 0.3 0.2


" #
A = 0.4 0.1 0.2
0.1 0.3 0.2

Biết nhu cầu cuối cùng của các ngành lần lượt là 10, 5, 6 (đơn vị tỷ VND).

19
a) Giải thích ý nghĩa của hệ số 0.3 ở hàng 3, cột 2 của ma trận đầu vào.

b) Tìm đầu ra cho mỗi ngành.

Giải.

a) Hệ số a32 = 0.3 có nghĩa để sản xuất ra 1 tỷ VNĐ giá trị hàng hóa của ngành 2 cần mua
0.3 tỷ VNĐ giá trị hàng hóa của ngành 3.

b) Ta có
0.8 −0.3 −0.2
" #
I−A= −0.4 0.9 −0.2
−0.1 −0.3 0.8
Hệ Input-Output có dạng ma trận là:

0.8 −0.3 −0.2


" #" # " #
x1 10
( I − A) x = b ⇔ −0.4 0.9 −0.2 x2 = 5 ,
−0.1 −0.3 0.8 x3 6

trong đó x là ma trận đầu ra, b là ma trận nhu cầu cuối cùng.

Tìm ma trận nghịch đảo của mà trận I − A ta được


" #
1 0.66 0.3 0.24
( I − A ) −1 = 0.34 0.62 0.24 .
0.384 0.21 0.27 0.6

Do đó,
" # " #" # " #
x1 1 0.66 0.3 0.24 10 28.84
x= x2 = ( I − A ) −1 b = 0.34 0.62 0.24 5 = 20.68 .
x3 0.384 0.21 0.27 0.6 6 18.36

Vậy, đầu ra của các ngành là x1 = 24, 84, x2 = 20, 68, x3 = 18, 36.

20
BÀI TẬP CHƯƠNG I

1. Tìm hạng của các ma trận sau:


4 3 −5 2 3
 
 1 3 5 −1  8 6 −7 4 2 
 1 2 3 −1 −2 −3 
2 −1 −1 4 
−8  2 5 8 1 −1 −5  .
 4 3
A =  5 1 −1 7  , B =  2 7  , C = 5 11 18 10 9 6
7 7 9 1 4 3 1 2 −5 8 18 29 10 6 − 2
8 6 −1 4 −6
2. Biện luận theo m hạng của các ma trận sau:
1 −1 4
   1 4 3 3 
A= 1
2 3 5   2 −7 4 1 
4 m , B = −3 3 2 −1 .
−2 8 m 1 4 −6 m
3. Tính định thức của các ma trận sau:

1 −2 3 2 −1 3 4 −2 a b c d


2 1 0 −3 −3 0 2 0 b a d c

, 0 4 , .

−2 3 4 1

5 5
c d a b
4 3 0 4 2 3 1 2 d c b a

4. Tìm ma trận nghịch đảo của các ma trận sau:


 1 −a 0 0 
3 −4 5
" # " #
1 2 0 0 1 −a 0 
A = 2 3 −1 , B = 2 −3 1 , C= 0 0 1 −a .
0 4 3 3 −5 1 0 0 0 1
5. Giải các hệ phương trình sau:
x1 − 2x2 + x3 = 4 3x1 − 5x2 − 7x3 = 1
( (
2x1 + x2 − x3 = 0 x1 + 2x2 + 3x3 = 2
− x1 + x2 + x3 = −1 −2x1 + x2 + 5x3 = 2
 2x1 + 3x2 − x3 + x4 + 3 = 0

3x1 − 5x2 + 2x3 + 4x4 = 2
(
7x1 − 4x2 + x3 + 3x4 = 5 3x1 − x2 + 2x3 + 4x4 − 8 = 0
5x1 + 7x2 − 4x3 − 6x4 = 3  x1 + x2 + 3x3 − 2x4 − 6 = 0
− x1 + 2x2 + 3x3 + 5x4 − 3 = 0
6. Giải và biện luận hệ phương trình sau theo m:
mx1 + x2 + x3 = 1 mx1 + x2 + x3 + x4 = 1
( (
x1 + mx2 + x3 = m x1 + mx2 + x3 + x4 = m
x1 + x2 + mx3 = m2 x1 + x2 + mx3 + x4 = m2

7. Cho một thị trường gồm ba loại hàng hóa. Biết các hàm cung và hàm cầu là

Qs1 = −15 + 8P1 − P2 − P3

Qs2 = −10 − P1 + 12P2 − P3

Qs3 = −6 − P1 − P2 + 10P3

Qd1 = 20 − 4P1 + 3P2

Qd2 = 40 + 2P1 − 6P2 + P3

Qd3 = 30 + 2P2 − 6P3

21
a) Hãy tìm điểm cân bằng thị trường.

b) Xác định lượng cung và cầu cân bằng của mỗi loại hàng hóa.

8. Giả sử một nền kinh tế có 3 ngành: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Biết rằng
để sản xuất một đơn vị đầu ra:

• Ngành nông nghiệp cần sử dụng 10% giá trị của ngành, 30% giá trị của công
nghiệp và 30% giá trị của dịch vụ.

• Ngành công nghiệp cần sử dụng 20% giá trị của ngành, 60% giá trị của nông
nghiệp và 10% giá trị của dịch vụ.

• Ngành dịch vụ cần sử dụng 10% giá trị của ngành, 36% giá trị của công nghiệp
và không sử dụng giá trị của nông nghiệp.

a) Lập mà trận hệ số đầu vào cho nền kinh tế này.

b) Xác định mức sản xuất đầu ra của mỗi ngành thỏa mãn nhu cầu cuối cùng là 10, 8,
4.

22
Chương 2

Phép tính vi phân của hàm một biến

2.1. Hàm số sơ cấp cơ bản

2.1.1. Khái niệm

Định nghĩa 2.1.1. Hàm số f đi từ tập X ⊆ < đến tập Y ⊆ <, ký hiệu f : X → Y, là một quy tắc
cho tương ứng mỗi phần tử x ∈ X với một và chỉ một phần tử y ∈ Y sao cho y = f ( x ). X được gọi
là tập xác định của hàm số f .

Định nghĩa 2.1.2. Cho hàm số f : X → Y là một song ánh. Hàm số, ký hiệu f −1 , f −1 : Y → X
xác định bởi f −1 (y) = x ↔ f ( x ) = y được gọi làm hàm ngược của hàm f .

Ví dụ 2.1.1. Hàm ngược của hàm số

f : <+ → <+

x → y = f (x) = x

là hàm số

f −1 : < + → < +

x → y = f −1 ( x ) = x 2

Định nghĩa 2.1.3. Cho hàm số f : X → Y và g : Y → Z. Hàm hợp của hai hàm số f và g, ký hiệu
g ◦ f là hàm đi từ X vào Z được xác định bởi g ◦ f ( x ) = g( f ( x )).
2 +1
Ví dụ 2.1.2. Hàm hợp của hai hàm số f và g với f ( x ) = x2 , g( x ) = 10x là hàm số g ◦ f ( x ) =
2 ( x )+1 4 +1
g( f ( x )) = 10 f = 10x .

2.1.2. Một số hàm số sơ cấp cơ bản

• Hàm hằng y = C với C là hằng số.

23
• Hàm lũy thừa y = x α .

• Hàm mũ y = a x .

• Hàm logarit y = loga ( x ).

• Hàm lượng giác y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x.

• Hàm lượng giác ngược y = arcsin x, y = arccos x, y = arctan x.

Định nghĩa 2.1.4. Hàm số sơ cấp là hàm số nhận được từ các hàm số sơ cấp cơ bản bởi các phép
toán cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, khai căn và phép lấy hàm hợp. Hơn nữa, mọi hàm số sơ cấp đều
liên tục trên tập xác định của nó.

Ví dụ 2.1.3. 1. Hàm số sơ cấp

3 +1
p
y = tan ( x2 + 4x − 5) + e x + x4 + 5.

2. Hàm số không phải là hàm số sơ cấp


(
( x2 −3x +4)(e x−2 −1)
y= x −2 khi x < 2,
e x sin ( x − 2) + 2 khi x ≥ 2

2.2. Đạo hàm cấp 1, các hàm cận biên và độ co giãn

2.2.1. Đạo hàm cấp 1

Định nghĩa 2.2.1. Cho f là hàm số xác định trên ( a, b) ⊆ <, f được gọi là có đạo hàm tại x0 nếu
tồn tại giới hạn
f ( x ) − f ( x0 )
lim = A ∈ <.
x → x0 x − x0
Số A được gọi là đạo hàm của hàm số f ( x ) tại x0 , ký hiệu là f 0 ( x0 ).
f được gọi là có đạo hàm trên ( a, b) nếu nó có đạo hàm tại mọi điểm x0 trên khoảng ( a, b).
0
Ý nghĩa của đạo hàm: Giả sử hàm số f có đạo hàm tại x0 , f ( x0 ). Khi đó,
0
• Về mặt hình học, f ( x0 ) là hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị hàm số f tại điểm
( x0 , f ( x0 )). Phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số f tại điểm ( x0 , f ( x0 )) là y − y0 =
0
f ( x0 )( x − x0 ).
0
• f ( x0 ) là độ dốc của đồ thị hàm số f tại điểm ( x0 , f ( x0 )).

24
Một số đạo hàm cơ bản: Sinh viên tự liệt kê để nhớ lại.

Định lý 2.2.1. Cho hàm số f ( x ) và g( x ) có đạo hàm. Khi đó,


0 0
• (k f ) = k. f , với k là hằng số thực.
0 0 0 0 0 0
• ( f + g) = f + g , ( f − g) = f − g .
0 0 0
• ( f .g) = f .g + f .g .
0 0
f 0 f .g− f .g
• (g) = g2
.

Định nghĩa 2.2.2. Nếu các hàm số y = f (u) và u = u( x ) có đạo hàm thì hàm hợp y = f (u( x ))
0 0 0
cũng có đạo hàm và y ( x ) = y (u).u ( x ).

Ví dụ 2.2.1. Tính đạo hàm của các hàm số:

1. y = ( x4 + 1)10 , ta sẽ hiểu hàm y là hàm hợp của hai hàm số y = u10 và u( x ) = x4 + 1. Áp


dụng định nghĩa hàm hợp ta có
0 0 0
y ( x ) = y (u).u ( x ) = 10.u9 .4x3 = 40.x3 .( x4 + 1)9 .

2. y = e( x5 + 1), ta sẽ hiểu hàm y là hàm hợp của hai hàm số y = eu và u( x ) = x5 + 1. Áp


dụng định nghĩa hàm hợp ta có
0 0 0
y ( x ) = y (u).u ( x ) = eu .5x4 = 5.x4 .e( x5 + 1).

2.2.2. Hàm cận biên

Giả sử x là một biến kinh tế đầu vào (độc lập) và y là biến kinh tế đầu ra phụ thuộc vào
x theo mô hình kinh tế y = y( x ).
0 0
Định nghĩa 2.2.3. • Đạo hàm y = f ( x ) được gọi là hàm cận biên của hàm số y = f ( x ) (hoặc
gọi là y cận biên), ký hiệu là My.
0
• Giá trị My( x0 ) = f ( x0 ) được gọi là giá trị cận biên của hàm f ( x ) tại x0 (giá trị y cận biên
tại x0 ).

Xét giá trị y cận biên tại x0 , ta có


0 f ( x ) − f ( x0 )
My( x0 ) = f ( x0 ) = lim .
x → x0 x − x0
Suy ra, My( x0 ) xấp xỉ f ( x0 + 1) − f ( x0 ). Trong kinh tế học, người ta thường quan tâm tới
sự biến thiên của y như thế nào tại một điểm x = x0 khi x tăng lên 1 đơn vị.

25
Ví dụ 2.2.2. Giả sử chi phí trung bình để sản xuất một đơn vị sản phẩm là

500
C = 0.0001Q2 − 0.02Q + 5 + .
Q

Tính giá trị cận biên của chi phí đối với Q. Áp dụng khi Q = 50.

Giải. Tổng chi phí để sản xuất ra Q đơn vị sản phẩm là

C̄ = C.Q = 0.0001Q3 − 0.02Q2 + 5Q + 500.

Do đó, giá trị cận biên của chi phí là

0
MC ( Q) = C = 0.0003Q2 − 0.04Q + 5.

Khi Q = 50 thì MC (50) = 0, 0003.502 − 0, 04.50 + 5 = 3, 75. Như vậy, nếu Q tăng lên 1 đơn
vị, từ 50 lên 51 sản phẩm, thì chi phí tăng lên xấp xỉ 3, 75 đơn vị (tiền).

2.2.3. Độ co giãn

Định nghĩa 2.2.4. Xét mô hình kinh tế với y = f ( x ) với x, y là các đại lượng kinh tế. Hệ số co
giãn của y theo x được định nghĩa như sau
0 0
Hàm cận biên y yx
ε yx ( x ) = = y( x ) = .
Hàm trung bình y( x )
x

Ý nghĩa của hệ số co giãn: Tại x = x0 , khi x tăng 1% thì giá trị của hàm số y = f ( x ) thay
đổi số % xấp xỉ bằng ε yx ( x = x0 ).

Định nghĩa 2.2.5. Hàm số y = f ( x ) được gọi là

• co giãn mạnh tại x0 nếu |ε yx ( x = x0 )| > 1.

• co giãn đơn vị tại x0 nếu |ε yx ( x = x0 )| = 1.

• co giãn yếu tại x0 nếu |ε yx ( x = x0 )| < 1.

Ví dụ 2.2.3. Cho hàm cầu Q = 30 − 4P − P2 . Tìm hệ số co giãn tại điểm P = 3.

Giải. Ta có
P 2P2 + 4P
ε QP = (−4 − 2P) = − .
30 − 4P − P2 30 − 4P − P2
Tại P = 3 thì ε QP = − 10
3 ≈ −3, 33. Điều này có nghĩa ở mức giá P = 3 đồng mà bây giờ P
tăng lên 1% thì lượng cầu sẽ giảm 3, 33%.

26
Ví dụ 2.2.4. Tìm P để hàm cầu Qd = 100 − 2P là ít co giãn.

Giải. Vì Qd ≥ 0 nên điều kiện của P là 0 ≤ P ≥ 50. Để hàm cầu ít co giãn thì

−2P 2P
| ε Qd P | = | |<1⇔ < 1 ⇔ 4P < 100 ⇔ P < 25.
100 − 2P 100 − 2P

Vậy, để hàm cầu ít co giãn thì 0 ≤ P < 25.

2.3. Đạo hàm cấp cao, hàm lồi, hàm lõm

2.3.1. Đạo hàm cấp cao


0
Định nghĩa 2.3.1. Cho hàm số f ( x ) là hàm số xác định trên ( a, b). Nếu f ( x ) có đạo hàm f ( x )
0 0
trên ( a, b), f ( x ) gọi là đạo hàm cấp 1 của hàm số f ( x ) trên ( a, b). Nếu f ( x ) lại có đạo hàm trên
0
( a, b) thì đạo hàm của f ( x ) được gọi là đạo hàm cấp 2 của f ( x ) trên ( a, b), ký hiệu f ” ( x ). Tổng
quát, đạo hàm cấp n của f ( x ), ký hiệu f (n) ( x ).

Ví dụ 2.3.1. Xét hàm số y = x5 + e x + 4. Ta có:

y0 = 5x4 + e x , y00 = 20x3 + e x , · · · y(n) = e x .

2.3.2. Cực trị của hàm một biến số

Định nghĩa 2.3.2. Cho hàm số f ( x ) xác định trên ( a, b). Giá trị x0 ∈ ( a, b) mà tại đó hàm f ( x )
đạt giá trị cực đại (tương ứng cực tiểu) gọi là điểm cực đại (tương ứng cực tiểu) của hàm số f ( x ).

Định lý 2.3.1. Nếu x0 là điểm cực trị của hàm số f ( x ) và hàm số f ( x ) có đạo hàm tại x0 thì
f 0 ( x0 ) = 0.

Theo định lý trên thì hàm số f ( x ) chỉ có thể đạt cực trị tại những giá trị x0 làm cho đạo
hàm của nó bị triệt tiêu.

Định nghĩa 2.3.3. Giá trị x0 làm cho f 0 ( x0 ) = 0 được gọi là điểm dừng của hàm số f ( x ).

Để xác định một điểm dừng có là điểm cực trị (điểm cực đại hoặc cực tiểu) hay không?
Ta cần tiêu chuẩn sau

Định lý 2.3.2. Giả sử x0 là một điểm dừng của hàm số f ( x ) và hàm f ( x ) có đạo hàm cấp 2 tại x0 .
Khi đó,

• Nếu f ”( x0 ) > 0 thì x0 là điểm cực tiểu của hàm số f ( x ).

27
• Nếu f ”( x0 ) < 0 thì x0 là điểm cực đại của hàm số f ( x ).

Ví dụ 2.3.2. Hàm số y = f ( x ) = ( x − 5)e x có đạo hàm cấp 1 là y0 = f 0 ( x ) = e x + ( x − 5)e x =


( x − 4)e x và đạo hàm cấp 2 là y00 = ( x − 3)e x . Tại điểm dừng x = 4, ta có f 00 (4) = e4 > 0, nên
x = 4 là điểm cực tiểu của hàm số.

Định nghĩa 2.3.4. Cho hàm số f ( x ) xác định trên tập D ⊆ <. Hàm số f ( x ) được gọi là đạt giá trị
lớn nhất (tương ứng nhỏ nhất) trên D tại x = x0 ∈ D nếu

f ( x ) ≤ f ( x0 ) ∀ x ∈ D, tương ứng: f ( x ) ≥ f ( x0 ) ∀ x ∈ D.

Khi đó, giá trị f ( x0 ) được gọi là giá trị lớn nhất (nhỏ nhất) của hàm số f ( x ) trên D.

Bài toán: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số f ( x ) trên đoạn [ a, b].
Cách giải:

• Ta xác định tất cả các điểm dừng a1 , a2 , · · · , an của hàm số f ( x ).

• Tính các giá trị f ( a), f ( a1 ), f ( a2 ), · · · , f ( an ), f (b).

• Giá trị lớn nhất max ( f ( x )) = max { f ( a), f ( a1 ), f ( a2 ), · · · , f ( an ), f (b)} và giá trị nhỏ
nhất min ( f ( x )) = min { f ( a), f ( a1 ), f ( a2 ), · · · , f ( an ), f (b)}.

Ví dụ 2.3.3. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số y = ( x − 5)e x trên đoạn [0, 5].

Giải: Theo ví dụ trên thì hàm số đạt cực tiểu tại x = 4. Ta có f (0) = −5, f (4) = −e4 , f (5) =
0. Vậy, giá trị nhỏ nhất của hàm số là −e4 , giá trị lớn nhất là 0.

2.3.3. Hàm lồi, hàm lõm

Định nghĩa 2.3.5. Cho hàm số f ( x ) xác định và liên tục trên ( a, b). Hàm số f ( x ) được gọi là lồi
(tương úng là lõm) trên ( a, b) nếu với mọi x1 , x2 ∈ ( a, b) và mọi số thực t ∈ [0, 1] ta có:

f [tx1 + (1 − t) x2 ] ≤ t f ( x1 ) + (1 − t) f ( x2 ).

tương ứng f [tx1 + (1 − t) x2 ] ≥ t f ( x1 ) + (1 − t) f ( x2 ).

Định lý 2.3.3. Giả sử hàm số f ( x ) xác định và có đạo hàm cấp 2 trên khoảng ( a, b). Khi đó,
00
• Nếu f ( x ) > 0 ∀ x ∈ ( a, b) thì f ( x ) là hàm lồi trên ( a, b).
00
• Nếu f ( x ) < 0 ∀ x ∈ ( a, b) thì f ( x ) là hàm lõm trên ( a, b).

Ví dụ 2.3.4. Xét hàm số y = f ( x ) = x4 − 2x2 + 5, ta có y” = 12x2 − 4. Hàm số f ( x ) là lồi trên


các khoảng (−∞, − √1 ) ∪ ( √1 , ∞), và lõm trên khoảng (− √1 , √1 ).
3 3 3 3

28
2.4. Ứng dụng đạo hàm trong bài toán kinh tế

Nhiều bài toán kinh tế được đưa về bài toán tìm cực trị của hàm số y = f ( x ) nào đó.

Ví dụ 2.4.1. Cho hàm cầu Q = 300 − P, hàm chi phí C = Q3 − 19Q2 + 333Q + 10. Tìm Q để lợi
nhuận là lớn nhất.

Giải. Doanh thu sẽ là PQ = 300Q − Q2 . Do đó, lợi nhuận đuợc tính bởi

PQ − C = R = − Q3 + 18Q2 − 33Q − 10.

R0 = −3Q2 + 36Q − 33; R0 = 0 ⇔ Q = 1 hoặc Q = 11.

R00 = −6Q + 36, R00 (1) = 30 > 0; R”(11) = −30 < 0.

Vậy, lợi nhuận thu được là lớn nhất khi Q = 11 và lợi nhuận là R = 474.

Ví dụ 2.4.2. Cho hàm sản xuất Q = 100 L, L ≥ 0. Biết giá sản phẩm là P = 4, chi phí cho lao
động là P̄ = 2. Hãy xác định mức sử dụng lao động để lợi nhuận thu được là tối đa.

Đáp số. L = 104 .

29
BÀI TẬP CHƯƠNG II

1. Tính đạo hàm của các hàm số sau:


p
y = cos2 ( x ) y = ln ( x + a + x2 ) y = ( x2 + 2x − 3)e x .

2. Tính đạo hàm cấp 1 và cấp 2 của các hàm số sau:


p p
y= x2 + 1 y = ln ( x + 1 + x2 ) y = (cos x + sin x )e2x .

3. Tính đạo hàm cấp n của các hàm số sau:

1
y= y = ln ( ax + b) y = cos ( ax + b).
x

4. Tìm giá trị cận biên của hàm số sau: C = 0.1Q2 + 3Q + 2 tại Q = 3.

60
5. Cho hàm cầu Q = P + ln (65 − P3 ).

a) Xác định hệ số co giãn khi P = 4.

b) Nếu giá giảm 2% (từ 4 giảm còn 3.92) thì lượng bán ra thay đổi bao nhiêu phần
trăm?

6. Một loại sản phẩm có hàm cầu P = 42 − 4Q và hàm chi phí trung bình là M = 2 + 80
Q.
Tìm mức giá để có được lợi nhuận tối đa.

7. Hàm cầu của một loại sản phẩm độc quyền là P = 600 − 2Q và tổng chi phí là C =
0.2Q2 + 28Q + 200.

a) Tìm mức sản xuất Q để lợi nhuận thu được là tối đa. Khi đó, tìm mức giá P và lợi
nhuận lúc đó.

b) Chính quyền đặt thuế là 22 đơn vị tiền cho một đơn vị sản phẩm. Tìm mức sản
xuất để luận nhuận thu được tối đa. Tìm mức giá và lợi nhuận trong trường hợp
này.

30
Chương 3

Phép tính tích phân của hàm một biến

3.1. Nguyên hàm

3.1.1. Định nghĩa

Định nghĩa 3.1.1. Hàm số F ( x ) được gọi là một nguyên hàm của hàm f ( x ) trên khoảng xác định
( a, b) nếu F 0 ( x ) = f ( x ) ∀ x ∈ ( a, b).

Định nghĩa 3.1.2. Nếu F ( x ) là một nguyên hàm của hàm số f ( x ) thì họ tất cả các nguyên hàm
của hàm số f ( x ) có dạng F ( x ) + C. Họ tất cả các nguyên hàm của f ( x ) được gọi là tích phân bất
R R
định của f ( x ), ký hiệu là f ( x )dx và f ( x )dx = F ( x ) + C.
R
Ví dụ 3.1.1. • sin xdx = − cos x + C.

x5
x4 dx =
R
• 5 + C.

3.1.2. Nguyên hàm của một số hàm cơ bản


R
• 1dx = x + C.

x m +1
x m dx =
R
• m +1 + C, m 6= −1.

1
R
• x dx = ln | x | + C, x 6= 0.
R f 0 (x)
• f (x)
dx = ln | f ( x )| + C, f ( x ) 6= 0.

e x dx = e x + C.
R

3.1.3. Tính chất của nguyên hàm

Z Z Z
[ a f ( x ) ± bg( x )]dx = a f ( x )dx ± b g( x )dx.

31
3.1.4. Các phương pháp tính tích phân bất định

1. Phương pháp đổi biến


Z Z
f ( x )dx = f ( x (t)).x 0 (t)dx, trong đó x = x (t) là hàm số của t.

Ví dụ 3.1.2. Tìm các nguyên hàm của các hàm số sau:

sin x 1
Z Z
dx, dx.
1 + cos2 x x ln2 x
Đặt t = cos x ⇒ dt = − sin xdx. Như vậy,

sin x −1
Z Z
dx = dt = − arctan t + C = − arctan cos x + C.
1 + cos2 x 1 + t2

Đặt t = ln x ⇒ dt = 1x dx. Như vậy,

1 1 1 1
Z Z
2
dx = 2
dt = − + C = − + C.
x ln x t t ln x

2. Phương pháp tích phân từng phần


Z Z
u.dv = u.v − v.du.

Thứ tự ưu tiên đặt hàm u: Hàm đa thức, hàm mũ, hàm lượng giác.

Ví dụ 3.1.3.
Z Z
x x
I= x.e dx = x.e − e x dx = x.e x − e x + C.

3.2. Tích phân xác định

Rb
Định nghĩa 3.2.1. Tích phân xác định của một hàm liên tục f ( x ) trên đoạn [ a, b], ký hiệu a f ( x )dx,
là diện tích (đại số) của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị hàm số của các hàm y = f ( x ), trục
hoành, các đường thẳng x = a, x = b.

3.2.1. Công thức Newton-Leibnitz

Nếu F ( x ) là nguyên hàm của hàm số f ( x ) trên [ a, b] thì


Z b
f ( x )dx = F ( x )|ba = F (b) − F ( a).
a

32
3.2.2. Tính chất của tích phân xác định

Một số tính chất cơ bản của tích phân xác định:


Z a
f ( x )dx = 0.
a
Z a Z b
f ( x )dx = − f ( x )dx.
b a
Z b Z b Z b
[α f ( x ) ± βg( x )]dx = α f ( x )dx ± β g( x )dx.
a a a
Z b Z c Z b
f ( x )dx = f ( x )dx + f ( x )dx, ∀c ∈ [ a, b].
a a c
Ra Ra
Nếu f ( x ) là hàm chẵn ( f (− x ) = f ( x )) thì −a f ( x )dx = 2 0 f ( x )dx.
Ra
Nếu f ( x ) là hàm lẻ ( f (− x ) = − f ( x )) thì −a f ( x )dx = 0.

Ví dụ 3.2.1.

x3
Z 1
dx = 0.
−1 x2 + 1
Z 1 Z 1
1 1 π
2
dx = 2 2
dx = 2 arctan x |10 = .
−1 x +1 0 x +1 2

3.3. Cách tính tích phân xác định

3.3.1. Phương pháp đổi biến số

Z b Z β
f ( x )dx = f ( x (t)).x 0 (t)dt.
a α

Trong đó, α và β là các cận mới theo biến t.

Ví dụ 3.3.1. Tính các tích phân sau:


Z √7 p π Z e 3
cos x ln x
Z
2
√ x 2+ x2 dx, dx, dx.
2 0 sin2 x 1 x

3.3.2. Tích phân từng phần

Z b Z b
u.dv = u.v|ba − v.du.
a a

Ví dụ 3.3.2.
Z π Z e
2
(2x + 1) sin xdx, x ln xdx.
0 1

33
3.4. Thặng dư của người sản xuất và thặng dư tiêu dùng

3.4.1. Khái niệm

Giả sử hàm cung và hàm cầu của một loại hàng hóa theo giá P được cho bởi Qs = Qs ( P)
và Qd = Qd ( P). Khi đó, tìm giá P theo lượng cung và lượng cầu theo các hàm ngược
P = P( Qs ) và P = P( Qd ).
Giải phương trình cân bằng thị trường Qs = Qd ta xác định được điểm cân bằng P0 , Q0 .
Khi đó, thặng dư của người tiêu dùng CS (consumer’s surplus) và thặng dư của nhà sản
xuất PS (Producer’s surplus) được tính theo công thức:
Z Q0
CS = P( Qd )dQd − P0 Q0 ,
0
Z Q0
PS = P0 Q0 − P( Qs )dQs .
0

3.4.2. Một số ví dụ

Ví dụ 3.4.1. Biết hàm cung và hàm cầu của một loại hàng hóa được cho bởi công thức Qs =
√ √
P − 1, Qd = 113 − P. Hãy xác định thặng dư của người tiêu dùng và nhà sản xuất loại hàng
hóa đó.

Giải.

• Hàm cung và hàm cầu ngược được cho bởi P = ( Qs + 1)2 và P = 113 − Q2d .

• Điểm cân bằng của thị trường được cho bởi công thức Qs = Qd , nghĩa là
√ √
Qs = Qd ⇔ P−1 = 113 − P ⇔ ( P0 , Q0 ) = (64, 7).

• Thặng dư của người tiêu dùng là


Z Q0 Z 7
686
CS = P( Qd )dQd − P0 Q0 = (113 − Q2d )dQd − 64.7 = .
0 0 3

• Thặng dư của nhà sản xuất là


Z Q0 Z 7
833
PS = P0 Q0 − P( Qd )dQd = 64.7 − ( Qs + 1)2 dQs = .
0 0 3

Ví dụ 3.4.2. Biết hàm cung và hàm cầu của một loại hàng hóa được cho bởi công thức Qs =
√ √
P − 3, Qd = 185 − P. Hãy xác định thặng dư của người tiêu dùng và nhà sản xuất loại hàng
hóa đó.

34
BÀI TẬP CHƯƠNG III

1. Tính các tích phân sau:

xdx x5 dx dx
Z Z Z
, , ,
( x + 1)( x + 2)( x + 3) x2 + x − 2 ( x + 1)( x2 + 1)
dx xdx dx
Z Z Z
3
, 3
, 4
,
( x + 1) x − 3x + 2 ( x − 1)
π Z √15 Z 1+ √3
dx dx ( x + 3)dx
Z
2
, √ √ , √ .
0 3 + 2 cos x 3 x x2 + 1 0 x2 + 2x + 2

2. Cho biết hàm cung và hàm cầu của một loại hàng hóa được cho bởi công thức Qs =
√ √
P − 2, Qd = 100 − P. Hãy xác định thặng dư của người tiêu dùng và nhà sản xuất
loại hàng hóa đó.

35
Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt

[1] Trần Văn Cúc, Toán cao cấp cho ngành kinh tế, tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

[2] Trần Văn Cúc, Toán cao cấp cho ngành kinh tế, tập 2, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

Tài liệu tiếng Anh

[3] I. Jacques, Mathematics for Economics and Business, 9ed, Pearson Education, 2008.

[4] Mike Rosser and Piotr L, Basic Mathematics for Economist, 3rd Edition, Routledge Taylor
and Francis e-Library, 2016.

36

You might also like